You are on page 1of 11

I.

PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Pentane là tên theo danh pháp thay thế của

A. CH3[CH2]2CH3.

B. CH3[CH2]3CH3.

C. CH3[CH2]4CH3.

D. CH3[CH2]5CH3.

Câu 2: Alkane hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây?

A. Nước.

B. Benzene.

C. Dung dịch acid HCl.

D. Dung dịch NaOH.

Câu 3: Bậc của nguyên tử carbon đánh dấu (*) trong hợp chất sau là

A. bậc I.

B. bậc II.

C. bậc III.

D. bậc IV.

Câu 4: Phương pháp nào sau đây có thể được thực hiện để góp phần hạn chế ô nhiễm
môi trường do các phương tiện giao thông gây ra?

A. Không sử dụng phương tiện giao thông.


B. Cấm các phương tiện giao thông tại các đô thị.

C. Sử dụng phương tiện chạy bằng điện hoặc nhiên liệu xanh.

D. Sử dụng các phương tiện chạy bằng than đá.

Câu 5: Alkyne là những hydrocarbon có đặc điểm

A. không no, mạch hở, có một liên kết ba C≡C.

B. không no, mạch vòng, có một liên kết đôi C=C.

C. không no, mạch hở, có một liên kết đôi C=C.

D. không no, mạch hở, có hai liên kết ba C≡C.

Câu 6: Alkene là các hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n ≥ 1).

B. CnH2n (n ≥ 2).

C. CnH2n (n ≥ 3).

D. CnH2n-2 (n ≥ 2).

Câu 7: Alkyne CH3-C≡C-CH3 có tên gọi là

A. but-1-yne.

B. but-2-yne.

C. methylpropyne.

D. meylbut-1-yne.

Câu 8: Khi có mặt chất xúc tác Ni ở nhiệt độ thích hợp, alkene cộng hydrogen vào
liên kết đôi tạo thành hợp chất nào dưới đây?

A. Alkane.

B. Cycloalkane.
C. Alkyne.

D. Alkene lớn hơn.

Câu 9: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?

A. Benzene.

B. Ethylene.

C. Methane.

D. Butane.

Câu 10: Công thức phân tử nào sau đây có thể là công thức của hợp chất thuộc dãy
đồng đẳng của benzene?

A. C8H16.

B. C8H14.

C. C8H12.

D. C8H10.

Câu 11: Hợp chất nào sau đây không tồn tại?

A.

B.

C.

D.

Câu 12: Hợp chất nào sau đây là m-xylene?


A.

B.

C.

D.

Câu 13: Chất nào sau đây có thể làm nhạt màu dung dịch Br 2 trong CCl4 ở điều kiện
thường?

A. Benzene.

B. Toluene.

C. Styrene.

D. Naphthalene.

Câu 14: Công thức tổng quát của dẫn xuất monochlorine no, mạch hở là:

A. CnH2n-5Cl.

B. CnH2n-3Cl.

C. CnH2n-1Cl.

D. CnH2n+1Cl.

Câu 15: Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo C2H5Cl là

A. methyl chloride.

B. phenyl chloride.
C. ethyl chloride.

D. propyl chloride.

Câu 16: Cho phản ứng hóa học sau:

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 17: Cho các alkane kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (°C) sau:
propane (-187,7 và - 42,1), butane (-138,3 và - 0,5), pentane (-129,7 và 36,1), hexane
(- 95,3 và 68,7). Số alkane tồn tại ở thể khí ở điều kiện thường là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 18: Cho các chất sau: chloromethane, dichloromethane, trichloromethane và


tetrachloromethane. Số chất là sản phẩm của phản ứng xảy ra khi trộn methane với
chlorine và chiếu ánh sáng tử ngoại là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4
Câu 19: Khi cho 2,2-dimethylpropane phản ứng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1), chiếu
sáng thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monochloro?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 20: Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 21: Số liên kết δ và liên kết π trong phân tử vinylacetylene: CH≡C–CH=CH 2 lần
lượt là

A. 7 và 2.

B. 7 và 3.

C. 3 và 3.

D. 3 và 2.

Câu 22: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?

A. CH3-CH=CH-CH3.

B. (CH3)2C=CH-CH3.

C. CH3-CH=CH-CH(CH3)2.

D. (CH3)2CH-CH=CH-CH(CH3)2.
Câu 23: Cho các hydrocarbon: (1) CH2=C(CH3)CH2CH3; (2) (CH3)2C=CHCH3; (3)
CH2=C(CH3)CH=CH2; (4) (CH3)2CHC≡CH. Những hydrocarbon nào phản ứng với
HBr sinh ra sản phẩm chính là 2-bromo-2-methylbutane?

A. (1) và (2).

B. (2) và (4).

C. (1) và (3).

D. (3) và (4).

Câu 24: Số đồng phân hydrocarbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 25: A là đồng đẳng của benzene có công thức thực nghiệm là: (C 3H4)n (n ∈ N*).
Công thức phân tử của A là

A. C3H4.

B. C6H8.

C. C9H12.

D. C12H16.

Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng sau: C6H5-CH2CH3 KMnO4,H2O−−−−−−


−→to X HCl−→ Y→������4,�2� X →��� Y
X và Y đều là các sản phẩm hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là

A. C6H5-COOH, C6H5-COOK.

B. C6H5-CH2COOK, C6H5-CH2COOH.
C. C6H5-COOK, C6H5-COOH.

D. C6H5-CH2COOH, C6H5-CH2COOK.

Câu 27: Cho dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau:

Danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen trên là

A. 3,4-dimethyl-2-chlorohexane.

B. 2-chloro-3,4-dimethylhexane.

C. 3,4-dimethyl-5-chlorohexane.

D. 5-chloro-3,4-dimethylhexane.

Câu 28: Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây không đúng?

A. CH3CH(Cl)CH3 + NaOH to→→�� CH3CH(OH)CH3 + NaCl


B. CH3CH2Cl + KOH to→→�� CH2 = CH2 + KCl + H2O
C. CH3Br + KOH to→→�� CH3OH + KBr
D. CH3CH2CH(Br)CH3 + KOH to→→�� CH3CH = CHCH3 + KBr + H2O
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 29 (1 điểm):

a. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các alkane có công thức phân tử C5H12?

b. Cho 2-methylpropane tác dụng với chlorine (tỉ lệ mol 1 :1, có ánh sáng) thu được
tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monochloro?

Câu 30 (1 điểm):
a. Cục Quản Lí Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kì (FDA) đã công nhận ethylene là
an toàn trong việc kích thích trái cây mau chín. Tuy nhiên khi vượt quá nồng độ cho
phép, ví dụ đối với nồng độ 27 000 ppm, tức gấp khoảng 200 lần mức cần thiết để
kích thích quá trình chín, một tia lửa điện có thể đốt cháy ethylene và gây ra vụ nổ
chết người.

Trong phòng ủ chín, ethylene được sử dụng ở nồng độ 100 ppm – 150 ppm. Khối
lượng ethylene cần thiết sử dụng để phòng ủ chín có thể tích 50 m 3 đạt nồng độ 140
ppm ở 25 °C và 1 bar là bao nhiêu? (Biết: 1ppm = 1/1000000).

b. Viết công thức cấu tạo của sản phẩm chính tạo thành trong các phản ứng dưới đây:

(1) CH ≡ CH + 2H2 Ni→→��


(2) CH3 – C ≡ CH + 2HBr ⟶

(3) CH ≡ CH + 2Br2 ⟶

Câu 31 (1 điểm): Cho biết thành phần thuốc bảo vệ thực vật thường dùng ở Việt
Nam. Các thuốc này có nguồn gốc hoá học hay sinh học? Lựa chọn và sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật như thế nào để bảo đảm an toàn, hiệu quả?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Phần trắc nghiệm

1.B 2.B 3.C 4.C 5.A 6.B 7.B 8.A 9.B 10.D

11.D 12.B 13.C 14.D 15.C 16.A 17.B 18.D 19.A 20.B

21.B 22.B 23.A 24.B 25.C 26.C 27.B 28.B

Phần tự luận

Câu 29:

a. Các alkane có công thức phân tử C5H12:

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3: pentane.


: 2 – methylbutane.

: 2,2 – dimethylpropane.

b. Do 2-methylpropane có 3 nhóm -CH3 có vị trí tương tự nhau nên chỉ có 2 sản


phẩm thế monochloro tạo thành sau phản ứng là:

Câu 30:

a. Thể tích ethylene có trong phòng ủ thể tích 50 m 3, tức 50 000 L là: V
= 50000×140100000050000×1401000000 = 7(L)
Khối lượng ethylene cần thiết: m = 7×2824,797×2824,79 = 7,9(g)
b.

(1) CH ≡ CH + 2H2 Ni→→�� CH3 – CH3.


(2) CH3 – C ≡ CH + 2HBr ⟶ CH3 – CBr2 – CH3.

(3) CH ≡ CH + 2Br2 ⟶ CHBr2 – CHBr2.

Câu 31:

Trước đây, các dẫn xuất của chlorine được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp Việt
Nam để làm thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng như thuốc trừ sâu, diệt
côn trùng, thuốc diệt cỏ, làm rụng lá … Đây là các chất hoá học, có đặc tính khó
phân huỷ, tồn dư lâu trong môi trường và có tác hại đến sức khoẻ con người, do đó
hiện nay các loại hợp chất này đã bị hạn chế và cấm sử dụng, thay vào đó là các
thuốc bảo vệ thực vật có các hoạt chất sinh học.
Để sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn, hiệu quả cần giảm thiểu,
tránh lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học thay vào đó là thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc sinh học thân thiện với môi trường.

You might also like