You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Tình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay.
Nguyên nhân và giải pháp

GIẢNG VIÊN: TRẦN BÁ THỌ


MÃ HỌC PHẦN: 24D1ECO50100247
THÀNH VIÊN: TRẦN NGỌC MỸ DUYÊN
NGUYỄN THÙY LINH
HUỲNH MINH THƯ
2.2.1. Tình hình lạm phát của vào năm 2022

Ngày 26-1-2022, trong tuyên bố chính sách, FOMC quyết định giữ nguyên lãi suất quỹ
liên bang và khẳng định sẽ sớm tìm thời điểm thích hợp để tăng phạm vi mục tiêu của lãi
suất. Đến tháng 3-2022, sau khi tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng lên 7,9% và tỷ lệ lạm phát lõi
tăng lên 6,4%, FED mới đưa ra quyết định nâng phạm vi mục tiêu đối với lãi suất quỹ
liên bang lên 0,25 - 0,5%. Quyết định này đánh dấu lần tăng lãi suất của FED trong vòng
hơn ba năm kể từ cuối năm 2018. Giá cả hàng hóa leo thang đã ảnh hưởng nghiêm trọng
tới chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều
khía cạnh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ dần giảm từ tháng 7-2021,
xuống chỉ còn 3,8% trong tháng 2-2022. Đây là chất xúc tác quan trọng để FED điều chỉ.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của FED, tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng nhanh và đạt mức
đỉnh điểm 9,1% trong tháng 6-2022. Để tiếp tục nỗ lực kiềm chế lạm phát, FED tiếp tục
đưa ra quyết định tăng lãi suất quỹ liên bang. Sau các động thái thắt chặt mạnh mẽ chính
sách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đã có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ lạm phát từ 7,7% (tháng
10-2022) giảm xuống còn 7,1% (tháng 11-2022), đồng thời tỷ lệ lạm phát lõi đã giảm từ
6,6% (tháng 9-2022) xuống còn 6% (tháng 11-2022). Việc chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ
lạm phát lõi giảm được xem là cơ sở để FED cân nhắc giảm tốc độ tăng lãi suất cơ bản,
bởi động thái tăng mạnh lãi suất có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh
tế và dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế lãi suất.
(TS INH TH THÙY LINH & LÊ TH VÂN NGA, 2023)

Mặc dù tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp hơn so với thời điểm cuối năm
2021, song việc đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% vẫn còn là một vấn đề nan giải. Người
tiêu dùng Mỹ vẫn phải đối mặt với các khoản vay với lãi suất cao.

https://www.forrester.com/blogs/the-us-inflation-outlook-2023/

Vào tháng 6 năm 2022, lạm phát toàn phần ở Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong 40 năm là
9,1%, thúc đẩy vô số bài báo về nền kinh tế Hoa Kỳ và tác động của nó đối với ví tiền
của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Để kiềm chế lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt
đầu tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2022. Giá dầu toàn cầu, đạt mức cao nhất 10 năm
trong nửa đầu năm 2022 do chiến tranh Nga-Ukraine, cũng bắt đầu giảm trong nửa đầu
năm 2022 do lo ngại về khả năng xảy ra lạm phát. Suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm
2023 và sự sụt giảm nhu cầu dầu toàn cầu đã lấn át nỗi lo về nguồn cung dầu không đủ.
Nhờ đó, lạm phát giảm dần trong nửa đầu năm 2022, đạt mức 6,5% vào tháng 12 năm
2022.

Hình 2.1. Bảng thống kê số liệu lạm phát của Mỹ 6 tháng cuối năm 2022

Bảng trên, được xây dựng bằng cách sử dụng dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ
(BLS), mô tả bản đồ nhiệt về lạm phát của Hoa Kỳ theo danh mục từ tháng 6 năm 2022
đến tháng 12 năm 2022. Con số lạm phát chung đã giảm dần từ 9,1% vào tháng 6 năm
2022 xuống còn 6,5% vào tháng 12 năm 2022.

Thực phẩm: Lạm phát lương thực vẫn tăng ở mức hai con số. Tỷ lệ này là 10,4% vào
tháng 12 năm 2022. Lạm phát thực phẩm tại nhà (11,8%) cao hơn so với thực phẩm ở xa
(8,3%).

Năng lượng: Giá năng lượng giảm chủ yếu do giá xăng giảm. Tuy nhiên, giá điện và gas
vẫn tăng ở mức hai con số.

Tất cả các mặt hàng không bao gồm thực phẩm và năng lượng: Nếu chúng ta loại trừ
thực phẩm và năng lượng, lạm phát vẫn ở mức từ 5,7% đến 6,6% trong khoảng thời gian
từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2022. Rõ ràng, lạm phát chung là do giá thực phẩm và năng
lượng ngày càng tăng.

Bán lẻ và dịch vụ: BLS của Hoa Kỳ cung cấp dữ liệu lạm phát cho hơn 300 danh mục
hàng hóa và dịch vụ. Dưới đây là xu hướng lạm phát ở một số danh mục và dịch vụ bán
lẻ: Thiết bị, quần áo, đồ nội thất và chăn ga gối đệm cũng như đồ thể thao có lạm phát
dưới 5% vào tháng 12 năm 2022; đồ uống có cồn, xe mới và sản phẩm chăm sóc cá nhân
có lạm phát từ 5% đến 10% vào tháng 12 năm 2022; dụng cụ, phần cứng, thiết bị và vật
tư ngoài trời, vật nuôi và sản phẩm vật nuôi, dịch vụ vận chuyển và giá vé máy bay có tỷ
lệ lạm phát hơn 10%.

2.2.2. Tình hình lạm phát của Mỹ năm 2023

Tính đến đầu năm 2023, lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF), lạm phát hàng năm của Mỹ vào năm 2023 dự kiến sẽ giảm xuống 3,5% (vui
lòng xem biểu đồ bên dưới). Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát đó vẫn sẽ cao hơn những năm
trước đại dịch. Chúng ta có thể tính toán lạm phát hàng năm bằng cách lấy trung bình tỷ
lệ lạm phát hàng tháng trong một năm. Dữ liệu của IMF chỉ ra rằng họ kỳ vọng lạm phát
hàng năm ở Mỹ sẽ ổn định trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024.

Vào tháng 6 năm 2023, lạm phát toàn phần giảm xuống 3,0%. Lạm phát chung đã liên tục
giảm trong 12 tháng qua. Lạm phát cơ bản (không bao gồm lương thực và năng lượng)
giảm xuống 4,8%.

https://baodautu.vn/lam-phat-tai-my-tang-04-trong-thang-22024-
d210643.html#:~:text=Theo%20h%C3%A3ng%20tin%20CNBC%2C%20b%C3%A1o,v
%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%20tr
%C6%B0%E1%BB%9Bc.

2.2.4. Tình hình lạm phát của Mỹ năm 2024

Theo hãng tin CNBC, báo cáo ra ngày 12/3/2024 của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS)
cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ, thước đo phổ biến về giá cả hàng hóa và dịch vụ,
tăng 0,4% trong tháng và 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng của tháng 2 đúng
như kỳ vọng trước đó, nhưng tỷ lệ lạm phát tính theo năm thì cao hơn một chút so với
mức dự báo 3,1% từ một cuộc thăm dò ý kiến của Dow Jones.

Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng thì CPI cơ bản tăng 0,4% trong tháng 2 và tăng
3,8% theo năm. Cả hai đều cao hơn 1/10 điểm phần trăm so với dự báo.

Chi phí năng lượng tăng 2,3% đã làm gia tăng mức lạm phát toàn phần. Chi phí thực
phẩm không đổi trong tháng, trong khi chi phí về nhà ở tăng thêm 0,4%.

Báo cáo của BLS chỉ ra, mức tăng giá của năng lượng và nhà ở chiếm hơn 60% tổng mức
tăng. Xăng tăng 3,8% trong tháng 2 trong khi giá thuê nhà tăng 0,4%.

“Lạm phát tiếp tục tăng trên 3% và một lần nữa chi phí nhà ở lại là nguyên nhân chính.
Với giá nhà dự kiến sẽ tăng trong năm nay và giá thuê chỉ giảm chậm, sự sụt giảm giá
nhà được chờ đợi từ lâu sẽ không sớm xuất hiện,” theo Robert Frick, chuyên gia kinh tế
doanh nghiệp tại Navy Federal Credit Union, cho biết. “Các số liệu về lạm phát như của
tháng 1 và tháng 2 sẽ không thúc đẩy Fed hạ lãi suất nhanh chóng.”

Giá vé máy bay tăng 3,6%, giá hàng may mặc tăng 0,6% và xe đã qua sử dụng tăng 0,5%.
Dịch vụ chăm sóc y tế, vốn giúp thúc đẩy chỉ số CPI tăng cao hơn dự kiến trong tháng 1,
đã giảm 0,1% trong tháng 2.

Mức tăng CPI tính theo năm cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với hồi tháng 1, trong khi
CPI lỗi tăng giảm 1/10 điểm. Ngay sau khi báo cáo về lạm phát được đưa ra, Phố Wall đã
phản ứng tích cực với thông tin này ngay từ lúc mở cửa. Mặc dù lạm phát đã giảm so với
mức đỉnh điểm hồi giữa năm 2022 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

https://baodautu.vn/chu-tich-fed-tai-khang-dinh-chua-san-sang-giam-lai-suat-
d210248.html

Trong bài phát biểu đã được chuẩn bị sẵn cho phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ trong
hai ngày 6/3 và 7/3, Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cho biết các nhà hoạch định chính
sách của cơ quan này vẫn lo ngại đến những rủi ro mà lạm phát gây ra và không muốn
nới lỏng chính sách quá nhanh.

"Khi xem xét bất kỳ điều chỉnh nào đối với phạm vi mục tiêu của lãi suất chính sách,
chúng tôi sẽ đánh giá cẩn thận dữ liệu sắp tới, triển vọng có thể diễn ra và sự cân bằng rủi
ro", ông Powell cho biết. "Ủy ban (Ủy ban Thị trường Mở Liên bang - cơ quan ấn định
chính sách tiền tệ của Fed) không nhận thấy việc giảm lãi suất trong phạm vi mục tiêu sẽ
là phù hợp cho đến khi họ thấy được niềm tin lớn hơn rằng lạm phát đang hướng tới mục
tiêu 2% một cách bền vững".

Những nhận định trên được lấy nguyên văn từ tuyên bố của Ủy ban Thị trường mở Liên
bang sau cuộc họp chính sách gần đây nhất kết thúc vào ngày 31/1.

Nhìn chung, bài phát biểu lần này của ông Powell không đưa ra điểm mới nào về chính
sách tiền tệ hoặc triển vọng kinh tế của Fed. Tuy nhiên, nó cho thấy rằng các quan chức
Fed sẽ đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất dựa trên dữ liệu sắp tới thay vì một lộ trình
định sẵn.

"Chúng tôi tin rằng lãi suất chính sách của chúng tôi có thể đang ở mức cao nhất trong
chu kỳ thắt chặt này. Nếu nền kinh tế phát triển rộng rãi như mong đợi, có thể sẽ là thời
điểm thích hợp để bắt đầu chính sách hạn chế vào một lúc nào đó trong năm nay", ông
Powell cho biết. "Tuy nhiên, triển vọng kinh tế là không chắc chắn và tiến độ hướng tới
mục tiêu lạm phát 2% của chúng tôi không được đảm bảo", Chủ tịch Fed lưu ý.

Người đứng đầu Fed một lần nữa cho rằng việc hạ lãi suất quá nhanh có thể khiến Mỹ
thua trong cuộc chiến chống lạm phát và có khả năng phải tăng lãi suất hơn nữa. Ngược
lại, chờ đợi hạ lãi suất quá lâu cũng sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Thị trường đã đặt nhiều kỳ vọng về việc Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ một cách
mạnh mẽ sau 11 đợt tăng lãi suất với tổng trị giá 5,25 điểm phần trăm kéo dài từ tháng
3/2022 đến tháng 7/2023.

Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, những kỳ vọng đó đã thay đổi sau nhiều cảnh báo
của các quan chức Fed. Cuộc họp tháng 1 vừa qua đã giúp củng cố cách tiếp cận thận
trọng của Fed, với tuyên bố rõ ràng rằng việc cắt giảm lãi suất vẫn chưa diễn ra bất chấp
triển vọng của thị trường.

Thị trường đang trông đợi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong năm nay vào
tháng 6 tới và đây sẽ là 1 trong 4 đợt cắt giảm lãi suất dự kiến trong năm nay với mức
giảm tổng cộng 1 điểm phần trăm. Kịch bản này tích cực hơn một chút so với triển vọng
mà Fed đưa ra tháng 12/2023 về 3 đợt cắt giảm lãi suất.

2.3. Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ.

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-

2.3.1 Chiến sự Nga-Ukraine


Hàng loạt cú sốc tiếp theo đã xảy đến với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine
vào tháng 2/2022. Từ góc độ kinh tế, chiến sự Nga-Ukraine không chỉ trực tiếp làm gián
đoạn các chuỗi cung ứng liên quan, mà còn là khởi nguồn cho cuộc đối đầu không ngừng
giữa các nước phương Tây và Nga với nhiều biện pháp trừng phạt lẫn nhau, gây hệ quả
nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Thời gian gần đây các nền kinh tế dường như đã
bình tĩnh hơn, với những biện pháp để ổn định và thích nghi dần với bối cảnh này. Mặc
dù vậy, một khi chiến sự Nga-Ukraine vẫn tiếp tục phức tạp và các biện pháp trả đũa về
kinh tế không ngừng leo thang, triển vọng kinh tế thế giới vẫn còn rất khó đoán định.
Ngoại trừ những sai số đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc, sai số trong dự báo lạm phát của
IMF đối với các nền kinh tế lớn trên thực tế cũng lớn hơn năm 2021. Việc đánh giá thấp
xu hướng tăng của giá lương thực và năng lượng cũng là vấn đề lớn hơn trong công tác
dự báo.

Ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine trở nên trầm trọng hơn với sự tăng giá bất
ngờ của đồng USD - hậu quả từ những chính sách chống lạm phát quyết liệt trong nước
của Fed. Khi các đồng tiền khác suy yếu (so với đồng USD), chi phí nhập khẩu từ Hoa
Kỳ lại tăng lên, làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát.

https://vtv.vn/the-gioi/cuoc-xung-dot-nga-ukraine-cang-lam-tram-trong-them-lam-phat-
tai-chau-au-20221110062547902.htm

Giá thực phẩm đã tăng là không có giảm, hàng hóa và dịch vụ vẫn đắt đỏ hơn. Lạm phát
tác động tới hành vi tiêu dùng của người châu Âu, các cửa hàng thực phẩm giá rẻ đông
khách hơn.

Các chuỗi siêu thị giảm bày hàng cao cấp, tăng các sản phẩm không nhãn mác, hoặc
mang nhãn hiệu riêng của siêu thị. Hàng hóa vẫn dồi dào, chưa khi nào bên bán phải hạn
chế lượng mua, chính người tiêu dùng đang phải tự hạn chế lượng mua: chỉ mua đủ dùng,
giảm mua đồ không thiết yếu.

2.3.2 Vấn đề tiền tệ


Mỹ bơm quá nhiều tiền ra nền kinh tế mà không có biện pháp cân bằng

Nghiên cứu của Morgan Chase cho thấy phần lớn người dân dùng số tiền được phát này
đi mua sắm khi họ bị hạn chế đến các nhà hàng hay tụ tập. Nói cách khác, tiền được tiêu
cho những sản phẩm hữu hình nhiều hơn là dịch vụ trong khi chính những sản phẩm hữu
hình này lại rất nhạy cảm về lạm phát.

Thậm chí Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) dù nâng lãi suất nhưng vẫn chấp nhận mua vào
trái phiếu chính phủ để cung thêm tiền ra thị trường vào tháng trước.

https://bnews.vn/tac-nhan-gay-ra-lam-phat-o-my/251230.html

Các nguyên nhân đằng sau đà tăng của lạm phát phải kể đến giá hàng hóa và năng lượng
tăng cao do thiếu hụt nguồn cung, xung đột Nga-Ukraine, các gói chi tiêu kỷ lục của
chính phủ để kích thích kinh tế, mức lãi suất thấp trong giai đoạn đại dịch COVID-19
bùng phát, tình trạng thiếu lao động và các nút thắt trong chuỗi cung ứng.

2.3.3. Thế hệ millennials

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng một tác nhân khác gây ra lạm phát là thế hệ
millennials (hay còn gọi là Gen Y, chỉ những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập
niên 1980 đến đầu thập niên 2000).

Bill Smead, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý đầu tư Smead Capital Management, cho
rằng nhiều người có nhiều tiền nhưng lại mua quá ít hàng hóa. Theo ông Smead, tại Mỹ,
có khoảng 92 triệu millennials, chủ yếu trong độ tuổi 27 đến 42 tuổi và nhiều người trong
thế hệ này trì hoãn việc mua nhà, mua ô tô, chậm hơn khoảng bảy năm so với hầu hết các
thế hệ trước.

Ông Smead nhấn mạnh Fed có thể thắt chặt tín dụng, nhưng sẽ khó có thể làm giảm số
lượng những người trì hoãn những nhu cầu cần thiết nói trên.

Theo khảo sát của Deloitte, tình trạng mất hứng thú với công việc được coi là một trong
ba lý do hàng đầu khiến người lao động trẻ bỏ việc trong hai năm qua. Một số cuộc khảo
sát được thực hiện trong hai năm qua cho thấy có tới 60% millennials đang trì hoãn việc
mua nhà do các khoản nợ từ thời sinh viên hoặc sự cân nhắc giữa chi phí mua nhà và tiền
lương.

Thế hệ này cũng là những người có gánh nặng nợ nần tăng nhanh nhất. Vào tháng Sáu,
cuộc khảo sát triệu phú của hãng CNBC đã phát hiện ra rằng thế hệ millennials có khả
năng cắt giảm các khoản mua sắm lớn gấp ba lần so với thế hệ Baby Boomer (thế hệ
bùng nổ trẻ sơ sinh, gồm những người sinh từ năm 1946 đến 1964).

Sức ép lên thị trường nhà ở do sự thiếu hụt hàng tồn kho do đại dịch và sự cạnh tranh gay
gắt cũng đang khiến nhiều người mua tiềm năng ở độ tuổi cuối 20 đến đầu 40 bỏ đi. Dù
vậy, thế hệ millennials vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường người mua nhà,
khi đây là thế hệ lớn nhất tại Mỹ tính theo dân số.

Trong nghiên cứu mới nhất được công bố vào tháng Ba, Hiệp hội Môi giới Bất động sản
quốc gia Mỹ (NRA) cho thấy thế hệ millennials hiện chiếm 43% số người mua nhà.

Theo trang web đăng tin cho thuê Apartment List, năm 2020, có tới 18% số người thuộc
thế hệ millennials tin rằng họ sẽ trả tiền thuê nhà mãi mãi và từ bỏ quyền sở hữu nhà, cao
hơn nhiều so với tỷ lệ 10,7% của hai năm trước.

3. Các giải pháp kiềm chế lạm phát.

3.1 Những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi.

a. Hệ thống tài chính và tiền tệ mạnh mẽ, quyền lực, ảnh hưởng lan rộng đến toàn
cầu
Dầu mỏ, thị trường nguyên liệu lớn nhất, được thanh toán hoàn toàn bằng đôla Mỹ. Hệ
thống petrodollar là sự trao đổi dầu lấy đôla Mỹ giữa những nước mua dầu và những
nước sản xuất dầu, cho phép Hoa Kỳ sử dụng đồng USD như là đồng tiền thương mại
quốc tế và đồng thời giúp đảm bảo rằng các quốc gia sẽ luôn phải giữ lượng đồng USD
để thanh toán cho dầu mỏ. Điều này đã giúp đẩy mạnh giá trị của đồng USD và tăng
cường sự ổn định của nó trên thị trường quốc tế.

Petrodollars đã đem đến cho nước Mỹ 3 cái lợi lớn trong thấy:

- Tạo ra nhu cầu toàn cầu, biến đồng dollars Mỹ trở thành một trong những đồng tiền phổ
biến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại quốc tế.

- Làm tăng nhu cầu toàn cầu với chứng khoán nợ Mỹ qua sách lược “tái chế petrodollar”

- Khẳng định vị thế độc tôn của đồng USD, duy trì quyền lực của Mỹ trên thị trường
quốc tế.

b. Độ linh hoạt và đổi mới trong việc quản lý kinh tế, tiền tệ, rủi ro tài chính và kiểm
soát giá cả

- Mỹ có một nền kinh tế linh hoạt và đổi mới, có khả năng thích ứng với biến động và áp
dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động của lạm phát. Chính phủ Mỹ có khả năng thực
hiện các biện pháp chính sách kinh tế để kiểm soát lạm phát, bao gồm việc tăng cường
quản lý chi tiêu công và tăng lãi suất.

- Chính phủ Mỹ có khả năng thực hiện các biện pháp chính sách kinh tế linh hoạt và
nhanh chóng để ứng phó với các thách thức về lạm phát.

- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED có quyền lực và linh hoạt trong việc thực hiện các biện
pháp tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Việc điều chỉnh lãi suất và các biện pháp khác có
thể được thực hiện để đối phó với các áp lực tăng giá.

- Mỹ có các tổ chức quản lý rủi ro tài chính và các cơ quan giám sát có năng lực để giám
sát và đối phó với các rủi ro liên quan đến lạm phát và hệ thống tài chính.

c. Nền kinh tế đa dạng, sáng tạo và cạnh tranh

Sự đa dạng về ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ cũng là một yếu tố
quan trọng giúp kiềm chế lạm phát, vì sự biến động trong một số ngành có thể được cân
bằng bằng sự phát triển ổn định của các ngành khác. có thể giúp giảm bớt áp lực tăng giá
đối với một số ngành cụ thể. Sự cạnh tranh cũng có thể đẩy mạnh hiệu suất và kiểm soát
giá cả.

Mỹ là một trung tâm lớn của sáng tạo và công nghệ, điều này có thể giúp nâng cao năng
suất và hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ, từ đó giảm áp lực tăng giá.

2. Khó khăn

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, Mỹ đã đối mặt với một số khó khăn trong việc
kiểm soát lạm phát, bao gồm:

a. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 => gói cứu trợ 1,900 tỷ USD

Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn trong nền kinh tế Mỹ, dẫn đến sự suy
giảm mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh và tăng cường chi tiêu của chính phủ để hỗ trợ
kinh tế. Các biện pháp khẩn cấp như việc phát triển các gói cứu trợ kinh tế đã tạo ra một
lượng tiền lớn được bơm ra vào nền kinh tế, có thể gây áp lực tăng lạm phát. Cả cựu tổng
thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden đều ký sắc lệnh bơm hàng nghìn tỷ dollar
Mỹ vào nền kinh tế Mỹ trong cả năm 2020 và 2021. Tiền cứu trơ của chính phủ lúc bấy
giờ giống như là nhiên liệu để tái khởi động nền kinh tế sau thời gian dài ngủ đông, giúp
các hộ gia vượt qua đại dịch.

Trên thực tế, việc Mỹ ban hành gói cứu trợ 1.900 tỷ USD ra thị trường trong đại dịch
covid 19 để trợ cấp trực tiếp cho người dân, hỗ trợ cho doanh nghiệp và tăng cường trợ
cấp thất nghiệp mới là nguyên nhân chính khiến lạm phát bùng nổ lan rộng như hiện nay.
Trong tháng 6/2021, lạm phát Mỹ tiếp tục tăng mạnh nhất trong 13 năm khi mà quá trình
phục hồi của kinh tế Mỹ tính từ sau đại dịch Covid-19 tăng tốc và nhu cầu người tiêu
dùng tăng cao, đẩy hàng loạt chi phí từ thuê xe ô tô, vé máy bay hay nhiều loại hàng hóa
dịch vụ khác tăng cao chóng mặt.

b. Tăng giá cả và nhu cầu tiêu dùng cao

Năm 2021:

Khoảng cách thu chi ngân sách của Mỹ trong 7 tháng đầu năm tài khóa 2021 đã tăng lên
mức kỉ lục khi chi tiêu liên bang vượt quá nguồn thu từ thuế mặc dù cũng đang gia tăng
khi nền kinh tế phục hồi từ khủng hoảng do dịch covid 19 là thông tin tờ tạp chí phố Wall
đưa ra từ 12/5/2021. Cụ thể là thâm hụt ngân sách chính phủ từ tháng 10 năm ngoái đến
tháng 4/2021 đã tăng 1,9 ngàn tỷ đô la tương đương 30% so với cùng kì năm trước, chi
tiêu chính phủ đã tăng 22% lên mức 4,1 tỷ đô la.trong khi đó các nguồn thu từ thuế tăng
16% tương đương 2,1 ngàn tỷ đô la Mỹ. Tổng thâm hụt ngân sách 12 tháng qua là 7,1
nghìn tỷ đô la mỹ bằng 12,2% gdp. Một bài viết khác cũng trên tạp chí phố Wall cho rằng
tiêu dùng của Mỹ tăng lên mức kỉ lục vào tháng 4, cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng tháng 4
tăng 4,2% so với cùng kì năm ngoái tăng mạng so với mức tăng 2,6% vào tháng 3. Giá ô
tô đã qua sử dụng tăng 10% so với tháng 3. Giá thực phẩm đã tăng 2,4% so với cùng kì,
trong đó giá dịch vụ ăn uống tại nhà hàng tăng 3,8%, giá thuê xe ô tô đã tăng 82% và giá
vé máy bay tăng 9,6%.

Khảo sát được tờ Wall Street Journal (WSJ) thực hiện với các nhà kinh tế cho thấy CPI
do Bộ Lao động Mỹ công bố tăng khoảng 7,1% trong tháng12/2021 so với cùng kỳ năm
2020, tăng so với mức 6,8% ghi nhận trong tháng 11/2021. Mức tăng trong tháng
12/2021 cũng là mức tăng cao nhất kể từ năm 1982 và là tháng thứ ba liên tiếp CPI vượt
6%. Tính theo đơn vị tháng, CPI tháng 12 dự kiến tăng khoảng 0,5% so với tháng
11/2021 sau khi điều chỉnh yếu tố thời vụ, giảm nhẹ so với mức tăng trongtháng 10 và
tháng 11/2021. Giá ô tô và đồ tiêu dùng lâu bền tiếp tục là nhân tố khiến lạm phát tại Mỹ
tăng nhanh, xuất phát từ mất cân bằng cung cầu do đại dịch COVID-19 gây ra.

Năm 2022:

Theo báo cáo cục thống kê lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh
trong tháng 6 vừa qua, số liệu này cho thấy lạm phát ở Mỹ hiện nay đang nóng nhất trong
40 năm qua tờ New York Mỹ. Theo số liệu mới nhất về chỉ số giá tiêu dùng CPI tại mỹ
đã tăng 9,1% so với cùng kì năm ngoái mức tăng này cao hơn so với ước tính là 8,8%. Số
CPI của tháng 6 đã vượt xa số CPI 8,6% của tháng 5 và tiếp tục lập kỉ lục mới.

Tháng 6 Tháng 5 Tháng 4 Tháng 3

CPI 9,1% 8,6% 8,3% 8,5%

CPI lõi 5,9% 6% 6,2% 6,5%

Phần lớn sự gia tăng này là do xăng dầu và lương thực, riêng giá xăng dầu đã tăng gần
60% so với cùng kì năm ngoái, còn chỉ số CPI lõi (không tính dến mặt hàng năng lượng
và lương thực) chỉ tăng 5,9%. Mức tăng này nhanh hơn dự kiến đã giảm so với mức 6,5%
được ghi nhận trong tháng 3. Theo các số liệu đã công bố đã phản bác lại quan điểm cho
rằng lạm phát ở Mỹ đã đạt đỉnh làm nguy cơ suy thoái nền kinh tế số 1 thế giới trở nên
trầm trọng hơn. Theo báo cáo, chỉ số CPI trong tháng 9/2022 tiếp tục duy trì ở mức cao,
tăng 0,4% so với tháng 8 và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không tính giá
thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI tại Mỹ tăng 0,6% trong tháng 9. Chỉ số giá thực
phẩm tháng 9 tăng 0,8% so với tháng trước đó và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, giá năng lượng lại giảm 2,1%, bao gồm mức giảm 4,9% của giá xăng
nhưng vẫn không giúp làm giảm lạm phát. Mặt khác, giá năng lượng đã leo dốc trở lại
trong tháng 10, khi giá xăng tăng khoảng 20 xu so với tháng trước đó. Chi phí nhà ở, vốn
chiếm 1/3 CPI tại Mỹ tăng 0,7% so với tháng trước đó và tăng 6,6% so với cùng kỳ năm
trước. Dịch vụ vận tải tăng 1,9% so với tháng trước đó và 14,6% so với cùng kỳ năm
ngoái. Chi phí chăm sóc y tế cũng tăng 1% trong tháng 9/2022. Lạm phát trong tháng 10
ở Mỹ đã giảm xuống 7,7% từ 8,2% trong tháng 9, tuy nhiên đây vẫn là mức cao trong
vòng 40 năm qua. Tốc độ tăng giá các mặt hàng cũng đã chậm lại và chỉ tăng 0,4%. Giá
nhà, xăng và thực phẩm là những yếu tố khiến giá cả các mặt hàng gia tăng. Theo Cục
Thống kê lao động Mỹ, lạm phát tại Mỹ trong tháng 11 ở mức 7,4% so với cùng kỳ năm
2021, giảm so với mức 8,1% của tháng 10. Có được kết quả này là do giá xăng dầu, giá
thực phẩm, hàng điện tử trong tháng 11 đều giảm giá. Riêng giá nhà ở, tuy vẫn ở mức cao
so với trước đây, nhưng tiếp tục trên đà giảm tháng thứ 3 liên tiếp.

c. Biến động thị trường toàn cầu, nguồn cung bị đình trệ do đứt gãy chuỗi cung ứng và
tình hình chiến sự Nga – Ukraine dẫn đến giá dầu tăng cao

Xăng dầu là nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Vì thế,
cuộc chiến Nga - Ukraine làm giảm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến giá nguyên
vật liệu đầu vào tăng đáng kể đang gây nhiều hệ lụy các doanh nghiệp sản xuất. Xăng dầu
và các mặt hàng khác tại mỹ sẽ phải đối mặt với giá cước vận tải tăng cao. Kết quả, một
số lượng lớn các nhà sản xuất giảm sản lượng của họ, từ đó làm giảm tổng cung dẫn đến
sản lượng quốc gia đi xuống, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cùng với giá cả đều tăng lên cao.
Diễn biến này không chỉ thổi phồng lạm phát ở Mỹ mà còn có thể dẫn tới suy thoái.

3.2 Các giải pháp chính sách của MỸ

Năm 2019 được coi là năm thành công trong việc kiểm soát lạm phát khi chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tăng khoảng 2,7%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây và thấp hơn
nhiều so với mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm 2020
lại được dự báo là phức tạp hơn, để có thể duy trì kiểm soát lạm phát dưới 4% không dễ
dàng, đòi hỏi quyết tâm lớn của các cấp, các ngành; đặc biệt là trong những tháng đầu
năm 2020, khi nhu cầu thị trường tăng cao, đẩy giá cả tăng…

a. Giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc

Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã áp thuế đối với lượng hàng hóa trị giá
370 tỷ USD của Trung Quốc trong năm 2018, vì những hành vi thương mại mà Mỹ cho
là không công bằng. Chính phủ của Tổng thống Biden vẫn giữ nguyên các loại thuế này,
nhưng cho biết sẽ xem xét lại chiến lược thương mại đối với Trung Quốc, cũng như khởi
động một quá trình để nhiều công ty Mỹ được miễn nhiều loại thuế đang làm gia tăng chi
phí của họ. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu cho Mỹ, và Tổng thống
Biden có thể lựa chọn nới lỏng quy định về thuế hơn nữa đối với nước này để giải quyết
lạm phát, vốn đã lên đến 6,2% trong tháng 10/2021 so với cùng kỳ năm ngoái, theo số
liệu của Bộ Lao động Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với CBS, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen
không đề cập đến việc thay đổi chính sách thuế quan, song thừa nhận sẽ có một số điều
chỉnh. Theo bà, thuế quan thực sự có xu hướng làm tăng giá cả hàng hóa trong nước.

Ông Jay Bryson, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách mảng ngân hàng đầu tư và doanh
nghiệp của Wells Fargo, nhận định việc giảm thuế có thể phần nào xoa dịu tình hình và
làm giảm giá một số mặt hàng, nhưng sẽ không giải quyết dứt điểm vấn đề lạm phát, điều
mà ông Biden đang tìm kiếm.

b. Tháo gỡ chuỗi cung ứng

Kể cả khi thuế quan được giảm xuống, Mỹ vẫn phải xoay xở với tình trạng tắc nghẽn tại
các cảng biển của nước này. Hàng loạt tàu chở hàng vẫn đang nằm dài dọc các bờ biển
Los Angeles và Savannah, bang Georgia suốt nhiều tháng qua để chờ dỡ hàng hóa. Tình
trạng này đã làm dấy lên những lo ngại về sự gián đoạn đối với mùa lễ hội mua sắm. Có
nhiều lý do gây đứt gãy chuỗi cung ứng, và Tổng thống Biden đang nỗ lực để tháo gỡ
chúng bằng cách hối thúc Cảng Los Angeles cung cấp dịch vụ 24 giờ, cũng như yêu cầu
các công ty WalMart, FedEx và UPS tăng giờ làm việc để giải quyết tình trạng hàng tồn.
Nhà Trắng cho biết dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD sẽ dành một khoản
tiền cho các dự án hiện đại hóa có thể hỗ trợ cho các cảng biển. Nhưng chuyên gia cấp
cao tại Mỹ của Capital Economics Andrew Hunter không chắc về điều này.
Ông Hunter cảnh báo kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng này, cùng với gói 1.850 tỷ USD
chi cho các dịch vụ xã hội mà ông Biden đang thúc đẩy Quốc hội thông qua, "sẽ không
có tác dụng gì trong việc kiềm chế tình hình lạm phát hiện tại, và thậm chí còn có thể gia
tăng lạm phát hơn nữa nếu chúng dẫn đến việc mở rộng tài khóa trong ngắn hạn, từ đó
thúc đẩy nhu cầu.”

c. Khuyến khích sản xuất bán dẫn

Những tháng gần đây, các nhà máy của Mỹ đã “vật lộn” để đảm bảo nguồn cung bán dẫn,
trong đó lĩnh vực sản xuất ôtô đặc biệt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sự giảm tốc trong hoạt động sản xuất ô tô mới là một yếu tố khiến giá xe ôtô đã qua sử
dụng tăng mạnh, từ đó khiến lạm phát nhìn chung tăng cao hơn nữa, trong khi nỗ lực xây
dựng lại đội xe của các công ty cho thuê xe cũng góp phần làm tình hình trở nên căng
thẳng hơn.

Trước đó trong năm nay, Tổng thống Biden đã hội kiến các giám đốc điều hành hàng đầu
trong ngành bán dẫn, và tìm cách hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) để giải quyết tình
trạng thiếu hụt bán dẫn tại một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Chín.

d. Gây áp lực với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện các chính sách thắt chặt
tiền tệ

Cơ quan có khả năng xử lý lạm phát tốt nhất trong Chính phủ Mỹ là FED. Tuy nhiên, các
công cụ mà ngân hàng này nắm trong tay lại không "sắc bén". FED có thể nâng lãi suất từ
mức 0, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi từ đại dịch, thì việc
này có thể gây ra một đợt suy thoái.

Theo Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu, tháng 01/2023, giá lương thực và năng lượng
tăng cao cùng với thị trường lao động thắt chặt đã đẩy lạm phát năm 2022 của nền kinh tế
Hoa Kỳ lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ trước khi giảm xuống vào cuối năm. Điều
này đã khiến Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh nhất trong
hơn 40 năm qua. Việc tiếp tục thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát
trong năm 2023 dự kiến sẽ làm trầm trọng thêm tác động trễ của việc tăng lãi suất trong
năm 2022, gây thêm áp lực đối với hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Theo đó, WB dự báo
tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ chỉ đạt 0,5% năm 2023, thấp hơn 1,9 điểm phần trăm so
với dự báo đưa ra vào tháng 6/2022, đạt mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1970,
không kể suy thoái chính thức. Lạm phát dự kiến sẽ giảm nhẹ trong năm 2023 khi thị
trường lao động dịu lại và áp lực tiền lương giảm bớt.

Tính từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021, tổng giá trị các gói hỗ trợ tài chính cho nền kinh
tế được Quốc hội Mỹ thông qua là gần 5,8 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 28% GDP
Mỹ. Những điều chỉnh của FED trong thực thi chính sách tiền tệ, đặc biệt là những biện
pháp trực tiếp phi truyền thống đã đem lại những kết quả khả quan trong bối cảnh diễn
biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tại Mỹ.2022:từ đầu năm, FED đã tăng lãi tổng cộng
6 lần. Trong đó, 4 lần gần nhất đều nâng với mức 75 điểm cơ bản, trong các phiên họp
tháng 6, tháng 7, tháng 9 và tháng 11.Tăng lãi suất để kìm hãm đà của lạm phát và hạ
nhiệt nền kinh tế.

Trên thực tế, xét từ góc độ nguyên nhân, vấn đề lạm phát của Mỹ bao gồm các yếu tố
ngắn hạn như sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch, giá năng lượng
tăng cao do xung đột Nga-Ukraine cũng như việc phát hành tiền tệ quá do chính sách nới
lỏng định lượng trước đó của Fed gây ra, và các yếu tố dài hạn của việc điều chỉnh chuỗi
cung ứng toàn cầu.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed đạt được kết quả vào
năm ngoái thì chính sách tiền tệ cũng khó đạt được kết quả do những thay đổi trong các
yếu tố dài hạn ảnh hưởng đến giá cả như rủi ro địa chính trị và điều chỉnh chuỗi cung ứng
toàn cầu. Đây là yếu tố đằng sau tình trạng lạm phát dai dẳng dai dẳng ở Mỹ.

Một khảo sát của Reuters cho thấy các nhà kinh tế dự đoán chỉ số giá PCE được Fed ưa
chuộng sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm là 2,2% trong năm nay và 2,0% vào năm
2025 và 2026. Nhưng các thước đo lạm phát khác như CPI, CPI cơ bản và chỉ số giá PCE
cốt lõi sẽ vẫn ở trên mức mục tiêu 2% của Fed cho đến ít nhất là năm 2026. Điều này
thực sự cho thấy Fed vẫn còn một chặng đường dài để đánh bại lạm phát.

Mức độ lạm phát cao ở Mỹ khiến kỳ vọng của thị trường về việc Fed nới lỏng chính sách
tiền tệ càng trở nên xa vời hơn. Hiện tại, kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 3 về
cơ bản đã tan biến và chuyển hướng sang tháng 6.

Mặc dù lạm phát phản ánh nhu cầu mạnh mẽ trong nền kinh tế Mỹ và vẫn đang thúc đẩy
thị trường chứng khoán Mỹ đi lên, nhưng điều đó cũng có nghĩa là Fed sẽ duy trì môi
trường lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Điều này vẫn sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế
Mỹ.
Trên thực tế, một số người tham gia thị trường đã bắt đầu kỳ vọng rằng Fed có thể hoãn
thời điểm giảm lãi suất sang nửa cuối năm, thậm chí là quý III/2024. Thời gian qua đi,
nếu lạm phát tiếp tục duy trì ở mức cao, chắc chắn sẽ gây ra biến động trên thị trường
vốn.

Các nhà nghiên cứu của ANBOUND từng nhận định chính sách lãi suất cao của Fed càng
kéo dài thì kinh tế Mỹ sẽ càng bị chèn ép mạnh mẽ hơn và tăng trưởng kinh tế có nhiều
khả năng suy giảm khi mức lạm phát giảm. Điều này có nghĩa là Fed vẫn chưa có con
đường nào để đảm bảo nền kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm”.

Nói một cách tương đối, như Chủ tịch Fed Powell đã nói, nguy cơ cắt giảm lãi suất sớm
trên thực tế sẽ lớn hơn nhiều so với việc trì hoãn cắt giảm lãi suất. Vì vậy, Fed chỉ có thể
giữ nguyên tình thế tiến thoái lưỡng nan.

CPI cơ bản ở Mỹ đã tăng 3,8% so với cùng kỳ trong tháng 2/2024, cao hơn mức 3,7% dự
kiến, nhưng lại giảm xa hơn so với mức 3,9% trước đó. Điều đáng chú ý là chỉ số CPI lõi
ở Mỹ trong tháng Hai đã cao hơn dự kiến trong tháng thứ hai liên tiếp. Chỉ số dịch vụ
CPI lõi, được gọi là "lạm phát siêu lõi", tăng 0,5% so với tháng trước và tăng vọt 4,5% so
với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này cho thấy việc tăng giá do tiền lương đã trở thành yếu tố chính thúc đẩy lạm phát
ở Mỹ, phản ánh rằng tính dai dẳng của lạm phát ở Mỹ vượt xa dự đoán của thị trường.
FED vẫn còn một chặng đường dài để đánh bại lạm phát.

KẾT LUẬN

Mức độ lạm phát khác nhau sẽ gây tác động khác nhau tới tình hình kinh tế, xã hội của
một nước. Việc dự đoán chính xác sự biến động của lạm phát đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và giải pháp trong
việc kiềm chế lạm phát cho các năm tiếp theo.

Qua tìm hiểu tình hình lạm phát của nước Mỹ giai đoạn 2019 - 2024, chúng ta biết được
tình hình, diễn biến cụ thể của nền kinh tế Mỹ qua từng tháng, từng năm bắt đầu từ năm
2019 đến năm 2024. Tỷ lệ lạm phát của Mỹ tăng cao nhất vào năm 2022, đây là mức cao
nhất kể từ năm 1982 đã tạo áp lực lớn cho nền kinh tế nước này. Nguyên nhân dẫn đến sự
chuyển biến trong tỷ lệ lạm phát của Mỹ khác nhau theo từng năm. Tỷ lệ lạm phát bị ảnh
hưởng bởi cả những tác động từ bên trong và bên ngoài như căng thẳng thương mại hay
dịch bệnh COVID-19…Từ đó, nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng ít nhiều. Giá cả hàng hóa,
cung cầu, tốc độ tăng trưởng ngành của Mỹ đối mặt với nhiều chuyển biến qua các năm.
Mức độ ảnh hưởng của lạm phát đã đặt ra vấn đề cho các nhà kinh tế cần phải đưa ra giải
pháp để điều chỉnh trạng thái của nền kinh tế.

Đề tài “Phân tích, báo cáo về tình hình lạm phát của Mỹ giai đoạn 2019 - 2024” của
nhóm nhằm đặt ra vấn đề, phân tích về thực trạng, diễn biến của tình hình lạm phát Mỹ
qua các năm. Từ đó đề tài nhấn mạnh ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế, đời sống
xã hội. Đồng thời nhóm đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế, điều tiết những ảnh hưởng
của lạm phát đến nền kinh tế Mỹ
Tài liệu tham khảo

Bản chất lâu dài của vấn đề lạm phát ở Mỹ (vietnambiz.vn)

Những công cụ để Chính phủ Mỹ ứng phó lạm phát cao kỷ lục | Vietnam+ (VietnamPlus)

Kinh tế Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt sau các biện pháp kiềm chế lạm phát | Vietnam+
(VietnamPlus)

You might also like