You are on page 1of 3

Có tài liệu về tình hình kinh doanh một loại sản phẩm K tại Công ty ABC năm 2009

như sau:
- Khối lượng tiêu thụ: 25.000 sản phẩm
- Giá bán: 40.000 đồng/sản phẩm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 16.000 đồng/sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp: 8.500 đồng/sản phẩm
- Chi phí sản xuất chung: 105.000.000 đồng (Trong đó biến phí sản xuất chung là
1.000 đồng/sản phẩm)
- Tổng chi phí bán hàng: 70.000.000 đồng (Trong đó biến phí bán hàng là 1.200
đồng/sản phẩm)
- Tổng chi phí quản lý: 27.500.000 đồng (Trong đó biến phí quản lý là 300
đồng/sản phẩm)
- Năng lực sản xuất tối đa: 42.000 sản phẩm/năm.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí? Hãy xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu
hòa vốn.
2. Công ty dự định nếu năm tới tăng 26.000.000 đồng chi phí quảng cáo thì sản lượng
tiêu thụ sẽ tăng 40%, cho biết có nên thực hiện biện pháp này không? Tại sao?
3. Phòng sản xuất dự kiến mua thêm một số thiết bị hiện đại trị giá 80.000.000 đồng
(Thời gian sử dụng 8 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng) thì sẽ giảm được
chi phí nhân công trực tiếp là 1.000 đồng/sản phẩm. Với sản lượng tiêu thụ không đổi,
hãy xác định lại lợi nhuận cho trường hợp này? Công ty có nên thực hiện phương án
này không? Vì sao?
4. Một khách hàng đề nghị mua 17.000 sản phẩm còn lại của Công ty (ngoài khối lượng
bán nêu trên) với điều kiện giá bán không vượt quá 90% giá bán hiện tại. Khách hàng
yêu cầu thay đổi kiểu dáng bao bì, làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 500
đồng/sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn phải chịu lệ phí giấy tờ xuất khẩu 8.500.000
đồng. Công ty muốn khi bán lô hàng này mang về một khoản lợi nhuận là 90.100.000
đồng. Vậy Công ty nên định giá bán sản phẩm của lô hàng là bao nhiêu và thương vụ
có thực hiện không?
Bài giải.
Câu 2:

Yêu cầu 1.

Biến phí đơn vị: 16.000 + 8.500 +1.000 +1.200 +300 = 27.000 đồng
Định phí :
(105.000.000 – 25.000.000) + (70.000.000 – 30.000.000) +(27.500.000 -
7.500.000) = 140.000.000 đồng
=> Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
CHỈ TIÊU TỔNG ĐƠN VỊ
1/ Doanh thu: 25.000 x 40.000 = 1.000.000.000 40.000
2/ Chi phí khả biến 25.000 x 27.000 675.000.000 27.000
3/ Số dư đảm phí 325.000.000 13.000
4/ Chi phí bất biến 140.000.000
5/Lợi nhuận 185.000.000
Sản lượng hòa vốn:
140.000.000
= 10.000 (sản phẩm)
40.000 – 27.000

Doanh thu hòa vốn : 10.000 x 40.000 = 400.000.000 đồng

Yêu cầu 2.

Định phí mới: 140.000.000 + 26.000.000 = 166.000.000 đồng


Sản lượng mới : 25.000 x 140% = 35.000 sản phẩm
 Lợi nhuận trường hợp này là :
35.000 x (40.000 – 27.000) – 166.000.000 = 289.000.000 đồng
So với phương án trước, lợi nhuận tăng 104.000.000 đồng, vậy nên thực
hiện biện pháp này

Yêu cầu 3.

Biến phí mới: 27.000 – 1.000 = 26.000 đồng/sản phẩm.


Định phí mới: 140.000.000 + (80.000.000/8) = 150.000.000 đồng
Tại mức sản lượng 25.000 sản phẩm lợi nhuận của công ty là
25.000 x (40.000 – 26.000) – 150.000.000 = 200.000.000 đồng
So với phương án trước, lợi nhuận tăng 15.000.000 đồng, vậy nên thực
hiện biện pháp này.

Yêu cầu 4.

Giá bán trong trường hợp này phải bù đắp các yếu tố sau
- Chi phí khả biến : 27.000
- Chi phí bao bì : 500
- Tiền lệ phí : 500 ( 8.500.000 : 17.000)
- Lợi nhuận mong muốn 5.300 ( 90100000: 17000)
------------------------------------------------
Giá bán thấp nhất : 33.300 đồng = 27000+500+500+5300
Giá của khách hàng đề nghị là: 40.000 x 90% = 36.000 đồng
Kết luận: Vậy Công ty nên chấp nhận đơn đặt hàng này (do giá khách
hàng yêu cầu lớn hơn Công ty định giá), thương vụ thực hiện được

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

You might also like