You are on page 1of 8

I.

Thông tin tác giả và bài làm


Chủ đề 0515: Những cơ hội và thách thức trong
việc vận động thành lập Đảng cộng ở
Việt Nam từ 1929 đến 1930. Hội nghị
thành lập ĐCS Việt Nam (tháng 1, tháng
2 năm 1930).

Số thứ tự 57
Mã sinh viên 21041041
Họ và tên Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trường, ngành 21E5, Ngôn ngữ Anh, Đại học Ngoại
Ngữ, ĐHQGHN
Lớp học phần 2024Q12 ULIS 18

II. Kịch bản thuyết trình, nội dung chuẩn bị


a. Cơ hội:
1. Sự phát triển của các phong trào yêu nước
+ Các phong trào cứu quốc trong nước đã chuyển từ giai cấp phong kiến sang
giai cấp tư sản, hàng loạt các tổ chức chính trị bí mật ra đời. Nhiều tờ báo có
chủ trương cứu quốc cũng được thành lập tại khắp cả nước.
+ Đầu năm 1930, cuộc Khởi nghĩa Yên Bái thất bại dẫn tới sự sụp đổ của Việt
Nam Quốc dân Đảng, đồng thời đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào
yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
2. Sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng 10 Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin
+ Sau Cách mạng Tháng 10 Nga và việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã chỉ hướng cho nhân dân các quốc gia bị áp bức
và các nước thuộc địa về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Sự nỗ lực cố gắng truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc và những hoạt động tích
cực của các cấp bộ trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trên cả
nước đã có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh
hướng cách mạng vô sản, nâng cao ý thức giác ngộ và lập trường cách mạng
của giai cấp công nhân. Những cuộc đấu tranh của thợ thuyền khắp ba kỳ với
nhịp độ, quy mô ngày càng lớn, nội dung chính trị ngày càng sâu sắc. Số lượng
các cuộc đấu tranh của công nhân trong năm 1928-1929 tăng gấp 2,5 lần so với
2 năm 1926-1927
⇒ Đến năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam,
tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên không còn thích hợp và đủ sức lãnh đạo
phong trào.
⇒ 3 tổ chức cộng sản ra đời:
● Đông Dương Cộng sản Đảng: 6-1929
● An Nam Cộng sản Đảng: 11-1929
● Đông Dương Cộng sản Liên đoàn: 9-1929

b. Thách thức:
- Sự ra đời ba tổ chức cộng sản trên cả nước diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929 đã
khẳng định bước phát triển về chất của phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh
hướng cách mạng vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt
Nam. Tuy nhiên, sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tuyên bố ủng hộ Quốc
tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là
đảng cách mạng chân chính, không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống
nhất về tổ chức trên cả nước.
- Yêu cầu cách mạng mới
Sự chuyển biến mạnh mẽ các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ngày
càng lên cao, nhu cầu thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực
lượng toàn dân tộc và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc ngày
càng trở nên bức thiết đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.

c. Hội nghị thành lập ĐCS Việt Nam (tháng 1, tháng 2 năm 1930)
- Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái
Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, hợp từ 6-1
đến ngày 7-2-1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc.
- Thành lập Hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế Cộng sản; 2 đại biểu của
Đông Dương Cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng. Hội nghị thảo luận
đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm năm điểm lớn, với nội dung:

1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản
ở Đông Dương.

2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;

3. Thảo Chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng;

4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước;


5. Cử một Ban Trung ương lâm thời gồm chín người, trong đó có đại địa biểu chi bộ
cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương".

- Hội nghị nhất trí với Năm điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định
hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vẳn tắt của Đảng, Sách
lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ của Đảng Cộng sản
Việt Nam.

- Hội nghị quyết định phương châm, kể hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản trong
nước, quyết định ra báo, tạp chí của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời họp và ra Nghị quyết chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, đến ngày 24-2-1930, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã hoàn thành việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
d. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:
- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm
của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt
Nam:
● Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt
Nam.
● Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.
- Gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách
mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy
vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:


Hay L. G. (2017, July 25). 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Loigiaihay.com.
https://loigiaihay.com/1-hoi-nghi-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam-
c125a20113.html
Huyennt. (2019, September 3). Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://dangcongsan.vn. https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-
trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-
lieu-cuoc-thi/hoi-nghi-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam-533199.html
Redirecting. (n.d.-b).
https://tnc21-my.sharepoint.com/:w:/r/personal/anhdh_tnc21_onmicrosoft_com
/_layouts/15/Doc.aspx?sourcedoc=%7B712BAE8D-B490-4665-8B5C-
B6E5CF2AAF82%7D&file=T05.M1-3%20CPV%20Suradoi%20(Cd11-
19).docx&action=default&mobileredirect=true
Định T. C. T.-. B. (2020, January 7). KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - BÌNH ĐỊNH.
https://truongchinhtri.binhdinh.gov.vn/tai-lieu-tham-khao/khai-quat-lich-su-
dang-cong-san-viet-nam-19.html
III. Kịch bản tương tác, nội dung chuẩn bị tương tác
Trò chơi ô số may mắn (chọn các ô số và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến
chủ đề thuyết trình trên nền tảng Wordwall).
https://wordwall.net/vi/resource/65087301

Câu 1. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản là do
A. Phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.
B. Phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
C. Tổng bộ Hội cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.
D. Các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.

Câu 2: Việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam
đầu thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự kiện
A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng.
C. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
D. Đảng Cộng sản Viêt Nam được thành lập với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.

Câu 3: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu?
A. Sài Gòn.
B. Hương Cảng (Trung Quốc)
C. Moskva (Nga)
D. Băng Cốc (Thái Lan).

Câu 4: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Hồ Tùng Mậu.
C. Trịnh Đình Cửu.
D. Trần Phú.

Câu 5: Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân chính trị của Đảng
Cộng sản Việt Nam?
A. Việt Nam Quang phục hội.
B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 6: Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 đã có
hạn chế nào dưới đây?
A. Làm phong trào cách mạng Việt Nam chậm phát triển.
B. Ngăn cản sự đoàn kết lực lượng cách mạng Việt Nam.
C. Tranh giành phạm vi ảnh hưởng của tổ chức đảng với nhau.
D. Làm mất đoàn kết, ảnh hưởng không tốt đến cách mạng Việt Nam.

Câu 7: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem là
A. Văn kiện của Đảng.
B. Tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng.
C. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

You might also like