You are on page 1of 6

Hôm nay mình sẽ trình bày một khái niệm rất đỗi quen thuộc với mọi người

,đó là hợp âm.


Hợp âm là gì ...là những thứ mà chúng ta hay truyền miệng nhau
C rồi Am ,hay Em ,hay F ,hay G .v.v..

vâng ,và rất nhiều người trong chúng ta quen gọi nó là Gam
nhưng ngay sau đây mình sẽ nói với các bạn rằng ,đó là một cách gọi sai hoàn toàn...
họ gọi C là "gam đô trưởng" chỉ vì nó là "hợp âm chủ - bậc I" của Gam (scale) Đô TRưởng
Dm là "gam rê thứ" cũng vì nó là "hợp âm chủ - bậc I" của Gam Re Thứ
đây là một thói quen rất xấu, nó có thể làm cho những kiến thức về nhạc lý của bạn bị lẫn lộn

Vậy hợp âm thực sự là gì??


(với những ai thực sự quan tâm đến vấn đề này. trước hết bạn hãy đọc qua topic về điệu thức mà
mình đã trình bày tại đây: CLICK HERE)
vì nó thật sự cần thiết để nối tiếp những kiến thức ngay sau đây

===========
I/ Các Bậc trong mỗi Gam :
Hãy nhớ mỗi Gam đều có 7 nốt nhạc ,nốt đầu tiên luôn là nốt cùng tên với tên Gam
vd Gam Re trưởng/thứ : RE Mi Fa Sol La SI Do (ở đây mình chưa cho thăng giáng vào vì mục
đích chỉ muốn minh họa 7 nốt trong gam)
bạn thậm chí ko cần quan tâm chuyện trưởng hay thứ, nhưng hễ là gam Re thì nó phải bắt đầu từ
nốt Re

7 nốt trong Gam thay vì gọi tên nốt ,họ gọi chúng là các bậc . Vậy mỗi gam sẽ có 7 bậc ,nốt đầu
tiên (chủ âm - cùng tên với tên Gam) sẽ là bậc I
như ở vd trên Re sẽ là Bậc I ,Mi (bậc II) , Fa (bậc III) ,SOl (bậc IV) ,La(bậc V) ,Si (bậc VI) và
Do là Bậc VII

Còn đây là vd cho Gam Đo trưởng:

Đô là nốt đầu tiên của Gam ,vì vậy nó là bậc I ..và dù sang các nốt Do ở quãng 8 khác, tên bậc
là ko thay đổi

II/Cách thành lập hợp âm từ các bậc:


Trước hết các bạn nên biết hợp âm vốn đc hiểu cơ bản như những nốt nhạc vang lên cùng 1 lúc
(đánh cùng lúc)
nhưng âm thanh vang lên đó gồm những nốt nào?? ..nếu đó là những nốt lung tung ko có quy tắc
,chỉ như bạn vô tình đặt tay lên phím đàn thì họ gọi là Chồng Âm
Âm thanh vang lên này chỉ đc gọi là một Hợp Âm khi nó gồm ít nhất 3 nốt ,và những nốt đó
cách nhau theo quy tắc quãng 3:
như Đo - Mi là quãng 3 ,Re tới Fa , Fa tới La ...Sol tới Si (khoảng cách giữa 2 nốt ngay sát nhau
thì đc gọi là quãng 2 - ko quan trọng chúng là bao cung)

Và cách thành lập hợp âm đơn giản nhất là từ các bậc trong mỗi Gam, bạn hãy chồng lên
trên chúng 2 nốt nữa ,mỗi nốt cách nhau 1 quãng 3 (theo hướng đi lên)
Gam Đô TRưởng:
Bậc I : Đô ---(chồng thêm Mi và Sol)---> Đo Mi Sol [hợp âm thứ nhất]
Bậc II : Re ---(chồng thêm Fa và La)---> Re Fa La [hợp âm thứ hai]
Bậc III: Mi ---(chồng thêm Sol và Si)---> Mi Sol Si [hợp âm thứ ba]
Bậc IV: Fa ---(chồng thêm La và Do)---> Fa La Do [hợp âm thứ tư]
Bậc V: Sol ---(chồng thêm Si và Re)---> Sol Si Re [hợp âm thứ năm]
Bậc VI: La ---(chồng thêm Do và Mi)---> La Do Mi [hợp âm thứ sáu]
Bậc VII: Si ---(chồng thêm Re và Fa)---> Si Re Fa [hợp âm thứ bảy]

Lưu ý :Khi bạn đánh những hợp âm này lên ,chỉ cần đánh sao cho có đủ 3 nốt thuộc hợp âm
vang lên ,còn chuyện thứ tự sắp xếp các nốt đó thế nào( như nốt nào thấp nốt nào cao ,nốt nào ở
giữa) ,hay các nốt có cần thuộc cùng 1 quãng 8 ko , hay nốt đó sẽ ở quãng8 nào là hoàn toàn ko
quan trọng ..
bạn đánh sao cho đủ số nốt của hợp âm là sẽ ra hợp âm đó

Đến đây nếu tinh ý bạn sẽ đặt ra câu hỏi ,vậy chẳng nhẽ chỉ có 7 hợp âm trên thôi ? vì gam nào
mà chẳng có 7 nốt nhạc kia, chỉ khác là bậc I của chúng bắt đầu từ những nốt khác nhau
Mấu chốt chính là ở đây, vì các Gam khác nhau sẽ có dấu hóa khác nhau, chúng làm 7 nốt nhạc
trong chúng đc thăng hoặc giáng theo quy tắc của điệu thức (hãy đọc lại topic về Điệu thức nếu
bạn chưa hiểu về vấn đề này)

Do đó tuy cùng đc xây dựng từ nốt gốc là Do và theo quy tắc quãng 3 đi lên, nhưng ta sẽ có rất
nhiều trường hợp như:
Do Mi Sol (xuất hiện trong Gam đô trưởng - hoặc La thứ)
Do Mib Sol (Gam đô thứ hoặc Mi giáng trưởng)
Do Mib Solb (Gam Re giáng trưởng hoặc Si giáng thứ)
Do Mi Sol# (Gam La thứ hòa thanh)
Để biết vì sao tôi có thể đọc ra đc các hợp âm xây dựng từ nốt Do trong các Gam trên ,bạn hay
xét dấu hóa của các Gam nói trên

Chú ý:
Đọc đến đây ta có thể rút ra quy tắc chính xác để thành lập hợp âm cho 7 bậc trong mỗi
Gam, đầu tiên là xếp thêm 2 nốt (theo quy tắc quãng 3 đi lên) cho từng nốt nhạc ứng với
từng bậc của Gam ,rồi thêm vào tất cả các hợp âm đó các dấu thăng hoặc giáng cho những
nốt cần thiết - theo dấu hóa của Gam đang làm
Và từ đây bí quyết để suy ra 1 hợp âm bất kì gồm những nốt gì là rất đơn giản ,bạn ko cần
có người phải nói cho bạn hợp âm E là [Mi Sol# Si] ,mà hãy nghĩ đến chuyện đã là hợp âm
xây dựng từ Mi - thì nó phải là Mi Sol Si trước ,sau đó nghĩ đến Gam Mi trưởng có những
dấu hóa gì ,điều đó sẽ giúp bạn suy ra hợp âm và nhớ chúng lâu hơn

Sau đây các bạn ko cần đoán xem có bao trường hợp có thể xảy ra khi thêm thăng hoặc giáng
cho nốt nhạc trong hợp âm ..mà chúng ta hãy đi vào cụ thể

III/Các loại hợp âm hay dùng:

Do sự thăng giáng của các nốt nhạc theo từng Gam ,mà chúng ta sẽ có nhiều loại hợp âm sau:
- Hợp âm trưởng
- Hợp âm thứ
- Hợp âm tăng
- Hợp âm giảm
- Hợp âm treo

Bên cạnh đó chúng ta còn có các loại hợp âm6 và hợp âm 7

Để hiểu đc chính xác phần này ,bạn cần có khái niệm về các Cung .
(như từ Do tới RE là 1 cung, Mi tới Fa là nửa cung, và Mi tới Fa# sẽ là 1 cung )

1. Nếu thực sự chưa nắm vững về cách tính Cung thì bạn có thể bỏ qua luôn vấn đề sắp nói
,và chỉ cần nhớ những kí hiệu sau:
C là Do ,D là Re , E là Mi , F là Fa ,G là Sol ,A là La , và B là Si

- hợp âm trưởng người ta sẽ chỉ viết HOA các kí hiệu này


- hợp âm thứ, họ viết thêm chữ "m" ngay sau đó ...vd Cm (hợp âm đô thứ)
- hợp âm tăng (rất ít dùng) ,họ viết thêm chữ "aug" đằng sau ,vd Caug
- hợp âm giảm ,viết thêm chữ "dim" ...như Cdim

còn hợp âm treo ,họ gọi nó là "sus" ...đây là một hợp âm đặc biệt ,nó vốn ko theo quy tắc quãng
3 chúng ta xét ở trên .
3 nốt của hợp âm vì đc xếp theo quãng 3 đi lên ,nên họ gọi nốt gốc là âm 1 ,nốt giữa là âm 3 ,và
nốt trên cùng là âm 5
vd hợp âm C : Do(âm1)- Mi (âm3)- Sol (âm5)
thì hợp âm Sus là hợp âm bỏ âm 3 đi ,thay vào đó họ lấy âm 2 hoặc âm 4 ...cụ thể trường hợp
trên âm 2 sẽ là Re ,âm 4 là Fa
--> ta sẽ có 2 hợp âm Sus là Csus2: Do RE Sol , và Csus4 : Do Fa Sol
sus4 là thông dụng hơn, vì vậy nếu gặp một bản nhạc mà họ chỉ viết Csus ,thì bạn tự hiểu đó là
Csus4

Tôi cũng nói qua cho bạn hợp âm 6 và hợp âm7 là 2 hợp âm gồm 4 nốt, từ 3 nốt chính của một
hợp âm ta lấy thêm nốt thuộc âm6(phải cách âm 5 của hợp âm đúng 1 cung) thì gọi là hợp âm6
,lấy thêm nốt âm7 thì gọi là hợp âm 7

Đó là tất cả những gì bạn nên nhớ !

2. Còn sau đây là phần dành cho những ai biết tính Cung ,chúng ta bắt đầu mổ xẻ về cấu
tạo các hợp âm
Hợp âm 3 nốt là hợp âm cơ bản và đc dùng nhiều nhất trong âm nhạc ,để tạo ra một hợp âm 3
nốt như trên ,ngoài chuyện các nốt cách nhau một quãng 3 đi lên (tính từ nốt gốc ở dưới cùng)
còn phải dựa theo các quy tắc về Cung - nếu bạn muốn thành lập ra các loại hợp âm trưởng thứ
tăng giảm ở trên

Đây là một hợp âm thành lập từ nốt Do ,tôi có thể nói cho bạn trước - đây là một hợp âm trưởng:

hãy xét cấu tạo của nó, âm1 tới âm3 là 2 cung (Do cách Re 1cung ,Re cách Mi 1 cung --> Do
cách Mi = 2 cung) âm 3 tới âm 5 là 1,5 cung (Mi cách Fa 0,5 cung ,và Fa cách SOl 1 cung)

Thế nhưng nếu giờ tôi thêm thăng giáng cho các nốt âm 3 hoặc âm5 ở trên ,nó sẽ tạo ra
những khoảng cách cung khác nhau giữa các âm, và từ đó hình thành các hợp âm khác như hợp
âm thứ, tăng, giảm...
cụ thể ta có quy tắc sau:

dựa vào công thức trên ta có thể lần mò để tính ra các hợp âm từ một nốt bất kì ,chỉ cần chồng
thêm 2 nốt theo quy tắc quãng 3 đi lên và thêm thăng giáng cho chúng dựa trên công thức Cung,
ta sẽ ra mọi hợp âm mà ta muốn ...và nó cũng cho bạn hiểu tại sao một hợp âm lại đc gọi là
trưởng /thứ/tăng /giảm

Để tìm một hợp âm 6, bạn hãy thành lập một hợp âm 3 trước ,sau đó từ lấy thêm một nốt âm
6(nốt kế tiếp tính từ âm 5) ...và hãy nhớ âm 6 này phải cách âm5 đi trước đúng 1cung
Để tìm hợp âm7 ,cũng thành lập hợp âm 3 trước ,sau đó thêm một nốt thứ 7(âm 7) ..

Bản thân 2 loại hợp âm 6 và 7 này cũng có nhiều loại với tên gọi khá rắc rối - nếu ta cứ cố dịch
nó ra tiếng Việt ,vd như một hợp âm 7 hình thành từ nốt gốc là Do có thể có các loại :C7 ,CM7
,Cm7 ,CmM7 ,Cdim7 .v.v...mà tôi nghĩ ko nên liệt kê hết vào ..vì chúng vốn vượt ra ngoài cái
khái niệm "cơ bản" mà topic đề ra ,có một số hợp âm7 như CM7 gần như bạn sẽ ko bao giờ gặp
,trừ khi bạn có ý định chơi nhạc Jazz trong tương lai.

Bạn hãy nắm thật vững các hợp âm 3 trước ,sau đó tìm hiểu và nghiên cứu thêm 2 loại hợp âm6
và 7

3.Những quy tắc đơn giản giúp bạn lần nhanh hợp âm3:
(qua việc tìm hiểu cấu tạo Cung của các hợp âm ta dễ ràng rút ra...)

Quy tắc 1: một hợp âm trưởng có thể biến thành hợp âm thứ , đơn giản bằng cách hạ âm 3 của nó
xuống nửa cung
C (Do - Mi - Sol) ---> Cm (Do - Mib - Sol)
Quy tắc 2: một hợp âm trưởng sẽ biến thành hợp âm tăng cùng tên ,khi bạn nâng âm 5 nó lên nửa
cung
Quy tắc 3: một hợp âm thứ sẽ biến thành hợp âm giảm cùng tên, khi bạn hạ âm 5 nó xuống nửa
cung

4.Một ví dụ phân tích các hợp âm trong Gam Do Trưởng:


có quá nhiều Gam ,vì vậy khuôn khổ bài viết ko thể liệt kê hết các hợp âm cho mỗi loại Gam đc
..tôi sẽ phân tích trước một giọng Do Trưởng ,còn lại là công việc của các bạn ham học

- Gam Do TRưởng:

- Nó ko có dấu hóa gì hết ,vì vậy các hợp âm của nó khá dễ nhớ:

khi chạy tới nốt Do cao ,đó vẫn là hợp âm Bậc I


,chỉ khác nó ở quãng 8 khác
- Hãy thử phân tích khoảng cách Cung giữa các âm của các hợp âm trên (từ bậc I tới bậc VII) sau
đó nhìn vào bảng công thức phần 2
Bạn sẽ thấy :
Hợp âm xây dựng từ nốt Do (bậc I) là hợp âm trưởng ...lần lượt bậc II là hợp âm thứ, III là thứ
,IV là trưởng ,V là trưởng, VI là thứ ..và hợp âm bậc VII là giảm
---> ta có thể hệ thống lại: Các hợp âm của Gam Do Trưởng sẽ là :

IV/ Sự hòa hợp giữa các hợp âm - Các vòng hợp âm thông dụng:

Trong quá trình chơi hợp âm ,chắc hẳn bạn sẽ nhận ra khi ta di chuyển qua lại giữa các hợp âm
sẽ tạo ra những âm hưởng khác nhau ..có cái nghe hay và tạo ra sự liền mạch trong giai điệu
,nhưng cũng có những cái nghe nghịch tai đường đột và vô nghĩa...

Một trong những lý do chính là ở cách bạn chọn hợp âm để nối tiếp ,..
Vậy làm sao để chọn lựa ra những hợp âm thực sự thích hợp cho bài hát mà bạn sẽ chơi cũng
như thứ tự chơi của chúng ,một điều quan trọng là hãy dựa vào cảm nhận của riêng bạn

Nhưng sự sáng tạo nào cũng phải đi từ những bước cơ bản nhất ..và đây là những vòng bạn nên
thử qua khi bước đầu làm quen với khái niệm chuyển hợp âm
Hãy chọn một Gam bất kì (nên bắt đầu từ Đô Trưởng hoặc La Thứ vì chúng ko có thăng giáng)
,xây dựng các hợp âm từ 7 bậc của Gam (7 hợp âm từ bậc I --> VII)
và chơi thử các vòng hòa âm sau:
I-V-I
I - IV - V - I
I - II - V - I
I - VI - IV - V - I

(hãy cố gắng làm quen với các vòng hòa âm viết theo Bậc như trên - điều đó sẽ giảm thiểu số bộ
nhớ mà bạn dành cho việc học chúng ...thật phí phạm khi bạn phải nhớ 2 vòng hòa âm như C - G
- C ,D - A - D ..trong khi bạn biết chúng đều là vòng I - V - I ,chỉ khác là một cái thuộc gam Đô
trưởng ,còn một cái là gam Re trưởng )

You might also like