You are on page 1of 148

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

BÀI GiẢNG
CÔNG NGHỆ CNC

TS. Nguyễn Huy Ninh


Email: cam@mail.hut.edu.vn
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TÍN CHỈ CÔNG NGHỆ CNC
 1. Tên học phần: CÔNG NGHỆ CNC
 2. Quy về thời lượng đào tạo: (2-1-0-6)
 3. Trình độ: Đại học chuyên ngành Cơ khí
 4. Phân bổ thời gian
 - Lên lớp: 30 - Bài tập: 15 - Thực hành : 4
 5. Điều kiện tiên quyết: đã học các môn học cơ sở thuộc chuyên ngành Cơ khí,
Máy CNC và Rôbốt công nghiệp, Nguyên lý và dụng cụ cắt và môn học Công
nghệ Chế tạo máy.
 6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần :
 Nội dung chính của học phần bao gồm:
 Các khái niệm cơ bản về công nghệ CNC .
 Một số đặc điểm đặc trưng của máy công cụ CNC và các chỉ dẫn cần thiết liên
quan đến lập trình, các dạng điều khiển số, độ chính xác gia công trên máy
CNC.
 Các hình thức tổ chức lập trình, cấu trúc của chương trình NC và kỹ thuật lập
trình.
 Thực hành thiết kế và lập trình gia công chi tiết bằng tay và bằng phần mềm
chuyên dụng.
 Ngôn ngữ lập trình tự động APT.
 7. Nhiệm vụ của học viên:
 - Dự lớp - Làm bài tập - Thực hành
 8. Tài liệu học tập
 - Bài giảng:
 + Công nghệ CNC- Trần Xuân Việt hoặc Trần Văn Địch.
 + Computer Aided Design and Manufacturing – Nguyễn Huy Ninh
 - Sách tham khảo:
 + EMCO win NC GE series Fanuc TB 21
 + EMCO win NC GE series Fanuc MB 21
 9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
 - Dự lớp - Lập trình mô phỏng trên máy tính
 - Thực hành trên máy - Bài tập lớn
 10. Thang điểm: 10
 11. Mục tiêu của học phần: Nhằm cho các học viên có kiến thức cơ bản về
công nghệ CNC, ứng dụng để thiết kế và lập chương trình gia công chi tiết bằng
tay trên các hệ điều hành thông dụng và bằng phần mềm CAD/CAM chuyên
dụng. Tiếp cận ngôn ngữ lập trình tự động APT và hệ thống xử lý dữ liệu gia
công trong hệ thống lập trình tự động.
 12. Nội dung chi tiết học phần
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC:
 Cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về công nghệ CNC. Nắm
được các phương pháp lập chương trình gia công chi tiết; kỹ năng lập
chương trình gia công trên phiên bản của các hệ điều hành sử dụng
trong công nghiệp như FanucMB21 và FanucTB21. Ngoài ra còn trang
bị cho học viên kỹ năng sử dụng các phần mềm tiên tiến để lập trình gia
công trên máy CNC. Nắm được nội dung cơ bản của việc mô tả các đặc
trưng hình học bằng chương trình và ngôn ngữ lập trình tự động APT.
B. NỘI DUNG CHI TIẾT
 Mở đầu :
 Chương 1: Khái niệm
 1.1. Các hệ thống điều khiển số:
 1.2. Các hệ thống DNC
 1.3. Các hệ thống gia công linh hoạt
 Chương 2: Một số đặc trưng của máy CNC
 2.1. Các trục toạ độ và chiều các chuyển động
 2.2. Qui định các trục toạ độ trên máy
 2.3. Độ chính xác gia công trên máy CNC (đảm bảo thông qua các hệ
thống đo dịch chuyển và đo góc)
 Chương 3. Các dạng điều khiển số
 3.1. Điều khiển theo điểm
 3.2. Điều khiển theo đường thẳng
 3.3. Điều khiển theo công tua (2D, D, 3D, 4D, 5D)
 Chương 4. Những khái niệm cơ bản về lập trìmh gia công trên máy
CNC
 41. Khái niệm
 4.2. Quỹ đạo gia công
 4.3. Cách ghi kích thước tuyệt đối và tương đối
 4.4 Các câu lệnh G _code
 Chương 5: Kỹ thuật lập trình
 5.1. Cấu trúc chương trình.
 5.2. Lập chương trình NC trên hệ điều hành FANUC series 21:
 - EMCO win NC GE series Fanuc TB 21
 - EMCO win NC GE series Fanuc MB 21
 5.3. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình tự động APT

PHẦN THỰC HÀNH:


 Cho bản vẽ thiết kế chi tiết, yêu cầu:
 + Lập quy trình công nghệ để gia công chi tiết trên máy CNC
 + Ứng dụng một phần mềm điều khiển trên máy CNC để lập trình và mô
phỏng quá trình gia công chi tiết.
MỞ ĐẦU

 1- Vị trí vai trò của Công nghệ-CNC


Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng về kỹ thuật máy tính và
điều khiển số đã giảm đáng kể thời gian và công sức cho các nhà
thiết kế, và gia công cơ khí. Đặc biệt với ngành cơ khí,
CAD/CAM-CNC là chìa khóa để tự động hóa thiết kế và gia
công, rút ngắn thời gian ra đời của sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Nằm trong lĩnh vực công nghệ chế tạo
máy, Công nghệ-CNC thực hiện nhiệm vụ thiết lập chương trình
gia công, quy trình công nghệgia công trên máy CNC.
 2- Đối tượng nghiên cứu của môn học:
Liên quan đến các dữ liệu hình học của quá trình thiết kế và các
đặc trưng hình học của bề mặt gia công. Nghiên cứu ứng dụng kỹ
thuật số và máy tính vào việc thực hiện quá trình công nghệ gia
công cơ.
 3- Nội dung nghiên cứu của môn học:
Chương 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ CNC
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY CÔNG CỤ CNC.
 1938 Claude Shannon bảo vệ luận án tiến sỹ ở viện công nghệ MIT
nội dung tính toán chuyển giao dữ liệu dạng nhị phân - nền tảng cơ sở
của máy tính ngày nay.
 1946 tiến sỹ John W Mauchly đã cung cấp máy tính số điện tử đầu
tiên có tên ENIAC cho quân đội Mỹ
1952 Viện MIT cho ra đời máy công cụ điều khiển số đầu tiên
(CINCINNATI HYDROTEL) gồm nhiều đèn điện tử với chức năng
nội suy đường thẳng
đồng thời theo 3 trục và nhận dữ liệu thông qua băng đục lỗ mã nhị
phân.
- 1957 Không quân Mỹ đã trang bị những máy NC đầu tiên ở
xưởng.
- 1958 Ngôn ngữ lập trình tự động hoá đầu tiên (APT) được giới
thiệu trong quan hệliên kết với máy tính IBM 704.
- 1960 Kỹ thuật bán dẫn thay thế cho hệ thống điều khiển xung
rơle, đèn điện tử.
- 1965 Giải pháp thay dụng cụ tự động ATC ( Automatic Tool
Changer).
- 1968 Kỹ thuật mạch tích hợp IC ra đời có độ tin cậy cao hơn.
- 1972 Hệ điều khiển NC đầu tiên có lắp đặt máy tính nhỏ…
- 1976 Hệ vi xử lý tạo ra một cuộc cách mạng trong kỹ thuật
CNC
 - 1978 Các hệ thống gia công linh hoạt (FMS) được tạo lập
 - 1979 Những giải pháp kết nối liên hoàn CAD/CAM đầu tiên
xuất hiện
 - 1985 Trung tâm gia công (MC) cơ khí đầu tiên là Máy có
tên"Milwaukee Magic" Công ty Carney & Treker (Mỹ) sản
xuất.
 - 1986/1987 Giải pháp tích hợp và tự động hoá sản xuất (CIM)
 - 1994 Khép kín chuỗi quá trình CAD/CAM-CNC
 Ngày nay các máy công cụ CNC đã hoàn thiện hơn với tính
năng vượt trội có thể gia công hoàn chỉnh chi tiết trên một máy
gia công, với số lần gá đặt ít nhất. Đặc biệt chúng có thể gia
công các chi tiết có bề mặt phức tạp .
2. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU KHIỂN SỐ.
2.1 Điều khiển theo phương pháp truyền thống:
+ Điều khiển bằng cam
+ Điều khiển theo cữ hành trình
+ Điều khiển theo thời gian (tang trống quay theo t).
+ Điều khiển theo chu kỳ, kêt hợp cả theo quãng
đường và thời gian (Máy giặt ĐK cơ)
2.1 Các hệ điều khiển số.
Trên máy điều khiển số thì quá trình gia công thực
hiện một cách tự động. Trước khi gia công người ta
phải đưa vào hệ thống điều khiển một chương trình
gia công dưới dạng một chuỗi các câu lệnh điều
khiển. Hệ thống điều khiển số có khả năng thực
hiện các lệnh điều khiển này và kiểm tra chúng nhờ
một hệ thống đo lượng dịch chuyển bàn máy.
Hệ điều khiển số NC (Numerical Control)
Hệ thống NC đầu tiên ra đời do sự cần thiết chế tạo
các chi tiết phức tạp của máy bay với số lượng ít.
Ngày nay các máy trang bị hệ điều khiển NC vẫn
còn sử dụng. Đây là hệ điều khiển đơn giản với số
lượng hạn chế các kênh thông tin. Trong hệ điều
khiển NC các thông số hình học của chi tiết gia
công và các lệnh điều khiển được cho dưới dạng
dãy các con số.
* Nguyên tắc làm việc của hệ điều khiển NC.
 Sau khi mở máy các lệnh thứ nhất và thứ hai được
đọc. Chỉ sau khi quá trình đọc kết thúc máy mới
thực hiện lệnh thứ nhất. Trong thời gian này thông
tin của lệnh thứ hai nằm trong bộ nhớ của hệ thống
điều khiển. Sau khi hoàn thành việc thực hiện lệnh
thứ nhất máy bắt đầu thực hiện lệnh thứ hai lấy từ
bộ nhớ ra. Trong khi thực hiện lệnh thứ hai, hệ điều
khiển đọc lệnh thứ ba và đưa vào chỗ của bộ nhớ
mà lệnh thứ hai vừa được giải phóng ra.
Nhược điểm chính của hệ điều khiển NC là khi gia
công chi tiết tiếp theo trong loạt hệ điều khiển lại
phải đọc tất cả các lệnh từ đầu và như vậy không
tránh khỏi những sai sót của bộ tính toán trong hệ
điều khiển. Do đó chi tiết gia công có thể bị phế
phẩm. Một nhược điểm nữa là do cần rất nhiều lệnh
chứa trong băng đục lỗ hoặc băng từ nên khả năng
mà chương trình bị dừng lại có thể xảy ra. Ngoài ra
với chế độ làm như vậy băng dục lỗ hoặc băng từ sẽ
nhanh chóng bị bẩn và mòn gây lỗi cho chương
trình.
Cấu trúc của hệ NC:
1- Dữ liệu vào: Còn gọi là chương trình lệnh, được
ghi lại và lưu trữ bằng nhiều cách nhờ phần tử
mang chương trình. (băng, thẻ, đĩa, bộ nhớ…)
 Hầu hết các máy NC có lắp bộ đọc dữ liệu vào băng đục lỗ. Thiết bị
này đọc các lệnh trên băng và thực hiện một bộ lệnh đểdi chuyển máy
công cụ. Băng đục lỗ rộng 1 inch gồm 8 cột lỗ. Các lỗ khác được bố
trí ở các vị trí náo đó để truyền dữ liệu vào bộ điều khiển. Băng này
được chia thành những block, nó tạo nên một bộ các lệnh. Mỗi khối
lệnh thường đưa ra các lệnh dịch chuyển dọc các trục X, Y & Z bao
gồm cả tốc độ trục chính , thay dao, bước tiến dao và bật, tắt nước làm
mát. Mỗi hệ NC có những khả năng khác nhau vì vậy người lập trình
phải kiểm tra các chức năng câu lệnh của nó để lập chương trình cho
phù hợp. Lập trình viên phải có kiến thức về công nghệ gia công và
phải được đào tạo về lập trình NC. Yêu cầu quan trọng đối với lập
trình viên là phải biết đọc bản vẽ và vạch ra trình tự gia công hợp lý.
 Các chương trình hợp lý là những chương trình gia công nhanh và thứ
tự nguyên công, bước công nghệ là tối ưu. Người vận hànhmáy có thể
trực tiếp lập trình tự bộ điều khiển NC khi sử dụng chức năng MDI
 2- Bộ điều khiển (MCU): đóng vai trò bộ xử lý
trung tâm (CPU) của một máy tính. Máy NC
thông thường có 1 bộ đọc băng để chuyển đổi
thông tin từ băng thành các lệnh rồi gửi đến các
máy công cụ ở dạng xung điện. Sự điều khiển hợp
lý của bộ đk làm cho máy công cụ thực hiện quá
trình gia công một cách tự động. Nhiệm vụ của bộ
đk NC là chuyển các lệnh từ dữ liệu vào thành 1
bộ lệnh cho máy công cụ NC. Bộ điều khiển có
một bảng điều khiển hoặc một bộ phận công son
để công nhân vận hành máy bằng tay.
 3- Máy công cụ( thiết bị được điều khiển):
 Là bộ phận thực hiện các lệnh được phát ra từ chương
trình gia công: Phay, tiện, khoan, taro, …
 Một số đặc điểm chính của máy công cụ NC là:
_ma sát giữa các bộ phận chuyển động thấp.
 _Thời gian thực hiện các chuyển động chính xác nhờ việc
rút ngắn xích truyền động, giảm các bộ phận.
 _Chuyển động của máy công cụ được điều khiển bằng
dẫn động servo.
 Servo drivers có công suất từ 1/6 – 50 hp. Các máy hạng
trung thường dùng từ 1/3 – 5 HP. Dẫn động servo có
bước tiến từ 0 đến 500 in/phút, độ phân giải từ 0,0001
đến 0,001 in (0,0025 – 0,025 mm) và độ chính xác là
0,000025 đến 0,01 in (0,00068 – 0,254mm).
_Dẫn động servo có thể chia thành các loại sau:
+ Điện: AC; AC có ly hợp từu; Động cơ servo 2
hoặc 3 pha; Động cơ máy phát DC; Động cơ bước.
+Thủy lực +Khí nén.
Cơ cấu servo
Trong các hệ NC, máy công cụ cần có các bộ
chuyển đổi để truyền thông tin phản hồi. Các
thông tin này thường ở dạng khoảng cách và tốc
độ của nó được gửi trực tiếp đến bộ điều khiển để
kiểm tra.
Sơ đồ cơ cấu servo.
 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH MÁY CÔNG CỤ NC.
 Hệ điều khiển Direct Numerical Control (DNC)
Vào cuối những năm 60, sự phát triển của kỹ thuật time-sharing trên các
máy tính lớn đã mở ra hướng điều khiển một loạt máy NC bằng một
máy tính lớn.
 Vào cuối năm 1960 sự phát triển của kỹ thuật time-sharing
trên các máy tính lớn đã mở ra hướng điều khiển một loạt máy
NC bằng một máy lơn. Tất cả các máy NC được nối online tới
các máy tính cho phép chương trình của chúng được xử lý tức
thời lượng không cần dùng băng đột lỗ. Tốc độ máy tính cao
cho phép nó bị ngắt liên tục bởi các máy NC khác nhau để
cung cấp các lệnh tiếp theo cho mỗi máy khi cần. Ngoài ra với
hệ DNC gồm toàn bộ thư viện các chương trình NC có thể
được giữ trong băng từ, đĩa hoặc bộ phận lưu trữ trống sẵn
sang gọi ra và nạp vào bộ như máy tính đang hoạt động để
thực hiện theo yêu cầu của máy NC.
 Hiện nay người ta còn giải thích cụm chữ DNC là :
“Distributed Numerical control” đó là một đặc tính nữa của hệ
phân cấp hiện đang sử dụng. Điều khiển phân cấp (hierachial)
được giải thích dễ nhất sau khi ta hiểu về hệ đk CNC.
 Hệ điều khiển số CNC (Computer Numerical Control)
Đến 1970 máy PC trở thành phổ biến và rẻ, không cần phải sử
dụng chung máy tính nữa. Mỗi máy NC được trang bị một máy
PC.
 Hệ điều khiển CNC cho phép thay đổi và hiệu chỉnh các
chương trình gia công chi tiết và cả chương trình hoạt động của
bản thân nó. Trong hệ CNC các chương trình gia công có thể
được ghi nhớ lại. Trong hệ điều khiển CNC chương trình có thể
được nạp vào bộ nhớ toàn bộ một lúc hoặc từng lệnh. Các lệnh
điều khiển được viết không chỉ cho từng chuyển động riêng lẻ
mà còn cho nhiều chuyển động cùng một lúc. Điều này cho phép
giảm số câu lệnh của chương trình và như vậy có thể nâng cao
độ tin cậy làm việc của máy.
 Hệ điều khiển Distributed Numerical control (DNC)

Ngày nay khái niệm ban đầu của DNC đã được thay đổi bởi
sự phát triển của hệ điều khiển CNC.

Việc bổ xung các máy tính thứ cấp giữa máy công cụ và máy
chủ nhằm:
- Tăng tốc độ toàn hệ thống
- ….
* Ưu điểm của các hệ thống DNC:
 - Hệ điều khiển thích nghi(Adaptive control):
 Tế bào gia công.
 - Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS
 Hệ thống tích hợp CIM (Computer Integrated Manufacturing)
Ñònh nghóa veà CIM (tieáp)
Mét hÖ thèng CIM ®îc t¹o
thµnh tõ c¸c ph©n hÖ
sau:
• CAD, CAM, CAP,
CAPP.
• C¸c tÕ bµo gia c«ng
• HÖ thèng cÊp liÖu
• HÖ thèng l¾p r¸p linh
ho¹t
• HÖ thèng kiÓm tra vµ
c¸c thµnh phÇn kh¸c.
Chương 2 MÁY CÔNG CỤ CNC

Máy Công cụ thông thường:


 Thao tác gia công bằng tay
· Thao tác máy phải có tay nghề phù hợp.
· Lỗi của người vận hành và đọc sai số kích thước có thể xuất hiện.
· Khó khăn trong việc duy tri độ chính xác, và chất lượng thay đổi
nhiều .
· Người điều khiển luôn phải theo sát máy. Không thể gia công
được hình dạng phức tạp.
· Cần sử dụng nhiều đồ gá.
· Sản xuất đa dạng.
 - Máy CNC.
· Các thao tác phải làm chỉ là quan sát quá trình gia công bởi vì quá
trình gia công được thực hiện tự động bởi số liệu NC
· Không có sai số do đọc kích thước sai.
· Khi sản phẩm đầu tiên đã đạt yêu cầu, việc kiểm tra đối với những
chi tiết kế tiếp nhiều khi không cần thiết.
· Độ chính xác gia công cao có ổn định, chất lượng của sản phẩm có
thể luôn được đảm bảo, ít phụ thuộc tay nghề của công nhân.
· Tự động hoá cao. Một người có thể vận hành được nhiều máy vì
có hệ điều khiển máy tiên tiến.
· Chi phí cho trang bị công nghệ thấp hơn vì không cần nhiều đồ gá
nhất là khi bàn máy có thể quay được.
· Có thể dự đoán chính xác thời gian gia công.
 · Quá trình gia công cũng có thể lặp lại với các số liệu NC được
lưu giữ.
 · Tính linh hoạt cao (tính thích nghi nhanh với sự thay đổi đối
tượng gia công, thích hợp với sản xuất loạt nhỏ)
 · Khả năng tập trung nguyên công cao (gia công nhiều bề mặt
trên chi tiết trong một lần gá phôi)
 · Tốc độ chạy dao và tốc độ cắt lớn. Năng suất gia công cao
 · Chuẩn bị công nghệ để gia công khác với máy thường là phải
lập trình NC để điều khiển máy theo ngôn ngữ mà hãng chế tạo
máy đã đặt trong hệ điều hành của máy
 · Máy CNC đắt tiền. Không thể loại trừ hoàn toàn các lỗi. Người
vận hành có thể vẫn bấm nhầm nút điều khiển hoặc gá đặt chi tiết
không hợp lý.
 · Chi phí chọn lựa và đào tạo những người lập trình và bảo trì
máy cao.
 2.2 HỆ TRỤC TOẠ ĐỘ TRÊN MÁY CÔNG CỤ CNC
 2.2.1 Hệ thống các trục tọa độ
Hệ thống các trục tọa độ vuông góc được xác định theo quy
tắc bàn tay phải (hình 2.1). Các chuyển động chính của máy
NC được thiết lập theo các trục tọa độ X, Y và Z. Theo quy
tắc bàn tay phải ngón tay cái là trục X, ngón tay trỏ là trục Y,
ngón tay giữa là trục Z. Hệ thống tọa độ này có liên quan mật
thiết đối với chi tiết gia công trên máy CNC.

Khi lập trình người ta quy ước rằng dụng cụ chuyển động
tương đối so với hệ thống tọa độ, còn chi tiết đứng yên.
 Trên các máy công cụ điều khiển theo chương trình số còn có
các trục quay như: trục của bàn quay, ụ quay. Các trục này
được ký hiệu bằng các chữ A, B và C, và có số thứ tự tương
ứng với các trục tịnh tiến X, Y và Z. Chiều quay dương của
một trục được xác định theo quy tắc vặn nút chai.
 2.2.2 Quy định các tọa độ trên máy
 2.2.2.1. Máy phay.
 2.2.2.2. Máy tiện.
2.2.2.3. Trung tâm gia công
 2.3 CÁC ĐIỂM CHUẨN.
 2.3.1. Điểm chuẩn của máy (kí hiệu M).

 Các điểm 0 của máy M là điểm gốc của các hệ trục tọa độ trên máy và do
nhà chế tạo ra các máy đó xác định theo kết cấu của máy.
 Trên các máy phay, điểm 0 của máy thường nằm trên điểm giới hạn dịch
chuyển của bàn máy (hình 2.5).
 Trên máy tiện điểm O của máy thường đặt tại tâm mặt đầu của trục chính
(hình 2.6).
 2.3.2. Điểm 0 của chi tiết (kí hiệu W).
 2.3.3 Điểm tham chiếu của máy (R)
Trong các máy có hệ thống đo dịch chuyển, các giá trị thực đo
được khi bị mất nguồn điện do sự cố sẽ mất theo. Trong những
trường hợp này để đưa hệ thống đo trở lại trạng thái đã có trước
đó thì ta phải đưa máy về điểm 0 của máy. Trong nhiều trường
hợp, không thực hiện được điều này vì vướng vào các chi tiết đã
kẹp chặt trên máy hoặc đồ gá. Do vậy cần thiết xác lập một điểm
chuẩn thứ hai trên các trục, đó là điểm chuẩn của máy R (hình
3.39). Điểm chuẩn này có một khoảng cách xác định so với điểm
0 của máy và đã được định vị trên các bàn trượt của máy.
 2.3.4. Điểm thay dao ( Ww), thường trùng với điểm R
 2.3.5. Điểm điều chỉnh dao E.
Khi sử dụng nhiều dao, các
kích thước của dao phải
được xác định trước trên
thiết bị điều chỉnh dao để có
thông tin đưa vào trong hệ
thống điều chỉnh nhằm hiệu
chỉnh tự động kích thước
dao. Các kích thước hiệu
chỉnh này (Q và L) gắn với
điểm điều chỉnh dao E nằm
trên đuôi dao (hình 2.11).
 2.3.6. Điểm gá dao N.
 2.4. CÁC DẠNG ĐIỀU KHIỂN TRÊN MÁY CÔNG CỤ CNC.
- Điều khiển điểm - điểm. - Điều khiển theo đường.
- Điều khiển theo đường biên - Điều khiển 2D.
- Điều khiển 2-1/2D

- Điều khiển 3D.


- Điều khiển 4D - Điều khiển 5D
 2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY TRONG CÁC MÁY
CÔNG CỤ NC, CNC
 2.5.2. Các phép nội suy cơ bản.
- Nội suy đường thẳng. - Nội suy cung tròn
Chương 3 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG
TRÌNH NC VÀ LẬP TRÌNH GIA CÔNG TRÊN MÁY CNC

3.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH GIA CÔNG TRÊN
MÁY CNC
 Vị trí vai trò của lập trình gia công CNC:
Từ bản vẽ thiết kế- Chuẩn bị công nghệ (bản vẽ công nghệ, máy, dao,
gá, QTCN…) - Lập trình CNC - NC file - Máy CNC….
* Chương trình NC là tập hợp những chỉ dẫn cần thiết cho quá trình gia
công một chi tiết cơ khí trên máy công cụ điều khiển NC, CNC mà
không có sự trợ giúp của con người. Và ngôn ngữ lập trình NC cho máy
công cụ NC và CNC sử dụng gồm 2 cấp:
 + Cấp thấp: Lập trình cơ sở bằng ngôn ngữ điều khiển số (ISO - code).
Ví dụ: ISO 6983, DIN 66025
 + Cấp cao: Lập trình nâng cao bằng ngôn ngữ cấp cao.
Ví dụ:: APT (Automatically Programed Tool)
 3.2. CÁCH GHI KÍCH THƯỚC GIA CÔNG.
3.2.1 Kích thước tương đối
3.2.1 Kích thước tuyệt đối
 3.4. CẤU TRÚC CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH NC.
Một chương trình NC bao gồm một tập hợp các câu lệnh cần thiết
miêu tả tuần tự các bước hoạt động của máy để gia công một chi
tiết trên máy CNC
Một chương trình theo tiêu chuẩn ISO 6983 gồm các phần sau:
+ Đầu chương trình. Ví dụ: O1234, TP9899, …
+ Thân chương trình gồm một dãy các câu lệnh mang các thông tin
+ Kết thúc chương trình. Ví dụ M30 hoặc M02.
Các khối lệnh khác nhau được đánh số tuần tự và được phân biệt với
các khối khác bởi dấu hiệu kết thúc khối: “;”
 Các từ lệnh thường sử dụng:
 N….số khối 1 tới 9999
 G.... chức năng dẫn dao (lệnh di chuyển)
 X, Y, Z....dữ liệu về vị trí (X còn là thời gian trễ)
 U, W....vị trí gia tăng (U luôn hiện hành)
 R.... bán kính, giá trị độ côn, biến số
 C....vát mép.
 H... địa chỉ offset
 I, J, K....tham số cung tròn, hệ số tỷ lệ, số lần lặp lại chu trình, các trục
đối xứng...
 F....lượng chạy dao, bước ren.
 S.... tốc độ trục chính, tốc độ cắt
 T.... Ten dụng cụ
 M....mã lệnh M(các chức năng phụ)
 P....thời gian trễ, gọi chương trình con, biến số.
 Q....Chiều sâu cắt hoặc giá trị dịch chuyển trong chu trình.
3.5. LẬP CHƯƠNG TRÌNH NC.
3.5.1. Phương pháp lập trình
a) Lập trình thủ công:
b) Lập trình có trợ giúp của máy tính.
 MỘT SỐ MÃ TIÊU CHUẨN
Mã lệnh Chức năng
G00 Lệnh di chuyển vị trí, chạy dao nhanh
G01 Nội suy đường thẳng
G02 Nội suy cung tròn theo chiều kim đồng hồ (CW)
G03 Nội suy cung tròn ngược chiều kim đồng hồ
(CCW)
G04 Lệnh dừng
G17 Gia công trong mặt phẳng XY
G18 Gia công trong mặt phẳng XZ
G19 Gia công trong mặt phẳng YZ
G40 Huỷ bù bán kính dụng cụ
G41 Bù bán kính dụng cụ – Bù trái
G42 Bù bán kính dụng cụ – Bù phải
G90 Lập trình theo kích thước tuyệt đối
G91 Lập trình theo kích thước tương đối
G94 Khai báo bước tiến theo mm /phút
G95 Khai báo bước tiến theo mm /vòng
G96 Lập trình với tốc độ trục chính không đổi (m/ph)
G97 Lập trình với tốc độ trục chính (v/ph)
F Lượng chạy dao
I Lệnh toạ độ tâm theo X (dùng khi nội suy cung tròn)
J Lệnh toạ độ tâm theo Y (dùng khi nội suy cung tròn)
K Lệnh toạ độ tâm theo Z (dùng khi nội suy cung tròn)
S Khai báo tốc độ trục chính
T Lệnh gọi dao
U Toạ độ tương đối – Theo phương X
V Toạ độ tương đối – Theo phương Y
W Toạ độ tương đối – Theo phương Z
X Toạ độ tuyệt đối - Theo phương X
Y Toạ độ tuyệt đối - Theo phương Y
Z Toạ độ tuyệt đối - Theo phương Z
M1 Lệnh dừng chương trình (có điều kiện)
M2 Kết thúc chương trình
M3 Quay trục chính theo chiều kim đồng hồ
M4 Quay trục chính ngược chiều kim đồng hồ

M5 Dừng trục chính

M6 Thay dụng cụ

M8 Mở dung dịch trơn nguội

M9 Tắt dung dịch trơn nguội

M30 Kết thúc chương trình


Chương 4. KỸ THUẬT LẬP TRÌNH ( Fanuc 21)

4.1. CÁC LỆNH LẬP TRÌNH TRÊN MÁY PHAY CNC.

 N... G00 X(U)... Y(V)... Z(W)… ;


Bàn máy sẽ dịch chuyển với tốc độ
lớn nhất tới điểm đích được lập trình
(để thay đổi dụng cụ, bắt đầu gia
công lần sau...)
 G00 - Dịch chuyển nhanh.
 Với G90 (hệ toạ độ tuyệt đối)
 N50 G00 X40 Y56 ;
 Với hệ toạ độ tương đối (G91)
 N50 G00 X-30 Y- 30.5
LẬP TRÌNH TRÊN MÁY PHAY CNC
 G01 - Nội suy đường thẳng

N...G01 X(U)...Y(V)...Z(W)...F...
;
Chạy dao theo đường thẳng với
lượng chạy dao được lập trình.
 Hệ toạ độ tuyệt đối (G90)
 N20 G01 X40 Y20.1 F500 ;
 Hoặc theo tương đối (G91)
 N20 G01 X20 Y-25.9 F500;
 Vát mép và vê tròn góc
 Có thể lập trình để thực hiện tự
động việc vát mép cũng như vê
tròn góc bằng cách đưa vào
khối lệnh có G01 hoặc G00
tham số C hoặc R
 N... G00/G01 X... Y... C;
 N... G00/G01 X... Y... R ;
 G02 -Nội suy cung tròn cùng chiều
kim đồng hồ.
 G03 - nội suy cung tròn ngược chiều
kim đồng hồ.
N...G02/G03 X... Y... Z... I... J... K...F... ;
Hoặc
N...G02/G03 X... Y... Z... R... F... ;
 Lệnh G04 – Dừng dụng cụ
N... G04 X... ; (giây) hoặc
N... G04 p…. ; (ms)

 G7.1: Nội suy theo mặt trụ


N… G7.1 Q…
N… G7.1 Q0
G7.1 Q…: bắt đầu nội suy theo mặt trụ.
Giá trị Q thể hiện bán kính của phôi.
G7.1 Q0: Kết thúc nội suy
Khoảng dịch chuyển của trục Q điều
khiển bởi góc được bộ điều khiển
chuyển thành khoảng cách của một
đường thẳng ảo theo chu vi bề mặt
ngoài của trụ.
Với máy phay, trục quay là Q vì nó
song song với trục Y. Lượng chạy
dao trong nội suy theo mặt trụ được
xem như tốc độ chuyển động trên
vùng trụ được trải rộng ra thành
mặt phẳng.
Lệnh G10 - Cài đặt dữ liệu
Lệnh G10 cho phép xoá bỏ các dữ liệu điều khiển
được cài đặt, các tham số chương trình, dữ liệu
dụng cụ.... G10 thường sử dụng để lập trình cho
điểm gốc phôi
* Dịch điểm Zero
N... G10 l2 Pp… Ip... ;
Tham số p = 1 - Dịch điểm gốc chung
P = 2-7 -Dịch điểm gốc phôi theo hệ toạ độ từ 1-6
Ip - Dịch điểm gốc phôi theo trục tọa độ, khi lập trình
Ip thay bằng các trục toạ độ tương ứng.
 * Bù dao
N.... G10 L11 P... R... ;
P - Số hiệu bù dụng cụ
R - Giá trị bù dụng cụ theo hệ toạ độ tuyệt đối (G90)
 Lệnh G15 lệnh kết thúc nội suy theo toạ độ cực
 Lệnh G16 Bắt đầu nội suy hệ toạ độ cực.
N... G15/G16 ;
Giữa các điểm G16 và G15, các toạ độ điểm được định nghĩa theo hệ
toạ độ cực
Việc lựa chọn mặt phẳng sử dụng toạ độ cực được lập trình theo G17
- G19, theo địa chỉ của trục thứ nhất là bán kính đựơc lập trình,
địa chỉ của trục thứ hai là góc lập trình tính từ gốc phôi.
 Ví dụ:
N75 G17 G16 ;
N80 G01 X50 Y30;
Trục thứ nhất: Bán kính X =50
Trục thứ hai: góc Y =30
 G17-G19 Lựa chọn mặt phẳng
làm việc
N... G17/G18/G19 ;
G17 Mặt phẳng XY
G18 Mặt phẳng ZX
G19 Mặt phẳng YZ
 Lệnh G20 Hệ thống đo theo đơn vị INCH
Bước tiến (mm/ph; inch/ph; mm/vg; inch/vg)
 G21 Hệ thống đo lường theo đơn vị mm
 Lệnh G28 -Về điểm tham chiếu
N... G28 X… Y… Z…;
X, Y, Z : Toạ độ điểm trung gian
 Lệnh G40 - Xoá bù bán kính dụng cụ
G40 chỉ được phép sử dụng kết hợp với các
lệnh dịch chuyển G00 và G01
Lệnh G41 - Bù bán kính dụng cụ -bù trái
N... G41 H... ;
 Lệnh G43 - Bù chiều dài dụng cụ - bù dương.
 Lệnh G44 - Bù chiều dài dụng cụ - bù âm.
N... G43 H05;
Giá trị trong thanh ghi với H05 sẽ được thêm vào giá trị
dịch chuyển theo Z theo chiều dài dụng cụ.
Lệnh G49 - Xoá bù chiều dài dụng cụ
 Lệnh G50 - Xoá hệ số tỷ lệ,
xoá lấy đối xứng.
 Lệnh G51 - Lấy tỷ lệ, lấy đối
xứng.
 N... G50 ;
 N... G51 X... Y... Z...
I... J... K... ;
 X, Y, Z là toạ độ của điểm
gốc lấy tỷ lệ
 I, J, K là hệ số tỷ lệ theo
phương X, Y, Z (theo 1/1000)
 Lấy đối xứng công tua
 Khi đưa vào hệ số tỉ lệ âm, công
tua sẽ được lấy đối xứng qua điểm
gốc PB.
 - Nếu I -1000 thì các vị trí của X sẽ
được lấy đối xứng qua mặt phẳng
YZ
 - Nếu J -1000 thì các vị trí của Y
sẽ được lấy đối xứng qua mặt
phẳng ZX
 - Nếu lập trình K -1000 thì tất cả
các vị trí của Z sẽ được lấy đối
xứng qua mặt phẳng XY.
Lệnh G52 - Hệ toạ độ địa phương.
N... G52 X... Y... Z... ;
Lệnh G53 - Hệ toạ độ máy.
N...G53 X0 Y0 Z10 ;
 Lệnh G54 -G59 Dịch điểm gốc từ 1-6
 Lệnh G61 - Dừng chính xác.
 Cú pháp: N.... G61 ;
Bàn máy sẽ dừng trước khi thực hiện khối lệnh
sau, vì vậy cạnh chi tiết sẽ không bị vê tròn
và phần chuyển tiếp sẽ sắc cạnh
G62/64: hủy G61.
 Lệnh G68 /G69 - Quay hệ toạ độ/ Dừng
quay hệ toạ độ
N...G68 X…Y... R… ;
N...G69 ;
X, Y - Các toạ độ của tâm quay
R - Góc quay
 N10 G43 T10 H10 M6 ;
 N15 S2000 M3 F300 ;
 N20 M98 P030100 ;
 N25 G0 Z50 ;
 O0100;
 N10 G91 G68 X10 Y10 R22.5;
 N15 G90 X29 Y10 Z5 ;
 N20 G1 Z-2 ;
 N25 X44 ;
 N30 G0 Z5 ;
 N35 M99;
 CHU TRÌNH KHOAN G73 - G89
 Lệnh phương pháp cắt G98/G99
 Số lần lặp lại của chu trình.
Thông số K xác định số lần lặp lại của
chu trình.
 G80 Huỷ chu trình khoan:
 G81 Chu trình khoan:
N… G98(G99) G81 X…Y…Z…
(R…) F… K…
Dụng cụ chuyển động xuống tới độ sâu
kết thúc với tốc độ chạy dao và lùi
dao với tốc độ nhanh.
G82 Chu trình khoan có dừng:
N… G98(G99) X… Y… Z… (R)
P… F… K…
 G73/G83 Chu Trình Khoan Có
Bẻ Phoi (Chip break-G73- high-
speed peck drilling cycle ; Peck
drill-G83)
 N … G98(G99) G73/G83 X…
Y…Z… (R…) P… Q… F… K…
 Dụng cụ ăn sâu vào trong chi tiết
với lượng ăn dao Q, chuyển động
lùi lại 1mm để bẻ phoi, lại ăn sâu
lần nữa …Tới tận chiều sâu cuối
cùng cần thiết và lùi dao nhanh.
 G84 Chu trình tarô
 N...G98(G99) G84 X …Y…Z…
(R…) F…P…K…
X…Y vị trí tâm lỗ
Z… chiều sâu cắt theo kích thước tuyệt
đối (hoặc gia tăng)
R[mm]… giá trị chiều cao của mặt
phẳng rút dao
P[msec]… thời gian dừng lại ở đáy lỗ
F… bước ren (lượng chạy dao trên
vòng)
K… số lần lặp lại taro
 Lệnh đổi gốc tọa độ làm việc G92:
Dạng lệnh: N… G92 X… Y… Z…

Lệnh này duy trì ngay cả khi đã kết thúc Prg. bởi lệnh M30
hoặc Reset.
 Ví dụ: G0 X0 Y0 Z5
 G92 X-25 Y-25
 G0 X0 Y0
 ...
 X0 Y0 Z5
 G92 X25 Y25
 1.3. Các lệnh chức năng M.
 Lệnh M00 - Dừng chương trình không điều kiện
Lệnh này sử dụng để dừng chương trình gia công. Trục chính, dung
dịch trơn nguội, bàn dao sẽ dừng, có thể mở cửa an toàn mà không bị
cảnh báo. Để chạy tiếp chương trình, nhấn phím "NC START" và trục
chính lại được bật, các giá trị trước đó lại được phục hồi.
 Lệnh M01 - Dừng có điều kiện
 Lệnh M02 – Kết thúc chương trình
 Lệnh M03 - Bật trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ
 Lệnh M98: Gọi chương trình con
 N... M98 P...
Sau P là 6 con số: 2 số đầu từ trái là số lần gọi Sub. 4 số sau là số hiệu
chương trình con
 Lệnh M99: Kết thúc chương trình con
 Lệnh M98: Gọi chương trình
con
 N... M98 P...
Sau P là 6 con số: 2 số đầu từ trái
là số lần gọi Sub. 4 số sau là số
hiệu chương trình con
 Lệnh M99: Kết thúc chương
trình con
LẬP TRÌNH TRÊN MÁY TIỆN CNC
4.1. CÁC LỆNH LẬP TRÌNH TRÊN MÁY TIỆN CNC.
 G00 - Dịch chuyển nhanh.
N... G00 X(U)... Z(W)… ;
Có thể lập trình với hệ tọa độ
tuyệt đối hoặc hệ tọa độ tương
đối bằng cách sử dụng các địa
chỉ (X,Y) hoặc (U, W).
Với G90 (hệ toạ độ tuyệt đối)
N50 G0 X40 Z56
Với hệ toạ độ tương đối (G91)
N50 G0 U-60 W-30.5
 G01: Nội suy đường thẳng
(có ăn dao)
N…. G01 X(U)… Z(W)… F…
Tốc độ di chuyển được cài đặt
bởi thông số F trong lệnh.
Theo tọa độ tuyệt đối G90:
N20 G01 X40 Z20.1 F0.1
Theo tọa độ tương đối G91:
N20 G01 U20 W-25.9 F0.1
 Vát góc và lượn góc:
N 95 G1 X26 Z53
N 100 Z27 R6
N105 X86 C3
N110 Z0
 Nếu quãng đường di chuyển ở
dòng lệnh nào đó là quá nhỏ
sẽ tạo ra lỗi không có điểm
nội suy cung tròn và vát mép.
Khi đó chương trình sẽ thông
báo lỗi “No.055”.
Lệnh dịch chuyển
theo góc
 G02, G03: Nội suy cung tròn
cùng chiều và ngược chiều kim
đồng hồ.
N…G02 X(U)…Z(W)…I..K..F..
hoặc
N…G02 X(U)…Z(W)…R...F..
 X(U), Z(W): Tọa độ điểm cuối của
cung tròn
 I, K: Các tọa độ tương đối của tâm
cung tròn theo trục X, Z
 R: Bán kính của cung tròn. Với
cung tròn có góc <1800 thì R có
giá trị dương và ngược lại.
 Lệnh G04 – Lệnh dừng.
N...G04 X.... ;(s) hoặc
N... G04 P... ;(ms)

 G7.1 Nội suy hình trụ.


N...G7.1 C... bắt đầu nội suy
tọa độ trụ.
C – giá trị bán kính ngoài của
mặt gia công.
G7.1 C0 kết thúc phép nội suy
trụ.
Khoảng dịch chuyển của trục quay C
tính theo độ được bộ điều khiển
chuyển thành khoảng cách của
một đường thẳng ảo dọc theo bề
mặt ngoài của trụ.
Như vậy, nó có thể nội suy đường
thẳng và đường tròn trên bề mặt
trụ này.
 Lệnh G10. Cho phép ghi đè dữ liệu điều khiển, các tham số chương
trình, dữ liệu dụng cụ...
G10 thường được sử dụng để lập trình điểm gốc phôi
N... G10 P... X... Z... R... Q... ; hoặc
N... G10 P... U... W... C... Q... ;
P0 dịch chuyển giá trị gốc toạ độ phôi;
P1- P64 hiệu chỉnh kích thước dụng cụ
X... lượng bù theo phương X (tuyệt đối)
Z... lượng bù theo phương Z (tuyệt đối)
U... lượng bù theo phương X (gia số)
W... lượng bù theo phương Z (gia số)
R... bán kính mũi dao (tuyệt đối)
C… bán kính mũi dao (tương đối)
Q... Số hiệu mũi dao ảo
 G12.1/G13.1: Nội suy theo tọa
độ độc cực.
 N… G12.1 Bắt đầu nội suy
theo tọa độ độ cực.
 N… G13.1 Kết thúc nội suy
theo tọa độ độc cực.
 Hệ tọa độ độc cực rất thích hợp
để gia công mặt đầu của chi tiết
tiện.
 Các lệnh lập trình được chuyển
sang hệ tọa độ Đêcac thành
chuyển động thẳng của trục X
(chuyển động của dụng cụ) và
chuyển động quay của trục C
(chuyển động của chi tiết) để
điều khiển dao.
G12.1/13.1
Ví dụ phay giác S17
 Chú ý:
Dữ liệu dụng cụ: Trong quá trình cài đặt các thông số bù dao cho dao
phay được cài đặt ở phần dưới các thông số hình học.
X -20
Z (chiều dài theo trục Z)
R (bán kính dao phay)
T 0 (loại dao 0)
 Ở chế độ G12.1 hệ thống tọa độ không thể thay đổi .
 Các lệnh G12.1 và G13.1 phải được lập trình trong các khối lệnh
riêng, không kết hợp với bất cứ lệnh nào.
 Bán kính các cung tròn trong hệ tọa độ độc cực (G02 hoặc G03) có
thể được lập trình với địa chỉ R hoặc lập trình theo tọa độ I, J
 G17-G19: Chọn mặt phẳng gia công.
 G20: Chu trình tiện dọc.
N… G20 X(U)…Z(W)…F… (thẳng)
N… G20 X(U)…Z(W)…R…F (côn)
X(U), Z(W): Tọa độ của điểm K
R[mm]: Tham số của độ côn theo trục X
(+/-).
 Ví dụ:
N100 G91
N110 G20 U-4 W-66 F0.18
N115 U-8
N120 U-12
N125 U-16
N130 G00…
 G24: Chu trình khỏa mặt đầu.
N… G24 X(U)… Z(W)… F… (tiện thẳng)
N… G24 X(U)… Z(W)… R…F… (tiện côn)
R: Tham số côn theo trục Z.
 G28: Trở lại điểm tham chiếu.
N… G28 X(U)… Z(W)…
X, Z… Nội suy theo tọa độ tuyệt đối.
U, W… Nội suy theo tọa độ tương đối.
Đầu tiên sẽ dịch chuyển tới tọa độ X(U) và Z(W), sau đó sẽ chuyển
động tới điểm tham chiếu. Cả hai chuyển động này đều là chạy
dao nhanh (G00).
Bù bán kính dụng cụ.
Trong quá trình đo dụng cụ, các kích thước đều chỉ được xác định
bằng 2 điểm (tiếp xúc với các trục Z và X). Khi xảy ra các chuyển
động theo cả hai trục tọa độ (tiện côn, tiện tròn) vị trí của dụng cụ
theo lý thuyết không còn trùng với vị trí thực của dụng cụ nữa và
sẽ có sai số kích thước xuất hiện trên chi tiết.
 Khi không bù sai số của lưỡi cắt, sai
số lớn nhất xảy ra khi đường chuyển
động của dao lệch 450 so với trục tọa
độ. Bán kính lưỡi cắt nằm trong
khoảng (0,4-0,6mm), đường chuyển
động thực của dao sẽ cách đường lập
trình một khoảng >=0.16mm-0,24mm
theo các trục X và Z. Nếu có bù bán
kính của lưỡi cắt, các sai số kích
thước này sẽ tự động được tính toán
và bù bởi hệ điều khiển. Để có thể bù
bán kính lưỡi cắt, bạn phải nhập bán
kính lưỡi cắt và vị trí cắt trong phần
dữ liệu offset dụng cụ.
Lệnh G40 - Xoá bù bán
kính dụng cụ
Lệnh G41 Bù trái bán
kính dụng cụ
Lệnh G42 - bù phải bán
kính dụng cụ
Lệnh G70/G71 - đơn vị
đo theo INCH/MM.
 Lệnh G72 - Chu trình tiện tinh.
N... G72 P... Q... ;
P - Số thứ tự câu lệnh bắt đầu khai báo bề
mặt tiện tinh
Q- " kết thúc
 Lệnh G73 - Chu trình gia công thô
chạy dao dọc
N...G73 U1... R... ;
N...G73 P...Q...U2+/-...W... F... S... T... ;
 Chú ý:
- F, S, T giữa P và Q sẽ bị bỏ qua
- Điểm C phải nằm ngoài biên dạng
 Lệnh G74 – Chu trình gia công thô chạy dao ngang
 Lệnh G75 - Chu trình tiện theo biên dạng
 Lệnh G76- Chu trình khoét lỗ dọc trục
 Lệnh G77 - chu trình cắt rãnh
N...G77 R1... ;

N...G77 X(U)...Z(W)...P... Q... R2... F... ;


+ R1[...m] - lượng rút dao để bẻ phoi
+ R2[mm] – Lượng lùi dao ở độ sâu cuối

+ X(U), Z(W) - toạ độ tuyệt đối (hoặc gia số) của điểm K.
+ P [m] - chiều sâu mỗi lần ăn dao theo phương X.
+ Q [m] - lượng mở sau mỗi lát cắt
F - lượng chạy dao.
 Lệnh G78 - Tiện ren
N...G78P1… Q1... R1... ;
N...G78X(U)... Z(W)... R2...
P2... Q2... F... ;
+ P1 kèm theo 6 con số chỉ tham
số và được chia ra làm các cặp
số sau:
Hai số đầu tiên Pxxxxxxchỉ số lát
cắt tinh
Hai số giữa Pxxxxxx chỉ lượng ren
cạn: xx=10PF /F (mm)
Hai con số cuối cùng Pxxxxxx chỉ
góc ren
+ Q1[m] - chiều sâu cắt nhỏ nhất
theo gia số.
+ R1 - lượng cắt tinh [mm]
+ X(U), Z(W) - toạ độ tuyệt đối (hoặc
tương đối) của điểm K
+ R2 [mm] - độ dốc của ren côn (có
dấu) R=0 nếu là ren trụ
+ P2 [m ] - chiều sâu ren (luôn
dương)
+ Q2 [m] - chiều sâu ren cho lát cắt
đầu tiên (theo bán kính)
+ F [mm] - bước ren.
 Lệnh G83 - Chu trình khoan (Lệnh phương
pháp cắt G98/G99)
 N... G98 (G99) G83 X0 Z(W)... (R...) Q... P... F...
M...;
+ G98 (G99) quay về mặt phẳng bắt đầu (hoặc mặt
phẳng lùi dao)
+ X0 - vị trí lỗ theo phương X (luôn là Zê rô)
+ Z(W) - chiều sâu tuyệt đối (hoặc gia số) của lỗ
khoan
+ R[mm] - giá trị theo gia số của mặt phẳng lùi dao so
với điểm bắt đầu theo phương Z.
+ Q[m] - chiều sâu mỗi lần khoan
+ P[ms] - thời gian dừng ở cuối lỗ khoan
+ F - lượng chạy dao
+ M - chiều quay trục chính
+ K - Số lần lặp chu trình
 Lệnh G80 - xoá chu trình.
 Lệnh G84 - Chu trình ta rô
N... G98 (G99) G84 X0 Z(W)... (R...) F... M... ;
 P... - [ms] thời gian dừng ở đáy lỗ
Lệnh G90/91 - Lập trình theo hệ toạ độ tuyệt
đối/tương đối.
Lệnh G92 - Giới hạn tốc độ trục chính.
N... G92 S... ; (giới hạn tốc độ trục chính)
 G92 Thiết lập hệ toạ độ
 N... G92 X... Z... ; (thiết lập hệ toạ độ) hoặc
 N... G92 U... W... ; (dịch gốc toạ độ)
không xoá được bằng lệnh M30 hoặc RESET
 Lệnh G94 - Lượng chạy dao theo phút
 Lệnh G95 - lượng chạy dao theo vòng
 Lệnh G96 - tốc độ cắt không đổi (đơn vị m /ph)
 Lệnh G97 - Số vòng quay trục chính (đơn vị V /ph)
Ngôn ngữ lập trình tự động APT
 1 Quá trình xử lý dữ liệu gia công với ngôn ngữ lập trình APT
2. Các từ lệnh APT:
2.1. Các câu lệnh hình học:
 Khởi tạo đặc trưng hình học bằng chương trình đòi hỏi liệt kê và
thực hiện tất cả việc khai báo các đối tượng của thực thể đó. Sự
lựa chọn này, luôn có sẵn trong các gói phần mềm CAD/CAM.
Chức năng của những chương trình đó là dựa hoàn toàn vào việc
viết chương trình để vẽ những đối tượng thiết kế. Trong trường
hợp mà đối tượng được vẽ bằng tay, chúng ta cần phải khai báo
nó và viết chương trình CAD phù hợp để có thể tái tạo nó. Nó cho
phép chúng ta lưu trữ và thay đổi bản vẽ khi cần. Ngôn ngữ lập
trình của CAD thường bỏ qua những thao tác vẽ mà nói với máy
tính để nó vẽ chính xác cái gì và ở vị trí nào mà không gặp lỗi
thiết bị do sai khác khi sử dụng chuột hay joystick.
Lợi ích của việc mô tả hình học bằng chương trình tương tự
như lập trình sử dụng ngôn ngữ bậc cao. Nó bao gồm:
 Sử dụng những tên biến. (Những thực thể có thể được thay
đổi bằng việc thay đổi những giá trị của các biến này).
 Có thể tạo ra những chương trình con tại những chỗ cần lặp
lại bản vẽ của những đối tượng giống nhau.
 Dễ dàng điều khiển sự gán thực thể qua tên biến.
 Dễ dàng kết hợp với phần mềm phân tích. Khởi tạo hình học
bằng chương trình tạo nên cơ sở để xây dựng các chương
trình tiền xử lí và hậu xử lí trong các gói phần mềm
CAD/CAM cũng như phân tích phần tử hữu hạn và gia công
có sự trợ giúp của máy tính.
 Các câu lệnh hình học bao gồm việc tạo ra những thực thể như điểm,
đường thẳng, đường tròn, mặt phẳng, trụ, elip, mặt côn, và cầu. Cũng
như với bất kì một ngôn ngữ lập trình nào, người lập trình có nhiệm vụ
tìm hiểu để tạo ra một phương pháp xây dựng đặc trưng hình học của
một chi tiết gia công cụ thể. Những dữ liệu đã biết hoặc những thực thể
đã được tạo dựng có thể sử dụng linh hoạt trong việc xây dựng các bản
vẽ thiết kế. Cấu trúc của câu lệnh mô tả hình học như sau:
 Tên biến của thực thể = tên hàm của thực thể / mô tả hàm.
Trong một số trường hợp mà thông tin không thể mô tả chính xác, như
điểm cần dựng là một trong hai điểm được đưa ra khi mà một đường
thẳng cắt một đường tròn, một từ lệnh bổ nghĩa được bổ xung để mô tả
tốt nhất thực thể trong mối quan hệ với toạ độ tuyệt đối và với những
thực thể khác.
Dưới đây là những ký hiệu viết tắt được sử dụng trong việc mô tả hình học.
 INTERC: intersection.
 TANTO: tangent to.
 ATANGL: at an angle of (vị trí góc cho theo độ)
 PERPTO: perpendicular to
 PARLEL: parallel to

Hình1 Mô tả bổ xung trong hệ toạ độ x-y


 Dưới đây sẽ trình bày các câu lệnh hình học phổ biến trong
hầu hết những gói phần mềm CAD. Chúng là cơ sở cho
ngôn ngữ APT lập trình trong gia công.
 2.1.1. Định nghĩa điểm:
 Tạo điểm là lệnh thông dụng nhất. Điểm thường cần
cho việc tạo ra những thực thể khác. Khi một điểm được
tạo, nó có thể được sử dụng bằng cách tham chiếu đến tên
biến của nó. Chú ý là máy tính sử lý những thực thể theo
trình tự nối tiếp như được viết trong chương trình. Nếu một
lệnh hình học phối hợp những thực thể khác, thì những thực
thể tham chiếu cần phải được định nghĩa trước đó nếu
không bộ xử lý sẽ dừng chương trình. Có một số cách có thể
khởi tạo các điểm như sau:
 1. Theo toạ độ tuyệt đối: biểu thị toạ độ Đề Các của vị trí của
điểm với hệ toạ độ tuyệt đối.
 PT=POINT/X, Y, Z
 (nếu Z=0, thì thành phần Z có thể không biểu diễn.)
 Ví dụ: PT=POINT/5, 6
 2. Giao của hai đường thẳng: hai đường thẳng cắt nhau tại một
điểm được định nghĩa như sau:
 PT=POINT/INTOF, LINE1, LINE2
3. Giao điểm của đường thẳng và đường tròn: Vì một đường thẳng
cắt một đường tròn tại hai điểm nên cần phải bổ sung thêm một
dấu hiệu phân biệt (modifier) giữa hai điểm đó.
 PT=POINT/MODIFIER, INTOF, LINE, CIRCLE
 Lựa chọn bổ xung là {XLARGE, XSMALL, YLARGE,
YSMALL}
VD: PT1=POINT/XSMALL, INTOF, LINE1, CIRCLE1
4. Giao của hai đường tròn:
 PT=POINT/MODIFIER, INTOF, C1, C2
 Lựa chọn bổ xung là {XLARGE, XSMALL, YLARGE, YSMALL}

5. Điểm là kết quả từ một đường thẳng tưởng tượng làm với trục X góc  và
tiếp tuyến với đường tròn:

PT=POINT/CIRCLE, ATANGL (angle in degrees)


PT1=POINT/CIRCLE1, ATANGL, 40
6. Điểm là tâm của đường tròn: để sử dụng điểm tâm của đường tròn thì
phải theo định nghĩa sau:
 PT=POINT/CENTER, CIRCLE

7. Giao điểm của đường thẳng và mặt côn: tương tự như giao điểm của
đường thẳng với đường tròn,
 PT=POINT/MORDIFIER, INTOF, LINE, CONE
 PT1=POINT/XSMALL, INTOF, LINE1, CONE1
8. Giao điểm của 3 mặt phẳng: 3 mặt phẳng cắt nhau tại một điểm.
 PT1=POINT/INTOF, PLANE1, PLANE2, PLANE3
9. Hệ toạ độ cực: sử dụng các mặt phẳng x-y, y-z, z-x, chúng ta có thể xác
định các điểm và độ dài của cung tròn sử dụng bán kính và góc quay.
 PT=POINT/RTHETA, XYPLANE, RADIUS, ANGLE (in degrees)

10. Điểm là vị trí thứ n của một dãy điểm: một dãy các điểm theo một kiểu
nào đó có thể được lưu trữ dưới một tên.
PT1=POINT/PATTERN1, 6
2.1.2. Định nghĩa đường thẳng:
Mô tả một đường thẳng có thể là một đoạn thẳng trong hệ toạ độ tuyệt đối
hoặc là một đường thẳng bị giới hạn trong không gian làm việc đã có :
 Đường thẳng qua 2 điểm: đây là mô tả một đoạn thẳng bởi việc định
nghĩa các điểm mút của nó. Những điểm mút có thể được định nghĩa
trước đó hoặc chỉ bằng toạ độ của chúng,

 LIN=LINE/PT1, PT2
 LIN=LINE/X1, Y1, Z1, X2, Y2, Z2
2. Đường thẳng qua một điểm và tiếp xúc với một đường tròn: có 2 đường
thẳng có thể vẽ từ một điểm và tiếp xúc với một đường tròn.
 LIN=LINE/POINT, MODIFIER, TANTO, CIRCLE

 LINE1=LINE/PT1, RIGHT, TANTO, CIRCLE1


3. Đường thẳng tiếp xúc với hai đường tròn:
LINE1 = LINE/LEFT, TANTO, CIRCLE1, LEFT, TANTO, CIRCLE2
LINE2 = LINE/RIGTH, TANTO, CIRCLE1, LEFT, TANTO, CIRCLE2
4. Đường thẳng qua một điểm và làm một góc với trục OX hoặc OY:
 LIN = LINE/PT1, ATANGL (in degree), AXIS

 LINE1 = LINE/PT1, ATANGL 25, XAXIS


5. Một đường thẳng qua một điểm và dốc so với trục X và Y:
LIN = LINE/ POINT, SLOPE, NUMERICAL VALUE
LINE1 = LINE/ PT1, SLOPE, 1
6. Một đường thẳng nằm trên trục X hoặc Y và nằm trên mặt phẳng X_Y:
LIN = LINE/ XAXIS

7. Đường thẳng qua một điểm và dốc so với đường thẳng khác:
LIN = LINE/ POINT, SLOPE, NUMERICAL VALUE, LINE
8. Đường thẳng qua một điểm và song song với đường thẳng khác:
 LIN = LINE/ POINT, PARLEL, LINE
9. Đường thẳng qua một điểm và vuông góc với đường thẳng khác:
 LIN = LINE/ POINT, PERPTO, LINE
10. Một đường thẳng song song với một đường thẳng khác và cách một
đoạn xác định:
LIN = LINE/ PARLEL, LINE, MODIFIER, OFFSET VALUE

LINE2 = LINE/ PARLEL, LINE1, XSMALL, 20


11. Một đường thẳng tạo bởi giao điểm của hai mặt phẳng:
 LIN = LINE/ INTOF, PLANE1, PLANE2
12. Một đường thẳng nghiêng chắn một khoảng trên trục tọa độ:
LINE1 = LINE/ SLOPE, 1, INTERC, XAXIS, 6
14. Một dạng đường thẳng tạo bởi một góc và một toạ độ chắn:
LIN = LINE/ ATANGL, DEGREES, INTERC, MODIFIER, d

LINE1 = LINE/ ATANGL, 48, INTERC, XAXIS, 5


15. Một đường thẳng trong mặt phẳng X_Y qua một điểm và tiếp tuyến với
đường sinh của mặt trụ: LIN = LINE/ POINT, TANTO, TABCYL
16. Đường thẳng qua một điểm và vuông góc với đường sinh của mặt trụ:
 LIN = LINE/ POINT, PERPTO, TABCYL
2.1.3. Mặt phẳng: Một mặt phẳng cần ít nhất là 3 điểm để mô tả nó.
Dưới đây là một số cách để biểu diễn mặt phẳng:
1. Định hệ số của phương trình mặt phẳng ax+by+cz-d=0
 PL = PLANE/ a, b, c, d
 PL = PLANE/6, 7, 0, 0
2. Mặt phẳng xác định bởi 3 điểm:
 PL = PLANE/ POINT1, POINT2, POINT3
3. Mặt phẳng qua 1 điểm và song song với một mặt phằng khác:
 PL = PLANE/ POINT, PARLEL, PLANE
 PL2 = PLANE/ PT1, PARLEL, PL1
4. Mặt phẳng song song với một mặt phẳng cho trước và cách mặt phẳng đó
một khoảng xác định:
PL = PLANE/ PARLEL, PLANE, MODIFIER, NUMERICAL VALUE
5. Một mặt phẳng qua một điểm và vuông góc với một vector cho trước:
 PL = PLANE/ POINT, PERPTO, VECTOR1
6. Một mặt phẳng qua hai điểm và vuông góc với một mặt phẳng cho trước:
 PL = PLANE/ POINT1, POINT2, PERTO, PLANE
7. Mặt phẳng vuông góc với hai mặt phẳng và qua một điểm:
 PL = PLANE/ POINT, PERTO, PL1, PL2
2.1.4. Đường tròn:

1. Đường tròn mô tả bởi tâm và bán kính:


C = CIRCLE/ CENTER, POINT1, RADIUS, RADIUS VALUE
C = CIRCLE/ CENTER, POINT, TANTO, LINE
VÍ DỤ: C1= CIRCLE/ CENTER, PT1, RADIUS, 15
2. Đường tròn mô tả bởi tâm và tiếp tuyến với một đường thẳng:
 C = CIRCLE/ CENTER, POINT, TANTO, LINE
 VÍ DỤ: C1= CIRCLE/ CENTER, PT1, TANTO, LINE1
3. Đường tròn được mô tả bởi một điểm tâm và một điểm nằm trên chu vi:
C = CIRCLE/ CENTER, POINT1 (center point), POINT2
4. Đường tròn được mô tả bằng 3 điểm trên chu vi:
VÍ DỤ: C1 = CIRCLE/ PT1, PT2, PT3
5. Đường tròn được mô tả bởi điểm tâm và tiếp tuyến với đường tròn khác:
 C = CIRCLE/ CENTER, POINT1, TANTO, CIRCLE
 Ví dụ: C2 = CIRCLE/ CENTER, PT1, TANTO, CIRCLE1
6. Đường tròn được mô tả bởi bán kính và hai đường thẳng giao nhau:
 C= CIRCLE/ TANTO, LINE, MODIFIER, POINT, RADIUS, RADIUS
VALUE

VD: C2=CIRCLE/ TANTO XSMALL, L2, YSMALL, L1, RADIUS, 15


C3=CIRCLE/ TANTO YLARGE, L2, YLARGE, L1 RADIUS, 15
7. Đường tròn xác định bởi bán kính, tiếp tuyến với một đường thẳng và đi
qua một điểm cho trước:
C = CIRCLE/ TANTO, LINE, MODIFIER, POINT, RADIUS, RADIUS
VALUE
8. Đường tròn xác định bởi bán kính cho trước, tiếp tuyến với đường thẳng
và đường tròn khác:
C = CIRCLE/ MODIFIER, LINE1, MODIFIER, IN/OUT, C2, RADIUS,
RADIUS VALUE
9. Đường tròn được mô tả bởi bán kính và tiếp tuyến với hai đường tròn:
C = CIRCLE/ MODIFIER, IN/OUT, C2, IN/OUT, C3, RADIUS, RADIUS
VALUE
10. Một đường tròn với bán kính cho trước tiếp xúc với đường thẳng và
đường sinh của mặt trụ:
C = CIRCLE/ TANTO, LINE1, MODIFIER, TABCYL, MODIFIER,
POINT (closest point), RADIUS, RADIUS VALUE
 2.2. Các câu lệnh dịch chuyển:
2.2.1. FROM: Từ vị trí xuất phát của dao (lệnh bắt đầu dịch chuyển), dùng
để ấn định điểm xuất phát của dao mà từ đó các dịch chuyển tiếp theo
của dao được đo, tính. Điểm này do người lập trình APT xác định và
cài đặt khi vận hành máy CNC.
 Các phương pháp xác định điểm xuất phát:
1- Xác định bởi một điểm đã định trước (TARG):
 FROM/TARG
2- Xác định bởi các tọa độ tại điểm xuất phát:
 FROM/-8, -8, 0
2.2.2. GO: Lệnh bắt đầu dịch chuyển theo biên dạng, dùng để đưa dao từ vị
trí xuất phát tới bề mặt dẫn dao tới bề mặt chi tiết và bề mặt kiểm tra.
 Ví dụ: GO/TO, L1, TO PL1, TO L2
TO TO TO
 GO/ PASS, Driver surface, PASS, Part surface, PASS, Check surface
ON ON ON

 Check surface: Nó xác định một bề mặt mà tới đó dụng cụ phải dừng lại
 Part surface: Là mặt tiếp xúc với lưỡi cắt, nó điều khiển chiều sâu cắt.
 Driver Surface: Là mặt dẫn dao để thực hiện chuyển động mong muốn.
2.2.3 GODLTA: (go delta)
 Là lệnh dịch chuyển từ điểm đến điểm, dẫn dao dịch chuyển gia tăng từ
vị trí hiện thời đến điểm đã định.
 Ví dụ: GODLTA/20, 30, -40, FEDRAT
 Dao sẽ dịch chuyển 20mm theo phương X, 30mm theo Y và -40mm
theo Z kể từ vị trí hiện thời.
2.2.4. GOBACK: Là lệnh dịch chuyển theo biên dạng, nó dẫn dao chuyển
dịch trở lại theo hướng (GOFWD) trước đó.
 Ví dụ: GOBACK/PL5, TO, L1
 Chú ý:
1- Khi Xác định lệnh dịch chuyển, người lập trình phải xem xét vị trí hiện
thời của dao và chọn lệnh dịch chuyển dao tiếp theo cho phù hợp với
các lệnh trước đó: GOBACK, GOFWD, GOUP, GODOWN, GORGT,
GOLFT.
2- Quy định về hình học:
Một sự lệch hướng khỏi đường chuyển động
trước đó một góc nhỏ (2o) cũng được xem là
chuyển động phải hoặc trái.
2.2.5. Lệnh GOTO:
 Là lệnh dịch chuyển từ điểm đến điểm,
được dùng để dịch chuyển tâm dao tới một
điểm xác định.
- Tới điểm đã có trước: GOTO/P1
- Tới điểm có tọa độ nào đó: GOTO/20/50/0
2.2.6. RADIUS: Là lệnh xác định bán kính
của một đường tròn.
• Các lệnh hiệu chỉnh dịch chuyển
2.2.7. ON: Là lệnh xác định điểm trên bề mặt kiểm tra mà ở đó dịch chuyển
của dao kết thúc.
2.2.8. TO: Là lệnh xác định điểm sát trước bề mặt kiểm tra mà ở đó dịch
chuyển của dao kết thúc.
2.2.9. PAST: Là lệnh xác định điểm sát sau bề mặt kiểm tra mà ở đó dịch
chuyển của dao kết thúc.

2.2.10. TANTO: Là lệnh dùng trong nhiều trường hợp khác nhau, ví dụ:
Có thể nó là dữ liệu bổ xung, để xác định đường tiếp tuyến của phần tử hình
học này với phần tử hình học khác như đã dùng ở trên.
- Có thể là một lệnh hiệu chỉnh dao, để xác định dịch chuyển của dao là
tiếp tuyến với bề mặt kiểm tra.

 Các lệnh về hậu xử lý:


2.2.11. MACHIN: Là lệnh để chọn máy gia công và gọi chương trình hậu
xử lý dùng cho máy đó. Ví dụ: MACHIN/Mill,1 // là lệnh chọn máy
phay, số 1 xác định máy và hệ hậu xử lý cụ thể. Hệ thống APT sẽ gọi
chương trình hậu xử lý để xuất ra file NC cho máy đã chọn.
2.2.12. TURRET: Là lệnh hậu xử lý để xác định vị trí ụ dao (ổ quay) ở máy
tiện hoặc khoan CNC hoặc để gọi một dao cụ thể từ hệ thống thay dao
tự động. Ví dụ: TURRET/T3
2.2.13. COOLNT: Làm mát
- COOLNT/ON - COOLNT/FLOOD
- COOLNT/OF - COOLNT/MIST
2.2.14. RAPID: Chạy nhanh
2.2.15. SPINDL: Tốc độ trục chính.
2.2.16. FEDRAT: Tốc độ tiến dao
2.2.17. END: là lệnh kết thúc, để dừng máy ở cuối một đoạn chương trình,
có thể dùng để thay dao bằng tay. Để tiếp tục có thể dùng FROM.
2.2.18. TLAXIS/ 0, 0, 1: là lệnh chọn trục dụng cụ là trục Z
 Các lệnh phụ trợ:
2.2.18. CUTTER: Xác định đường kính dao để thực hiện chức năng bù dao.
Ví dụ: CUTTER/20 Đường kính dao 20mm
2.2.19. FINI: Là từ lệnh cuối cùng, kết thúc chương trình APT.
2.2.20. PARTNO: Là lệnh dùng khi bắt đầu chương trình APT để xác định
tên, số hiệu chương trình gia công.
2.2.21. INTOL/ OUTOL: Là lệnh cho biết sai lệch cho phép giữa contour
yêu cầu với contour thực hướng về phía trong/ngoài:
Ví dụ: INTOL/0.05
2.2.22. Lệnh macro:
Trong gia công, để hoàn thành một nguyên công cần thực hiện nhiều đường
chuyển dao hoặc bước. Macro thường được sử dụng để thực hiện các
nhiệm vụ lặp lại đó.
Dạng lệnh:
 Name= Macro/(danh sách các tham số)
 .
 .
 .
 TERMARC // Kết thúc Macro
2.3. Cấu trúc của chương trình gia công:
 $$ Phần mở đầu:
 PARTNO: Là lệnh đầu tiên của chương trình, để xác định tên, số hiệu
chương trình
 MACHINE / …
 CLPRNT // lệnh in ra CL file
 UNITS / … // lệnh xác định đơn vị đo
 OUTTOL / … // lệnh dung sai ngoài
 INTOL / … // lệnh dung sai trong
 ….
 $$ Các lệnh về dụng cụ, chế độ cắt, điều kiện cắt:
 TLAXIS/ …
 TURRET/ …
 CUTTER / …
 FEDRAT / …
 SPINDL / …
 COOLNT / …
 ….
 $$ Các định nghĩa hình học, các lệnh dịch chuyển dao:
 SP= POINT / …
 P1= POINT/ …
 …..
 FROM / …
 GO / …
 GOFWD / …
 ……
 $$ Các lệnh kết thúc:
 END
 FINI // lệnh cuối cùng.
CALL Name/(danh sách các tham số)/
Ví dụ cần khoan lỗ D=12 rồi khoan rộng D=20 ta có:
 .
 .
 .
 DRILL=MACRO/V, DIA
 FEDRAT/V
 CUTTER/DIA
 GODLTA/0, 0, -20
 GODLTA/0 ,0 20
 FEDRAT/OFF
 TERMARC
 .
 .
 CALL DRILL/V=200, DIA=12
 CALL DRILL/V=120, DIA= 20
BÀI TẬP

- CAD:
BÀI TẬP
-Bài tập lớn: Thiết kế sản phẩm nhựa và
lòngkhuôn/lõi khuôn ép phun cho nó:
- Bài tập tiện CNC- 3 trục
Đề thi CNC
Đề thi CNC-T1
BÀI TẬP
- Bài tập tiện CNC- 3 trục

You might also like