You are on page 1of 37

KỸ NĂNG CHÀO

HỎI
NHÓM 111 - K8QTDLC
ÁNH MẮT
Kỹ nă ng giao tiếp bằ ng á nh mắ t là vô cù ng quan
trọ ng trong cá c cuộ c giao tiếp dù là cô ng việc, tình
cả m hay chuyện gia đình. Đô i khi, ngườ i ta chỉ cầ n
nhìn á nh mắ t củ a nhau đã có thể hiểu đượ c ý nghĩ
thậ t sự củ a đố i phương. Vì thế mà việc họ c cá ch
trao đổ i và sử dụ ng á nh mắ t hợ p lý chắ c chắ n sẽ
đem lạ i cho bạ n nhữ ng hiệu quả bấ t ngờ trong
cuộ c số ng.
1. TÁC ĐỘNG CỦA GIAO TIẾP
BẰNG MẮT
Giao tiếp bằng mắt tốt là kỹ năng mà ai cũng nên tập luyện
để kiểm soát và sử dụng nó hiệu quả hơn trong giao tiếp. Tác
động của mắt cũng là một dạng của Body Language góp
phần quan trọng chiếm 55% hiệu quả cuộc nói chuyện cao
hơn lời nói.
Thường xuyên giao tiếp bằng mắt không chỉ khiến bạn
trông hấp dẫn hơn rất nhiều trong mắt đối phương mà còn
cải thiện chất lượng của sự tương tác đó.
Giúp cho mọi người trở nên thu hút nhiều người hâm mộ
hơn, yêu thích hơn nếu bạn làm công việc của thông tin
đại chúng.
· Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự thân mật, dễ truyền đi thông
điệp, ít bị hiểu nhầm trong cuộc nói chuyện và khiến đối
phương có cái nhìn tích cực hơn về sự tương tác cũng như cảm
thấy kết nối hơn với bạn.
· Giao tiếp tốt bằng mắt có thể nâng cao chất lượng của những
tương tác trực tiếp
· Nhìn thẳng vào mắt người khác và thu hút ánh nhìn của họ có thể
giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ, tìm việc, trình bày ý tưởng,
diễn thuyết, tán tỉnh và quyền lực hơn.
· Nó có thể giúp cho những người tranh luận trở nên thuyết phục
hơn một cách mãnh liệt và rõ ràng hơn
• Đôi mắt là cửa sổ kết nối
• Đôi mắt thể hiện cảm xúc
2. Tầm quan trọng của
• Giao tiếp bằng mắt thể hiện
giao tiếp bằng mắt
sự chú ý
• Giao tiếp bằng mắt thể hiện
gắn kết thân mật
3. Các kỹ năng giao tiếp
bằng mắt
Trong công việc buôn bán và trao đổi sản phẩm hay hàng
hóa. Việc giao tiếp bằng mắt rất quan trọng. Hãy vừa tư vấn
và vừa quan sát người mua hàng, khi nói đến vấn đề mà
khách hàng thích thú, ánh mắt họ sẽ sáng lên một cách
chăm chú hơn. Điều đó giúp bạn dừng lại và đào sâu vào
vấn đề đang nói hơn.
Khi thuyết trình
Đừng dồn ánh mắt vào một ai đó mà trang trải ánh mắt ra một
cách chân thực. Suy nghĩ bằng sự tự tin, tin tưởng vào những gì
mình đang nói. Điều này giúp cho ánh mắt bạn kiên định, tiếp
được năng lượng hơn vào lời nói và người nghe sẽ cảm nhận được
ý nghĩa câu chuyện.
Khi phỏng vấn xin việc
Khi phỏng vấn xin việc, giao tiếp bằng mắt là yếu tố quan
trọng thứ hai chỉ sau cách ăn mặc khi nói đến những yếu tố
ảnh hưởng không lời. Đừng ủ rũ, thiếu tự tin trong ánh mắt.
Tập trung suy nghĩ về sự kiên định trong ánh mắt, mắt nhìn
thẳng, không đảo mắt liên tục khi nói.
Khi muốn chiếm ưu thế
Hãy giao tiếp bằng mắt nhiều hơn khi bạn nói và ít hơn khi bạn
lắng nghe.
Che giấu đôi mắt: việc khiến đối phương không thể nhìn nhận
được sự di chuyển của ánh mắt trong bạn sẽ khiến bạn trở nên khó
kiểm soát trong họ. Điều đó khiến bạn trở nên uy quyền và nắm
được nhiều ưu thế hơn.
Nhìn chằm chằm: Khi muốn đe dọa và thể hiện sự tức giận một ai
đó, bạn nên nhìn chằm chằm vào họ và chuyển ánh nhìn trước họ.
Khi muốn lấy tình cảm của ai đó.
Trong khi bạn cũng dễ có thể cảm nhận được đối phương
có cảm tình với bạn hơn khi nhìn vào ánh mắt. Nếu đối
phương nhìn xuống nhanh chóng là dấu hiệu khả quan cho
mối quan hệ. Ngược lại nếu nhìn lên thì có lẽ mối quan hệ
này khá chán. Nhưng nhìn sang hai bên thì đối phương có vẻ
đang phân vân lựa chọn.
4. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIAO
TIẾP BẰNG MẮT

• Ấn tượng xấu từ cái nhìn đầu tiên


• Không nhìn vào mặt nhau khi nói chuyện
• Tránh nhìn chằm chằm
• Giao tiếp bằng mắt quá lâu
• Không có tín hiệu phản hồi.
• Chăm chú nhìn điện thoại.
• Nhìn vào khuyết điểm của người khác.
• Nhìn người khác khi dùng bữa.
Tiểu kết
Kỹ năng giao tiếp bằng mắt rất quan trọng mà bạn cần tìm hiểu
kỹ, quan sát và tập luyện. Không chỉ luyện ánh mắt mà còn phải
tập trung vào suy nghĩ. Bạn không thể điều khiển ánh mắt tốt khi
suy nghĩ của bạn trái ngược. Chính vì thế, hãy thể hiện ánh mắt
một cách tích cực nhất, chân thành nhất và người đối diện sẽ cảm
nhận được nó.
NỤ CƯỜI
Không phải ngẫu nhiên người ta gọi nụ cười là trang
sức, mà còn là trang sức thật sự đẳng cấp. Vậy tại sao
ta không sử dụng thứ trang sức này cho mỗi một cuộc
giao tiếp? Và sử dụng nó như thế nào để gây ấn tượng
cho đối phương.
Tính tích cực của nụ cười

Mỉm cười nhiều khi cũng dùng để truyền đạt thông tin,
có thể thay cho lời chào, đôi khi được dùng trong trường
hợp từ chối khéo một lời đề nghị nào đó. Một khi trong
lòng bạn không muốn từ chối bằng lời nói, bạn hãy mỉm
cười thay vì nói không! Như vậy sẽ không làm người
khác mất lòng.
Nụ cười trong giao tiếp là một hình thức tích cực của giao tiếp
không lời và thường thể hiện nhiều hơn những gì chúng ta nói. Một
nụ cười trong giao tiếp là cách chứa đựng rất nhiều thông tin và thể
hiện một cảm xúc tích cực cho họ và cho người khác. Khi một ai đó
cười, điều đó phản ánh người đó có sự quyết tâm và hi vọng nhiều
vào cuộc sống.
Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương mặt,
làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến, dễ gần. Một nụ cười
chẳng hao tốn gì mà giá trị nó đem lại thật là vô giá. Nụ cười có khi
chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng làm ta nhớ mãi suốt đời. Nụ cười
thật đơn giản nhưng không thể mua, không thể xin hay vay mượn
được.
Hãy cười khi gặp nhau, khi tạm biệt, xin lỗi, cám ơn và cả
khi ai đó xung quanh bạn đang mệt mỏi vì cuộc sống, đang
cần được bạn chia sẻ, thì nụ cười của bạn sẽ mang lại sức
mạnh và niềm tin cho người đó đấy.
Trong các cuộc giao tiếp, người ta đánh giá rất cao thái
độ hợp tác của đối phương. Một nụ cười xuất phát từ sự
chân thành là điều vô cùng cần thiết. Sự chân thành chỉ
diễn ra khi chính bạn cười bằng sự tương tác cảm xúc tích
cực.
Tính tiêu cực
• Tuy vậy vô duyên do nụ cười gây ra cũng không phải ít . Vậy khi nào
nụ cười trở thành vô duyên? Nếu bạn cười mà mọi người cùng vui vẻ
hưởng ứng cười theo, ấy là có duyên, Còn nếu bạn cất tiếng cười
trong một bầu không khí không đáng cười thì bạn sẽ trở thành vô
duyên.
• Việc hào phóng nụ cười có mâu thuẫn với câu tục ngữ “Vô duyên
chưa nói đã cười” không? Không mâu thuẫn đâu, vì chưa nói “tức là
chưa ai biết bạn sẽ đưa ra “thông báo” gì mà bạn đã cười thì thật
không nên.
Ý NGHĨA NỤ CƯỜI TRONG GIAO TIẾP

• Không phải ngẫu nhiên người ta gọi nụ cười là trang sức, mà


còn là trang sức thật sự đẳng cấp.
• Nụ cười là một trang sức đặc biệt khi đó là một trang sức có
văn hóa.Đó là trang sức đã được chế tác tinh xảo không phải
bởi bàn tay, không phải bởi hóa chất mà bằng văn hóa đích
thực của con người.
• Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là thể hiện sức
mạnh hoặc truyền đạt thông tin. Từ bản chất, nụ cười chẳng
ăn, cắn hay nhai được, nhưng ngược lại nó lại làm cho ta có
được một cuộc sống thăng hoa, thanh thản, vui tươi và hạnh
phúc bội lần hơn thiếu vắng nụ cười. Có câu “Người hay cười
thì có thêm bạn bè; kẻ nhăn nhó chỉ thêm các vết nhăn.”
Nếu nụ cười chỉ xinh tươi trên hình ảnh, hoa ngọc trên
báo chí, không thật tâm thì cũng chỉ là nụ cười “xi mạ”
khó tồn tại theo thời gian... Nụ cười xuất phát từ trái
tim, từ tấm lòng hướng đến người khác sẽ là nụ cười
thật văn hóa, văn minh.
NÉT
MẶT
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc,
biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những
trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản
thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.
Một số dấu hiệu giao tiếp phi ngôn
ngữ qua nét mặt
• Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu
điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối.
• Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường
nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung
quanh phòng.
• Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra
bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm
chằm vào mắt bạn.
• Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp bằng
mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng
tin cậy.
• Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói,
người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu sang một bên như muốn
nghe rõ hơn.
• Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không
tự tin lắm về điều vừa được nói.
• Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu
trong khi bạn đang nói.
• Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ
cười với bạn một cách tự nhiên.
Những biểu cảm gây ấn tượng
khi giao tiếp
• Nụ cười
Hãy luôn nở nụ cười thật ấm áp khi bước vào phòng làm việc hoặc bắt
đầu buổi thuyết trình. Chi tiết đơn giản đó sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong
lòng mọi người ngay từ giây phút đầu tiên. Bên cạnh đó, nụ cười còn
khiến người khác nghĩ rằng bạn đang rất vui, hạnh phúc, thậm chí có thẻ
truyền cảm xúc tích cực đó ra xung quanh.
• Giao tiếp bằng mắt
Hãy nhớ phải cố gắng giao tiếp với mọi người
thông qua ánh mắt trong các buổi hội thảo, họp
hành… để cho họ thấy rằng bạn luôn biết lắng
nghe, thấu hiểu.
• Đừng tỏ ra lạnh lùng
Nếu đang căng thẳng, lo lắng thì gương mặt thường trông sẽ
lạnh lùng, thờ ơ với mọi thứ hơn. Vì thế, hãy thực hành biểu
đạt nét mặt trong gương, tránh thái độ xấu để mọi người thấy
bạn luôn năng động, tích cực, yêu thích mọi thứ.
• Thúc đẩy cảm xúc
Đề cập đến vấn đề quan trọng, nét mặt phải thật nghiêm túc;
gặp điều gì đó quá đáng, hãy cứ tỏ ra giận dữ. Thói quen kìm
nén cảm xúc không tốt cho sức khỏe về sau.
• Hiểu rõ vấn đề
Biểu cảm trên khuôn mặt luôn là công cụ giao tiếp, giúp thấu hiểu mọi
người vô cùng tuyệt vời. Hãy học cách mỉm cười khi nghe bạn bè nói
về những niềm vui, điều tốt đẹp trong cuộc sống; nhăn mặt một chút
nếu họ đề cập đến các vấn đề khó khăn, nan giải.
• Bắt chước
Một trong những phương pháp giúp chúng ta dễ dàng kết nối với mọi
người xung quanh hơn là bắt chước những biểu cảm trên nét mặt và
ngôn ngữ cơ thể của họ.
• Không giả dối
Những biểu cảm giả dối trên gương mặt chẳng thể giúp chúng ta
nhận được sự tin tưởng từ mọi người xung quanh. Bằng trực giác nhạy
bén, đối phương thường sẽ nhận ra thái độ không chân thật, từ đó dần
mất đi lòng tin tưởng.
Lời khuyên chân thành là đừng cố gắng tỏ ra hạnh phúc khi đang
cảm thấy thật sự tức giận và ngược lại.
Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp
chúng ta rất nhiều trong cuộc sống
cũng như trong sự nghiệp
THANK YOU FOR
WATCHING

You might also like