You are on page 1of 22

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN

VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 2

ĐỀ 2: Tâm sự của Hồ Xuân


Hương trong bài Tự tình (bài II)
A. MỞ BÀI
1. Tác giả
2. Tác phẩm
1. Tác giả
- Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ độc đáo của dân tộc ta, quê bà ở tỉnh Nghệ An.

- Bà có công Việt hóa thơ Đường.


- Bà còn được người đời biết đến với danh xưng “bà chúa thơ Nôm”.

2. Tác phẩm
- Chùm thơ Tự tình do chính tay bà sáng tác đã để lại nhiều cảm xúc trong
lòng ngưòi đọc, đặc biệt là Tự tình II.
- Đây là một bài thơ thể hiện nỗi đau, sự phẫn uất, cô đơn của ngưòi
phụ nữ trước kiếp chồng chung cũng như giãi bày tâm sự về thân
phận bẽ bàng éo le của chính người thi sĩ họ Hồ.
B. THÂN BÀI
01. Nỗi cô đơn buồn tủi 02. Nỗi buồn sâu sắc thấm lan vào
của Hồ Xuân Hương cảnh vật

03. Nỗi niềm phẫn uất và sự phản 04. Tâm trạng chán chường,
kháng thông qua những trạng thái thất vọng, tủi hờn về cuộc đời éo
của thiên nhiên. le của chính mình

05. Nghệ thuật


01
Nỗi cô đơn buồn tủi của Hồ
Xuân Hương
“Đêm khuya văng vẳng
trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với
nước
—Hồ non.”
Xuân Hương—
01
- Mở đầu bài thơ, tác giả đã mở ra một khoảng không gian vắng lặng khi
đêm đã về khuya.
- "văng vẳng" : thể hiện âm thanh của tiếng trống dồn dập.
→ Tâm trạng rối bời/ thể hiện sự tĩnh lặng của không gian.
  - "Trơ cái hồng nhan" dùng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh về cái số kiếp
ngưòi phụ nữ hồng nhan bạc phận.
- Đứng chung với nước non như một sự so sánh mỉa mai đối với số phận
của chính tác giả.
  - "hồng nhan" là để chỉ nhan sắc xinh đẹp của người phụ nữ.
- "cái" chỉ những thứ nhỏ bé, vô giá trị.
→ Kết hợp với nhau như một sự mỉa mai xem thường thân phận ngưòi phụ nữ.
02
Nỗi buồn sâu sắc thấm lan
vào cảnh vật
“Chén rượu hương say đưa
lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế
khuyết chưa
—Hồ Xuân Hương—tròn.”
02
Hai câu thực của bài thơ cho thấy thực cảnh, thực tình của nhà thơ là nỗi
sầu, nỗi cô đơn quanh quẩn.
- Cụm từ "say lại tỉnh" gợi lên nỗi đau than phận không thể nhất thời quên đi,
càng say để rồi càng tỉnh và càng thấm thía nỗi đau thân phận, cái bẽ bàng
của duyên số.
- Ngắm nhìn vầng trăng đêm mà liên tưởng đến nhân duyên mình, xót xa khi
tuổi xuân cứ trôi qua mà nhân duyên chưa một lần tròn đầy viên mãn. Vầng
trăng ấy đã "khuyết" mà lại còn "chưa tròn", sự kết hợp từ tưởng thừa nhưng
lại đang nhấn mạnh số phận hẩm hiu, sự mong mỏi hạnh phúc riêng đến hao
mòn.
→ Câu thơ vừa là ngoại cảnh cũng là tâm cảnh.
→ Nỗi buồn sâu sắc chỉ có thể qua cảnh vật mà thổ lộ tâm tư.
03
Nỗi niềm phẫn uất và sự phản
kháng thông qua những trạng
thái của thiên nhiên
“Xiên ngang mặt đất, rêu
từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá
mấy
—Hồ hòn.”
Xuân Hương—
03
Ở 2 câu trên ta cảm nhận được tầm nhìn của nhà thơ mở rộng ra không
gian, một cái nhìn mạnh mẽ. Mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên nỗi
niềm phẫn uất và sự phản kháng của chính mình.
• Rêu, đá: những sự vật yếu mềm nhưng lại mang 1 sức sống mãnh liệt.
• Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự
bướng bỉnh, ngang ngạnh.
• Nghệ thuật đối, đảo ngữ » Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt »
Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng.
→ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con
người.
04
Tâm trạng chán chường, thất
vọng, tủi hờn về cuộc đời éo le
của chính mình
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại
lại
Mảnh tình san sẻ tí con
con
—Hồ Xuân .”
Hương—
- Tạo hóa vẫn xoay vòng với bốn mùa, để “xuân đi” rồi “xuân lại
lại”. Hai từ “lại” mang 2 nghĩa khác nhau từ “lại “ đầu tiên ý nói sự
lặp lại, từ “lại” sau đó là động từ quay lại, trở lại

→ Tác giả đã sử dụng hình ảnh đối lập giữa tuổi xuân của con
người và mùa Xuân của tự nhiên kết hợp với động từ “ ngán” bộc
lộ sự chán chường về phận đời éo le, bạc bẽo..
- Hình ảnh “mảnh tình” mà mình vất vả chắt chiu cũng không thể
giữ lại trọn vẹn mà buộc phải “san sẻ” để rồi bản thân phải nhận
lấy sự xót xa đầy chua chát khi tình cảm ấy chỉ còn lại “tí con con”

→ Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh
sự nhỏ bé dần khiến cho nghịch cảnh càng thêm éo le.

 Từ những sự xót xa ấy mà ta có thể thấy được nỗi lòng của


người phụ nữ trong xã hội xưa , khi cảnh chồng chung vợ chạ
đối với họ không còn là điều quá lạ lùng
 Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện
khát khao hạnh phúc trong tình yêu.
05
Nghệ thuật
- Cách sử dụng hình ảnh giàu sức gợi cảm để diễn tả các biểu
hiện phong phú và tinh tế của tâm trạng.
- Sử dụng từ ngữ giản dị mà sâu sắc, cùng với giọng thơ tự
tình đã thể hiện rõ nét các sắc thái tình cảm từ đau buồn, tủi
hổ, phẫn uất đến bực dọc, phản kháng nhưng rồi vẫn phải
chùng xuống nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán, u
uất, bất lực và cam chịu.
→ Khắc sâu vào tâm trí người đọc một ấn tượng khó phai.
C. KẾT BÀI
- Sự tài tình, khéo léo của Hồ Xuân Hương đã tạo nên bức
tranh tâm trạng trọn vẹn với một tình cảnh đáng thương, một
thân phận đáng cảm thông và một khát vọng hạnh phúc đáng
trân trọng của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Hồ Xuân Hương đã đóng góp vào kho tàng thơ Nôm Việt
Nam một tiếng thơ táo bạo, khác biệt mà chân thành, mới mẻ
mà gần gũi với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong
kiến. Một xã hội đã làm cho biết bao thân phận “hồng nhan”
phải lỡ làng đau khổ khi hạnh phúc đối với họ là điều quá
mong manh, quá xa xỉ.
Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng
nghe phần trình bày của nhóm em

You might also like