You are on page 1of 62

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC THỂ THAO


Bộ môn: Giáo Dục Thể Chất
Môn: Võ Thuật Cổ Truyền
Mã môn học: D01203
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Hoàng

KHOA KHOA HỌC THỂ THAO 10/07/2021


LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
 Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam là tổ chức - xã hội nghề nghiệp tập hợp các
Hội, Câu lạc bộ, Võ đường, Môn phái võ cổ truyền và những người tự nguyện hoạt
động võ thuật vì sự phát triển của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
 Ngày 19 tháng 08 năm 1991, xét đề nghị của Ban vận động thành lập Liên đoàn võ
thuật cổ truyền Việt Nam và ý kiến của Bộ văn hóa, thông tin và thể thao, Phó Chủ tịch
Nguyễn Khánh đã thay mặt Hội Đồng Bộ Trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam ký quyết định thành cho phép thành lập Liên Đoàn võ thuật cổ truyền Việt
Nam.
LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Mục đích của Liên đoàn


 Khôi phục, bảo lưu và phát triển võ thuật cổ truyền;
 Tuyên truyền, động viên quần chúng tham gia tập luyện võ thuật, hướng
dẫn quần chúng tập luyện, thi đấu và biểu diễn võ thuật để rèn luyện sức
khoẻ, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, gìn giữ bản sắc văn
hoá dân tộc, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Tên tiếng Việt: Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam
 Tên giao dịch quốc tế: VIETNAMESE TRADITIONAL MARTIAL ARTS
FEDERATION (VTMF).
 Biểu trưng: đao, kiếm và quyển sách (văn, võ song toàn)
 Trang web: vocotruyenvietnam.vn
 Địa chỉ: 36 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
 08/08/2015, được sự đồng ý của Chính phủ. Đại hội thành lập Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam -
nhiệm kỳ I (2015-2020) đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
 Đây là sự kiện đáp ứng nguyện vọng của các tổ chức quốc tế về môn Võ cổ truyền Việt Nam với mong muốn
Liên đoàn này trở thành một tổ chức chính quy, hợp pháp, là ngôi nhà chung cho cộng đồng quốc tế yêu thích
môn Võ thuật truyền thống.
 Đến dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể thao, Ủy ban Olympic Việt Nam cùng đại diện các
quốc gia của 5 châu lục có phong trào Võ cổ truyền Việt Nam, các môn phái Võ cổ truyền Việt Nam, đại diện
các Ủy ban Olympic của một số quốc gia trên thế giới.
 Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam được thành lập sẽ là dấu mốc quan trọng trong việc hình thành một
tổ chức điều hành Võ cổ truyền Việt Nam để chuẩn hóa về hệ thống công nhận đẳng cấp, luật thi đấu, các kỹ
thuật chuyên môn và chiến lược phát triển rộng khắp trên toàn thế giới môn thể thao này.
 Đại hội đã thảo luận, thông qua Điều lệ, chương trình hành động nhiệm kỳ lần thứ I - giai đoạn 2015-2020 và
bầu Ban chấp hành gồm 56 người. 10/07/2021
TT Họ và tên Chức vụ hiện nay Chức vụ LĐTG

- Phó Chủ tịch Hội đồng Olympic Châu Á


1 Hoàng Vĩnh Giang - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam Chủ tịch
- Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam

2 Lê Kim Hoà Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban chuyên môn Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam; Phó Chủ tịch

- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP kỹ thuật nền móng và công trình ngầm Fecon
3 Phạm Việt Khoa Phó Chủ tịch
- Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban tài chính Liên đoàn VTCTVN

4 Phạm Xuân Tòng Quán Khí Đạo - QWANKIDO Phó Chủ tịch

5 Yuri Popov Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tại Nga Phó Chủ tịch

6 Mahmood Rashidi Ahmadi Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Iran Phó Chủ tịch

7 Nguyễn Công Tốt Trưởng phái đoàn Việt Vũ Đạo Quốc tế Phó Chủ tịch

8 Khin Maung LWIN Tổng Thư ký NOC Myanmar Phó chủ tịch

-Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I, Tổng cục TDTT
9 Nguyễn Mạnh Hùng Tổng Thư ký
- Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban QHQT Liên đoàn VTCTVN

10 Trần Nguyên Đạo Trưởng phái đoàn Vovinam – Việt Võ đạo Thế giới Chủ tịch Hội đồng cố vấn
11 Valeri Riabov Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tại Nga Ủy viên
Phó Tổng thư ký
12 Sengphon Phonamath Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, Ủy ban Olympic Lào.

13 Vath Chanroeun Tổng Thư ký NOC Campuchia Ủy viên

14 Oliver Barbey Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tại Pháp Phó Tổng thư ký

15 Nguyễn Văn Việt FEDERAZIONE VIET VO DAO ITALIA Ủy viên

16 OUEDRAOGO  Fernand Chủ  tịch  LĐ Vovinam-Việt Võ Đạo Phi châu, kiêm Chủ tịch Liên đoàn Burkina-Faso Ủy viên
10/07/2021
Danh sách thường vụ Ban chấp hành Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam nhiệm kỳ I
(2015 – 2020)
10/07/2021
10/07/2021
 Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam, Chủ
tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn
thế giới Võ cổ truyền Việt Nam - nhiệm kỳ I (2015-2020). Đại hội cũng bầu 7 Phó Chủ tịch và 16
Ủy viên thường vụ.
 Liên đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam được gọi tắt là WFVV với mục đích nhằm hình thành một
tổ chức điều hành Võ cổ truyền Việt Nam để chuẩn hóa và phát triển rộng khắp trên toàn thế giới.
 WFVV với tinh thần võ đạo, văn hóa võ thuật thông qua các giải thi đấu, giảng dạy, huấn luyện đào
tạo cùng những hoạt động khác, nhằm bảo lưu, truyền bá và nghiên cứu phát triển những tinh hoa
của Võ cổ truyền Việt Nam ra khắp thế giới.
 Liên đoàn tuân thủ những nguyên tắc chung và cơ bản của Hiến chương Olympic và truyền bá tư
tưởng, tinh thần Olympic. Từng bước giới thiệu Võ cổ truyền Việt Nam trong phong trào Olympic
quốc tế và phong trào Olympic của các châu lục.
BINH KHÍ TRONG VÕ CỔ TRUYỀN
THẬP BÁT BAN BINH KHÍ

Binh Khí Võ Cổ
Truyền Gồm 18 môn tương
ứng với 18 món binh khí:
côn, kiếm, đao, thương,
giáo, kích, xà mâu, đinh
ba, bồ cào, thiết bản, song
tô, song xỉ, song câu, bút,
phủ (búa), chuỳ, cung tên,
lăn khiên,….
Cung đầu tiên là công cụ săn bắn, sau mới thành vũ khí chiến đấu. Thân cung và hai cánh cung làm bằng gỗ cứng, có
khi là gốc tre lâu năm. Giữa thân cung có rãnh lắp tên. Đầu hai cánh cung được khoét lỗ tròn hoặc đính khuy sắt để căng
dây cung. Dây cung thường làm bằng gân trâu hoặc một loại sợi đặc biệt dẻo và cứng, có tính đàn hồi cao, khi kéo mạnh sẽ
làm cánh cung cong lại, tạo sức bật đẩy mũi tên bay xa. Tên làm bằng gỗ cứng hoặc tre già, mũi vót nhọn. Về sau, người ta
bịt kim loại ở đầu mũi tên hoặc đúc tên sắt, tên đồng để tăng hiệu lực xuyên thủng được vật cứng.
Làm bằng gỗ, tre, mây, cũng có khi làm bằng kim loại, chia làm trường côn và đoản côn. Trường côn là roi dài gồm hai
thứ là roi đấu (trường tiên) dài khoảng 3m và roi chiến (trung bình tiên) dài khoảng 1,5m. Roi đấu dùng để đánh trên ngựa.
Roi chiến dùng để đánh dưới đất. Đoản côn là roi ngắn.
Còn có một loại côn nữa là côn nhị khúc, làm bằng hai thanh gỗ cứng hoặc kim loại dài bằng nhau, nối với nhau bởi một
sợi dây dài tết bằng tóc người hoặc bằng lông đuôi ngựa. Loại côn này gọn, mạnh, thích hợp cho lối đánh gần, có thể đổi tay
phải tay trái tùy ý. Khi đánh dùng một thanh làm trụ, đánh bằng thanh kia, phóng ra thu về, biến hoá linh hoạt.
Kiếm thuộc hàng vũ khí thanh nhã, sang trọng, được rèn theo yêu cầu của người sử dụng.
Thường phải đảm bảo ba yếu tố: sắc bén, đẹp, có độ nặng, độ dài phù hợp với sức vóc người
cầm. Kiếm lệnh là kiếm chỉ huy, lược trận, phân biệt với kiếm trận ở chỗ kiếm lệnh lưỡi
cong, còn kiếm trận lưỡi thẳng. Lại tùy theo độ dài ngắn mà phân thành trường kiếm và
đoản kiếm. Trường kiếm độ dài xê dịch trong khoảng 1,2m đến 1,5m, có thể giao tranh trên
mặt đất hoặc trên ngựa đều tiện lợi. Đoản kiếm là kiếm ngắn, từ chuôi đến ngọn dài chừng
năm, bảy tấc, thích hợp với lối đánh cận chiến, giáp chiến. Thường con nhà võ chỉ tuốt kiếm
khỏi bao khi giao đấu.
Đao ngắn

Có cán bằng gỗ cứng, lưỡi đao càng về phía trước càng to bản, được vát
hơi cong dần về phía mũi. Về chủng loại có đơn đao, song đao, đại đao,
phác đao.
Đại đao

Kỹ thuật sử dụng đao phần lớn hai tay phải cầm chắc lấy
đao mà vũ động. Đao pháp chủ yếu có chém, bổ, miết,
khều, xoay, gác, kéo, đẩy …
Trong chiến tranh xưa, đại đao thường dùng cho chiến
tướng làm vũ khí giao đấu ở trên lưng ngựa, uy lực rất lớn.
Cả cây đao do thân đao, cán đao, đĩa đao và vòng kêu là bốn
bộ phận lớn cấu tạo nên.
Thương, giáo, mác

Là vũ khí dài, cán làm bằng gỗ cứng, ở đầu có mũi hình thoi nhọn ở đầu đúc bằng sắt.
Xà mâu
Đây là những loại binh khí có cán dài và mũi
kim loại nhọn gần giống như Thương (biến
thể từ thương mà ra), có hình thù quái lạ,
mũi nhọn thì gọi là Mâu; nếu phần lưỡi
dài được uốn cong như hình con rắn (xà) thì
gọi là Xà mâu.
 Bát Xà Mâu vì có chi tiết như chữ Bát giống
hình lưỡi rắn ở phía mũi nên trông dữ tợn và
tính năng đa dạng hơn Xà Mâu. Bát Xà Mâu
có thể móc – cắt chậm chí chặn được vũ khí
đối thủ nhờ đầu mũi hình chữ Bát. Đòn đánh
Bát Xà Mâu cũng linh hoạt uyển chuyển
không kém gì Xà Mâu hay thương (giáo); có
điều người sử dụng Bát Xà Mâu thường có
sức khỏe hơn người mới đủ sức đâm xuyên
được đối thủ.
Kích

Kích trông bề ngoài tương tự như thương hay mâu (các loại giáo) ở nhiều bộ phận,


với một/hai lưỡi nhỏ hình trăng lưỡi liềm gắn vào phần đầu và một núm tua bằng lông
ngựa màu đỏ đính vào chỗ mà phần đầu của vũ khí này nối liền với phần cán.
Có thể coi nó là loại vũ khí hỗn hợp, kết hợp giữa mâu với qua (mác) hay việt (một
loại rìu) hoặc câu (một loại móc) với cán bằng tre hay gỗ. Kích thước phần mũi nhọn của
giáo là khoảng 13-15 cm, phần lưỡi ở bên dài khoảng 15-17 cm.
Trủy thủ (dao găm)

Trủy thủ ( dao găm ) là tên gọi của kiếm ngắn, hình thù như một cây kiếm thu gọn và ngắn lại, chủ yếu là đâm,
cũng có thể để chặt, chém….
Yêu cầu sử dụng trủy thủ phải nhanh nhẹn, linh hoạt. Trủy thủ ưu thế trong cận chiến và phòng thân, nhất là
những lúc bất ngờ, đối phương không phòng bị. Trủy thủ đi vào lịch sử cùng tên tuổi của nhiều dũng sĩ báo chúa, xã
thân vì đại nghĩa. Chiều dài trủy thủ khoảng từ 30 đến 45cm.
Khiên, lăn, thuẫn

Khiên là một cái mộc dùng để che tên hoặc đỡ những nhát chém, đâm của địch thủ. Võ cổ truyền đã cải
biến khiên thành một lối đánh lợi hại gọi là lăn khiên.
Thuẫn và khiên cùng một loại hình, thuẫn còn được gọi là cán, thuẫn bài, bành bài, bang bài; là loại binh
khí mang tính phòng thủ. Thuẫn có hình chữ nhật hoặc tròn, dùng che chắn thân thể phòng hộ bị sát
thương vì mũi nhọn, lưỡi sắc của tên, đã, gươm, giáo.
Phủ (rìu)

Phủ ( búa ) là loại binh khí nặng thời cổ, ít thấy, gần giống với rìu chặt cây của tiều phu.
Cán phủ làm bằng gỗ cứng dài chừng một cánh tay. Lưỡi phủ đúc hoặc rèn bằng sắt, thép
tốt, rất nặng.
Kỹ pháp của Phủ có bổ, chặt, chém, vớt, đâm, đỡ, móc, hất, thọc, cứa, đẩy, loang…
Chùy, đại chùy

Là loại vũ khí có tay cầm ở giữa là một thanh gỗ cứng hoặc kim loại, hai
đầu là hai khối kim loại (sắt, thép, đồng) đặc ruột hình thuẫn hoặc hình tròn,
ngoài mặt đúc nổi gai lục giác hoặc xẻ cạnh khế. Bề ngang có đường kính
chừng 10 – 15cm. Chuỳ cũng có chùy đơn và chuỳ đôi (song chùy).
Kỹ pháp của chùy cơ bản có đập, bổ, phang, ngăn, chặn, đỡ, đâm, thọc,
múa, hoa…
Giản

Giản có hình dáng như mô ̣t chiếc roi cứng, nên mang tên gọi là “ngạnh tiên”. Nguyên thủy “chiếc roi cứng” này là công
cụ được con người dùng sinh hoạt trong đời sống để đâ ̣p, nê ̣n, chấn, đè, ép… sau trở thành mô ̣t loại vũ khí tự vê ̣, chống
chọi với muông thú và bảo vê ̣ ấp, làng, gia đình, bô ̣ tô ̣c. Giản có nhiều loại, có loại hình tứ giác (bốn mă ̣t, bốn cạnh),
giản hình lục lăng (sáu mă ̣t, sáu cạnh), giản hình bát giác (tám mă ̣t, tám cạnh), có loại suông tròn và có loại có đốt (bảy
đốt - thất tiết giản, hoă ̣c chín đốt - cửu tiết giản), đầu giản không mũi nhọn. Giản có tay nắm, như đao, kiếm, đốc giản
có gù nhô lên dùng trợ chiến.
Ngãi, tô

Ngãi có nghĩa là cắt cỏ, lưỡi hái…Từ nguyên nghĩa đó,


những loại binh khí mang hình dáng lưỡi hái cắt cỏ như câu
liêm, tô…được xếp vào loại bính khí ngãi.
Song tô, lưỡi hái, câu liêm là loại binh khí ngắn, cơ bản từ
nông cụ sản xuất, sau dần cải biến sử dụng để tự vệ và chiến
đấu. Ngãi cũng được danh gia võ phái tôn xưng, có tên trong
thập bát ban võ nghệ do tính phổ thông và truyền thống cùng
hiệu quả sử dụng của nó.
Kỹ pháp song tô có đâm, chém, chặt, đỡ, gạt, gài, khóa…
Kỹ pháp câu liêm, lưỡi hái có thêm móc, mổ, cứa, giật…
Soa (chỉa hai, chỉa ba)

Ngày xưa dùng soa phóng ra đâm cá lớn thì ở cán soa có buộc sợi dây thừng, khi sử dụng để tấn công thì phóng soa
ra, sau đó cầm đầu dây thừng kéo giật thu soa trở về. Từ việc làm trong đời sống mưu sinh hay trong chiến đấu mà có tên
gọi là phi soa.
Kỹ pháp cơ bản của soa có đâm, khóa, đập, xoáy, gạt, ngăn, đè…
Câu

Câu là loại binh khí thời xưa, ngắn, có lưỡi sắc gồm
các phần câu, hộ thủ, lưỡi được đúc liền nhau. Phần câu
cong như rựa quéo để móc, hãm vũ khí hoặc một số vùng
trên cơ thể đich thủ như cổ, vai, cổ tay, cổ chân, đùi,
hông…Phần thân giống như lưỡi kiếm. Chuôi cầm được
bọc vải, da hoặc gỗ, có một lưỡi liềm để bảo vệ tay, gọi là
phần hộ thủ. Câu được sử dụng biến ảo linh hoạt, thích
hợp lối đánh vừa công vừa thủ. Độ dài của câu tương
đương độ dài của kiếm.
Kỹ pháp câu có đẩy, đè, nâng, giật, băm, xẻ, đỡ,
móc, hoa, vác, dâng nguyệt…
Bừa cào

Bừa cào nguyên là nông cụ sản xuất thời xưa, có


hàm răng bằng sắt hoặc bằng tre cứng, tra vào cán gỗ
dài, dùng sức kéo để làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng
vườn, vơ gom cỏ rác,…sau cũng dùng bảo vệ mùa
màng, nương rẫy chống lại thú rừng. Từ đó tiện dụng
như một loại vũ khí thô sơ để chiến đấu. Do tính phổ
thông và hiệu quả nên bừa cào có tên trong thập bát ban
võ nghệ.
Kỹ pháp bừa cào có vỗ, đập, đè, đỡ ngang,
cào, thúc, khóa, móc, xoay…
Nhuyễn tiên

Tam khúc Cửu tiết tiên Phất trần Chùy xích

 “Nhuyễn” là mềm, “tiên” là roi, mô ̣t thứ dùng trong hình phạt ngày xưa để đánh người, roi đánh ngựa
gọi là roi trun, roi là đồ binh rèn bằng sắt, thép gọi là thiết tiên. Nhuyễn tiên có loại bảy đốt (thất tiết kim
tiên), chín đốt (cửu tiết kim tiên), mười ba đốt (thập tam tiết kim tiên) nhưng thường gọi là chín đốt. Kỹ
pháp nhuyễn tiên, ngạnh tiên chủ yếu có: quay tròn, quấn, quâ ̣t, trói, khóa, quét, vẫy, điểm, chặn, ném,
đỡ gạt, múa hoa… 
Bạch đả song thủ

Bạch đả song thủ nghĩa là đánh quyền tay không (Bai-da), là môn


quyền thứ mười tám trong thâ ̣p bát ban võ nghê ̣, chỉ dùng tay, chân và
một vài phần khác trên cơ thể con người như chỏ, gối, hông, vai, đầu...
để chiến đấu.
Ý NGHĨA MÀU ĐAI VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CỦA
LIÊN ĐOÀN THẾ GIỚI VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

 Sự tồn tại và lớn mạnh của một quốc gia, một dân tộc là nhờ vào tinh thần yêu
nước, ý chí quật cường, ý thức tôn trọng giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống của
chính dân tộc đó.
 Võ cổ truyền Viê ̣t Nam là di sản văn hoá, truyền thống, gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tô ̣c Viê ̣t Nam, tính đến nay 4.894 năm (từ thời Hồng
Bàng 2879 trước Công nguyên).
 Võ cổ truyền Viê ̣t Nam là môn võ do người Viê ̣t Nam sáng tạo, chắt lọc, tài bồi,
ứng dụng trong đời sống thực tiễn, nhất là trong công cuô ̣c đấu tranh bảo vê ̣ đất
nước qua các triều đại lịch sử Việt Nam.
 Qua thăng trầm lịch sử, triều đại nào cũng gánh chịu, đương đầu với các cuô ̣c
chiến chống xâm lăng bảo vê ̣ đất nước, giành quyền đô ̣c lâ ̣p, tự chủ, giữ gìn
bản sắc văn hoá cho dân tô ̣c, từ đó đã có những chiến công hiển hách, vang
danh bờ cõi làm nên Viê ̣t Nam, quê hương rạng ngời, gấm vóc hôm nay.
 Ngoài hê ̣ thống kỹ thuâ ̣t, chiến thuâ ̣t, bài bản thâ ̣p bát ban cho đến những lý
luâ ̣n mang tính võ học truyền thống như võ lý, võ kinh, võ nghệ, võ triết, võ y,
võ dưỡng sinh, trâ ̣n đồ, binh thư, binh pháp… và điều quan trọng không kém
là lý luâ ̣n hê ̣ thống màu đai, phẩm trâ ̣t, đẳng cấp của Võ cổ truyền Viê ̣t Nam
trong giai đoạn hiê ̣n tại trên nền tảng lịch sử dân tô ̣c.
 Trước đây, khi mới thành lâ ̣p Liên đoàn Võ thuâ ̣t cổ
truyền Viê ̣t Nam, qua các kỳ Hô ̣i nghị chuyên môn
toàn quốc, các võ sư, huấn luyê ̣n viên, các nhà nghiên
cứu dựa vào nền tảng triết học Phương Đông nên Võ
cổ truyền lấy nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương
sinh, tương khắc để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau
của các chiêu thức quyền, lấy tương khắc để nói lên
chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau và hình thành hê ̣
thống màu đai từ thấp lên cao là Đen, Xanh, Đỏ,
Vàng, Trắng.
 Đó là ý niê ̣m quan hệ tương sinh của Ngũ Hành là kim loại bị đốt cháy thành thể lỏng là nước
(Thủy ứng với Màu Đen). Nước là thành phần không thể thiếu để nuôi cây, sinh ra gỗ (Mộc ứng
với Màu Xanh). Gỗ đốt cháy thành lửa (Hỏa: ứng với Màu Đỏ). Lửa thiêu mọi vật thành than tro
biến ra đất (Thổ ứng với Màu Vàng). Đất sinh ra các thể kim loại (Kim ứng với Màu Trắng).
 Công viê ̣c trong giai đoạn đầu của Liên đoàn Võ thuâ ̣t cổ truyền Viê ̣t Nam là mô ̣t nỗ lực lớn rất
đáng trân trọng. Tuy Âm Dương, Ngũ Hành là triết lý vi diê ̣u nhưng không phải là khuôn mẫu bất
di bất dịch cho mọi vấn đề trong lịch sử Võ học cổ truyền Viê ̣t Nam, mà Võ cổ truyền Viê ̣t Nam là
dòng chảy xuyên suốt qua mấy ngàn năm của dân tô ̣c, phong phú, đa dạng với nhiều hình thái đă ̣c
thù của từng môn phái võ Viê ̣t Nam.
 Ngày nay, đến giai đoạn phát triển Võ cổ truyền Viê ̣t Nam ở mô ̣t quy mô mới, rô ̣ng hơn, vững vàng
hơn và nhất là định nghĩa được giá trị cô ̣i nguồn dân tô ̣c, lịch sử đất nước trong bối cảnh hô ̣i nhâ ̣p
thế giới, võ thuâ ̣t truyền thống nhưng mang tính cô ̣ng đồng, thể thao, hiê ̣n đại, chính vì lẽ đó Liên
đoàn Thế giới Võ cổ truyền Viê ̣t Nam (WFVV) nghiên cứu lịch triều Viê ̣t Nam, chọn Nhà Trần là
triều đại có những điểm sáng nhất trong lịch sử về văn hoá, giáo dục, binh chế, quan chế, quân
sự, đạo đức xã hội, đối ngoại, an dân, mở mang và phát triển nông nghiê ̣p, đă ̣c biê ̣t triều đại có
nhiều vua hiền (minh quân) và tướng giỏi (dũng tướng) văn võ song toàn, trên dưới một lòng.
Bậc học Cấp Mầu đai Thời gian Ghi chú
chuyển cấp
1 Đai đen 72 giờ
2 Đai đen 1 vạch xanh 72 giờ
3 tháng/ 1 cấp
3 Đai đen 2 vạch xanh 72 giờ
4 Đai đen 3 vạch xanh 72 giờ
Học viên
5 Đai xanh 72 giờ
6 Đai xanh 1 vạch đỏ 72 giờ
3 tháng/ 1 cấp
7 Đai xanh 2 vạch đỏ 72 giờ
8 Đai xanh 3 vạch đỏ 72 giờ
9 Đai đỏ 144 giờ
Màu đai, đai Hướng dẫn
viên
10 Đai đỏ 1 vạch vàng 144 giờ 6 tháng/ 1 cấp

đẳng trước khi 11 Đai đỏ 2 vạch vàng 144 giờ


12 Đai vàng 288 giờ
thay đổi. Huấn luyện 13 Đai vàng 1 vạch trắng 288 giờ 12 tháng/ 1
viên sơ cấp cấp
14 Đai vàng 2 vạch trắng 288 giờ

15 Đai vàng 3 vạch trắng 432 giờ


Huấn luyện 18 tháng/ 1
viên trung cấp cấp
16 Đai vàng 4 vạch trắng 432 giờ

Huấn luyện 24 tháng/ 1


17 Đai trắng 576 giờ
viên cao cấp cấp

Võ sư 24 tháng/ 1
18 Đai trắng có tua 576 giờ
  cấp
 Ngày 15/04/2021 Liên đoàn VTCT VN
đã có văn bản ban hành quy chế quản lý
chuyên môn mới về đai đẳng theo QĐ
số 58/QĐ-LĐVTCTVN.
 Lúc này hệ thống màu đai từ cao xuống
thấp là:
- Màu tía (purple);
- Màu đỏ (red);
- Màu xanh lá cây (green);
- Màu xanh dương (blue);
- Màu nâu (brown)
- Màu trắng (white).
 Sự thay đổi hê ̣ thống màu đai của Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Viê ̣t
Nam (WFVV) so với hê ̣ thống màu đai của Liên đoàn Võ thuâ ̣t cổ
truyền Viê ̣t Nam (VTMAF) hoàn toàn không mang ý nghĩa phủ nhâ ̣n
giá trị triết lý và tính văn hoá của “ngũ hành tương sinh” mà màu đai
trước đây đă ̣t làm nền tảng, ngược lại còn tôn trọng và ghi nhâ ̣n mô ̣t
giai đoạn lịch sử phát triển Võ cổ truyền Viê ̣t Nam trong nước và nước
ngoài của nhiều võ sư, huấn luyê ̣n viên, những nhà nghiên cứu lịch sử,
văn hoá trên khắp miền đất nước tâm huyết cùng mô ̣t quan điểm phát
huy Võ cổ truyền để giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tô ̣c Viê ̣t Nam.
PHÂN BIỆT MÀU ĐAI GIỮA QUY CHẾ CŨ VÀ MỚI
TRANG PHỤC VÕ CỔ TRUYỀN
I. TRANG PHỤC TẬP LUYỆN QUYỀN VÀ
THI ĐẤU QUYỀN THUẬT:
- Võ phục màu sắc tự chọn, áo cổ bâu, cài nút,
quần không gom ống.
- Logo Võ thuật cổ truyền Việt Nam bên ngực
phải của áo; logo của môn phái, võ phái bên
ngực trái (kích cỡ phải nhỏ hơn 20% so với logo
của Liên đoàn).
- Bảng tên hình chữ nhật nền trắng chữ đỏ dài
từ 10 cm đến 12 cm, rộng 3,5 cm trên logo Võ
cổ truyền bên ngực phải. Quyền tật và tập luyện
- Tên đơn vị (tỉnh, thành, ngành) sau lưng áo.
TRANG PHỤC VÕ CỔ TRUYỀN
II. TRANG PHỤC ĐỐI KHÁNG:

a)Mũ bảo hiểm.


b)Giáp bảo hiểm.
c)Bao răng.
d)Bảo vệ hạ bộ.
e)Băng chân bảo vệ cổ chân.
f)Băng tay bảo vệ khuỷu tay.
g)Bọc chỏ (khuỷu tay).
Đối kháng
TRANG PHỤC VÕ CỔ TRUYỀN
II. TRANG PHỤC ĐỐI KHÁNG:
g) Quần áo thi đấu:
- Nam: Quần ngắn mầu xanh và mầu đỏ,
áo thun ba lỗ mầu xanh và mầu đỏ
(mầu quần áo võ sỹ mặc sau khi có
lịch thi đấu bên xanh hoặc bên đỏ).
- Nữ: Quần ngắn mầu xanh và mầu đỏ,
áo thun tay ngắn mầu xanh và mầu đỏ
(mầu quần áo võ sỹ mặc sau khi có
lịch thi đấu bên xanh hoặc bên đỏ).
- Nữ võ sĩ Hồi giáo được ăn mặc theo sự
Đối kháng
cho phép của đạo Hồi.
TRANG PHỤC VÕ CỔ TRUYỀN
II. TRANG PHỤC TRỌNG TÀI:

a) Quần âu màu trắng.


b) Áo sơ mi trắng có cầu vai và:
- Với giải quốc tế: có logo Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam bên ngực

trái, chữ REFEREE trên ngực phải.

- Với giải trong nước: có logo Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam bên ngực

trái, chữ TRỌNG TÀI trên ngực phải.

a) Nơ màu đen.
b) Thắt lưng màu đen.
c) Đi giày thể thao mầu trắng.
TRANG PHỤC VÕ CỔ TRUYỀN XƯA
Trích lục về Trang phục thời Trần
 “Triều Lý suy vong, triều Trần nối tiếp (1225 - 1400). Đất nước Đại Việt thời Trần, với
một ý chí sắt đá tự lập tự cường của triều đình và của toàn dân, xây dựng trên nền tảng
truyền thống dân tộc, trên những chiến công ba lần chống xâm lược Nguyên - Mông, đã
phát triển mạnh mẽ nhiều mặt: về nghề dệt, thời gian này nhân dân ta đã có nhiều loại
vải bông, vải gai, lụa, lĩnh, sa, the, nái, sồi, đoạn, gấm, vóc... Nghề thêu cũng phát triển.
 Các vương triều Lý, Trần, được coi là giai đoạn phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản
địa (văn minh Văn Lang – Âu Lạc) trên nền tảng khôi phục độc lập dân tộc và giữ vững
chủ quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyên
thắng lợi. Vị thế độc lập về chính trị – dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa “Nam Bắc
đều chủ nước mình, không phải noi nhau” (lời Trần Nghệ Tông).
 Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn đã thấm đậm trong môi
trường văn hóa thời Lý -Trần. Cũng như xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần  đã
pha trộn và hỗn dung giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng
văn hóa. Tất cả những điều này được thể hiện khá rõ nét qua những tiêu chuẩn về trang
phục trong thời kỳ đó.
Trang phục Việt thời Lý – tiền đề của “chuẩn mực thời trang Việt”

nhóm “Đại Việt Cổ Phong”


Trang phục phụ nữ người Việt
cổ bao gồm khăn đội đầu (khăn
vuông), khăn vấn tóc, yếm, thắt
lưng, áo cánh, váy, áo tứ thân,
áo năm thân. Chiếc yếm của
phụ nữ là một miếng vải hình
vuông khoét một góc tạo thành
cổ, phần vải còn lại tạo thành
chiếc yếm ở trước ngực làm đồ
lót mặc sát người của phụ nữ
Việt Nam.
trang phục phụ nữ Việt Nam thời Lý được lấy từ Đại Việt Cổ
Phong
Yếm thường được may bằng lụa hoặc vải nõn
sợi nhỏ hoặc vải quyến đủ các màu sắc trừ màu
đen. Thắt lưng trong trang phục phụ nữ thời Lý
thường được dệt bằng lụa sồi có độ dài thắt
quanh người hai vòng, mà vẫn còn dài để có
thể thắt nút giọt lệ, buông rủ dải thắt lưng
xuống phía trước.
Độ dài thắt lưng khoảng 1,5-2m, rộng chừng
15-20cm. Hai đầu thắt lưng người ta chừa
khoảng sợi dọc (còn gọi là sợi canh) không
dệt, để tết tua cho đẹp. Thắt lưng được nhuộm
theo màu cầu vồng năm sắc sặc sỡ. Phụ nữ
thường thắt hai thắt lưng, làm lộ ra nhiều màu Một phác thảo phục trang Việt thời Lý
sắc đẹp thêm cho trang phục.
Áo dài nam giới ngày ấy có loại áo dài năm thân
mang kiểu cách tương tự như của áo dài nữ giới
nhưng khác là phần cổ dựng cao thành gấp đôi cổ áo
nữ và không hở cổ, áo này có phủ lá sen lớn lót phía
sau vòng ra phía trước, tay áo nam giới rộng hơn.
Áo năm thân của tầng lớp bình dân thường là áo
the đen mặc kép với áo vải quyến màu trắng (áo
lương). Áo tràng vạt dành cho nam giới vừa dài vừa
rộng nên còn được gọi là áo thụng, đây là áo phổ
biến triều Lý dùng cho các tăng nhân Phật giáo.
Đặc điểm là tay áo dài quá cả bàn tay, độ thụng
lớn tới hàng thước ta. Áo này được dùng trong các
nghi lễ tế thần ở đình chùa, lễ hội; áo thường màu
nâu, đen, xanh chàm .
Trang phục thường dân thời Lý
Tầng lớp quý tộc mặc áo dài năm
thân bằng chất liệu cao cấp như:
gấm, vóc, đoạn sa, thường mặc kép
với một áo lót bằng lụa màu mỏng.
Cũng có một số áo năm thân dùng
trong giới quý tộc làm bằng các loại
vóc, the, các sợi dệt trên vải dày hơn
để khi mặc áo kép càng lộ rõ hoa
văn của áo phía trong tạo sự duyên
ẩn, không phô trương.
trang phục của nam giới thời Lý cùng dép da trong sách “Ngàn
Năm áo mũ”
Áo đổi vai thời Lý, Áo năm thân, Áo trắng vạt
Trang phục dân gian thời Trần

Về chất liệu may trang phục trong “An Nam chí


nguyên”, tác giả Trung Quốc Cao Trùng Hưng thời
Minh có đưa ra ghi nhận:” Vải vóc nước ấy (Nước ta
thời cuối Trần – đầu Hồ) thì có các loại the Cát Liễu,
the hoa tim táo sợi thẳng, the hợp, lụa bóng bông, ỷ
(Loại the lụa có hoa bóng chằng chịt, không dùng sợi
thẳng), lĩnh, là, hài tơ khá lạ mà tốt. Hai thứ gai, tơ
chuối thì được chắp lại làm vải, mịn như lụa nõn, rất
hợp mặc vào mùa hè” Có thấy rõ tục đi chân đất,
nhuộm răng đen của người nước ta vẫn tiếp tục tồn
tại  Trang phục nam  Có thể thấy kiểu áo cổ tròn 4
vạt thời Lý tới thời Trần vẫn được sử dụng, và kiểu
áo này thậm chí còn được dùng tới tận thời Lê –
Trịnh. Tranh vẽ áo vạt dài cổ tròn Trần ( Cả thời Lý ) Nguồn từ
“Đại Việt Cổ Phong” vẽ bởi Lục Bình
Trang phục dân gian thời Trần
Phụ nữ cũng mặc áo đen, song áo trắng bên trong
lộ rõ ra ngoài, ôm lấy cổ, rộng bốn tấc là khác biệt.
Các màu xanh, đỏ, vàng, tía tuyệt nhiên không có”
hoặc “Dân đều đi chân đất (…) da chân họ rất dày,
leo núi như bay, gai góc cũng không sợ” Uông Đại
Uyên người Nguyên trong Đảo di chí lược miêu tả
người Việt hạng giàu có khá giả :” Mặt trắng răng
đen, thắt đai, đội mũ, mặc áo Đường, có áo trùm
bên ngoài màu đen, tất tơ giày vuông (…) khi ở
nhà họ để đầu trần, thấy khách thì đội mũ, đi đâu
xa thì một người bưng mũ mang theo (…) thứ dân
ngày thường ở nhà không đội mũ”

Trang phục áo cổ tròn 4 vạt quây thường lấy sắc đen làm chính
của phụ nữ thời Trần
Trang phục dân gian thời Trần

Bản vẽ của lilsuika, đã vẽ khá chuẩn trang phục thời Trần với
áo 4 vạt kết hợp với thường tuy nhiên nét vẽ cổ áo mặc ngoài Cũng là tranh vẽ của lilsuika, bức tranh trên được chú thích là
chưa rõ ràng không đủ để phân biệt là giao lĩnh vạt chéo tranh vẽ từ tượng bà chúa Mạc tức là thế kỷ 15 – 16
Trang phục quân đội thời Lý
Trang phục quân đội thời nhà Trần

Về phần giáp trụ thì dựa trên


bức tượng có thể thấy kiểu dáng
Minh Quang giáp thời Đường –
Tống vốn đã được dùng từ thời
Lý vẫn ảnh hưởng lên giáp thời
Trần, nhưng riêng phần giáp che
thân dưới lại được tạo tác theo
dạng giáp vảy cá (Ngư Lân giáp
- 魚 鱗 甲 ) điều này hco thấy
giáp trụ trên tượng đã phần nào
chịu ảnh hưởng của giáp đầu đời
Minh, cũng có nghĩa tượng này
được làm vào cuối đời Trần.
 Trang phục triều đình
 Năm Hưng Long thứ 8 (1300), quan võ dùng kiểu mũ áo mới. Quan văn đội mũ
chữ đinh màu đen. Tụng quan đội mũ toàn hoa (mũ hoa thủng có hai vòng vàng
đính ở hai bên) màu xanh như kiểu cũ. Cửa tay áo các quan văn, võ rộng từ 9 tấc
đến 1 thước 2 tấc, kiểu hẹp từ 8 tấc trở xuống thì không được dùng.
 Đến năm 1395, Lịch Triều tạp kỷ đã quy định mũ áo của các quan văn, võ. Nhất
phẩm thì màu tía (màu tím), nhị phẩm: màu đại hồng (màu hồng thẫm), tam phẩm:
màu đào hồng (màu hồng), tứ phẩm, ngũ phẩm: màu lục (màu xanh lục), lục, thất
phẩm: màu biếc (màu xanh dương), bát, cửu phẩm: màu xanh. Người không có
phẩm hàm và nô bộc: màu trắng (bạch đinh)…
Trang phục Cổn Miện thời Lý, Trần được phục dựng theo phù
điêu cổ  Ngô Thị Gia Bi
 Các quan theo hầu, chức văn từ lục phẩm trở lên được đội mũ cao sơn (chánh lục
phẩm: mũ màu đen, tòng lục phẩm: màu xanh). Chánh lục phẩm được mang đai, đi
hia. Người tôn thất đội mũ phương thắng màu đen. Chức võ, lục phẩm đội mũ chiết
xung, tước cao màu không có chức được mang đai và đội mũ giác đính, thất phẩm
đội mũ thái cổ, tòng thất phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viên du. Ngự sử
đài đội mũ khước phi.

 Trong nhân dân, trừ phụ nữ không bị cấm, còn không ai được mặc màu trắng. Ai mặc
màu trắng là phạm pháp. Có thể đây là để giành riêng màu trắng cho những người tôi
tớ trong cung, tránh sự lẫn lộn trong xã hội? Các màu xanh, đỏ, vàng, tía, cũng không
dùng (vì đã dùng cho quan lại) ”
THAM KHẢO TRANG PHỤC THỜI LÝ – TRẦN QUA VIDEO
TRANG PHỤC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
TRANG PHỤC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

You might also like