You are on page 1of 11

Chương 4.

HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT TÀU THỦY


THE MONITORING SYSTEM

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG KIỂM TRA


VÀ GIÁM SÁT TÀU THỦY

• Trong quá trình hoạt động, các máy móc, thiết bị trên tàu có thể
xảy ra sự cố và hỏng hóc, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và
tính an toàn của con tàu
• Để hạn chế sự cố và hỏng hóc của các máy móc, thiết bị, vấn đề
kiểm tra và giám sát các thông số của chúng là rất quan trọng
• Tự động kiểm tra và giám sát các thông số càng quan trọng hơn
khi mức độ tự động hóa con tàu ngày càng cao và số thuyền viên
trên tàu ngày càng giảm

• Các hệ thống tự động kiểm tra và giám sát được ghép nối với
trung tâm tự động kiểm tra và giám sát toàn tàu

• Hiện nay, hệ thống có thể kiểm tra và giám sát đến hàng trăm,
hàng ngàn thông số

• Thiết bị chỉ thị và chỉ báo không dừng lại ở âm thanh và ánh sáng
hay mức độ cao hơn là tự ghi mà còn được thể hiện trên màn hình
bằng chữ và các con số
• Các số liệu kiểm tra và giám sát được lưu trữ trong bộ nhớ và có
cả bộ nhớ cho các thông số đã báo động

• Trung tâm xử lý tín hiệu sử dụng vi xử lý, vi điều khiển, máy tính số
vv… Do đó quá trình kiểm tra, giám sát, xác định hư hỏng được
thực hiện rất nhanh và chính xác

• Các số liệu có thể còn được gửi về phòng kỹ thuật của công ty khai
thác tàu qua vệ tinh để có lời khuyên cho người khai thác

• Một số hệ thống hiện đại thực hiện tự động khắc phục sự cố theo
chương trình
 Mục đích, chức năng và đặc điểm của hệ thống tự động kiểm tra
và giám sát tàu thủy
 Mục đích
1. Thực hiện điều khiển, giám sát và báo động các vùng, các hệ thống
như:
• Hệ thống động lực chính (Máy chính, các hệ thống phục vụ máy
chính, hộp số...)
• Trạm phát điện (Tổ hợp Diesel - Máy phát, các hệ thống phục vụ,
bảng điện chính, bảng điện sự cố...)
• Các hệ thống máy phụ (Máy lái, nồi hơi, máy lọc dầu, máy phân ly
dầu nước, hệ thống báo cháy...)
• Các vùng và các thiết bị khác trên tàu (Các két ballast, các la canh
hầm hàng, la canh buồng máy, buồng CO2...)
2. Tích hợp chức năng gọi trực ca buồng máy (Engineer Calling)

3. Tích hợp chức năng báo động trực ca buồng máy (Duty alarm)
đặt ở các buồng sỹ quan máy và báo động mở rộng đến các câu
lạc bộ, các phòng ăn… (Extended Alarm System - EAS)

4. Tích hợp chức năng báo động người ở buồng máy (Deadman
alarm)

5. Đáp ứng tiêu chuẩn cho tàu biển không người trực ca buồng
máy (Unmanned Machinery Space – UMS)
 Chức năng
• Kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt động của đối tượng thông qua
các thông số của nó, thực hiện báo động và bảo vệ khi có sự cố
• Giúp nhanh chóng xác định các thông số sự cố, chỉ ra vị trí và mức
độ sự cố
• Tự động bảo vệ đối với các thông số quan trọng

• Thông báo trạng thái và giá trị của thông số


• Cho hướng dẫn để giúp người sử dụng khắc phục nhanh chóng
các sự cố
• Cung cấp cho người vận hành những thông tin về các vùng và các hệ
thống trên tàu
• Mô hình bằng đồ họa các hệ thống và các vùng có liên quan
• Hiển thị bằng đồ họa, bằng số, bằng ký tự các trạng thái của các quá
trình
• Hiển thị bằng đồ họa, bằng số, bằng ký tự các giá trị giới hạn của các
giá trị đo
• Hiển thị bằng đồ họa, bằng số, bằng ký tự các cảnh báo và báo động
• Ghi và in ra các cảnh báo và báo động
• In nhật ký
• In vận hành
• Ngoài ra còn giúp người sử dụng về vận hành và chẩn đoán lỗi
 Phân loại: Dựa theo cấu tạo của hệ thống có thể phân thành 5 loại
1. Hệ thống dùng rơle đơn thuần
• Ưu điểm: dễ dàng phát hiện hỏng hóc, dễ dàng bảo dưỡng và sửa
chữa
• Nhược điểm: cồng kềnh, các tiếp điểm dễ bị bụi bẩn, hỏng hóc, độ tin
cậy không cao, số các thông số được kiểm tra giám sát không nhiều

2. Hệ thống dùng các vỉ bán dẫn, vi mạch được chế tạo theo các modul
khác nhau
• Ưu điểm: Trọng lượng kích thước nhỏ, có thể giám sát, kiểm tra hàng
trăm thông số, có thể thay thế lẫn nhau
• Loại này được sử dụng nhiều ở các thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ trước
3. Hệ thống dùng các phần tử logic và IC số

• Hệ thống này được sử dụng rộng rãi, có thể kiểm tra tập trung
các thông số

• Được sử dụng nhiều ở các thập kỷ 80 – 90 của thế kỷ trước

4. Hệ thống dùng các vi xử lý, các vi điều khiển, các PLC có thể nối
mạng truyền thông với hiển thị LED hoặc LCD

• Được sử dụng nhiều những năm 90 của thế kỷ trước và những


năm đầu 2000

• Số các thông số được kiểm tra có thể tới hàng trăm, hàng nghìn
5. Hệ thống dùng các vi xử lý, các vi điều khiển, các PLC và có thể
nối mạng truyền thông với các máy tính, các màn hình giao
diện HMI

• Hiện nay hệ thống này được sử dụng nhiều và dần thay thế cho
các hệ thống trước đây

• Các hệ thống này sử dụng các đầu vào, đầu ra số và tương tự


đã được chuẩn hóa, có thể kết nối với các thiết bị vào ra phân
tán (Distributed I/O), các PLC và nối mạng với máy tính cá nhân
hay máy tính chuyên dụng
• Các công cụ tính toán, các giá trị và các ngưỡng báo động của các
thông số được hiển thị trên màn hình

• Hệ thống cho phép giám sát tập trung và kết nối điều khiển với các
hệ thống khác như hệ thống tự động điều khiển từ xa máy chính,
hệ thống tự động quản lý nguồn vv…

• Nhược điểm cơ bản của hệ thống: đòi hỏi người khai thác phải có
trình độ chuyên môn nhất định. Khi có sự cố, hỏng hóc, việc xác
định nguyên nhân và sửa chữa phức tạp hơn rất nhiều.

You might also like