You are on page 1of 142

KỸ NĂNG XỬ LÝ LỖI VÀ SỰ CỐ

THIẾT BỊ FIELD
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU: ..................................................................................................................... 4
1. Mục đích:................................................................................................................. 4
2. Phạm vi áp dụng: ..................................................................................................... 4
3. Tài liệu tham khảo: .................................................................................................. 4
4. Các Định nghĩa và từ viết tắt: ................................................................................... 5
5. An toàn .................................................................................................................... 5
II. Hướng dẫn đọc bản vẽ P&ID và các tài liệu thiết kế chính: ................................... 6
1 P&ID: Piping and Instrumentation Diagram: Sơ đồ đường ống và thiết bị đo: ......... 6
2 Biểu tượng, ký hiệu thiết bị: ..................................................................................... 6
3 Biểu tượng tín hiệu và đường nối: ............................................................................ 8
4 Nhãn thiết bị và ký hiệu chức năng: ....................................................................... 10
III. Hướng dẫn kiểm tra thiết bị đo nhiệt độ:............................................................16
1. Các khái niệm: ....................................................................................................... 16
2. Đơn vị đo nhiệt độ: ................................................................................................ 16
3. Các phương pháp đo nhiệt độ thông dụng trong nhà máy: Đo Nhiệt độ dùng CẶP
NHIỆT ĐIỆN (THERMOCOUPLE)...................................................................... 17
4. Đo nhiệt độ dùng nhiệt điện trở: (Resitance temperature detector – RTD).............. 20
5. Transmitter nhiệt độ: .............................................................................................. 23
IV.Hướng dẫn kiểm tra thiết bị đo độ rung: ................................................................31
1. Khái niệm cơ bản: .................................................................................................. 31
2. Các phương pháp đo độ rung và ứng dụng: ............................................................ 34
V. Thiết bị đo mức: Sự cố và xử lý: ..............................................................................45
1. Cách nhận biết thiết bị đo mức hoạt động sai: ........................................................ 45
2. Thiết bị đo mức kiểu chênh áp: .............................................................................. 45
3. Sai lệch từ transmitter vào DCS hoặc PLC: ............................................................ 46
4. Transmitter đo mức kiểu điện dung: ....................................................................... 47
5. Transmitter đo mức kiểu Displacer: ....................................................................... 47
6. Transmitter đo mức kiểu Rada, Siêu âm:................................................................ 48
VI.Thiết bị đo lưu lượng: Sự cố và xử lý: .....................................................................48
1. Tổng quan: Khái niệm và các phương pháp đo lưu lượng: ..................................... 48

Chữ ký kiểm soát:………………….


2. Các phương pháp đo lưu lượng: ............................................................................. 49
VII. Valve điều khiển: .......................................................................................69
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động valve Fisher FIELDVUE DVC6000 .................... 69
2. Valve Parcol sử dụng loại Positioner SRD991 ....................................................... 78
3. Valve Rotork: ........................................................................................................ 83
4. Valve Masoneilan sử dụng bộ định vị SVI ........................................................... 103
5. Valve ABB sử dụng các loại Positioner TZIDC ................................................... 114
6. Valve Metso với các loại Positioner ND, NE ....................................................... 117
7. Valve Siemen sử dụng Positioner Siemen Sipart SP 6DR5xxx............................. 120
8. Valve Thermostatic (Model H) ............................................................................ 140
9. Valve Self-acting Differential Pressure Controls .................................................. 142

Chữ ký kiểm soát:………………….


I. MỞ ĐẦU:
1. Mục đích:
- Hướng dẫn nhân viên ca thực hiện thao tác kiểm tra sensor nhiêt độ, kiểm tra
sensor độ rung, kiểm tra chuẩn đoán lỗi nhiệt độ, cấu hình transmitter nhiệt bằng
Hart 475.
- Nhằm giải quyết nhanh các lỗi liên quan đến thiết bị đo mức trong Nhà máy. Bộ
phận trực ca Điều khiển tổng kết lại những lỗi thường xuyên xảy ra trong quá trình
vận hành Nhà máy và cánh sử lý.
- Tuy đây chưa hẳn là phương án tối ưu nhưng cũng là cách mà anh em trực ca
Điều khiển thường xuyên sử dụng để giải quyết nhanh các tình huống liên quan đến
thiết bị mức trong Nhà máy. Góp phần giữ cho Nhà máy vận hành ổn định lâu dài.

2. Phạm vi áp dụng:
- Tài liệu này không thay thế tài liệu hướng dẫn của Nhà sản xuất
- Tài liệu này được dành đào tạo nội bộ xưởng Điện – Điều khiển
- Chỉ áp dụng cho transmitter nhiệt độ .

3. Tài liệu tham khảo:


- Các quy trình hướng dẫn bảo dưỡng
- Hart communication.
- Manual Fluke 724
- Manual TH 300
- Thermocouple Tables
- Internet.
- Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển – Lê Văn Doanh, Nguyễn
Thượng Hàn, Nguyễn Văn Hòa, Võ Thạch Sơn, Đào Văn Tân – Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật – 2006.
- Giáo trình cảm biến – Phan Quốc Phô, Nguyễn Đức Chiến – Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật – 2008.
- Giáo trình đo lường điện và cảm biến đo lường – Nguyễn Văn Hòa, Bùi Đăng
Thảnh, Hoàng Sỹ Hồn – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – 2009.
- Tài liệu của các nhà sản xuất Endress & Hauser, Omega Engineering,
Yokogawa, Magnetrol,…
- Website: http://www.endress.com
http://www.omega.com
http://www.yokogawa.com
http://www.engineeringtoolbox.com
http://us.magnetrol.com

4. Các Định nghĩa và từ viết tắt:


- RTD: Risistance Temperature Detector.
- TC: Thermocouple
- TI: Temperature Indicator.
- TT: Temperature Transmitter
- A/D: Analog to Digital.
- D/A: Digital to Analog.

5. An toàn
- Nhân viên kiểm tra /bảo dưỡng phải tuân thủ nghiêm các quy định an toàn lao
động của nhà máy khi thực hiện công việc.
II. Hướng dẫn đọc bản vẽ P&ID và các tài liệu thiết kế chính:
1 P&ID: Piping and Instrumentation Diagram: Sơ đồ đường ống và thiết bị
đo:
a. Mục đích:
- Bảng vẽ dây truyền kết cấu cơ khí công nghệ
- Cơ sở lựa chọn cho lắp đặt thiết bị.
b. Các biểu tượng được ISA chuẩn hóa:
- ISA: Instrumentation Society of America
- ISA S5.1: Instrumentation Symbol & Identification
- ISA S5.3: Graphic Symbol for Distributed Control/Share Display Ins., Logic
& Computes System.
c. Các biểu tượng lưu đồ bao gồm:
- Các biểu tượng thiết bị.
- Các biểu tượng thiết bị & đường nối.
- Ký hiệu nhãn thiết bị & các biểu tượng chức năng.
2 Biểu tượng, ký hiệu thiết bị:
Control Room Vị trí mở rộng Hiện trường
Remote Aux Location Local Control
Room
Remote
Thiết bị đo

Hiển thị DCS

HIển thị HMI of PLC

Khối Logic trên PLC


hoặc DCS

Chức năng bao gồm nhiều biến:


Switch mức cao mức thấp
3 Biểu tượng tín hiệu và đường nối:

Tín hiệu không định nghĩa

Đường nối tới Qui trình kỹ thuật or cấp năng lượng

Tín hiệu khí nén


Tín hiệu điện

IA (Có thể thay thế cho PA (Plant Air),


NS (Nitrogen Supply) hoặc GS (Gas
Supply))
AS (Air Supply)

ES (Electric Supply)

GS (Gas Supply)

HS (Hydraulic Supply)

NS (Nitrogen Supply)
SS (Steam Supply)

WS (Water Supply)

Tín hiệu thủy lực

Liên kết truyền thông Wireless

Liên kết cơ khí hoặc các kết nối


Đường nối nội bộ hệ thống (liên kết Sotfware or Data)

Đường lối cơ học

Ống mao dẫn


Liên kết từ các thiết bị “Smart”

Các ký hiệu các đường cấp năng lượng:


4 Nhãn thiết bị và ký hiệu chức năng:
- P: Pressure
- D: Difference
- I: Indication
- C: Control
- Vòng Loop 1123

- Báo động vượt ngưỡng trên Alarm High Level


- Cảnh giới quá mức vòng Loop 123

*) Ý nghĩa các chữ cái:


- A: Analysis, Alarm.
- B: Bunner, Combustion, Boiler
- C: Control
- D: difference
- E: Voltage, Emergy Sensor, Element
- F: Flowrate, Ratio (Fraction)
- G: Glass Viewing Device, Gauge
- H: Hand, High, Hydraulic
- I: Current Indicator
- J: Power
- K: Time, time Schedule/ Time rate of Charge Compressor
- L: Level, Light, Low
- M: Mometary, Middle, Motor
- N: Tự chọn…
- O: Orifice Restriction
- P: Pressure/Vacuum/Point (Test Connection)
- R: Radiation/Record.
- S: Speed, Frequency/Safety/Switch
- T: Temperature/Trasmit
- U: Đa biến (Universal) Đa chức năng.
- V: Vibration, Mech, Analysis/Valve, Damper lower.
- W: Weight, Force/Well
- X: Không xếp loại/ Trục X
- Y: Event, State, Presence/Trục Y/Relay computer Convert
- Z: Posistion, Dimension/ Trục Z
CONTROL VALVE BODY, DAMPER SYMBOLS
III. Hướng dẫn kiểm tra thiết bị đo nhiệt độ:
1. Các khái niệm:
- Nhiệt độ là gì ? Nhiệt độ là tính vật lý của vật chất hiểu nôm na là thang đo độ
"nóng" và "lạnh". Vật chất có nhiệt độ cao hơn thì nóng hơn Nó là đại lượng vật lý
không thể đo trực tiếp được nhưng có thể xác định được thông qua sự thay đổi của
các đại lượng phụ thuộc nhiệt độ ( điện trở, sự giãn nở ….).
2. Đơn vị đo nhiệt độ:
- Thang Kelvin (Thomson Kelvin - 1852): Thang nhiệt độ động học tuyệt đối, đơn
vị nhiệt độ là K. Trong thang đo này người ta gán cho nhiệt độ của điểm cân bằng
ba trạng thái nước - nước đá - hơi một giá trị số bằng 273,15 K.
- Thang Celsius (Andreas Celsius - 1742): Thang nhiệt độ bách phân, đơn vị nhiệt
độ là °C và một độ Celsius bằng một độ Kelvin.Nhiệt độ Celsius xác định qua nhiệt
độ Kelvin theo biểu thức:
T(°C) = T(K) -273,15
- Thang Fahrenheit (Fahrenheit - 1706): Đơn vị nhiệt độ là °F. Trong thang đo này,
nhiệt độ của điểm nước đá tan là 32°F và điểm nước sôi là 212°F. Quan hệ giữa
nhiệt độ Fahrenheit và nhiệt Celssius:
T(°C)= (5/9) *{ T(°F) -32 }
- Mối quan hệ giữ °C, °F, K là :
- T(°C) = T(K) -273,15 = (5/9) *{ T(°F) -32 }
Hình ảnh thể hiện sự tương quan nhiệt độ :
3. Các phương pháp đo nhiệt độ thông dụng trong nhà máy: Đo Nhiệt độ
dùng CẶP NHIỆT ĐIỆN (THERMOCOUPLE)
a. Mô tả căn bản về cặp nhiệt điện.

Cấu tạo : Gồm hai chất liệu kim loại khác nhau, hàn chung một điểm
Nguyên lý : Nhiêt độ thay đổi sẽ cho ra hiệu điện thế thay đổi tương ứng ( mV).
Ưu điểm : Bền, tầm đo lớn .
Nhược điểm : Nhiều yếu tố ảnh hưởng gây ra sai số, độ nhạy không cao.
Ứng dụng : Thường ứng dụng trong các lò nhiệt, môi trường đo nhiệt độ cao
b. Nguyên lý làm việc của cặp nhiệt điên :

T1 : điểm chuẩn , T2 : điểm đo, V(mV): Volt kế.

- Gồm 2 dây kim loại được hàn chung với nhau 1 điểm gọi là điểm nóng (điểm đo
) 2 điểm còn lại gọi là điểm lạnh ( điểm chuẩn). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giửa
điểm nóng và điểm lạnh thì sẽ phát sinh một hiệu điện thế V(mV ) tại đầu lạnh .
Hiệu điện thế này tỉ lệ với chênh lệch nhiệt độ giữa hai điểm nóng và điểm lạnh, tỉ lệ
này không tuyến tính mà được xác định dựa trên phép nội suy.
- Nếu điểm chuẩn được nhúng vào nước đá (0°C), điểm nóng đưa vào nơi có nhiệt
độ cần đo thì đo hiệu điện thế giữa hai mối nối này ta sẽ suy ra được nhiệt độ cần
đo.
- Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ điểm lạnh, đều này phụ
thuộc vào nhiều vào chất liệu. Cho nên xuất hiện nhiều loại cặp nhiệt độ, mỗi loại
cho ra một hiệu điện thế khác nhau: E, J, K, R ,S, T...Trên thực tế để ổn định nhiệt
độ điểm lạnh người ta thiết kế mạch bù bên trong transmitter có nhiệm vụ bù sai số
điểm lạnh.
c. Cách Lắp Đặt & Các lưu ý khi sử dụng
- Khi sử dụng loại cảm biến này ta nên hạn chế việc nối thêm dây cho sensor (vì
tín hiệu ra là mV suy hao nhiều trên dây). Khi lắp cặp can nhiệt xa transmitter thì
việc sử dụng dây bù hoặc dây kéo dài là tất yếu,để tránh tạo lại các mối nối phụ
trong hệ thống gây sai số lớn cho nên cần kiểm tra chiều dài dây hạn chế tối đa lặp
lại mối nối và trước khi sử dụng cần kiểm tra sai số ở phòng hiệu chuẩn.
- Dây bù - nó các đặc tính về suất nhiệt động “tương tự” dây của nhiệt kế và
thường có giá thành thấp. Ví dụ loại U được sử dụng với các dây platin. Ở nhiệt độ
gần bằng nhiệt độ môi trường, nó có các đặc tính tương tự loại R và S như do không
chứa platin, loại cáp này có chi phí thấp. Dây kéo dài - sử dụng cùng loại hợp kim
với loại cặp nhiệt độ và có chi phí cao hơn. Nên sử dụng loại dây này khi thích hợp.
- Dây cảm biến nên để thông thoáng(không chạm vào môi trường đo),ở phần đầu
dò nhiệt phải được lắp đặt thẳng đứng trong thermowell để đảm bảo độ bền và tránh
bị ngoại lực tác động làm hỏng mối nối,thiết bị nhất là khi đo nhiệt độ cao hoặc đo
nhiệt độ những vị trí có áp suất cao, lưu lượng lớn...
- Kiểm tra cẩn thận Offset thiết bị (transmitter).
- Vì là cho ra hiệu điện thế cho nên cần lắp đúng chiều (-) &(+) của thiết bị

Hình ảnh minh họa

Thermowell

Cặp nhiệt điện (Thermocouple)


d. Các loại cặp nhiệt điện thông dụng
- Mỗi loại cặp nhiệt điện được ký hiệu bằng một chữ cái và có thể nhận diện được
chúng bằng màu dây. Tùy vào nhu cầu thực tế mà có chọn lựa phù hợp .Bảng sau
mô tả một số loại cặp nhiệt điện thông dụng, dải nhiệt độ và ký hiệu màu dây của
chúng.( Phụ lục : ANSI and IEC Color Codes for Thermocouples, Wire and
Connectors)

4. Đo nhiệt độ dùng nhiệt điện trở: (Resitance temperature detector – RTD)


a. Hình dạng:

b. Cấu tạo :

- Gồm một vật dẫn bằng kim loại ( Cu, Ni, Pt….) có điện trở thay đổi theo nhiệt
độ với giá trị biết trước. Vật dẫn có thể là dạng màng hay dây quấn tùy theo hình
dáng đầu đo.

Hình 2.1: RTD kiểu dây quấn


- Trong đó: 1. Phần tử nhạy, 2. Khung đỡ dây kim loại, 3. Ống bảo vệ ngòai nhiệt
kế, 4. Dây dẫn dòng, 5. Đầu ra nhiệt kế.

Hình 2.2: RTD kiểu phim mỏng

c. Nguyên lý hoạt động:


Khi nhiệt độ thay đổi thì giá trị điện trở giữa hai đầu vật dẫn sẽ thay đổi, tùy
vào chất liệu cấu tạo vật dẫn kim loại mà có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ
nhất định.Điện trở của vật dẫn sẽ tỉ lệ thuận với nhiệt độ vật dẫn theo biểu thức :
Rt = R0.(1 + α.t)
- Trong đó: Rt : là giá trị điện trở ở t (oC ), R0 :là giá tri điện trở ở 0oC, α : là hằng
số nhiệt điện trở, đây là giá trị dùng đánh giá độ tinh khiết của vật dẫn, α càng cao
thì càng tinh khiết, t(oC ) : nhiệt độ .
- Để đo nhiệt độ tại một điểm nào đó, người ta đặt nhiệt điện trở vào nơi cần đo,
mạch đo sẽ được thiết kế (trên transmitter) để đo được điện trở này (R) . Vật liệu
kim loại làm nhiệt điện trở đã biết nên ta có được hệ số nhiệt điện trở α xác định
- Tiêu chuẩn quốc tế hiện tại quy định dung sai và mối liên hệ giữa nhiệt độ và
điện trở cho các nhiệt điện trở platinum là ITS 90. Độ nhạy danh nghĩa là 0,38 Ohm
/ 1oC.
- Cho đến nay, các nhiệt điện trở platinum thường được sử dụng nhất trong công
nghiệp có điện trở danh nghĩa là 100 Ohm ở 0oC. RTD thường có loại 2 dây, 3 dây
và 4 dây. Loại 4 dây cho kết quả đo chính xác nhất.
- Cách nối 2(RTD 2 dây): dây có thể sử dụng khi kéo ra đến converter cách xa
100m. Do không có biện pháp nào để bù cho dây giãn nở và toàn bộ mạch này trở
thành một nhiệt kế nên phép đo cho kết quả bị sai lệch nhiều
- Cách nối 3(RTD 3 dây): dây có thể sử dụng khi kéo ra đến converter cách xa
600m. Cách kết nối này dùng dây bù đã loại bỏ được điện trở dây trong mạch cầu,
kết quả đo là chính xác
- Cách nối 4(RTD 4 dây) : dây cho kết quả chính xác và được sử dụng trong các
phòng thí nghiệm.
d. Ưu điểm:
- Độ chính xác cao hơn Cặp nhiệt điện, dễ sử dụng hơn, chiều dài dây không hạn
chế.
e. Khuyết điểm:
- Dải đo không lớn hơn Cặp nhiệt điện, giá thành cao hơn Cặp nhiệt điện
- Dải đo: -200~700oC
f. Ứng dụng:
- Trong các ngành công nghiệp chung, công nghiệp môi trường hay gia công vật
liệu, hóa chất…Hiện nay phổ biến nhất của RTD là loại cảm biến Pt, được làm từ
Platinum. Platinum có điện trở suất cao, chống oxy hóa, độ nhạy cao, dải nhiệt đo
được dài. Thường có các loại R0=: 100, 200, 500, 1000 ohm (khi 0 oC). Điện trở
càng cao thì độ nhạy nhiệt càng cao.

5. Transmitter nhiệt độ:


a. Giới thiệu tổng quát về Transmitter do nhiệt độ TH-300.
- Nameplate bên dưới trên transmitter biểu diễn các thông tin quan trọng của
transmitter. (nhà sản xuất: Siemens, kết nối: Hart, code đặt hàng Hardware,
Firmware, ….).
Hình dạng :

Các dạng kết nối giữa sensor và transmitter


Cấu tạo khối bên trong board mạch và nguyên lý làm viêc của TT
- Từ cảm biến (loại TC hay RTD) cung cấp tín hiệu điện,tín hiệu này được
chuyển đổi thành tín hiệu số bởi bộ chuyển đổi analog to digital (A/D) tín hiệu số
này được đánh giá, sửa chữa trong bộ vi điều khiển thứ cấp cho phù hợp với
đặc tính cảm biến, tín hiệu số tiếp tục được truyền (cách ly về điện )đến bộ vi điều
khiển sơ cấp giá trị analog được tính toán trong bộ vi điều khiển này được
truyền đến bộ chuyển đổi D/A và hiển thị trạng thái bởi LED , bộ chuyển
đổi D/A sẽ chuyển đổi tín hiệu Digital to Analog theo chuẩn công nghiêp 4—
20mA.

Đặc tính về dòng mA của Transmitter

Kiểm tra chức năng bộ A/D


Chức năng sensor, hiệu chỉnh sensor được thể ở đặc tuyến bên dưới :
- Hiệu chỉnh 1điểm: Sensor calibration (one point) khắc phục sai lệch zero của
transmitter và không làm ảnh hưởng đến span.
- Hiệu chỉnh 2 điểm : Sensor calibration (two point) làm cho đặc tuyến xác định
chính xác ở 2 điểm Lower và Upper làm giảm tỉ lệ lỗi trên đường cong đặc tuyến.

Kiểm tra chức năng bộ D/A


- Chức năng này cho phép hiệu chỉnh dòng output của transmitter mà không phụ
thuộc cảm biến đầu vào và bù những lỗi không chính xác của các bộ tính toán trong
transmitter được thể hiện ở đặc tuyến bện dưới
b. Kiểm Tra và cân chỉnh Transmittre Temperature (TT):
Transmitter TH-300 (Analog signal 4-20mA)
- Chuẩn bị dụng cụ :
+ Hart 475
+ Fluke 724, 789
+ Vít vặn phù hợp.
+ Các dây kết cối cần thiết
+ Băng keo cách điện
- Kết nối phần cứng theo hình vẽ :
- Khi nhận yêu cầu kiểm tra TT ta tiến hành như sau :
Bước 1 :
- Nhanh chóng xác định vị trí thiết bị (tầm đo, vị trí công nghệ, lưu chất, áp suất
dòng công nghệ, giá tổng quát…..)Kiểm tra logic xem thiết bị có nằm trong các loop
hay logic nào nếu có thì phải tiến hành cách ly theo qui trình cùng với vận
hành,kiểm tra trend để đánh giá thiết bị.
Bước 2:
- Cùng vận hành xác định nhanh thiết bị hiện trường, kiểm tra đánh giá ngoại quan
thiết bị theo qui trình.
Bước 3:
- Tiến hành kiểm tra chức năng:
+ dùng Fluke 789 kiểm tra nguồn cấp phải đảm bảo
12Vdc < nguồn cấp< 24Vdc
+ dùng Fluke 724 kiểm tra nhiệt độ sensor TC(RTD) cặp spare và cặp main so
sánh- đánh giá sai lệch và dao động .
+ Kết nối Hart vào TT chân số 1 (+), chân số 2(-) cuả transmitter để kiểm tra
lỗi và các thông số cài đặt, dùng Fluke789 thang đo mA kết nối nối tiếp vào 2 chân
nguồn của Transmitter để kiểm tra hoạt động của bộ chuyển đổi D/A trong transmitter,
dùng Fluke 724 với chức năng source nhiệt độ kết nối dây sensor vào các các chân
3,4,5,6 của transmitter theo điều kiện thực tế field để kiểm tra hoạt động của chuyển
đội A/D.
+ Sau khi thực hiện các bước trên thì đã xác định được nguyện nhân làm cho
thiết bị hoạt động không ổn định, nhanh chóng dùng bộ đàm thông báo nguyên nhân
lỗi của thiết bị & cách khắc phục .
Chú ý : tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng chạm chập nguồn, tín hiệu
của làm hỏng thiết bị hoặc ảnh hưởng đến thiết bị khác đang hoạt động

Phần phụ lục kèm theo :


- ANSI and IEC Color Codes
IV. Hướng dẫn kiểm tra thiết bị đo độ rung:
1. Khái niệm cơ bản:
a. Rung động máy là gì?
- Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với rung động hay dao động, một vật đang rung
động sẽ di chuyển qua lại hay đi tới và đi lui. Chúng ta từng bắt gặp các ví dụ về
rung động trong đời sống hàng ngày: một quả lắc đang dao động qua lại, một dây
đàn được gẩy đang rung, một chiếc xe tải rung động khi chạy trên địa hình gồ ghề
và các hoạt động về địa chất gây ra sự chấn động lớn hay còn gọi là động đất.

- Có nhiều cách thí nghiệm để thấy hay cảm nhận một vật đang rung động. Chúng
ta có thể chạm vào một vật đang rung và cảm nhận sự rung động, chúng ta cũng có
thể nhìn thấy một vật rung động đang chuyển động qua lại. Rung động cũng có thể
tạo âm thanh mà tai ta có thể nghe thấy hay nhiệt mà ta có thể cảm nhận
b. Nguyên nhân gây ra rung động ?
- Ta chỉ xét nguyên nhân gây rung động của máy động (motro, pum, compressor,
gear box, …) đây là những rung đông không mong muốn, thông thường là do mất
cân bằng động. Mất cân bằng xảy ra trong trường hợp chung nhất là khi trục quán
tính chính của rô to không trùng với trục quay hình học, tức là trọng tâm của rô to
không nằm trên trục quay. Khi rô to quay sẽ sinh ra lực ly tâm mà tổng hợp các lực
này tạo thành hợp lực và ngẫu lực. Các lực này gây ra dao động và tiếng ồn khi máy
chạy, truyền lực xuống ổ đỡ và móng, làm giảm tuổi thọ của máy do mòn ổ đỡ, cổ
trục và đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm việc trong môi trường
rung và ồn quá mức cho phép.
- Lực ly tâm do mất cân bằng còn gây ra những hiện tượng khác như hiện tượng
đảo dầu ở các ổ trượt dẫn đến hiện tượng mất ổn định của máy .Sự mất cân bằng
này thường gây là do cơ yếu tố cơ khí (vật liệu, bulong, biến dạng ăn mòn, ...)
rung do cộng hưởng
- Sự rung này sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bi, gậy ảnh hưởng sức khỏe người vận
hành,tiệu hao nhiều năng lượng ,gậy thiệt hại trong sản xuất … cho nên người ta
chế tao những thiết bi đo độ rung gắn trên máy động nhằm theo dõi, giám sát độ
rung động của máy, để chuẩn đoán nguyên nhân gây ra rung động mà có và có
phương án khắc phục kịp thời sao cho độ rung của máy nằm trong giới hạn cho
phép.

2. Các phương pháp đo độ rung và ứng dụng:


a. THIẾT BỊ ĐO ĐỘ RUNG KIỂU VẬN TỐC
- Đầu dò độ rung vỏ kiểu vận tốc (Velocity Transducers) được dùng như cảm biến
đo độ rung động ở các máy quay vận hành trong thời gian dài, hoạt động theo
nguyên lý cảm ứng điện từ khi cuộn dây di chuyển trong từ trường thì 2 đầu cuộn
dây xuất hiện 1 điện áp gọi là điện áp cảm ứng. Điện áp này tỉ lệ thuận với tốc độ
tượng đối giữa cuộn dây và từ trường được biểu diễn ở hình bên dưới .

Cấu tạo gồm 2 thành phần chính :


- Gồm một nam châm vĩnh cữu được gắn chặt vào sensor’s housing và Cuộn dây
(cuộn rỗng quấn bằng dây dẫn) được treo trên lò xo rất mềm và mà do quán tính của
nó vẫn còn ở phần còn lại, trong khi nam châm vĩnh cửu di chuyển cùng với với
rung .Tần số hoạt động của đầu dò độ rung được xác định bởi các thành phần cấu
tạo cơ học bên trong sensor. Độ cứng lò xo, đáp ứng vật liệu, trọng lượng cuộn dây
xác địng đáp ứng của sensor ở tần số thấp, thông thường từ 10Hz đến 1Khz. Để tăng
dãy tần số hoạt động cũng như cho ra đáp ứng chính xác ngày nay người ta dùng
dao động thạch anh .
- Đầu dò độ rung kiểu vận tốc có ưu điểm là chi phí thấp và khá nhạy cảm, nhược
điểm là rất nhạy cảm với những cú sốc và không thích hợp cho "bằng tay" đo, chỉ
được sử dụng vĩnh viễn gắn trên máy trường hợp sử dụng ốc vít. –
- Đầu dò vận tốc của loại hiện đại là cảm biến laser hoạt động trên cơ sở của các
Hiệu ứng Doppler (Hiệu ứng Doppler :là hiện tượng tần số âm máy thu nhận đươc
khác với tấn số âm do nguồn phát ra ).
- Ứng dụng: dùng đo độ rung vỏ của bơm, motor, quạt …

b. THIẾT BỊ ĐO ĐỘ RUNG KIỂU VẬN TỐC ĐANG DÙNG TRONG


NHÀ MÁY
Hình dạng:
Kích thước :

c. THIẾT BỊ ĐO ĐỘ RUNG KIỂU GIA TỐC

- Thiết bị do độ rung kiểu gia tốc được dung như một cảm biến độ rung cơ bản,
nguyên lý hoạt động dựa trên sự biến dạng của tinh thể áp điện, khi đĩa tinh thể này
bị biến dạng bởi sự rung cơ học thì kết quả cho ra một dòng điện và cường độ của
nó tỉ lệ thuận sự biến dạng.
- Dòng điện này nhỏ được truyền đến bộ khếch đại amplifier và được chuyển đổi
thành điện áp, Tinh thể áp điện(Crytal) bị giữa khối chất (reference mass) và khối
nền (mass connected with machine case) với sensor đo độ rung loại này không có
chi tiếc di động, rất ổn định, cảm biến rung theo máy động ngắn, được ứng dụng ở
những thiết bị máy động đòi hỏi có độ chính xác tương đối cao.
- Các loại đo độ rung kiệu gia tốc và đặc tính.
d. THIẾT BỊ ĐO ĐỘ RUNG KIỂU GIA TỐC ĐANG DÙNG TRONG
NHÀ MÁY
Hình dạng :
e. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT SENSOR ĐO ĐỘ RUNG VỎ

- Hầu hết các máy động đều có cơ cấu quay, đều có ổ đỡ để đỡ toàn bộ trọng lượng
của các bộ phận quay và chịu các lực tổ hợp của chuyển động quay và rung động.
Tất yếu hư hỏng luôn xảy ra tại ổ đỡ,vòng bi.. đây là nơi xuất hiện và phát triển các
hiện tượng hư hỏng. Vì vậy các sensor đo rung động thường được lấy ở vị trí ổ đỡ
của máy. Sau đây vị trí lắp đặt thực tế :

- Lắp theo phương thẳng đứng hoặc phương


ngang, phải đảm bảo độ vững chắt,càng gần vị trí
ỗ đỡ, vòng bi càng phản ánh chính xác.
Cách kiểm tra các đầu dò đo độ rung (theo kiểu gia tốc và vận tốc )
- Chẩn bị :
+ Bộ dụng cụ thông thường (bộ cờ-lê )
+ Bộ VOM hoăc Fluke 789
+ Bộ đàm liên lạc
+ Các vật dụng vệ sinh (giẻ lau, RP7, băng keo cách điện, dây rút…..)
+ Máy đo độ rung cầm tay (nếu có )
+ Trang bị an toàn cá nhân khi làm viêc.

- Khi nhận được y/c kiểm tra thiết bị đo độ rung (Rung vỏ)
+ xác dịnh nhanh vị trí thiết bi( bơm, motor…).
+ Phối hợp vận hành DCS hiện bypass cách ly tín hiêu từ hệ thống Bently-
Neva, DCS, ESD..theo các quy trình hướng dẫn .
- Khi hoàn thành các bước trên thì nhanh chóng cùng vận hành field xác đinh vị trí
điiểm đo (đúng vị trí tagname) và tiến hành kiểm tra.
- Kiểm tra ngoại quan xem thiết bị (rỉ sét ,bám bẩn, vô nước , bị lờn ren ,lỏng
terminal,…) và khắc phục.
- Dùng Fluke 789 thang đo điện áp VCD để kiểm tra và chuẩn đoán điện áp phân
cực.
- Dùng búa gõ nhẹ vào thân máy gần vị trí lắp đặt song dùng bộ đàm liên lạc vào
CCR để đánh giá độ rung khi gõ vào thân máy .
- Khi phát hiện có hiện tượng không phù hợp hay các mối nguy tiềm tàng thì đánh
giá và báo ngay với cấp trên để khắc phục .

f. THIẾT BỊ ĐO ĐỘ RUNG KIỂU KHOẢNG CÁCH


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
- Dựa trên nền tảng dòng điện xoáy Foucault đo khoảng cách giữa cảm biến và bề
mặt dẫn điện. Dao động trong proximitor tao ra dao động xoay chiều tần số cao mà
thông qua cuộn dây được gắn ở đầu cảm biến sẽ tạo ra một từ trường cảm ứng tần số
cao xung quanh đầu cảm biến, một dòng điện xoáy (dòng Foucault) được tạo ra khi
đưa cảm biến đến gần vật liệu dẫn điện(hiệu ứng da ), dòng điện xoáy này làm tiêu
hao năng lượng từ hệ thống dẫn đến làm thay đội trở kháng cuộn dây.Bộ detector sẽ
phát hiện sự sai lệch và đưa ra mức điện áp tương ứng.
- Nếu khoảng cách giữa sensor và bề mặt vật dẫn không thay đổi thì điện áp đầu ra
phụ thuộc vào tần số dao động, độ dẫn điện của vật liệu và độ từ thẩm của nó. Cho
nên loai sensor này không được dùng đo khoảng mà trục có cấy tạo vật liệu khác
nhau.Hình bên dưới miêu tả độ nhạy của sensor với những vật liệu khác nhau.

- Một giá trị phổ biến cho độ nhạy với sensor loại này là 8 mV/ mm
- Các sensor loại này đo phạm vi tương đối nhỏ, tín hiệu đầu ra tuyến tính trong
dãy cho phép của nhà sản xuất. được ứng dụng để đo độ rung hướng tâm và độ rung
hướng trục ,đo tốc độ ….của máy nén các thiết bị chính trong nhà máy.

g. Cách kiểm tra các đầu dò đo độ rung (theo kiểu khoảng cách )
- Chẩn bị :
+ Bộ dụng cụ thông thường (bộ cờ-lê )
+ Bộ VOM hoăc Fluke 789
+ Bộ đàm liên lạc
+ Các vật dụng vệ sinh (giẻ lau, RP7, băng keo cách điện, dây rút…..)
+ Trang bị an toàn cá nhân khi làm viêc.
- Khi nhận đượ y/c kiểm tra thiết bị đo độ rung (Displacement Transducers)
- Khi nhận đượ y/c kiểm tra thiết bị đo độ rung (Rung vỏ)
+ Xác dịnh nhanh vị trí thiết bi( bơm, motor…).
+ Phối hợp vận hành DCS hiện bypass cách ly tín hiêu từ hệ thống Bently-
Neva,DCS, ESD..theo các quy trình hướng dẫn.
+ Khi hoàn thành các bước trên thì xem Trend trên System 1 và đánh giá khái
quát nguyên nhân rung động , nhanh chóng cùng vận hành field xác đinh vị trí
điiểm đo(đúng vị trí tagname) và tiến hành kiểm tra.
+ Kiểm tra ngoại quan xem thiết bị (rỉ sét ,bám bẩn, vô nước , bị lờn ren ,lỏng
terminal……) và khắc phục.
+ Dùng Fluke 789 thang đo điện áp VCD để kiểm tra và chuẩn đoán điện áp
nguồn và áp tín hiệu, theo quy trình.
- Khi phát hiện có hiện tượng không phù hợp hay các mối nguy tiềm tàng thì đánh
giá và báo ngay với cấp trên để khắc phục .

Phụ lục :
1/ Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị đo độ rung Proximity Probe 3300/HD-XĐĐK-ĐK-
017
2/ Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị đo độ rung Proximity Probe 3300/HD-XĐĐK-ĐK-
018
V. Thiết bị đo mức: Sự cố và xử lý:
1. Cách nhận biết thiết bị đo mức hoạt động sai:
- Đầu tiện ta so sánh với level gauge nếu sai có sự khác biệt
- Tiếp theo nhờ Vận hành mở trent lên transmitter đo mức kết hợp với transmitter
áp suất, nhiệt độ tại thời điểm đó rồi đánh giá, có bị xung áp, thay đổi áp, nhiệt độ
đột ngột hay không. Dựa vào các điều kiện trên ta có thể đánh giá được thiết bị làm
việc đúng hay sai.
- Đối với một số transmitter đo mức mà hỏng level gauge, hoặc không có để đối
chiếu thì ta phải hỏi Vận hành xem xét các tình huống có thể xảy ra. VD: nếu mức
tăng cao thì chảy tràng qua Tank khác, vậy Tank đó có thay đổi gì không, hay mức
thấp có thể ảnh hưởng đến áp suất của Pump, hay cạn mức áp giảm, nhiệt độ giảm.
VD: Mức của Tank A xuống thấp rồi sau đó Tank A này phải qua một E trao đổi
nhiệt B vậy khi mức Tank A thấp này làm cho nhiệt độ của dòng nước recyle của E
B về không giảm nhiệt nhiều …
- Kết luận lại ta phải dựa vào các điều khiện nhiệt độ áp suất, tren và các mối
tương quan khác mà ta có thể xác định được transmitter hoạt động đúng hay sai. Để
từ đó đưa ra kết luận là nên ra site kiểm tra transmitter hay cần theo dõi thêm.

2. Thiết bị đo mức kiểu chênh áp:


a. Lỗi do mất nước
- Mất nước là nguyên nhân chính gây sự đo sai ở transmitter đo mức. Mà nguồn
gốc của mất nước lại là do rò các van. Transmitter đo được mức là nhờ cột nước
tham chiếu ngăn âm, nếu ta thấy mức dâng từ thấp lên cao ( level gauge chỉ thị đứng
yên) suy ra mất nước ngăn (-). Nếu transmitter báo IOP(-) có thể do mất nước ngăn
(+) trường hợp này ít xảy ra vì mức trong bồn thường cao hơn nozzle ngăn (+). Tuy
vậy vẫn xảy ra đối với các bình tách nước của các máy nén khí (máy nén 21 và
Co2…).
- Cánh giải quyết là tìm ra chổ rò của các van, nếu van vent thì rất dễ dàng nhận
biết là sẽ có đọng nước ở dưới sàn. Sau khi tìm được ta kiểm tra xem các van có
chặt không, và tiến hành đổ nước lại nếu vẫn còn rò thì thay manifold mới.
b. Rò van cân bằng
- Rò van cân bằng giữa ngăn (+) và ngăn (-) cũng gây đo sai. Cách nhận biết hiện
tượng này là mức thay đổi chậm so với level gauge hoặc đứng yên nếu rò rỉ là lớn,
đôi khi over range.
- Cách giải quyết trường hợp này cũng đổ nước lại siết chặt các van và kiểm tra lại
nếu không được thì thay manifold mới.
c. Tắc van block, impulse line
- Tắc van block hay đường impulse line cũng hay xảy ra trong quá trình vận hành
nhà máy, đặc biệt là nhà máy mới đưa vào hoạt động như nhà máy của chúng ta.
Nguyên nhân là do các mạt sắt trong quá trình hàn cắt không được thổi rửa sạch, TB
đo cụm Ure và Tạo hạt do dịch ure đông cứng hoặc transmitter đo ở cụm nước thải,
Flare…
- Dựa vào mức hiển thị trên DCS hoặc PLC mà ta có thể đoán tắc ngăn nào. Nếu
mức dâng cao so với level gauge thì suy ra tắc ngăn (-). Nếu mức xuốn thấp thì tắc
ngăn (+). Cả 2 trường hợp trên nếu tắc nặng sẽ gây IOP trên màn hình vận hành. Từ
alarm trên màn hình vận hành ta cũng dự đoán được transmitter đã bị tắc ngăn nào.
Nếu là IOP(-) là tắc ngăn (+), và ngược lại.
- Ngoài tắc đoạn van block đến impulse line còn có thể tắc trong manifold hoặc
trong màng của transmitter .
- Cách giải quyết các trường hợp này là xả vent. Ta tiến hành đóng van block nhỏ
lại rồi xả van vent trong quá trình xả kết hợp với đập nhẹ nhẹ vào đoạn ống từ van
block đến impulse line ( đối với TB đo cụm Ure thì cần kết hợp với khò hơi thấp áp
vào cho dể thông). Thông không được thì thay ( tắc đâu thay đó).

3. Sai lệch từ transmitter vào DCS hoặc PLC:


- Sự sai lệch này rất dễ nhận thấy khi cho kểm tra cùng một thời điểm từ
transmitter với DCS&PLC mà kết quả khác nhau.
- Khi phát hiện ra sự khác nhau đó ta tiến hành looptest kết hợp với đo dòng ( đối
với transmitter 4-20mA) thì sẽ phát hiển ra lỗi nằng ở chổ nào. VD trên transmitter
ta gửi 4mA mà trên màn hình vận hành khác 0 và trên VOM hiển thị # 4mA thì là
lỗi do bộ chuyển đổi D/AC. Vậy ta tiến hành DA Trim lại. (cách DA Trim sẽ nói
sau)
- Ta cũng nên kiểm tra zero bằng cách co lập van block và xả vent với môi trường
đối với TB đo chênh áp ( các thiết bị khác áp dụng phương án khác) xem có hiển
thị đúng 100%. Nếu không đúng thì zero trim lại để tránh làm sai số TB đo.
- Đối với một số packet nhỏ có 1 số Pump không sử dụng hệ thống DCS hoặc
PLC điều khiển mà dùng micro PLC điều khiển mức và thông qua micro PLC đó
truyền mức về DCS và PLC. Trường hợp này cũng gây sai số trên transmitter về
DCS, PLC nếu người làm không nhận biết thì khó phát hiện ra bởi đo dòng từ
transmitter về DCS, PLC vẫn đúng với giá trị looptest.
- VD: 29LT2005A sử dụng 1 micro PLC điều khiển mức cho T29202/V1 do
bên Điện quản lý xong đồng thời micro PLC này gửi giá trị mức về DCS nhưng do
output bộ micro PLC lệch so sới bộ input nên giá trị về DCS bị lệch.
4. Transmitter đo mức kiểu điện dung:
a. Đo mức kiểu tuyến tính
- Thông thường transmitter đo mức kiểu điện dung làm việc rất ổn định nhưng đôi
khi vẫn đo sai. Nguyên nhân thì thì chưa rõ kết quả là transmitter so với level gauge
có sự sai lệch.
- Phương pháp xử lý là calibrate lại ( phương pháp calibrate hướng dẫn sau).
b. Đo mức kiểu contact ( dùng bên sản phẩm)
- Kiểu đo mức này dùng để phát hiện mức hạt đạm cao trong gầu nâng hay các
bồn chứa đạm rời. do sử dụng lâu ngày bụi đạm bám đầy vào sensor làm transmitter
hiểu nhằm do đạm đầy.
- Cách sử lý transmitter là vệ sinh sensor sạch gắn lại là ok.

5. Transmitter đo mức kiểu Displacer:


- Các transmitter đo mức kiểu displacer thường làm việc ổn định ít hỏng hóc.
Nhưng vì điều kiện làm việc trong môi trường không tốt nên đôi khi vẫn xảy tình
trạng đo sai ( xưởng Ure ). Chủ yếu là do bể chứa cần đo có dịch Ure nên dể gây ra
hiện tượng đóng cục.
- VD: 06LT 1031 đo mức C0102 có nước nhiểm ure hay đóng vào ty của bộ
LVDT làm cho ty di chuyển theo mức bị vướng vào ống lót gây ra đo sai.
- Đối với trường hợp này ta vệ sinh ty là ok. Nhưng khi vệ sinh và calib lại rất mất
thời gian và sức lực. Để tối ưu hơn ta nên chọn phương pháp đo thích hợp hơn.
6. Transmitter đo mức kiểu Rada, Siêu âm:
- Các transmitter loại này hay được dùng cụm nước thải, xử lý nước, đo axít, PH…
làm việc ở những môi trường ẩm ước, dơ bẩn, bụi ,rác, hơi nước… dể gây ra đo sai
cho transmitter.
- Phương pháp xử lý xử lý là vệ sinh sensor là ok. Nếu vệ sinh không được ta vào
setting của transmitter xem các thông số cài đặt có đúng chưa. Các thông só cần
quan tâm la:
+ Lưu chất cần đo
+ Hình dạng bồn đa ( tròn, ống, chữ nhật, vuông , phiểu…)
+ Trạng thái lưu chất tỉnh động.
+ Damping càng cao càng tốt ( cao sẽ ít dao động hơn)
VI. Thiết bị đo lưu lượng: Sự cố và xử lý:
1. Tổng quan: Khái niệm và các phương pháp đo lưu lượng:
a. Khái niệm chung
- Lưu lượng là một trong số các tham số quan trọng của quá trình công nghệ.
Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của hệ thống điều khiển tự động
các quá trình công nghệ cần phải đo chính xác thể tích và lưu lượng các chất.
- Môi trường đo khác nhau được đặt trưng bằng tính chất hóa lý, và các yêu cầu
công nghệ. Để đáp ứng được những yêu cầu trên các cảm biến được sử dụng có cấu
tạo đa dạng và phương pháp đo cũng khác nhau dựa trên những nguyên lý khác
nhau. Số lượng vật chất được xác định bằng khối lượng và thể tích của nó tương
ứng với các đơn vị đo khối lượng (kg, tấn) hay đơn vị thể tích (m3, lít).
- Lưu lượng vật chất là số lượng chất đó chảy qua tiết diện ngang của ống dẫn
trong một đơn vị thời gian.
dv
- Lưu lượng thể tích tức thời: Q 
dt
- Lưu lượng thể tích trung bình: Qtb  V (t 2  t1 )
dm
- Lưu lượng khối tức thời: G 
dt
- Trong đó, V: thể tích; m: khối lượng.
- Từ đó ta có thể tính được thể tích và khối lượng lưu chất.
t2

V   Qdt
- Thể tích: t1

t2

- Khối lượng: m   Gdt


t1

Trong đó, t1: thời điểm đầu; t2: thời điểm cuối.
- Đơn vị đo lưu lượng theo thể tích: m3/s; m3/giờ
- Đơn vị đo lưu lượng theo khối lượng: kg/s; kg/giờ; tấn/giờ.

b. Các phương pháp đo lưu lượng


- Đo lưu lượng theo nguyên lý cảm ứng từ
- Đo lưu lưu lượng theo nguyên lý chênh áp
- Đo lưu lượng theo nguyên lý Vortex
- Đo lưu lượng theo nguyên lý turbine
- Đo lưu lưu lượng theo nguyên lý chiếm chổ
- Đo nguyên theo nguyên lý gia nhiệt
- Đo lưu lượng theo nguyên lý Coriolis
- Trong các nguyên lý đo trên thì năm nguyên lý đo đầu tiên thuộc nhóm đo lưu
lượng thể tích và hai nguyên lý đo cuối cùng thuộc nhóm đo lưu lượng khối lượng.
- Nhược điểm của nhóm đo lưu lượng thể tích là độ chính xác của chúng phụ thuộc
vào quá nhiều yếu tố: nhiệt độ, độ nhớt, áp suất, hình thái dòng chảy (đặc biệt ảnh
hưởng đến nguyên lý đo chênh áp, Vortex …). Riêng đối với hình thái dòng chảy thì
lý tưởng nhất là dòng chảy tầng. Tuy nhiên, trong thực tế không thể có được dòng
chảy này nên hình thái dòng chảy được khuyến cáo nên sử dụng là dòng chảy rối
đều, còn dòng chảy rối loạn thì không nên dùng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
đo.
- Để giảm thiểu sự chảy rối người ta thường lắp thêm các ống hướng dòng phía
trước thiết bị đo. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa thiết bị đo và điểm co gần nhất của
đường ống cũng cần quan tâm đặc biệt.
- Đo lưu lượng khối lượng có kết quả đo chính xác hơn đo lưu lượng thể tích vì
phép đo này không phụ thuộc vào nhiệt độ, hình thái dòng chảy, áp suất, độ nhớt,
khối lượng riêng của lưu chất... Được sử dụng chủ yếu để đo chất lỏng.

2. Các phương pháp đo lưu lượng:


a. Đo lưu lượng theo nguyên lý cảm ứng từ (Electromagnetic
Flowmeters)
Hình 2.1 Lưu lượng kế từ điện
Nguyên lý
- Nguyên lý hoạt động của lưu lượng kế từ điện dựa trên định luật cảm ứng điện
- từ của Faraday. Khi có một dây dẫn chuyển động trong từ trường cắt các đường
sức từ,
- trong dây dẫn cảm ứng một sức điện động tỷ lệ với tốc độ dịch chuyển của dây
dẫn.
- Nếu ta dùng một chất lỏng dẫn điện chảy qua giữa hai cực của một nam châm,
sức điện động sinh ra trong chất lỏng sẽ tỷ lệ với tốc độ dòng chảy hay tỷ lệ với lưu
lượng cần đo.

Hình 2.1.1. Sơ đồ cấu tạo của lưu lượng kế từ điện


- Hình 2.1.1 là sơ đồ của cảm biến từ điện đo lưu lượng. Đường ống được chế tạo
bằng vật liệu không từ tính, mặt bên trong ống được phủ chất cách điện. Lưu chất
dẫn điện chảy qua từ trường biến thiên do nam châm điện tạo nên sẽ cảm ứng một
sức điện động và được đưa ra ngoài thông qua hai điện cực đặt ở hai đầu đường
kính vuông góc với đường sức của từ trường.
- Độ lớn của sức điện động: E  kBdv
- Trong đó, k: hệ số; : tần số góc của từ thông do nam châm tạo ra; B: độ cảm
ứng từ; d: đường kính trong của ống; v: vận tốc trung bình của chất lỏng.
4k
Sức điện động biểu diễn qua lưu lượng: E  BQ
d
d 2
Với Q   v là lưu lượng dòng chảy.
4
- Ưu điểm của thiết bị là không có quán tính nên có thể đo lưu lượng biến thiên
theo thời gian. Chỉ thị của dụng cụ không phụ thuộc vào thông số vật lý của chất
lỏng (áp suất, nhiệt độ, mật độ, độ nhớt,…) và không phụ thuộc vào sức cản phụ của
dòng chảy. Dải đo trong phạm vi rộng từ 1÷2000m3/giờ với đường kính ống từ
10÷1000mm với tốc độ dòng chảy từ 0.6÷10m/s. Sai số  1 2.5% .
- Nhược điểm chủ yếu của lưu lượng kế có từ trường không đổi là xuất hiện trên
các điện cực sức điện động Galvanic và sức điện động phân cực, làm yếu cảm ứng
từ hữu ích, do đó tăng sai số của phép đo. Giá thành thiết bị cao và chỉ đo được một
số lưu chất nhất định.

Hệ thống đo
- Hệ thống đo lưu lượng theo nguyên lý cảm ứng từ bao gồm một transmitter và
một cảm biến. Thông thường, có hai kiểu thiết kế:
- - Compact (Integral): transmitter và cảm biến được gắn kết với nhau thành một
kết cấu cơ khí.
- Remote: transmitter và cảm biến được gắn tách biệt về vật lý với nhau.

Hình 2.1.2. Các kiểu thiết kế của lưu lượng kế từ điện


b. Đo lưu lượng theo nguyên lý chênh áp (Differential pressure
Flowmeters)

Hình 2.2. Cảm biến đo lưu lượng theo nguyên lý chênh áp

Nguyên lý
- Một trong những phương pháp phổ biến để đo lưu lượng chất lỏng, khí và hơi là
phương pháp thay đổi độ giảm áp suất qua ống thu hẹp. Khi dòng chảy qua một ống
dẫn có đặt một thiết bị thu hẹp (Hình 2.2.1a) tốc độ của dòng chảy sau lỗ thu hẹp sẽ
tăng lên so với tốc độ phía trước lỗ thu hẹp vì vậy áp suất ở phía sau của thiết bị thu
hẹp bị giảm xuống tạo nên sự chênh lệch áp suất phía trước và phía sau thiết bị thu
hẹp. Độ lệch áp suất phụ thuộc vào tốc độ của dòng chất lưu mà lưu lượng của nó
lại phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy do đó lưu lượng qua thiết bị thu hẹp tỷ lệ với độ
chênh áp suất. Hình 2.2.1a là sơ đồ của dòng chảy lý tưởng với biểu đồ phân bố áp
suất (Hình 2.2.1b) và tốc độ dòng chảy (Hình 2.2.1c). Nếu gọi P1 là áp suất ở thành
ống phía trước thiết bị thu hẹp và P2 là áp suất sau thiết bị thu hẹp, ta có quan hệ
giữa lưu lượng khối G và lưu lượng Q của dòng chảy được biểu diễn như sau:

d 2
G  2  ( P1  P2 )
4
d 2 2
G  ( P1  P2 )
4 

Trong đó, α: hệ số; d: đường kính lỗ thu hẹp; ρ: mật độ dòng chảy.
Hình 2.2.1. Phân bố áp suất của dòng chảy có thiết bị thu hẹp

- Để đo độ chênh áp có thể sử dụng các cảm biến thông thường như cảm biến áp
trở, biến áp vi sai, điện dung,… kết hợp với các khâu trung gian như màng đàn hồi,
thanh dẫn, …tương tự như đo áp suất.
- Các thiết bị tạo chênh áp bằng cách thay đổi tiết diện ngang của ống (theo hướng
nhỏ lại) có thể sử dụng là tấm Orifice, ống Venturi hoặc Flow Nozzle, trong đó tấm
Orifice thường được sử dụng nhất vì tính cơ động, dễ lắp đặt, dễ bảo trì...
- Để có thể tính toán ra lưu lượng của lưu chất từ chênh áp ΔP người ta sử dụng
một transmitter chênh áp. Transmitter này có 2 đầu vào áp suất tương ứng với áp
suất cao nhất tại điểm khi tiết diện ngang của ống chưa thay đổi và áp suất thấp nhất
tại điểm dòng chảy có tiết diện ngang nhỏ nhất. Để đo được lưu lượng chính xác
nhất thì việc lắp đặt điểm lấy áp suất cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến
hướng dòng chảy, đường kính ống, vị trí và khoảng cách giữa hai điểm đo áp suất…
Vấn đề dòng chảy tồn tại cả 2 pha (lỏng và khí) sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Để loại bỏ điều này người ta sử dụng tấm Orifice có đục lổ. Theo đó, nếu lưu
chất là chất khí thì tấm Orifice sẽ được đục lỗ ở phía đáy dòng chảy (để lỏng có thể
đi qua) và nếu lưu chất là chất lỏng thì tấm Orifice được đục lổ ở phía trên dòng
chảy.
- Ưu điểm chính của đo lưu lượng theo nguyên lý chênh áp là đơn giản, chắc chắn,
không có tiếng ồn, dễ chế tạo, lắp đặt, đo được ở bất kì môi trường, nhiệt độ và áp
suất nào, giá thành thấp. Nhược điểm cơ bản là gây tổn thất năng lượng (do thiết bị
thu hẹp cản trở dòng chảy), độ chính xác thấp, không dùng được với lưu chất có
nhiều cặn bẩn.

Lưu lượng kế chênh áp dùng tấm Orifice và transmitter chênh áp

Hình 2.2.2a. Lưu lượng kế chênh áp dùng tấm Orifice

- Nguyên lý đo

Hình 2.2.2.b. Nguyên lý đo của lưu lượng kế chênh áp dùng tấm


Orifice
- Bên trong tấm Orifice, vận tốc dòng chảy lớn hơn phần còn lại của ống đo. Theo
phương trình Bernoulli vận tốc dòng chảy tăng lên là do áp suất tĩnh giảm. Sự chênh
lệch áp suất giữa áp suất tĩnh trước và sau tấm Orifice được đo bằng một transmitter
chênh áp.
- Giá trị áp suất chênh lệch phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ đường kính (β) giữa đường
d
kính trong của lỗ Orifice (d) và đường kính trong của đường ống (D):  
D
- Các tấm Orifice và các thiết bị tương tự khác được chỉ định rõ như là các phần tử
cơ bản.
- Mối quan hệ giữa lưu lượng (Q) và áp suất chênh lệch ( p ) là một hàm căn bậc
hai: Q ~ p
- Dòng chảy phía sau tấm Orifice, áp suất phục hồi một phần so với giá trị ban đầu.
Vẫn có một áp suất tổn hao được giữ lại (  ).
- Chức năng của bình ngưng
- Các bình ngưng đảm bảo các đường xung luôn đầy nước, và màng của
transmitter không tiếp xúc với hơi nóng. Mực nước được duy trì bởi dòng hơi nước
ngưng tụ. Phần nước ngưng tụ thừa sẽ chảy ngược về và tái bay hơi. Sử dụng các
bình ngưng sẽ giảm dao động của cột nước. Tín hiệu đo ổn định và độ ổn định của
điểm zero đảm bảo chất lượng của phép đo. Cột nước sẽ chuyển áp lực đến màng
transmitter.

Hình 2.2.11. Chức năng của bình ngưng

Điều kiện hoạt động:


• Cả hai bình ngưng được lắp đặt cùng độ cao.
• Cả hai bình ngưng chứa đầy nước trước khi chạy thử.
c. Đo lưu lượng theo nguyên lý Vortex (Vortex Flowmeters)

Hình 2.3.1. Lưu lượng kế Vortex

Nguyên lý
- Nguyên lý đo này được sử dụng đối với lưu chất là lỏng, hơi hoặc khí. Lưu lượng
kế Vortex hoạt động dựa trên nguyên lý đường xoáy Karman (Karman vortex
street). Khi lưu chất đi qua một vật thể đặt thẳng đứng và chắn giữa dòng chảy, sẽ
tạo nên các điểm xoáy luân phiên và ngược hướng nhau ở cả hai phía. Những điểm
xoáy này lần lượt tạo nên các vùng áp suất thấp cục bộ. Những sự dao động áp suất
được đo bằng cảm biến và chuyển đổi thành các xung điện. Những điểm xoáy xuất
hiện một cách đều đặn bên trong giới hạn ứng dụng cho phép của thiết bị.
- Do đó, tần số dao động áp suất đo được tỷ lệ với lưu lượng.

Hình 2.3.1. Nguyên lý cấu tạo và hoạt động lưu lượng kế Vortex
Pulses
- Hệ số K được sử dụng như hằng số tỷ lệ: K 
UnitVolume(dm 3 )
- Bên trong giới hạn ứng dụng của thiết bị, hệ số K chỉ phụ thuộc vào hình dạng
thiết bị, độc lập với tốc độ dòng chảy, độ nhớt và mật độ lưu chất. Do đó, hệ số K
độc lập với loại lưu chất cần đo, bất kể đó là hơi, khí, hay chất lỏng.
- Tín hiệu đo ban đầu đã được số hóa (tín hiệu tần số) và tuyến tính với lưu lượng.
Hệ số K được xác định bởi nhà sản xuất bằng các phương tiện hiệu chuẩn và không
phụ thuộc vào thời gian sử dụng hay việc lệch điểm 0.
- Nguyên lý đo Vortex bị ảnh hưởng bởi sự rung động của đường ống, sự sủi bọt
của lưu chất…. Tuy nhiên, trong thực tế thiết bị đo theo nguyên lý này cho kết quả
khá chính xác (sai số <0.5%).
Hệ thống đo
- Hệ thống đo lưu lượng theo nguyên lý Vortex bao gồm một transmitter và một
cảm biến. Thông thường, có hai kiểu thiết kế:
- + Compact (Integral): transmitter và cảm biến được gắn kết với nhau thành một
kết cấu cơ khí.
- + Remote: transmitter và cảm biến được gắn tách biệt về vật lý với nhau.

Hình 2.3.3. Các kiểu thiết kế của lưu lượng kế Vortex


d. Đo lưu lượng theo nguyên lý Coriolis (Coriolis mass Flowmeters)

Hình 2.4. Lưu lượng kế Coriolis

Nguyên lý
- Đây là nguyên lý đo phức tạp nhất nhưng cũng cho kết quả chính xác nhất.
Nguyên lý đo dựa trên sự hình thành có điều khiển các lực Coriolis. Các lực này
luôn xuất hiện khi cả chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay được xếp chồng.
Fc  2  m(v   )
- Trong đó, FC: Lực Coriolis;  m: khối lượng; ω: vận tốc quay; v: vận tốc xuyên
tâm.
- Do đó, nếu ta cho một dòng chảy lưu chất đi vào một hệ thống đường ống đang
xoay, dòng chảy đó sẽ bị lệch đi tùy thuộc vào tốc độ quay của đường ống, tốc độ
của dòng chảy, và khối lượng của nó. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng Coriolis.
- Độ lớn của lực Coriolis phụ thuộc vào khối lượng lưu chất, vận tốc lưu chất, và
do đó phụ thuộc vào lưu lượng khối lượng.
- Dựa vào nguyên lý này, người ta chế tạo ra cảm biến lưu lượng kiểu Coriolis.
- Trên đây chỉ là nguyên lý, trong thực tế thiết bị đo Coriolis là một trong những
thiết bị đo rất phức tạp và có độ thông minh rất cao. Ngày nay, người ta tích hợp cả
vi xử lý vào thiết bị đo Coriolis để cho ra kết quả đo chính xác nhất (sai số <0.01%).

Kết cấu của lưu lượng kế kiểu Coriolis


- Cho một ống chữ U dao động quanh trục với tốc độ là ω (có thể không đổi hoặc
thay đổi). Nếu có một lưu lượng lưu chất đi qua, thì dưới tác dụng của lực Coriolis,
sự di chuyển dòng chảy sẽ làm cho ống bị vặn xoắn đi. Sự xoắn của ống chữ U này
làm lệch pha dao động ở ngõ vào và ngõ ra của ống. Để đo lưu lượng của lưu chất
qua ống, người ta đo sự lệch pha của dao động nói trên. Lưu lượng càng lớn thì độ
lệch pha càng cao.
- Trên thực tế, người ta không cho ω cố định, mà là một hàm biến thiên theo thời
gian, thường là hàm sin.
- Khi đó, các lực FC cũng sẽ biến thiên theo thời gian. Có thể tạo tốc độ quay ω
bằng một bộ rung điện từ, gọi là phần tử kích thích ở điểm E, và đặt hai bộ cảm biến
dao động ở 2 điểm S1 và S2.

Hình 2.4.2. Nguyên lý cấu tạo lưu lượng kế Coriolis


- Thông thường, để dễ dàng cho việc chế tạo, và tăng độ chính xác của mạch đo,
người ta sẽ dùng 2 ống chữ U song song với nhau.
- Bộ phận kích thích sẽ được lắp ở cạnh đáy của chữ U, tạo nên xung động làm 2
nhánh U dao động ngược chiều nhau.
- Hai bộ cảm biến khoảng cách sẽ được lắp ở 2 cạnh bên. Khi không có dòng chảy,
hai nhánh chữ U sẽ dao động ngược hướng với nhau. Hai bộ cảm biến vị trí sẽ ghi
nhận khoảng cách giữa 2 nhánh sẽ thay đổi đồng thời với nhau, tín hiệu ra sẽ đồng
pha.

Hình 2.4.3. Cấu tạo lưu lượng kế Coriolis

Hình 2.4.4. Lưu lượng kế Coriolis khi không có dòng chảy

- Khi có một lưu lượng chảy qua, lực Coriolis sẽ làm cho dao động ở hai nhánh
không đồng pha với nhau nữa.

Hình 2.5.5. Lưu lượng kế Coriolis khi có dòng chảy


- Khoảng cách giữa 2 nhánh sẽ không giống nhau ở hai đầu. Tín hiệu điện ở 2 bộ
cảm biến sẽ lệch pha với nhau.
- Góc lệch pha, hay thời gian lệch pha sẽ tỷ lệ với lực Coriolis, nghĩa là tỷ lệ với
vận tốc và khối lượng của lưu chất di chuyển trong ống. Có nghĩa là tỷ lệ với lưu
lượng khối lượng của lưu chất.
Đo lưu lượng thể tích
- Các ống đo bị kích thích liên tục tại tần số cộng hưởng của chúng. Một sự thay
đổi về khối lượng và do đó tỷ trọng của hệ thống dao động (bao gồm ống đo và lưu
chất) dẫn đến một sự điều chỉnh tự động, tương ứng trong tần số dao động. Tần số
cộng hưởng là một hàm của tỷ trọng lưu chất. Giá trị tỷ trọng thu được bằng cách
này có thể sử dụng trong mối liên kết với lưu lượng khối để tính lưu lượng thể tích.
- Nhiệt độ trong ống đo cũng được xác định để tính toán hệ số bù do ảnh hưởng
nhiệt độ.
Hệ thống đo
- Hệ thống đo lưu lượng theo nguyên lý Coriolis bao gồm một transmitter và một
cảm biến. Thông thường, có hai kiểu thiết kế:
+ Compact (Integral): transmitter và cảm biến được gắn kết với nhau thành
một kết cấu cơ khí.
+ Remote: transmitter và cảm biến được gắn tách biệt về vật lý với nhau.

Hình 2.5.6. Các kiểu thiết kế lưu lượng kế Coriolis

e. Đo lưu lượng theo nguyên lý sóng siêu âm (Ultrasonic Flowmeters)


Hình 2.5. Lưu lượng kế siêu âm

- Nguyên lý hoạt động dựa trên sự sai lệch thời gian lan truyền sóng siêu âm khi
sóng lan truyền theo cùng chiều và ngược chiều dòng chảy.
- Một sóng siêu âm được truyền theo cả hai hướng từ một cảm biến đo đến một
cảm biến khác, nghĩa là cả hai cảm biến đều có thể truyền sóng âm và nhận sóng
âm.. Vận tốc lan truyền của sóng khi chuyển động ngược hướng dòng chảy sẽ nhỏ
hơn khi chuyển động theo hướng dòng chảy, do đó sẽ xuất hiện sự sai lệch thời gian
lan truyền sóng. Sự sai lệch này tỷ lệ với vận tốc dòng chảy.
- Lưu lượng kế sẽ tính toán lưu lượng từ diện tích mặt cắt đường ống và sự sai lệch
thời gian lan truyền đo được.

Hình 2.5.1. Nguyên lý đo lưu lượng kế siêu âm kiểu sai lệch thời gian

Q  v A
- Trong đó, v: vận tốc lưu chất (v ~ Δt); Δt: sai lệch thời gian; Q: lưu lượng thể
tích; A: diện tích mặt cắt đường ống.
- Bên cạnh đó, cũng có thể xác định được tốc độ âm thanh trong lưu chất. Do đó,
có thể phân biệt các lưu chất khác nhau hay dùng để kiểm tra chất lượng lưu chất.
L t up  t down L t up  t down
v  ;c  
2 sin  t up  t down 2 t up  t down

Nguyên lý hoạt động dựa trên sự thay đổi tần số Doppler


Hình 2.5.2. Nguyên lý đo lưu lượng kế siêu âm kiểu Doppler

- Nguyên lý hoạt động dựa trên sự thay đổi tần số của sóng siêu âm do sự phản xạ
trong dòng chảy lưu chất. Một sóng siêu âm đã biết tần số, phát ra bởi một cảm
biến, được truyền vào lưu chất, phản xạ trong lưu chất và được thu bằng một cảm
biến khác. Do lưu chất gây nên sự phản xạ đang dịch chuyển nên tần số của sóng
siêu âm trả về bị thay đổi so với tần số sóng siêu âm truyền đi ban đầu. Sự thay đồi
tần số này tỷ lệ với vận tốc của lưu chất.
Hệ thống đo
- Hệ thống đo lưu lượng theo nguyên lý sóng siêu âm bao gồm một transmitter và
hai cảm biến. Có rất nhiều loại transmitter và cảm biến tùy thuộc vào yêu cầu ứng
dụng.
- Transmitter được dùng để điều khiển các cảm biến trong quá trình truyền nhận
tín hiệu, xử lý và tính toán các tín hiệu đo, đồng thời chuyển đổi các tín hiệu đo
thành dạng dữ liệu ngõ ra mong muốn.
- Các cảm biến hoạt động như là các thiết bị truyền nhận sóng âm. Tùy thuộc vào
ứng dụng, loại cảm biến mà ta bố trí thích hợp các cảm biến trên đường ống.
Bố trí cảm biến
Các cảm biến có thể bố trí theo hai cách:
- Hai cảm biến được lắp đặt ở hai phía đối diện của đường ống: sóng lan truyền
theo một đường đi từ cảm biến này đến cảm biến kia và ngược lại, không có phản xạ
trên thành ống.

Hình 2.5.4. Bố trí cảm biến siêu âm


- Hai cảm biến được lắp đặt ở cùng một phía của đường ống: sóng lan truyền theo
hai đường đi, từ cảm biến phát sóng, phản xạ trên thành ống, đến cảm biến thu sóng.
Loại cảm biến lựa chọn, cách bố trí các cảm biến tùy thuộc vào ứng dụng, đường
kính danh định của ống, độ dày đường ống, vật liệu đường ống,…
- Lưu ý: Cường độ tín hiệu sóng âm giảm sau mỗi điểm phản xạ trên đường ống.
Do đó nếu cường độ tín hiệu thu được không đủ lớn, giảm số điểm phản xạ.

f. Các phương pháp đo lưu lượng khác


Đo lưu lượng theo nguyên lý turbine (Turbine Flowmeters)
- Nguyên lý làm việc dựa trên số vòng quay của tua bin trong một đơn vị thời gian
tỷ lệ với tốc độ vòng chảy: n = k.v
- Trong đó, n: số vòng quay của tua bin; k: hệ số; v: tốc độ dòng chảy qua tiết diện
của ống dẫn.
- Lưu lượng thể tích qua ống dẫn được tính theo công thức:Q = v.S
S
Q n  K n
- Ta được: k
- Trong đó, S: tiết diện dòng chảy; K: hệ số phụ thuộc vào đặc tính và cấu tạo của
cảm biến

Hình 2.6.1. Lưu lượng kế tua bin


- Hình 2.6.1 là sơ đồ thiết bị đo trong đó gồm có tuabin cánh quạt đặt hướng trục
với dòng chảy của lưu cất, quay trên giá đỡ và được gắn với tấm đỡ đặt trong ống
dẫn. Ổ đỡ có tác dụng hạn chế độ dịch chuyển của cánh tuabin. Trục tua bin làm
bằng vật liệu không dẫn từ, trên đó gắn lõi thép làm bằng vật liệu dẫn từ.
- Bên ngoài ống là một cảm biến cảm ứng gồm nam châm vĩnh cửu và cuộn dây
cảm ứng.
- Khi tuabin quay, từ thông của nam châm sẽ tăng lên khi lõi thép nằm dọc trục của
nam châm và giảm đi khi lõi thép nằm vuông góc với nó. Khi từ thông móc vòng
d
trong cuộn dây thay đổi sẽ xuất hiện một sức điện động cảm ứng: E  W  . Mỗi
dt
vòng quay của tuabin từ thông tăng giảm hai lần và tần số cảm ứng f trong cuộn dây
cũng tăng gấp hai lần số vòng quay của tuabin.
- Đo tốc độ vòng quay có thể thực hiện theo hai phương pháp.
- Biến đổi tần số thành điện áp (f®V), chỉ thị điện áp tỷ lệ với số vòng quay và xác
định được lưu lượng cần đo.
- Đo tốc độ vòng quay bằng tần số kế (đếm xung) để xác định lưu lượng cần đo.
- Với phương pháp trên sai số đạt được từ ±1¸2%.
- Phạm vi đo từ 0.5¸150000 lít/phút với chất lỏng và 5¸100000 lít/phút đối với chất
khí. Các lưu lượng kế tuabin có ưu điểm là dễ xử lý tín hiệu. Tuy vậy khi làm việc
với chúng phải đảm bảo yêu cầu là chất luu không có bọt khí và các sợi hoặc hạt có
kích thướt đáng kể. Thêm vào đó, để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo, lưu
lượng kế phải được đặt ở đoạn ống thẳng để tránh dòng xoáy.

Đo lưu lượng theo nguyên lý chiếm chỗ (Positive Displacement


Flowmeters)
- Nguyên lý đo này tỏ ra khá đơn giản: Người ta sử dụng một cái bầu (chamber),
trong bầu có các cánh quay và các cánh quay này sẽ chỉ cho phép lưu chất đi qua
bầu theo từng đợt. Đồng thời sẽ có một bộ phận đo số lần lưu chất đi qua bầu, từ đó
sẽ tính ra được lưu lượng.
Hình 2.6.2. Nguyên lý chiếm chỗ

- Một hình thức khác dễ hình dung hơn của thiết bị đo này là xilanh – píton. Cứ
mỗi lần piston đi hết một hành trình xi-lanh ta sẽ được một lượng xác định lưu chất.
Như vậy để xác định lưu lượng ta chỉ việc xác định số lần dịch chuyển của piston và
lượng lưu chất của mỗi lần dịch chuyển.

g. Một số lỗi thường gặp đối với transmitter đo lưu lượng


- Thông thường transmitter đo lưu lượng chủ yếu xãy ra lỗi, đo sai đối với phương
pháp đo lưu lượng kiểu chênh áp sử dụng tấm orifice, ống venture…
- Khi bộ phận vận hành báo có 1 transmitter lưu lượng hiển thị sai, ta vào hệ thống
DCS xem lưu lượng sai như thế nào:
- Thiết bị báo lỗi IOP kiểm tra giá trị RAW thấy giá trị lớn hơn range đo của thiết
bị, yêu cầu vận hành điều chỉnh lưu lượng thấp xuống dưới 100% range thiết bị sẽ
hoạt động lại bình thường.
- Vidụ: 04FT-2030A/B/C thường báo lỗi IOP khi Trip IS1
- Vận hành báo không có lưu lượng chạy qua nhưng thiết bị vẫn báo có lưu lương,
trường hợp này là do giá trị chênh áp nhỏ ÷50kpa trong khi range lưu lượng lớn
÷120.000Nm 3 /h, ta có thể giải thích với vận hành là do trong đường ống còn tồn tại
1 áp suất, ÷vài kpa vẫn tạo ra vài trăm Nm 3 /h, khi hệ thống chạy lai thiết bị sẽ hoạt
động lại bình thường
- Giá trị hiển thị cao hoặc thấp hơn giá trị lưu lương đang vận hành, ta xử lý như
sau:

B1: Kiểm tra tín hiệu


- Kiểm tra xem transmitter đo lưu lượng hiện tại có bù áp, bù nhiệt gì không, nếu
có, ta tiếp tục xem giá trị áp suất và nhiệt độ đó có hoạt động đúng không, nếu
không đúng ta tiến hành kiểm tra và xử lý các transmitter áp và lưu lượng đó trước.
- Vidụ: hình bên dưới ta có 06FT-0202 được tính bù bởi 06PT-0213 và 06TT-
0219

B2: Cách ly tín hiệu


- Nếu transmitter lưu lượng không có bù áp, bù nhiệt hoặc giá trị áp và nhiệt độ
hiển thị đúng thì ta tiến hành bước kế tiếp là xem transmitter đo lưu lượng đó có
kích hoạt interlock không bằng cách search trên hệ thống DCS hoặc xem trên PID…
- Nếu tín hiệu transmitter có kích hoạt interlock thì ta tiến hành bypass hoặc
force…tín hiệu trước khi ta tiến hành kiểm tra thiết bị ngoài field.
- Vidụ: 04FT-2030A/B/C kích hoạt interlock IS1
B3: Kiểm tra thiết bị ngoài Field
TH1: Không sử dụng bình ngưng

- Quan sát thiết bị ngoài field xem, tình trạng làm việc của manifold xem có bị rò
hay không, nếu có thì tiến hành siết lại rò ( thường van VENT hay bị rò dẫn đến
thiết bị đo sai ). Van EQUALIZE rò cũng dẫn đến thiết bị đo sai, để xác định van
EQUALIZE có rò hay không ta làm như sau: tiến hành cô lập 2 van ISOLATE, mở
2 van VENT để xã hết áp trong transmitter ra, mở van EQUALIZE để đưa áp về 0.
Kế đó ta đóng van VENT của 1 trong 2 ngăn Low hoăc High ( đóng van VENT của
ngăn LOW ) lại, đóng van EQUALIZE lại, sau đó ta mở van ISOLATE của ngăn
còn lại ( mở ISOLATE ngăn HIGH ) nếu thấy áp xuất hiện ở van VENT ta có thể kết
luận van EQUALIZE đã bị rò và tiến hành thay manifold.
- Sau khi kiểm tra và xác định manifold làm việc tốt thì ta tiến hành xã Vent 2
ngăn HIGH và LOW bằng cách mở van EQUALIZE ( 2 van ISOLATE đang mở, 2
van VENT, EQUALIZE đang đóng ), mở 2 van VENT để xã hết bọt khí, hơi và căn
bẩn trong đường impulse line ra ngoài, sau đó ta đóng 2 van VENT, đóng van
EQUALIZE lại và đưa thiết bị vào chế độ hoạt động bình thường.
TH2: Thiết bị có sử dụng bình ngưng

- Đối với thiết bị đo lưu lượng có sử dụng bình ngưng, ta cũng quan sát xem bình
ngưng có rò hay không, nếu có thì xiết rò lại, nếu sau khi siết rò, giá trị lưu lượng
vẫn còn sai lêch, có thể nguyên nhân là do bình ngưng đã bị mất nước giá trị trên áp
đo sai và lưu lượng hiển thị sai, ta tiến hành đổ lại nước bình ngưng cả 2 ngăn Low
va High, sau đó đưa thiết bị vào hoạt động bình thường.
VII. Valve điều khiển:
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động valve Fisher FIELDVUE DVC6000
a. Cấu tạo

Hình 2 : Cấu tạo các bộ phận của positionor DVC6000


Chi tiết các bộ phận:

- Sơ đồ khối chi tiết:


b. Nguyên lý hoạt động:
- DVC6000 (hình 11) nhận một set point từ bộ điều khiển và sẽ xử lý để đưa van
đến một vị trí tương ứng.
- Tín hiệu ngõ vào cung cấp nguồn điện và giá trị set point cùng lúc. Tín hiệu sẽ đi
vào terminal box thông qua một cặp dây.
- Tín hiệu vào sau đó được đưa đến board xử lý (printed wiring board). Nơi đây bộ
vi xử lý sẽ chạy một thuật toán điều khiển số và xuất tín hiệu kết quả đến bộ chuyển
đổi I/P.
- Bộ chuyển đổi I/P được nối đến nguồn áp suất cung cấp và chuyển đổi tín hiệu
điều khiển thành tín hiệu áp suất ngõ ra.
- Tín hiệu áp của ngõ ra bộ I/P sau đó được chuyển đến bộ relay khí nén
(pneumatic relay) gắn bên trong positionor. Relay cũng được nối nguồn áp suất
supply và khuếch đại tín hiệu khí nén nhỏ từ bộ I/P thành một tín hiệu khí nén
output lớn hơn để cấp cho single-acting actuator. Với double-acting actuator thì bộ
relay nhận tín hiệu khí nén từ bộ I/P và xuất ra 2 tín hiệu khí nén output.
- Sự thay đổi áp suất output của relay cấp đến actuator làm cho van di chuyển.
- Vị trí của van được cảm nhận thông qua thông tin phản hồi bởi thiết bị cảm biến
hành trình (travel sensor). Travel sensor là một thiết bị điện (biến trở) được kết nối
đến chân cắm trên board đấu dây để cung cấp một tín hiệu vị trí phản hồi sử dụng
trong thuật toán điều khiển.
- Van tiếp tục di chuyển cho đến khi đúng vị trí mong muốn đạt được.

c. Hướng dẫn lắp đặt, cấu hình và cân chỉnh Fisher FIELDVUE
DVC6000
- Lắp đặt DVC6010 trên Sliding‐Stem Actuators lên tới 102 mm (4 Inches) of
travel.
- Các bước thực hiện:
+ Cô lặp van khỏi đường áp suất công nghệ, giải phóng áp hai bên thân van.
Ngắt tất cả đường áp suất tới actuator, xả áp suất từ actuator. Sử dụng quy trình lock-
out (nếu có) để đảm bảo rằng các biện pháp trên được có hiệu lực trong khi bạn làm
việc trên thiết bị.
+ Lắp tay kết nối feedback đến stem connector.
+ Lắp giá đỡ positionor
+ Nếu travel lớn hơn 2-inch, ta gắn thêm tay feedback kéo dài bằng cách tháo lò
xo trên cần feedback 2 inch và gắng thêm cần feedback kéo dài giống hình bên dưới:
+ Lắp positionor
lên actuator
+ Đặt vị trí của
cần feed back trên
Postionor tại vị trí
không có áp bởi việc
gắng pin qua các lỗ trên
cần feedback như sau:

- Với van FC: Vặn pin định vị vào housing của Postionor qua lỗ A. Với loại
actuator này cần feedback xoay ngược chiều kim đồng hồ, từ B tới A và áp suất khí
đến phía dưới cylinder tăng.
- Với van FO: Vặn pin định vị vào housing của Postionor qua lỗ B. Với loại
actuator này cần feedback xoay cùng chiều kim đồng hồ, từ A tới B và áp suất khí
đến phía trên cylinder tăng.
+ Đặt chân kết nối vào khe của cần feedback, chỉnh đúng giá trị tralve ghi trên
actuator theo các vạch dấu trên cần feedback (hình 5).
+ Xiết chặt ốc định vị trên cách tay đòn.
+ Tháo chân định vị ra khỏi housing và cất vào vị trí đươc đánh dấu gần bộ I/P.
+ Sau đó thực hiện calibration theo trình tự cấu hình cân chỉnh mục 3.
- Cấu hình và cân chỉnh
- Menu tree Hart
- Hướng dẫn cài đặt : Online  Configure/setup  Basic setup  Setup wizard
 Change mode to Out of Service  Instrument family (chọn model positionor) 
Relay type (chon loại relay)  Travel/Pressure Control (chọn tralve control)
Pressure units (chọn đơn vị áp suất)  Max supply press (xem trên actuator) 
Actuator manufacturer (chọn Fisher) Actuator model (xem trên actuator)
Actuator size (xem trên actuator)  Is a Volume Booster or Quick Release Present
(có chọn yes/không chọn no) Use factory defaults (chọn No) Send detail  Có
thể thực hiện Auto calibrate tại đây và đợi cho đến khi chạy xong.
- Hướng dẫn calibration: Online  configure/setup  calibrate  travel calibrate
 auto tvl calib  chọn yes  default.
- Kiểm tra hành trình (Stroke test): Online  device diagnostics  chuyển mode
out service  Stroke valve  Step to target (thực hiện test 5 điểm: 0%, 25%, 50%,
75%, 100%).

2. Valve Parcol sử dụng loại Positioner SRD991


a. Giới thiệu:
- Giao diện của positioner foxboro SRD991: Việc cài đặt và thực hiện cân chỉnh
positioner được thực hiện thông qua các phím bấm M, UP, DOWN. Thực hiện
bấm các phím riêng rẽ hoặc thực hiện tổ hợp các phím ta sẽ được các lệnh có
chức năng khác nhau.
- Phím M (Menu): vào Menu hoặc thoát menu
- Phím UP / DOWN: Di chuyển qua lại trong menu và thay đổi giá trị của các
thông số.
- Tổ hợp phím UP + DOWN: dùng để xác nhận lệnh, chức năng enter, lưu trữ.
- Tổ hợp phím M + UP + DOWN: Reset
- Positioner Foxbro SRI991 là loại positioner thông minh, sử dụng đầu vào 4-
20mA. Model positioner này có cả loại single-acting lẫn double-acting và dùng
cho cả actuator loại diagphragm lẫn loại rotary (cùng chiều và ngược chiều kim
đồng hồ). Và đặc biệt nó có thể sử dụng trong môi trường dễ cháy nổ nhờ vào đặc
tính intrinsic safety của nó.

Một số thông số kỹ thuật:


- Ngõ vào: 4-20 mA
- Ngõ ra: Hành trình van 8 - 120 mm hoặc 8 - 260 mm. Đối với loại rotary
actuator actuator, góc xoay lên đến 950. Có thể chọn positioner làm việc ở chế độ
direct và reverse.
- Nguồn khí cấp cho positioner: nguồn khí cấp cho positioner có thể lên tới 6
bar, riêng Đối với loại spool valve thì áp nguồn cần thiết là 1.4 - 7 bar.

b. Nguyên lý hoạt động:

Analog
Giá trị ra
input

Phản hồi
vị trí
- Bộ positioner SRI991 có 3 loại ngõ vào: đầu vào analog, đầu vào HART và
đầu vào fieldbus. Tín hiệu vào sau khi được giải mã (hoặc mã hóa thành nhị
phân) được chuyển thành số liệu vào bộ vi điều khiển 11. Bộ vi điều khiển xử lý
dữ liệu và xuất ra tín hiệu điều khiển bộ I/P. Tín hiệu khí nén ở ngõ ra I/P qua
các bộ khuếch đại 13 và 14 đi tới actuator.
c. Các chế độ hoạt động của positioner SRI991
Positioner có những chế độ hoạt động như sau:
- INIIALIZE: Khi cấp nguồn hoặc Reset (nhấn 3 nút nhấn đồng thời), rất
nhiều chương trình kiểm tra được kích hoạt. Từng bước cụ thể sẽ hiển thị lên màn
hình LCD hoặc các đèn LED màu xanh lá cây. Nếu như không có lỗi xảy ra,
thiết bị sẽ hiện thị OUT OF SERVICE (là trường hợp thiết bị mới lắp vào, do
đó cần thực hiện AUTOSTART) hoặc IN OPERATION (nếu đã thực hiện
AUTOSTART). Nếu như có lỗi trong quá trìn tự kiểm tra -> có thông báo lỗi.
- DEVICE FAULT: Lúc này màn hình LCD sẽ hiển thị một thông báo lỗi,
hoặc đèn LED màu đỏ sáng trong khi tất cả các LED màu xanh đều tắt.
- FAILSAFE: Positioner sẽ thực hiện các công việc được quy định trong menu
"failure handling". Nếu thiết bị trong chế độ IN OPERATION nhưng không có
giá trị setpoint đến thông qua truyền thông (communication) thì sẽ chuyển sang
chế độ FAILSAFE, và duy trì các thông số cuối cùng. Nếu như xuất hiện lại
giá trị setpoint (qua đường truyền thông) thì bộ positioner sẽ chuyển lại chế độ
IN OPERATION.
- OUT OF SERVICE: SRD991 mới được nhập về (chưa được cấu hình) sẽ hiển
thị (ở trong chế độ) OUT OF SERVICE sau khi được cấp nguồn. Sau
khi được AUTOSTART SRD991 sẽ chuyển sang chế độ IN OPERATION. Nếu
một positioner đang được sử dụng nhưng lại được đem lắp ở một nơi khác,
khuyến cáo là nên thực RESET CONFIG (Menu 9.1) và thực hiện AUTOSTART
lại.
- IN OPERATION: Sau khi thực hiện AUTOSTART xong, thiết bị sẽ chuyển
sang chế độ IN OPERATION.
- CALIBRATE: Trong khi thực hiện AUTOSTART thì positioner đã ở trong
chế độ CALIBRATION. Actuator sẽ di chuyển lên xuống nhiều lần do sự điều
khiển của chương trình AUTOSTART. Sau đấy positioner sẽ chuyển sang IN
OPERATION.
- MESSAGE: SRD991 luôn luôn kiểm tra các chức năng của nó. Nếu trong quá
trình hoạt động có vấn đề nào đấy xảy ra nó sẽ báo động thông qua các message
trên LCD hoặc các đèn LED. Sử dụng các nút UP/DOWN để xem các thông báo.
- SIMULATE: Chế độ hoạt động này chỉ có trong phiên bản sử dụng
FOUNDATION FIELDBUS.

d. Quá trình thiết lập cài đặt cho positioner


Bao gồm các công việc sau:
- Khai báo cách lắp đặt positioner (lắp bên trái, bên phải) và kiểu actuator (kiểu
tuyến tính hay kiểu xoay)
- Thiết lập hướng tác động của actuator (direct hay reverse), kiểu van (loại van có
đặc tuyến là linear, equal percentage, hoặc do người dùng xác định…)
- Thiết lập các giá trị alarm.
- Thiết lập zero hoặc span
- Thiết lập thời gian damping (tốc độ đáp ứng)
- Ta thực hiện các thiết lập trên dựa vào các nút nhấn UP/DOWN và MENU.
Sau đấy thực hiện AUTOSTART để cân chỉnh positioner, hoặc thực hiện đưa tín
hiệu thử vào để kiểm tra độ chính xác của positioner.
- Trình tự menu của positioner SRD991 như ở trang sau:
3. Valve Rotork:
a. Cấu tạo valve rotork:
Tay quay
Hộp đấu nối
dây tín hiệu

Cần gạt chọn chế độ


vận hành tay (lever)

Bộ chỉ thị độ mở của


valve (%)

Công tắc chọn lựa màu


đỏ (Local/Remote
control)

Công tắc đóng/mở valve


(ở chế độ Local)

Cách đấu nối cáp nguồn và cáp điều khiển

Chú ý: Chắc chắn rằng nguồn cung cấp phải được cách ly trước khi tiến
hành tháo hộp đấu nối cáp.
- Kiểm tra nguồn cung cấp xem có đúng với nguồn yêu cầu ghi trên nhãn
của actuator. Cần phải nối đất bên trong terminal và nối đất bên ngoài vỏ
actuator để tránh dòng rò gây nguy hiểm đến tính mạng.
e. Các chế độ vận hành
- Vận hành bằng tay: Để đóng mở valve bằng tay, ta kéo lever xuống vị trí
bằng tay (Hand) và quay tay quay để vào khớp với bộ ly hợp. Sau đó ta thả lever
về vị trí ban đầu, tay quay sẽ duy trì khớp nối với bộ ly hợp ở chế độ đóng mở bằng
tay cho đến khi bộ tác động được vận hành bằng điện được chọn, lúc đó nó sẽ tự
động nhả không ăn khớp với bộ ly hợp nữa mà chuyển sang điều khiển bằng
motor. Nếu cần thiết chúng ta có thể khóa lever (bằng tay/tự động) ở vị trí yêu
cầu bằng cái khóa móc.
- Vận hành bằng điện: Khi mới bắt đầu lắp đặt cần kiểm tra điện áp nguồn
cung cấp có đúng với điện áp ghi trên nameplate hay không. Đóng nguồn cung
cấp, không cần thiết phải kiểm tra sự quay pha.
- Lưu ý: Không được vận hành bộ tác động bằng điện mà chưa được kiểm tra
trước, bằng cách dùng bộ điều khiển từ xa (Bộ remote control), ít nhất là phải cài
đặt các thông số sơ cấp (Primary setting) sẽ được nói kỹ ở phần setting.
- Chọn chế độ vận hành Local/stop/Remote: Công tắc chọn lựa màu đỏ sẽ cho
phép chọn chế độ local (điều khiển tại hiện trường), remote(điều khiển từ DCS)
hay chế độ stop(dừng). Khi công tắc chọn lựa được khóa ở chế độ Local hay
Remote, vị trí stop vẫn được phép. Chúng ta có thể khóa luôn chế độ stop để
ngăn ngừa vận hành bằng điện bởi điều khiển Local hoặc remote.
- Điều khiển local (điều khiển tại hiện trường): Chọn công tắc chọn lựa
màu đỏ ở vị trí Local (quay ngược chiều kim đồng hồ), sau đó xoay công tắc
đóng mở cùng chiều/ngược chiều kim đồng hồ để đóng /mở valve. Muốn dừng
lại, ta xoay công tắc chọn lựa màu đỏ cùng chiều kim đồng hồ ở vị trí stop.
- Điều khiển remote (điều khiển từ DCS): Chọn công tắc chọn lựa màu đỏ ở
vị trí Remote (quay cùng chiều kim đồng hồ), Ở chế độ này chỉ cho điều khiển
đóng/mở từ phòng điều khiển DCS nhưng chức năng dừng(stop) vẫn có thể được
sử dụng bằng cách xoay công tắc chọn lựa màu đỏ về vị trí stop (ngược chiều
kim đồng hồ). Muốn dừng lại, ta xoay công tắc chọn lựa màu đỏ ngược chiều kim
đồng hồ ở vị trí stop.
- Bộ chỉ thị- hiển thị tại hiện trường:

LED màu vàng:


đèn chỉ

LED màu xanh:


đèn chỉ vị trí LED màu đỏ:
đèn chỉ vị trí
Ghi chú: 4: màn hình tinh thể lỏng.
5: cảm biến hồng ngoại
6: Bộ chỉ thị xác nhận đã nhận được tín hiệu hồng ngoại

- Màn hình tinh thể lỏng có hai chế độ chỉ thị vị trí:
+ Vị trí valve đã cấp nguồn,
+ Vị trí valve chưa cấp nguồn.

- Khi cấp nguồn, màng hình sẽ hiển thị ánh sáng lưng (back-lit) màu hổ phách
và một trong các đèn chỉ thị sẽ sáng phụ thuộc vào vị trí của valve. Màn hình chỉ
thị sẽ hiển thị phần trăm độ mở của valve và hiển thị kết thúc hành trình như hình
vẽ 3.3, 3.4, 3.5:

- Theo tiêu chuẩn: đèn đỏ hiển thị valve mở, đèn xanh chỉ thị valve đóng, đèn
vàng chỉ thị valve phần trăm độ mở của valve (mức giữa).Màu chức năng đóng và
mở có thể đảo ngược lại theo yêu cầu.
- Khi nguồn cung cấp cho actuator bị cắt điện, màn hình tinh thể lỏng sẽ được
cấp nguồn từ pin dự phòng bên trong để liên tục hiển thị vị trí của actuator.Tuy
nhiên nguồn pin này sẽ không hiển thị ánh sáng lưng (back lit) và đèn chỉ thị vị trí.
- Chỉ thị tín hiệu alarm: Khi có lỗi màn hình tinh thể lỏng sẽ xuất hiện các
trạng thái như sau ở phiếu trên của màn hình:
- Ở hình 3.6: Biểu tượng valve alarm được hiển thị khi valve bị lỗi gây trip
actuator do giá trị cấu hình cài đặt moment quay. Nguyên nhân có thể là:
- Valve bị chặt hay bị nghẽn ở hành trình giữa.
- Valve bị kẹt
- Điều kiện công nghệ thay đổi (tăng áp suất, lưu lượng trong đường ống).
- Một khi actuator tríp moment quay, vận hành bằng điện cùng chiều cũng không
cho phép. Biểu tượng trên sẽ duy trì hiển thị cho đến khi sự di chuyển ngược
chiều xảy ra. Biểu tượng alarm của valve sẽ không hiển thị khi dừng ở cuối
hành trình đóng/mở cho valve (xem cấu hình C2/C3 ở phần sau). Cố vận hành
bằng tay sẽ cảm thấy bị kẹt cứng.
- Ở hình 3.7: Biểu tượng alarm hệ thống điều khiển sẽ hiển thị khi hệ thống
điều khiển từ xa sẽ duy trì tích cực từ ESD hoặc tín hiệu interlock. Chức năng
vận hành Local/remote sẽ không cho phép khi tín hiệu interlock hoặc ESD hiện
diện. Khắc phục bằng cách kiểm tra lỗi hệ thống điều khiển DCS của actuator.
- Ở hình 3.8: Biểu tượng cảnh báo lỗi actuator. Lúc này vận hành bằng điện sẽ
không cho phép. Nguyên nhân là do:
+ Công tắc nhiệt của biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển bị tríp
(thermostat).
+ Nguồn pin dự phòng yếu.
+ Nguồn bị lỗi.
- Ở hình 3.9: biểu tương pin yếu xuất hiện khi actuator phát hiện nguồn pin
yếu. Nếu chúng ta cấp nguồn sẽ xuất hiện thêm lỗi ở hình 3.8. Lúc này vận hành
bằng điện sẽ không cho phép.
- Khi biểu tượng cảnh báo nguồn pin xuất hiện, chúng ta nên thay thế pin ngay
lập tức. Actuator sẽ kiểm tra tình trạng pin sau 10 phút. Sau khi thay thế pin
mới, biểu tượng alarm vẫn còn tiếp tục hiển thị cho đến khi lần kiểm tra chỉ thị
kế tiếp nguồn pin tốt. Điều này có lẻ mất khoảng 10 phút.

f. Kiểm tra chạy thử (commissioning)


Thủ tục cài đặt:
- Cài đặt các tham số moment quay, giới hạn và các chức năng khác bằng cách
sử dụng remote control hồng ngoại. Dụng cụ remote control này được thiết kế là
loại intrinsic safety cho phép sử dụng ở khu vực dễ cháy nổ.
- Tất cả các chức năng chạy thử được lưu trong bộ nhớ trong actuator.
Dụng cụ remote control này cho phép người sử dụng xem tất cả các chức năng
qua cửa sổ hiển thị actuator. Khi mỗi chức năng được xem xét, giá trị cài đặt của
nó có thể được kiểm tra và nếu có yêu cầu có thể thay đổi trong giới hạn cho phép
của chức năng đó. Thủ tục cài đặt được phân chia làm 2 phần:
+ Các chức năng sơ cấp (primary): Cài đặt sự kết thúc tác động giới hạn
hành trình, giá trị moment quay, giới hạn vị trí.
+ Chức năng thứ cấp: cài đặt toàn bộ phần điều khiển, chỉ thị và các chức
năng chọn lựa khác. Chức năng mặc định được cài đặt từ nhà sản xuất sẽ cần
thiết cho vận hành an toàn. Dụng cụ cài đặt (remote control: bộ điều khiển từ xa
loại củ và mới): như hình vẽ
Thủ tục cài đặt actuator dùng remote control:
- Với actuator đã được lắp trên valve, nguồn cung cấp chính được cấp và vị
trí điều khiển Local được chọn. Ta nhấn phím , bộ hiển thị bộ tác động sẽ thay
đổi và hiển thị vị trí và moment quay . Nhấn phím một lần nữa, bộ hiển thị sẽ
thay đổi và yêu cầu nhập Password (hình 2.2)

.
Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4
- Để cho phép cài đặt và hiệu chỉnh chức năng actuator, cần nhập password
đúng. Password mặc định của Nhà sản xuất là Id như biểu tượng trên.
- Nhập password mới: Để cấu hình một password mới, actuator phải đang ở chế
độ cài đặt password được cho phép, nhấn phím , bộ chỉ thị sẽ hiển thị như hình
vẽ 2.3. Sử dụng các phím + và – để chọn password cần đặt (theo hệ số thập lục
phân: từ 00 đến FF), sau đó nhấn phím enter .
- Chế độ kiểm tra: Cài đặt chức năng actuator có thể được kiểm tra mà không
cần nhập password đúng. Sự cài đặt này chỉ được xem mà không cho phép thay
đổi. Thanh cài đặt sẽ không hiển thị (thanh gạch ngang ở trên màn hình hiển thị)
như hình vẽ 2.4.
- Chọn chế độ cài đặt sơ cấp và thứ cấp:
➢ Để truy xuất chức năng cài đặt sơ cấp, nhấn phím .
➢ Để truy xuất chức năng cài đặt thứ cấp, nhấn phím .
- Chế độ kiểm tra/cài đặt/hiển thị actuator: Các chức năng của actuator sẽ
được sắp xếp theo hai tầng: sơ cấp và thứ cấp. Nhấn phím sẽ luôn hiển thị
chức năng thứ nhất của mức kế tiếp, nhấn phím sẽ luôn hiển thị chức năng kế
tiếp trên cùng một mức. Đèn chỉ thị trên actuator sẽ luôn hiển thị vị trí của
valve. Phím + và – sẽ làm giá trị cài đặt thay đổi
+ Ở chế độ kiểm tra, phím +, - này không làm thay đổi giá trị cài đặt.
+ Ở chế độ cài đặt: Giá trị cài đặt mới được lưu vào bộ nhớ của actuator
bằng cách nhấn phím enter . Lúc này đèn flash sẽ tắt và sáng trở lại để
xác nhận giá trị mới vừa được nhập.
- Trở về hiển thị vị trí mở của valve: Có 4 cách để quay về hiển thị vị trí của
valve:
 Khoảng 5 phút sau lần cài đặt cuối cùng, bộ chỉ thị sẽ quay về vị trí
hiển thị độ mở của valve.
 Nhấn phím và cùng lúc.
 Nhấn phím cho đến khi nó trở về vị trí độ mở của valve.
 Xoay công tắc chọn lựa màu đỏ về vị trí điều khiển remote.
- Cài đặt các chức năng sơ cấp: Việc cài đặt các chức năng sơ cấp của actuator
sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chính xác của valve. Nếu actuator được cung cấp
cúng với valve, nhà cung cấp sẽ cài đặt các giá trị này. Không nên vận hành bằng
điện khi chưa cài đặt xong các thông số chức năng sơ cấp.
- Cài đặt khi cắt nguồn điện: Khi không cấp nguồn cho actuator, để cài đặt các
chức năng sơ cấp trước hết ta phải cho valve đóng/mở bằng tay quay cho đến khi
bộ truyền động tác động làm cho valve đi chuyển đóng/mở (khoảng 1%). Lúc
đó dùng bộ remote control để cài đặt.
g. Các chức năng cài đặt
- Cài đặt các chức năng sơ cấp như sau:

- Nội dung các chức năng sơ cấp:


➢ C1: chiều đóng valve
➢ C2: Tác động đóng.
➢ C3: tác động mở.
➢ tC: Giá trị moment quay lúc đóng valve.
➢ tO: Giá trị moment quay lúc mở valve.
➢ LC: cài đặt giá trị đóng valve
➢ LO: cài đặt giá trị mở valve
- C1: chiều đóng valve: Valve và actuator vận hành bằng tay để thiết lập chiều
đóng valve đúng (có ký hiệu chiều trên tay quay). Sử dụng phím + và – để chọn
chiều đóng valve cho đúng như hình vẽ:

Hình 8.2 Hình 8.3


- Hình 8.2 xác nhận hướng đóng valve theo cùng chiều kim đồng hồ
- Hình 8.3 xác nhận hướng đóng valve theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
- Khi chắc chắn chiều đóng của valve đúng, nhấn phím enter . Lúc này
đèn flash sẽ sáng để xác nhận kết quả.
- C2: tác động đóng: Actuator có thể cấu hình moment quay để đóng valve sát
với seat valve (hình 8.4) hoặc giới hạn không sát với seat valve (hình 8.5). Sử
dụng phím + và – để chọn

Hình 8.4 Hình 8.5


- Tùy thuộc vào kiểu valve mà ta chọn kiểu cấu hình trên đã ghi trên nhãn của
valve:

- Lưu ý: Khi chọn kiểu đóng bằng moment quay, ta phải cài đặt giá trị moment
quay.
- C3: Tác động mở: tương tự như tác động đóng. Cài đặt hai chế độ như hình
vẽ dưới đây:
- tC: Giá trị moment quay để đóng valve:
- Giá trị moment quay để đóng valve có thể được cấu hình (hiển thị phần
trăm của moment quay danh định). Moment danh định (rated torque).Tham khảo
yêu cầu Nhà sản xuất để cài đặt giá trị moment quay phù hợp. Giá trị moment
quay có thể thay đổi giữa 40% đến giá trị danh định với bước nhảy 1%. Sử dụng
phím + để tăng moment quay và sử dụng phím – để giảm. Sau khi cài đặt giá trị,
nhấn phím enter để lưu giá trị cài đặt (đèn flash sáng xác nhận giá trị mới).

- tO: Giá trị moment quay để mở van: cài đặt tương tự


như giá trị moment quay để đóng valve.
- LC Cài đặt giới hạn đóng:
- Lưu ý: Cần cài đặt vị trí giá trị giới hạn mở trước.

- Để cài đặt giới hạn đóng của valve, quay valve bằng tay đến vị trí đóng. Cho
phép quay ngược lại vị trí mở của valve khoảng 2 vòng (bằng tay quay). Sau đó
nhấn phím enter , hai thanh sáng và đèn chỉ thị vị trí đóng sẽ sáng để xác
nhận vị trí giới hạn đóng vừa được cài đặt. Nhấn phím Để kiểm tra vị trí giới
hạn đóng, mở van bằng tay cho đến khi đèn hổ phách sáng, quay van đóng
ngược trở lại cho đến khi đèn chỉ thị đóng van sáng.
- LO: cài đặt vị trí giới hạn mở của van: Để cài đặt giới hạn mở của
van, quay van bằng tay đến vị trí mở. Cho phép quay ngược lại vị trí
đóng của valve khoảng 2 vòng (bằng tay quay). Sau đó nhấn phím
enter , hai thanh sáng và đèn chỉ thị vị trí mở sẽ sáng để xác nhận vị
trí giới hạn mở vừa được cài đặt.

- Quay về vị trí chỉ thị độ mở của van ban đầu: Nếu tất cả các chức năng cài đặt
trên đã thự hiện xong, muốn quay trở về màn hình hiển thị bình thường, dùng
công tắc chọn lựa màu đỏ để thoát ra khỏi chế độ cài đặt và sau đó chọn lại theo
yêu cầu điều khiển: local, remote hay stop. Sau khi đã cài đặt xong, bây giờ ta
có thể vận hành van bằng điện một cách an toàn.
Cài đặt các chức năng thứ cấp:
Nội dung của chức năng thứ cấp:
- Truy xuất cài đặt các chức năng thứ cấp
- Các tiếp điểm chỉ thị S1, S2, S3, S4.
- Cấu hình chế độ điều khiển.
- Các tiếp điểm chỉ thị mở rộng (option) S5 – S8.
- CPT (Current Position Transmitter)
- Điều khiển từ xa Folomatic
- Nguồn điều khiển từ xa
- Cấu hình và chẩn đoán hồng ngoại
a. Truy xuất chức năng thứ cấp:
Để hiển thị chức năng thứ cấp, cần nhấn phím cho đến khi [Cr] xuất
hiện. Có hai chế độ cho phép thức hiện trên chức năng thứ cấp: kiểm
tra và cài đặt như hình vẽ:

Hình 9.2: chế độ kiểm tra. Hình 9.3: chế độ cài đặt.
Các tiếp điểm chỉ thị: Các tiếp điểm chỉ thị S1 (r1), S2 (r2), S3(r3), S4(r4), mỗi tiếp
điểm được cài đặt để dừng (tríp) một trong các chức năng sau:

STT Mã Chức năng


1 [CL] vị trí kết thúc hành trình đóng
2 [OP] vị trí kết thúc hành trình mở
3 [Po] vị trí giữa
4 [tC] đóng trip moment quay
5 [tO] mở tríp moment quay
6 [24] nguồn 24V fail
7 [ba] nguồn pin yếu
8 [LP] Mất pha..

Và còn nhiều chức năng nữa yêu cầu tham khảo thêm tài liệu.
r1- cấu hình chức năng tiếp điểm S1:
Sử dụng phím + hay – để chọn các chức năng mong muốn như trên bảng,
sau đó nhấn enter, đèn flash sáng để xác nhận chức năng vừa được chọn.
Ví dụ cài đặt chức năng để trip tại giới hạn đóng của van.

Nhấn phím : r1- Cài đặt giá trị S1: Khi chức năng tiếp điểm S1 được
cài đặt [Po], giá trị vị trí giữa theo yêu cầu phải được cài đặt. Sử dụng
phím + hay – để chọn giá trị từ 0 đến 99%, sau đó nhấn enter, giá trị cài đặt
sẽ được chấp nhận
Nhấn phím : r1- Định dạng loại tiếp điểm: Nhấn phím + hay – để chọn
loại tiếp điểm thường đóng (NC) hay thường mở (NO). Sau đó nhấn enter
để xác nhận giá trị cài đặt. Sau đó nhấn phím để cài đặt cho các tiếp
điểm S2, S3, S4.
b. Transmitter vị trí dòng (CPT: Current Position Transmitter):
Hướng dẫn cài đặt cho bộ tác động bao gồm một CPT cung cấp dòng hồi tiếp
vị trí 4-20mA. CPT là một sự chọn lựa bổ sung. Nó có thể cấp nguồn ở bên
trong hoặc bên ngoài.

Với hiển thị HI như trên hình vẽ trên, ngõ ra 20mA tương ứng với van đang ở
vị trí mở hoàn toàn. Nếu dòng 20mA tương ứng với vị trí đóng van, ta sử
dụng phím + hoặc – để thay đổi sang [LO] và nhấm enter

h. Bảo dưỡng, theo dõi và xử lý sự cố


- Bảo dưỡng: Tất cả nguồn điện cung cấp đến bộ tác động phải được cách ly
trước khi bảo dưỡng và kiểm tra được tiến hành, ngoại trừ thay thế pin.
- Bảo dưỡng định kỳ nên tiến hành theo các bước như sau:
- Kiểm tra bộ tác động lắp đặt trên van xem các bulông có được siết chặt.
- Đảm bảo ti van và các đai ốc truyền động được làm sạch và bôi trơn bằng
dầu phù hợp.
- Nếu van motor hiếm khi được vận hành, cần phải đưa ra thời gian định kỳ
để vận hành van làm việc (tránh trường hợp kẹt van).
- Thay thế pin trong thời gian 5 năm một lần (theo khuyến cáo của Nhà SX).
Tuy nhiên nhiệt độ môi trường cũng như điều kiện vận hành ảnh hưởng đến tuổi
thọ của pin.
- Kiểm tra các hộp bảo vệ bộ tác động xem có bị nứt, bễ, thiếu bulông bắt giữ.
- Phải kiểm tra để chắc rằng không có bụi hoặc chất bẫn vào bên trong bộ
tác động.
- Kiểm tra dầu bôi trơn.
- Nguồn pin cho bộ tác động:
- Nguồn pin cung cấp cho bộ tác động để hiển thị vị trí mở của van khi nguồn
cung cấp chính bị cắt điện. Nó giúp cho ta xác định vị trí mở của van được cập
nhật và hiển thị khi ta vận hành bằng tay khi nguồn điện chính bị cắt.
- Lưu ý khi thay thế pin: Khi tháo pin với nguồn cung cấp cho bộ tác động bị
cắt sẽ gây ra dữ liệu lưu giữ bị mất. Do đó khi thay pin phải đảm bảo nguồn
điện chính được cung cấp.
- Sử dụng lục giác 8mm để tháo hộp chứa pin bên trong như hình vẽ, chắc chắn
phải có vòng o-ring làm kín để bảo vệ mạch bên trong bộ tác động.
- Dầu bôi trơn: Dầu dùng để bôi trơn cơ cấu bánh răng truyền động loại SAE
80EP phù hợp cho môi trường nhiệt độ từ -30 đến 70 độ C.
- Theo dõi vị trí van và moment quay: Vị trí và moment quay của van
được sử dụng để theo dõi hiệu suất của van trong suốt quá trình vận hành. Ảnh
hưởng đến sự thay đối công nghệ (sự chênh áp) có thể được tính đến. Ta có thể sử
dụng bộ điều khiển từ xa để thay đổi moment quay như đã trình bày ở phần cài
đặt các chức năng sơ cấp.
- Xử lý sự cố: Bộ tác động loại IQ của Rotork sẽ chẩn đoán những lỗi và hiển
thị trên màn hình tinh thể lỏng rất nhanh và tìm ra những lỗi để tiến hành xử lý.
- Khi cắt nguồn điện chính cung cấp cho bộ tác động, sẽ không có ánh
sáng backlit (ánh sáng lưng) bên trong.
- Kiểm tra nguồn điện áp ba pha có đúng theo quy định ghi trên nhãn van hay
không. Đo điện áp giữa các pha từ các terminal.
- Khi nguồn điện chính cung cấp cho bộ tác động bị cắt, nguồn pin chỉ hỗ trợ cho
hiển thị vị trí van trên màn hình LCD. Nếu màn hình hiển thị trống, cần phải
thay pin.

Màn hình trợ giúp:


- Với bộ tác động đã được cấp nguồn và vị trí Local hoặc Stop được chọn, 8
màn hình trợ giúp có thể được truy xuất dùng bộ điều khiển từ xa. Với bộ điều
khiển từ xa được chọn, nhấn phím hai lần, màn hình trợ giúp sẽ hiển thị. Mỗi
màn hình sẽ sử dụng các thanh để chỉ thị các điều khiển cụ thể hoặc các chức năng
chỉ thị. Mỗi thanh tác động đến sự thay đổi trạng thái của chức năng bộ tác
động bởi Turn On/Turn Off.
- Để xử lý sự cố, truy xuất theo màng hình trợ giúp theo các ký tự sau:
- H1: Hệ số cấm vận hành bằng điện.
- H2: Giám sát tình trạng pin và ngõ vào điều khiển ESD.
- H3: Giám sát giới hạn vị trí và tình trạng nguồn cung cấp của bộ tác động
- H4: Giám sát ngõ vào điều khiển từ xa đến bộ tác động.
- H5: Giám sát ngõ vào cục bộ (local) điều khiển các khóa liên động (interlock)
từ xa và rờle nhiệt của động cơ (themostats)
- H6: Giám sát tình trạng công tắc moment quay và sự giao tiếp bộ điều khiển
từ xa hồng ngoại cho những ứng dụng chống hư hỏng thiết bị.
- H7: Giám sát giới hạn hành trình và tình trạng giới hạn vị trí.
- H8: Giám sát thiết bị dò vị trí của bộ tác động.
- H9: Chỉ sử dụng cho loại Rotork.
- Các thanh trong màn hình trợ giúp (ký hiệu ) là không xác định và
có thể là ON ( ) hoặc OFF hoặc tia lóe sáng (flash).
- Tám màn hình hiển thị từ H1 đến H8 như hình vẽ:

Hình H1, Khi thanh ON (màu đen đậm) có nghĩa là lỗi đang được hiện diện. Có 4 vị
trí báo lỗi ở hình H1:
- Lỗi vị trí: Trong suốt quá trình cấp nguồn cho bộ tác động, bộ xử lý vị trí sẽ so
sánh với vị trí hiện thời để lưu trữ trong bộ nhớ ROM. Nếu có sự khác nhau sẽ báo
lỗi vị trí.
- Reset lại bộ tác động nên được tiến hành (xem phần cài đặt LC, LO).
- Pin yếu khi đang cấp nguồn: Khi thanh ON, pin yếu sẽ được phát hiện.
- Nếu [OS] (cấm vận hành khi mất nguồn) được chọn ON, sự vận hành bộ tác
động sẽ bị cấm khi cấp nguồn với pin xả hết điện. Pin nên được thay thế sớm nhất
có thể.
- Lỗi do điều khiển cục bộ(local control): Khi thanh ON, tín hiệu báo lỗi điều
khiển cục bộ được phát hiện. Chẳng hạn như tín hiệu đóng hoặc mở van cục bộ
được phát hiện cùng lúc, điều này sẽ được phân loại khi một điều kiện lỗi hoặc
không hợp lệ (invalid).
- Mất pha.

Hình 2: Sẽ phát hiện 3 lỗi hiện diện


- Nguồn pin phóng điện. Thanh ở vị trí On (màu đen) khi nguồn pin không còn
khả năng hỗ trợ các chức năng của bộ tác động khi điều kiện mất nguồn điện
chính cấp cho actuator. Nguồn pin phải được thay thế và reset lại các vị trí giới
hạn ( xem phần LO, LC)
- Nguồn pin yếu: Thanh ON khi nguồn pin yếu nhưng vẫn còn khả năng để hỗ
trợ các chức năng cần thiết của actuator. Nguồn pin nên được thay thế sớm nhất
có thể.
- Kích hoạt tín hiệu ESD: Thanh ON khi tín hiệu ESD đựoc hiện diện. Một tín
hiệu dừng khẩn cấp sẽ bypass bất kỳ tín hiệu điều khiển nào (cả Local và remote)
đang tồn tại, làm cho bộ tác động thực hiện các lệnh điều khiển từ ESD. Chức
năng của ESD sẽ được xác định bởi việc cài đặt màn hình cấu hình chế độ điều
khiển [A1] đến [A5]. Bộ tác động sẽ không thực hiện bất kỳ tín hiệu điều khiển
nào trong lúc tín hiệu ESD vẫn duy trì.

Hình H3: Sẽ phát hiện 4 lỗi hiện diện


- Giới hạn cùng chiều kim đồng hồ:
- Khi thanh ON = bộ tác động sẽ đạt đến giới hạn hành trình cùng chiều kim
đồng hồ.
- Giới hạn ngược chiều kim đồng hồ:
- Khi thanh ON = bộ tác động sẽ đạt đến giới hạn hành trình ngược chiều kim
đồng hồ.
- Cấm (inhibit): khi thanh ON = bộ tác động sẽ bị cấm điều khiển
- Nguyên nhân có thể là do mất pha, hoặc lỗi bên trong mạch.

Hình H4:
- Tất cả các tín hiệu từ xa được chọn ở vị trí ‘1’ là ngõ vào từ xa chuẩn.
- Khi các card truyền thông như field bus, profibus hoặc pakscal được gắn vào
trong mạch, ngõ vào điều khiển từ xa được chọn ở vị trí số ‘2’.
- REMOTE OPEN 1: Thanh OFF = tín hiệu mở từ xa hiện diện.
- REMOTE CLOSE 2: THANH OFF= tín hiệu đóng từ xa hiện diện.
- ESD1: Thanh OFF= Tín hiệu ESD hiện diện.
- REMOTE MAINTAIN 1: Thanh OFF= tín hiệu duy trì từ xa hiện diện.
- Thanh On= tín hiệu duy trì từ xa không hiện diện và dừng từ xa kích hoạt
- (active).
- REMOTE OPEN 2: Thanh OFF = tín hiệu mở từ xa hiện diện từ BUS của
PCB (option).
- REMOTE CLOSE 2: THANH OFF= tín hiệu đóng từ xa hiện diện từ BUS
của PCB (option).
- ESD2: Thanh OFF= Tín hiệu ESD hiện diện từ BUS của PCB (option).
- REMOTE MAINTAIN 2: Thanh OFF= tín hiệu duy trì từ xa hiện diện từ
BUS của PCB (option).

Hình H5:
- OPEN INTERLOCK: Thanh ON= khóa liên động mở được kích hoạt (bộ tác
động sẽ không cho phép vận hành). Việc vận hành bằng điện sẽ bị cấm bởi khóa
liên động để điều khiển bộ tác động với tiếp điểm khóa liên động bên ngoài. Nếu
khóa liên động bên ngoài không yêu cầu, chức năng khóa liên động sẽ phải được
chọn OFF.
- CLOSE INTERLOCK: Thanh ON= khóa liên động đóng được kích hoạt (bộ
tác động sẽ không cho phép vận hành). Việc vận hành bằng điện sẽ bị cấm bởi
khóa liên động để điều khiển bộ tác động với tiếp điểm khóa liên động bên ngoài.
Nếu khóa liên động bên ngoài không yêu cầu, chức năng khóa liên động sẽ phải
được chọn OFF.
- REMOTE NOT SELECTED (Chế độ từ xa không được chọn):
- Thanh On= Chế độ từ xa không được chọn
- Thanh OFF= Chế độ từ xa được chọn
- LOCAL CLOSE NOT PRESENT(Đóng cục bộ không hiện diện):
- Khi Thanh ON= tín hiệu đóng cục bộ không hiện diện
- Khi Thanh OFF= tín hiệu đóng cục bộ hiện diện
- LOCAL OPEN NOT PRESENT(mở cục bộ không hiện diện):
- Khi Thanh ON= tín hiệu mở ở vị trí local không hiện diện
- Khi Thanh OFF= tín hiệu mở ở vị trí local hiện diện.
- THEMOSTATS TRIPED( RƠLE NHIỆT TRIP):
- Thanh ON = rơle nhiệt trip.
Động cơ trong bộ tác động sẽ được bảo vệ bởi rơle nhiệt. Khi động cơ bị quá
nhiệt, rơle nhiệt sẽ trip và bộ tác động sẽ dừng. Khi nhiệt độ giảm xuống, rơle
nhiệt sẽ tự động reset, cho phép vận hành động cơ.
- LOCAL STOP NOT SELECTED (Dừng ở vị trí local không được chọn):
- Thanh ON = LOCAL STOP NOT SELECTED.
- Thanh OFF = LOCAL STOP SELECTED.
- LOCAL NOT SELECTED:
- Thanh ON = điều khiển ở vị trí local không được chọn.
- Thanh OFF = điều khiển ở vị trí local được chọn.

Hình H6:
- Khi bộ tác động được cung cấp cho những ứng dụng ngăn ngừa sự hư hỏng
thiết bị, các nút nhấn điều khiển tại vị trí local được khóa để ngăn ngừa vận hành
trái phép. Các chức năng điều khiển ở vị trí local sau đó được tiến hành bằng cách
sử dụng bộ điều khiển từ xa hồng ngoại.
- LOCAL CONTROLS NOT FITTED (Điều khiển ở vị trí local không được
chọn)
- Thanh OFF = Điều khiển ở vị trí local được chọn (tiêu chuẩn).
- Thanh ON = Điều khiển ở vị trí local không được chọn (chống hư hỏng).
- TORQUE SWITCH TRIPPED:
- Thanh OFF = Torque switch trip.
- Khi bộ tác động tạo ra một moment quay bằng giá trị đặt cho mở van (khi mở)
và đóng van (khi đóng). Nó sẽ dừng để bảo vệ van tránh những hư hỏng. Điều đặc
trưng này gọi là bảo vệ không cho thiết bị làm việc vượt quá moment quay cho
phép. Một khi trip moment quay xảy ra, sự vận hành cùng hướng moment quay sẽ
được ngăn ngừa. Sự chốt(latching) này bảo vệ bộ tác động và van chống lại sự va
đập mạnh vào seat van khi đến cuối hành trình đóng hay mở do tín hiệu điều
khiển vẫn còn duy trì.

Hình H6:
- IR OPEN SIGNAL NOT PRESENT (Tín hiệu mở hồng ngoại sẽ không hiện
diện):
- Thanh OFF = Tín hiệu mở hồng ngoại sẽ hiện diện
- IR CLOSE SIGNAL NOT PRESENT(Tín hiệu ĐÓNG hồng ngoại sẽ không
hiện diện):
- Thanh OFF = Tín hiệu mở hồng ngoại sẽ hiện diện
- IR LOCAL CONROL DISABLE (ĐIỀU KHIỂN VỊ TRÍ LOCAL KHÔNG
CHO PHÉP): Để vận hành bộ tác động ở vị trí local với bộ điều khiển từ xa, xem
phần lựa chọn màn hình [Or]: Điều khiển ở vị trí local dùng bộ điều khiển từ xa
như hình vẽ.

[Or] phải được chọn ở vị trí ON.


- IR REMOTE CONTROL NOT SELECTED: Thanh OFF= chế độ điều khiển
từ xa được chọn. và [Or] phải được set ở chế độ RE(remote).

Hình H7:
- OPEN LIMIT(Giới hạn mở): Thanh ON= bộ tác động sẽ đạt đến giá trị mở.
- CLOSE LIMIT: Thanh ON= bộ tác động sẽ đạt đến giá trị đóng.
- ACTUATOR MOVING: Thanh ON= ACTUATOR MOVING.
- Tiếp điểm switch S1, S2, S3, S4: Thanh ON= Tiếp điểm S là mạch đóng.

Hình H8:
- Cảm biến vị trí A: Sự quay ngõ ra cảm biến, được sử dụng cho mạch cảm
biến vị trí. Vận hành đúng của sensor được chỉ thị bởi thanh ở vị trí ON (và OFF)
12 lần trên một vòng quay ngõ ra. Khi động cơ đang chạy, khoảng thời gian bit
ON và OFF nên bằng nhau.
- Cảm biến vị trí B: Sự quay ngõ ra cảm biến, được sử dụng cho mạch cảm
biến vị trí. Vận hành đúng của sensor được chỉ thị bởi thanh ở vị trí ON (và OFF)
12 lần trên một vòng quay ngõ ra. Khi động cơ đang chạy, khoảng thời gian bit
ON và OFF nên bằng nhau.
- Với 2 sensor A và B, vận hành đúng được chỉ thị bởi bảng sự thật sau (truth
table). Để quan sát chức năng này, chọn vận hành bằng tay và quay bằng tay quay
cùng chiều
- kim đồng hồ, bắt đầu với tất cả các sensor ở vị trí OFF (0) như sau:
(Cùng chiều kim đồng hồ, góc quay 30 độ)

4. Valve Masoneilan sử dụng bộ định vị SVI


a. Giới thiệu
- SVI Positioner là một thiết bị định vị thông minh, chúng ta có thể cài đặt và
cấu hình nó thông qua local panel như trong hình dưới. Màn hình hiển thị sẽ
hiện thị 3 giá trị tin hiệu input, giá trị áp suất đầu ra và vị trí của van. Theo thư
tự các giá trị này sẽ xuất hiện trong vòng khoảng 1.5s. Ba nút nhấn trên panel
thực hiện các chức năng sau:
- Nút nhấn bên trái ký hiệu “*” cho phép chọn hoặc chấp nhận giá trị hay tham
số đang hiện thị trên màn hình.Nút nhấn ở giữa, ký hiệu (-), cho phép di chuyển
trở về menu phía trước hoặc để giảm giá trị hiện tại đang hiện thị trên màn
hình. Khi muốn giảm giá trị nhanh thì nhấn giữ cho đến khi đạt giá trị mong
muốn. Nút nhấn bên phải, ký hiệu (+), cho phép di chuyển trở về manu tiếp theo
hoặc để tăng giá trị hiện tại đang hiện thị trên màn hình. Khi muốn tăng giá trị
nhanh thì cũng nhấn giữ cho đến khi đạt giá trị mong muốn.

Hình 4.1: Màn hình SVI


b. Nguyên lý làm việc
- Khi bộ điều khiển nhận được một tín hiệu input. T ừ hệ thống hay thiết bị
khác (4- 20mA) nó sẽ tiến hành so sánh tín hiệu này với vị trí của van. Sự khác
nhau giữa tín hiệu input và tín hiệu phản hồi vị trí của van là điều kiện cho
thuật toán trong Positioner tính toán và chuyển thành tín hiệu khí nén tương ứng.
Tín hiệu này được đưa tới bộ Booster Relay để khuếch đại thành tín hiệu thích hợp
chuyển tới actuator. Khi vị trí của van phù hợp với tín hiệu input, hệ thống sẽ ở
trạng thái ổn định.

Hình 4.2: Sơ đồ khối của positioned SVI

c. Các chế độ làm việc của Positioner


- Làm việc bình thường (Normal Operation)
Chức năng: trong chế độ này, bộ điều khiển positioner sử dụng tín hiệu input
4-20 mA giống như một giá trị Setpoint. B ộ chỉ thị tại positioner sẽ hiện thị
vị trí của van, tín hiệu input, và áp suất ra Actuator theo chu kỳ hiển thị cứ
1.5 giây. Nhấn bất kỳ phím nào để di chuyển tới menu lựa chọn OPERATE
MODE MENU. Trong OPERATE MODE MENU có 3 lựa chọn: -› MAN (để
van ở chế độ manual và đi tới Menu MANUAL), -› EXAMINE (đi tới menu
EXAMINE), và -›OPER (trở lại màn hình hiển thị ban đầu).
Hình 4.3a. Menu của chế độ hoạt động bình thường
Cấu hình: Các tham số và các chức năng có thể được cài đặt thông qua các
nút nhấn trên Positioner như trong bảng sau (di chuyển qua lại, hoặc thay đổi
nhấn các nút “+” và ”-”, chấp nhận nhấn “*”) việc cấu hình phải được thực hiện
trước khi cân chỉnh, và nó chỉ thực hiện được khi van đang ở chế độ manual.

Chức năng Mô tả

SINGLE (or DOUBLE) Cài đặt lực chọn cho Actuator là loại 1
tác tộng hay 2 tác động
CTL OFF (or ON) Sử dụng chức năng điều khiển PID
(OFF hoặc ON)

ATO (or ATC) Lựa chọn khi có khí điều khiển thì van
mở (ATO) hoặc van đóng (ATC) cho
sự hoạt động của Actuator.

LINEAR (or EQUAL 50, Lựa chọn đặc tính cho van (Linear,
EQUAL 30, QUICK, CUSTOM) equal percent- age 50, equal percentage
30, quick opening…). Nếu lựa chọn
CUSTOM thì các giá trị sẽ được nhập
vào thông qua PC.
TS (OFF or ON) Hiển thị và cài đặt giá trị điểm
đóng kín cho van. Mặc định là 0.0%

PL (OFF or ON) Hiện thị giá trị được cài đặt của vị
trí giới hạn dừng thấp nhất. Mặc định
là 0.0%
PU (OFF or ON) Hiện thị giá trị được cài đặt của vị
trí giới hạn dừng cao nhất. Mặc định
là 0.0%

ENGLISH (or FRENCH) lựa chọ ngôn ngữ hiện thị


(English or French)
Hình 4.3b: Menu cấu hình.

- Các bước thực hiện


Khi cấu hình hoặc thay đổi các tham số bằng các nút nhấn trên positioner
ta thực hiện như sau:
B1: Nếu trong chế độ NORMAL OPERATE, nhấn phím bất kỳ. K ý hiệu “-
›OPER” sẽ xuất hiện. Nhấn + đi tới menu -›MAN.
B2: Nhấn * di chuyển tới menu MANUAL. ("POS MAN" đã xuất hiện)
This locks the valve in position and places it in Manual Mode.
B3: Nhấn + 2 lần để đi tới lựa chọn -›CONFIG.
B4:Nhấn * để vào chế độ cấu hình và chức năng đầu tiên trongchế độ này
sẽ xuất hiện.
B5:Nếu Single hoặc Double đã xuất hiện như mong muốn thì nhấn + để di
chuyển tới chức năng tiếp theo. N ếu không, nhấn * để tiếp tục lựa chọn tham số
mong muốn. Khi tìm được giá trị mong muốn xuất hiện, nhấn + để di chuyển tới
chức năng tiếp theo.
B6:Trong CTL ON (OFF), OFF được mặc định cho positioner. N ếu nó hiện
thị ON nhấn * để trở lại OFF. Nhấn + di chuyển tới chức năng tiếp theo.
B7:Trong ATO (ATC), nếu lực chọn đã phù hợp thì nhấn + di chuyển tới
chức năng tiếp theo. Còn không, nhấn * để lựa chọn giá trị phù hợp.
B8:Trong LINEAR, nếu lực chọn đã đúng, nhấn + to di chuyển chức năng
tiếp theo. Nếu không, nhấn * để lựa chọn chức năng phù hợp. Nếu lựa chọn là
“custom” thì các giá trị của đường cong phải được nhập từ phần mền ValVue. Các
giá trị này không thể nhập trực tiếp băng các nút nhấn.
B9:Lựa chọn TS (tight shutoff) cho phép người sử dụng cấu hình cho
positioner đưa tất cả áp suất khí cung cấp (hoặc áp suất khí quyển) vào actuator bất
cứ khi nào mà tín hiệu điều khiển van “gần” với vị trí đóng. Nếu TS lựa chọn là On,
thì giá trị của TS được xác định là gần với vị trí mà tại đó van buộc phải đóng hoàn
toàn. Trong TS OFF (On) nếu trạng thái đạt như mong muốn, nhấn + di chuyển tới
chức năng tiếp theo. Nếu không, nhấn * để thay đổi on/off và hiện thị giá trị. Tiếp
theo nhấn + hoặc – để tăng hoặc giảm giá trị hiện thị (khi chuyển từ ON sang OFF,
không có gia tri hiện thị). Khi giá trị đạt được theo yeu cầu, nhấn * để chấp nhận giá
trị và di chuyển tới chức năng tiếp theo.
B10:Positioner SVI cho phép người dùng cấu hình vị trí giới hạn dừng lower
(PL) và upper (PU). Khi cài đặt PL ON, thì van sẽ không vượi xuống bên dưới giá
trị giới hàn PL hay lên trên diểm giá trị giới hạn PU. (chú ý: Nếu SVI bị hỏng với
bất kỳ nguyên nhân nào như mất điện hoặc mất khí điều khiển, thì SVI sẽ không có
hiệu lực với các giá trị cài đặt PL và PU ở trên, van sẽ đi tới trạng thái fail-safe.
Trong PL OFF (ON), nếu giá trị hiện thị đúng theo yêu cầu, nhấn + di
chuyển chức năng tiếp theo. Nếu không, nhấn * để thay đổi on/off và hiển thị giá
trị. Tiếp theo nhấn + hoặc - để tăng hoặc giảm giá trị hiện thị (khi chuyển từ
ON sang OFF, không có gia tri hiện thị). Khi giá trị đạt được theo yêu cầu, nhấn
* để chấp nhận giá trị và di chuyển tới chức năng tiếp theo.
B11:Tương tự PU OFF (ON), nếu giá trị hiện thị đúng theo yêu cầu,
nhấn + di chuyển chức năng tiếp theo. Nếu không, nhấn * để thay đổi on/off và
hiển thị giá trị. Tiếp theo nhấn + hoặc - để tăng hoặc giảm giá trị hiện thị (khi
chuyển từ ON sang OFF, không có gia tri hiện thị). Khi giá trị đạt được theo yêu
cầu, nhấn * để chấp nhận giá trị và di chuyển tới chức năng tiếp theo.
B12:Tại SVI cũng có thể thay đổi ngôn ngữ hiện thị là English hoặc French.
B13:Tại chế độ –› MAN, nhấn + để trở về đầu menu CONFIGURATION
hoặc nhấn - để trở lại chức năng vừa xem. Để thoát ra khỏi menu
CONFIGURATION, nhấn *. Nó sẽ trỏ về menu MANUAL. (“POS MAN” xuất
hiện)

- Cân chỉnh thiết bị


Chú ý: Thực hiện cấu hình trước khi cân chỉnh
Chức năng: được sử dụng để thực hiện cân chỉnh các tham số sau:
- Giá trị thấp và giá trị cao cho tín hiệu input (Low and high values for input
signal)
- Giá trị thấp và giá trị cao của áp suất khí điều khiển đưa tới Actuator
- Đặt các giới hạn vị trí cho hành trình van
Hình 4.3c: Menu cân chỉnh

Cách thực hiện


CAUTION: Khi thực hiện cân chỉnh, vị trí của van bị vượt ra khỏi hành trình
của nó, do đó chúng ta cần cách ly van khỏi công nghệ trước khi thực hiện việc cân
chỉnh.
Để cân chỉnh SVI sử dụng các nút nhấn ta thực hiện như sau:
B1: Nếu ở trong NORMAL OPERATE, nhấn phím bất kỳ, (OPER sẽ
xuất hiện.) Nhấn + để đi tới các đối tượng của menu MAN.
B2: Nhấn * di chuyển tới MANUAL MENU (POS MAN hiện thị.)
B3: Nhấn + di chuyển tới các lựa chọn của CAL.
B4: Nhấn * đi tới menu CALIBRATE. (STOPS sẽ xuất hiện.)
B5: Trong STOPS, nhấn * để bắt đầu thực hiện, Van sẽ di chuyển đóng hoàn
toàn, tiếp đến mở hoàn toàn, và sau đó trở về vị trí lúc ban đầu (công việc này thực
hiện việc xác định điểm cuối) Khi kết thúc việc xác định, nhấn + di chuyển chức
năng tiếp theo.
B6: Một số loại van, hành trình (full travel) cuả nó lơn hơn hành trình
theo danh nghĩa (nominal travel), nhưng chúng ta cần xác lập một hành trình
giống như hành trình danh nghĩa hơn là full travel. STOP OP sẽ cho phép khắc
phục điều này. Để thực hiện thì nhấn * để di chuyển van tới vị trí 100% Sử dụng
các nút + và -, để xác định vị trí mở hoàn toàn cho van. Nhấn * để chấp nhận vị trí
100% mới này.
B7: Bias là tín hiệu gửi vào bộ I/P bên trong. Giá trị này không làm cho
actuator bị thay đổi, thông thường giá trị này đã được nhà sản xuất xác lập, tuy
nhiên vì một lý do nào đó chúng ta cần điều chỉnh lại, chúng ta vào Bias nhấn *
một giá trị 2750 sẽ được gửi tới bộ I/P. điều chỉnh nút Bias trên positioned cho
đến khi vị trí của van nằm ở chính giữa hành trình. Xem thêm "Bias djustment"
trong "Troubleshooting".
B8: Chức năng TUNE cho phép van tự động xác định các hành trình đóng
mở xác lập các tham số phù hợp cho PID của bộ điều khiển. Nhấn * để bắt đầu
chức năng AUTO TUNE. Chức năng này cần khoảng từ 1 đến 5 phút. Trong thời
gian này van sẽ thực hiện xác định một một loạt các bước (chú ý: L chức năng
này không thực hiện khi van đang điều khiển dòng lưu chất công nghệ). Khi kết
thúc màn hình trở về Tune, nhấn +để chuyển chức năng khác.
B9: SIG LO hiện thị tín hiệu input giá trị mà ở đó tương ứng vị trí cuả van
có thể đóng hoặc mở hoàn toàn (tùy van được cài đặt là air-to-open hoặc air-to-
close và van tác động thuận hay tác động ngược) trong SIG LO, nếu giá trị hiện thị
đúng thì nhấn + để chuyển chức năng tiếp theo. Nếu không, nhấn * để hiện thị giá
trị của SIG LO. Sử dụng + và – để thay đổi giá trị. Kết thúc, nhấn * để trở về menu
chính và di chuyển tới chức năng tiếp theo.
B10: SIG HI hiện thị tín hiệu input giá trị mà ở đó tương ứng vị trí cuả
van có thể đóng hoặc mở hoàn toàn (tùy van được cài đặt là air-to-open hoặc air-to-
close và van tác động thuận hay tác động ngược).SIG HI phải lớn hơn SIG LO ít
nhất 5 mA trong SIG HI, nếu giá trị hiện thị đúng thì nhấn + để chuyển chức
năng tiếp theo. Nếu không, nhấn * để hiện thị giá trị của SIG HI. Sử dụng + và – để
thay đổi giá trị. Kết thúc, nhấn * để trở về menu chính và di chuyển tới chức năng
tiếp theo.
* Chức năng PRES HI cho phép người sử dụng nhập giá trị của áp suất cung cấp
giá trị này sẽ được sử dụng cho việc xác lập dữ liệu áp suất trong. Trong
PRES HI, nếu giá trị hiện thị đúng thì nhấn + để chuyển chức năng tiếp theo.
Nếu không, nhấn * để hiện thị giá trị của PRES HI. Sử dụng + và – để thay
đổi giá trị. Kết thúc, nhấn *để trở về menu chính và di chuyển tới chức năng
tiếp theo.
B11: Việc cân chỉnh đã hoàn thành. Tại -›MAN, nhấn * để trở về chế độ
MANUAL. (POS MAN được hiện t hị)
Quay trở lại chế độ hoạt động bình thường (Return to Normal Operation)
Để trở lại NORMAL OPERATE khi đang ở bất kỳ menu nào, nhấn + hoặc-
lặp lại cho đến khi xuất hiện -›MAN (hoặc -›OPER). Nếu -› OPER xuất
hiện, nhấn * để trở về NORMAL chế độ OPERATE. Nếu -› MAN xuất hiện,
nhấn * để trở về menu của chế độ Manual. Tiếp theo nhấn + lặp lại cho đến
khi xuất hiện -›OPER. Tiếp theo nhấn * để trở về chế độ NORMAL
OPERATE và hoạt động bình thường.
Kiểm tra (Examine)
- Chức năng: menu EXAMINE cho phép xem các tham số được cân chỉnh,
cấu hình tham số, hiện thị tình trạng các mã lỗi, xóa lỗi…
- Có thể vào menu Examine theo 2 cách đó là từ chế độ NORMAL và chế độ
Manual. Khi vào từ NORMAL thì van vẫn nhận tín hiệu input và hoạt động bình
thường, còn khi vao từ chế độ manual thì van sẽ bị giữ (lock) nguyên vị trí.
- Khi thoát ra khỏi menu EXAMINE, thì nó trả lại chế độ mà ta vừa đi vào từ nó.
Các bước thực hiện:

Hình 4: Examine Menu


Kiểm tra các tham số được cân chỉnh ta thực hiện các bước sau:
- Nếu trong chế độ NORMAL OPERATE, nhấn phím bất kỳ.
- Nhấn + để di chuyển đến menu EXAMINE. Nhấn * đi tới menu EXAMINE. Nếu ở
trong chế độ MANUAL, nhấn + lặp lại cho đến khi menu EXAMINE xuất hiện. Nhấn *
để lựa chọn chế độ EXAMINE.
- Nhấn + lặp lại trong menu EXAMINE cho đến khi * CALIB xuất hiện. Nhấn * để
hiện thị danh sách các giá trị cân chỉnh. Dùng các phím +và –để di chuyển qua lại
danh sách các tham số. Nhấn * sẽ trở về * CALIB trong menu EXAMINE.

Kiểm tra các tham số đã được cấu hình


- Nếu trong chế độ NORMAL OPERATE, nhấn phím bất kỳ.
- Nhấn + để di chuyển đến menu EXAMINE. Nhấn * đi tới menu EXAMINE. Nếu ở
trong chế độ MANUAL, nhấn + lặp lại cho đến khi menu EXAMINE xuất hiện. Nhấn *
để lựa chọn chế độ EXAMINE.
- Nhấn + lặp lại trong menu EXAMINE cho đến khi * CONFIG xuất hiện. Nhấn * để
hiện thị danh sách các giá trị được cấu hình. Dùng các phím +và –để di chuyển qua lại
danh sách các tham số. Nhấn * sẽ trở về * CONFIG trong menu EXAMINE.

Hiển thị và xóa lỗi (Display/Clear FAULTS)


Để kiểm tra lỗi và xóa lỗi ta thực hiện như sau:
- Nếu trong chế độ NORMAL OPERATE, nhấn phím bất kỳ.
- Nhấn + để di chuyển đến menu EXAMINE. Nhấn * đi tới menu EXAMINE.
(This leaves valve in NORMAL OPERATE) Nếu ở trong MANUAL mode, nhấn +
lặp lại cho đến khi menu EXAMINE xuất hiện. Nhấn * để lựa chọn chế độ
EXAMINE.
- Nhấn + lặp lại trong menu EXAMINE cho đến khi * FAULTS xuất hiện. Nhấn *
để hiện thị danh sách trạng thái các giá trị. Dùng các phím + và – để di chuyển qua lại
danh sách các tham số. Chức năng CLEAR nằm ở phía cuối danh sách, nếu muốn
xóa tất cả các lỗi thì dùng các phím + và – để di chuyển đến CLEAR thong báo này
xuất hiện nhấn * thì toàn bộ lỗi được xoá. Nhấn * sẽ trở về FAULTS trong menu
EXAMINE.

5. Valve ABB sử dụng các loại Positioner TZIDC


a. Mức hoạt động:
Positioner có 2 mức hoạt động
- Mức 1 chỉ cho phép theo dõi và điều chỉnh một số chức năng đặc biệt khi van
đang làm việc.
- Mức 2 cho phép cấu hình và chạy thử.
Màn hình điều khiển như sau:

`
Ở mức hoạt động thứ nhất
- khi một tín hiệu input lớn hơn 3,6mA được đưa vào, positioned sẽ bắt đầu với
mức hoạt động 1.4 chế độ hoạt động có thể được lựa chọn thông qua nút quay” Rotary
switch mode” là 0, 1, 2, 3.
- Display 0 = Controlling adaptive
Nếu chế độ này được chọn có nghĩa là bộ điều khiển sẽ thực hiện chức năng
“Autotune”. Màn hình sẽ hiện thị vị trí của van trong khoảng từ 0% tới 100%.
Khi màn hình hiển thị 0% nghĩa là van đóng hoàn toàn, còn 100% van mở hoàn
toàn. Bộ hiện thị sẽ hiện thị những tham số có thể điều chỉnh được.
- Display 1 = Controlling fixed
Chế độ này được chọn chỉ khi nếu trong chế độ trên hệ thống không mang lại
một sự hoạt động ổn định mong muốn setpoint. “Controlling fixed” có nghĩa là
xác định lại giá trị bằng việc Autostroke, mà không tự động điều chỉnh lại. Màn
hình hiện thị sẽ hiện thị % ví trí giống như “adaptive”.
- Display 2 = Manual control
Trong chế độ này van có thể điều chỉnh bằng tay thông qua việc nhấn các
nút “Up” (theo hướng mở100 %) Và “Down” (theo hướng đóng 0 %). Nhấn
cả 2 phím đồng thời van sẽ đóng hoặc mở nhanh hơn. Việc đóng hay mở sẽ được
xác định theo thứ tự nhấn nút nào trước.
- Display 3 = Setting of switches (alarm limits)
Chỉ có hiệu lực khi có một mudule feedback gắn trong positioner.

Ở mức hoạt động thứ hai


- Đi vào mức 2
+ Nhấn và giữ “Up” và “Down” đồng thời
+ Đợi cho đến khi màn hình xuất hiện việc đếm ngược từ 3 tới 0 kết thúc.
+ Nhả các nút “Up” và “Down” ra.
- Thoát khỏi mức 2
+ Nhấn “Reset” một lúc và nhả ra. Những giá trị được xác định gần nhát sẽ bị xóa
đi. Trên màn hình hiện thị sẽ xuất hiện “EEL“. Nhấn “Reset” một lúc lại để trở về mức
vận hành 1.
+ Nhấn và giữ “Reset“. Đợi cho đến khi màn hình xuất hiện việc đếm ngược từ
3 tới 0 hoàn thành thì nhả ra. Tất cả các tham số mới được lưu trong bộ nhớ non-
volatile. Ký hiệu “EEP” sẽ xuất hiện trên màn hình
Sau khi vào chế độ 2 chúng ta cũng có thể chọn 4 chế độ (0 - 1 - 2 - 3).

`
- Display 2.0 = Autostroke
Trong chế độ “Autostroke” positioned sẽ tự động xác định các tham số hoạt động
như:
+ Tác động Actuator (hướng tác động với hướng khí nén)
+ Hành trình của actuator/valve (from stop 0 % to stop 100 %)
+ Thời gian hoạt động của cả 2 chiều (khi actuator được cấp khí và khi
Actuator mất khí)
+ Những tham số cho sự ổn định của van
+ Giá trị OFFSET cho bộ I/P

Chú ý:
- Những hoạt động bình thường sẽ bị ngắt khi đang thực hiện Autstroke
- Nhấn nút“Reset” để dừng việc Autstroke
- Nếu trong quá trình Autstroke có một giá trị không phù hợp thì việc Autstroke sẽ
dừng lại và xuất hiện một mã lỗi trên màn hình.

Khi gọi chế độ này trên màn hình xuất hiện, “2.0”. để bắt đầu Autostroke, ta thực hiện
như sau:
- Nhấn và giữ “Up” và “Down” đồng thời
- Đợi cho đến khi màn hình xuất hiện việc đếm ngược từ 3 tới 0 kết thúc.
- Nhả các nút “Up” và “Down” ra.

Trong khi thực hiện Autostroke màn hình sẽ xuất hiện các mã code mà Autstroke
đang xử lý.
- Display 2.1 = Man. Dead band adjustment
Trong chế độ này positioner có thể điều chỉnh lại độ trễ của Actuator. Khi
gọi chế độ này màn hình xuất hiện (2.1) trong khoảng 1 giây, và giá trị hiện
tại sẽ xuất hiện. Giá trị điều chỉnh nằm trong khoảng 0.30...10.00 %, nhà sản
xuất đã đặt là 0.3 %. Nhấn “Up” hoặc “Down” để thay đổi. Giá trị dead band
nhỏ nhất được chọn khi thực hiện Autostroke. Nếu cần sự ổn định chúng ta có
thể cài đặt giá trị cao hơn.
- Display 2.2 = Position sensor span
Trong chế độ này phạm vi của góc quay sẽ được quét lại (In this mode
the actually used angle of rotation or angular range is scanned). Khi chế độ
này được gọi màn hình sẽ hiện thị (2.2) và tiếp đó là giá trị được xác định.
Thông thường, giá trị mặc định của góc quay sẽ là từ 0...100%.
- Display 2.3 = Zero adjustment
Trong chế độ này sẽ thực hiện việc đều chỉnh zero giữa tín hiệu input 4...20mA
và hành trình thực 0...100 %. Khi chế độ này được gọi thì màn hình hiện
thị (2.3) trong khoảng 1 giây. Sau đó giá trị input hiện tại đang được đặt sẽ hiện
thị. Nhấn thẻ “Up” hoặc “Down” để đặt deviation cho “0”. Deviation “0” có
nghĩa là độ lệnh giữa vị trí của van với tín hiệu đầu vào. Ví dụ 4mA (là 0%)

`
b. Cân chỉnh Positioner:
- Chỉnh zero, chọn chức năng “Display 2.3 = Zero adjustment” để điều chỉnh.
- Cấu hình positioner tương thích với actuator
+ Chọn chế độ “Autostoke”. Trong chế độ này, một chương trình chạy tự động cập
nhật các dữ liệu liên quan và truyền đến positioner, không yêu cầu điều chỉnh bằng
tay.
+ Khi chức năng Autostoke tự điều chỉnh thành công thì góc quay của hồi tiếp vị
trí nằm trong phạm vi cho phép, phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Góc quay >2% và 98%
- Phạm vi >20% (Cao-thấp).
+ Nếu những yêu cầu này không đạt, điều chỉnh lại phần liên kết cơ khí chuyển đổi
truyền động.
+ Nếu Autostoke không hoàn thành, xem mã lỗi hiện thị và tra bảng xử lí.
- Điều chỉnh dead band:
- Giá trị dead band phụ thuộc vào dung lượng khí và ma sát của actuator. Phạm vi từ
0.3% đến 10%. Autostoke chọn giá trị nhỏ nhất khi positioner chạy chế độ hoạt động
“adaptive”. Nếu cần thiết cải thiện độ ổn định có thể đặt giá trị cao hơn hoặc thấp hơn
trong chế độ bằng.
- Điều chỉnh hướng tác động:

Direct sang reverse:


- Gọi mức hoạt động 2, Autostoke
- Nhấn nút “Down” và giữ.
- Chờ hiện thị đếm ngược 3 đến 0 và thả nút down ra.
- Nhấn lại nút down và giữ.
- Mã P31 hiện thị nhấp nháy và chuyển sang hiện thị cố thị, sau 2s nó thay thế dấu ‘:’
nhấp nháy. Lưu giá trị mới.
- Chuyển Reverse sang direct: tương tự như trên thay nút ‘Down’ bằng nút ‘up’ và
hiện thị mã P32.

Thiết lập chế độ hoạt động


- Chế độ hoạt động bình thường “controlling adaptive”. Chỉ chọn chế độ “controlling
fixed” nếu positioner hoạt động không ổn định trong chế độ “controlling adaptive”
- Kiểm tra và điều chỉnh báo giới hạn alarm thấp và cao.

6. Valve Metso với các loại Positioner ND, NE

a. Với loại Positioner loại ND


Sơ đồ màn hình hiển thị và keyboard
trên positioned như hình bên.

Khi hành trình van không đúng với


tín hiệu yêu câu tà có thể thực hiện chức
năng CALIB. Có thể chọn chế độ cân

`
chỉnh AUTO hoặc MAN.

Cân chỉnh tự động:


- Nhấn AUTO khoảng 5s. Trong suốt quá trình cân chỉnh màn hình hiện thị
- CAL. Sau khi cân chỉnh trở lại chức năng cấu hình.
- Quy trình tự động điều chỉnh (self-tuning) được thực hiện:
- Quá trình này thực hiện tự động khi cân chỉnh tự động.
- Kết quả của self-tuning: GAIN=1, b=1
- d=0.0 cho double-acting.
- d=1.0 cho single-acting.
- Có thể dừng quá trình khi nhấn + và – cùng một lúc.
- Sau khi quá trình cân chỉnh hoàn thành, nhấn + và – cùng lúc để trở về trạng thái hoạt
động. Nếu quá trình cân chỉnh kết thúc và có thông báo lỗi, tra bảng báo lỗi để xử lý.

- Bây giờ van sẽ làm việc với cấu hình cơ bản bao gồm tín hiệu cắt biên 2±0.5% để an
toàn khi đóng van. Nếu van không thể mở hoàn toàn hoặc không có tiếp điểm dừng cơ
khí, xử lí như sau:

Cân chỉnh bằng tay:


- Chọn chức năng cân chỉnh bằng tay MAN
- Dùng phím + hoặc – để đưa van về vị trí đóng 0% và nhấn ↵.
- Nếu không thể đưa van về vị trí mở , có thể bỏ qua bước này bằng cách nhấn +
và – cùng lúc. Và ND 800 cho rằng van mở tối đa là giá trị cân chỉnh gần nhất.
Thông số thiết lập tại nhà máy là 90%.
- Đưa van đến vị trí mở tối đa mong muốn (100%) bằng cách nhấn + hoặc – và nhấn
↵.
- Quá trình self-tuning được thực hiện như chế độ tự động.
- Quá trình cân chỉnh hoàn thành nhấn + và – cùng một lúc để trở về chế độ
- hoạt động.

Chú ý: Gain là tham số khuyếch đại, d là tham số hồi tiếp áp suất actuator, b là tham số
hồi tiếp tốc độ van. Các tham số này chỉ cần thiết điều chỉnh trong trường hợp đặc biệt,
phạm vi áp suất và nhiệt độ công nghệ cao, nguồn khí điều khiển thay đổi lớn, cấu trúc
van và actuator khác so với thiết kế ban đầu
b. Với loại positioner NE
Nguyên lý hoạt động của NE:
- Về nguyên tắc hoạt động nó giống với loại NP (vd: đã mô tả trong chương 4).
Nhưng loại NE thay vì nhận khí điều khiển trực tác động lên piston (2) như NP thì nó
lại được tích hợp thêm bộ điện từ để điều chỉnh lượng khí tác động lên piston tuyến
tính dòng điện thông qua các bộ phận như Force coil (15), nam châm (16), (17),
nozzle (18).

`
1 = đòn cân bằng
2 = Màng piston
3 = lò xo feedback
4 = lever
5 = cam
6 =cần feedback
7 = Khớp nối
8 = cần nối actuator 9
= actuator
10 = pilot valve spool
11 = pilot valve body
12= điều chỉnh Zero
13= lò xo feedback nội
14= changeover piece
15 = force coil
16= nam châm vĩnh cửu
17 = balance beam
18 = nozzle
19 =van điều tiết
20 = range adjustment
Kiểm tra cấu hình:
- Những chức năng cần kiểm tra là: Kiểm tra bảng chuyển đổi (changeover
piece 14), tấm cam (5), vị trí lò xo hồi tiếp nội (13), kích thước van pilot.
Chọn vị trí bảng chuyển đổi D (direct) hoặc R (reverse) phù hợp với loại tác động
của van (thông qua việc xoay changeover piece 14)

- Thiết lập vị trí lò xo hồi


tiếp nội trước khi điều
chỉnh positioner, độ khuyếch đại
tăng khi lò xo thay đổi vị trí từ
‘a’ đến ‘e’.
Nếu van hoạt động quá nhanh
chuyển lò xo sang vị trí ‘a’. Nếu

`
van quá chậm, chuyển lò xo đến
vị trí ‘e’. Việc điều chỉnh này
phụ thuộc vào kích thước của Actuator, thể tích của Cylinder.
- Chọn mặt cam A hoặc B và đoạn cam làm việc tương ứng
với phạm vi mong muốn. (việc thay đổi đoạn làm việc của cam
sẽ liên quan đến đặc tính của van).

- Tiến hành việc cân chỉnh nếu:


+ Nếu sai số điểm đầu:
Đặt tín hiệu vào gần giá trị
đóng của van khoảng 2% (4,3
mA hoặc 19,7 mA). Điều chỉnh
nút zero
(12) để actuator di chuyển
đến giới hạn đóng. Van hơi
mở một chút khi thay đổi 4% tín
hiệu vào Tương đương (4,6 mA
hoặc 19,4 mA).
+ Nếu sai số điểm cuối:
- Đặt tín hiệu vào đến vị trí van
mở hoàn toàn (20 mA hoặc 4
mA). Van bắt đầu đóng tại 98%
(19,7mA hoặc 4,3 mA).
- Điều chỉnh nút phạm vi (20
range adjustment) ngược chiều
kim đồng hồ để tăng phạm vi,
vặn cùng chiều kim đồng hồ
giảm phạm vi.
- Lặp lại điều chỉnh zero (12) và phạm vi( 20) cho đến khi hoàn thành.
- Điều chỉnh đường chỉ thị màu vàng trên positioner để đúng với vị trí đóng.

7. Valve Siemen sử dụng Positioner Siemen Sipart SP 6DR5xxx

`
a. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo
Hình 7.1.1a: Sơ đồ tổng quan Positioner 6DR56xx SP2

Hình 7.1.1b: Sơ đồ cấu tạo chi tiết Positioner 6DR56xx SP2

`
`
Nguyên lý hoạt động

Hình 7.1.2: Sơ đồ nguyên lý Sipart SP2 6DR56xx

- Sipart SP2 tạo thành một mạch điều khiển với bộ tác động khí nén trong đó x là giá
trị feed back thực tế vị trí của actuator linear hoặc rotary và w là giá trị 4~20mA từ bộ
điều khiển., ∆y=x-w là độ chênh lêch giữa x & w.

- Hành trình di chuyển lên xuống hoặc xoay của actuator được phản hồi bởi trục
feedback có cơ cấu là một bánh răng tự do bằng nhựa có gắng mạch phân thế để truyền
tín hiệu về bộ A/D đến bộ xử lý. Bộ xử tín sẽ tín toán so sánh giữa giá trị setpoint x
xuất từ bộ điều khiển và giá trị feedback thông qua biến thao tác giá trị sai lệch ∆y. Tùy
thuộc vào giá trị ∆y mà bộ điều khiển sẽ yêu cầu các Piezo-valve cung cấp hoặc xả khí
để van đóng hoặc mở cho đến khi dừng lại thì sai số trở về 0.
- Actuator khí nén có thể là single hoặc double acting ( No. 8 & 9).

b. Hướng dẫn lắp đặt cấu hình và cân chỉnh

`
Lắp đặt

Hình 7.2.1: Hướng khí tác động đến actuator đối với van xoay

Hình 7.2.2: Hướng khí tác động đến actuator đối với van linear

`
Hình 5a: Sơ đồ đấu dây

- Lắp đặt trên van fisher linear 657 & 667:

Hình 6: Sipart SP 2 lắp đặt trên Fisher 657 & 667

`
- Lắp đặt trên actuator xoay

- Các phụ kiện kết nối: Lưu ý các thông số loại actuator, size, travel, và mounting Pad.

`
- Cố định feedback pin với Clip theo travel trên actuator:

`
Valve Travel Retaining Clip Location

1/4″ to 1-1/2″

1-1/2″ to 2-1/2″

2-1/2″ to 3-1/2″

3-1/2″ to 4-1/4″

4-1/4″ to 5-1/4″

5-1/4″ to 6″

`
Hình 7: Cách lắp positionor cho loại linear và rotary

Cấu hình và cân chỉnh


Cài đặt ban đầu: Các bước thực hiện
- Vặn ốc để mở nắp positioner ra.
- Xác định góc quay theo travel của actuator dựa theo bảng bên dưới

- Di chuyển gear transmission switch cho phù hợp với travel của actuator (xem hình 8 &
9)

`
- Nối ống khí từ actuator vào positioner với áp suất phù hợp.
- Cấp nguồn dòng 24VDC theo sơ đồ trên positioner.
- Positioner bây giờ hiển thị ”P-manual operation” chớp tắt như hình bên dưới

Noini (No initiation)

- Kiểm tra hoạt động tự do của cơ cấu chấp hành trong phạm vi của bộ tác động
bằng việc nhấn nút và di chuyển đến vị trí cuối hành trình. Nhấn cả 2 nút
sẽ đáp ứng nhanh hơn vị trí đóng mở.
- Bây giờ di chuyển actuator cho đến khi cần feedback nằm ngang. Khi đó giá trị hiển thị trên
màn hình cho phép dao động từ P48.0 đến P52.0. Nếu giá trị nằm ngoài phạm vi này ta di

`
điều chỉnh friction clutch để giá trị về trong phạm vi P48.0 đến P52.0 là được, chính xác
đến P50.0 thì càng tốt cho việc định vị cue positioner.
Cài đặt tự động cân chỉnh (auto calibration):
- Chức năng các nút thao tác:

- Nhấn nút hơn 5s. màn hình sẽ hiển thị chức năng cấu hình như bên dưới:

- Nhấn tiếp tục để chuyển sang thông số thứ 2 để chọn góc quay 33° hoặc 90°

- Nhấn để chuyển tiếp thông số cài đặt thứ 3

Ta chỉ cần thiết lập tham số này nếu muốn có tổng hành trình stroke dạng mm được hiển thị
ở cuối của giai đoại khởi tạo. Để làn việc này, ta chọn giống giá trị đã scale trên cần
feedback. (mặt định OFF)
- Nhấn để tiếp tục chuyển đế thông số cài đặt thứ 4

`
- Để bắt đầu auto calibration nhấn và giữ nút khoảng 5 s cho đến khi quá trình auto
calibration bắt đầu. Quá trình sẽ thực hiện theo các bước từ “RUN 1” đến “RUN 5”. Quá
trình này chậm nhất mất 15 phút, phụ thuộc vào actuator. Sau khi chạy xong màn hình sẽ
hiện thông báo FINSH như bên dưới:

- Nhấn một lần nữa để xác nhận.


- Để thoát khỏi chế độ chế độ cài đặt nhấn và giữ khoảng 5s cho đến khi màn hình
hiển thị software. Sau đó nhả nút ra, màn hình sẽ trở về trạng thái “P manual
mode” như bên dưới:

- Nhấn để chuyển sang auto mode.

- Hướng tác động của actuator:

- Quy trình thực hiện các bước calibration:

`
Run 1:

`
Run 2:

`
Run 2:

`
Run 3, 4 & 5:

`
Các mode hoạt động: Positioner có thể được hoạt động ở 5 mode

- P-manual mode (ex- factory state)

- Configuration and initialization

- Manual mode (MAN)

- Automatic (AUT)

- Diagnostic display

Trình tự setup các thông số cài đặt:

`
Lưu ý: các thông số thường được cài đặt như bên dưới, các thông số còn lại nên để theo
mặc định của nhà sản suất:
1. YFCT : Loại actuator (linear/rotary)
2. YAGL: Khoảng góc quay của cần feedback (33° hoặc 90°)
7. SDIR: Loại tác động Direct/Reverse (rise/fall)

`
38. YDIR: Thay đổi hiển thị trên LCD và tín hiệu 4~20mA feedback (rise/fall)
39. YCLS: Chế độ Tight Closing, giớ hạn ngưỡng tín hiệu đóng hoặc mở bằng việc điền
khí đầy khí vào một bên actuator.
40. YCDO: giá trị tight closing ngưỡng dưới
41. YCUP: Giá trị tight closing ngưỡng trên.
55. PRST: Reset thông số trở về mặc định cue nhà sản xuất.

Bảng trạng thái lỗi và cách kiểm tra xử lý:

`
8. Valve Thermostatic (Model H)

Typical applications
 Lubricating oil temperature control
 Jacket water high temperature (HT)
 Secondary water low temperature (LT)
 Heat recovery
 Water saving applications
 Boiler inlet temperature control
 Co-generation, cooling towers
 Temperature mixing or diverting
 Engine and compressor cooling.

`
`
9. Valve Self-acting Differential Pressure Controls

You might also like