You are on page 1of 18

Chương 5

CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP VÀ LIÊN


MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI
I. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội
• Khái niệm
• Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự
tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên.
• Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối
tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội.
• Cơ cấu xã hội có nhiều loại, như:cơ cấu xã hội - dân số, cơ cấu xã hội - lứa tuổi, cơ cấu
xã hội - lãnh thổ, cơ cấu xã hội - học vấn, nghề nghiệp, cơ cấu xã hội – tôn giáo, dân tộc,
ngôn ngữ và cơ cấu xã hội - giai cấp, v.v..
• Dưới góc độ chính trị - xã hội, CNXHKH tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hội - giai cấp vì
đó là một trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong một
chế độ xã hội nhất định.
• Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại
khách quan trong một chế độ kinh tê-xã hội nhất định, thông qua những
mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản
xuất, về địa vị chính trị - xã hội…giữa các giai cấp và tầng lớp đó.
• VD: cơ cấu xã hội giai cấp trong xã hội phong kiến bao gồm:
• Các giai cấp cơ bản: địa chủ-nông dân;
• Giai cấp không cơ bản: công nhân- tư sản, chủ nô-nô lệ...
• Các tầng lớp xã hội trung gian: trí thức, thợ thủ công, tiêu thương, tiểu chủ,
v.v..
• CNMLN: Cơ cấu xã hội - giai cấp vừa phản ánh sự tồn tại xã hội và vừa tác động lại
sự phát triển của xã hội, vì:
• Tồn tại xã hội quyết định nội dung và hình thức CCXH-GC
• CCXH-GC tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, phát triển TTXH
Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội.
• Trong xã hội có giai cấp, thì cơ cấu xã hội - giai cấp là loại hình cơ bản và có vị trí quyết định nhất,
chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác, vì:những lý do sau:
o Cơ cấu XH- giai cấp tồn tại nhằm bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
o Cơ cấu XH- giai cấp quy định tính chât và bản chất của các quan hệ khác về xã hội.
o Cơ cấu XH- giai cấp còn liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị
o Cơ cấu XH- giai cấp còn là yếu tố đặc trưng cho sự khác nhau về chất giữa XH này với XH
khác
o Xuất phát từ cơ cấu XH- giai cấp mà người ta xây dựng các chính sách phát triển kinh tế- XH-
văn hóa phù hợp với mỗi giai tầng
• Mặc dù cơ cấu xã hội - giai cấp giữ vị trí quan trọng song không vì thế mà tuyệt đối hóa nó, xem
nhẹ các loại hình cơ cấu xã hội khác, từ đó có thể dẫn đến tùy tiện, muốn xóa bỏ nhanh chóng các
giai cấp, tầng lớp xã hội một cách giản đơn theo ý muốn chủ quan
2. Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội
• a) Các xu hướng biến đổi giữa các giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá
độ lên CNXH
• Trong thời kỳ quá độ và kể cả dưới chủ nghĩa xã hội, mặc dù đã xóa bỏ được sự
đối kháng về giai cấp, bất bình đẳng về giai cấp, mang lại sư thay đổi về chất của
các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động so với xã hội trước đó, nhưng với nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN nên vẫn còn tồn tại sự
khác nhau giữa giai cấp và tầng lớp xã hội về nhiều mặt. Song, sự khác nhau đó
ngày càng được rút ngắn, sự xích lại gần nhau ngày càng được gia tăng cùng với
sự phát triển KT- XH của đất nước.
• Xu hướng xích lại gần nhau được thể hiện ở 4 điểm sau đây:
1. Sự xích lại gần nhau từng bước giữa các giai cấp, tầng lớp về mối quan hệ với tư liệu sản xuất.
Xu hướng này thể hiện thông qua việc dần dần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến
cao.

2. Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầng lớp. Xu hướng này thể hiện
thông qua việc phát triển cuộc CM về khoa học và công nghệ, áp dụng những thành tựu mới
vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất, rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt giữa các lực
lượng xã hội trong quá trình lao động

3. Xích lại gần nhau về mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùng  giữa các giai cấp và tầng lớp. Xu
hướng này diễn ra chủ yếu liên quan đến việc thực hiện ngày càng hoàn thiện nguyên tắc phân
phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế

4. Xu hướng xích lại gần nhau trong tiến bộ về đời sống tính thần giữa các giai cấp. Xu hướng này
thể hiện trực tiếp thông qua cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho các giai
cấp xích lại gần nhau.
• b) Sự biến đổi mang tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội

• Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp được quy định bởi biến động cơ cấu kinh tế, cụ
thể là cơ cấu ngành nghề kinh tế, thành phần kinh tế, cơ chế hành chính, kinh tế - xã hội.
Yếu tố kinh tế luôn giữ vai trò quyết định đối với các vấn đề xã hội trong thời kỳ quá độ
tồn tại nhiều thành phần kinh tế tất yếu đưa tới cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng và phức
tạp.

• Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội biến động và phát triển
trong mối quan hệ vừa có mâu thuẫn, vừa có mối quan hệ liên minh với nhau, tiến tới xoá
bỏ hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội, đưa đến sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp,
tầng lớp cơ bản trong xã hội, đặc biệt là giữa công nhân, nông dân, trí thức.

• Mức độ và quá trình biến đổi này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ở
mỗi giai đoạn cụ thể. Mâu thuẫn và liên minh thể hiện tính độc lập tương đối và tính phát
triển đa dạng của các giai tầng xã hội tạo nên sự hợp tác, xích lại gần nhau giữa các giai
tầng cơ bản trong xã hội, xoá dần những quan hệ bóc lột giữa người với người.
II. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội

• Từ việc nghiên cứu và phân tích lý luận về cơ cấu xã hội - giai cấp, Chủ
nghĩa Mác-Lênin đã đi đến lý luận về Liên minh giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

• Khái niệm: Liên minh giai cấp, tầng lớp (hay liên minh công - nông - trí
thức) trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ
trợ nhau… giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và
lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo động lực thực
hiện thắng lợi mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

• Nội dung của lý luận về Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội gồm:
1. Cơ sở liên minh
• Về lý luận: Các giai cấp công nhân, nông dân, trí thức đều có mối liên hệ tự nhiên với nhau (đều là
những giai cấp lao động). Trong các chế độ chính trước đó họ đều là những giai cấp bị bóc lột nặng
nề
• Về thực tiễn: Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp,
C.Mác đã chỉ ra rằng: "Công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và cũng không thể
dụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp vô sản, nổi dậy chống chế độ tư sản".
• Do vậy, cũng theo C.Mác: những cuộc cách mạng sắp tới chỉ có thể thu được những thắng lợi nếu
giai cấp nông dân ủng hộ những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nếu không thì bài “đơn ca”
cách mạng của giai cấp vô sản sẽ trở thành bài “ai điếu”.
• V.I.Lênin cho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động khác thì giai cấp công nhân không thể giữ vững được chính quyền nhà nước. "Nguyên tắc
cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai câp vô
sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước".
• Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải là duy trì giai cấp và sự đối
kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không còn
nhà nước. Điểu đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên minh vững chắc giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.
• 2. Tính tất yếu của liên minh
• Thứ nhất, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng
như nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao đông, đều bị áp bức bóc lột.
• Thứ hai, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc dân là một thể
thống nhất của nhiều ngành, nghề.... nhưng trong đó công nghiệp và nông nghiệp là hai
ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân
và nông dân thì hai ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề khác không thể phát
triển được. V.I.Lênin khẳng định: "Công xưởng xã hội hóa sẽ cung cấp sản phẩm của
mình cho nông dân và nông dân sẽ cung cấp lại lúa mì. Đó là hình thức tồn tại duy nhất
có thể được của xã hội xã hội chủ nghĩa, là hình thức duy nhất để vây dựng chủ nghĩa xã
hội".
• Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng
lớp lao động khác là lượng chính trị to lớn trong xây dựng, bảo vệ chính quvền nhà
nước, trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Do vậy, giai cấp nông dân và nhiều tầng lớp
lao động khác trở thành những người bạn "tự nhiên”, tất yếu của giai cấp công nhân.
• 3. Nội dung liên minh công - nông- trí thức
• Về mặt chính trị: Liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và các tầng lớp lao động khác trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền là nhằm giành
lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động.
• Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác
trở thành cơ sở vững chắc cho nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành nòng cốt trong
mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện khối liên minh rộng rãi với các giai cấp và tầng
lớp khác
• Liên minh về kinh tế: Đây là nội dung quan trọng nhất. Thực hiện liên minh về kinh tế
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội là phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa hai giai cấp. Hoạt động kinh tế phải vừa bảo
đảm lợi ích của nhà nước, của xã hội, đồng thời phải thường xuyên quan tâm tới lợi ích
của giai cấp nông dân. Nếu kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai cấp trong
xã hội, thì liên minh trở thành một động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển, ngược lại
nó trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội.
• Muốn thực hiện được sự liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân, đảng của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên
quan tâm tới xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp đối với nông dân, nông nghiệp
và nông thôn.
• V.I.Lênin cũng cho rằng, thông qua sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân về kinh tế, từng bước đưa nông dân đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bằng
cách từng bước đưa họ vào con đường sản xuất lớn với những bước đi phù hợp.
• Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, liên minh này nhằm xóa bỏ những hình thức bất công,
bất bình đẳng xã hội, tạo môi trường hoạt động có hiệu quả cao cho giai cấp công nhân,
nông dân và trí thức,…
• Sự hợp tác giữa công nhân, nông dân và trí thức là tiền đề để khắc phục sự khác biệt
giữa các giai tầng trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao
động chân tay,…Trong nội dung văn hóa – xã hội, trí thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
4. Các nguyên tắc liên minh công - nông- trí thức
• Một là, phải đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua ĐCS trong
liên minh. Nguyên tắc quan trọng nhất. V.I.Lênin khẳng định: "... chỉ có sự lãnh đạo của
giai cấp vô sản mới có thế giải phóng quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư
bản và dẫn họ tới chủ nghĩa xã hội".

• Hai là phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện trong liên minh: Có thực hiện trên tinh thần tự
nguyện thì khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân mới có thể bền
vững, lâu dài.

• Ba là phải đảm bảo kết hợp đúng đắn các lợi ích, đặc biệt phải quan tâm đến lợi ích của
giai cấp nông dân. Phải thường xuyên phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn lợi
ích khi nảy sinh trong quá trình liên minh
III. Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
• 1. Một số đặc điểm trong biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
a. Đặc điểm cơ bản có liên quan đến cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta là sự tồn
tại của nền kinh tế nhiều thành phần. Đằng sau các thành phần kinh tế là các giai cấp, tầng lớp xã
hội nhất định. Tương ứng với nền kinh tế nhiều thành phần là một cơ cấu giai cấp đa dạng, phức
tạp bao gồm các giai cấp, tầng lớp vừa liên minh, vừa đấu tranh với nhau, trong đó giai cấp công
nhân giữ vai trò lãnh đạo. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Trong thời kỳ quá độ, có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ
cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi về
kinh tế, xã hội”
b. Cơ cấu giai cấp ở Việt Nam hiện nay bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí
thức, người sản xuất nhỏ, tầng lớp doanh nhân. Liên minh công – nông – trí thức là cơ sở của toàn
xã hội, làm cơ sở chính trị – xã hội vững chắc cho chế độ mới. Trong đó: giai cấp công nhân, nông
dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, phụ nữ…
c. Cơ cấu xã hội – giai cấp nước ta biến đổi theo xu hướng tiến bộ, được phản ánh ở sự thay đổi tích
cực của các giai cấp tầng lớp xã hội (công nhân, nông dân, trí thức...)
2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đại hội XII: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quôc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng
lãnh đạo”

• a) Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
Nội dung kinh tế của liên minh
• Đây là nội dung cơ bản quyết định nhất, là cơ sở vật chất – kỹ thuật của liên minh trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
• Mục tiêu: nhằm thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích kinh tế thiết thân của giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân, tầng lớp trí và các tầng lớp khác trong xã hội, nhằm tạo cơ sở vật chất
– kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.
• Nội dung: liên kết hợp tác trong các hoạt động kinh tế giữa công nghiệp, dịch vụ, nghiên
cứu khoa học công nghệ và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp
• Hình thức: trao đổi, hợp tác, liên kết ứng dụng giữa các lĩnh vực sản xuất kinh tế
• Nội dung chính trị của liên minh
• Mục địch: nhằm tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn
dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách và đập tan
mọi âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời bảo vệ
vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
• Nội dung: giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, đồng
thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khối liên
minh và đối với toàn xã hội để xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị,
giữ vững độc lập dân tộc và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
• Nội dung văn hóa xã hội của liên minh
• Mục địch:xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
đồng thời tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân loại và thời đại.
• Nội dung: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ
và khoa học.
b) Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp và
tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã
hội - giai cấp theo hướng tích cực

2. Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tác động tạo sự biến đổi tích
cực cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan đến cơ cấu xã hội - giai cấp

3. tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực lượng trong khối liên
minh và toàn xã hội

4. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh phát triển khoa
học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các chủ thể
trong khối liên minh

5. Đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tăng cường khối
liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

You might also like