You are on page 1of 46

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH

GIÁ MỘT THỬ NGHIỆM


TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ
PHÁT HIỆN BỆNH
NHÓM 4 - LỚP XN18
MỤC TIÊU
1. Tính được các thông số:
• Độ nhạy • Độ đặc hiệu
• Giá trị tiên đoán dương • Giá trị tiên đoán âm
• Tỉ lệ dương tính giả • Tỉ lệ âm tính giả

Dựa trên kết quả một thử nghiệm được thực hiện trên nhóm bị
bệnh và nhóm không bị bệnh.
2. Đánh giá được một thử nghiệm trong chẩn đoán và phát hiện
bệnh dựa trên các chỉ số trên.
I. QUY ƯỚC, KÍ HIỆU
D (+) D (-)
S (+) a b
S (-) c d
a+c b+d
● a: Số người dương tính ● b: Số người dương tính giả
thật
● d: Số người âm tính thật
● c: Số người âm tính giả
● b + d: Số người thật sự
● a + c: Số người thật sự không mắc bệnh D
mắc bệnh D
II. CÁC TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ
1. Độ nhạy cảm, độ đặc hiệu
a. Độ nhạy cảm Se (Sensitivity)
b. Độ đặc hiệu Sp (Specificity)
2. Giá trị tiên đoán bệnh
a. Giá trị tiên đoán dương GTTĐ (+) (Positive Predictive value PPV)
b. Giá trị tiên đoán âm GTTĐ (-) (Negative Predictive value NPV)
3. Tỉ lệ dương tính giả (DG), tỉ lệ âm tính giả (AG)
a.Tỉ lệ dương tính giả
b. Tỉ lệ âm tính giả
1a. Độ nhạy cảm Se
(Sensitivity)
 Tỉ lệ người thật sự mắc bệnh được phát hiện là mắc bệnh.

Se = = = ( ≤ 1)

• Càng gần 1 độ nhạy cảm càng cao.


• Có thể tính Se theo tỉ lệ phần trăm: Se% =               
1b. Độ đặc hiệu Sp
(Specificity)
 Tỉ lệ người thật sự không mắc bệnh được phát hiện là không
mắc bệnh.

Sp = = = ( ≤ 1)

• Càng gần 1 độ nhạy cảm càng cao.


• Có thể tính Sp theo tỉ lệ phần trăm: Sp% =               
2a. Giá trị tiên đoán dương GTTĐ (+)
(Positive Predictive value PPV)
 Là tỷ lệ giữa các kết quả dương tính thật so với tổng số các
kết quả dương tính

GTTĐ(+) = = ( ≤ 1)

• Có thể tính GTTĐ(+) theo phần trăm: GTTĐ(+) % =               


2b. Giá trị tiên đoán âm GTTĐ (-)
(Negative Predictive value NPV)
 Là tỷ lệ giữa các kết quả âm tính thật so với tổng số các kết
quả âm tính.

GTTĐ(-) = = ( ≤ 1)

• Có thể tính GTTĐ(-) theo phần trăm: GTTĐ(-) % =               


 S có GTTĐ bệnh cao phải có đồng thời
GTTĐ (+) và GTTĐ (-) đều xấp xỉ bằng 1.

 Z = GTTĐ (+) + GTTĐ (-) - 1


Z càng gần 1, GTTĐ của S càng cao.
3a. Tỉ lệ dương tính giả
 Tỉ lệ người thật sự không mắc bệnh nhưng bị S phát hiện là
mắc bệnh.

DG = =

• Có thể tính DG theo tỉ lệ phần trăm: DG% =               


3b. Tỉ lệ âm tính giả
 Tỉ lệ người thật sự mắc bệnh nhưng S phát hiện không mắc
bệnh.

AG = =

• Có thể tính AG theo tỉ lệ phần trăm: AG% =               


 Một S có giá trị khi có các tỉ lệ DG và AG thấp, càng
thấp càng có giá trị.

 Lưu ý:
- Thực tế hay dùng độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên
đoán bệnh (+).
- Việc xác định độ đặc hiệu chỉ liên quan tới người thật
sự không mắc bệnh và hoàn toàn không liên quan đến
nhóm người thật sự có bệnh.
- Tỉ lệ âm tính giả là phần bù của độ nhạy cảm Se. Tỉ lệ
dương tính giả là phần bù của độ đặc hiệu Sp.
CÂU HỎI
Câu 1. Theo các bạn trong trường hợp nào thì độ
nhạy được ưu tiên hàng đầu, và ngược lại trong
trường hợp nào thì độ đặc hiệu được ưu tiên
hơn?
ĐỘ NHẠY ƯU TIÊN: Một xét nghiệm có độ nhạy cao là một xét nghiệm "thà bắt
lầm còn hơn bỏ sót". Đối với xét nghiệm tầm soát (test nhanh) thì độ nhạy là ưu
tiên hàng đầu, một bộ kit test nhanh có độ nhạy không đạt tiệm cận 100% thì
giá trị độ đặc hiệu của bộ kit đó dù có cao cũng vô dụng, vì lúc này sử dụng bộ
kit sẽ để lọt "người mang mầm bệnh" ra ngoài xã hội.

ĐỘ ĐẶC HIỆU ƯU TIÊN: Xét nghiệm có độ đặc hiệu cao thường phù hợp với
những bệnh nhân đã có dấu hiệu lâm sàng hoặc có kết quả nghi ngờ trong quá
trình sàng lọc. Đây được xem là bước "khẳng định lại" trước khi đưa ra phác
đồ điều trị và cực kỳ cần thiết với những bệnh mà phác đồ điều trị tốn kém
hoặc gây hại đến sức khỏe như ung thư, ...

CẦN PHỐI HỢP CẢ 2 LOẠI XÉT NGHIỆM: Trên thực tế, việc phối hợp cả 2
loại xét nghiệm là điều cần thiết để vừa tiết kiệm thời gian, chi phí trong tầm
soát diện rộng, vừa đảm bảo điều trị đúng người đúng bệnh, tránh những ảnh
hưởng không đáng có đến sức khỏe và kinh tế của người bệnh.
CÂU HỎI
Câu 2. Tìm thử nghiệm có giá trị tiên đoán bệnh
nhất trong các thử nghiệm sau:
A. GTTĐ (+) 99 % GTTĐ (-) 40%
B. GTTĐ (+) 75% GTTĐ (-) 90%
C. GTTĐ (+) 80% GTTĐ (-) 80%
D. GTTĐ (+) 90% GTTĐ (-) 80%
ĐÁP ÁN:
A. Z= 0.9 + 0.4 – 1 = 0.3
B. Z= 0.75 + 0.9 – 1 = 0.65
C. Z= 0.8 + 0.8 – 1 = 0.6
D. Z= 0.9 + 0.8 – 1 = 0.7  tiệm cận số 1 nhất nên
thử nghiệm có giá trị tiên đoán nhất
CÂU HỎI
Câu 3. Tiến hành một thử nghiệm S trên 1571 người,
trong đó có 152 người bị bệnh, số còn lại hoàn toàn
không bị bệnh. Kết quả thử nghiệm như sau:
Dương tính thật = 81
Dương tính giả = 30
Âm tính thật = 1389
Âm tính giả = 71
a. Tính các thông số: Độ nhạy, độ đặc hiệu, GTTĐ
(+), GTTĐ (-), tỷ lệ dương tính giả (DG), tỷ lệ âm tính
giả (AG) và trị số Z.
b. Nhận định xem thử nghiệm này áp dụng trên lâm
sàng có tốt không? Tại sao?
D(+) D(-)
S(+) 81 30
S(-) 71 1389

Se = 0.53 GTTĐ (-) = 0.95


GTTĐ (+) = 0.73
Z = 0.73 + 0.95 – 1 = 0.68 AG = 0.47
DG = 0.02

Sp = 0.98
*Nhận xét: Qua các chỉ số có thể thấy, thử nghiệm có độ nhạy thấp nhưng độ
đặc hiệu lại khá cao, chỉ số Z còn khá xa 1 nên thử nghiệm này chưa thể đưa
vào lâm sàng, cần thay đổi ngưỡng xuống mức thấp hơn để có thể tăng độ
nhạy và giảm độ đặc hiệu để thử nghiệm có giá trị hơn,
III. CHỌN THỬ NGHIỆM
- Một phương pháp xét nghiệm lí tưởng: độ nhạy và đặc hiệu gần 100%.
- Thực tế: ít khi nào hoàn hảo như thế.
- Thông thường một xét nghiệm có nhiều giá trị liên tục thì độ nhạy và độ đặc hiệu
thường thay đổi nghịch chiều.
 Cần phải cân bằng giữa nhạy và đặc hiệu của một phương pháp xét nghiệm.
1. Chọn mốc dương tính
• Độ nhạy và độ đặc hiệu phụ thuộc vào quan niệm
thế nào là dương tính đối với thử nghiệm.
• Mốc dương tính là một giá trị mà ở đó có thể chẩn
đoán giữa bệnh và không bệnh.
• Trong trường hợp kết quả xét nghiệm có nhiều giá trị
(biến liên tục), việc xác định một giá trị tham chiếu để
phân biệt giữa “dương tính” và “âm tính” là điều rất
quan trọng.
1. Chọn mốc dương tính
 Chọn mốc dương tính phải có sự cân bằng tương
đối giữa độ nhạy và độ đặc hiệu để sai số (dương
tính giả và âm tính giả) là tối thiểu.
• VD: thử nghiệm glucose huyết 2h sau bữa ăn được
áp dụng cho 70 người thực sự bị tiểu đường (true
diabetes) và 510 người thực sự không bị tiểu
đường (true non diabetes)
(US public health service 1960, Diabeko Pugram Guide, division of Special Health
Service, PHS, Pul, No 506, Washington DC 48 – Government Printing office).
1. Chọn mốc dương tính
1. Chọn mốc dương tính
 Nếu lấy mốc là 80 mg/dl thì Se = 100% và Sp =
7.2%.
 Nếu lấy mốc 200 mg/dl thì Se = 37.1% và Sp =
100%.
 Để giảm 2 loại sai số (dương giả và âm giả) 
Chọn mốc trung gian là 110 mg/dl, từ mốc đó trở lên
thì thử nghiệm được coi là dương tính S (+).
1. Chọn mốc dương tính
D (+) D (-)

65 263 Se = ,9%
S (+) (92.9%) (52.6%)
Dương tính Dương giả Sp = .4%

5 247
S (-) (7.1%) (48.4%)
Âm giả Âm tính
• ROC (receiver operating characteristic) còn gọi là
receiver operating curve (đường cong đặc trưng
hoạt động của bộ thu nhận - để xác định là có tín
hiệu hay chỉ là do nhiễu) mô tả giữa độ nhạy và độ
đặc hiệu.
• Trong các xét nghiệm chẩn đoán bệnh, đường cong
ROC được dùng để tìm điểm cắt (cut off) của các
biến định lượng có giá trị phân biệt 2 trạng thái (ví
dụ: bệnh/không bệnh) tốt nhất, có nghĩa là tìm
ngưỡng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.
• Hiện nay có nhiều phần mềm vi tính hỗ trợ, cho phép
phân tích đường biểu diễn ROC như phần mềm
Medcalc, SPSS…
• Biểu đồ ROC có nguồn gốc quân sự, vì nó được
ứng dụng trong việc phát hiện tàu của địch trên màn
hình radar trong Thế chiến thứ II, nhưng trong thời
gian 3 thập niên qua, biểu đồ ROC đã được ứng
dụng trong chẩn đoán và tiên lượng y khoa rất thành
công.
• Biểu đồ ROC có
• Trục tung (y) là tỉ lệ dương tính thật
• Trục hoành (x) là tỉ lệ dương tính giả (tức 1 trừ cho
độ đặc hiệu)
• Cả hai tỉ lệ có giá trị dao động từ 0 đến 100 (hay từ 0
đến 1, nếu dùng xác suất)
VD: Số liệu sau đây
(Bảng 1) cho thấy mối
liên hệ giữa xét nghiệm
PSA (prostate-specific
antigen) và ung thư tiền
liệt tuyến ở đàn ông
người Mĩ trong độ tuổi
70.
• Bằng cách nối kết các điểm trên
biểu đồ ROC, chúng ta sẽ có một
biểu đồ ROC liên tục như trình
bày trên.
• Các nhà thống kê học đã nghiên
cứu và đưa ra kết luận ngưỡng
kết luận tốt nhất là ngưỡng khi tọa
độ của ngưỡng đó nằm ở điểm uốn
của đường biễu diễn.
• Nhưng ở đây chỉ có hai chỉ số
(dương tính giả và độ nhạy), và
chúng biến thiên ngược chiều
nhau.
 Do đó, cần một “chỉ số dung hòa”
cả hai chỉ số này. Một cách quân
bình hóa tốt nhất là ước tính diện
tích dưới đường biểu diễn ROC
(còn gọi là area under the curve –
AUC).
Giá trị AUC có nghĩa gì?
- Nếu chọn một cặp đối tượng (chọn một cách
ngẫu nhiên từ một quần thể), một người có bệnh
và một người không có bệnh. Nếu cả hai người
đều được xét nghiệm bằng một phương pháp có
AUC = 0.85, thì điều này có nghĩa là xác suất mà
người có bệnh có kết quả xét nghiệm với giá trị
cao hơn người không mắc bệnh là 85%.
Giá trị AUC có nghĩa gì?

- Một phương
pháp xét nghiệm
có ích phải có
diện tích AUC
trên 0.5.
Giá trị AUC có nghĩa gì?

- Chỉ số AUC có rất có ích trong việc so sánh độ


chính xác của 2 hay nhiều phương pháp xét
nghiệm.
- Thường phương pháp nào có AUC cao hơn có
nghĩa là phương pháp đó có độ chính xác cao
hơn.
2. Những yêu cầu để lựa
chọn thử nghiệm
(1) Dùng S nhạy cảm giúp phát hiện một tỉ lệ cao
những người thực sự có bệnh => ít có âm giả.
Kết hợp những thử nghiệm khác nhau => chẩn
đoán chính xác bệnh.
(2) Hiệu lực của S phụ thuộc vào đặc tính của S
và những điều kiện khác (bệnh nhân, giai đoạn,
độ trầm trọng của bệnh...).
2. Những yêu cầu để lựa
chọn thử nghiệm

(3) Cần xác định mốc dương tính, giới hạn sinh
lý bình thường là:

(4) Mốc xác định tình trạng bệnh lý: hoặc


2. Những yêu cầu để lựa
chọn thử nghiệm
(5) Khi chọn một thử nghiệm, cần nghĩ đến:
 Những tốn kém để làm những XN chẩn đoán thêm đối
với trường hợp dương tính giả
 Những tác hại đối với âm tính giả
 Tỉ lệ mắc bệnh ở những nơi mà ta tầm soát
 Quần thể còn có được khám điều trị bệnh tật một thời
gian sau nữa không.
2. Những yêu cầu để lựa chọn
thử nghiệm
(6) Nếu tìm kiếm 1 thử nghiệm:
 Độ nhạy cao và Độ đặc hiệu thấp.
 Độ đặc hiệu cao và Độ nhạy thấp.
 Độ nhạy và độ đặc hiệu tương quan nghịch.
 Phát hiện bệnh: Độ nhạy cao.
 Chẩn đoán bệnh: Độ đặc hiệu cao.
 Không thể có thử nghiệm nào có thể vừa có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao được.
2. Những yêu cầu để lựa chọn
thử nghiệm
(7) Thử nghiệm có độ nhạy cao
 Bệnh nguy hiểm không thể bỏ qua.
 Bệnh có thể chữa được.
 Tình trạng dương tính giả không gây tổn thương tâm lý
và kinh tế của những người được sàng lọc dương tính
giả.
2. Những yêu cầu để lựa chọn
thử nghiệm
(8) Thử nghiệm có độ đặc hiệu cao
 Bệnh trầm trọng khó điều trị hoặc điều trị không khỏi.
 Tình trạng dương tính giả gây tổn thương tâm lý và kinh
tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kit test nhanh nCoV Panbio™ Covid-19 Ag Rapid Test Device
2. Sách Đảm bảo và kiểm tra chất lượng xét nghiệm hóa sinh lâm sàng
3. https://genesmart.vn/do-nhay-hay-do-dac-hieu-tot-hon
4. http://timmachhoc.vn/din-gii-nghien-cu-tien-lng-roc-receiver-operating-
characteristic/
5. https://bvag.com.vn/wp-content/uploads/2013/01/k2_attachments_DIEN-GIAI-
NGHIEN-CUU-TIEN-LUONG-ROC.pdf?
fbclid=IwAR1iloQeaqXYxHBtCeIIFPSgN4HexzItzT-
GkjUZdDRyBm2soWZRDmq6pZ0
6. https://bvag.com.vn/wp-content/uploads/2013/01/k2_attachments_UNG-DUNG-
DUONG-CONG-ROC.pdf
7. https://genesmart.vn/do-nhay-hay-do-dac-hieu-tot-hon?
fbclid=IwAR2xOfh4L8jwUzp0-
AWWurCJc0zPbtOuKY_THREFSPIRJVdf91ZSgF2vSLk
8. https://www.youtube.com/watch?v=bh36ii3UHGo&t=22s
Thanks!
1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1. Phan Thị Như Quỳnh 8. Phạm Minh Nhi
2. Nông Thị Hải Nguyệt 9. Phạm Hồng Tài
3. Trần Cao Quang 10. Vũ Thị Tuyết
4. Nguyễn Thị Kim Ngân 11. Tăng Thị Thanh Ngân
5. Trần Công Minh 12. Ông Diễm Quỳnh
6. Trần Thị Ngọc Thảo 13. Nguyễn Thị Xuân Nhân
7. Nguyễn Thị Thanh Ngân 14. Nguyễn Thị Bích Hương

You might also like