You are on page 1of 15

BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION

VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA PHƯƠNG


PHÁP THỬ ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN LÂU VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG ĂN
MÒN CỐT THÉP CỦA BÊ TÔNG”, MÃ SỐ TC 10-20

BÊ TÔNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ SUẤT KHỐI HOẶC
ĐIỆN DẪN SUẤT KHỐI
ThS. Phan Văn Quỳnh
Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng

Hà Nội, 20 tháng 06 năm 2022


BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

GIỚI THIỆU CHUNG


Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu.

Điện trở được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường
độ dòng điện đi qua nó.

Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của mỗi chất.
Chất có điện trở suất thấp sẽ dễ dàng cho dòng điện truyền qua (chất dẫn điện) và
chất có điện trở suất lớn sẽ có tính cản trở dòng điện lớn (chất cách điện).

Mối quan hệ giữa điện trở và điện trở suất được cho bởi công thức sau:

R=
Trong đó:
R – điện trở, Ω
– điện trở suất, Ωm
l – chiều dài vật dẫn
S – Diện tích mặt cắt ngang vật dẫn
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Ý nghĩa của điện trở suất

Điện trở suất của bê tông liên quan đến một số đặc tính của bê tông như hệ số khuếch
tán ion clo, độ hút nước, tốc độ ăn mòn cốt thép. Điện trở suất cũng có thể được sử
dụng để đánh giá chất lượng bê tông thông qua các yếu tố sau:

Độ thấm ion clo

Mối quan hệ giữa điện trở suất và điện tích: Q = I.t = .t = .t = ().

Hệ số khuếch tán
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Ý nghĩa của điện trở suất

Điện trở suất của bê tông liên quan đến một số đặc tính của bê tông như hệ số khuếch
tán ion clo, độ hút nước, tốc độ ăn mòn cốt thép. Điện trở suất cũng có thể được sử
dụng để đánh giá chất lượng bê tông thông qua các yếu tố sau:

Ăn mòn bê tông

Tốc độ ăn mòn thường tỉ lệ nghịch với điện trở suất của bê tông
Phát hiện vết nứt

Việc xác định điện trở suất giúp phát hiện sự xuất hiện và mở rộng vết nứt trên bê
tông
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Tình hình đối tượng tiêu chuẩn

Hiện nay, trên thế giới phương pháp thử nghiệm xác định điện trở của bê tông đã
được một số nước biên soạn, cụ thể như các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn AASHTO T358-19 Surface Resistivity Indication of Concrete’s Ability to Resist
Chloride Ion Penetration

- Tiêu chuẩn ASTM C1760-12 Standard Method for Bulk Electrical Conductivity of Hardened
Concrete (đã hủy bỏ)

- Tiêu chuẩn ASTM C1876-19 Standard Method for Bulk Electrical Resistivity of Bulk
Conductivity of Concrete

Trong đó, phương pháp đo điện trở bê tông theo AASHTO T358-19 là phương pháp đo
điện trở bề mặt của bê tông. Hai phương pháp ASTM C1760-12 và ASTM C1876-19 có thể
xác định điện trở suất khối của mẫu thử.

Nước ta chưa có tiêu chuẩn nào quy định phương pháp thử điện trở của bê tông
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Phương pháp thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở biên dịch và đồng bộ các nội dung
tiêu chuẩn nước ngoài, với các tiêu chuẩn trong nước có liên quan đến
yêu cầu. Tài liệu làm căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn là ASTM C1876-19
Standard Method for Bulk Electrical Conductivity and Bulk Electrical
Resistivity of Concrete.
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Nội dung dự thảo

Bố cục và nội dung tiêu chuẩn được giữ nguyên theo tiêu chuẩn ASTM bao gồm 10
Điều, 01 Phụ lục (tham khảo) như sau:

1 Phạm vi áp dụng 9 Mẫu thử


2 Tài liệu viện dẫn 11 Kiểm tra
3 Thuật ngữ và định nghĩa 12 Cách tiến hành
4 Tóm tắt phương pháp 13 Kết quả thí nghiệm
5 Ý nghĩa và sử dụng 14 Báo cáo kết quả
6 Lưu ý khi sử dụng 15 Độ chụm và độ chệch
7 Thiết bị thí nghiệm Phụ lục A
8 Vật liệu và hóa chất Tài liệu tham khảo
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Nội dung
Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định điện trở suất khối
hoặc điện dẫn suất khối của mẫu bê tông đúc hoặc mẫu lõi khoan
sau khi ngâm trong nước bão hòa dung dịch lỗ rỗng mô phỏng để
đánh giá nhanh khả năng chống lại sự thâm nhập của chất lỏng và
các ion xâm thực hòa tan.
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Nội dung
Tóm tắt phương pháp

Điện trở và độ dẫn điện của bê tông có thể được xác định trên mẫu đúc trong khuôn
hoặc mẫu lõi khoan với ít nhất hai mẫu thử.

Bề mặt mẫu được làm phẳng, đo kích thước và ngâm mẫu ngập trong dung dịch lỗ
rỗng mô phỏng ít nhất 6 ngày hoặc sau khi tháo khuôn đối với mẫu đúc.

Trong khi ngâm mẫu trong dung dịch, kiểm tra thiết bị thí nghiệm điện trở hoặc độ dẫn
điện trong khoảng điện trở hoặc độ dẫn điện dự kiến. Sau đó, lắp mẫu vào thiết bị thí
nghiệm.

Thiết bị thí nghiệm có thể hiển thị trực tiếp điện trở suất hoặc điện dẫn suất khi nhập
số liệu đầu vào (kích thước mẫu) hoặc chỉ hiển thị điện áp và dòng điện, từ đó tính ra
giá trị điện trở suất và điện dẫn suất.
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Nội dung
Thuật ngữ và định nghĩa

Điện trở suất khối (bulk electrical resistivity)


Tính chất của vật liệu chống lại dòng điện khi áp một điện trường bằng cách đặt các
điện cực vào hai bề mặt đối diện của mẫu thử, đơn vị là Ohm-mét (Ω.m).
Điện dẫn suất khối (bulk electrical conductivity)
Tính chất của vật liệu cho phép dòng điện chạy qua khi áp một điện trường bằng
cách đặt các điện cực vào hai bề mặt đối diện của mẫu thử, đơn vị là miliSimen trên
mét (mS/m).
Dung dịch lỗ rỗng (pore solution)
Dung dịch kiềm có trong các lỗ rỗng mao quản trong bê tông, thông thường là dung
dịch chứa NaOH, KOH hoặc Ca(OH)2

Dung dịch lỗ rỗng mô phỏng (simulated pore solution)


Dung dịch kiềm được tạo ra để mô phỏng dung dịch lỗ rỗng trong bê tông.
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Nội dung
Ý nghĩa và sử dụng

Điện trở suất của bê tông là khả năng chống lại sự dịch chuyển của các ion dưới tác dụng của một
điện trường. Điện dẫn suất thể hiện khả năng dịch chuyển của các ion trong dung dịch lỗ rỗng
qua bê tông dưới một điện trường (độ dẫn điện càng cao, tốc độ dịch chuyển của ion càng cao).

Mục đích việc ngâm mẫu trong dung dịch lỗ rỗng mô phỏng là đảm bảo các lỗ rỗng mao
quản và lỗ rỗng gel của mẫu thử bão hòa gần như hoàn toàn. Khi so sánh hai mẫu bê tông với
nhau, cần sử dụng cùng một dung dịch ngâm mẫu, mức độ bão hòa càng gần nhau thì càng
chính xác.

Thông qua điện trở suất khối và điện dẫn suất khối của bê tông có thể đánh giá nhanh khả năng
chống lại sự thâm nhập của ion clo và các chất lỏng khác
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Nội dung
Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng phương pháp thử này để so sánh các hỗn hợp bê tông khác nhau, kết quả có thể
không chính xác nếu trong thành phần phụ gia hóa học sử dụng cho một hỗn hợp bê tông có chứa
các ion hòa tan trong nước như canxi nitrite (Ca(NO2)2) và canxi nitrate (Ca(NO3)2).

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các mẫu bê tông chứa cốt thép đặt dọc trục, cũng như mẫu
chứa cốt sợi kim loại phân tán.

Mẫu bê tông phải được ngâm trong dung dịch lỗ rỗng mô phỏng ít nhất 6 ngày trước khi thí
nghiệm để tránh rửa trôi ion

Mức độ bão hòa ảnh hưởng rất lớn đến điện trở suất hoặc điện dẫn suất của bê tông do
dòng điện chủ yếu truyền qua các chất lỏng trong có trong lỗ rỗng của bê tông

Điện trở hoặc độ dẫn điện phụ thuộc vào nhiệt độ, do đó, các thí nghiệm được thực
hiện ở điều kiện cùng nhiệt độ, cho phép sai lệch trong khoảng ± 2℃.
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Kết quả thí nghiệm

Đối với thiết bị đo điện thế và dòng điện, điện trở suất ρ (Ω.m) được tính toán
theo Công thức 1:

= × (1)

Trong đó:

L là chiều dài mẫu trung bình, lấy chính xác đến 0,001m (m);

A là diện tích mặt cắt ngang mẫu thử, lấy chính xác đến ba chữ số thập phân
(m2);

U là điện thế áp dụng (V);

I là cường độ dòng điện (A).


BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

Kết quả thí nghiệm

Đối với thiết bị hiển thị điện trở của mẫu, điên trở suất ρ (Ωm) được xác định theo
Công thức 2.

ρ = R × A/L (2)

Trong đó:

R là điện trở của mẫu thử (Ω);

A và L xem lại định nghĩa ở Công thức 1.

Đối với thiết bị có thể tự động tính toán điện trở suất trung bình theo Công
thức 1 thì chỉ cần ghi lại giá trị đo được mà không cần tính toán gì thêm
BỘ XÂY DỰNG - MINISTRY OF CONSTRUCTION
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG – VIETNAM INSTITUTE FOR BUILDING MATERIALS (VIBM)

You might also like