You are on page 1of 16

Đề xuất xây dựng hệ thống thông tin đất đai

thống nhất trong cả nước, tạo nền tảng phát


triển chính phủ điện tử

Ths. Đinh Hồng Phong – Tổng cục Quản lý đất đai


Phó Giám đốc chuyên trách Dự án “Tăng cường Quản lý đất đai và CSDL đất đai – VILG)
Nội dung
• Thực trạng về hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai ở
Việt nam
• Những yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai
thống nhất trong cả nước tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử
• Xem xét, sửa đổi Luật đất đai với nội dung Hệ thống thông tin đất đai
Đặt vấn đề
• Thực trạng:
• Hệ thống cơ quan quản lý đất đai từ trung ương tới địa phương (4 cấp)
• Thông tin quản lý đất đai chủ yếu lưu trữ ở dạng hồ sơ giấy. Tiếp cận
thông tin đất đai còn hạn chế
• Tổng hợp, phân tích thông tin đất đai còn chậm, chính xác không cao
=> Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai là công cụ giúp Chính
phủ kiểm soát tốt nhất tài nguyên đất; cung cấp dịch vụ công tốt nhất cho
người dân
Định hướng
• Nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày 3/2/2012: Ưu tiên đầu tư xây dựng CSDL, hạ
tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai,
minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh
vực đất đai. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống
thông tin đất đai
• Quyết định số 1975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/10/2013 về việc phê
duyệt “Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai”
• Quyết định số 714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/5/2015 về việc ban
hành Danh mục CSDL quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính
phủ điện tử
• Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chính phủ
điện tử:
Thực trạng
• Hành lang pháp lý:
• Luật đất đai: chương 9: Hệ thốn g thông tin đất đai
• Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT về xây dựng, quản lý và khai thác HTTTĐĐ.
• Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai.
• Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT Quy định xây dựng CSDL đất đai.
• Đang trình Chính phủ ban hành các dự thảo Nghị định “Quy định về xây dựng,
quản lý, vận hành và khai thác sử dụng HTTTĐĐ” và Nghị định “Quy định về
giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý đất đai”.

• Tuy nhiên triển khai trong thực tế hiệu quả chưa cao, chưa đồng bộ
Thực trạng
• Đã có 158 trong tổng số 713 đơn vị cấp huyện đã và đang được đầu tư xây dựng
CSDL địa chính
• Về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý đất đai: Đến nay đã có 61 tỉnh, thành phố
sử dụng phần mềm xây dựng CSDL đất đai , sử dụng 5 phần mềm HTTTĐĐ khác
nhau: ViLIS, eLIS, TMVLIS, DonaLIS, SouthLIS, VietLIS. Một số tỉnh đã hình
thành CSDL đất đai tập trung tại tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Nai, Đà Nẵng …

Tuy nhiên việc chia sẻ, cung cấp thông tin từ CSDL đất đai nói chung còn hạn chế. Do
việc sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để quản lý, vận hành CSDL đất đai nên việc
tích hợp các CSDL của các tỉnh thành CSDL đất đai quốc gia còn khó khăn
Đánh giá
• Hệ thống các trang thiết bị được đầu tư và mua sắm phân tán, không đồng bộ giữa
các cấp, các địa phương
• Chưa đáp ứng được yêu cầu đặc thù trong lĩnh vực công nghệ thông tin: tiêu chuẩn
Trung tâm dữ liệu, an toàn bảo mật thông tin
• Dác dữ liệu đất đai được xây dựng ra đến nay mới chủ yếu để phục vụ công tác quản
lý đất đai mà chưa hướng tới việc chia sẻ, liên thông dữ liệu với các ngành KT-XH,
chưa đáp ứng được mục tiêu “Chính phủ điện tử”.
• Dữ liệu đất đai còn phân tán, chưa tạo thành một CSDL đất đai quốc gia đúng nghiã
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và CSDL đất đai”
• Bộ TNMT đang triển khai dự án“Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”
• Mục tiêu dự án:
• Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân
• Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực
hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai
• Nội dung cơ bản của dự án:
• Triển khai Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu (MPLIS) thống nhất trên toàn
quốc (63 tỉnh/thành phố:) và Thiết lập Trung tâm dữ liệu đất đai quốc gia để vận hành
theo mô hình CSDL đất đai quốc gia tập trung, thống nhất.
• Xây dựng CSDL đất đai của 189 đơn vị cấp huyện trên địa bàn 33 tỉnh/thành phố.
• Triển khai hệ thống cổng thông tin điện tử quốc gia để trao đổi, chia sẻ và cung cấp
thông tin đất đai qua các dịch vụ công trực tuyến về đất đai và hệ thống đăng ký đất đai
điện tử trên toàn quốc.
Những yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng
HTTTĐĐ thống nhất trong cả nước tạo nền tảng
phát triển CPĐT
• Hệ thống thông tin đất đai theo mô hình tập trung:
• Hệ thống thông tin đất đai quốc gia được triển khai tại Trung tâm dữ liệu đất
đai quốc gia đặt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
• CSDL Đất đai bao gồm CSDL đất đai do TƯ và địa phương quản lý, CSDL đất
đai quốc gia (cung cấp, chia sẻ thông tin đất đai với các Bộ ngành, người dân và
doanh nghiệp)
• CSDL đất đai quốc gia sẽ được vận hành bằng 01 phần mềm ứng dụng quản lý
thông tin đất đai thống nhất trên phạm vi cả nước, được cài đặt tại Trung tâm
dữ liệu đất đai quốc gia
• Cổng thông tin đất đai quốc gia và Hệ thống đăng ký đất đai diện tử
• Cổng thông tin đất đai quốc gia là một cổng thông tin duy nhất phục vụ công tác
trao đổi, chia sẻ và cung cấp thông tin đất đai cho các Bộ, ngành, người dân, tổ
chức, doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
• Việc vận hành, truy cập, khai thác thông tin đất đai toàn quốc sẽ dựa trên hạ
tầng kết nối mạng, kết nối giữa Trung tâm dữ liệu đất đai quốc gia với các địa
phương, với các bộ ngành, tổ chức … theo kiến trúc chính phủ điện tử do Chính
phủ quy định.
• Hệ thống đăng ký đất đai điện tử sẽ chuyển các hoạt động đăng ký, giao dịch
trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử.
Hệ thống thông tin đất đai theo mô hình tập
trung (có lộ trình):
- Trung tâm dữ liệu đất đai quốc gia (HN,
tp.HCM): CSDL đất đai tác nghiệp (TW, ĐP),
CSDL đất đai quốc gia
- 1 phần mềm HTTTĐĐ thống nhất trên toàn
quốc
- Một số tỉnh đang vận hành CSDL đất đai tại
TT tích hợp dữ liệu của tỉnh sẽ có lộ trình
chuyển lên TƯ. Tuy nhiên những TT tích hợp
DL phải đảm bảo điều kiên về vận hành, an
toàn, bảo mật thông tin.
Xem xét, sửa đổi Luật đất đai với nội dung
Hệ thống thông tin đất đai
• Luật Đất đai trong điều về Hệ thống thông tin đất đai cần xác định Hệ thống thông
tin đất đai được thiết kế, xây dựng và vận hành theo mô hình tập trung, thống nhất
trên toàn quốc.
• Trong Luật Đất đai hoặc các văn bản dưới Luật cần nêu rõ cần phát triển một cơ
quan phụ trách Hệ thống thông tin đất đai. Cơ quan này là cơ quan thuộc Chính phủ
và có thể có các văn phòng phụ trách trên toàn quốc, nhưng tất cả đều được quản lý
bởi một cơ quan quản trị duy nhất, để đảm bảo tính nhất quán của cơ sở hạ tầng,
dịch vụ, hoạt động và đào tạo cán bộ.
• Dựa trên hệ thống thông tin đất đai tập trung, cần có quy định về một hệ thống đăng ký
đất đai duy nhất. Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở và tài sản gắn
liền với đất sẽ tạo thành một hệ thống đăng ký đất đai quốc gia duy nhất.
• Luật đất đai cần quy định về tính pháp lý của dữ liệu đất đai dạng số, cũng như quy
định về chữ ký điện tử trên các chứng thư điện tử với hệ thống đăng ký đất đai điện tử.
• Các thông tin trong hệ thống thông tin đất đai là bằng chứng về quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu, chứ không phải là cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
• Về tiếp cận thông tin đất đai, Luật Đất đai có thể quy định các thông tin công khai, tức
là có thể xem được bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào và thông tin không công khai, tức là
thông tin được thu thập phục vụ cho chính phủ và các cơ quan nhà nước với lý do an
ninh và không được công bố rộng rãi
KẾT LUẬN
- Việc xây dựng HTTTĐĐ tập trung, thống nhất trong cả nước, tạo nền tảng phát triển
chính phủ điện tử , một hệ thống đăng ký đất đai quốc gia là bước đi tất yếu
- Các nội dung có liên quan đang được quy định trong Luật đất đai cũng như những văn
bản quy phạm pháp luật dưới luật, có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với định hướng, lộ
trình xây dựng hHTTTĐĐ, CSDL đất đai quốc gia trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
- Thiết kế mô hình kiến trúc hệ thống thông tin đất đai, phát triển phần mềm ứng dụng,
đầu tư trang thiết bị, hạ tầng mạng và xây dựng CSDL đất đai, đào tạo nguồn nhân lực
cần thiết cho xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống, tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
- Có kế hoạch, lộ trình rõ ràng, có sự đồng bộ giữa trung ương và địa phương trong lĩnh
vực quản lý đất đai, đồng thời cũng đồng bộ với kế hoạch phát triển chính phủ điện tử,
các CSDl quốc gia khác theo lộ trình của Chính phủ.
Cám ơn các quý vị đại biểu

You might also like