You are on page 1of 6

LẠM PHÁT – GIẢM PHÁT

Tác động của chúng đến thị trường kinh tế


I. Lạm phát?
Lạm phát chính là sự tăng mức giá liên tục của hàng hóa hay các dịch vụ theo thời gian và sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó. Lạm phát thường được hiểu gồm 2 ý:
- Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ vì thế sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. => Đồng tiền mất giá
- Khi lạm phát xảy ra mức giá chung của các loại hàng hóa, dịch vụ cũng sẽ tăng lên. => Sức tiêu dùng giảm
II. Giảm phát?
Giảm phát là sự giảm giá chung đối với hàng hoá và dịch vụ. Hiện tượng giảm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 0%. Giảm phát xảy ra một cách tự nhiên và dựa trên cung tiền của một nền kinh tế
cố định.
- Khi mức giá chung giảm, một đơn vị tiền tệ vì thế sẽ mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây => Đồng tiền có giá hơn
- Khi giảm phát xảy ra mức giá chung của các loại hàng hóa, dịch vụ cũng sẽ giảm lên. => Sức tiêu dùng tăng
III. Tác động của Lạm phát:

 + Lãi suất Nhằm duy trì hoạt động ổn định cân bằng, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực.
Trong khi đó, lãi suất thực được tính bằng hiệu của lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm
phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả chính là suy thoái kinh tế và thất
nghiệp gia tăng.

 + Ảnh hưởng giá trị đồng tiền Khi lạm phát quá cao, đồng tiền mất giá một cách trầm
trọng, người dân sẽ càng mất niềm tin vào đồng tiền trong nước và chuyển sang tích trữ sử
dụng đồng ngoại tệ => Làm cho lạm phát tăng phi mã hơn.
IV. Tác động của Giảm Phát

 + Lãi suất biểu hiện giá tiêu dùng trong hiện tại so với giá tiêu dùng trong tương lai. Giảm
phát kéo dài sẽ kéo theo lãi suất thấp. Khi đó, sản lượng bị trì trệ và suy thoái, lãi suất thực
tăng gây ra suy thoái mở rộng. Chính sách tiền tệ dần trở nên mất tác dụng nếu suy thoái
kéo dài và giảm phát liên tục.

 + Nhà đầu tư giảm bớt các hoạt động kinh doanh, đầu tư và trữ tiền => nền kinh tế suy
thoái.

You might also like