You are on page 1of 12

GIỚI THIỆU

NHÀ TÙ HỎA LÒ
NHÓM 4
NỘI DUNG CHÍNH
1. MỞ BÀI

2. THÂN BÀI

3. KẾT BÀI
1. MỞ BÀI
Cuối thế kỷ 19, để tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân
dân ta, thực dân Pháp đã bổ sung hệ thống cảnh sát và nhà tù, trong
đó phải kể đến nhà tù Hỏa Lò, nơi được mệnh danh là “địa ngục của
địa ngục”. Đây là nhà tù thực dân lớn nhất Đông Dương, là minh
chứng lịch sử của một quãng thời gian đầy gian lao, biểu tượng tinh
thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc.Nhà tù
Hỏa Lò là một địa điểm du lịch Hà Nội – Di tích lịch sử nổi tiếng và
không thể bỏ qua khi đến với Thủ Đô. Bởi lẽ nơi đây đã chứa đựng
một phần nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình Thực dân
Pháp đô hộ.
KHÁT QUÁT CHUNG
- Vị trí địa lí: Nhà tù được xây dựng trên khu đất
xưa thuộc làng Hoả Lò, nay có địa chỉ: số 1 phố
Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
- Diện tích: tổng diện tích là 12.908m2 (diện tích
sau đầu tư và quy hoạch là 2.434m2.)
- Khung cảnh xung quanh: Tại nhà tù còn có cây
bàng đứng sừng sững ngoài sân với tuổi thọ 100
năm. Những cây bàng này được cho là do các chiến
sĩ cách mạng bứng về trồng từ những cây bàng mọc
dại bên phía tòa án. Nhờ có những cây bàng trong
sân, mà các phạm nhân ở đây có chỗ nghỉ ngơi,
hóng mát.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Nguồn gốc: Nhà tù Hỏa Lò từng là nơi giam giữ rất nhiều
nhà cách mạng lớn của Việt Nam trong Chiến tranh Đông
Dương và phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
- Thời gian xây: Nhà tù Hỏa Lò được xây dựng vào năm
1896 với tên gọi là Đề lao Trung ương (Maison Centrale).
Tuy nhiên, do được xây trên đất của làng Phụ Khánh, thuộc
tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương – một làng nghề
chuyên sản xuất đồ gốm, ngày đêm rực lửa lò nung nên có
tên là Hỏa Lò. Từ đó, nhà tù này cũng được gọi là nhà tù
Hỏa Lò hay ngục thất Hà Nội.
KIẾN TRÚC NHÀ TÙ
- Nhà tù Hỏa Lò được chia thành bốn khu (A,
B, C và D):
 Khu A và B dành cho phạm nhân đang được
cứu xét và phạm nhân nguy hiểm.
 Khu C giam giữ phạm nhân người Pháp hoặc
người ngoại quốc.
 Khu D là nơi câu cấm phạm nhân bị án tử hình
chờ ngày duyệt y hoặc giảm án.
- Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên
cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên cắm mảnh
chai và chăng dây điện áp cao thế để ngăn cản
tù nhân vượt ngục.
KIẾN TRÚC NHÀ TÙ
- Tại thời điểm hoàn thành, Nhà tù Hỏa Lò gồm hệ thống các hạng mục công trình xây dựng
sau:
 1 nhà cần sử dụng cho việc canh gác
 1 nhà cần sử dụng làm bệnh xá
 1 nhà cần sử dụng làm nhà thương bố thí
 2 nhà cần sử dụng để giam bị can (chưa thành án)
 1 nhà cần sử dụng để gia công phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da
 5 nhà cần sử dụng để giam tù nhân đã trở thành án
 4 trại xà lim để giam tử tù, tù nhân rất không an toàn, tù nhân vi phạm luật nội quy nhà tù.
- Phần kiến trúc bên ngoài có thiết kế rất liền mạch và chắc chắn nhằm ngăn chặn việc đào tẩu:
 Bốn góc nhà tù là bốn tháp canh để quan sát trong và ngoài nhà tù.
 Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên cắm mảnh chai và
chăng dây điện áp cao .
 Dưới chân tường cho lính gác đi tuần tra .
 Nguyên vật liệu xây dựng được chính quyền thực dân Pháp lựa chọn kỹ càng và vận chuyển từ
Pháp để đạt yêu cầu cao nhất về chất lượng.
MỘT VÀI CÔNG CỤ TRA TẤN Ở NHÀ TÙ
- Ngục Hỏa Lò có sức chứa khoảng 500 tù nhân, được mệnh
danh là “địa ngục trần gian” thời kỳ Pháp thuộc. Các nhà giam
nơi đây đều được thiết kế với chế độ giam giữ, ép cung dã man và
tàn bạo. Máy chém khổng lồ là một ví dụ điển hình.
 Là công cụ tra tấn, ép cung, là nỗi kinh hoàng của tù nhân.
Chiếc máy chém có 2 cột gỗ cao 4 m, lưỡi đao sắc bén treo trên
cao, phía dưới là 2 miếng ván hình bán nguyệt ghép lại với nhau
để giữ đầu tử tù. Phía trước là hộc sắt dùng để hứng đầu người
chết, bên cạnh là thùng mây đan chứa thi thể
 Là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các tù nhân.Từ năm 1986 đến
1954, công cụ man rợ này đã được luân chuyển liên tục từ nhà
giam này đến nhà giam khác ở Bắc Kỳ. Đồng thời, nó cũng đã
lấy mạng không biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Quốc dân
Đảng.
QUY ĐỊNH KHI THAM QUAN

 Tuyệt đối không mang đi các đồ vật gây nổ và cháy.


 Khi dịch rời bằng phương tiện đi lại cá thể cần để xe đúng Vị trí
quy cách.
 Không hút thuốc lá khi vào Nhà Tù Hỏa Lò.
 Trong giai đoạn tham quan chưa được dịch rời các hiện vật được
phơi bày trong khu di tích lịch sử.
 Giữ gìn lau chùi chung, không vứt rác một cách thức bừa bãi.
 Không gây ồn ào mất trật tự trong giai đoạn tham quan.
 Trước khi vào tham quan phải gửi đồ đúng Vị trí quy cách theo chỉ
dẫn của nhân viên cấp dưới hoặc đảm bảo Nhà Tù Hỏa Lò.
Ý NGHĨA
- Với Thủ đô Hà Nội : Nhà tù Hỏa Lò trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu
nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô,
nơi thu hút đông khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu
và học tập
- Với đất nước : Nhà tù Hỏa Lò nơi lưu giữ, là nguồn cảm hứng về lòng yêu
nước nước, truyền thống cách mạng cụ Hồ cho mọi người dân. Chính điều này
là điểm thu hút khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và tìm
hiểu hàng năm.
- Với lịch sử : Nhà tù Hỏa Lò là minh chứng về sự hy sinh, chịu đựng gian
khổ, tinh thần kiên cường, bất khuất trước kẻ thù của các chiến sĩ cách mạng
Việt Nam, vừa là bản án tố cáo chế độ nhà tù man rợ của chế độ thực dân Pháp
trong thời kỳ đô hộ ở Việt Nam.
3. KẾT BÀI
Hiện nay, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò còn lưu giữ các đơn nguyên
kiến trúc gốc và nhiều hiện vật có giá trị như: máy chém dùng để
hành quyết tù nhân, cửa cống ngầm nơi tù nhân tham gia vượt ngục
cùng nhiều tài liệu quý. Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã và đang trở
thành một địa điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du khách trong
nước và quốc tế khi muốn tìm hiểu sâu về lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc của nhân dân Việt Nam.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
LẰNG NGHE
NHÓM 4

You might also like