You are on page 1of 91

CORONAVIRUS

CORONAVIRUS
• Ở người, Coronavirus chỉ gây viêm đường hô hấp và có thể cả
bệnh đường ruột
• Virus có cấu trúc đa hình thái, đường kính 75-160 nm, có
nucleocapsid xoắn được bao bởi vỏ ngoài lipid kép.
• Trên bề mặt vỏ ngoài nhô ra các gai glycoprotein có dạng đặc
trưng hình dùi cui gọi là peplome dài 12-24 nm.
• Vì thế khi nhuộm màu có thể nhìn thấy hạt virus có diềm xung
quanh giống như hình ảnh thu nhỏ của Mặt trời với ánh hào
quang, cho nên mới có tên gọi là virus corona (corona- tiếng
Latinh có nghĩa là diềm, hào quang).
CORONAVIRUS
• Đây là nhóm virus tìm thấy ở chim và các động vật có vú,
chúng giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học.
• Các coronavirus của người gồm coronavirus chủng 229E và
coronavirus chủng OC43
• Năm 2003 một chủng virus mới của họ này được tìm thấy gây
bệnh viêm phổi nặng, lây truyền mạnh và có tỷ lệ tử vong cao
ở người được gọi là coronavirus gây SARS (SARS–CoV:
severe acute respiratory syndrome-associated coronavirus).
CORONAVIRUS
• Genome của Coronavirus là ARN một sợi (+), chứa khoảng
30kb. Đầu 3’ được gắn đuôi poly A
• Các protein liên quan đến virion bao gồm:
• Protein S (S- surface) cấu tạo nên các gai peplome bề mặt
vỏ ngoài. Đây là kháng nguyên kích thích tạo kháng thể
trung hòa.
• Protein M (M- membrane) tạo màng trung gian nằm giữa
capsid và vỏ ngoài. Từ màng này mọc ra các peplome.
• Protein N gắn với genome tạo nucleocapsid. Protein N ít
thay đổi, trong khi protein S thường thay đổi, dẫn đến sự
thay đổi kháng nguyên của virus
CORONAVIRUS
• Họ Coronaviridae bao gồm hai chi là Coronavirus và
Torovirus.
• Trong đó chỉ có chi Coronavirus có khả năng gây bệnh cho
người.
• Các thành viên của Coronavirus bao gồm:
• Coronavirus gây bệnh cho người (human corona virus:
HCoV) bao gồm:
• Coronavirus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp
(severve acute respiratory syndrome coronavirus), gọi tắt là
virus SARS-CoV và Coronavirus gây bệnh viêm ruột ở
người, gọi tắt là virus HECoV (human enteric coronavirus).
• Các Coronavirus khác gây bệnh cho động vật.
CORONAVIRUS
• Trên bề mặt của virus có các gai glycoprotein như hình vương
niệm (corona), các gai này giúp cho virus bám vào các
receptor của tế bào vật chủ và xâm nhập vào tế bào
• Hầu hết các virus corona chỉ gây nhiễm tế bào của loài túc chủ
tự nhiên của chúng,
• Riêng corona gây SARS (SARS-CoV) có thể nhiễm trùng
nhiều loại tế bào như tế bào thận khỉ vero, tế bào khối u đại
tràng ở người,
• Chúng gây hiệu ứng tế bào bệnh lý sau 2-4 ngày
CORONAVIRUS GÂY HỘI CHỨNG VIÊM
ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP (SEVERVE ACUTE
RESPIRATORY SYNDROME
CORONAVIRUS: SARS-COV)
BS. Carlo Urbani (người Italia), chuyên gia truyền nhiễm của Tổ
chức Y tế Thế giới được mời đến BV Việt - Pháp (Hà Nội), khám
cho bệnh nhân viêm phổi. BS. Carlo Ubani cũng đã ra đi mãi mãi vì
nhiễm SARS vào ngày 29/3/2003
BỆNH SARS
• Năm 2003 một chủng virus mới của họ Coronaviridae được
tìm thấy gây bệnh viêm phổi nặng, lây truyền mạnh và có tỷ lệ
tử vong cao ở người được gọi là Coronavirus gây SARS.
• virus gây bệnh SARS có thể tồn tại ngoài tế bào đến 24 giờ.
• Do đó nguồn lây không chỉ từ các giọt khí bắn ra khi ho hoặc
hắt hơi mà có thể lây qua dụng cụ y tế và đồ dùng hàng ngày
BỆNH SARS
• Giữa tháng 2 năm 2003, bệnh đường hô hấp cấp xảy ra tại
Quảng Đông, Trung Quốc, sau đó lan sang Hongkong rồi Việt
Nam.
• Một tháng sau, WHO lên tiếng báo động về bệnh SARS trên
toàn thế giới
• Chỉ trong một thời gian rất ngắn, bệnh đã lan truyền sang
nhiều nước châu Á, sau đó lan sang châu Âu và đổ bộ vào cả
Canada, Mỹ làm cho hàng ngàn người mắc bệnh và hàng trăm
người chết
• Đây là căn bệnh mà y học thế giới chưa từng biết đến
BỆNH SARS
• Tháng 2 năm 2003 bệnh viêm phổi do virus nặng (SARS) xuất
phát từ Quảng Đông, Trung quốc rồi nhanh chóng lan ra các
nước kế cận gồm Việt Nam, Hồng công, Singapour, Thái lan
Canada..
• Đến 24-25 tháng 3/2003 các nhà khoa học của Mỹ và Đức
công bố xác định được virus gây bệnh là một virus thuộc
coronavirus và gọi tên là virus corona gây bệnh SARS (SARS-
CoV).
• Vụ dịch lên đến đỉnh vào tháng 5 và chấm dứt vào đầu tháng
7/2003.
• Tổng số có 29 quốc gia bị ảnh hưởng với số người bị bệnh là
8422 với số người chết là 902
BỆNH SARS
• Tháng 2 năm 2003 bệnh viêm phổi do virus nặng (SARS) xuất
phát từ Quảng Đông, Trung quốc rồi nhanh chóng lan ra các
nước kế cận gồm Việt Nam, Hồng công, Singapour, Thái lan
Canada..
• Đến 24-25 tháng 3/2003 các nhà khoa học của Mỹ và Đức
công bố xác định được virus gây bệnh là một virus thuộc
coronavirus và gọi tên là virus corona gây bệnh SARS (SARS-
CoV).
BỆNH SARS
• Virus corona gây SARS và các corona người lây truyền bệnh
chủ yếu qua đường hô hấp từ các giọt chất tiết, ngoài ra còn có
thể truyền qua tiếp xúc trực tiếp, các dụng cụ khí dung, nội soi
phế quản
• Người bệnh virus thải ra trong phân kéo dài nhiều tuần lễ, có
thể là nguồn lây bệnh qua đường phân miệng
• Người ta tìm thấy các corona rất giống với SARS-CoV của
người ở đường hô hấp một số loài chồn, do vậy virus corona
gây SARS có thể là một virus động vật truyền cho người
BỆNH SARS
• Lây truyền: chủ yếu qua đường hô hấp
• Gây bệnh:
- Corona gây SARS gây nên bệnh viêm phổi nặng do virus ở
người và lây lan thành dịch.
- Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 10 ngày,
- Triệu chứng sớm gồm sốt, đau cơ nhức đầu, triệu chứng hô
hấp bắt đầu xuất hiện từ 3-7 ngày với ho khan và khó thở.
Nhiều bệnh nhân biểu hiện thâm nhiễm phổi trên X quang và
suy hô hấp xảy ra nhanh chóng, phần lớn bệnh nhân cần phải
hô hấp hổ trợ.
- Tỷ lệ tử vong ước tính từ 14-15%, ở người lớn tuổi tử vong
đạt đến 50 %.
BỆNH SARS
• Tỷ lệ tử vong lúc đầu ước khoảng 3% nhưng sau đó đã cao tới
15%. WHO ước tính tỷ lệ ca chết (case fatality ratio) do SARS
trong khoảng từ 0% đến 50% tuỳ từng nhóm tuổi: bệnh nhân
dưới 24 tuổi là 1%, 25 đến 44 tuổi là 6%, 15% ở bệnh nhân từ
45 đến 64 tuổi và trên 50% ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên
• Nhóm các ca bệnh đầu tiên ở khách sạn và nhà tập thể tại
Hồng Kông cho thấy sự lây truyền của virus SARS là rất
nhanh.
• Tỷ lệ tấn công đã được thông báo lên tới 50%.
BỆNH SARS
• Virus này lây qua các giọt nhỏ (droplet) hoặc qua tiếp xúc trực
tiếp hay gián tiếp.
• Virus cũng được thải ra phân và nước tiểu.
• Nhân viên y tế, bác sỹ, y tá và nhân công làm việc trong bệnh
viện là những người hay bị nhiễm
• Việc kiểm soát bệnh dựa chủ yếu vào khả năng phát hiện
nhanh ca bệnh và xử lý đúng, bao gồm cách li các ca khả
nhiễm (probable case) và ca nghi ngờ (suspected case) đồng
thời quản lý chặt các đối tượng tiếp xúc
CÂU CHUYÊN VỀ BỆNH SARS
• 16/11/2002: Những ca SARS đầu tiên xuất hiện ở tỉnh Quảng
Đông, miền Nam Trung Quốc
• 14/2/2003: Một bản tin nhỏ trong tờ Báo cáo Dịch tễ hàng tuần
đưa ra con số 305 ca mắc và 5 ca tử vong do một hội chứng hô
hấp cấp chưa rõ nguyên nhân xảy ra vào khoảng thời gian từ
16/11 đến 9/2 tại tỉnh Quảng Đông, Trung. Căn bệnh này lây
cho các thành viên trong gia đình và cán bộ y tế. Bộ Y tế
Trung Quốc thông báo với WHO rằng bệnh dịch ở Quảng
Đông về lâm sàng là một viêm phổi không điển hình
• Bộ Y tế Trung Quốc báo cáo tác nhân gây ra dịch viêm phổi
không điển hình có lẽ là Chlamydia pneumoniae
CÂU CHUYÊN VỀ BỆNH SARS
• 21/2/2003: Một bác sỹ 65 tuổi từ Quảng Đông đã đến trú tại
tầng 9 của khách sạn Metropole ở Hồng Kông. Ông ta đã điều
trị cho các bệnh nhân viêm phổi không điển hình trước chuyến
đi này và khi đến Hồng Kông thì các triệu chứng đã xuất hiện.
Người này đã lây cho ít nhất là 12 khách trọ và khách thăm
viếng khác tại tầng 9 của khách sạn
• 28/2: Bác sỹ Carlo Urbani, một nhân viên của WHO tại Việt
Nam đã được thông báo về các ca viêm phổi không điển hình
này tại bệnh viện Việt Pháp và đã đến đó để điều tra. Ông cho
rằng có lẽ bệnh này là cúm gà và đã báo với Văn phòng WHO
khu vực Tây Thái Bình Dương
CÂU CHUYÊN VỀ BỆNH SARS
• 10/3: Mười tám nhân viên y tế ở một khoa của bệnh viện
Hoàng tử xứ Uên ở Hồng Kông báo cáo là họ bị ốm. Chỉ trong
vài giờ, hơn 50 nhân viên đã được xác định là bị sốt trong
vòng mấy ngày trước đó.
• Tám người có tổn thương viêm phổi trên X quang
• Hội chứng mới giờ đây được gọi là “Hội chứng hô hấp cấp
nặng” hay SARS.
• 12/3: Sau khi nhận được thông báo về những ca bệnh trong
nhân viên y tế ở các bệnh viện tại Hồng Kông và Hà Nội,
WHO đã đưa ra cảnh báo toàn cầu về các ca viêm phổi không
điển hình nặng.
CÂU CHUYÊN VỀ BỆNH SARS
• 15/3: Sau khi xuất hiện thêm các ca bệnh ở Singapo và
Canađa, WHO đã nâng mức cảnh báo toàn cầu về bệnh viêm
phổi bí hiểm này.
• 17/3: WHO kêu gọi 11 phòng thí nghiệm hàng đầu ở 9 quốc
gia tham gia vào mạng lưới đa trung tâm nhằm nghiên cứu căn
nguyên của SARS và tìm ra test chẩn đoán
• 24/3: Các nhà khoa học ở CDC và Hồng Kông thông báo đã
phân lập được một virus corona mới từ các bệnh nhân SARS.
• Chỉ trong vài ngày, gen polymerase của coronavirus này được
so sánh với các virus đã biết trước đây và các nhà khoa học đã
khẳng định đây là một virus mới gây bệnh ở người chưa từng
gặp
CÂU CHUYÊN VỀ BỆNH SARS
• 8-10/4: Ba nhóm nghiên cứu đã công bố các kết quả cho thấy
coronavirus mới có thể là căn nguyên của SARS (Peiris,
Drosten, Ksiazek).
• 12/4: Các nhà nghiên cứu Canada thông báo họ đã thành công
trong giải mã bộ gen của coronavirus gây dịch SARS trên toàn
cầu. Các nhà khoa học ở CDC đã khẳng định kết quả này. Bộ
gen của virus chứa 29 727 nucleotid phù hợp hoàn toàn với
RNA điển hình của các coronavirus đã biết
• 16/4: WHO công bố rằng một tác nhân mới, một thành viên
chưa từng gặp của họ coronavirus, chính là thủ phạm gây
SARS
CÂU CHUYÊN VỀ BỆNH SARS
• 20/4: Chính phủ Trung Quốc thừa nhận số ca mắc SARS thực
tế cao hơn nhiều lần so với báo cáo trước đó. Bắc Kinh lúc này
đã có 339 ca SARS và 402 ca nghi ngờ. Mười ngày trước đó,
Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang chỉ báo cáo có 22 ca SARS
ở Bắc Kinh
• 28/4: WHO công bố Việt Nam là quốc gia đầu tiên dập tắt
được dịch.
• 1/5: Bộ gen của virus SARS được giải mã hoàn thiện và công
bố trên tờ Science bởi 2 nhóm nghiên cứu (Marra, Rota).
• 7/5: WHO xét lại đánh giá ban đầu về tỷ lệ tử vong của SARS
(case fatality ratio). Tỷ lệ này được ước lượng lại là khoảng 0-
50% tuỳ từng nhóm tuổi bị bệnh, tỷ lệ chung là 14-15%.
CÂU CHUYÊN VỀ BỆNH SARS
• 5/7: WHO rút Đài Loan khỏi danh sách khu vực lưu hành.
WHO thông báo rằng chuỗi lây truyền SARS cuối cùng ở
người đã bị phá vỡ.
• Vụ dịch lên đến đỉnh vào tháng 5 và chấm dứt vào đầu tháng
7/2003.
• Tổng số có 29 quốc gia bị ảnh hưởng với số người bị bệnh là
8422 với số người chết là 902
BỆNH SARS
• Chẩn đoán:
Bệnh phẩm: chất tiết đường hô hấp, mủ, phân.
• Tuy nhiên chỉ có phòng thí nghiệm có mức an toàn sinh học
cao (mức 3) mới được phép nuôi cấy virus này
• Xét nghiệm:
• Virus được cấy vào tế bào
• Xác định genome nhờ RT-PCR
• Phương pháp ELISA xác định IgA, IgM và IgG có độ nhạy
thấp
• Phản ứng khuếch đại đẳng nhiệt qua trung gian vòng phiên
mã ngược, (RT- LAMP) (reverse transcriptase-loop-
mediated isothermal amplification)
BỆNH SARS
• Phòng bệnh và điều trị:
- Phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân bị bệnh là biện pháp
hửu hiệu để phòng lây nhiễm cho người xung quanh
- Nhân viên y tế và người tiếp xúc với bệnh nhân cần phải đeo
khẩu trang, áo quần bảo vệ đúng quy định, xử lý tốt chất
thải người bệnh.
- Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh
- Hiện chưa có thuốc kháng virus SARS-CoV đặc hiệu, các
thuốc kháng virus được dùng điều trị nhiều virus khác nhau
- Thêm vào các biện pháp điều trị hổ trợ cần thiết khác gồm
corticosteroid, thở máy..
CORONAVIRUS GÂY HỘI CHỨNG VIÊM
ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP 2 (SEVERVE ACUTE
RESPIRATORY SYNDROME
CORONAVIRUS: SARS-COV-2)
TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ TỬ VONG
14/3/2021
địa điểm Số mắc Số tử vong Tỉ lệ tử vong
%
Toàn thế giới  120.033.710  2.658.861 7,0 → 3.8

Mỹ 30.043.107 546.557 1.8

Brazin 11.439.250 277.216 2.4

Ấn độ 11.358.644 158.642 1.4

Nga 4.380.525 91.695 2.1

Việt Nam 2.535 35 1.4


TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ TỬ VONG
27/4/2021

Tên nước Số mắc Số tử vong

Mỹ 32.842.389 586.152

Ấn Độ 17.313.163 195.123

Brazil 14.340.787 390.952

Pháp 5.498.044 102.858

Nga 4.771.372 108.588


TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ TỬ VONG
ĐÔNG NAM Á 27/4/2021

Tên nước Số mắc Số đã bình phục Số tử vong

Indonesia 1.650.000 1.500.000 44.771

Philippines 1.010.000 915.000 16.853

Singapore 61.051 60.682 30

Thái lan 57.508 26.873 148

Cămpuchia 10.555 3.577 7979


TÌNH HÌNH NHIỄM 03/5/2021
TÌNH HÌNH COVID-19 TẠI VIỆT NAM
• Ca bệnh đầu tiên phát hiện ngày 23/1/2020
- Lũy tích đến 27/4/2021: Số ca mắc: 2852;
Số ca khỏi bệnh: 2516 ; Số ca tử vong: 35
- Đã bùng phát 3 đợt dịch:
Từ 25/2-15/4/2020: Tại Vĩnh phúc, Hà Nội và 9 tỉnh thành.
Từ 25/7/2020 :Tại Đà Nẵng và 13 tỉnh thành với 35 ca tử vong
Từ tháng 2/2021 : Từ Hải Dương và 13 tỉnh thành.
• Đợt dịch mới: Từ 27/4/2021
Từ 27/4/2021: bắt đầu từ ca nhập cảnh hoàn thành cách ly về Hà
Nam lây nhiễm bệnh và 2 chuyên gia người Trung quốc
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 176, ghi
nhận ở 19 tỉnh thành
TÌNH HÌNH COVID-19 TẠI VIỆT NAM

- Vi rus vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gen tạo ra nhiều genotype mới
- Việt Nam phát hiện 6 chủng khác với virus ban đầu. Chủng phổ biến hiện nay
là D614G , B1.17. Đã phát hiện biến chủng Ấn độ trong đợt dịch mới
SINH BỆNH HỌC SARS-COV-2
• Xâm nhập vào đường hô hấp. Các protein S của nCoV gắn với thụ
thể ACE- 2 trên bề mặt tế bào biểu mô phế quản của người, giúp
chúng xâm nhập vào cơ thể vật chủ.
• Do thụ thể ACE-2 có mặt ở nhiều lọai tế bào như phế nang, thận,
ruột, tế bào gan và cả tương bào nên SARS –Cov2 còn có thể gây
tổn thương cho toàn cơ thể.
• Vai trò của cơn bão Cytokin và vấn đề suy giảm miễn dịch tức thời.
CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN SARS-COV-2

Lây qua đường tiếp xúc (1)

Lây qua đường giọt bắn (2)

Lây qua đường không khí (3)


(Hoặc khi làm thủ thuật xâm
lấn trên đường hô hấp)
CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN SARS-COV-2

Người bệnh Dây máy


thở

Bình làm
- Trực tiếp
ẩm
qua
- Máu, màng
dịch sinh Dây hút đờm Ống nội soi
NM
học - Gián tiếp
- Dịch tiết Bồn rửa
tay
qua bàn
hô hấp tay

Nhân viên Y tế

Xe tiêm
CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN SARS-COV-2

Ho, hắt hơi, nói Thủ thuật tạo


chuyện, xì mũi khí dung

Giọt ≥ 5 micromét Giọt < 5 micromét

QUA GIỌT BẮN QUA KHÔNG KHÍ


Phát tán phạm vị 2m Phát tán phạm vị 50m
THỜI GIAN TỒN TẠI CỦA SARS-COV-2
• nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng 4 tuần kể từ khi xâm nhập.
• Ngoài môi trường, nCoV rất dễ bị chết bởi ánh sáng , tia cực tím và
nhiệt độ cao.
• Ở môi trường lạnh, ẩm, mặt phẳng kim loại/nhựa có thể tồn tại 1-3
ngày.
• Các dung môi lipid như Ether, Cồn 70 độ, chất khử trùng chứa
Chlor, xà phòng, acid peracetic Chloroform và Chlorhexidine từ 2-
30 phút
• Covid-19 có thể phát hiện được trong các hạt aerosol trong tối đa 3
giờ,
• tối đa 4 giờ trên đồng, đến 24 giờ trên bìa các tông và tối đa 2-3
ngày trên nhựa và thép không gỉ
CÁC THỦ THUẬT CÓ NGUY CƠ LÂY
• Đặt nội khí quản, dùng thuốc và soi phế quản
• Khí dung thuốc và làm ẩm
• Hút dịch ở đường thở
• Chăm sóc người bệnh
• Vật lý trị liệu lồng ngực
• Hút dịch mũi hầu
• Thông khí áp lực dương qua mask mặt (BiPAP, CPAP)
• Thủ thuật trong nha khoa như sử dụng tay khoan, chọc
• xoang, trám răng, lấy cao răng.
• Thông khí tần số cao dao động.
• Những thủ thuật cấp cứu khác.
• Phẫu tích bệnh phẩm nhu mô phổi sau tử vong
LÂM SÀNG
• Thời gian ủ bệnh :1-14 ngày, trung bình 3- 7 ngày
• Khởi phát: sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng. Một số trường hợp bị
nghẹt mũi, chảy nước mũi và tiêu chảy.
• Toàn phát và Diễn biến:
• Hầu hết các bệnh nhân có chỉ bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không
bị viêm phổi và tự hồi phục sau 1 tuần.Một số trường hợp có
viêm kết mạc, dấu hiệu viêm đỏ các đầu ngón chân…
• Một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng, diễn tiến
tới suy hô hấp cấp nặng sốc nhiễm trùng, rối loạn thăng bằng
kiềm-toan, rối loạn đông máu, trầm cảm, rối loạn tâm lý, suy
chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong.
• Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm
miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
LÂM SÀNG
CẬN LÂM SÀNG
• Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu thay đổi không đặc hiệu:
• Số lượng bạch cầu trong máu có thể bình thường hoặc giảm; số
lượng bạch cầu lympho thường giảm.
• Procalcitonin (PCT) bình thường
• Tốc độ máu lắng, protein C phản ứng (CRP) bình thường hoặc tăng
nhẹ.
• Một số trường hợp có thể tăng nhẹ ALT, AST, CK.
• Trong các trường hợp diễn biến nặng có các biểu hiện suy chức
năng các cơ quan, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải và toan
kiềm.
PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ LÂM SÀNG
1. Không triệu chứng: xét nghiệm realtime RT-PCR dương tính,
nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
2. Mức độ nhẹ: Viêm đường hô hấp trên cấp tính
3. Mức độ vừa: Viêm phổi
4. Mức độ nặng: Viêm phổi nặng
5. Mức độ nguy kịch : ARDS, Sepsis, sốc
Ở trẻ em , bệnh cảnh giống như KAWAZAKI
ĐIỀU TRỊ
• Nguyên tắc:
• Các ca nghi ngờ phải được nhập viện/cách ly để làm xét nghiệm
khẳng định
• Các ca bệnh đều phải điều trị cách ly
• Chưa có vaccine và thuốc đặc hiệu.
• Điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng và hồi sinh cấp cứu là
quan trọng
CÁC BIỆN PHÁP THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ CHUNG
• Nghỉ ngơi tại giường
• Phòng bệnh cần được thông thoáng, có hệ thống airocide và lọc
không khí hoặc đèn cực tím để khử trùng (nếu có).
• Vệ sinh mũi họng Giữ ấm
• Điều trị triệu chứng: Hạ sốt giảm ho. Uống đủ nước, cân bằng dịch,
điện giải, dinh dưỡng, và nâng cao thể trạng.
• Tư vấn, hỗ trợ, điều trị tâm lý
• Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện suy hô hấp, suy
tuần hoàn.
• Tại các cơ sở điều trị cần có các trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu:
máy theo dõi độ bão hòa ô xy, hệ thống/bình cung cấp ô xy, thiết bị
thở ô xy (gọng mũi, mask thông thường, mask có túi dự trữ).
• Bệnh nhân nặng phải điều trị tại ICU
CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
• Tránh tiếp xúc gần
• Dự phòng lây qua giọt bắn
• Dự phòng trong cơ sở y tế
CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
PHÒNG CHỐNG COVID-19 TẠI CƠ SỞ Y TẾ
• Nguy cơ lây nhiễm trong cơ sở y tế:
• Từ bệnh nhân sang thầy thuốc
• Từ Thầy thuốc sang bệnh nhân
• Từ cán bộ y tế/người phục vụ cách ly bị nhiễm sang những
người tiếp xúc với cán bộ/nhân viên bị nhiễm (đồng nghiệp, Gia
đình, khách đến thăm, thân nhân người bệnh)
• Lây chéo giữa các bệnh nhân trong khu cách ly/Bệnh viện
PHÒNG CHỐNG COVID-19 TẠI CƠ SỞ Y TẾ
• Thực hiện PNC kết hợp với phòng ngừa qua đường tiếp xúc và
đường giọt bắn trong thăm khám, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi
ngờ nhiễm SARS-CoV-2.
• Áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không
khí khi thực hiện thủ thuật có tạo khí dung trên người nhiễm hoặc
nghi ngờ nhiễm SARS- CoV-2.
• Kiểm soát tốt thông khí, môi trường, VST, sử dụng đầy đủ và đúng
phương tiện PHCN là các biện pháp quan trọng nhất trong phòng
ngừa lây nhiễm
PHÒNG CHỐNG COVID-19 TẠI CƠ SỞ Y TẾ
1. Phòng ngừa chuẩn
2. Phòng ngừa dựa theo đường lây truyền
3.  Kiểm soát môi trường
4.  Phòng ngừa lây truyền cho cộng đồng
5. Các biện pháp phòng ngừa tổng hợp
6. Tổ chức thực hiện công tác phòng, kiểm soát lây nhiễm SARS-
CoV-2
VIRUS RUBELLA
VIRUS RUBELLA
• Virus rubella thuộc chi Rubivirus, họ Togaviridae
• Cho đến nay chỉ có một type huyết thanh.
• Người là vật chủ tự nhiên duy nhất của virus này, nó gây nhiễm
trùng qua đường hô hấp.
VIRUS RUBELLA
• Virus rubella có đường kính từ 50 - 75 nm, có vỏ ngoài bằng
lipid và trên bề mặt có các gai glycoprotein, capsid bên trong
có dạng hình khối đa diện
• Genome là ARN một sợi (+).
• virus nảy chồi vào bọng của tế bào chất hoặc nảy chồi từ mép
màng nguyên sinh chất.
• Virus rubella không gây tan tế bào
VIRUS RUBELLA
• Virus này chỉ có một type huyết thanh và người là túc chủ duy
nhất
• kháng thể dịch thể có thể ngăn cản sự lan rộng virus, nhưng
miễn dịch trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng trong loại
bỏ virus.
• Miễn dịch thu được sau khi bị nhiễm trùng có vai trò bảo vệ
suốt đời
• Kháng thể có trong huyết thanh mẹ mang thai ngăn cản được
nhiễm trùng cho bào thai
VIRUS RUBELLA
• Bệnh rubella hay sởi Đức là bệnh nhiễm virus thể nhẹ rất hay
lây, chủ yếu là ở trẻ em.
• Virus rubella xâm nhiễm vào đường hô hấp trên, nhân lên
trong tế bào niêm mạc sau đó vào máu, rồi tới một số nơi trong
cơ thể.
• Sau thời gian ủ bệnh 2-3 tuần, bệnh nhân bị nhức đầu, đau
họng, sốt nhẹ, sưng hạch lympho ở cổ, rồi phát ban dưới dạng
các chấm hồng ở mặt, sau đó lan ra khắp cơ thể.
• Sau một tuần, các chấm ban lặn đi nhưng bệnh nhân vẫn còn
nhiễm virus trong 3-4 ngày nữa.
• Bệnh rubella là một bệnh lành tính ở trẻ em, bệnh đặc trưng
với sốt, hạch lympho lớn và nổi ban
VIRUS RUBELLA
• Các tổn thương bẩm sinh: Đây là hâu quả đáng sợ, nhiễm
rubella ở mẹ đang mang thai không có kháng thể bảo vệ (do
nhiễm trùng trước đây hay tiêm vaccine) có thể gây nên những
bất thường cho trẻ.
• Virus có thể nhân lên ở nhau thai và lây lan cho thai nhi qua
đường máu.
• Sự phát triển của mô tế bào, sự phân bào, cấu trúc nhiễm sắc
thể của tế bào thai nhi bị rối loạn do nhiễm trùng virus
• Bất thường thường lớn có thể gây chết thai, các bất thường sau
khi sinh thường gặp gồm đục thủy tinh thể, chậm phát triển về
tinh thần kinh, điếc, các bất thường về tim như còn ống động
mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ.
VIRUS RUBELLA
• Cách phòng bệnh tốt nhất là dùng vaccine.
• Hiện nay có vaccine rubella sống, giảm độc lực được điều chế
từ virus rubella chủng Wistar RA 27/3 nuôi cấy trên tế bào
lưỡng bội người, liều vaccine đầu tiên được tiêm cho trẻ từ 12 -
15 tháng tuổi và liều vaccine thứ 2 nên tiêm cho trẻ khi trẻ
được 4 - 6 tuổi.
• Vaccine MMR (measles, mumps, rubella) là vaccine phối hợp
“3 trong 1”, tiêm cho trẻ em để phòng 3 bệnh là sởi, quai bị và
rubella.
• Sử dụng globulin miễn dịch thông thường trong miễn dịch thụ
động có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa bệnh rubella ở phụ nữ
mang thai nhằm giữ thai
VIRUS EBOLA
VIRUS EBOLA
• Virus chứa ARN một sợi (–), không phân đoạn
• Nucleocapsid có dạng xoắn, được bao bọc bởi vỏ ngoài chứa
lipid
• Thời kỳ ỷ bệnh từ 3 - 9 ngày. Có các biểu hiện ban đầu giống
cúm. Bệnh nhân thường bị sốt cao (39 – 400C) đột ngột, đau
đầu, khó chịu, đau cơ, viêm kết mạc, nhịp tim chậm, tiêu chảy,
mất nước và lịm đi. Một số bệnh nhân bị ban rát sần ở ngày thứ
5 - 7. Trên da đen thường khó nhận biết, cho đến khi da bị
bong. Sau đó là nôn và đi ngoài ra máu, chảy máu mũi, lợi và
âm đạo.
VIRUS EBOLA
• Các triệu chứng khác gồm gan to, lách to, phù mật, đỏ bìu hoặc
âm hộ. Các biến chứng gồm viêm tinh hoàn dẫn đến teo, viêm
cơ tim, đối với phụ nữ có thai thì thường bị sẩy thai và rong
kinh kéo dài. Bệnh nhân chết sau 6 - 17 ngày chủ yếu là do bị
sốc và mất nhiều máu.
• Virus xuất hiện ở hầu hết các mô, nhưng gan là nơi cư trú
chính và từ đó đi vào máu.
• Virus Ebola lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực
tiếp với máu, nước bọt, chất nôn mửa, tinh dịch và phân người
bệnh cả bên trong và bên ngoài bệnh viện. Virus cũng lây qua
quan hệ tình dục.
• Cho đến nay, vẫn chưa xác định được loài vật nào đã mang
virus này truyền cho người
VIRUS EBOLA
• Virus Ebola mang tên một dòng sông ở Zaire.
• Năm 1976 chúng xuất hiện trong hai vụ dịch đồng thời ở Zaire
và Sudan làm cho trên 500 người mắc bệnh
• Tỷ lệ tử vong rất cao (90% ở Zaire và 60% ở Sudan).
• Virus Ebola đã được phân lập và giải trình tự gen. Chủng ở
Zaire ký hiệu là EBO – Z, còn chủng ở Sudan ký hiệu là EBO
– S.
• Năm 1989, phân lập được chủng virus Ebola mới ở khỉ nhập từ
Philippin đang cách ly ở Reston – Mỹ nên ký hiệu là EBO – R.
• Năm 2014, dịch do virus Ebola xuất hiện ở châu Phi làm cho
nhiều người mắc bệnh và tử vong, bệnh đã xảy ra ở Guinea,
Sierra Leone và Liberia
VIRUS EBOLA
• Phân lập virus từ các mẫu máu, nước tiểu, dịch họng của bệnh
nhân.
• Tế bào thích hợp nhất cho nuôi cấy virus là tế bào vero.
• Giai đoạn đầu cấp tính, có thể quan sát thấy virus dưới kính
hiển vi điện tử.
• Sau 7-10 ngày có thể xác định được kháng thể kháng virus.
• Phòng thí nghiệm chuyên khoa cao với mức độ an toàn cao
• Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị
mà chỉ có biện pháp điều trị triệu chứng
VIRUS DENGUE
VIRUS DENGUE
• 1826, mô tả triệu chứng bệnh.
• 1907, chứng minh nguyên nhân gây bệnh là virus
• 1944, Sabin phân lập mầm bệnh tại vùng Đông Nam Á.
• Giống Flavivirus (70 loại). Họ Flaviviridae.
• gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết Dengue
(SXHD)
1. Đặc điểm của virus
1.1. Hình thể, kích thước: cầu, d = 17-25 nm
1.2. Cấu tạo: lõi RNA (+), capsid đối xứng hình khối, Có vỏ chứa
glycoprotein, lipid
VIRUS DENGUE
1. Đặc điểm của virus
1.3. Kháng nguyên (KN): 4 type
Dengue 1: Giống Hawai (1944), ngưng kết hồng cầu tối ưu ở
To 4oC, pH 6-7.
Dengue 2: Giống New Guinea (1944)
Dengue 3: H38 Philippine (1957), KN chung, KN ngưng kết
hồng cầu.
Dengue 4: H241 Philippine (1956), phản ứng chéo với Arbo
nhóm B nhưng không có miễn dịch chéo khi mắc bệnh.
1.4. Sức đề kháng:
+ Bị bất hoạt bởi nhiệt độ, tia UV, formol, ether, DOC …
+ Sống được ở To 4oC, trong môi trường có 10% huyết thanh
thỏ hoặc 5% albumin.
VIRUS DENGUE
2. Khả năng gây bệnh:
2.1. Đường lây truyền: Muỗi vằn Aedes aegypti.
2.2. Ổ chứa: người, động vật linh trưởng (khỉ, vượn, hắc tinh tinh)
và muỗi Aedes.
2.3. Gây bệnh: thời gian ủ bệnh 3-5 ngày
- Sốt Dengue cổ điển,
- Sốt xuất huyết gây choáng, (thường gặp ở trẻ em, tỷ lệ tử
vong 1-10%)
2.3. Cơ chế sinh bệnh: Muỗi Aedes bị nhiễm virus khi đốt bệnh
nhân ở giai đoạn nhiễm virus huyết  nhân lên, cư trú tại tuyesn
nước bọt  Virus theo vết cắn  xâm nhập mao mạch ở da 
tăng sinh hệ thống lympho, nội mô (gan, lách, thận, cơ,
não, tổ chức liên kết, niêm mạc ruột…) tổn thương các mạch
VIRUS DENGUE
3. Cơ chế sốt xuất huyết gây choáng: kháng thể Dengue ở mức
độ không đủ trung hòa virus đã dẫn tới một nhiễm trùng thứ phát
do “miễn dịch tăng cường”
Liên quan đến kháng thể, phức hợp KN-KT của lần nhiễm thứ
hai gia tăng gây:  nhiễm trùng tăng tế bào đơn nhân  phóng
thích chất trung gian vận mạch (vasoactive mediators) và chất tiền
đông máu (procoagulants)  đông máu rải rác nội mạch (DIC) 
xuất huyết  phù nề nội mạch, thoát huyết tương  trụy mạch 
choáng.
Tuổi, tình trạng miễn dịch, chủng virus và tình trạng di truyền
của bệnh nhân được coi là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất
có liên quan tới SXHD nặng và tử vong.
VIRUS DENGUE
• Miễn dịch: có thể tồn tại 4 loại kháng nguyên, có thể bị tái
nhiễm, nhưng bệnh nhẹ hơn.
• Chẩn đoán vi sinh:
• Bệnh phẩm là máu, huyết thanh, huyết tương bệnh nhân (lấy
lúc sốt cao) hoặc lấy tổ chức gan, lách, não ở tử thi.
• Phân lập virus
• Huyết thanh chẩn đoán: xác định IgM, IgG.
• Thử nghiệm PCR.
• Điều trị: triệu chứng và nâng cao sức đề kháng, chống sốc và
rối loạn điện giải
• Phòng bệnh: Đặc hiệu: vaccin đang thử nghiệm
Không đặc hiệu: diệt muỗi (rất quan trọng)
VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN
VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN
• Bệnh xuất hiện ở Nhật Bản
• 1934, Magasm chứng minh bệnh do virus gây ra
• 1936, Wabster gây bệnh cho chuột nhắt
• Bệnh hay gặp ở vùng Đông Nam Á
1. Đặc điểm sinh học:
• Hình thể, kích thước khối đa diện, d = 20-40 nm.
• Virus chứa ARN một sợi (+), nucleocapsid đối xứng hình
khối. Có một vỏ bọc bên ngoài capsid..
• Kháng nguyên: - lõi RNA, protein, lipid
- kháng nguyên ngưng kết hồng cầu.
- kháng nguyên kết hợp bổ thể
VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN
1. Đặc điểm sinh học:
• Nuối cấy: - não chuột bạch sơ sinh
- túi lòng đỏ phôi gà
- tế bào thận lợn, chuột nhắt, Hamster
• Virus bị mất hoạt lực ở 560C trong 30 phút. Virus bị phá
hủy bởi ether và deoxycholatenatri.
2. Khả năng gây bệnh
• Ổ chứa virus VNNB là các loài chim hoang dại và nhiều
loài động vật khác như lợn, chó, trâu bò, ngựa...
• Côn trùng tiết túc môi giới là muỗi Culex tritaeniorhynchus,
Culex pipiens, Culex gelidus...
VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN
2. Khả năng gây bệnh
• Bệnh thường xảy ra vào những tháng hè thu, ở mọi lứa tuổi,
nhưng chủ yếu là ở trẻ em
• Khi muỗi mang virus đốt người, người sẽ mắc bệnh, phần
lớn là thể ẩn, một số trường hợp mắc bệnh nhẹ chỉ biểu
hiện: nhức đầu, sốt nhẹ và khó chịu trong vài ngày
• Cơ chế sinh bệnh:
- Giai đoạn I: Virus tăng sinh ở máu khoảng 3 ngày trước
khi xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương.
- Giai đoạn II: Virus tăng sinh +++ ở mô não -> hủy hoại tế
bào thần kinh (cấu trúc cơ bản của não, vỏ não, tủy) ->
VIÊM NÃO CẤP
VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN
2. Khả năng gây bệnh
• Thể điển hình là viêm não, thời kỳ ủ bệnh từ 4 đến 21 ngày
• Virus gây thương tổn rất trầm trọng ở vỏ não, các hạch đáy
não, ở vỏ tiểu não và sừng tủy
• Tỷ lệ tử vong cao.
• Sau khi khỏi bệnh, nếu có di chứng thường là di chứng tâm
thần như thiểu năng tâm thần, tâm thần sa sút, giảm trí tuệ....
và di chứng thần kinh như liệt, động kinh...vv...
3. Chẩn đoán vi sinh
• Bệnh phẩm: máu, dịch não tủy, tạng tử thi.
• Phân lập virus
• Huyết thanh chẩn đoán
VIRUS DẠI
VIRUS DẠI
• Họ Rhabdoviridae. Giống Lyssavirus
• Rhabdovirus phân bố rộng rãi trong tự nhiên, nhưng virus dại
thì giới hạn
• Phân biệt virus dại cố định – virus dại đường phố
Virus dại đường phố Virus dại cố định
Thời gian nung bệnh (ở 12 – 15 ngày 4 – 7 ngày
thỏ)
Tiểu thể Négri (+) (-)
Tiêm dưới da Ký chủ bị bệnh và Không bị bệnh
chết
Phân lập virus từ nước bọt (+) (-)
và dây thần kinh ngoại vi
Độc lực Gây chết Không có độc tính,
VIRUS DẠI
1. Đặc điểm sinh học:
• Hình thể, kích thước: hình gậy giống như hình viên đạn, dài
130 – 240 nm và đường kính 70 – 80 nm.
• Nucleocapsid đối xứng xoắn, chứa ARN một sợi (–) kèm
theo enzyme ARN polymerase.
• có một vỏ ngoài mang các gai bề mặt dài 10 nm, bản chất là
glycoprotein.
• Virus dại nhân lên được trong nhiều hệ thống tế bào người
và động vật
• Virus dại nhân lên ở trong bào tương của tế bào thần kinh,
các nucleocapsid tập trung lại thành từng đám ở lưới nội bào
tạo thành các hạt vùi, còn gọi là tiểu thể Negri.
VIRUS DẠI
1. Đặc điểm sinh học:
• Virus dại kém bền vững, nó nhạy cảm với ete, ở 560C/3 phút
bị khử hoạt tính. Bị bất hoạt bởi CO2, nhiệt độ cao, tia UV,
hóa chất … Virus dại chỉ có một type huyết thanh
VIRUS DẠI
1. Đặc điểm sinh học:
• Nuối cấy: não chuột bạch, phôi, não phôi gà, tế bào xơ non thận,
(chuột Hamster, người, khỉ)
2. Khả năng gây bệnh
• Vius thường xuyên có mặt trong hệ thống thần kinh trung ương và
ngoại biên của động vật bị dại. Các tế bào thần kinh ở hạch giao
cảm bị bong ra làm cho tuyến nước bọt bị nhiễm virus
• Đường truyền: trực tiếp từ nước bọt của động vật bị bệnh qua vết
cắn, vết cào xước, vết liếm…
• Cơ chế bệnh sinh: Virus (nước bọt) -> vết cắn -> tổn thương mô nơi
vết cắn -> hệ thần kinh ngoại biên -> TKTƯ -> nước bọt +++, các
cơ quan khác (không có trong máu). Tổn thương đặc trưng tế bào:
thể vùi Negri.
VIRUS DẠI
VIRUS HIV
I. ĐẠI CƯƠNG:
- 1979, ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Mỹ -> bệnh AIDS (Acquires
Immunodeficiency Syndrome)
- Phân lập virus: Luc-Montagnier, 1983 (Pháp), R. Gallo, 1984 (Mỹ)
- 1986, WHO đặt tên virus HIV (Human Immunodeficiency virus)
- HIV thuộc vào họ Retroviridae, là thành viên của họ phụ Lentivirinae, loại
Lentivirus
Phân loại: HIV 1 (1983)
HIV 2 (1985) ở Tây Châu Phi
- HIV I và II giống nhau ở phần lõi, khác nhau ở phần vỏ
(gp 41 đặc hiệu của HIV 1, gp 36 đặc hiệu của HIV 2)
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1- Hình thê: cầu, d= 100 nm
2- Cấu tạo:
- Lõi: ARN hai chuỗi đơn, 920 bp
* Các gien cấu trúc:
+ Gen Gag mã hóa protein lõi (p24)
+ Gen Pol mã hóa reverse transcriptase, intergrase, protease.
+ Gen Env mã hóa glycoprotein vỏ (gp 41, gp 120).
* Các gien khác:
+ Gien điều hòa TAT: (transactivation of transcription) mã
hóa protein có nhiệm vụ thúc đẩy sự sao chép cả gien của virus
lẫn tế bào; ức chế tổng hợp protein phù hợp tổ chức chính thuộc
lớp 1 (class 1 MHC protein)
+ Gien Sor (Q và F), Lon (A và B): có vai trò quan trọng
trong tính gây bệnh khác thường của HIV.
- Nucleocapsid: p24, p18, p13
(p24 là protein chủ yếu của nucleocapsid
của tất cả virus HIV được phân lập từ
nhiều nguồn khác nhau)

- Vỏ Capsid: gp41 (HIV I); gp120 (HIV II)


3- Kháng nguyên:
+ Kháng nguyên lõi: p24
+ Kháng nguyên vỏ: đột biến cao
- Gp120 gắn vào TCD4
- Gp41 gắn vào trong màng bọc
có vai trò trung gian hòa màng bọc của virus
và màng tế bào đích tại thời điểm nhiễm virus.

4- Sức đề kháng:
+ Ở giọt máu khô, nhiệt độ buồng sống từ:
2 ngày đến 1 tuần. Chết ở 56oC / 30phút.
+ Nhạy cảm với các hóa chất sát trùng
thông thường.
III. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH:
1- Đường lây truyền: sinh dục, truyền máu, nhau thai.
2- Cơ chế bệnh sinh:
GĐ 1: Xâm nhập vào đường máu
GĐ 2: Tấn công tế bào đích LT:
HIV -> L14 (qua CD4 gắn với GP120)
Phức hợp HIV + KT kháng GP gắn vào
màng tế bào qua thụ thể của đoạn Fc.
GĐ 3: Sinh sản trong tế bào
ARN virus -> ADN virus (tác động của reverse
transcriptase) gắn vào bộ gien của ký chủ ->
ARN tt -> các gien của tế bào ký chủ thành
các gien hoạt động của virus -> tổng hợp các
thành phần của virus
- Hậu quả: thiếu hụt Lympho T về số lượng,
giảm LT toàn phần và LT4 -> tỷ lệ T8/T4 < 1
-> thiếu hụt miễn dịch trầm trọng
-> H/C AIDS
- Tổn thương tế bào:
+ Tế bào chết
+ Hiện tượng hợp bào -> tế bào mất
chức năng
+ Hiện tượng ADCC
(antibody dependent cellular cytotoxicity)
+ Hiện tượng hoạt hóa bổ thể
+ Hiện tượng superantigen
3- Lâm sàng: Bệnh AIDS
Giai đoạn cấp tính
Giai đoạn ngủ yên
Giai đoạn cuối: bệnh AIDS

4- Miễn dịch: KT trung hòa, KT kháng gp


41,120,160; KT kháng p24

5- Dịch tể học:
+ Mức độ lây nhiễm giới hạn ở
người,
nhóm đối tượng có nguy cơ
cao.
+ Nguồn chứa: máu, dịch não tủy,
tinh dịch, dịch âm đạo
IV- CHẨN ĐOÁN VI SINH:
1- Bệnh phẩm: máu
2- Chẩn đoán:
+ Phân lập
+ Huyết thanh chẩn đoán: ELISA,
Western Blot, RIPA …
+ PCR

V- PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ:


1- Phòng bệnh:
+ Không đặc hiệu:
Quan hệ tình dục an toàn
Chế độ kiểm tra chặt chẽ người cho máu
Mẹ bị nhiễm HIV không nên sanh con.
+ Đặc hiệu: vaccin đang thử nghiệm

You might also like