You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT

THẢO LUẬN

1
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Nhằm củng cố cho sinh viên những kiến thức đã học về nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư và các
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản

• Vận dụng hiểu biết các kiến thức đã học để giải thích được một số vấn đề kinh tế thị trường nói chung hiện
nay và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Tên học phần: Chương: 2


CÂU HỎI THẢO LUẬN

Bài tập 1
Cho công thức tính giá trị hàng hoá là: G = c + v + m. Hãy phân tích các yếu tố trong công thức đó.
Bài tập 2
Ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động cần thiết là 4 giờ và thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Mỗi giờ
người công nhân tạo ra một giá trị mới là 8 đơn vị, thì giá trị thặng dư tuyệt đối ở đây sẽ là 32.
Bài tập 3
Một nhà tư bản chi phí các yếu tố sản xuất như sau:- Mua 10 kg bông hết 20.000 đơn vị tiền tệ.- Mua sức lao
động của công nhân trong 1 ngày (10 giờ) hết 5.000 đơn vị tiền tệ.- Hao mòn máy móc để chuyển 1kg bông
thành sợi hết 3.000 đơn vị tiền tệ. Để tạo ra 10kg sợi. Hãy tìm giá trị và giá trị thặng dư mà nhà TB sẽ thu
được?

3
NỘI DUNG THẢO LUẬN

Bài tập 1
Cho công thức tính giá trị hàng hoá là: G = c + v + m. Hãy phân tích các yếu
tố trong công thức đó.
a. Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản
xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị
cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v + m) do lao động trừu tượng của công nhân tạo
ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống
tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà
không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m).
b. Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

4
Bài tập 2
Ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động cần thiết là 4 giờ
và thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Mỗi giờ người công
nhân tạo ra một giá trị mới là 8 đơn vị, thì giá trị thặng dư
tuyệt đối ở đây sẽ là 32.
Và tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 32/32 * 100% = 100%.
Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa với mọi điều kiện
khác không đổi thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên là 48.
Và tỷ suất giá trị thặng dư cũng tăng lên thành: m’ = 48/32 *
100% = 150%.
5
Bài tập 3
Giả sử trong 5 giờ đầu của ngày lao động, bằng lao động cụ thể,
công nhân sử dụng máy móc cán và xe 10 kg bông thành sợi. Giá
trị của bông (20.000) và phần hao mòn máy móc (3.000) được
chuyển vào sợi. Bằng lao động trừu tượng, người côngnhân đã tạo
ra một lượng giá trị mới bằng giá trị sức lao động (5.000). Như
vậy, giá trị của 10 kg sợi là 28.000 đơn vị tiền tệ. Nếu nhà tư bản
chỉ yêu cầu người công nhân làm việc trong 5giờ thì nhà tư bản
không có lợi lộc gì, không đạt được mục đích là kiếm giá trị thặng
dư.

6
Nhưng nhà tư bản mua sức lao động trong một ngày (10 giờ) thì phải sử dụng số
hàng đã mua đó trong cả ngày. Trong 5 giờ lao động tiếp theo của ngày lao động,
nhà tư bản chỉ phải chi phí các yếu tố sản xuất như sau: (1) Mua thêm 10 kg
bông hết 20.000 đơn vị tiền tệ. (2) Hao mòn máy móc để chuyển 10kg bông
thành sợi hết 3.000 đơn vị tiền tệ.
Quá trình lao động lại tiếp tục diễn ra và kết thúc quá trình này, người công nhân
lại tạo ra 10 kg sợi có giá trị là 28.000 đơn vị tiền tệ.
Như vậy, sau một ngày nhà tư bản đã có 20 kg sợi với giá trị là 56.000 nhưng chỉ
phải bỏ ra 51.000. So với số tư bản ứng trước (51.000) sản phẩm sợi thu được có
giá trị lớn hơn là 5.000.
Kết Luận. Đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được.

7
BÀI HỌC TIẾP THEO

• Tên bài: Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
• Các nội dung cần chuẩn bị:
 Nội dung 1 Bản chất và hệ quả của tích lũy tư bản
 Nội dung 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản
 Nội dung 3 Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường

Tên học phần: Chương: 8


CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

Tên học phần: Chương: 9

You might also like