You are on page 1of 24

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước

1. Nguồn gốc và bản chất Nhà nước


2. Đặc trưng của Nhà nước
3. Chức năng của Nhà nước
4. Kiểu nhà nước
5. Hình thức nhà nước

2
1. Nguồn gốc và bản chất Nhà nước

1.1. Khái niệm nhà nước


Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền
lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý
đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục
đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong
xã hội.

3
1. Nguồn gốc và bản chất Nhà nước
1.2. Nguồn gốc ra đời nhà nước

NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC


Quan điểm phi
Mac-xit về
nguồn gốc nhà Quan điểm
nước chủ nghĩa
Mác-Lênin
Thuyết Thuyết
Thuyết về nguồn
thần gia
khế Thuyết Thuyết gốc nhà
ước xã bạo lực tâm lý
quyền trưởng
hội
nước

4
1.2. Nguồn gốc ra đời nhà nước (tiếp theo)

 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà


nước
– Thuyết thần quyền: Cho rằng thượng đế chính là
người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra
nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một
sản phẩm của thượng đế.
– Thuyết gia trưởng: Cho rằng nhà nước xuất hiện
chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia
trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một
gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ
quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức
tự nhiên của xã hội loài người.
5
 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước (tiếp theo)

– Thuyết bạo lực: Cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc
chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc
đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ
thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.
– Thuyết tâm lý: Cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý
của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh,
giáo sĩ,…
– Thuyết khế ước xã hội: Cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản
phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con
người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền
nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ
được vai trò của mình , các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ
mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kế khế ước
mới.
6
1.2. Nguồn gốc ra đời nhà nước (tiếp theo)

 Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn


gốc của nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: nhà
nước và pháp luật không phải là những hiện tượng
vĩnh cữu, bất biến. Nhà nước và pháp luật chỉ
xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến
một giai đoạn nhất định. Chúng luôn vận động,
phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện
khách quan cho sự tồn taị và phát triển của chúng
không còn nữa.
7
 Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc của nhà
nước (tiếp theo)

– Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng


không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất
biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong
khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát
triển của chúng không còn nữa.
– Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã
phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước
xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản
nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời
gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành
các giai cấp đối kháng. 8
1.3. Bản chất của nhà nước

Bản chất là khái niệm diễn đạt những đặc tính bên
trong của sự vật, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá
trình hình thành và phát triển của sự vật đó. Theo quan
điểm của CN Mac-Lênin, thì bản chất nhà nước có 02
thuộc tính:
- Bản chất giai cấp của nhà nước: Nhà nước chỉ sinh
ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, và bao giờ cũng
thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc, thể hiện ở chỗ nhà
nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc
bén nhất để thực hịên sự thống trị giai cấp, thiết lập và
duy trì trật tự xã hội.
9
1.3. Bản chất của nhà nước (tiếp theo)

Thuộc tính thứ 2: Bản chất xã hội của nhà nước.


Thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước,
Nhà nước phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh
trong xã hội, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội,
phục vụ những nhu cầu mang tính chất công cho xã
hội như: xây dựng trường học, bệnh viện, đường
xá, giải quyết các tệ nạn xã hội…..
=> Nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa
dạng, nó vừa mang bản chất giai cấp, vừa
mang bản chất xã hội.
10
2. Đặc trưng của Nhà nước
Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng
đặc biệt

Nhà nước phân chia dân cư theo các


đơn vị hành chính lãnh thổ

Nhà nước có chủ quyền quốc gia

Nhà nước ban hành pháp luật và thực


hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi
công dân

Nhà nước có quyền quy định và thực


hiện việc thu các loại thuế 11
3. Chức năng của Nhà nước

Khái niệm: Chức năng của nhà nước là các phương


diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước, nhằm thực
hiện các nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước. Chức
năng của Nhà nước xuất phát từ bản chất của Nhà
nước do cơ cấu kinh tế và cơ cấu giai cấp trong xã
hội quy định.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước, chức
năng của Nhà nước bao gồm 02 chứng năng chính
sau đây:
- Chức năng đối nội của nhà nước:
- Chức năng đối ngoại của nhà nước:
12
3. Chức năng của Nhà nước (tiếp theo)
3.1. Chức năng đối nội của nhà nước:
Là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội
bộ đất nước.
Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử
chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức
năng đối nội của các nhà nước.
– Chức năng bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
– Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.
– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế
– Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.
– Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo
dục 13
3. Chức năng của Nhà nước (tiếp theo)
3.2. Chức năng đối ngoại của nhà nước:
Chức năng đối ngoại của nhà nước thể hiện vai trò của
Nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc
khác.
Để thực hiện 02 chức năng trên, Nhà nước sử dụng nhiều
hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó
có 03 hình thức chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức
thực hiện pháp luật, và bảo vệ pháp luật và 02 phương
pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. (cần phân biệt
giữ chức năng của Nhà nước và chức năng của cơ quan
Nhà nước cụ thể: mỗi cơ quan Nhà nước có chức năng,
nhiệm vụ riêng, tham gia thực hiện chức năng chung của
Nhà nước ở những mức độ khác nhau) 14
4. Kiểu nhà nước

Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn


hình thái kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Phù
hợp với bốn hình thái kinh tế xã hội đó đã có 4
kiểu nhà nước:
1. Kiểu nhà nước chủ nô (chiếm hữu nô lệ);
2. Kiểu nhà nước phong kiến;
3. Kiểu nhà nước tư sản;
4. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa. (vô sản)
15
Phân biệt các kiểu nhà nước
Chính thể (là nhà Bản chất ( chức năng )
Hình thức
nước của..)

Giai cấp chủ nô ở


hình thức chủ nô quý tộc và Thực hiện chuyên chính
Nhà nước chủ nô Hy Lạp và
hình thức chủ nô dân chủ đối với nô lệ
La Mã

Giai cấp địa chủ, hình thức nhà nước Bảo vệ lợi ích của phong
Nhà nước phong kiến phong kiến, phong kiến tập quyền và kiến chuyên chính với
quý tộc phân quyền nông nô

Áp bức thống trị giai câp vô


Cộng hòa và quân chủ
Nhà nước tư sản Giai cấp tư sản sản và nhân dân lao động bảo
lập hiến
vệ lợi ích của giai cấp tư sản

Công xã Pari, Nhà


Tổ chức xây dựng
Nhà nước vô sản Giai cấp vô sản nước dân chủ nhân dân,
kinh tế-xã hội
Nhà nước Xô viết

16
5. Hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực


nhà nước và những phương pháp để thực hiện
quyền lực nhà nước.
Hình thức nhà nước là một khái niệm chung
được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình
thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà
nước và chế độ chính trị.
17
5.1. Hình thức chính thể
Là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và
xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể
có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
- Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước
tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo
nguyên tắc thừa kế.
- Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước
thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
Cả hai hình thức đều có những biến dạng của mình. Chính thể quân chủ
được chia thành chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn
chế. Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (vua,
hoàng đế,…) có quyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế
người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh
đó còn có một cơ quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong các nhà
nước tư sản có chính thể quân chủ. 18
5.1. Hình thức chính thể (tiếp theo)

Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chính là cộng hòa dân chủ
và cộng hòa quý tộc. Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham
gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà nước được
quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các tầng lớp nhân dân lao
động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc
lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền
này của nhân dân lao động). Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền
đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động,
các hình thức chính thể cũng có những đặc điểm khác biệt. Vì vậy, khi
nghiên cứu hình thức chính thể của một nhà nước nhất định cần phải
gắn bó với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Tất cả các nước XHCN đều là nhà nước cộng hòa dân chủ được đặc
trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc
thành lập các cơ quan đại diện của mình. 1
9
5.2 Hình thức cấu trúc nhà nước

Là sự cấu tạo của nhà nước thành các đơn vị hành chính
lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các
cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình
thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liêng
bang.
Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có
hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí thống nhất từ
trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính
bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Ví
dụ: Việt Nam, Lào, Ba Lan, Pháp … là các nhà nước đơn
nhất. 20
5.2 Hình thức cấu trúc nhà nước (tiếp theo)
Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước
thành viên hợp lại. Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ
quan quyền lực và quản lý; một hệ thống chung cho toàn liên
bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên; có chủ
quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời
mỗi thành viên cũng có chủ quyền riêng. Ví dụ: Mỹ, Đức, Ấn
Độ, Malaixia … là các nước liên bang.
Cần phân biệt nhà nước liên bang với nhà nước liên minh.
Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước
với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi
đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể giải
tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ:
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên 21
minh, sau đó trở thành nhà nước liên bang.
5.3 Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan
nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện cho đến nay, các giai cấp thống trị
đã sử dụng nhiều phương pháp và “thủ đoạn” để thực hiện quyền lực nhà
nước. Những phương pháp và “thủ đoạn” đó trước hết xuất phát từ bản
chất của nhà nước đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tối của mỗi giai
đoạn trong mỗi nước cụ thể. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp “thủ đoạn”
khác nhau nhưng tựu chung chúng được phân thành hai loại chính
là: Phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ.
Những phương pháp dân chủ cũng có nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như những phương pháp dân chủ thật sự và dân chủ giả
hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp và dân chủ gián
tiếp … Cần phân biệt chế độ dân chủ XHCN được đặc trung bằng việc sử
dụng các hình thức dân chủ thật sự, rộng rãi với chế độ dân chủ tư sản đặc
trưng bằng các phương pháp dân chủ hạn chế và hình thức.
22
5.3 Chế độ chính trị (tiếp theo)
Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài cũng có
nhiều loại, đáng chú ý nhất là khi những phương pháp này khi phát
triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo,
quân phiệt và phát xít.
Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước luôn có liên quan
mật thiết với chế độ chính trị. Ba yếu tố này có tác động qua lại lẫn
nhau tạo thành khái niệm hình thức nhà nước, phản ánh bản chất
và nội dung của nhà nước. Nhưng trong một số trường hợp, ba yếu
tố này có thể không phù hợp với nhau. Ví dụ: chế độ chính trị phát
xít, quân phiệt có thể có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ.
Đây cũng là điều thường gặp trong các nhà nước bóc lột.
Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, ba yếu tố này phải phù hợp
với nhau, phản ánh đúng bản chất và nội dung của nhà nước xã hội
chủ nghĩa.
23
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Sự hình thành nhà nước trong lịch sử: các quan


điểm khác nhau về sự hình thành nhà nước, các
phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử.
2. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước, vấn đề xác
định định nghĩa nhà nước?
3. Kiểu nhà nước, các quan điểm tiếp cận kiểu nhà
nước?
4. Hình thức nhà nước: khái niệm, các thành tố cơ
bản của hình thức nhà nước, các yếu tố quy định,
tác động đến hình thức nhà nước?
24

You might also like