You are on page 1of 27

ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ

(VĂN BẢN NGHỊ LUẬN – TÁC GIA NGUYỄN TRÃI)


TRI THỨC NGỮ VĂN
NGUYỄN TRÃI

(1380- 1442)
I. Con người – Cuộc đời

1. Thời đại:
- Năm sinh: 1380; năm mất: 1442
-> giai đoạn đất nước có nhiều biến động
2. Quê quán:
- Quê gốc: Chí Linh, Hải Dương
- Sau dời về Thường Tín Hà Tây
3. Thân thế:
Hai bên nội ngoại đều có hai truyền thống lớn: truyền thống yêu
nước và truyền thống văn học.
- Cha: Nguyễn Phi Khanh – một nhà nho nghèo, đỗ Thái học
sinh thời Trần
- Mẹ: Trần Thị Thái – con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán
4. Những biến cố lớn trong cuộc đời:
a/Thuở nhỏ - trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn:
Sớm mồ côi mẹ, sau khi ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi theo cha về
Nhị Khê.
-1400: đỗ Thái học sinh, cùng cha ra làm quan nhà Hồ.
-Từ 1407 – 1414: quân Minh xâm lược đất nước, lặn lội nhiều nơi tìm
một vị minh chủ để chung sức diệt giặc, trả thù nhà, đền nợ nước.
b/ Thời kì tham gia khởi nghĩa Lam Sơn:
- Là trợ thủ đắc lực của Lê Lợi; chứng tỏ tài năng quân sự, chính trị,
ngoại giao, góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
c/ Sau khởi nghĩa Lam Sơn:
-1428, hòa bình lập lại, hăm hở bắt tay vào xây dựng đất nước nhưng
bị nghi oan, bị bắt. Sau được tha nhưng không được tin dùng, thường
bị bọn gian thần xúc xiểm.
-1439: ông từ quan về Côn Sơn; 1440: được Lê Thái Tông mời ra
giúp nước, giao cho nhiều việc quan trọng
-1442: bị vu oan giết vua và bị “tru di tam tộc”
-1464: được Lê Thánh Tông giải oan
- Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm
có trong lịch sử phong kiến. Ông vừa là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà
ngoại giao đại tài vừa là nhà văn hóa lớn, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất
1980, được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
- Là một công thần bị mắc vòng mưu hại, phải chịu những oan nghiệt
thảm khốc bậc nhất trong lịch sử phong kiến
- https://www.youtube.com/watch?v=sqcPWABu75Q
II. Sự nghiệp sáng tác

1. Những tác phẩm chính:


-Chữ Hán: văn: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô
đại cáo, Lam Sơn thực lục, Chí Linh sơn phú, Băng
Hồ di sự lục, … Thơ: Ức Trai thi tập
-Chữ Nôm: Quốc âm thi tập
II

2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất:


a. Nội dung tư tưởng : tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Quân trung từ mệnh tập: tập văn chiến đấu có sức mạnh của mười
vạn quân do có sự kết hợp tuyệt diệu của lí tưởng nhân nghĩa, nhiệt
tình yêu nước, cùng nghệ thuật viết văn chính luận bậc thầy.
-Bình Ngô đại cáo: thể hiện sự phát triển cao của ý thức dân tộc, lòng
căm thù giặc; là bản cáo trạng tội ác giặc Minh, là bản hùng ca về cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn; trong Bình Ngô đại cáo, sức mạnh tư tưởng nhân
nghĩa và tư tưởng yêu nước hòa làm một.
b. Nghệ thuật trong văn chính luận của Nguyễn Trãi
- Đạt tới trình độ mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử
dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
-Quân trung từ mệnh tập: thể hiện sự am hiểu tâm lí đối phương của
Nguyễn Trãi, lí lẽ, lập luận sắc sảo, kết cấu chặt chẽ.
-Bình Ngô đại cáo: cảm hứng mãnh liệt, hình tượng lớn lao, bút pháp
biến hóa linh hoạt
II
3. Nguyễn Trãi - nhà thơ trữ tình sâu sắc
a/ Thơ Nguyễn Trãi thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ:
*Lòng yêu nước, thương dân trong thơ Nguyễn Trãi lúc nào cũng thiết tha,
mãnh liệt
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
(Thuật hứng – bài 2)
* Thơ Nguyễn Trãi thấm đẫm tình yêu quê hương, tình yêu con người
- Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi xuất hiện với nhiều hình ảnh: khi
hoành tráng, hùng vĩ , khi thơ mộng, trữ tình, khi bình dị, dân dã…NT xem
thiên nhiên là bầu bạn, thân thuộc, nâng niu, trân trọng, giữ gìn từng hình
ảnh thiên nhiên (Bảo kính cảnh giới 43, Cuối xuân tức sự, bến đò xuân đầu
trại, Thuật hứng 24…)
- Nguyễn Trãi cũng có những bài thơ dành cho tuổi trẻ (Cây choối, Dục
Thúy Sơn)
b. Thơ Nguyễn Trãi mở đường cho sự phát triển của thơ
ca tiếng Việt

Quốc âm thi tập là bông hoa đầu mùa tươi thắm của
thơ ca tiếng Việt (theo Lê Trí Viễn):
- Việt hóa thể thơ Đường luật,
- Dùng nhiều từ thuần Việt, vận dụng thành công tục
ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói của nhân dân
Thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh thành tựu truyền thống văn học Lý – Trần, đồng thời
mở ra một giai đoạn phát triển mới cho văn học trung đại.
-Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là
yêu nước và nhân đạo.
-Văn chương Nguyễn Trãi có đóng góp lớn ở cả hai mặt cơ bản nhất là thể loại và
ngôn ngữ. Ông là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng
Việt, góp phần làm cho ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.
VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm: loại văn bản chủ yếu dung lí lẽ và bằng chứng thuyết phục người đọc,
người nghe về một quan điểm, tư tưởng.
2. Yêu cầu: thể hiện được chính kiến, sự nhất quán trong luận đề, luận điểm; lí lẽ, bằng
chứng phải rõ rang, thuyết phục; tình cảm, cảm xúc chân thành.
3. Văn nghị luận trung đại: mang tính quy phạm về thể văn, ngôn ngữ, thường có tính
chất tổng hợp “bất phân” giữa văn với sử, triết, giữa văn hình tượng với văn luận lí.
4. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong văn bản nghị luận:
- Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội: là điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội liên
quan đến văn bản giúp cho việc hiểu văn bản sâu sắc hơn.
- Tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm s4 giúp hiểu rõ mục đích viết, nội dung của văn
bản.
ĐỌC VĂN BẢN
BÌNH NGÔ ĐẠI
CÁO
A.Giới thiệu về tác phẩm:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
-Sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “ Đại cáo
bình Ngô”
2. Thể loại: cáo
-Nội dung: trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự
kiện.
-Hình thức: bằng văn xuôi / văn vần, phần lớn là văn biền ngẫu, thường có
đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp 2 vế đối nhau. Lời lẽ phải đanh thép,
lí luận sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
3. Ý nghĩa nhan đề:
-Đại cáo: bài cáo mang tính chất quốc gia trọng đại.
-Bình Ngô: dùng từ Ngô để chỉ giặc Minh: gợi lên được sự khinh bỉ và lòng
căm thù của nhân dân ta đối với giặc phương Bắc đã có từ ngàn xưa: để rồi dồn
lên kẻ thù trước mắt là giặc Minh xâm lược.
4. Bố cục:
-Đoạn 1: khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc của Đại
Việt
-Đoạn 2: tố cáo, lên án giặc Minh.
-Đoạn 3: kể lại diễn biến cuộc chiến.
-Đoạn 4: tuyên bố kháng chiến thắng lợi, xét ra bài học lịch sử.
B. Đọc văn bản
* Trước khi đọc:
Hãy kể tên một vài tác phẩm gắn với sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình
cảm yêu nước, tự hào dân tộc.
* Trong khi đọc:
Chú ý những box bên cạnh văn bản và suy nghĩ, tự trả lời những câu hỏi
trong đó.
* Sau khi đọc
1. Thể thức nghị luận của bài cáo:
- Nêu ra vấn đề cần bàn luận cùng những luận điểm liên quan đến vấn đề.
- Mỗi luận điểm đều được làm rõ bằng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
2. Luận đề (vấn đề bàn luận) và hệ thống luận điểm trong bài cáo:
a. Luận đề: thực hiệc “nhân nghĩa” – “trừ bạo” để “yên dân”
b. Hệ thống luận điểm:
- Nước Đại Việt là một nước có độc lập, chủ quyền.
- Giặc Minh xâm phạm chủ quyền Đại Việt và gây ra những tội ác không thể dung thứ với
nhân dân đại Việt
- Vua tôi Đại Việt khởi nghĩa chống giặc, trải qua quá trình từ gian nan đến thắng lợi rực
rỡ.
- Hòa bình, độc lập đã được giành lại, mở ra một vận hội tươi sáng cho đất nước.
3. Tính chất thống nhất, xuyên suốt của tư tưởng nhân nghĩa thể hiện trong bài cáo:
a. Tư tưởng nhân nghĩa được nêu lên ngay từ đầu bài cáo:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừa bạo”
-> Làm việc nhân nghĩa chủ yếu là làm cho dân có cuộc sống yên ổ, được yên lòng; (muốn thế),
vua vì thương (điếu) dân mà đem quân đi đánh dẹp (phạt), trước hết là trừ bạo ngược cho dân.
Tóm lại, cái gốc của nhân nghĩa là “yên dân – trừ bạo”. Tư tưởng nhân nghĩa vì vậy gắn liền với
quan niệm than dân và lí tưởng yêu nước.
b. Tư tưởng ấy thể hiện nhất quán trong tất cả các phần của bài cáo:
- Ở phần 1: khẳng định quan điểm: nhân nghĩa là trừ bạo an dân, bảo vệ chủ quyền dân tộc.
- Ở phần 2: phơi bày tội ác của giặc Minh – khẳng định chính sách cai trị phản nhân nghĩa của
giặc.
- Ở phần 3: thể hiện qua tư tưởng “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”,
qua chính sách “mở đường hiếu sinh” cho giặc, vừa thể hiện lòng hòa hiếu vừa thực hiện lí
tưởng an dân
- Ở phần 4: thể hiện qua niềm tự hào trước chiến thắng nhờ chính nghĩa của dân tộc.
4. Luận điểm 1: Nước Đại Việt là một quốc gia có độc lập chủ quyền, đó là một chân lí không thể
phủ nhận:

LÍ LẼ DẪN CHỨNG

- Đại Việt có đầy đủ những yếu tố của một


quốc gia độc lập:
. Có nền văn hóa riêng biệt .Vốn xưng văn hiến đã lâu, phong tục Bắc
Nam cũng khác
. Có lãnh thổ riêng Núi sông bờ cõi đã chia
. Có truyền thống lịch sử lâu dài với truyền Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc
thống bảo vệ chủ quyền lập- Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi
bên xưng đế một phương
. Có những nhân tài kiệt xuất làm nên lịch sử Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau – Song hào
và văn hóa kiệt đời nào cũng có
- Kẻ nào xâm phạm chân lí ấy, kẻ đó sẽ phải Lưu Cung thất bại/ Triệu Tiết tiêu vong/ Toa
trả giá, lịch sử đã chứng minh Đô bị bắt sống/ Ô Mã Nhi bị giết
ÞĐoạn đầu Bình Ngô đại cáo có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập
- Đưa ra đầy đủ những yếu tố cơ bản để xác định độc lập chủ quyền của dân
tộc : cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; nền văn hiến lâu đời ; có lịch
sử, chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”. Trong đó, văn hiến và
truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân xác định dân tộc.
- Đoạn văn dạt dào cảm hứng tự hào, thể hiện ở cách dùng từ ngữ lột tả tính
chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập; ở cách viết
sánh đôi đặt nước ta ngang hàng bình đẳng với Trung Quốc về trình độ
chính trị, tổ chức, ở những dẫn chứng lịch sử cụ thể…
5. Luận điểm 2: Giặc Minh xâm lược Đại Việt và thực thi chính sách cai trị phản nhân đạo
LÍ LẼ DẪN CHỨNG

- Giặc Minh âm mưu cướp nước ta bằng luận điệu - “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà- Để trong nước
bịp bợm “phù Trần diệt Hồ”, mượn gió bẻ măng. lòng dân oán hận – Quân cuồng Minh đã thừa cơ
gây họa…”
- Tội ác quân Minh gây ra là không thể dung thứ, là
hoàn toàn đi ngược lại nhân nghĩa:
. Tàn sát dã man người dân vô tội. . Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn - Vùi con
đỏ xuống dưới hầm tai vạ
. Hủy hoại môi trường sống. . Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
. Bóc lột thuế khóa, đày đọa phu dịch . Nặng nề những nỗi phu phen/ Người bị ép xuống
biển dòng lưng mò ngọc…/Kẻ bị đem vào núi đãi
cát tìm vàng…
. Vơ vét tài nguyên . Vét sản vật, bắt dò chim trả…/Nhiễu nhân dân, bẫy
hươu đen…
. Hủy hoại cuộc sống bình yên của nhân dân . Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khôn cùng
=> Đoạn 2 của tác phẩm là một bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh. Nguyễn Trãi đã
đứng trên lập trường dân tộc để vạch rõ âm mưu cướp nước của giặc, đứng trên lập trường
của nhân dân để tố cáo tội ác quân xâm lược. Bên cạnh đó, với nghệ thuật viết cáo trạng xuất
sắc (Dùng hình tượng để diển tả tội ác kẻ thù, lấy cái vô hạn để nói cái vô hạn, lấy cái vô
cùng để chỉ cái vô cùng, khắc họa sâu sắc tội ác của giặc) cùng lời văn thống thiết (khi uất
hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn ngào tấm tức… diễn
tả được những biệu hiện khác nhau của tâm trạng), đoạn văn có giá trị như một bản tuyên
ngôn nhân quyền.
Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong 2 phần đầu của bài cáo:
Mỗi lí lẽ đưa ra đều có bằng chứng đi kèm để chứng minh tính chân thật không ai
có thể phủ nhận. Từ đó tạo sức thuyết phục cho lời nghị luận và thể hiện rõ mục
đích viết bài cáo (tuyên bố rộng rãi cho toàn dân về cuộc chiến đấu chính nghĩa
chống giặc Minh xâm lược, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã thắng lợi vẻ vang)
6. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và nghị luận trong luận điểm 3: Cuộc khởi nghĩa của vua tôi Đại
Việt trải qua nhiều gian nan và đã thắng lợi rực rỡ.
- Vấn đề nghị luận trong đoạn này: “đại nghĩa”, “chí nhân” tất sẽ thắng “hung tàn”, “cường bạo”;
nhân nghĩa tất yếu thắng phi nghĩa.
- Yếu tố tự sự thể hiện ở những câu văn kể
. Về chiến thắng bất ngờ, nhanh chóng (Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền trà Lân trúc chẻ
tro bay)
. Về chiến thắng giòn giã, liên tục (Ngày mười tám, trân Chi Lăng…/ Ngày hai mươi, trân Mã
Yên…./ Ngày hai mươi lăm, bá tước…./ Ngày hai mươi tám, thượng thư Lí Khánh…)
. Về khí thế quyết liệt, tự tin của quân ta (Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh/ Đánh một trận
sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận, tan tác chim muông) và thái độ sợ hãi, hoang mang, hèn
nhát…của quân lính và các tướng giặc (…quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật/ quân
Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân/ Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội/ Thượng thư
Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng…)
=> Những câu văn tự sự đồng thời cũng là những lời nghị luận sắc bén khẳng định tình thế “bó
tay để đợi bại vong”, “trí cùng lực kiệt” của giặc – kẻ phi nghĩa. Tự sự và nghị luận kết hợp nhuần
nhuyễn với nhau tạo nên giọng điệu đanh thép, hùng hồn cho bài cáo.
7. Tác dụng biểu cảm của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu của tác phẩm:
a. Biện pháp nghệ thuật:
- Liệt kê: tạo minh chứng cụ thể, tạo cảm giác về mức độ nhiều, liên tục (liệt kê các triều đại độc lập
của ta, liệt kê những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử; liệt kê tội ác của giặc; liệt kê những trận
thắng liên tiếp của ta trong cuộc khởi nghĩa…)
- Thậm xưng: có tác dụng kích thích cảm xúc cao độ (… trúc Nam Sơn không ghi hết tội/ …nước
Đông Hải không rửa sạch mùi…; Gươm mài đá, đá núi phải mòn/Voi uống nước, nước sông phải
cạn; Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm/Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn
năm; …thây chất đầy đường…/…máu trôi đỏ nước/…máu chảy trôi chày/…thây chất thành núi…)
- Ẩn dụ: có tác dụng gợi liên tưởng, từ đó gợi lên những suy nghĩ sâu xa, làm cho câu văn, bài văn
them hàm súc, giàu hình ảnh và có tính biểu cảm cao (Nổi gió to trút sạch lá khô/ Thông tổ kiến phá
toang đê vỡ)
b. Giọng điệu: mỗi phần có một giọng điệu khác nhau
- Phần 1: giọng điệu hùng hồn, trang trọng gợi cảm xúc tự tôn, tự hào dân tộc.
- Phần 2: giọng điệu thống thiết, đau đớn, phẫn uất khi nói về tội ác của giặc và nỗi khổ của dân gợi
cảm xúc đau xót, căm phẫn.
- Phần 3a giọng điệu tâm tình thiết tha gợi cảm xúc khâm phục, thôi thúc; phần 3b giọng hùng tráng,
phấn chấn gợi cảm xúc phấn khích, hào hứng.
- Phần 4: giọng hào sảng gợi cảm xúc sảng khoái, tự hào.
8. Bình Ngô đại cáo xứng đáng là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc:
- Kết tinh của tình cảm yêu nước thương dân sâu sắc, của tư tưởng nhân nghĩa sáng
ngời.
- Đỉnh cao của nghệ thuật viết văn chính luận.
- Không chỉ thể hiện tâm huyết và bút lực của cá nhân Nguyễn Trãi mà là của cả một
dân tộc hào hùng trong một thời đại hào hùng.
- Có tác động đến người đọc nhiều thế hệ sau.

You might also like