You are on page 1of 31

Nhóm 5

LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN

Thơ về gái Kế Toán

GVHD: Trần Phước


1. Nguyễn Thị Bé Tiên 6. Lê Hà Mỹ Duyên

2. Lâm Phan Bảo Trân 7. Tô Hồng Ý Nhi

3.Hà Ngọc Ngân 8. Nguyễn Thị Lan Anh

4. Đoàn Thị Linh 9. Đặng Ngọc Trâm Anh

5.Hoàng Thị Anh Thư


10. Hà Ngọc Thúy An
MỞ BÀI

Kế toán là ngành khá phổ biến hiện nay, có nhu cầu nhiều nhất trên thị trường lao động thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này không có gì phải bàn cãi bởi bất cứ một doanh
nghiệp nào cũng cần đến bộ phận kế toán. Đó không chỉ xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp
mà còn gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán không phải là một nghề bó hẹp mà
nó rất đa dạng và phạm vi rất rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Xét theo chuyên ngành thì
những người học Kế toán có thể hoạt động trong các lĩnh vực như tài chính, quản lý, kiểm toán
và thuế. Xét theo loại hình thì có các lĩnh vực như kế toán công, kế toán hành chính, kế toán
doanh nghiệp và kế toán quản trị.
Khi nói đến kế toán chúng ta thường nghĩ đến những cô gái, chàng trai suốt ngày vùi đầu trong
đống giấy tờ, sổ sách… và rất là “khô khan”, “đơn điệu”, chẳng bao giờ thoát khỏi những con
số, nhưng trong thực tế khi tiếp xúc với những người kế toán, bạn sẽ tìm thấy những nét đáng
yêu và cả những đức tính vô cùng đáng quý.
Ấy vậy mà trong môi trường tưởng chừng như khô khan ấy tác giả Hoàng Thị Tám đã sáng tác
ra một bài thơ rất hay đó là bài thơ “Thơ về gái kế toán – Bài thơ vui nhộn”:
THÂN BÀI
Để có thể trở thành một người kế toán thì chắc hẳn tác giả là người rất tỉ mỉ , khéo léo và rất logic,
bởi kế toán viên là người gắn liền với những sổ sách giấy tờ và việc tính toán những con số để làm sao
phản ánh chúng một cách chính xác nhất đối với người sử dụng thông tin. Đồng thời ngành kế toán cũng
yêu cầu phải trung thực vì có liên quan đến sổ sách, tiền bạc của công ty cho nên trung thực sẽ tạo niềm
tin đối với nhiều người hơn. Bởi chỉ cần sai một con số thôi, thì tác giả có thể làm ảnh hưởng đến cả một
doanh nghiệp, nhẹ thì có thể chỉ bị kỷ luật, sa thải, nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật

Bên cạnh tính cách trên thì tác giả còn có một tính cách rất lãng mạn và thơ mộng trữ tình. Bởi nếu
không thơ mộng lãng mạn thì sẽ không thể sáng tác ra một bài thơ hay đến như vậy.

Đối với bài thơ “Thơ về gái kế toán – Bài thơ vui nhộn” tác giả đã dung
những âm điệu vui tươi, hóm hình và dí dỏm vào những câu thơ đầu
để cho ta thấy được rằng nghề kế toán không khô khan như ta tưởng
tượng. Nhưng những câu cuối tác giả lại sử dụng âm điệu có chút buồn
man mác và sâu lắng nhằm nói về cuối niên độ kế toán nói chung
và tình yêu của chàng trai và cô gái nói riêng.
“Yêu em, anh chấp nhận đầu tư dài hạn
Dẫu biết mình tài sản chẳng hơn ai
Phải bổ sung bằng nguồn vốn đi vay
Chỉ mong được có em trong vòng tay duyên Nợ.”

Vì tính chất công việc nên hầu như những chàng trai,cô gái làm nghề Kế toán đều phải tự rèn cho mình
sự cẩn thận ,tỉ mỉ bởi công việc hằng ngày của họ đều phải gắn liền với sổ sách, hóa đơn,chứng
từ,...Hằng ngày, họ đều vùi mình trong công việc phải gắn bó liên tục với những con số,chứng từ,..Họ là
những người từng hoạt bát, hay chia sẻ thích tâm sự với mọi người nhưng lâu dần họ lại tự khép mình,
cẩn trọng hơn với những người xung quanh bởi tính chất công việc của người Kế toán cần phải có tính
thận trong và bảo mật.
Tưởng chừng cuộc sống, tính cách của những chàng trai Kế toán cũng sẽ khô khan như cái nghề mà họ
đã chọn, cho đến khi họ gặp được tình yêu của mình họ đã dành tất cả tình cảm, sự dịu dàng cũng như
vật chất để chứng minh với người con gái của mình.
“Yêu em, anh chấp nhận đầu tư dài hạn”

‘Đầu tư’ là dựa trên phân tích, kỳ vọng vào sự phát triển để tích
lũy dần một loại tài sản trong thời gian tương đối dài

‘Đầu tư dài hạn’ là hình thức đầu tư vào một lĩnh vực nào đó
trong một khoảng thời gian kéo dài nhiều năm .

Vì yêu cô gái mà chàng trai chấp nhận ‘đầu tư dài hạn’. Đầu tư ở đây không chỉ là đầu tư về vật chất mà Chàng
trai còn đầu tư về tình cảm. Trong tình tình yêu để đi đến được bến đỗ cuối cùng, cả hai người yêu nhau đều phải
cùng nhau cố gắng để chứng minh cho đối phương thấy được sự yêu thương và trân thành ở mình.

Giống như một câu nói của Denis Waitly “Hạnh phúc là thứ không thể đếm được, sỡ hữu được, kiếm được hay
mặc vào được. Nó là trải nghiệm tinh thần của mỗi phút giây ta sống với tình yêu, vinh dự và lòng biết ơn.”
Chàng trai ở đây cũng vậy, vì yêu cô gái chàng trai sẵn sàng dành thời gian của bản thân cũng như tất cả
tình yêu của mình cho cô gái. Mặc dù anh biết có thể tương lai của họ sẽ không có nhau, nhưng chàng
trai vẫn chấp nhận làm điều đó vì để có được tình yêu của cô gái và mong muốn có một kết thúc có hậu
cho cả hai.
Cũng có thể nói vì yêu cô gái mà chàng trai chấp nhận ‘đầu tư dài hạn’ bằng tiền bạc và vật chất cho cô
gái. Tuy nghe có vẻ thực dụng, nhưng thực chất sống ở thời điểm hiện tại mọi thứ đều phải cần đến Tiền.
Vì tình yêu dành cho cô gái quá lớn nên chàng trai sẵn sàng dành tặng tất cả những gì quý giá của bản
thân cho người mình yêu mà không hề thấy tiếc. Qua câu thơ trên ta cũng thấy rõ được sự yêu thương và
chân thành của chàng trai, vì yêu mà không màn tất cả.
Dẫu biết mình tài sản chẳng hơn ai
Có thể xét về mặt vật chất chàng trai còn thua xa rất nhiều người khác. Nhưng xét về mặt tình cảm chàng
trai là một người rất giàu tình cảm, chàng trai ấy muốn dành tất cả những gì tốt nhất cho người họ yêu. Anh
ấy không muốn cô gái của mình phải chịu thiệt thòi và thua kém hơn những người khác. Để chứng minh
điều đó chàng trai đã phải
“Phải bổ sung bằng nguồn vốn đi vay”
“Vốn đi vay” bao gồm tiền được vay và sử dụng để đầu tư.
Dù tài sản không có nhưng chàng trai chấp nhận “bổ sung bằng nguồn vốn đi vay” vì cô gái .Có thể nói ở
đây mặc dù hiện tại chàng trai chưa có gì trong tay, nhưng trong tương lai chàng trai sẽ cố gắng nỗ lực để
có được tất cả. Chỉ mong hiện tại có thể nhận được tình yêu và sự cổ vũ của cô gái như một nguồn vốn và
động lực để chàng trai có thể nỗ lực hết sức mình. Dẫu không biết được rằng cuộc tình này sẽ đi đến đâu
đôi khi tình yêu phải đến từ hai phía thì mới có một cái kết đẹp.
.
Chỉ mong được có em trong vòng tay duyên Nợ

“Nợ” theo nghĩa bóng có thể hiểu là số phận sắp đặt cho chàng trai và cô gái gặp nhau rồi nảy sinh tình
cảm và nên duyên với nhau. Sau khi hi sinh và hết lòng vì cô gái thì chàng trai chỉ mong mình có thể có
được cô gái và được sánh bước cùng cô gái.
Ngược lại theo nghĩa đen thì “Nợ” trong ngôn ngữ ngành kế toán lại là một khoản phải trả , bao gồm
khoản gốc, lãi , phí và chi phí phát sinh từ việc đi vay. Sau khi chàng trai chấp nhận hi sinh vì người mình
yêu mà “đầu tư dài hạn” rồi lại “ bổ sung bằng nguồn vốn đi vay” tất cả chỉ vì anh ấy hy vọng nhận
được sự đáp trả của cô gái.
Tác giả vừa kể lại vừa miêu tả, trong từng câu từng chữ đều gửi gắm tâm tình của tác giả bằng một giọng
thơ rất mộc mạc, thân thiết nhưng giàu cảm xúc, đem lại cho người đọc người nghe nhiều liên tưởng độc
đáo.
Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa kết hợp với miêu tả đặc sắc tinh tế, giàu tính biểu cảm, thể
hiện được tầm nhìn, tâm tư lãng mạn của tác giả, gợi ra vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.

“Ta quen nhau cũng gần hai niên độ”


Việc “ ta quen nhau cũng gần hai niên độ” có thể nói lên khoảng thời gian “ hai niên độ” chính là hai
năm. Một khoảng thời gian khá là dài đủ để cả chàng trai lẫn cô gái cảm nhận và thấu hiểu đước tình cảm
của đối phương.
Từ “niên độ” trong ngành kế toán nghĩa là khoảng thời gian bao gồm các chức năng kế toán nhất định, có thể là năm
tài chính, nhưng cũng có thể là một tuần, một tháng, một quý. Niên độ kế toán năm được gọi là kỳ kế toán 12 tháng.
Thời gian diễn ra theo luật được tính từ ngày 1/1 đầu năm đến hết ngày 31/12 cuối năm. Khoảng thời gian này được
xác định theo lịch dương. Do đó, niên độ kế toán thường trùng với năm dương lịch. Tác giả cũng đã dùng hình ảnh
nhân hóa “ hai niên độ” của ngành kế toán kết hợp với miêu tả để cho ta thấy được khoảng thời gian chàng trai và cô
gái ở bên nhau.
“Biết bao nhiêu nghiệp vụ đã phát sinh”

Trong tình yêu, có một thực tế mà sau này chúng ta sẽ công nhận việc càng yêu lâu. Chúng ta sẽ càng thấy được có
những việc phát sinh không như chúng ta mong muốn cũng như trong công việc. Trước tiên, chúng ta cần hiểu “nghiệp
vụ đã phát sinh” là gì ,Về cơ bản đây là nghiệp vụ đã diễn ra và nó gây ra biến động về tài sản nguồn vốn của doanh
nghiệp. “Biết bao nhiêu” ở đây là chỉ sự rất nhiều. Và đúng như vậy, có thể thấy trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thường xảy ra rất nhiều nghiệp vụ phát sinh. Nghiệp vụ đã phát sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của
kế toán viên doanh nghiệp. Theo đó nhân viên kế toán phải xác định, theo dõi nghiệp vụ trong quá trình sản xuất để ghi
sổ vì không phải các nghiệp vụ nào cũng đơn giản. Việc trong tình yêu cũng vậy không phải lúc nào cũng vui vẻ bình
dị mà nó luôn xuất hiện những xung đột, những bất hòa ngay cả chúng ta cũng không thể nào giải thích được. Nhưng
đôi khi từ những bất hòa, cãi vã đó mà ta có thể hiểu hơn về đối phương.

“Tình yêu đâu là tài sản hữu hình”


Chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra được tình yêu là một thứ tình cảm rất thơ mộng tràn ngập màu hồng với sự vị tha và
đặc biệt là không vụ lợi, không có giới hạn hay điều kiện. Thế nhưng, nó lại được tác giả đặt cạnh một thứ khô khan
như “tài sản”. Một thứ mà trong các mối quan hệ khi ta thấy có nhiều tiền hơn chắc chắn sẽ có điểm cộng hơn trên thị
trường hẹn hò. Việc tò mò về tình hình tài chính của đối tác tiềm năng là điều bình thường, bất kể mối quan hệ đang ở
mức nào. Và “ tài sản hữu hình” ở đây được hiểu theo thuật ngữ kế toán chính là những tài sản có hình thái vật chất do
chủ tài sản nắm giữ để sử dụng phục vụ các mục đích của mình.
Tài sản hữu hình khác với các loại tài sản vô hình như nhãn hiệu, bản quyền, uy tín của công ty, mà là các tài nguyên
thiên nhiên (rừng, mỏ than, mỏ dầu). Tuy rằng tác giả đặt tình yêu bên cạnh “tài sản hữu hình” nhưng ở giữa tác giả đã
đặt từ “đâu”. Từ “đâu” ở đây vô cùng quan trọng nó đã làm nổi bật lên sự khác biết giữa tình yêu và tài sản hữu hình.
Một bên là sự mộng mơ, xuất phát từ những cảm xúc không điều kiện, không giới hạn, không vụ lợi. Còn một bên là
xuất phát từ điều kiện, có giới hạn và không được cảm xúc xem lẫn vào. Đây cũng như đang nói đến người làm kế toán,
họ có môi trường làm việc khô khan yêu cầu họ có sự tỉ mỉ, tập trung, sự chính xác cao và đặc biệt không thể để cho
cảm xúc của bản thân xen lẫn vào công việc.

“Mà sao cứ hao mòn theo năm tháng”


Thời gian qua đi, tình yêu có bền lâu đi nữa. Đi qua tình yêu cũng sẽ chỉ là những hao mòn. Tình yêu thì không có giới
hạn mà cớ sao lại dần dần mai một theo năm tháng như tài sản. Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu “hao mòn tài sản hữu
hình” là gì. Sự hao mòn hữu hình của tài sản cố định là sự hao mòn về vật chất và giá trị tài sản cố định trong quá trình
sử dụng. Trước hết là về mặt vật chất, đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở
các bộ phận, chi tiết tài sản cố định dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hóa chất,.. sự giảm sút về chất
lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. .Muốn khôi phục
lại giá trị sử dụng của nó thì phải tiến hành sửa chữa, thay thế. Còn về mặt giá trị thì đó là sự giảm dần giá trị của tài
sản cố định cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. Tuy chúng ta
nói tình yêu không có giới hạn nhưng khi tình yêu đã lâu ngày sẽ sinh ra cảm giác mất hứng thú, tình cảm bị nhạt nhòa.
Lúc này chúng ta cần có biện pháp để hâm nóng lại tình cảm, chúng ta có thể cùng trò chuyện và thể hiện tình cảm
nhiều hơn.
Còn tài sản, vì các nguyên nhân yếu tố môi trường hay quá trình sử dụng mà chúng bị hao mòn thì người
làm kế toán sẽ trích khấu hao cho tài sản đó nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh đảm bảo
việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Câu thơ rất
hay mặc dù tình yêu không giống tài sản ở mặt định nghĩa sự bắt đầu và phát triển. Thế nhưng ở câu thơ
này người viết đã cho thấy tình yêu và tài sản có sự giống nhau là sự mai một dầu theo “năm tháng”.

“Ta gặp nhau trong mỗi kỳ kế toán”


Có thể thấy việc “ gặp nhau trong mỗi kỳ ” chính là khoảng thời gian xác định mà cả hai đặt ra. Nó như một cuộc hẹn
mà cả hai đã thống nhất, định sẵn sẽ gặp nhau vào thời điểm đó. Và « kỳ kế toán » hiểu được theo nghĩa của công việc
kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi
sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính, kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng.
Với người làm công việc kế toán khi yêu đương giống như việc câu thơ nói “ta gặp nhau” nhưng lại gặp nhau trong
“mỗi kỳ kế toán” một thời điểm mà bận rộn nhất của một người làm kế toán khi cần phải lập các báo cáo tài chính.
Người kế toán phải kiểm tra cẩn thận từng tài khoản, nghiệp vụ đã phát sinh trong kỳ đúng theo quy định để tránh khỏi
sai sót. Vì vậy việc gặp nhau trong mỗi kỳ kế toán chẳng khác nào chỉ là nhìn mặt nhau rồi thôi, vì khi đó người kế
toán phải tập trung cao độ vào công việc để tránh những sai sót không đáng tiếc xảy ra.
“Cứ ngỡ tình mình lãng mạn quá đi”
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được ý tứ của câu thơ này. Cứ ngỡ như tình cảm sẽ vui vẻ và hạnh phúc khi gặp
nhau. Nhưng khi trải qua một quãng thời gian yêu đương khá lâu. Thì chúng ta lại nhận thấy rằng vì nhiều lý do khác
nhau, niềm vui sướng từ sự lãng mạn trong tình yêu đã không còn nữa. Câu thơ có ý nghĩa châm biếm khi tình yêu thì
luôn luôn cần sự lãng mạn để tạo cho đối phương sự bất ngờ, mới lạ nhưng tác giả lại sử dụng hai từ “cứ ngỡ” cho thấy
đây chỉ là sự ảo tưởng về một tình yêu đầy sự lãng mạn và sự thật là không hề có sự lãng mạn nào ở đây cả. Cũng giống
như người làm kế toán từ “ cứ ngỡ” cũng không thể được dùng trong công việc.Vì chỉ cần sai sót trong quá trình hạch
toán dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến rất nhiều phiền phức, sự tổn hại cho doanh nghiệp. Nên họ phải luôn thật sáng suốt
và cẩn trọng trong công việc của mình

Tình yêu không phải lúc nào cũng toàn ngọt ngào mà đi cùng với nó là những rắc rối khó gọi tên, từ câu chuyện to
đùng đến ti tỉ thứ vụn vặt, hay vấn đề đau đầu, nhạy cảm như... “tình phí”.

“Gặp thường xuyên, anh sợ khoản phải chi

Mà định kỳ em lại không đồng ý”


Trong tình yêu, “tình phí” là khoản chi trả cho mỗi lần hẹn hò với người yêu. Cũng như trong doanh nghiệp “khoản
phải chi” là một khoản mục kế toán thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiêp phải trả toàn bộ số nợ ngắn hạn của mình
cho các chủ nợ.
Vậy việc phải trả tiền mỗi lần đi ăn, đi hẹn hò thực sự là một vấn đề "nhức nhói". Thông thường thì bạn nam
sẽ trả tiền cho vài lần hẹn hò đầu tiên. Nhưng nếu cả hai gặp nhau thường xuyên thì sẽ phát sinh nhiều chi
phí phải chi. Đối với người con trai kinh tế eo hẹp thì vấn đề tiền bạc hết sức đau đầu. Nên anh rất sợ và e
ngại về vấn đề chi trả tiền cho những lần hẹn hò với người yêu.
Kỳ kế toán là khoản thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết
thúc việc ghi sổ kế toán, khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. Bằng biện pháp tu từ ẩn dụ “định kì” ta có
thể thấy rằng chàng trai sẽ muốn được gặp định kì vào hàng tuần hay hàng tháng để giảm tải bớt những áp
lực về chi phí phát sinh trong những lần gặp nhau đó. Nhưng cô gái lại không đồng ý. Vậy tại sao cô gái lại
không đồng ý ?
Em đâu hiểu cùng tình yêu còn song hành tình phí

Anh phải hạch toán làm sao cho hợp lý cả hai bên

Cô gái không đồng ý bởi vì em đâu hiểu “tình phí” và “tình yêu” là hai yếu tố song hành trong cuộc sống của mỗi
người. Có thể chúng cùng làm cho nhau phát triển, nhưng nếu không biết cách, tiền bạc sẽ làm mất đi vẻ đẹp cao quý
của tình yêu. Đối với một người eo hẹp về tài chính thì anh phải hạch toán sao cho hợp lí cả hai bên. Trong khi đó
“Hạch toán” là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các
quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Ở đây ta có thể hiểu rằng chàng trai phải cân đo đong đếm làm sao để cân bằng
được giữa “tình yêu” và “tình phí”.
“Xa em rồi anh mới lại hiểu thêm”
Chàng trai quan tâm vấn đề tình phí, đã làm xảy ra
mẫu thuẫn giữa anh với cô gái cuối cùng dẫn đến sự đổ
vỡ, chia tay
“Đường đến tim em phải dự phòng đau khổ”
Việc “dự phòng” trong kế toán có thể hiểu chính là
khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất hay
trong kinh doanh, phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn
giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù
đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản
phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.
“Để có tình yêu đôi khi đành chịu lỗ”
Trong ngành kế toán việc tính toán về đầu tư hay kinh
doanh của doanh nghiệp luôn phải gặp những vấn đề
khó khăn về việc thua lỗ,rủi ro doanh nghiệp thường
phải gặp. tình yêu cũng thế, có “lãi” có “lỗ”.
“Nhưng tình yêu đâu phân bổ nhiều lần”
Cảm xúc là một phần quan trọng với mỗi người - tình yêu sẽ bao hàm rất nhiều cảm xúc, tình yêu là một sự lựa chọn,
một quyết định tường minh, sự đầu tư thời gian và công sức. “ Phân bổ” là một trong những nguyên tắc quan trọng
của việc phân bổ chi phí trả trước. kế toán doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp, tiêu thức cho việc tính và phân
bổ vào chi phí SXKD dựa trên căn cứ vào tính chất, mức độ của từng loại chi phí. Bên cạnh đó, kế toán doanh nghiệp
cũng cần theo dõi chi tiết đối với từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn. Việc theo dõi chi tiết sẽ giúp kế toán
đảm bảo đã phân bổ đúng thời hạn và số lượng.
“Đến bây giờ anh vẫn mãi phân vân
Không hiểu tình yêu có cần tìm nguyên giá”
Người con trai giành hết tình cảm của mình cho đối phương,nhưng chàng trai lại phân vân về ý nghĩa tình yêu. Tình
yêu là vô giá, nó không hề mang một khoản phí,tình yêu thương mang lại những giá trị vô cùng lớn lao, không thể
cân đo đong đếm. “Nguyên giá” nguyên giá hay giá gốc, chi phí lịch sử, chi phí ban đầu là chi phí hay giá mua sắm
ban đầu của một tài sản, chẳng hạn một chiếc máy, một thiết bị toàn bộ. Để phục vụ cho mục đích hạch toán, tài sản
này được đưa vào bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp theo chi phí lịch sử.
Ngày nay, trong mọi hoạt động kinh doanh, mua bán đều có sự hiện diện của ngành Kế toán giúp cho việc mua bán,
quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng hơn
“Nỗi đau kia có thành Nợ mà anh phải trả”
kế toán một công cụ hữu hiệu, phục vụ công
tác quản lý nói chung và công tác quản lý hàng
hóa, bán hàng hay xác định kế quản bán hàng
nói riêng.Trong câu thơ có hai từ:”Nợ” và
“Có” ngoài có nghĩa là sự bù đắp thì nó còn
bao hàm nhiều ý khác như là tài khoản kế toán
đều có sự biến động tăng giảm trong quá trình
doanh nghiệp hoạt động.Bên Nợ và bên Có thể
hiện biến động tăng giảm của mỗi tài khoản

“Xin để anh kết chuyển hết vào tim”


Muốn tìm cách giải tỏa nỗi đau trong lòng
bằng cách cho nó tràn vào trái tim,việc kết
chuyển là một nghiệp vụ kế toán hiện nay có
thể được hiểu đơn giản chính là việc tiến hành
cộng phát sinh tất cả những loại tài khoản
không có số dư cuối mỗi chu kỳ thông thường
sẽ từ loại tài khoản đầu 5 trở đi, rồi tiến hành
chuyển sang những tài khoản có liên quan tới
số dư trong tài khoản đó.
"Em có về xem lại nhật ký chung
Kỷ niệm một thời ta cùng nhau ghi sổ“

“ Nhật kí chung”, “ghi sổ” sổ ghi lại toàn bộ các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh của một doanh nghiệp theo trình tự thời gian dựa
vào bộ chứng từ kế toán bao gồm các chứng từ kế toán và chứng
từ gốc. Sổ nhật ký chung được mở định kỳ 1 tháng 1 lần,tương
ứng với 12 lần/năm, “Nhật ký chung” dùng để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toàn và
trong các niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối
ứng các tài khoản (định khoản kế toán) của các nghiệp vụ đó.
Xét về ngành kế toán, kiểm toán thì hai câu thơ trên đã vi phạm
nguyên tắc độc lập.Tính độc lập của kiểm toán viên được chia
làm hai phần: Độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức là cần
thiết để kiểm toán viên hành nghề đưa ra kết luận hoặc được coi
là đưa ra kết luận một cách không thiên vị, không mâu thuẫn. về
lợi ích hoặc không bị ảnh hưởng một cách bất hợp lý từ người
khác. Từ “ cùng nhau ghi sổ ” đã cho thấy đã vi phạm nguyên
tắc đó.
"Anh dự toán tình ta không dang dở“
“Dự toán” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc đưa ra số liệu liên quan tới những công việc chuẩn bị diễn
ra.Nhưng tác giả sử dụng 2 từ “dang dở” là một tính từ mang ý nghĩa về một việc gì đó làm chưa xong, một
vấn đề gì đó chưa hoàn thiện, một việc chưa trọn vẹn nhưng phải dừng lại hoặc bỏ dở giữa chừng.

Em thì thầm: “Đừng ghi đỏ nhé anh!”


“Ghi đỏ ” là phương pháp ghi lại thông tin đính chính vào bút toán đã ghi sai để hoặc huỷ bút toán ấy, nếu báo
cáo bị ghi đỏ thì sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp kế toán hoặc bị trách phạt,động từ “ thì thầm “ để chỉ sự lén lúc
cũng như sự nũng nịu của cô kế toán. Câu thơ trên cũng đã vi phạm nguyên tắc nguy cơ tư lợi, khái niệm của
nguy cơ do tư lợi: Nguy cơ khi lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác gây ảnh hưởng tới xét đoán hay hành xử của
kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp.
◦ “Thư tình anh bản báo cáo mong manh
◦ Anh trao vội không thuyết trình gì cả”

◦ “Thư tình” là một lá thư có nội dung bày tỏ tình cảm,


cảm xúc, tình yêu (tỏ tình) của một người gửi đến người
tình của mình.
◦ “Bản báo cáo” một văn bản dược dùng để trình bày một
sự việc hoặc là các kết quả hoạt động của một tổ chức.
◦ Qua hai câu thơ trên ta cũng có thể nhận ra rằng nghề kế
toán - kiểm sẽ khiến người ta dần trở trên nhàm chán đi
trong tình yêu.
◦ “Bởi anh nghĩ ta không còn xa lạ”

◦ Ở câu thơ này tác giả dựng lên một hình tượng một người đàn ông “ngoài lạnh trong

nóng”

◦ Là người hiểu rõ nhất chuyện tình cảm của mình, họ yêu nhau bằng tâm hồn và bằng sự

tin tưởng lẫn nhau.

◦ Qua câu thơ này ta nhận ra tình yêu không có khuôn khổ nhất định và ta không nên đánh

giá thứ gì qua bề ngoài, mỗi tình yêu sẽ có mỗi cách bày tỏ khác nhau chẳng ai giống ai

quan trọng là sự tin tưởng, sự chung thuỷ và sự tôn trọng đối phương.
“Chế độ hiện hành đã nói hộ lòng anh
"Lòng anh" trong câu thơ trên cho thấy tình yêu đối với anh vô cùng mãnh liệt nhưng chỉ vì công việc này quá "khó
tính" nên chỉ đành nhờ "chế độ hiện hành" để "nói hộ lòng anh". Trong khi đó "Chế độ hiện hành" còn được gọi là chế
độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán, và đối với doanh nghiệp, mỗi hình thức doanh nghiệp sẽ có
một chế độ kế toán cần phải theo. Ở đây tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ, dùng từ “chế độ hiện hành” để thể hiện con
người của chính bản thân mình. Có lẽ là muốn nói gì đó nhưng lại không biết cách diễn đạt, nên đành phải nhờ “chế độ
hiện hành” bày tỏ giúp lòng anh.
Những tâm sự bình quân anh nói được
Những ước mơ nhập sau mà xuất trước
Hai câu thơ này tác giả đã đem những lời tâm sự và những ước mơ, hoài bão để nói cho cô gái nghe. Tuy là anh có thể
không biết cách diễn đạt, nhưng mỗi ngày anh đã cố gắng cùng em tâm sự. Vì yêu nhau phải có sự sẻ chia và quan tâm
về nhau để có thể hiểu nhau hơn.
Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ "nhập sau mà xuất trước" ta có thể hiểu rằng tình yêu có thể đên bất cứ lúc nào,
không chỉ đến trong cuộc sống mà nó còn đến trong công việc. Hay nói cách khác tác giả đang nhắc tới một trong 3
phương pháp xuất kho “Nhập trước xuất trước” (FIFO) Đặc điểm của phương pháp này là hàng xuất ra được tính theo
giá của lô hàng đầu tiên trong kho tương ứng với số lượng của nó, nếu không đủ thì lấy giá tiếp theo, theo thứ tự từ
trước đến sau.
Em mỉm cười ghi nhận hết lòng anh
Mặc dù anh là người không giỏi ăn nói, nhưng em vẫn dịu dàng mà chấp nhận khuyết điểm của anh. Bởi vậy ta
có thể nhận ra, phụ nữ làm kế toán không khô khan như ta nghĩ, có người từng ví kế toán khô khan tựa những
cành cây khô mùa thu. Mùa thu hanh hao, thu trầm lắng đấy, nhưng mùa thu đem đến cho con người biết bao
nguồn cảm xúc. Phụ nữ làm kế toán thì vẫn là phụ nữ mà thôi, vẫn ưa lãng mạn, dù có áp lực công việc bao
nhiêu thì cũng sẽ "mỉm cười” trước tình yêu.
Còn nhớ không em những buổi chiều
Những chiều mưa chứng từ nào tả xiết
Đây vẫn là lời bộc bạch của tác giả, anh muốn hỏi rằng cô gái có còn nhớ những ngày tháng mà họ từng có nhau
hay không. “Chứng từ” ở đây có nghĩa là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh đã hoàn thành từ đó làm căn cứ ghi sổ kế toán. Vậy có thể nói rằng, chứng từ là thứ vô cùng quan
trọng không thể thiếu để kế toán viên làm những bước sau, nên nó phải thật đầy đủ và chính xác. Ấy vậy mà tác
giả đã nói rằng “chứng từ nào tả xiết”, chứng từ dù có đầy đủ và chính xác đến đâu cũng không thể diễn tả hết
tình cảm của anh dành cho cô gái, cũng như mối tình sâu đậm giữa hai người. Sự sử dụng từ ngữ này làm cho
người đọc cảm thấy hứng thú với câu thơ và để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc. Chỉ với hai câu thơ
đầu mà tác giả đã bộc lộ hết được cảm xúc yêu thương da diết của mình đối với nửa kia.
.
Hiện nay có các loại chứng từ kế toán bao gồm các loại sau:
•Chứng từ liên quan tới tiền mặt: Loại chứng từ kế toán được thể hiện qua Phiếu thu / chi, Giấy đề nghị thanh toán,
Giấy đề nghị tạm ứng…
•Chứng từ liên quan tới ngân hàng: Loại chứng từ kế toán thể hiện qua Giấy báo nợ / có của ngân hàng, Séc, Ủy
nhiệm chi…
•Chứng từ liên quan tới mua bán hàng: Loại chứng từ kế toán được thể hiện qua hóa đơn GTGT đầu vào / đầu ra, Tờ
khai hải quan, Phiếu nhập kho / xuất kho, Biên bản bàn giao, Báo giá, Đơn đặt hàng, Hợp đồng kinh tế, Biên abnr thanh
lý hợp đồng kinh tế.
•Chứng từ liên quan tới tiền lương: Các loại chứng từ kế toán như Bảng chấm công, Bảng tính lương, Bảng thanh toán
tiền lương, Hợp đồng lao động, Quy chế, Quy định…
•Chứng từ liên quan tới Chi phí, Doanh thu: Các loại chứng từ kế toán thể hiện qua Phiếu kế toán…
“Lời nồng nàn anh trao em chi tiết
Thật dịu dàng em tổng hợp hết tình anh”
Bao nhiêu lời yêu mà anh có thể nói được đều dành hết cho em. Từ lời nói, từ hành động đều ẩn chứa tình cảm dạt
dào của anh một cách chi tiết, đầy đủ không hề thiếu thứ gì. Và thật hạnh phúc khi mà em đã chấp nhận toàn bộ
tấm lòng của anh, một cách dịu dàng. Tổng hợp” ở đây nghĩa là việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên
các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Tác giả đã sủ dụng từ
này như để diễn tả sự bao dung của cô gái dành cho người yêu, cô đã chấp nhận hết những tình cảm mà chàng trai
đã dành cho mình. Cũng như Tác giả đã tinh tế đem cụm từ “Thật dịu dàng” lên trước chủ ngữ để nhấn mạnh tính
cách thùy mị, nết na của người con gái.
Ta thường thấy, đa số những người làm nghề kế toán đều có một phong thái khá trầm tĩnh, nhưng như vậy không
có nghĩa là họ khô khan, không có cảm xúc. Họ không ồn ào, không sôi động không có nghĩa là họ không quan
tâm đến đối phương, không nghĩ đến tình yêu của mình, cũng như bao người khác, người làm trong ngành kế toán
cũng cần có một tình yêu chân thành, một người luôn kề bên để sát cánh, chia sớt những buồn vui trong cuộc sống
cũng như những áp lực trong công việc của họ.
Em trở về nhận lại vốn liên doanh
Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự
nguyện Vốn liên doanh là các bên tham gia cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản
xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận. Nghĩa là tình cảm này không bị ép buộc bởi cha mẹ
hay bất cứ một lí do nào đó. Tình cảm này là xuất phát từ một trái tim yêu thương cô gái đầy nhiệt huyết. Và qua
câu thơ cũng nói lên là tác giả mong muốn cô gái có thể chấp nhận và đáp trả lại tình cảm của mình. Đối với doanh
nghiệp, khi nhận lại vốn liên doanh là thu hồi lại số tài sản mà mình đã bỏ ra trước đó . Cũng có thể hiểu rằng, vốn
góp của cô gái chính là tình cảm của mình dành cho chàng trai. Hai người bắt đầu với nhau bằng tình cảm đến từ
hai phía một cách tự nguyện. Và họ đã cùng nhau xây dựng, vun đắp tình cảm này để tình cảm này ngày càng đi
lên. Thế nhưng cuối cùng, cô gái này đã quyết định “nhận lại vốn”, cũng như rút lại phần tình cảm của mình dành
cho chàng trai.

“Kiểm kê lại những lần anh sơ ý”


Kiểm kê là việc kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiện có nhằm xác định chính thức số thực có tài sản trong thực tế,
phát hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế so với số liệu trên sổ sách kế toán. Sơ ý là không quan tâm, chú ý
đến trong chốc lát nên để xảy ra điều đáng tiếc. Khi người ta yêu nhau thì khó tránh khỏi những xung đột, những
cãi vã trong cuộc sống. Nhưng họ lại có thể vì nhau, vì tương lai, vì hạnh phúc của cả hai mà bỏ qua cho nhau, tha
thứ cho nhau để tạo nên một tình yêu đẹp và hạnh phúc.
Đó chính là điều hạnh phúc nhất, thiêng liêng nhất trong tình yêu. Ngoài ra để có thể hiểu nhau hơn thì chúng ta
cũng phải chấp nhận và thông cảm những tật xấu, tính xấu để không vì những chuyện không đáng mà mất nhau cả
đời. Tác giả muốn nhắn nhủ cho người đọc cũng như muốn bày tỏ nỗi niềm của mình đối với cô gái mà mình
thương. Đó là tâm tư riêng của tác giả. Còn về cô gái, thay vì kiểm kê tài sản, cô gái đã kiểm kê hết tất cả những lần
mà chàng trai này đã sơ ý, vô tình làm cô gái buồn, tổn thương trong suốt những năm tháng bên nhau. Và có lẽ đó
cũng là một phần lí do mà cô gái quyết định kết thúc mối quan hệ này.

“Kỷ niệm dẫu thừa xin em đừng xử lý”

Xử lý là xem xét, giải quyết bằng cách nào đó. Ý tác giả ở đây muốn nói là chuyện gì thì cũng còn có cách giải
quyết của nó. Chuyện đã qua rồi thì cứ để nó qua đi đừng nhắc lại làm gì để rồi cả hai thêm đau lòng. Tuy hai người
đã không còn là gì của nhau, những kỷ niệm đẹp giữa hai người đã trở thành những kỷ niệm dư thừa. Tuy dư thừa
nhưng chàng trai đã mong rằng cô gái đừng "xử lý", vứt bỏ đi những điều ấy. Tại sao chàng trai lại muốn như vậy?
Nói như vậy để giảm bớt những căng thẳng những câu chuyện cũ đã qua. Nếu có cách giải quyết thì đã quá muộn
màng rồi. Lúc còn yêu nhau thì không mở lời để rồi rời xa nhau, có nói thì cũng bằng thừa mà thôi. Tác giả nói như
vậy cũng có thể là tác giả muốn cô gái suy nghĩ lại và cho tác giả một cơ hội để được yêu cô gái thêm lần nữa. Tác
giả như một chuyên gia tâm lý vậy. Dùng những lời thơ sâu sắc mang nghĩa sâu xa để nhấn mạnh và tạo ấn tượng
cho người đọc. Giúp người đọc ngẫm nghĩ và suy nghĩ về bản thân mình. Chính câu chuyện của tác giả trong thực tế
cũng nhiều người đã trải qua.
“Để anh mãi coi là chi phí dở dang”
Chi phí dở dang (hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, sản phẩm dở dang): là toàn bộ chi phí
phát sinh ở doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, các chi phí cấu thành nên giá vốn sản phẩm hay giá thành hàng
hóa. Ta có thể hiểu đơn giản là sản phẩm đang trên đường hoàn thiện trở thành thành phẩm. Giải đáp cho câu
hỏi trên, chàng trai mong muốn được xem mối tình này là một “sản phẩm dở dang”. Có lẽ đối với chàng trai,
“thành phẩm” là khi mà hai người bước đến hôn nhân, và thành tâm thành nguyện bên nhau cùng với gia đình
nhỏ của mình. Nhưng cô gái đã nói lời chia tay. Chàng trai có lẽ vẫn còn luyến tiếc nên muốn được xem mối
tình này là một "chi phí dở dang", là một mối tình mà không có kết thúc trọn vẹn. Nói tóm lại qua bốn câu
thơ trên đó là cả một tuyệt tác. Kết hợp cùng với biện pháp tu từ ẩn dụ “vốn liên doanh”, “kiểm kê”, “xử lý”,
“chi phí dở dang”, tác giả đã sử dụng những từ ngữ chuyên dành cho kế toán để qua đó kể ra câu chuyện và
cảm xúc của mình khi yêu một ai đó.
KẾT BÀI

Để hiểu rõ hơn về ngành nghề kế toán cũng như người làm kế toán. Bài thơ về kế toán đã được viết lên. Tác
giả đã dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, những hình ảnh đặc sắc để làm nên một bài thơ về gái kế toán.
Thơ về nghề kế toán sẽ mang đến cho người đọc những phác họa rõ nét về nghề. Bài thơ nói lên sự đặc sắc
của công việc kế toán tưởng trừng như khô khan nhưng lại có những điều thú vị. Như trong mọi nền kinh tế
nói chung, trong cơ chế quản lý kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, tài chính luôn là tổng hòa các mối quan
hệ kinh tế; là tổng thể các nội dung, các giải pháp tài chính - tiền tệ. Ngày nay, với quan điểm mới, kế toán
không chỉ quan tâm đến việc giữ sổ sách mà còn liên quan đến toàn bộ các hoạt động, bao gồm việc hoạch
định chiến lược, giải quyết vấn đề về tài chính và đánh giá tổng quát các hoạt động của doanh nghiệp. Kế
toán là một bộ phận không thể thiếu của bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Ngành kế toán- kiểm toán là
một ngành nghề tương đối đặc thù. Nó luôn làm việc với các con số. Thế nên nó đòi hỏi người kế toán phải
luôn cẩn trọng, tỉ mỉ và nghiêm khắc trong công việc.

You might also like