You are on page 1of 46

CHƯƠNG 3

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi nghiên cứu chương này, bạn sẽ có thể:


 Hiểu được các đặc điểm cơ bản của chiến lược kinh doanh
 Mô tả các chiến lược cạnh tranh chung khác nhau ở cấp độ kinh doanh
 Hiểu được các cách thức hình thành lợi thế cạnh tranh. Ưu, nhược điểm của từng chiến lược
chung
 Phát triển các chiến lược để thoát ra khỏi cạnh tranh truyền thống
 Giải thích các mô hình kinh doanh, đổi mới mô hình kinh doanh và các mẫu mô hình kinh
doanh
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Cách thức cạnh tranh trên một đấu trường

• Chiến lược kinh doanh- hành động hướng tới tìm kiếm lợi thế cạnh tranh khi cạnh tranh
trên một thị trường sản phẩm duy nhất.
• Trả lời câu hỏi lớn, "Chúng ta nên cạnh tranh như thế nào?"
• Bằng cách trả lời các câu hỏi chi tiết hơn :
 Ai - chúng ta sẽ phục vụ những phân khúc khách hàng nào?
 Cái gì - Chúng ta sẽ thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn và ước muốn gì của khách hàng?
 Tại sao chúng ta muốn thỏa mãn chúng?
 Chúng ta sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thế nào?
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Cách thức cạnh tranh trên một đấu trường

• Chiến lược kinh doanh phục vụ cho:


• Các doanh nghiệp nhỏ độc lập, và
• “Đơn vị kinh doanh chiến lược- Strategic Business Units“ trong công ty lớn đa dạng.
• Trên góc độ tổ chức, một đơn vị kinh doanh chiến lược thực hiện một chức năng thị trường riêng lẻ
có thể có hoặc không liên quan đến các đơn vị kinh doanh khác trong doanh nghiệp.
• Một đơn vị kinh doanh chiến lược có khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh riêng, xây dựng và
thực hiện chiến lược riêng biệt của mình.

Chiến lược kinh doanh là làm thế nào để cạnh tranh trên thị trường(đấu trường cạnh
tranh)
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Đặc điểm của chiến lược kinh doanh

• Chiến lược kinh doanh có đặc điểm :


 Tạo giá trị
 Chuỗi giá trị phù hợp
 Đánh đổi
 Tính liên tục, kiên định
 Hiệu suất
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Đặc điểm của chiến lược kinh doanh

 Tạo giá trị


 Chiến lược kinh doanh phải tạo ra giá trị cho khách hàng- một cái gì đó độc đáo và có giá trị,
hoặc ít nhất là được khách hàng cảm nhận là có giá trị. - có đề xuất giá trị độc đáo.
 Một đề xuất giá trị được xây dựng dựa trên ba yếu tố:
 Khách hàng
 Nhu cầu khách hàng
 Giá cả và chi phí tương đối.
 Chúng tạo thành ba chân kiềng của đề xuất giá trị.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Đặc điểm của chiến lược kinh doanh

 Chuỗi giá trị phù hợp


 Cho phép doanh nghiệp khác biệt với các đối thủ, duy trì lợi thế cạnh tranh.
 Hỗ trợ cho đề xuất giá trị không bền vững, bởi:
 Khó bị sao chép các hoạt động nhất quán nội bộ và được gắn kết trong hệ thống tổ chức,
 Được thiết kế riêng và cụ thể, gắn với văn hóa và các giá trị của doanh nghiệp
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Đặc điểm của chiến lược kinh doanh

 Chiến lược là Đánh đổi


Trong khi trả lời các câu hỏi chi tiết, Chiến lược kinh doanh thực hiện hàng loạt đánh đổi:
 Ngành và thị trường tham gia.  có nghĩa là không chọn các ngành khác và thị trường khác.
 Khách hàng và nhu cầu mà họ muốn phục vụ.
 Sản phẩm, tính năng cần thiết để sản xuất và cung cấp
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Đặc điểm của chiến lược kinh doanh

 Tính liên tục- kiên định chiến lược

Kiên định, liên tục có ý nghĩa quan trong trong việc tạo dựng và duy trì lợi thế:
 Thứ nhất, Định hướng rõ ràng về cách nó dự định cạnh tranh trên thị trường,  mang lại lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp theo thời gian, liên tục về hướng phát triển.
 Nhất quán, và ổn định về đề xuất giá trị
 Nhất quán và kiên định, theo đuổi một định vị, ghi dấu ấn với tâm trí của khách hàng tiềm năng, tạo ra
hình ảnh sắc nét và bản sắc trong tâm trí khách.

 Thứ hai, giúp xây dựng mối duy trì, phát triển quan hệ với các đối tác trong chuỗi cung ứng.
 Thứ ba, xây dựng một chuỗi giá trị hữu hiệu.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Đặc điểm của chiến lược kinh doanh

 Hiệu suất
Nghĩa là chiến lược có hoạt động không?
 Có thể cạnh tranh với các đối thủ của mình.
 Tạo ra kết quả và có thước đo rõ ràng để đo lường hiệu suất.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Các Chiến Lược Cạnh Tranh Chung

 Các lựa chọn chiến lược


 Kết hợp với cách thức tiếp cận với việc phân đoạn thị trường và phục vụ các phân đoạn, có ba lựa
chọn chiến lược:
 Chiến lược tiêu chuẩn hóa:
 phục vụ thị trường rộng rãi,
 bỏ qua khác biệt có thể giữa phân khúc khác nhau, và
 sản xuất một sản phẩm tiêu chuẩn hóa.
 Chiến lược phân khúc:
 Phân chia thị trường- khách hàng thành nhiều phân khúc,
 cung cấp các tùy chỉnh thích hợp cho các phân khúc khác nhau.
 Chiến lược tập trung, phục vụ một số phân khúc hạn chế hoặc chỉ một phân khúc.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Các Chiến Lược Cạnh Tranh Chung

 Các chiến lược chung


CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Dẫn Đạo Chi Phí

 Chiến lược dẫn đạo chi phí nỗ lực đạt được vị trí có chi phí thấp nhất trong số các đối
thủ cạnh tranh trong một ngành.
 Doanh nghiệp dẫn đạo chi phí, tập trung sự chú ý và nguồn lực của mình vào việc giảm
chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giảm chi phí vận hành, cố gắng tối ưu hóa tất cả các hoạt
động trong chuỗi giá trị của mình để đạt được vị trí chi phí thấp.
 Tiếp cận cạnh tranh với các thị trường có nhiều người mua nhạy cảm về giá.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Dẫn Đạo Chi Phí

 Hàm ý tạo ra lợi


thế cạnh tranh:
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Dẫn Đạo Chi Phí

 Hàm ý tạo ra lợi thế cạnh tranh:


 Có thể có hai lựa chọn khai thác lợi thế cạnh tranh.
 Một là, là duy trì mức giá hiện tại, lợi thế chi phí thấp hơn để nâng cao tổng lợi nhuận nhờ tỷ
suất lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn vị bán được.
 Hai là, sử dụng lợi thế chi phí thấp hơn để đặt giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh và thu hút
những người mua nhạy cảm với giá với số lượng đủ lớn để tăng tổng lợi nhuận.
Tóm lại, lợi thế chi phí thấp có thể chuyển thành lợi nhuận vượt trội thông qua giá thấp hơn và
thị phần cao hơn hoặc tỷ suất lợi nhuận cao hơn
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Dẫn Đạo Chi Phí

 Các động lực giảm chi phí


 Có hai con đường chính để đạt được điều này:
1. Thực hiện các hoạt động của chuỗi giá trị với chi phí hiệu quả hơn so với các đối thủ.
2. Cải tiến chuỗi giá trị tổng thể của doanh nghiệp để loại bỏ hoặc bỏ qua một số hoạt
động tạo ra chi phí.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Dẫn Đạo Chi Phí

 Các động lực giảm chi phí


 Các phương pháp tiếp cận cắt giảm chi phí thực hiện thông qua việc sử dụng hữu hiệu
các yếu tố thúc đẩy chi phí bao gồm:
 Tận dụng tính kinh tế quy mô.
 Tính kinh tế đường cong học tập
 Đường cong kinh nghiệm
 Khả năng tiếp cận với chi phí đầu vào thấp
 Ưu điểm Công nghệ Không phụ thuộc vào Quy mô
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Dẫn Đạo Chi Phí

 Các cách thức có thể có tác động đến chi phí kinh tế của doanh nghiệp.
1. Quản trị hiệu quả chi phí đối với các hoạt động trong chuỗi giá trị
2. Tận dụng tối đa kinh nghiệm và hiệu ứng đường cong học tập.
3. Khai thác tối đa công suất hoạt động các cơ sở
4. Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng.
5. Thay thế các yếu tố đầu vào chi phí thấp hơn
6. Sử dụng khả năng thương lượng của doanh nghiệp
7. Sử dụng hệ thống trực tuyến và phần mềm tinh vi để đạt được hiệu quả hoạt động.
8. Cải tiến thiết kế quy trình và sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.
9. Chú ý với những lợi thế về chi phí của việc thuê ngoài hoặc hội nhập theo chiều dọc.
10. Tạo động lực cho nhân viên thông qua các biện pháp khuyến khích và văn hóa doanh nghiệp.
11. Hệ thống khuyến khích năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Văn hóa thúc đẩy tự hào về năng suất và cải tiến liên tục.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Dẫn Đạo Chi Phí

 Chìa khóa thành công của chiến dẫn đạo chi phí
1. Đầu tư thích đáng cho các nguồn lực và năng lực hứa hẹn đẩy chi phí ra khỏi doanh nghiệp.
2. Đạt được lợi thế chi phí tuyệt đối, đồng thời chú ý sự tương đồng về các khía cạnh quan trọng của
sự khác biệt.

 Điều kiện áp dụng hữu hiệu chiến lược chi phí thấp
1. Cạnh tranh về giá giữa những các đối thủ diễn ra gay gắt..
2. Sản phẩm ít phân biệt giữa các đối thủ và có sẵn từ nhiều người bán tham vọng..
3. Khó đạt được sự khác biệt hóa sản phẩm theo những cách có giá trị đối với người mua..
4. Hầu hết người mua sử dụng sản phẩm theo những cách giống nhau..
5. Người mua có chi phí chuyển đổi thấp..
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Dẫn Đạo Chi Phí

 Những rủi ro khi theo đuổi chiến lược chi phí thấp
 Cắt giảm giá quá mạnh tay.
 Các phương pháp giảm chi phí có thể dễ dàng sao chép.
 Quá chú tâm giảm chi phí đến mức sản phẩm quá nghèo nàn về tính năng không đủ để ra sự
hấp dẫn của người mua.
 Thay đổi đột phá, công nghệ, hay cách tiếp cán chuỗi giá trị...
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Khác Biệt Hóa

 Mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa là bổ sung các tính năng độc đáo sẽ làm tăng giá trị cảm
nhận của hàng hóa và dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng để họ sẵn sàng trả giá cao hơn.
 Khác biệt hóa cố gắng cung cấp giá trị mà các sản phẩm hoặc dịch vụ khác không có được:
1. các tính năng sản phẩm khác biệt,
2. chất lượng sản phẩm hoặc độ tin cậy,
3. sự tiện lợi, hoặc
4. hình ảnh thương hiệu.

 Điều quan trọng cần nhớ là sự khác biệt của sản phẩm luôn là vấn đề thuộc về cảm nhận của
khách hàng.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Khác Biệt Hóa

 Hàm ý cạnh tranh


 Giúp chống lại sự cạnh tranh bởi vì nó làm tăng sự ưa thích thương hiệu và lòng trung thành
của khách hàng, đồng thời giảm độ nhạy cảm của họ đối với giá cả.
 Được khách hàng sẵn sảng trả giá cao hơn, khi họ cảm nhận giá trị gia tăng từ một sản phẩm
hoặc dịch vụ khác biệt.
 Tăng rào cản gia nhập thị trường. Vì vậy, gây khác biệt có tác dụng:
 giúp khách hàng phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của họ với các sản phẩm cạnh tranh;
 thiết lập sự ưu tiên; và
 giảm mức độ nhạy cảm của những khách hàng tiềm năng đó với giá cả.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Khác Biệt Hóa

 Hàm ý cạnh tranh


CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Khác Biệt Hóa

 Nguồn tạo ra
sự khác biệt
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Khác Biệt Hóa

 Cách thức tìm kiếm sự gây khác biệt


 Phân khúc khách hàng: sâu hơn, chi tiết hơn, chọn những phân khúc có thể giúp tìm ra các
đề xuất giá trị thích hợp hơn, thỏa mãn nhu cầu khác hàng khác biệt hơn.
 Lập bản đồ chuỗi tiêu thụ: Xác định tất cả các bước mà khách hàng trải qua từ đầu khi họ
biết đến sản phẩm cho khi họ phải vứt bỏ hoặc ngừng sử dụng sản phẩm đó.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Khác Biệt Hóa

 Xây dựng các nguồn lực và khả năng để khác biệt


 Cải tiến hệ thống chuỗi giá trị để tăng sự khác biệt hóa
 Phối hợp với các đồng minh hạ nguồn để nâng cao giá trị khách hàng
 Phối hợp với các nhà cung cấp để giải quyết tốt hơn nhu cầu khách hàng
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Khác Biệt Hóa

 Lợi ích của chiến lược khác biệt hóa


 Làm giảm sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh.
 Giảm đe dọa gia nhập
 Tránh bị đe dọa bởi tăng giá đầu vào do các nhà cung cấp mạnh
 Giảm mối đe dọa của các sản phẩm thay thế.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Tập Trung

 Các chiến lược tập trung hướng sự chú ý vào một phần hẹp của tổng thị trường.
 Với phạm vi cạnh tranh hẹp, chiến lược tập trung cũng có thể đi theo hướng chi phí thấp
hoặc gây khác biệt
 Chiến lược tập trung chi phí thấp
 Mục đích tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách phục vụ người mua trong thị trường ngách mục tiêu với
chi phí thấp hơn (và thường là giá thấp hơn) so với các đối thủ cạnh tranh.
 Chiến lược tập trung khác biệt hóa
 Cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp phù hợp với sở thích và nhu cầu riêng của một nhóm
người mua hẹp, được xác định rõ.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Tập Trung

 Điều kiện để chiến lược tập trung trở nên hấp dẫn
 Để đảm bảo lợi thế cạnh tranh dựa trên chiến lược chi phí thấp hoặc sự khác biệt cần điều kiện sau:
 Thị trường ngách thị trường mục tiêu đủ lớn để sinh lời và có tiềm năng tăng trưởng tốt.
 Các nhà dẫn đạo ngành đã chọn không cạnh tranh trong thị trường ngách mà người tập trung đã
chọn.
 Việc đáp ứng nhu cầu chuyên biệt trong thị trường ngáchsẽ kháo khăn và tốn kém cho các đối thủ
muốn cạnh tranh chéo.
 Có nhiều ngách và phân khúc khác nhau, cho phép người tập trung chọn ngách phù hợp nhất với
nguồn lực và khả năng của mình.
 Rất ít (nếu có) đối thủ nào đang cố gắng chuyên môn hóa cùng một phân khúc mục tiêu.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến Lược Tập Trung

 Rủi ro của Chiến lược Tập trung


 Các đối thủ cạnh tranh bên ngoài thị trường ngách tìm ra những cách hữu hiệu để phù hợp để
phục vụ thị trường ngách mục tiêu.
 Sở thích và nhu cầu trong ngách thay đổi theo thời gian.
 Phân khúc này có thể trở nên hấp dẫn các đối thủ cạnh tranh khác
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Khung tam giác của các chiến lược kinh doanh chung

 Cung cấp định hướng cho các loại chiến


lược kinh doanh.
1. Chiến lược Sản phẩm tốt nhất
2. Các chiến lược khóa chặt-Lock-in
3. Các chiến lược giải pháp khách hàng
hoàn chỉnh-
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Khung tam giác của các chiến lược kinh doanh chung

 Sản phẩm tốt nhất - Best Product


 Lợi thế cạnh tranh liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Ba câu hỏi cơ bản:
1. Có nên cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp,/giá thấp hay Nên phân biệt sản phẩm và dịch vụ với một số tính
năng độc đáo được đánh được bởi khách hàng giá cao / trả giá cao hơn?
2. Có nên cung cấp cho khách hàng “giá trị đáng đồng tiền bỏ ra” bằng một số tính năng thiết yếu mong muốn
với mức giá tương đối thấp không? Hay là thay đổi giữa cách tiếp cận chi phí thấp và khác biệt hóa?
3. Có nên cạnh tranh trong một thị trường rộng lớn để đạt được thị phần lớn hay nên tập trung vào một thị
trường mục tiêu hẹp hoặc thị trường ngách?
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Khung tam giác của các chiến lược kinh doanh chung

 Sản phẩm tốt nhất - Best Product


CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Khung tam giác của các chiến lược kinh doanh chung

 Khóa chặt - Lock-in: Liên kết khách hàng mạnh mẽ với các rào cản chuyển đổi cao
 Các chiến lược:
 Tiêu chuẩn độc quyền
Thiết lập các tiêu chuẩn ngành thực tế có thể dựa trên công nghệ độc quyền của doanh nghiệp.
 Thân mật độc quyền-Exclusive intimacy
Tạo ra sự thân mật dành riêng cho khách hàng bằng các biện pháp khuyến khích.
 Sản phẩm bổ sung-Complementary products
Dựa trên các sản phẩm bổ sung, còn được gọi là mô hình dao cạo và lưỡi dao. Bằng cách này, sản phẩm cốt lõi được
bán với giá tương đối thấp trong khi sản phẩm bổ sung tương thích có giá cao hơn và có thể được cấp bằng sáng chế.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Khung tam giác của các chiến lược kinh doanh chung

 Giải pháp khách hàng hoàn chỉnh:


 Nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên các dịch vụ được điều chỉnh phù hợp, cung cấp giải pháp tổng thể cho
nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
 Đề xuất giá trị của khách hàng bắt nguồn từ “tính hoàn chỉnh” của giải pháp dựa trên mối quan hệ và hiểu biết sâu sắc về khách
hàng.

 Có ba cách tiếp cận:


 Cung cấp rộng rãi và đầy đủ: nhiều hàng hóa khác nhau trong một cửa hàng cung cấp một "giải pháp hoàn chỉnh" cho nhu cầu và
mong của khách hàng muốn giúp việc mua sắm thuận tiện hơn và ít tốn thời gian hơn.
 Gói sản phẩm và dịch vụ: Khách hàng được cung cấp giải pháp hoàn chỉnh để giải quyết toàn bộ vấn đề rất cụ thể của khách hàng,
bằng gói sản phẩm và dịch vụ được thiết kế và tích hợp.
 Giải pháp tùy chỉnh: Doanh nghiệp muốn trở thành một đối tác đáng tin cậy để điều chỉnh một giải pháp hoàn chỉnh cùng với
khách hàng của họ.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến lược đại dương xanh

 Chiến lược Đại dương xanh: tạo không gian thị trường không bị cạnh tranh
 Tư duy đại dương xanh tìm kiếm những lỗ hổng chiến lược chưa được xác định và do đó, không bị các đối thủ
cạnh tranh khai thác.
 Tạo ra không gian thị trường không bị cạnh tranh là cốt lõi của các chiến lược đại dương xanh.
 Đó là những cơ hội hấp dẫn vì chưa có đối thủ cạnh tranh nào cho phép doanh nghiệp—ít nhất là tạm thời—thúc
đẩy hoạt động kinh doanh mà không cần liên tục xây dựng cách đánh bại đối thủ.

Tạo ra sự đổi mới giá trị bằng cách cung cấp giá trị khác biệt cao cho khách hàng ngoài các yếu tố thành
công hiện có của ngành.
Tiếp cận đại dương xanh là làm thế nào để tạo ra giá trị cho những người không phải là khách hàng của
doanh nghiệp
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến lược đại dương xanh
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Chiến lược đại dương xanh

 Khuôn khổ giúp xác định các cơ hội thị trường mới.
 Thứ nhất, Nắm bắt các yếu tố thành công quan trọng và hiệu suất tương ứng của những người chơi trong đấu trường
cạnh tranh hiện tại.
 Thứ hai, Xác định những yếu tố thành công nào có thể được tăng, giảm và loại bỏ cũng như những yếu tố mới nào có
thể được tạo ra để tái cấu trúc giá trị của người mua thiết lập những quy tắc cạnh tranh mới.
 Lợi ích và cạm bẫy của chiến lược đại dương xanh
 Không gian thị trường không bị cạnh tranh nhưng có thể hiếm.
 Đòi hỏi chiến lược kinh doanh thông minh và mô hình kinh doanh sáng tạo
 Theo đuổi hữu hiệu các chiến lược hỗn hợp kết hợp các cách tiếp cận khác biệt hóa và chi phí thấp.
  nguyên tắc chiến lược “trở nên khác biệt” để tạo ra một mô hình kinh doanh độc đáo, phát triển không gian thị
trường không bị cạnh tranh..
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Mô hình kinh doanh

 “Mô hình kinh doanh mô tả tính hợp lý về cách một tổ chức tạo ra, phân phối và nắm bắt giá
trị”  được coi là sự sàng lọc chiến lược ở cấp độ kinh doanh.
 Mô hình kinh doanh là một mô tả chi tiết hơn cho chiến lược kinh doanh.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Mô hình kinh doanh

 “Mô hình kinh doanh truyền


thống”
 Tạo ra và cung cấp giá trị
cho khách hàng
 Xem xét logic thành công
hiện tại
 Khác biệt hóa với các mô
hình kinh doanh
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Mô hình kinh doanh

 Khung mô hình kinh doanh- Quy trình trải nghiệm so với quy trình có cấu trúc
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Mô hình kinh doanh

 Các Khối Chính của Mô hình


Kinh doanh: Theo cách tiếp cận
Khung (canvas) mô hình kinh
doanh (Osterwalder/Pigneur
2010
 Logic từ trên xuống gồm. bảy
khối chính
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Mô hình kinh doanh

 Mô hình thương mại để tạo ra lợi nhuận bền vững

Giá trị khách hàng: Yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh-Đề xuất giá trị khách hàng, Để một mô hình kinh doanh thành công:
(1) giá trị hoặc lợi ích gia tăng tạo ra được khách hàng cảm nhận và trải nghiệm, và
(2)giá trị gia tăng đó nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.
Lựa chọn về phân đoạn khách hàng, phân khúc thị trường mục tiêu. Nhóm khách hàng nào sẽ nhận được sự quan tâm và nguồn lực đặc biệt
của doanh nghiệp
Kênh : Tiếp cận và giải quyết các phân khúc khách hàng để truyền tải đề xuất giá trị, bao gồm:
 truyền đạt đề xuất giá trị theo cách tạo ra nhận thức và cho phép khách hàng đánh giá những gì được cung cấp
 lựa chọn các kênh bán hàng để cho phép khách hàng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể
 phân phối và cung cấp các đề xuất giá trị
 hỗ trợ sau mua hàng.
Mối quan hệ khách hàng: làm rõ loại quan hệ tạo ra với mỗi phân khúc khách hàng..
Các quy trình chính: Mô tả cách tạo đề xuất giá trị cho các phân khúc khách hàng và hoạt động nào đóng vai trò quan trọng trong việc thực
hiện thành công mô hình kinh doanh.
Các nguồn lực/quan hệ đối tác chính: Những nguồn tài nguyên hữu hình hoặc vô hình nào là cần thiết để thiết lập giá trị cho khách hàng và
chúng được cung cấp nội bộ hay từ các đối tác.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Mô hình kinh doanh

 Đổi mới mô hình kinh doanh


 Một sự đổi mới là một phát minh (nghĩa là một cái gì đó mới) được tạo ra với mục tiêu được khai thác một cách kinh tế trên thị trường
hoặc được sử dụng trong doanh nghiệp.
 Các mô hình kinh doanh có nhiều khả năng hứa hẹn lợi thế cạnh tranh dài hạn hơn cho doanh nghiệp vì đối thủ cạnh tranh khó bắt
chước hơn là đổi mới quy trình hoặc sản phẩm thuần túy.

 Đổi mới có thể được phân loại mức độ đổi mới:


 Đổi mới triệt để (Radical innovations) mang tính chuyển đổi(transformational) nghĩa là
chúng chưa tồn tại trên thị trường (nghĩa là đổi mới đột phá hoặc phá vỡ).
 Đổi mới gia tăng (hoặc “cải tiến”) mang tính tiến hóa, thể hiện sự tối ưu hóa những gì đã
có, mang lại lợi ích gần nhất cho khách hàng, có độ phức tạp tương đối thấp, liên quan
đến đầu tư ít và có thể được quản trị bởi các nhóm nhỏ trong một khoảng thời gian tương
đối ngắn
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Mô hình kinh doanh

Mức độ đổi mới mô


hình kinh doanh

You might also like