You are on page 1of 25

CHƯƠNG 4: XÁC LẬP QUAN

HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON


NỘI DUNG
1. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát sinh
dựa vào sự kiện sinh đẻ
2. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát sinh
dựa vào sự kiện nuôi dưỡng
3. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát sinh
dựa vào sự kiện sống chung
1. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát
sinh dựa vào sự kiện sinh đẻ

1.1 Xác lập quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục
hành chính
1.2 Xác lập quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục tư
pháp
1.1 Xác lập quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục
hành chính
• Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (con trong
giá thú):
• Con sinh ra ngoài quan hệ hôn nhân (con
ngoài giá thú)
Con sinh ra trong thời kỳ hôn
nhân
• Các nguyên tắc để xác định quan hệ cha, mẹ, con:
Điều 88 LHNGĐ quy định 3 nguyên tắc
 Nguyên tắc 1: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
của vợ chồng
 Nguyên tắc 2: Con do người vợ mang thai trong
thời kỳ hôn nhân
 Nguyên tắc 3: Con sinh ra trước khi kết hôn
nhưng được cha mẹ thừa nhận
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
• VD 1: anh A và chị B kết hôn năm 2017, đến
cuối năm 2018 sinh bé C
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
• VD 2: anh A và chị B kết hôn tháng 2/2017,
đến tháng 6/2017 anh A đi du học Anh quốc
liên tục từ tháng 6/2017 đến 6/2019 mới trở
về. Chị B sinh bé C vào tháng 1/2019
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
• VD 3: anh A kết hôn với chị B tháng 1/2017,
đến ngày 1/6/2019 Tòa án ra quyết định cho
anh A và chị B ly hôn. Tháng 1/ 2020 chị B
sinh bé C
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
• VD 4: anh A và chị B yêu nhau và sống chung
từ năm 2017, đến năm 2019 thì chị B sinh bé
C. Sau đó tháng 6/2020 anh A và chị B quyết
định làm đám cưới và đăng ký kết hôn để cùng
chăm sóc bé C
Con sinh ra trong thời kỳ hôn
nhân
• Thủ tục hành chính:
 Thủ tục khai sinh nếu xác định được cha thông
qua giấy đăng ký kết hôn
Con sinh ra ngoài quan hệ hôn
nhân
• Có 2 trường hợp:
 Con sinh ra khi cha mẹ chung sống với nhau
không đăng ký kết hôn
 Người đang có vợ, có chồng sống chung với
người khác và sinh con ngoài giá thú
Con sinh ra ngoài quan hệ hôn
nhân
• Thủ tục hành chính: làm thủ tục khai nhận con
kèm theo thủ tục khai sinh cho con
• Chú ý:
 Chỉ người cha làm thủ tục thì mới có tên cha
trong giấy khai sinh của con
 Thủ tục hành chính tiến hành khi không có
tranh chấp và các bên đều còn sống
1.2 Xác lập quan hệ cha, mẹ, con
theo thủ tục tư pháp
Khi không theo thủ tục hành chính được vì có
tranh chấp hoặc một trong các bên chết thì phải
tiến hành thông qua thủ tục tư pháp
•Các loại kiện
•Trách nhiệm chứng minh
•Hệ quả pháp lý
Các loại kiện
• Cha hoặc mẹ kiện xin nhận con
• Con kiện xin nhận cha mẹ
• Cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền kiện xin
nhận cha mẹ cho con hoặc kiện xin nhận con
cho cha mẹ
• Kiện phủ nhận tư cách cha, mẹ, con
Trách nhiệm chứng minh
• Trách nhiệm chứng minh thuộc về người đưa
ra yêu cầu khởi kiện
Hệ quả pháp lý
• Quan hệ cha, mẹ, con hình thành trên cơ sở
bản án hoặc quyết định của Tòa án
• Hình thành các quyền và nghĩa vụ pháp lý
giữa cha, mẹ, con kể từ thời điểm bản án có
hiệu lực pháp lý
Tình huống
• VD 4: Anh A và chị B kết hôn tháng 1/2017,
đến tháng 1/2019 anh A qua đời. Tháng
5/2019 chị B tái hôn với anh C. Tháng 9/2019
chị B sinh bé F1
Các trường hợp khác
• Con sinh ra theo phương pháp khoa học:
 TH 1: vợ sinh con theo phương pháp khoa học
 TH 2: phụ nữ độc thân sinh con theo phương
pháp khoa học
 TH 3: con sinh ra trong trường hợp mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo (NĐ-CP 10/2015 quy
định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo)
2. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát
sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng
• Mục đích nuôi con nuôi:
 Xác lập quan hệ cha mẹ con
 Đảm bảo trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trong môi trường gia đình
2. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát
sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng
• Điều kiện về người nhận nuôi con nuôi:
 Có NLHVDS đầy đủ
 Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên
 Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, chỗ ở để
đảm bảo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con
 Có tư cách đạo đức tốt
 Không thuộc trường hợp bị cấm nhận nuôi con
nuôi
2. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát
sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng
• Điều kiện về con nuôi:
 Dưới 16 tuổi hoặc dưới 18 tuổi trong trường
hợp đặc biệt
 Một người chỉ được làm con nuôi của 1 người
hoặc 2 người trong trường hợp 2 người đó là
vợ chồng
2. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát
sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng
• Chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi:
 Con nuôi đã thành niên có thỏa thuận với cha
mẹ nuôi và được Tòa án công nhận
 Cha mẹ nuôi bị kết án vì một trong các tội cố ý
xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm con nuôi
 Con nuôi bị kết án vì một trong các tội cố ý
xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm cha mẹ nuôi hoặc phá tán tài sản
cha mẹ nuôi
2. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát
sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng
• Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi:
 Tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi
trường gia đình gốc
 Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người
được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi,
tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt giới tính,
không trái pháp luật và đạo đức xã hội
 Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi
không thể tìm được gia đình thay thế trong nước
3. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát
sinh dựa vào sự kiện sống chung
• Nhóm chủ thể chịu sự tác động của quan hệ
pháp luật này:
 Cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc
chồng
 Con dâu với cha mẹ chồng
 Con rể với cha mẹ vợ
3. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con phát
sinh dựa vào sự kiện sống chung
• Các quyền và nghĩa vụ phát sinh:
 Quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con riêng cùng chung sống
 Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng
cha dượng, mẹ kế cùng chung sống
 Quyền và nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm
sóc, giúp đỡ nhau giữa con dâu, con rể sống
chung với cha mẹ chồng, vợ

You might also like