You are on page 1of 47

BÀI 3:

Tiếp thị bằng công cụ tìm kiếm


Khi nào sử dụng? Sử dụng như thế nào?
Hành trình sử dụng công cụ tìm kiếm của người tiêu dùng

• Họ cần thông tin


• Họ tiến hành thao tác truy vấn (search) trên các nền tảng tìm kiếm
• Công cụ tìm kiếm trả về kết quả
• Họ nhấp vào các trang web để tra cứu thông tin và giải đáp thắc mắc của
mình
• Tiếp tục mở các trang khác khi chưa có thông tin phù hợp
• Bước 1: Thu thập thông tin, dữ liệu
Cơ chế hoạt động của các
(Crawl): Các công cụ tìm kiếm sẽ
“quét” nội dung trên Internet, xem công cụ tìm kiếm
qua mã/nội dung của từng URL mà
nó tìm thấy để thu thập và tổng hợp
dữ liệu.
• Bước 2: Lập chỉ mục (Index): Lưu
trữ và sắp xếp nội dung được tìm
thấy từ quá trình thu thập thông tin.
Khi một trang web đã có trong chỉ
mục (được lập chỉ mục), trang đó sẽ
được hiển thị trong kết quả của các
truy vấn có liên quan.
• Bước 3: Xếp hạng (Rank): Cung cấp
các nội dung đáp ứng tốt nhất truy
vấn của người tìm kiếm. Các kết quả
được sắp xếp theo thứ tự từ phù hợp
nhất đến ít liên quan nhất.
Các thuật toán của Google

Để có thể SEO web nâng cao  Thuật toán Panda (gấu trúc)
thứ hạng của website trên bảng  Thuật Toán Penguin (Chim Cánh
xếp hạng của các công cụ tìm Cụt)
 Thuật toán Pirate
kiếm như google (công cụ tìm
 Thuật toán Hummingbird (chim
kiếm phổ biến nhất Việt Nam)
ruồi)
thì cần năm rõ các thuật toán  Thuật toán Pigeon (chim bồ câu)
chính của google để không vi  Thuật Toán Mobile Friendly
phạm các chính sách và ảnh  Thuật Toán RankBrain
hưởng đến kết quả SEO web  Thuật toán Possum
 Thuật Toán Fred
Các thuật toán của Google

1.Thuật toán Panda (gấu trúc)

Thuật toán Panda thường tìm đến các


website có chất lượng nội dung thấp,
nghèo nàn, spam, hoặc copy từ trang
khác, tràn ngập từ khóa, nội dung và từ
khóa không liên quan ăn khớp…. Những
website vi phạm các lỗi này sẽ bị thuật
toán Panda xử lý và không được chấm
điểm chất lượng do đó việc nâng cao
thứ hạng website và lên top từ khoá là
không thể.
Ví dụ về Web bị phạt bởi thuật toán Gấu trúc
Ví dụ về thuật toán Gấu trúc báo cáo tỷ lệ trùng lặp

Tỷ lệ Duplicate content ở mức lớn hơn 10% thì bị phạt


Thuật toán Panda sẽ trừng phạt một số yếu tố nội dung sau:

• Nội dung sơ sài: Các trang web với nội dung không phù hợp, thiếu xác đáng, ít thông tin, ít
nguồn.
• Nội dung sao chép (đạo văn): Các nội dung bị sao chép trên Internet nhiều hơn một lần hoặc
bị lặp lại trên website quá nhiều lần (ví dụ như trang web bán hàng chứa các trang có mô tả các
sản phẩm giống nhau, chỉ khác biệt về giá cả).
• Nội dung chất lượng kém: Các website có nội dung không giá trị cho người dùng bởi thông tin
không sâu.
• Trang web thiếu uy tín, thẩm quyền: Một số trang web bị đánh dấu do nguồn thông tin không
rõ ràng.
• Content farming: Trang web chứa nhiều nội dung tổng hợp, sao chép từ nhiều website khác chỉ
với mục đích tăng thứ hạng trang.
• Nội dung tự tạo chất lượng thấp: Các nội dung mắc lỗi chính tả, quá ngắn.
• Tỷ lệ nội dung quảng cáo lớn: Các trang web được tạo nên nhằm chạy quảng cáo với tỷ lệ nội
dung quảng cáo lớn hơn nội dung thường.
• Website bị chặn bởi người dùng: Một số trang bị chặn trực tiếp bởi người dùng trên công cụ
tìm kiếm bằng công cụ Chrome browser extension cho thấy trang có nội dung kém, spam.
• Nội dung không khớp với từ khóa tìm kiếm: Nội dung không phù hợp, không đáp ứng được
nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
• Nội dung tràn ngập từ khóa: Nội dung nhồi nhét từ khoá nhằm tăng thứ hạng.
• Nội dung spam: Nội dung được tạo bởi người dùng như bình luận,…
Cách để tránh hình phạt từ Panda

• Kiểm tra định kỳ các trang web đảm bảo nội dung có tính duy nhất
• Kiểm tra và xử lý trùng lặp nội dung, Tittle hay thẻ H1 (nếu có)
• Tránh nhồi nhét từ khoá
• Đảm bảo độ dài và chất lượng nội dung
2.Thuật toán Google HummingBird (Thuật toán chim ruồi)

Google HummingBird được ra mắt để nhận


diện từ khóa đuôi dài dựa trên ý định của
người dùng, mang đến cho người dùng
những kết quả tìm kiếm chính xác và
nhanh chóng.

Cụ thể thuật toán có khả năng phân tích


ngữ nghĩa của từ khóa, thời gian, vị trí, bối
cảnh người dùng khi họ thực hiện truy vấn
thay vì chỉ mang đến kết quả tìm kiếm theo
từ khoá riêng lẻ
Phương pháp nâng cao thứ hạng đối với thuật toán Google
HummingBird

• Xây dựng nội dung chuẩn SEO trên website hướng đến đối tượng khách hàng
rõ ràng.
• Đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ.
• Đảm bảo nội dung triển khai trên website đa dạng ngữ nghĩa từ khóa trên
website vì Hummingbird còn chú ý đến các từ khóa phụ, từ khóa bổ nghĩa và
từ khóa ngữ nghĩa chứ không chỉ dựa trên mật độ từ khoá chính.
• Xây dựng website thân thiện, đảm bảo chất lượng nội dung, tối ưu hình ảnh
chuẩn SEO và nội dung trên từng trang.
• Từ khoá sử dụng trong các bài viết cần dễ hiểu, thân thiện với người dùng.
• Cấu trúc web cũng cần được trình bày rõ ràng, liên kết Backlink thân thiện.
3.Thuật toán Google Possum

Để cung cấp kết quả tìm kiếm địa phương


tốt hơn, phù hợp hơn dựa trên vị trí của
người dùng.

Ở Việt Nam việc cạnh tranh thương mại


không lành mạnh như nhái thương hiệu,
mua tên miền, thiết kế 1 website y hệt
nhau để cạnh tranh không lành mạnh thì
Thuật toán Possum có chức năng xử lý
các trang web này.
Làm thế nào để tối ưu địa chỉ trang web của bạn sao cho thân
thiện với Possum?

• Tạo địa chỉ doanh nghiệp rõ ràng: là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh
nghiệp, thương hiệu của bạn uy tín hơn trong mắt người dùng. Đồng thời, tạo
địa chỉ rõ ràng giúp đảm bảo thứ hạng cho web trên tìm kiếm địa chỉ doanh
nghiệp.
• Sử dụng từ khóa khéo léo: Khi quét qua trang web của bạn, Google sẽ hiểu
hơn về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động để có đánh giá
chính xác hơn về việc sắp xếp thứ hạng khi người dùng truy vấn.
4.Thuật toán Google Pirate
Để giảm xếp hạng những trang web
thường xuyên nhận được khiếu nại về việc
tải lên nội dung sao chép trái phép, vi
phạm bản quyền (có bản quyền như: ăn
cắp nội dung, bảo vệ sở hữu trí tuệ).

• Thuật toán Google Pirate đã phạt những


trang web nhận được báo cáo vi phạm
bản quyền trong tác vụ thủ công của
Google Search Console.
• Phần lớn các trang web bị ảnh hưởng là
nội dung vi phạm bản quyền trong âm
nhạc, phim,…
5.Thuật toán Mobile Friendly
Thuật toán Mobile Friendly để đánh giá
mức độ thân thiện của các trang web có
trên công cụ tìm kiếm này với thiết bị di
động của bạn.

Mobile Friendly sẽ đánh giá và xếp hạng các


web dựa trên các mức độ tối ưu hóa và tương
thích của website của bạn với thiết bị di động
khách hàng. Google đã đưa thuật toán Mobile
Friendly trở thành một yếu tố quan trọng quyết
định đến thứ hạng của từ khóa.
6. Thuật toán Google RankBrain
Dựa trên trí tuệ nhân tạo Machine
Learning giúp cải thiện kết quả tốt nhất với từ
khóa truy vấn dựa trên ý định người dùng.

Thuật toán RankBrain để xử lý các


website thiếu sự liên quan đến truy vấn cụ
thể, trải nghiệm người dùng trên website
kém
Cách giữ vững thứ hạng qua các lần cập nhật thuật toán Google
RankBrain

• Với những từ khóa liên quan đến tra cứu kiến thức, nội dung cần phải
sâu, có nguồn chính xác, uy tín.

• Với những từ khóa có tính tức thời như: thiên tai, dịch bệnh,… cần
cập nhật liên tục, mới và xác thực.

• Xây dựng uy tín một cách tự nhiên, chú trọng đào sâu chủ đề chính
bao phủ toàn bộ web nhằm tối ưu thông tin người dùng tìm kiếm từ
khóa.

• Sử dụng đa dạng từ khóa cho nội dung thay vì SEO truyền thống sử
dụng lặp lại một từ khóa nhất định với nhiều biến thể tương đồng.
7.Thuật toán Google Pigeon (Thuật toán chim bồ câu)

Pigeon là một thuật toán của Google được thiết kế giúp


đưa ra các tham số xếp hạng dựa trên khoảng cách và vị trí.

Vệc tối ưu kém, thiết lập Google My Business vị trí, hoặc


mâu thuẫn các thông tin liên hệ của doanh nghiệp như
google map, địa chỉ trên website, số điện thoại liên hệ… sẽ
bị thuật toán Pigeon xử lý.

Google Pigeon sẽ tập trung vị trí địa lý của người dùng và


truy vấn mà người dùng yêu cầu để sàng lọc, sau đó trả về
kết quả tương ứng theo yêu cầu.
8.Thuật toán Google Penguin (Thuật toán chim cánh cụt)

Hạ xếp hạng các trang web chứa hồ sơ có


liên kết spam và các trang web thao túng
trọng lượng liên kết. Google Penguin xử
lý chất lượng liên kết và xử phạt những
trang web mua backlink từ các trang của
bên thứ ba.
Các site sẽ bị thuật toán Google Penguin trừng phạt:

1. Link schemes: tham gia mạng liên kết nhằm thao túng xếp hạng:
1. Thao túng, trao đổi liên kết quá mức
2. Mua bán backlink từ những website kém uy tín, tạo nên sự phổ biến
“ảo”
3. Sử dụng tool để tạo backlink ảo cho website
2. Lạm dụng từ khoá: Sử dụng số lượng lớn từ khóa hay lặp đi lặp lại từ
khoá nhằm thao túng xếp hạng tìm kiếm sẽ có thể bị Penguin để ý.
3. Tối ưu quá đà: Tối ưu quá nhiều về Anchor Text.
4. Liên kết không tự nhiên: Các đường link dẫn thiếu tự nhiên, có nội dung
không khớp với mô tả đường dẫn từ bên thứ ba có thể bị Penguin đánh
dấu spam.
9. Thuật toán Google Zebra (Thuật toán ngựa vằn)
Thuật toán Google Zebra tập trung hướng
đến những website spam liên kết trên
những mạng xã hội phổ biến như
Facebook, Twitter,…

Những hành động sau đây sẽ bị Google Zebra đưa vào tầm ngắm
• Post 1 link lên mạng xã hội và share tiếp tục link đó nhiều lần.
• Spam liên kết trong comment của người khác, hoặc lên những group
không liên quan đến nội dung.
• Đăng nhiều link lên tường nhà bạn mà không có bất kỳ nội dung nào
bổ ích cho người đọc.
• Sử dụng mạng xã hội chỉ để SEO.
• Mạo danh tài khoản người khác.
• Tham gia những Forum hoặc dùng thủ thuật để tăng Followers
không chính đáng.
• Spam liên kết trên trang cá nhân Google+
• Mạo danh tài khoản Google+
Làm sao để tránh tầm ngắm của thuật toán ngựa vằn

• Tạo tài khoản Google+ thật chất lượng


• Tạo các tài khoản phụ linh hoạt để tương tác, tích cực hoạt động
• Chọn lọc hội nhóm, cộng đồng để tham gia chia sẻ liên kết
• Có kế hoạch cụ thể, không spam tràn lan khi chia sẻ
• Chỉ post những liên kết hữu ích, thêm vào là vài dòng chú thích về
nội dung
• Tên tài khoản Google Plus phải đúng điều khoản đặt ra, không nên
dùng tên sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, nếu bị xử phạt một lần thì
rất khó để phục hồi độ uy tín tài khoản
• Tuyệt đối không được tham gia trao đổi hoặc dùng thủ thuật để
tăng Followers
10.Thuật toán Google Fred
Thuật toán Google Fred được thiết kế
nhắm đến chiến thuật SEO Blackhat. Mục
đích lọc các trang chất lượng thấp khỏi kết
quả tìm kiếm có mục tiêu chính để kiếm lợi
từ quảng cáo và liên kết đến các trang web
khác .
Các trang website dưới đây sẽ bị thuật toán này “sờ gáy”
• Hiển thị quảng cáo sai lệch hoặc lừa đảo
• Hiển thị quảng cáo có khả năng đánh lừa người dùng click chuột
• Bao phủ bởi những link dẫn, quảng cáo, nội dung kém chất lượng
• Gặp vấn đề về trải nghiệm người dùng
• Tích hợp di động kém
• Nội dung trang sơ sài
• Lạm dụng quảng cáo
• Các trang web với rất nhiều liên kết ngoài.
3.2 SEO là gì?

SEO là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa


website thân thiện với công cụ tìm kiếm nhằm nâng
cao thứ hạng của website trên bảng xếp hạng của
các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing,
Yahoo, …
Các thành phần chính cuả SEO
Các thành phần chính cuả SEO

SEO Onpage: Là tập hợp các phương


pháp tối ưu các yếu tố trên trang web của
bạn bao gồm: các trang con, nội dung bài
viết, các thao tác lướt, thời gian load,… để
cuốn hút hơn, đem lại trải nghiệm hài lòng
nhất của người dùng.

SEO Offpage: Là tập hợp các thủ thuật tối


ưu hóa các yếu tố bên ngoài website như:
xây dựng các liên kết (backlink) trên các
kênh mạng xã hội, các kênh uy tín trong
ngành,… để giúp kéo về nhiều traffic (lưu
lượng truy cập) hơn.
SEO – Search Engine Optimization

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là tổng hợp các giải pháp
nhằm nâng cao thứ hạng từ khóa và website của một doanh
nghiệp trong trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (ví dụ
Google).
SEO web, SEO từ khóa, khi người dùng truy vấn thông tin
sản phẩm/ dịch vụ thông qua các nền tảng tìm kiếm thì
website của doanh nghiệp luôn nằm trong Top trang kết
quả của các công cụ tìm kiếm
Ví dụ về SEO – Search Engine Optimization
Các trang có thể làm SEO
Các trang có thể làm SEO
● SEO Google: Phổ biến nhất, nhưng phức tạp, có công cụ
phân tích đánh giá
● SEO Facebook: Cách làm SEO facebook thì không phức
tạp như google. Tuy nhiên bạn không thể kiểm soát, quản
lý và đánh giá. Vậy nên thường ít ai làm SEO facebook,
mà chỉ có tối ưu Facebook để mong nhận lại được càng
nhiều traffic càng tốt.
● SEO youtube: Youtube mang lại traffic cực kì tốt. Tuy
nhiên làm SEO Youtube cũng quá phức tạp, và đòi hỏi
quan trọng nhất là nội dung video.
Chuẩn SEO là gì?

Là những tiêu chuẩn cần áp dụng cho bài viết để được


Google xếp hạng cao. Các tiêu chuẩn đó liên quan đến thiết
kế của bài viêt, tiêu đề, bố cục, hình ảnh, nội dung.

Bài viết chuẩn SEO là dạng bài viết cân


bằng cả hai yếu tố là có làm hài lòng cả
người dùng và bộ máy tìm kiếm
Một bài viết chuẩn SEO
Một bài viết chuẩn SEO cần được đáp ứng về các yếu tố cơ bản sau:

● Thẻ tiêu đề (Title tag)


● Meta description
● Heading trong bài viết
● Hình ảnh
● Chất lượng nội dung
● Mật độ từ khóa
● Dùng từ in nghiêng in đậm cho những nội dung chính, nếu có chứa
từ khóa thì càng tốt.
Cấu trúc bài viêt chuẩn SEO
Cách viết bài viết chuẩn SEO
Xây dựng bố cục của bài viết chuẩn SEO

1. Tiêu đề
 Tiêu đề dưới 70 ký tự (tốt nhất từ 60-65 ký tự).
 Tiêu đề cần có từ khóa chính. Để tối ưu nhất, từ khóa chính nên nằm
bên trái tiêu đề.
Ví dụ: Bài viết chuẩn SEO là gì? Hướng dẫn cách viết
bài chuẩn SEO

• Mỗi bài viết chỉ nên có 1 tiêu đề.


• Tiêu đề cần có sức hấp dẫn và không bị trùng lặp với đối thủ.
• Tránh nhồi nhét từ khóa.
• Sử dụng con số và các tính từ mạnh để làm tăng tính đáng tin cho bài
viết.
Độ dài của bài viết

● Tối thiểu là 1000 từ tối đa là 4000 từ


Phần mở bài:
● Sau tiêu đề phần mở bài được xem là rất quan trọng
● Đoạn này có tên gọi khác là Sapo. Chúng nên dưới 150 ký tự, (tốt nhất lên ở
khoảng 120-150- ký tự) nên đi thẳng vấn đề mang tính gợi mở, nêu đúng vấn đề
để người đọc tiếp tục đọc tiếp những nội dung tiếp theo.
● Đoạn Sapo cần đưa từ khóa chính để đạt chuẩn SEO.
● Từ ngữ trong thẻ Meta Description cần ngắn gọn xúc tích, hấp dẫn người dùng và
chứa nội dung chính.
● Thẻ Meta cần có tối đa 120 ký tự để phù hợp với giao diện desktop và tối ưu trên
di động.
● Thẻ Meta cần giải quyết nỗi đau của của người dùng.
● Tránh nhồi nhét từ khóa vào Meta.
Phần thân bài:

● Đây chính là phần sẽ giải đáp nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Bên cạnh đó,
bạn cần đưa ra các giải pháp hoặc hướng dẫn, các lưu ý bổ sung để tăng tính hấp
dẫn và hữu ích. Thân bài sẽ gồm nhiều đoạn có thể chia chúng ra thành nhiều
Heading.

Ví dụ: Tiêu đề 2 sẽ gồm 2 ý thì có Heading 2 (từ khóa chính), Heading


2.1(từ khóa phụ), Heading 2.2 (từ khóa liên quan).
Lưu ý khi viết thân bài

 Bài viết cần có thông tin chính xác, đầy đủ, có chiều sâu, không lạc đề, không
lan man.
 Giữa các đoạn, nên bổ sung hình ảnh, Infographic, CTA,… Giúp content thêm
tính hấp dẫn, đồng thời giúp mắt được nghỉ ngơi, và không bị mỏi khi đọc liên
tục.
 Nên có ngắt xuống dòng khi hết đoạn, hay hết một ý từ 3-4 câu để người đọc
không bị chán nản khi đọc.
 Phân bổ từ khóa khắp bài theo tiêu chuẩn từ 1-3 % theo số chữ. Ví dụ bài
1000 từ nên có từ 10 từ khóa chính trở lên.
Phần kết bài

Đây là phần tóm tắt nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của bài viết. Chúng
nên có từ 100-150 từ. Đây cũng là phần bạn cần nhắc đến thương hiệu của
mình, kêu gọi hành động, dẫn nguồn và trích nguồn nếu cần
Lưu ý về hình ảnh
• Nên chọn ảnh đuôi .jpg, dùng keyword
không dấu cho ảnh.
• Kích thước cho ảnh nổi bật: 1200 x 628
pixel. Ảnh chèn bài viết nên ở 600×400
pixel.
• Căn giữa và chú thích cho hình ảnh bài
viết.
• Mỗi bài nên có tối thiểu 1 ảnh Unique
(tự thiết kế) để mang tính thương hiệu
cho bài viết.
• Nên 250 chữ sử dụng 1 ảnh minh họa.
• Ảnh càng sắc nét càng tốt.
Thảo luận

1. Có những loại SEO nào?


2. KPI trong SEO
3. Quy trình làm SEO
Tự chọn một chủ đề và viết content cho chủ đề đó

● Bảo vệ Sức khỏe


● Review sản phẩm công nghệ
● Bí quyết làm đẹp
Các chỉ số đo lường hiệu quả SEO đơn giản

• Traffic – Lưu lượng truy cập vào website hoặc ứng dụng.
• Ranking – Xếp hạng của nội dung hay từ khoá.
• Conversions – Các chuyển đổi có được từ tìm kiếm tự
nhiên (SEO).
• Backlink – Các liên kết mà website có được.
Quy trình SEO

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa và xác định mục tiêu


Bước 2: Lên Timeline và tối ưu Onpage
Bước 3: Các hoạt động offpage
Bước 4: Kết quả và phân tích

You might also like