You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

KỸ THUẬT SEO ON-PAGE

Môn học: Thương mại điện tử

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà

Nhóm thực hiện nghiên cứu:

Nhóm 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Nhóm 1

STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ

Phân công công việc, tổng hợp word,


1 Lê Ngọc Anh Thy
powerpoint

Phân công công việc, nội dung chương


2 Nguyễn Anh Tài
2, powerpoint

3 Đỗ Võ Đạt Thành nội dung chương 3,

4 Bùi Thị Thúy Diễm nội dung chương 2,

5 Mai Thị Tuyết Chinh Làm nội dung chương 1,

Chạy spss, làm nội dung chương 4,


6 Thẩm Thủy Tiên
powerpoint

7 Nguyễn Nam Nhất Làm nội dung chương 1,

8 Vương Khánh Hà nội dung chương 2,

9 Nguyễn Trường Nhân nội dung chương 2,

10 Bùi Hoàng Anh Thư nội dung chương 2,

11 Nguyễn Thị Nhật Vy nội dung chương 2,

2
MỤC LỤC
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...................................................................................................2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................4
1.1 Khái niệm........................................................................................................................4
1.2. Tầm quan trọng của SEO On-page.............................................................................4
1.3. Các yếu tố SEO quan trọng..........................................................................................4
CHƯƠNG 2: 17 KỸ THUẬT SEO ON-PAGE.....................................................................5
2.1 Xác định keyword mục tiêu cho mỗi page....................................................................5
2.2 E-A-T...............................................................................................................................5
2.3. Title: Thẻ tiêu đề trang.................................................................................................5
2.4. Meta Description: Thẻ mô tả meta..............................................................................6
2.5. Keyword tag ( Meta Keywords):..................................................................................7
2.6. Heading tags:.................................................................................................................7
2.7. Image – Tối ưu hình ảnh...............................................................................................8
2.8. Anchor text...................................................................................................................10
2.9. Internal link.................................................................................................................11
2.10 Cấu trúc URL thân thiện...........................................................................................12
2.11 Tối ưu khả năng đọc: Làm nổi bật các phần text quan trọng................................13
2.12 Tạo liên kết ra ngoài trang (Outbound link) tới nguồn tin cậy..............................13
2.13 Tối ưu để có đoạn trích nổi bật.................................................................................14
2.14 Tích hợp các nút chia sẻ lên mạng xã hội.................................................................14
2.15 Giữ chân người đọc ở lại trang lâu hơn....................................................................14
2.16. User Engagement: Sự tham gia của người dùng....................................................14
2.17. Tối ưu điều hướng trang web...................................................................................14
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................15
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI.....................................................................................................16

3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm
SEO Onpage:
- Là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên trang
web, các trang con và được lặp lại nhiều lần khi đăng các bài viết mới. Mục
đích là cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả của các công cụ tìm kiếm,
giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Một số hoạt động SEO Onpage bao gồm:

 Nghiên cứu từ khóa: Phân tích các loại từ và tần suất được sử dụng bởi
các khách hàng tiềm năng để tìm một dịch vụ hoặc sản phẩm của thương
hiệu. Hiểu ý định của họ và mong đợi của người dùng từ tìm kiếm của họ.
 Kiểm toán kỹ thuật: Đảm bảo trang web có thể được thu thập và lập chỉ
mục, được nhắm mục tiêu theo địa lý chính xác và không có lỗi hoặc rào
cản kinh nghiệm người dùng.
 Tối ưu hóa tại chỗ: Cải thiện cấu trúc trang web, điều hướng nội bộ, căn
chỉnh trên trang và mức độ phù hợp nội dung để giúp ưu tiên các khu vực
chính và nhắm mục tiêu cụm từ tìm kiếm có liên quan.
 Trải nghiệm người dùng: Đảm bảo nội dung cho thấy chuyên môn,
quyền hạn và sự tin cậy, sử dụng đơn giản, nhanh chóng và cuối cùng
cung cấp trải nghiệm tốt nhất có thể cho người dùng chống lại đối thủ.

1.2. Tầm quan trọng của SEO On-page

- SEO ONPAGE rất quan trọng vì nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu trang
web của bạn và nội dung của nó, cũng như xác định xem nó có liên quan đến
truy vấn của người tìm kiếm hay không.

- Khi các công cụ tìm kiếm ngày càng trở nên phức tạp hơn, người ta càng tập
trung nhiều hơn vào mức độ liên quan và ngữ nghĩa trong các trang kết quả của
công cụ tìm kiếm

1.3. Các yếu tố SEO quan trọng


Rất quan trọng

 Crawlability: Đảm bảo Bot có thể truy cập được trang để thu thập và
đánh chỉ mục
 Unique: Nội dung Độc đáo, duy nhất có giá trị

4
 Speed: Tốc độ load trang nhanh 3-5 giây
 True Targeted Keyword: Lựa chọn đúng từ khóa mục tiêu cho Content

Quan trọng

 Keyword xuất hiện trong các Tag quan trọng như: Title, Description, H1,
URL, Anchor text của internal link, ATL của ảnh
 Liên kết nội bộ trỏ đến những nội dung liên quan
 Giao diện đáp ứng, tương thích với nhiều thiết bị
 Dữ liệu có cấu trúc, giàu thông tin (Rich Snippets, Data structured)
 Nội dung được cập nhật thường xuyên 

Khá quan trọng

 Keyword xuất hiện trong: Body content, Bold/Italic,


 Sử dụng Canonical chính xác
 Kiểm tra broken links
 Content thể hiện trực quan sinh động
 Valide W3C HTML, CSS, Javascript 

CHƯƠNG 2: 17 KỸ THUẬT SEO ON-PAGE


2.1 Xác định keyword mục tiêu cho mỗi page

Việc đầu tiên là cần phải xác định được từ khóa mục tiêu cho mỗi trang, bạn
không làm việc này sẽ lãng phí thời gian và công sức cho các nỗ lực SEO sau
này.
VD: Lấy ví dụ với bàn phím Fuhlen nhé! Bạn sẽ mong muốn nhìn thấy nội dung
gì khi Research Keyword “bàn phím Fuhlen giá rẻ”?
Tham khảo giá?
Mua bàn phím Fuehlen?
Hay infor về thương hiệu bàn phím Fuehlen?
Có phải bạn muốn tìm được thông tin về tối thiểu 5 loại bàn phím Fuehlen &
review chi tiết giá, cũng như tính năng của chúng?

5
Tìm
hiểu thông tin về bàn phím Fuehlen
Tìm từ khóa “bàn phím fuhlen giá rẻ” trên Google. Vậy thì còn từ khóa “Bàn
phím Fuehlen sm681”?
=> Bạn đã có ý định mua sản phẩm này và chỉ đang chọn nhà cung cấp chất
lượng mà thôi!
Từ các ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng:
Ẩn sau mỗi từ khóa được search là một ý định của người dùng! Điều này đồng
nghĩa: Nếu chọn lựa đúng các từ khóa chứa ý định mua sản phẩm, bạn sẽ tăng
tỉ lệ chuyển đổi của mình hơn!
2.2 E-A-T
EAT viết tắt của từ Chuyên môn, Tính thẩm quyền và Độ tin cậy, là khuôn khổ
mà người đánh giá của Google sử dụng để đánh giá người tạo Content, trang
web và các trang web nói chung.
Để làm rõ EAT trong SEO, ta cần làm rõ từng tiêu chí của nó:
Expertise – Tính chuyên gia
Xác định tính chuyên gia của người viết bài. Nói dễ hiểu hơn là người viết
bài cần có chuyên môn, am hiểu, và kinh nghiệm trong những thông tin được
đưa ra trong bài viết.
VD: Một content về y dược được viết bởi 1 sinh viên tài chính là không có tính
chuyên gia, một nội dung về luật được biết bởi 1 nhân viên SEO đơn thuần cũng
vậy.

6
Authoritativeness – Tính thẩm quyền
Thẩm quyền của người viết bài, nội dung chính và bản thân chính website. 
Thoạt nghe thì có vẻ khá khó hiểu, tuy nhiên bạn có thể nhìn tính thẩm quyền
theo cách sau: website, nội dung, tác giả có được nhắc tới nhiều trên các trang
khác, mạng xã hội uy tín không?
Hay dễ hiểu hơn nữa là các nội dung trên trang hay chính website và tác giả
đang có nhiều backlink từ những website lớn và uy tín không?
Ngoài ra, nội dung trên site cũng phải liên quan đến chủ đề của toàn site, và là
một nguồn uy tin cho người đọc.
Ví dụ: khi tìm kiếm lời bài hát cho các bài hát của Coldplay, thì nguồn thông
tin có thẩm quyền nhất là website chính thức của họ
.
Hơn nữa kể cả viết nội dung liên quan đến luật pháp thì SEONGON cũng sẽ
không phải là một trang đủ tính thẩm quyền cho vấn đề này.
Trustworthiness – Độ tin cậy
Tiêu chí này đo độ tin cậy của người viết bài, nội dung chính và của chính
website. 
Chúng ta thường đánh giá độ tin cậy ban đầu của một người thông qua diện
mạo, cách ăn mặc, phong thái, cách nói chuyện của họ, v.v đa phần là những
yếu tố trực quan.
Vậy đối với một website hay một nội dung trên site cũng vậy, bạn cần phải có
những nội dung và yếu tố chứng minh độ đáng tin cậy của website như trang
giới thiệu, chính sách, độ an toàn bảo mật cao, v.v

Một số cách cải thiện EAT cho SEO:

 Cải thiện danh tiếng thương hiệu của bạn


 Kiểm tra và cải thiện chất lượng Content hiện có của bạn
7
 Thêm tên Tác giả & tiểu sử cho tất cả Content
 Đầu tư vào thương hiệu cá nhân
 Cắt giảm hoặc Chỉnh sửa nội dung EAT thấp
 Làm cho nó dễ dàng truy cập và tiêu hóa

2.3. Title: Thẻ tiêu đề trang


Title tags: Thẻ tiêu đề của trang, thường được sử dụng trên trang kết quả của
tìm kiếm (SERPs) hiển thị trong các đoạn preview, rất quan trọng đối với SEO
và người dùng, bởi đây là thông tin bạn cung cấp cho người tìm kiếm. 
Lưu ý về thẻ Title:

- Mô tả thông tin quan trọng nhất của trang


- Chứa từ khóa ngay phần đầu của thẻ
- Nội dung duy nhất, không trùng lặp cho từng page
- -Độ dài từ 35 – 65 ký tự (không để quá ngắn hoặc quá dài) 

Ví dụ:

Nội dung thẻ Title xuất hiện trên Tab của trình duyệt và trong code HTML:

<title>Quy trình SEO website 6 bước: Lên top Google nhanh và bền
vững</title> 

Xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google như sau: 

8
2.4. Meta Description: Thẻ mô tả meta
Meta Descriptions là thuộc tính HTML cung cấp lời mô tả ngắn ngọn (100-
155 ký tự) về nội dung của trang web. Meta description được sử dụng trong các
kết quả tìm kiếm hiển thị preview cho trang web, tương tự như Title tag, là 2
thông tin quan trọng quyết định khách tìm kiếm có đến trang web của bạn
không. 
Thông tin thẻ Description thể hiện như hình phía trên của Title tag.

Một số lưu ý về Description

 Mô tả ngắn gọn nội dung trang web của bạn


 Mô tả duy nhất, không trùng lặp cho từng trang
 Độ dài khuyến nghị từ 100-155 ký tự
 Đặt từ khóa chính ngay phần đầu của thẻ mô tả 

Ví dụ:

9
2.5. Keyword tag ( Meta Keywords):
Meta Keywords là một loại thẻ meta HTML nằm tại phần head trong mã HTML
của website và giúp cho công cụ tìm kiếm biết chủ đề của trang là gì. Từ khóa
meta được phân biệt với từ khóa thông thường bởi vì chúng xuất hiện ẩn trong
mã nguồn của trang của bạn, thay vì hiển thị trực tiếp trên nội dung.
Ví dụ:

2.6. Heading tags:


Thẻ heading là thẻ tiêu đề, dùng để khái quát những nội dung chính của trang
web. Trong tiếng Anh, người ta dùng từ đầy đủ là Heading Tag để mô tả loại
thẻ này.
Các thẻ Heading là yếu tố xếp hạng rất quan trọng với SEO đặc biệt là thẻ H1,
các thẻ H2 nó giúp Cấu trúc và phân cấp Content trên trang rõ ràng thân thiện
và dễ tiêu hóa hơn với cả người dùng và Search Engine

 H1: thường có nội dung tương tự thẻ Title, có chứa từ khóa ngay phía


đầu và chỉ sử dụng duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi trang
 H2: nội dung tổ chức thành các mục và mỗi thẻ H2 thể hiện những điểm
chính của từng đoạn trong bài viết, H2 có chứa từ khóa 1 lần, và chứa các
biến thể của từ khóa.
 H3-H6: Tương tự như vậy sử dụng H3-H6 để phân cấp Content nếu mục
cha của nó có nhiều mục con 

Ví dụ:

10
2.7. Image – Tối ưu hình ảnh
Công cụ tìm kiếm không hiểu thông tin hình ảnh vì thế bạn cần tối ưu hóa hình
ảnh
Hình ảnh liên quan rất quan trọng trong SEO
1 hình ảnh ấn tượng có thể có giá trị hơn 1000 lời nói vì vậy hình ảnh rất quan
trọng trong nội dung của bạn và mỗi nội dung nên có ít nhất 3 hình ảnh, đặt ở
ngữ cảnh nội dung liên quan để thể hiện rõ hơn về thông tin bạn muốn truyền
tới tới người đọc.
Tối ưu hình ảnh trước khi upload: Resize, Compression
Chọn định dạng file: GIF, JPG, PNG
Sử dụng tên ảnh, thuộc tính ATL, để mô tả ảnh
Đặt tên không dấu phân tách các từ bởi ký tự gạch ngang ví dụ: vi-tri-dat-tu-
khoa-seo-onpage.png
Dung lượng không nên quá 100K cho ảnh lớn, 50K cho ảnh trung bình, 30K
cho ảnh nhỏ
Đặt ảnh ở các vùng text có nội dung liên quan tới hình ảnh
Ví dụ:

11
6 bước tối ưu SEO hình ảnh đơn giản và nhanh chóng:
Bước 1: Sử dụng keyword trong tên ảnh
Bước 2: Sử dụng keyword trong thuộc tính ALT của ảnh
Bước 3: Tối ưu trang có chứa hình ảnh
Bước 4: Đặt những hình ảnh gần nội dung có chứa từ khóa
Bước 5: Giới hạn số hình ảnh trên 1 trang
Bước 6: Sử dụng chia sẻ hình ảnh lên các trang, mạng xã hội

2.8. Anchor text


Anchor text là đoạn văn bản đặt trong siêu liên kết dẫn link sang một trang nội
dung khác, thường sử dụng text màu xanh và gạch chân.
Nếu 2 liên kết trong một bài viết cùng dẫn tới một URL thì chỉ liên kết đầu tiên
được tính bởi Google, vì thế bạn hãy lưu ý không nên dùng quá 2 anchor text để
dẫn tới cùng 1 URL.
Trên một bài viết có thể dẫn nhiều anchor text theo từng mục trong nội dung và
lưu ý dẫn trong ngữ cảnh tới các nội dung liên quan, đặt các từ khóa trong
anchor text phù hợp với nội dung của trang đích được dẫn link
Ví dụ
Nguồn :

12
<a href="https://seothetop.com">Văn bản neo ví dụ</a>

Các loại văn bản liên kết


● Sử dụng cụm từ chính xác
Văn bản neo là "đối sánh chính xác" nếu nó bao gồm từ khóa phản ánh trang
đang được liên kết đến. Ví dụ: ‘xây dựng liên kết’ liên kết đến một trang về xây
dựng liên kết.
● Khớp một phần từ khóa
Văn bản neo bao gồm biến thể của từ khóa trên trang được liên kết đến. Ví dụ:
'chiến lược xây dựng liên kết' liên kết đến một trang về xây dựng liên kết.
● Được gắn thương hiệu
Tên thương hiệu được sử dụng làm văn bản liên kết. Ví dụ: 'SeoTheTop' liên kết
với một bài viết trên SlideShare.
● Liên kết “trần trụi”
URL được sử dụng như một neo văn bản 'seothetop.com' trong một liên kết.
● Tên trang web
URL của trang web có văn bản liên kết được viết là “YourWebsite.com” (ví dụ:
seothetop.com)
● Tiêu đề Trang/bài đăng trên blog
Văn bản liên kết sử dụng tiêu đề của trang có liên kết trên đó (ví dụ: 14 Xu
hướng SEO hàng đầu 2018)
● Từ khóa LSI - Latent Semantic Indexing (chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn)
Từ khóa neo văn bản có liên quan đến một từ khóa được nhắm mục tiêu mà
Google show ở phía cuối trang kết quả tìm kiếm.
Ví dụ như: lời khuyên kinh doanh, lời khuyên kinh doanh cho các doanh nhân,
những câu chuyện thành công trong kinh doanh khởi nghiệp
● Chung chung
Một từ hoặc cụm từ chung được sử dụng làm neo văn bản. "Bấm vào đây" là
một neo chung chung.
● Hình ảnh
Bất cứ khi nào một hình ảnh được liên kết, Google sẽ sử dụng văn bản có trong
thuộc tính ALT của hình ảnh làm văn bản liên kết.

13
2.9. Internal link
Liên kết nội bộ là các siêu liên kết trỏ tới các trang khác trong cùng domain của
site
Liên kết nội bộ hữu ích nhất cho việc thiết lập kiến trúc trang web và quảng bá
liên kết có nội dung chất lượng.
Nếu liên kết nội bộ được tối ưu hóa tốt thì bạn có thể giữ khách truy cập lâu hơn
trên website. Sẽ giảm được tỷ lệ thoát (Bounce Rate).
Nếu trang trang web của bạn phong phú với đầy đủ các nội dung, sau đó bạn
nên đặt tối thiểu 3 và tối đa 10 liên kết nội bộ trong một trang tùy thuộc độ dài
của nội dung. Nhưng điều quan trọng là dẫn theo ngữ cảnh tới các trang liên
quan.
Hãy cẩn thận không liên kết tới một trang quá hai lần vì Google chỉ tính đầu
tiên, vì vậy điều thứ hai là lãng phí.
Liên kết nội bộ theo ngữ cảnh một cách tự nhiên trong nội dung bài viết sẽ có
giá trị tốt hơn các vùng điều hướng và tránh được các hình phạt của Google, lưu
ý không nhồi nhét mật độ anchor text quá dày dễ bị quy vào SPAM.
Liên kết đặt phía đầu nội dung có giá trị hơn các liên kết sau
Liên kết anchor text tốt hơn đặt trong hình ảnh

Ví dụ: liên kết nội bộ trên Wikipidia:

14
2.10 Cấu trúc URL thân thiện
 URL thân thiện với người dùng và có chứa từ khóa

 Độ dài không quá 75 ký tự


 URL viết thường không dấu, không chứa các ký tự đặc biệt
 Không dùng nhiều quá 3 subfolder 
Ví dụ cấu trúc URL tốt: 

15
2.11 Tối ưu khả năng đọc: Làm nổi bật các phần text quan trọng
Việc làm nổi bật những cụm từ quan trọng trong bài viết giúp độc giả tập trung
chú ý hơn tới những nội dung đó và giúp độc giả nắm bắt những thông tin chính
của bài tốt hơn, tương tự như thế đối với các công cụ tìm kiếm. 
Sử dụng các thẻ sau trong khi soạn thảo nội dung:
 Sử dụng các thẻ H1, H2, H3
 Sử dụng Anchor text
 Sử dụng keyword trong các thẻ Bold, Strong (B), In nghiêng (I), gạch
chân (U)
Những từ quan trọng được làm nổi bật trong ví dụ sau: 

2.12 Tạo liên kết ra ngoài trang (Outbound link) tới nguồn tin cậy

16
Liên kết ra ngoài website của bạn
 Dẫn link sang các bài liên quan theo ngữ cảnh
 Dẫn link ra ngoài tới các nguồn tham khảo tin cậy và có chỉ số DA, PA
cao tăng niềm tin với các công cụ tìm kiếm
 Số lượng liên kết ra ngoài khoảng 2-3 link cho mỗi bài viết, nên để
Nofollow 
2.13 Tối ưu để có đoạn trích nổi bật
Những kết quả tìm kiếm nổi bật hơn nhận được các nhấp chuột nhiều hơn?
Đoạn trích nổi bật là một loạt tính năng SERP thường hiển thị gần đầu kết quả
tìm kiếm. Họ trả lời câu hỏi của người tìm kiếm bằng một đoạn trích ngắn được
lấy từ một trong những trang xấp hạng hàng đầu.
- Làm điều này thường dễ hơn làm, quy trình cơ bản là:
1. Nằm trong top 10. Google thường lấy đoạn mã từ một trong những trang
này.
2. Đảm bảo rằng Google đã hiển thị một đoạn trích nổi bật cho nội dung
tương tự ( của site khác ). Bạn sẽ sử dụng điều này để hiểu cách “ trả lời “
truy vấn.

17
3. Cung cấp câu trả lời trên trang của bạn. Google không thể lấy từ trang
của bạn nếu nó không có ở đó.
4. Sử dụng đúng định dạng. Đoạn văn, danh sách hoặc bảng – Google và
những người tìm kiếm mong đợi thấy gì?
Nếu bạn có một số hình ảnh, công thức nấu ăn hoặc cơ hội đoạn trích nổi bật
( Feature Snippet ) tốt ( liệt kê bài viết, hướng dẫn cách làm,... ), bạn chắc chắn
nên thêm đánh dấu vào nội dung của mình. Kiểm tra về đánh dấu Dữ liệu có cấu
trúc ( Structured Data Markup ) đã được triển khai chính xác chưa, bạn có thể
sử dụng công cụ Rich Results Testing của Google.
Ví dụ:

2.14 Tích hợp các nút chia sẻ lên mạng xã hội


Như phần đầu bài viết đã trình bày, tương tác của mạng xã hội cũng là một yếu
tố xếp hạng, vì vậy bạn nên tích hợp các Plug-in cho các mạng xã hội để người
đọc dễ dàng chia  sẻ bài viết của bạn.

Tích hợp các nút chia sẻ lên các mạng xã hội như:

 Facebook
 G+
 Twitter
 LinkedIn
 Pinterest
 Post bài viết lên các trang
 Google Site
 Blog Spot 

18
2.15 Giữ chân người đọc ở lại trang lâu hơn

Cải thiện thiết kế làm tăng trải nghiệm người dùng:

 Thiết kế giao diện đẹp thu hút, đáp ứng cho các thiết bị desktop, tablet,
mobile
 Điều hướng đơn giản dễ sử dụng, đặc biệt lưu ý trên bản mobile
 Sử dụng Font chữ dễ đọc
 Các đoạn không quá dài nên để 5-7 dòng cho mỗi đoạn
 Sử dụng các Heading H2, H3 tóm lược từng nội dung quan trong cho các
đoạn
 Làm cho văn bản dễ đọc hơn, đánh dấu các text nội dung quan trọng dùng
Bold, Strong, Italic
 Có khoảng trắng phân tách giữa các đoạn
 Viết nội dung dài từ 1500 từ trở lên
 Cấu trúc nội dung tốt, dễ dàng SCAN với người đọc và máy

Cải thiện chất lượng Content:

 Cung cấp nhiều thông tin có giá trị tới độc giả
 Đảm bảo nội dung website liên quan với từ khóa mục tiêu
 Viết bài với phong cách thú vị, hấp dẫn lôi cuốn
 Thể hiện nội dung đơn giản dễ hiểu, dễ làm theo, “Nếu bạn không thể giải
thích cho đứa trẻ sáu tuổi hiểu được, thì chính bạn cũng không hiểu gì
cả”- Albert Einstein
 Sử dụng video, hình ảnh, slides, inforgraphic 

Xây dựng liên kết nội bộ theo ngữ cảnh

19
 Sử dụng internal link liên quan dẫn người đọc sang các bài viết liên quan
cùng chủ đề 

Kêu gọi hành động (CTA)

 Kích thích cái TÔI cá nhân của người đọc


 Kêu gọi hành động, khuyến khích người đọc bình luận về nội dung của
bạn.
 Tích cực phản hồi comment và những câu hỏi của người dùng 

Tốc độ tải trang nhanh chóng

 Tốc độ load trang nhanh 3-5s nếu không muốn người dùng bỏ qua và
không buồn đến trang của bạn.

2.16. User Engagement: Sự tham gia của người dùng


Nâng cao các yếu tố SEO on-page của trang web của bạn chỉ là một nửa của
trận chiến.
Một nửa còn lại nằm ở việc đảm bảo rằng người dùng sẽ không bị trả lại - mà
thay vào đó, họ sẽ tiếp tục xem nội dung của bạn, tương tác với nội dung đó và
tiếp tục quay lại để xem thêm.
Giữ chân người dùng tương tác là một thách thức lớn, nhưng chắc chắn là có thể
làm được. Để tăng mức độ tương tác của người dùng, hãy tập trung vào các khía
cạnh như tốc độ trang web, trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa nội dung,
trong số những khía cạnh khác. Bao gồm 1 số nội dung như:
1. Tỷ lệ nhấp Bounce Rate: Tỷ lệ thoát
2. (CTR)
3. Hành động từ các nguồn bên ngoài
4. Dwell-Time: Thời gian chờ
5. Các chỉ số cam kết cần theo dõi
6. Pageview: Số lần xem trang
7. Content hàng đầu
8. Khách truy cập mới so với khách truy cập cũ
9. Time on-site: Thời gian trên trang web
10.Conversion: Chuyển đổi

20
Ví dụ: Để giữ chân người dùng trên shope thì shopee phải có những hình ảnh bố
trí vừa mắt người dùng nhưng lại đơn giản dễ sử dụng. Và cần phải tối ưu tốc
độ tải thông tin lên sàn để níu chân người mua hàng ở lại càng lâu càng tốt.
2.17. Tối ưu điều hướng trang web
Điều hướng trang web tốt giúp người dùng và search engine dễ dàng tìm đến
các trang thông tin trên trang của bạn, tăng thời gian onsite
Các vùng điều hướng của site qua: Menu, Sidebar, Breadcrumb, Footer
Bên cạnh đó chúng ta có thêm 7 đề xuất để giúp tối ưu hướng website:
Hãy mô tả cụ thể các nhãn trong vùng điều hướng
1. Tránh điều hướng dựa trên định dạng
2. Tránh menu thả xuống
3. Giới hạn số lượng các mục menu đến 7 mục
4. Thứ tự điều hướng trang web rất quan trọng
5. Cách tối ưu hóa điều hướng website của bạn
6. Điều hướng trang web trên thiết bị di động

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Seo onpage là tối ưu hoá bản thân website làm sao để nó thân thiện với công cụ
tìm kiếm, thân thiện ở đây là cố gắng tùy chỉnh website đáp ứng càng nhiều tiêu
chí chấm điểm của công cụ tìm kiếm càng tốt, việc tối ưu hoá website là công
việc lâu dài, chúng ta phải xác định ngay từ đầu rằng đây không phải là công
việc "ăn ngay", mà cần có thời gian ít nhất từ 3-6 tháng

Để có được thứ hạng cao nhất nếu bạn cung cấp được và truyền tải được thông
tin về chủ đề của bạn tốt hơn nhất, hấp dẫn và hữu ích cho người đọc. Vì vậy
hãy tạo ra nội dung để độc giả yêu mến bạn khi đó công cụ tìm kiếm sẽ yêu mến
bạn

Ta có thể thấy rằng, để SEO onpage hoạt động hiệu quả nhất, trước tiên:

- Tạo nội dung chất lượng, có giá trị


- Viết theo lối tự nhieen truyền tair nội dunbg dễ hiểu, đơn giản

Điều quan trọng bạn cần phải nhớ:

- Không được đánh lừa công cụ tìm kiếm

21
- Tập trung vào cung cấp những giá trị thực sự hữu ích cho độc giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Giáo trình Thương mại điện tử trường Đại học Hutech
[2] Kỹ thuật SEO onpage có còn quan trọng với search engine (Dũng Hoàng, 2021)
[3]16 kỹ thuật SEO ONPAGE quyết định thành công của Hoài Đoàn SEO( Hoài
Đoàn, 2021)
[4] BrandsVietnam (Kỹ thuật SEO onpage,2021)

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI


1. Tại sao SEO onpage lại không được đánh lừa công cụ tìm kiếm?

Vì nếu đánh lừa công cụ tìm kiếm thì mọi thông tin và dữ liệu cần tìm kiếm sẽ
không tối ưu hóa và đôi khi còn làm sai lệch nội dung truyền tải đến người
dùng.
2. SEO có phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp không?

SEO có phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp vì với SEO mọi doanh nghiệp
có thể kiểm soát thứ hạng của mình, kiểm soát số lượng khách truy cập vào
trang web của mình. bất kể tình huống là gì, nếu doanh nghiệp đang cần một
trang web cho công ty của mình thì SEO rất quan trọng đối với sự thành công
của nó nên SEO phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp.
3. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến khủng hoảng SEO

- Các nguyên nhân phổ biến là : bị đối thủ chơi xấu bằng cách bơm link bẩn,
chiến lược link building quá đà không đa dạng, quá nhiều nội dung copy,sử
dụng thủ thuật SEO black hat…. Các nguyên nhân trên sẽ khiến bạn mắc phải
những hình phạt nghiêm khắc từ Google như: Penguin, Panda, sanbox, tác vụ
thủ công, thao túng page rank,..

- Khủng hoảng SEO có thể xảy ra bởi đồng thời các yếu tố về content, Onpage
cũng như backlink hoặc liên quan tới 1 vấn đề bạn không thể ngờ tới như …
cùng server với 1 website bị phạt. Việc xử lý không triệt để toàn bộ nguyên
nhân là trường hợp dễ xảy ra, kể cả các công ty dịch vụ SEO vẫn có thể thường

22
nhầm lẫn quá chú trọng đến 1 nguyên nhân nặng nhất.
4. SEO onpage và offpage khác nhau như thế nào?

Seo onpage được thực hiện ngay trên chính Website của bạn vì vậy bạn có toàn
quyền kiểm soát, ngược lại seo offpage là tối ưu hoá các tín hiệu bên ngoài
trang website như link building không thể kiểm soát được.

Các yếu tố xếp hạng seo onpage tập trung vào: URL, Thẻ tiêu đề, thẻ meta, từ
khoá, nội dung, tốc độ… Trong khi các yếu tố Seo Off page tập trung vào: Xây
dựng liên kết (Link Building), Social media marketing, Guest blogging,
Influencer marketing
5. Cho ví dụ về công cụ hay website giúp hỗ trợ việc nghiên cứu từ khóa

 Google Trend:

trong hình là xu hướng quan tâm của người dùng về từ khoá “Giày thể thao” qua thời
gian

 Google Keyword Planner:

23
 Keywordtool.io

24

You might also like