You are on page 1of 22

Tài liệu content

Hướng dẫn viết content

Hướng dẫn về nội dung copy và cách viết nội dung


100% không trùng lặp
1. Hướng dẫn viết nội dung 100% không trùng lặp (không copy)

Phần lớn khách hàng sẽ yêu cầu bạn viết nội dung 100% trùng lặp (không copy). Nội
dung không 100% không trùng lặp đóng vai trò quan trọng khi bạn viết những nội dung
online. Nội dung 100% không trùng lặp được Google đánh giá cao, và được xếp thứ
hạng cao hơn nhiều so với các nội dung copy.

100% nội dung không trùng lặp nghĩa là nội dung này đảm bảo không trùng lặp với (hay
copy từ) bất kỳ một nội dung nào trên internet. Nghĩa là được các bộ máy tìm kiếm như
Google hoặc máy xét nội dung online như Copyscape công nhận chưa hề xuất hiện nội
dung nào trên internet trước đó giống như vậy.

Khi viết bài cho dự án, bạn cần quan tâm đến yêu cầu dự án có cần viết 100% không
trùng lặp (không copy). Số lượng nội dung 100% không copy bạn viết càng nhiều, ngòi
viết của bạn sẽ càng có kinh nghiệm.

Phương pháp viết một nội dung sao cho 100% không trùng lặp

Nội dung để viết được 100% không trùng lặp sẽ yêu cầu tác giả sử dụng văn phong cá
nhân, theo cách diễn đạt cá nhân. Bạn vẫn có thể nghiên cứu và tham khảo các tài liệu
khác nhau. Điều quan trọng nhất là, khi bắt đầu viết - cho đến khi hoàn thành bài viết,
bạn không được nhìn tài liệu tham khảo đã đọc nữa.

Các bước cơ bản viết nội dung 100% không trùng lặp như sau:

1. Nghiên cứu tài liệu liên quan đến chủ đề cần viết
2. Lên dàn ý cơ bản, hoặc các ý chính cần viết và ghi nhớ
3. Đóng tất cả tài liệu tham khảo lại, cam kết không xem khi đang viết
4. Bắt đầu viết bài, sử dụng từ ngữ và văn phong của riêng bạn
5. Khi hoàn thành, bạn kiểm tra xem có sót ý hoặc cần điều chỉnh không

** Trích dẫn - Nội dung được phép trùng lặp, nhưng bạn phải hạn chế sử dụng
trong bài viết

Có những nội dung bắt buộc bạn phải trùng lặp so với nguyên bản. Trong dự án viết
100% không trùng lặp đôi khi bạn phải sử dụng nội dung này, tuy nhiên hạn chế tối đa
nếu có thể. Tùy vào kỹ năng từ ngữ và hành văn, những tác giả có năng lực thường vẫn
sẽ có cách điều chỉnh riêng để tái tạo nội dung trích dẫn cho không giống nguyên bản.
Tuy nhiên, là tác giả mới, bạn vẫn được phép trùng lặp với những loại nội dung trích dẫn
sau:

o Công thức
o Điều khoản trong luật
o Phát biểu của ai đó

Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO

1. Nội dung chuẩn SEO là gì?

Nội dung chuẩn SEO (Search Engine Optimization) là loại nội dung được Google và
các trang tìm kiếm đánh giá là tốt nhất. Google sẽ luôn ưu tiên vị trí cao nhất trong
thứ hạng tìm kiếm cho các nội dung chuẩn SEO.

Để xây dựng một nội dung chuẩn SEO, bạn cần nắm rõ phương pháp xây dựng một nội
dung có giá trị dành cho người đọc. Đồng thời, biết cách chuẩn hóa nội dung tối ưu
về mặt kỹ thuật SEO. Điều này đòi hỏi bạn cũng phải hiểu cách mà Google sử dụng tiêu
chí về từ khóa khi người dùng tìm kiếm như thế nào.

Hướng dẫn viết bài cho facebook


1. Tổng quan cách viết bài cho facebook

Khi viết bài cho facebook, bạn cần tưởng tượng đến bài viết sẽ hiển thị gồm 1 hình lớn.
Sau đó là nội dung gồm 3 - 5 dòng hiển thị (gồm cả tiêu đề) trong một cột nhỏ của
facebook. Chỉ khi được click vào "Xem tiếp..." thì thông tin phần còn lại mới hiện ra. Nội
dung sẽ như sau:

Các tiêu chí cơ bản dành cho bài viết trên facebook:

1. Hình ảnh:

Bài viết facebook sẽ bắt đầu bằng 1 hình ảnh, liên quan trực tiếp đến vấn đề trình bày.
Hình ảnh có thể kèm thông tin mô tả hiển thị trực quan trên hình cho người xem.

** Tiêu chí chọn lựa hình ảnh trên facebook như sau:

o Hình ảnh phải liên quan đến nội dung mô tả


o Hình ảnh phải đủ lớn, lôi cuốn và rõ ràng
o Ưu tiên hình thực tế, không nên có nhiều chữ

2. Tiêu đề:
Facebook không có chỗ riêng cho tiên đề, tiêu đề trên facebook được trình bày cùng với
nội dung. Vì vậy, khi trình bày nội dung cho facebook, bạn phải bỏ phần tiêu đề vào
chung với nội dung, và đây là phần thông tin quan trọng nhất.

** Tiêu chí của tiêu đề dành cho facebook như sau:

o Tiêu đề ở trên cùng, nằm chung với nội dung bài


o Nên nêu lợi ích và mô tả được tóm tắt nội dung
o Nên sử dụng thêm icon ở đầu để tạo điểm nhấn

3. Nội dung:

 Cần tập trung chủ lực vào 3 - 5 dòng đầu của nội dung. Thường nên miêu tả theo
kiểu liệt kê, hạn chế liên từ, chỉ sử dụng các từ có nghĩa chính.
 Nội dung cần dàn ý mạch lạc, được phân chia bằng các tiêu đề phụ xuyên suốt
nội dung
 Không viết đoạn quá dài, những đoạn nội dung chỉ nên có khoảng 5 câu.
 Không nên sử dụng câu chuyển đoạn cho nội dung facebook, đặc biệt câu dài, vì
không cần thiết.

Hướng dẫn viết bài cho sản phẩm cụ thể


1. Phương pháp xây dựng nội dung cho sản phẩm

Bài viết sản phẩm yêu cầu tác giả hiểu những nguyên tắc cơ bản để thực hiện. Việc nắm
các yếu tố này giúp bạn tạo ra được nội dung đúng yêu cầu, nhắm đúng tâm lý người
đọc và nhanh chóng hoàn thành nội dung cho bài viết với hiệu suất cao nhất.

 Nội dung đúng yêu cầu: việc này rất quan trọng, nhưng không đơn giản. Nếu sai
yêu cầu bạn sẽ phải viết đi viết lại theo yêu cầu Khách hàng, và đôi khi làm giảm
uy tín ngòi viết của bạn nếu bạn vẫn không hoàn thành được. Có rất nhiều loại
sản phẩm khác nhau, và sẽ có rất nhiều kiểu dàn ý sản phẩm khác nhau.
 Nhắm đúng tâm lý người đọc: không phải người đọc nào cũng muốn đọc nhiều,
nhưng đôi khi họ không muốn sơ sài và thông tin quá ít. Đôi khi, chính bản thân
khách hàng trong những hoàn cảnh và thời điểm khác nhau sẽ có phong thái đọc
khác nhau.
 Hoàn thành bài viết nhanh chóng và hiệu quả: bạn cần thực hiện đúng cách và
cho ra một nội dung hoàn chỉnh. Không quá thiếu kinh nghiệm, hoặc do cẩu tả
mà dẫn đến hình ảnh sản phẩm bị ảnh hưởng. Nhưng cũng không nên quá mất
thời gian và nhồi nhét những luận điểm dư thừa sẽ làm cả công việc của Khách
hàng và bạn bị trễ và bế tắc.

Tại đây, bạn sẽ biết phương pháp tốt nhất để xử lý các vấn đề này.
3 nguyên tắc nội dung của sản phẩm - Khách hàng rất quan trọng vấn đề này:

1. Sản phẩm chính là hình ảnh thương hiệu: Không được viết sai, tùy tiện thêm
những thông tin không chính xác. Không được sử dụng thông tin đối thủ, kể cả
hình ảnh, trừ khi Khách hàng bắt buộc bạn làm. Bạn có thể tỏ ra công bằng,
nhưng không được nêu nhiều nhược điểm của sản phẩm, nhược điểm chỉ nên
dùng làm nền cho ngòi viết chân thực hơn.
2. Lợi ích mà sản phẩm mang lại là nội dung chính (Hoặc thông số kỹ thuật
hoặc thuộc tính sản phẩm trong trường hợp lợi ích đã phổ biến và người đọc
đã biết quá rõ): đối với người đọc thông tin một sản phẩm nào đó, thứ duy nhất
mà người đọc quan tâm là lợi ích của sản phẩm. Nếu họ đã quá hiểu sản phẩm,
như những sản phẩm phổ thông: bút bi, tập vở... thì thứ tiếp theo mà họ quan
tâm là thông số kỹ thuật (để so sánh), và sự tiện lợi kèm theo của dịch vụ (để dễ
dàng và cảm thấy thoải mái hơn). Bạn cần tập trung vào nội dung lợi ích này, để
sản phẩm trở nên nổi bật.
3. Sản phẩm là để bán, đừng dài dòng: người đọc đã tìm hiểu nhiều và sau cùng
mới vào trang sản phẩm này, bạn chỉ có 3 giây để cung cấp thông tin và bán sản
phẩm! Hãy cho họ thấy đây thực sự là trang sản phẩm, đừng dẫn chuyện dài
dòng, lan man.

3 bước để có viết bài sản phẩm hiệu quả:

1. Bước 1: Nghiên cứu bài viết sản phẩm tương tự - Cách tạo ra dàn ý hiệu quả
nhất: Search google và đọc những bài viết đứng đầu về sản phẩm (bạn đã biết
thế nào là bài viết sản phẩm rồi đấy, tuyệt đối phải là bài viết sản phẩm). Xem
những ý chính và lên dàn ý mô phỏng tương tự. Có rất nhiều sản phẩm khác
nhau, trong nội dung bài viết này không thể nêu hết cho bạn. Nhưng xem những
bài viết được xếp hạng cao nhất là cách tốt nhất để bạn có ngay một dàn ý tốt
nhất.
2. Bước 2: Đặt tiêu đề cho bài viết sản phẩm - Nguyên tắc KBATL: Tiêu đề bài
viết sản phẩm chính là tên sản phẩm. Nếu bạn sử dụng từ khóa SEO, thì từ khóa
này cũng phải là tên sản phẩm - không gì khác. Mỗi một thông tin thêm trong
tiêu đề, bạn sẽ làm bài viết sản phẩm thu hẹp vấn đề, vì vậy hãy suy nghĩ kỹ (Ví dụ
tiêu đề sau càng dài sẽ càng làm chủ đề sản phẩm thu hẹp: Iphone -> 6 -> S -
>Trung Quốc -> Secondhand). Hãy áp dụng nguyên tắc KBATL để nếu bạn cần
thêm ý tưởng cho tiêu đề bài viết sản phẩm. (K: keyword - từ khóa, B: brand -
thương hiệu, A: adjective/attribute - tính chất/thuộc tính, T: target audience -
khách hàng mục tiêu, L: local - khu vực bán, Ví dụ: thuốc giảm cân (K) - Super Thin
(B) - hiệu quả (A) - dành cho các mẹ sau sinh (T) - của Mỹ(L))
3. Bước 3: Viết nội dung theo dàn ý - Trình bày mạch lạc - Loại bỏ yếu tố dư
thừa: Sử dụng 3 nguyên tắc nội dung sản phẩm ở trên để xây dựng nội dung bài
viết. Bài viết sản phẩm cần sự mạch lạc trong cách trình bày, vì vậy kiểu trình bày
từng phần - gạch đầu dòng được ưa chuộng hơn cách hành văn liên tục theo
đoạn dài từ trên xuống dưới. Bài viết sản phẩm cần hạn chế liên từ và các phó từ
bổ nghĩa không cần thiết. Vì người đọc có yêu cầu rất cao trong việc tìm kiếm, so
sánh và rà soát thông tin lợi ích và thông số sản phẩm, nên sẽ bị cản trở bởi các
từ nối nghĩa này. Hãy dùng các tính từ tích cực, bạn cần kiểm tra và thay thế các
tính từ tiêu cực bằng tính từ tích cực, tỷ lệ mua hàng sẽ tăng hơn.

** Đối với nội dung sản phẩm cần SEO, hãy tập trung SEO cho phần giới thiệu lợi ích
tổng quan ở đầu bài viết, bạn hãy nêu bật những lợi ích (hoặc thuộc tính) nổi bật và
cạnh tranh nhất của sản phẩm trong phần nội dung này. Hãy chèn từ khóa và SEO cho
đoạn tổng quan này.

** Một nội dung bài viết sản phẩm cơ bản nhất sẽ chia ra thành 2 phần tách
biệt rõ rệt:

1. Mô tả thuộc tính, thông số kỹ thuật - đoạn sau: gạch đầu dòng và tóm tắt
ngắn gọn. Người đọc thích lướt mắt tìm kiếm những thông số họ quan tâm của
sản phẩm tại đây.
2. Đoạn tổng quan, những lợi ích nổi bật - đoạn đầu: lấy lợi ích từ thuộc tính và
thông số kỹ thuật, nhưng cần diễn đạt lợi ích theo ngôn ngữ người đọc, nêu bật
những lợi ích nổi bật nhất. Người đọc muốn biết thông tin PR, những lợi ích có
thể làm họ tự hào hoặc cảm thấy hài lòng khi đã mua sản phẩm.

** Những sai lầm thường gặp trong khi viết bài sản phẩm:

 Xác định sai lợi ích mà người đọc thật sự muốn đọc: trường hợp đối với một
sản phẩm người đọc đã biết quá rõ lợi ích của sản phẩm, như những sản phẩm
phổ thông như bút bi, tập sách, bìa đựng... Đoạn nêu bật tổng quan lợi ích sẽ vô
giá trị nếu bạn đi định nghĩa lại sản phẩm này là gì, hoặc nêu ra những lợi ích quá
tầm thường như dùng để đựng hồ sơ, dùng để viết hay tặng... Không một người
đọc nào khi đã quá hiểu sản phẩm lại muốn đọc một đoạn PR sản phẩm như vậy!
Bạn cần tập trung vào những lợi ích thực sự quan trọng, bạn phải hiểu sâu sắc
hơn về lợi ích thực sự của người đọc: họ muốn biết sản phẩm này là hàng nhập
khẩu hay nội địa, sản phẩm này có bao nhiêu màu sắc, sản phẩm này có phải
model mới nhất không, có an toàn cho sức khỏe, có bảo vệ môi trường... đó là
những thông tin giá trị, vì không phải ở đâu cũng có. Nhưng nếu bạn mô tả một
sản phẩm người đọc chưa hiểu rõ, một sản phẩm lạ như một thiết bị giúp tiết
kiệm điện cho gia đình với kích thước tương đối nhỏ và hoạt động bằng... dầu ăn.
Thì sản phẩm lạ này mới thực sự cần một đoạn tổng quan định nghĩa, và định
nghĩa này mới thực sự có giá trị cho người đọc.

1. Phương pháp xây dựng nội dung cho sản phẩm

1.1. Hướng dẫn viết bài bảng giá sản phẩm


Để bài viết bảng giá sản phẩm không lan man và hấp dẫn đối với người đọc, bạn phải
hiểu tâm lý. Người tìm đọc bảng giá sản phẩm thường có nhu cầu rất cao với các sản
phẩm được nêu trong bảng giá. Họ muốn tìm đọc một thông tin về giá, so sánh và đối
chiếu các chức năng sử dụng để giúp họ nhanh chóng ra quyết định.
1. Từ khóa liên quan đến các sản phẩm của bảng giá rất cần thiết và quan trọng: nếu
bảng giá trình bày mạch lạc, dễ theo dõi thì người đọc rất thích bảng giá có càng
nhiều thông tin về sản phẩm và các chức năng liên quan càng tốt.
2. Ít nhất bạn phải có một bảng thống kê hoặc so sánh các sản phẩm, dịch vụ, chức
năng, hay các sản phẩm cạnh tranh thay thế. Hành vi người đọc vào bài viết là
đang hy vọng đọc đúng một bảng thông tin như tiêu đề đã nói.
3. Hãy giải nghĩa rõ ràng các thuật ngữ, hoặc những thông tin ngắn trong bảng báo
giá. Đây là yếu tố giúp bạn viết nội dung dài hơn cho bảng giá. Trong bảng giá,
có rất nhiều sản phẩm nổi bật, tính năng chi tiết hoặc từ ngữ chuyên môn mà bạn
sẽ cần vài đoạn để giới thiệu chi tiết hơn. Tập trung nội dung để xây dựng dàn ý
xung quanh những thông tin này sẽ giúp bài viết của bạn sắc sảo và giúp ích hơn
nhiều cho người đọc.

1. Phương pháp xây dựng nội dung cho sản phẩm

1.2. Hướng dẫn xây dựng nội dung sản phẩm hàng hóa từ hình ảnh
Những loại sản phẩm có đặc điểm khác biệt dựa vào hình ảnh sẽ cần tác giả có kỹ năng
trong việc phân tích hình ảnh, tìm yếu tố luận điểm, phong cách, và xây dựng dàn ý cho
sản phẩm dựa vào hình ảnh. Nếu gặp những loại sản phẩm rớt dựa vào yếu tố hình ảnh,
bạn sẽ cần biết những phương pháp sau để xây dựng được nội dung đúng cách, có chất
lượng cao, nhờ đó hoàn thành bài viết nhanh chóng và hiệu quả nhất.

** Việc xác định yếu tố nội dung chính xác theo những phương pháp sau còn giúp bạn
nêu luận điểm chính xác. Việc xác định yếu tố nội dung sai cho sản phẩm là thảm họa, và
bạn sẽ lạc đề ngay từ những câu đầu tiên. Giống như, sản phẩm (áo) màu hồng - bạn lại
viết là dành cho khách hàng nam vậy!

Xác định chính xác sản phẩm hiện tại có yếu tố nội dung dựa vào đặc thù hình
ảnh không?
Bạn phải xác định rõ ngay từ đầu, áp dụng sai phương thức nội dung cho loại sản phẩm
thì mọi phương pháp nội dung đều phản tác dụng. Những sản phẩm dựa vào đặc thù
hình ảnh, phải có sự khác biệt chủ yếu dựa vào ngoại hình sản phẩm. Dĩ nhiên, các sản
phẩm khác nhau về ngoại hình vẫn phải cùng một ngành sản phẩm nào đó.

Sau đây là những ngành hàng có sản phẩm phụ thuộc nhiều vào ngoại hình sản phẩm:

1. Sản phẩm nghệ thuật


2. Thực phẩm và đồ uống
3. Thú cưng và động vật
4. Sản phẩm mua sắm
5. Đồ chơi và trò chơi
Những phương pháp xác định luận điểm cho nội dung dựa vào hình ảnh của
sản phẩm

 Dựa vào phong cách: trong mỗi ngành sản phẩm, giới chuyên môn thường xác
định "trường phái" hoặc "ngách" sản phẩm dựa vào những "tính từ phong cách".
Bạn sẽ dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu, phân loại khách hàng hoặc thông
tin gợi ý để tìm hiểu thông tin về những "tính từ phong cách" này và sử dụng cho
phù hợp. Bạn cũng có thể tự đặt những tính từ này theo phong cách hành văn
riêng của bạn, nhấn mạnh bằng cách gạch dưới hoặc dấu ngoặc kém để nhấn
mạnh phân loại phong cách cho sản phẩm. Một vài gợi ý cho các tính từ quan
trọng cho phong cách:
o Dùng cho nam hoặc nữ (màu sắc)
o Dùng cho giới trẻ hay người già (lối sống)
o Sẵn có hoặc thủ công (sở thích)
 Đánh dấu hình ảnh để xác định luận điểm: một phương pháp hiệu quả nhất là
bạn phải có sự nghiên cứu hình ảnh minh họa được cung cấp. Sử dụng động từ
"đánh dấu" trên hình ảnh sẽ rõ ràng cách để bạn thực hiện hơn. Hãy lấy hình minh
họa, đánh dấu những đặc điểm mà bạn nhận thấy đó là khác biệt của sản phẩm
cần viết so với những sản phẩm khác trong cùng loại. Bạn sẽ có những luận điểm
rất có giá trị cho lợi ích và đặc điểm của sản phẩm. Hãy tập trung vào những yếu
tố sau trên hình khi đánh dấu:
o Khác biệt trong hình dáng
o Khác biệt trong màu sắc
o Khác biệt trong cách dùng
o Khác biệt đối tượng sử dụng
o Khác biệt độc đáo (duy nhất)
o Khác biệt sáng tạo (điểm lạ)

** Hình minh họa khi bạn xác định các yếu tố như sau. Hãy làm điều này trước khi viết.
Việc này không mất thời gian, nhưng cực kỳ hiệu quả:
1. Đối tượng: bé trai
2. Phong cách: năng động, cá tính
3. Điểm mạnh sản phẩm:
1. Ghế sau có dựa lưng an toàn
2. Miếng che chân an toàn, kiểu xe đua
3. Đòn xe to khỏe, kiểu F1 đua tốc độ
4. Bánh tập chạy, giúp giữ thăng bằng
5. Giỏ đựng đồ, trang trí phong cách
6. Bánh mâm thể thao, mạnh mẽ hơn

Định dạng bài viết đúng cách trong Google docs


1. Vị trí điều tiêu đề, cách định dạng tiêu đề bài viết

Viết đúng nơi dành cho tiêu đề bài viết: điền tiêu đề đúng vị trí, không để tiêu đề
trong phần nội dung của bài viết
Tiêu đề chỉ nên viết hoa chữ cái đầu tiên, và các chữ cái bắt buộc như tên riêng. Đối
với tên riêng, bạn cũng chỉ nên viết hoa mỗi chữ cái đầu của từ. Chỉ một vài trường hợp
cần nhấn mạnh những từ đặc biệt, bạn mới viết hoa cả từ này.

 Viết sai: "Phong Cách Thời Trang 2019 Trong Mùa Hè Dành Cho Các Bạn Nữ"
o Viết đúng: "Phong cách thời trang 2019 trong mùa hè dành cho các bạn
nữ"
 Viết sai: "10 ĐIỀU ALICE KHUYÊN TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN LÀM KHI Ở NHÀ MỘT
MÌNH VÀO BAN ĐÊM"
o Viết đúng: "10 điều Alice khuyên tuyệt đối KHÔNG nên làm khi ở nhà Một
mình vào Ban đêm"

2. Xóa thông tin thừa: dàn ý tạm hoặc thông tin hướng dẫn sau khi hoàn
thành bài viết

Xóa các thông tin hướng dẫn trong bài: cuối bài viết chỉ nên để thông tin từ khóa
và tác giả. Một vài dự án sẽ yêu cầu bạn xóa thông tin về từ khóa và tác giả luôn,
nhưng thường thì không. Để các thông tin hướng dẫn này sẽ làm bài viết thiếu
chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành, bạn nên xóa chúng.

3. Định dạng đúng cách tiêu đề phụ bằng thẻ heading

Tiêu đề phụ phải được đánh dấu bằng thẻ <heading>. Việc này đơn giản được thực hiện
bằng cách chọn định dạng heading 1 -> heading 6 trong editor. Bạn không nên dùng
cách thay đổi kích thước, màu sắc cho tiêu đề phụ; Cách làm này vừa mất thời gian lại
không đúng với phong cách chuyên nghiệp. Nội dung cũng không được đánh giá SEO
cao, vì không sử dụng đúng <heading>.

 Chọn heading trong phần editor để định dạng tiêu đề phụ


 Phân heading nhỏ cho tiểu mục của tiêu đề phụ (nếu có)
 Không nên sử dụng những cách định dạng phức tạp hơn
4. Cần có khoảng trắng giữa các đoạn văn

"Nếu sử dụng khoảng trắng giữa các đoạn văn, bạn sẽ tăng lượng độc giả lên khoảng
12%"

Nó luôn như vậy. Vì vậy, đừng để các đoạn văn của bạn dính liên tục với nhau, mỗi khi
xuống dòng.

Thông thường, tốt hơn là bạn nên set tự động khoảng cách giữa các đoạn văn như hình
sau. Vì nếu bạn xuống dòng 2 lần để tạo khoảng trắng sẽ làm tốn quá nhiều khoảng
trắng, và nhìn không chuyên nghiệp.

Những yếu tố quan trọng cho hình ảnh trong nội dung bài viết
Hình ảnh minh họa phù hợp rất quan trọng cho bài viết. Hình ảnh minh họa tốt sẽ kéo
dài thời gian đọc bài viết, khiến khả năng thuyết phục và mục tiêu bài viết được hoàn
thành tốt. Ngược lại, hình ảnh minh họa kém sẽ đuổi người đọc đi. Sẽ vô ích khi bạn viết
một nội dung tốt, nhưng lại có hình ảnh minh họa tồi.
Những yếu tố quan trọng khi chọn hình ảnh minh họa cho nội dung, xếp hạng theo
thứ tự sau:

1. Mức độ liên quan của hình ảnh: khi đang theo dõi thông tin truyền đạt trong
bài viết, người đọc cần có sự liên kết của thông tin và hình ảnh minh họa mà họ
thấy. Nếu nội dung tốt, bạn được +1 điểm. Có hình ảnh minh họa tốt liên quan
bạn được +1 thêm cho luận điểm đang trình bày. Người đọc khi này không chỉ
nghe câu chữ, mà còn thấy tận mắt. Nhưng nếu hình ảnh không liên quan đến nội
dung, bạn bị -1 điểm. Người đọc không hiểu rõ bạn vừa nói gì, và bị mất tập
trung vì mải suy nghĩ "đây nghĩa là gì vậy". Không những "công giã tràng", đôi khi
người đọc còn thoát ra luôn khỏi bài viết lúc đó.
2. Chất lượng hình ảnh: chất lượng hình ảnh phải rõ nét. Hình ảnh quá nhỏ, hoặc bị
mờ khi phóng lớn gây khó khăn khi quan sát. Tính chuyên nghiệp của bài viết
giảm hẳn. Thậm chí, nếu người đọc lướt tổng quan trước khi đọc, họ sẽ thấy thiếu
hấp dẫn và nhàm chán. Bài viết lúc này không khác gì một trang báo bị nhàu nát
với những dấu hiệu cũ kỹ và thiếu đầu tư. Bạn thực sự muốn đọc một tờ báo phát
hành vào tháng rồi và được lấy từ xấp giấy vụn sau nhà?
3. Không lấy hình ảnh đã bị đánh dấu thương hiệu khác: gây nhầm lẫn và thiếu
tính xác thực. Người đọc luôn muốn thông tin mà họ đang đọc là thông tin gốc.
Sử dụng tài liệu chính thống bản quyền bao giờ chẳng tốt hơn, đặc biệt là khi
những thông tin này đang miễn phí. Sự xuất hiện của thương hiệu khác đánh dấu
trong hình ảnh cho thấy đây là thông tin copy từ nơi khác. Dù nội dung hay, bạn
vẫn phải công nhận với đọc giả nội dung của bạn vẫn chỉ là hạng 2. Đánh dấu
trong hình ảnh còn gây mất tập trung và che khuất một phần khả năng quan sát
đầy đủ.
4. Hình ảnh không có chú thích: để giúp người đọc hiểu sát nhất với thông tin
minh họa, bạn nên chú thích rõ ràng cho hình ảnh. Chú thích giúp chuyển tải sự
liên quan trong hình ảnh và nội dung xung quanh, ít ra đọc giả biết chính xác hình
ảnh bạn nói gì. Google cũng thích những hình ảnh có chú thích đầy đủ hơn.

** Ví dụ hình ảnh không đạt tiêu chuẩn:


Hình ảnh có độ phân giải kém chất lượng

Hình ảnh quá nhỏ

** Ví dụ về hình ảnh đạt tiêu chuẩn:

Xe đẩy em bé - Mẫu màu xanh


2. Phương pháp tìm kiếm hình minh họa phù hợp trên Google

Google là nguồn tìm kiếm hình minh họa tốt cho bài viết. Bạn nên lấy hình ảnh cung cấp
sẵn trong folder hình ảnh và tài liệu của dự án (nếu có). Trong trường hợp chưa được
cung cấp sẵn, bạn cần biết những phương pháp sau để có thể tìm thấy những hình ảnh
tốt nhất trên Google.

Những điểm quan trọng khi Google hình ảnh:

 Nên tìm kiếm bằng Google image: Google image sẽ hiệu quả hơn nhiều cho
việc tìm kiếm hình ảnh. Vì vậy, bạn nên chuyển Google sang chế độ này trước khi
bắt đầu tìm kiếm hình ảnh liên quan.

Chuyển sang chế độ Google image để bắt đầu tìm kiếm hình ảnh

Hình ảnh hiển thị trực quan khi tìm bằng Google image
 Xem kỹ hơn kết quả liên quan trong cùng chủ đề đã tìm kiếm: khi nhấn vào
hình ảnh được tìm thấy trong Google image, bạn sẽ thấy hình ảnh tìm kiếm hiển
thị rõ hơn. Ngoài ra, bạn còn thấy hàng loạt các hình ảnh liên quan đặc biệt đến
hình ảnh hiện tại (sau khi click) ở phía dưới. Điều này rất có lợi, vì các hình ảnh này
đã tự động được nhóm theo chủ đề, dựa trên hình mà bạn đã click xem chi tiết.

Hình ảnh tìm kiếm hiển thị trong Google image khi click vào

Các hình ảnh liên quan cùng nhóm với hình ảnh đã click xem

 Sử dụng tool chi tiết đề tìm kiếm hình ảnh nâng cao: công cụ nâng cao tùy
chọn tìm kiếm khá quan trọng khi bạn cần tìm theo chủ đề cụ thể: tùy chọn kích
thước hình, màu sắc, kiểu file... Đối với tùy chọn kích thước, bạn chỉ nên dùng khi
cần một kích thước xác định, tùy chọn này sẽ làm hạn chế khá nhiều kết quả, vì
phải tìm trong một kích thước cụ thể. Đối với tùy chọn màu sắc thì hiệu quả hơn,
trong ví dụ này, mình sẽ thử tìm tất cả các "xe đẩy em bé màu đỏ", kết quả như
sau.

Chọn tool nâng cao khi tìm kiếm hình ảnh trên Google

Kết quả tìm kiếm hình ảnh sau khi đã lọc màu sắc

3. Download và xử lý hình ảnh đúng cách

Nhằm giữ nguyên chất lượng hình ảnh được tìm thấy, và xử lý hình ảnh để có file hình
chuyên nghiệp nhất. Bạn hãy áp dụng những cách sau:

 Luôn chọn hình ảnh "sạch" (không có watermark, đánh dấu thương hiệu
trong hình), hình ảnh được chọn cũng phải sắc nét để có chất lượng cao
nhất: google cho hiển thị rất nhiều hình được tìm thấy, một số sẽ có kích thước
quá nhỏ hoặc đã có đóng dấu thương hiệu, đừng chọn những hình này. Bạn cần
chọn đúng hình ảnh trước tiên. Hãy chọn những hình "sạch" watermark và có chất
lượng tốt nhất. Những hình có chất lượng tốt thường có kích thước từ 500px trở
lên, và sắc nét khi nhìn, không bị mờ hay "vỡ hạt".

Chọn đúng hình ảnh "sạch" và có chất lượng tốt

 Luôn click download khi hình đã phóng đúng kích thước. Đừng click
download hình chưa được phóng lớn. Website để load nhanh thường sử dụng kỹ
thuật đưa hình thay thế (gọi là hình thumbnails). Nếu chưa phóng lớn hình, bạn
có thể vô tình download hình ảnh thumbnails này, vì vậy chất lượng sẽ kém hẳn
so với hình gốc. Hãy chắc rằng hình download sau cùng của bạn là hình ảnh có
kích thước nguyên bản. Click chuột phải hình cần download và nhấn "Save image
as...". Sau khi download, bạn hãy mở hình ảnh để kiểm tra thử chất lượng. Làm
một vài lần bạn sẽ có kinh nghiệm và không cần phải kiểm tra mỗi khi thực hiện
nữa.
Click chuột phải và download đúng hình nguyên bản

 Chèn watermark (logo, text) cho hình (nếu có yêu cầu): bạn có thể search
"watermark online" sẽ thấy rất nhiều công cụ cho phép chèn watermark cho hình.
Tại đây, mình hướng dẫn dùng https://watermarkly.com. Để chèn watermark vào
hình của bạn, hãy vào website và chọn "run watermarkly" (xem hình).  Sau đó,
nhấn "Add image" để thêm hình của bạn vào -> next step. Sau đó, thêm logo và
text vào (xem hình), rồi nhấn "Watermark images" để xuất file là xong.

Chọn "Run watermarkly" để bắt đầu sử dụng tại web watermarkly.com

Nhấn add image để thêm hình của bạn vào


Thêm logo và text vào hình sau đó nhấn "Watermark images" để xuất file

4. Những yếu tố nâng cao của hình ảnh để tăng hiệu quả với người đọc

Những sai lầm này luôn mắc phải đối với việc "chọn lựa hình ảnh" để minh họa. Ngay cả
những tác giả có khả năng viết tốt, cũng không biết chính xác nên chọn hình ảnh như
thế nào để làm nội dung trở nên hiệu quả hơn với đọc giả.

Sau đây là những gợi ý cơ bản để chọn hình minh họa, nhưng sẽ làm nội dung của
bạn trở nên cực kỳ có giá trị trong mắt người đọc:

1. Hình ảnh biết "gợi trí tò mò" của người đọc là hiệu quả nhất. Hình ảnh hiệu
quả khi nó biết khơi dậy trí tò mò của đọc giả, khiến đọc giả nhìn qua rồi phải
thắc mắc: "Chuyện gì vậy nhỉ?" Sau đó, họ sẽ phải đọc phần nội dung để tìm hiểu.
Đây là chiếc bẫy cần được đặt ra. Nhân tố thần kỳ này được gọi là "Sức gợi
chuyện".
2. Ảnh chụp luôn tốt hơn tranh vẽ. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng ảnh chụp có
mãi lực lớn hơn so với tranh vẽ. Chúng thu hút nhiều đọc giả hơn, kích thích nhiều
giác quan hơn, được ghi nhớ tốt hơn, mang về nhiều coupon hơn, và bán được
nhiều hàng hơn. Ảnh chụp đại diện cho hiện thực, trong khi tranh vẽ tượng trưng
cho trí tưởng tượng, nên thường ít được tin tưởng hơn.
3. Ảnh so sánh trước-sau có lợi thế đặc biệt. Kiểu ảnh so sánh trước-và-sau cũng
khiến đọc giả thích thú, hơn nữa nó còn truyền tải thông điệp tốt hơn bất kỳ từ
ngữ nào. Đố đọc giả tìm ra điểm khác nhau giữa hai bức ảnh giống nhau cũng có
hiệu quả tương tự. (Như quảng cáo "Ai trong cặp sinh đôi này sử dụng Toni?" -
Toni: một bộ sản phẩm tạo mái tóc xoăn tự nhiên).

Các lỗi thường gặp khi viết content


1. Lỗi sử dụng dấu câu khi gõ máy tính
Lỗi sử dụng dấu câu khi gõ máy tính: dấu câu dính liền với câu trước và tách rời câu
(hoặc vế câu) sau một khoảng trắng

 Ví dụ sai: "Để viết content , bạn nên đọc sách" hoặc "Để viết content,bạn nên đọc
sách" hoặc "Để viết content ,bạn nên đọc sách"
 Ví dụ đúng: "Để viết content, bạn nên đọc sách"

2. Không để ý thương hiệu và thông tin liên hệ khi copy nội dung

Không để ý thương hiệu và thông tin liên hệ khi copy nội dung: trong những nội
dung không yêu cầu "100% không trùng lặp" bạn có thể copy content khác. Nhưng
nếu bạn copy mà không sửa đổi thông tin thương hiệu, hoặc thông tin liên hệ cho
phù hợp thì nội dung đó là phản cảm và không còn giá trị sử dụng.

 Ví dụ: "Công ty ABC tự hào với nhiều năm phát triển thương hiệu XYZ. Bạn có thể
tìm hiểu thêm về chúng tôi tại địa chỉ website www.abc.net, hoặc đến văn phòng
công ty tại địa chỉ 123 Điện Biên Phủ, Bình Thạnh"
 Thông tin thương hiệu cần điều chỉnh: "ABC", "XYZ", "www.abc.net", "123 Điện
Biên Phủ, Bình Thạnh"

3. Không phân biệt văn phong dùng cho Website, Facebook, hay Email

Không phân biệt văn phong dùng cho Website, Facebook, hay Email: văn phong sử
dụng trên website, facebook và email hoàn toàn khác nhau. Bạn cần tham khảo
thật kỹ tài liệu viết cho từng loại nội dung này. Trước khi viết, bạn phải xem thật kỹ
bài viết sẽ được sử dụng ở đâu để viết văn phong cho phù hợp.

 Website thường bắt đầu bằng một đoạn mở: "Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang có xu
hướng tìm kiếm công việc online ngày càng nhiều..."
 Facebook thường bắt đầu bằng nội dung chính: "Dịch vụ tìm việc online hiệu quả
nhất - LH: 091..."
 Email thường bắt đầu bằng việc chào hỏi cá nhân: "Chào anh Kiên, Chúng tôi rất
vui được mang đến cho anh một giải pháp tuyển dụng tại chỗ...

4. Thiếu trình bày hình ảnh cho các dự án có yêu cầu hình ảnh

Thiếu trình bày hình ảnh cho các dự án có yêu cầu hình ảnh: các dự án có yêu cầu
hình ảnh có ghi rõ trong yêu cầu bài viết. Tác giả sẽ mất thời gian hơn nếu không
chèn hình ảnh phù hợp sau khi viết. Bởi vì, ngay tại thời điểm viết, khi bạn nắm ý
tốt hơn và đang nhớ nhiều từ khóa về hình ảnh cần tìm, việc tìm kiếm hình ảnh dễ
dàng và đỡ mất thời gian hơn nhiều

 Luôn xem kỹ yêu cầu bài viết có hình ảnh hay không
 Luôn kiểm tra lại sau khi hoàn thành bài viết và báo cáo
5. Sử dụng máy móc từ khóa không dấu hoặc từ khóa sai chính tả trong bài
viết

Sử dụng máy móc từ khóa không dấu hoặc từ khóa sai chính tả trong bài viết: việc
áp dụng máy móc bằng cách chèn từ khóa không dấu hoặc từ khóa sai chính tả
trong bài viết là quan niệm rất sai lầm. Google có thể dễ dàng hiểu được truy vấn
sai của người dùng, và đưa kết quả tìm kiếm đến với bài viết đúng văn phạm. Vì
vậy, tác giả áp dụng máy móc bằng cách đưa từ khóa không dấu hoặc sai chính tả
vào bài, nhằm đạt mục tiêu từ khóa là không hiểu, và làm chất lượng bài viết bị ảnh
hưởng. Các từ khóa sau cần điều chỉnh cho đúng trong bài:

 Từ khóa không dấu


 Từ khóa sai chính tả

6. Nêu vấn đề, nhưng không giải quyết vấn đề

Ví dụ một đoạn văn hướng dẫn "Nghiên cứu đối tượng cần review":

"Nghiên cứu đối tượng cần review

Trước khi viết bài, cần phải xác định: Viết về đối tượng nào? Nhằm mục đích gì?

Trước khi bắt tay vào viết bài, tác giả cần nắm được những thông tin cơ bản về đối
tượng mà mình chuẩn bị review. Điều này cung cấp những kiến thức sơ bộ, giúp
định hình ý tưởng, hướng viết cho tác giả.

Một bài review hoàn toàn có thể sử dụng để PR một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Mục đích của người viết là yếu tố quyết định đến cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh
nội dung của bài viết."

------------

Dễ thấy đoạn này nêu 2 vấn đề chủ yếu cần giải quyết:

1. Đối tượng viết review


2. Mục đích viết review

Về đối tượng, tác giả nêu chung chung về việc nên nghiên cứu đối tượng review. Dù luận
điểm phân tích đối tượng chưa rõ ràng, nhưng vẫn tồn tại.

Nhưng nặng nhất, tác giả đã lạc đề qua mục đích viết bài  PR. Luận điểm thứ 2 là mục
đích viết review hoàn toàn bị quên giải quyết cho người đọc. Sự thống nhất về nội dung,
và mạch lạc trong dàn bài từ đó bị mất điểm.

7. Không tự tin trong luận điểm của bài viết


Người đọc dễ dàng nhận thấy sự không tự tin của tác giả khi đọc bài viết. Điều này
thể hiện trong 2 yếu tố:

1. Luận điểm chung chung, đẩy cho người đọc


2. Sử dụng từ ngữ kém tự tin

Ví dụ luận điểm chung, đẩy cho người đọc:

"Một số nguyên tắc khi viết bài review

Nguyên tắc trong viết bài review là những lưu ý, yêu cầu cần đạt của người viết.
Với mỗi cá nhân lại có những nguyên tắc khác nhau."

----------
Điều quan trọng khi trình bày luận điểm "nguyên tắc viết review" là tác giả
phải nêu lên ý kiến cá nhân, hoặc một luận điểm có giá trị. Việc đưa một vấn
đề chung, không có giá trị là phản tác dụng. Thậm chí, nếu tác giả không trình
bày và bỏ qua luôn thì còn tốt hơn.

Việc đẩy luận điểm cho người đọc tự quyết còn nghiêm trọng hơn: "với mỗi cá nhân
lại có những nguyên tắc khác nhau". Việc này sẽ làm cho người đọc phân tâm và
thiếu sức thuyết phục. Đây là thái độ thiếu tự tin của tác giả.

Đối với từ ngữ, bạn cần hạn chế các từ phủ định, yếu, kém thuyết phục như: "có thể,
chắc là, hình như, cho là, nói chung, tạm, cũng được, không, không thể, gần như,
cũng, thường, hay...". Các tác giả bị diễn đạt theo văn nói, hoặc không chịu xem lại
bài viết sau khi hoàn thành sẽ rất khó khắc phục vấn đề này.

8. Sử dụng từ tối nghĩa

Ví dụ:

"Với một lĩnh vực nhất định, thay vì đi theo lối màn, hãy khai thác vấn đề ở một khía
cạnh khác, sự đặc biệt, hiệu quả đôi khi lại đến từ sự khác biệt".

Từ tối nghĩa có thể làm cho người đọc không hiểu toàn bộ luận điểm của bạn. Hãy chọn
lựa từ ngữ mô tả đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.

9. Sử dụng cấu trúc câu quá phức tạp

Ví dụ:

"Ví dụ khi viết về lĩnh vực bất động sản, thay vì viết lại những bài kiểu như nhà sạch,
nhiều tiện ích, nhiều cây xanh… người viết hoàn toàn có thể viết review về chủ đầu tư,
qua đó nói gián tiếp về dự án đang cần người đọc hướng tới."
----------

Cấu trúc quá phức tạp như trên sẽ làm cho người đọc mất rất nhiều thời gian để hiểu
bạn đang viết gì. Thay vì vậy, hãy tách thành những câu đơn, dễ hiểu hơn.

Điều quan trọng là bạn cần người đọc hiểu luận điểm của mình. Lỗi này cũng thường
mắc do mang văn nói vào khi viết.

10. Lặp từ - trong câu hoặc đoạn văn

Ví dụ:

"Nếu như mới viết, bạn không có nhiều ý tưởng thì hoàn toàn bạn có thể tham khảo ý
tưởng. Nguồn tham khảo ý tưởng thì rất nhiều, có thể là từ sách, báo, mạng xã hội, đồng
nghiệp…"

-----------

Lỗi lặp từ này làm câu văn lủng củng. Ý cần diễn đạt cũng vì đó mà trở nên khó hiểu hơn.

Trước khi viết, bạn cần sắp xếp ý diễn đạt. Theo dõi hoặc tuân thủ theo dàn ý tổng quát
để tránh tình trạng câu văn lủng củng; luận điểm dài dòng, lan man.

12. Báo cáo bài viết chưa hoàn thành

Đây là lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ dự án. Báo cáo bài viết chưa
hoàn thành làm phiền khách hàng và quản lý xử lý "đống rác" của bạn. Các tác giả khác
trong cùng dự án cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi thói "vô trách nhiệm" này, và sẽ phải đi
viết lại bài viết của bạn.

1. Không hoàn thành trọn vẹn bài viết: đây là thái độ cẩu tả, không chú tâm trong
công việc. Bạn có thể đã "không giờ nào việc đó" dẫn đến phân tâm và bỏ dở
giữa chừng bài viết. Nhưng vấn đề ở đây là bạn nhấn "báo cáo" mà không hề
kiểm tra lại công việc sau cùng.
2. Báo cáo bài viết "trắng tinh": đây là thái độ cố ý, và không tuân thủ quy trình làm
việc. Quản lý thậm chí sẽ nghi ngờ bạn báo cáo để nhận chi phí "khống".

You might also like