You are on page 1of 14

ZDIGITAL.

MARKETING

QUY TRÌNH LÀM NỘI DUNG

2021- Trần Minh Nhân Chính

ZDIGITAL.MARKETING - MỘT THÀNH VIÊN CỦA 4H30 GROUP


01

QUY TRÌNH LÀM NỘI DUNG


(TRỌN BỘ)

Mặc dù không có quy trình nào là tiêu chuẩn, nhưng mình nghĩ rằng bài viết này
sẽ cho bạn được cái nhìn khái quát về cách thức để triển khai xây dựng nội
dung.

Bài viết này giống như mục lục tổng quan của chuỗi bài viết về nội dung của
zDigital.Marketing

Để tránh lan man khỏi nội dung chính của bài viết này là “Quy trình làm nội
dung”, mình chỉ đề cập chứ không đi vào diễn giải sâu hơn. Ở mỗi phần, mình sẽ
đều có một bài viết đi vào phân tích và hướng dẫn cách làm chi tiết.
02

DIỄN GIẢI CHI TIẾT


1- HIỂU…
Hiểu về doanh nghiệp, hiểu về sản phẩm, hiểu về khách hàng và hiểu về đối
thủ/thị trường là những thứ để bắt đầu cho việc xây dựng nội dung.

Hiểu về khách hàng


Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh, không riêng gì với việc
làm nội dung. Mình cũng đã đề cập đến về tư duy này trong bài viết “6 tư duy
khi làm Content Marketing”, còn ở phạm vi bài viết này, mình sẽ đi vào tổng
quan các yếu tố cần phân tích xoay quanh “Khách hàng”

Họ là ai?

Xác định được khách hàng mục tiêu của mình là bước đầu tiên của hoạt động
phân tích. Dưới áp lực cạnh tranh, một doanh nghiệp sẽ không thể nào cùng lúc
làm hài lòng tất cả mọi người được.

“Phục vụ cho tất cả là không phục vụ cho ai cả”

Chính vì vậy mà mỗi một mô hình kinh doanh sẽ lựa chọn một nhóm khách
hàng nào đó, có đặc điểm/hành vi tương đồng nhau để tập trung vào phục vụ.
Hoạt động đó được gọi là “phân khúc khách hàng” (Tức phân nhỏ khách hàng
thành nhiều khúc)

Một người làm nội dung (Hay nói đúng hơn là những người nằm trong một tổ
chức kinh doanh, trong đó có người làm nội dung) phải hiểu về khách hàng của
mình, và bước đầu tiên chính là phải nhận diện được họ trước.

Bạn có thể tìm hiểu về 3 phương pháp phân khúc khách hàng và 6 case-study
(cả thành công và thất bại) tại đây
03

Họ muốn gì? (Vấn đề, nhu cầu, rào cản của họ là gì?)

Hiểu được vấn đề/nhu cầu/rào cản của khách hàng là rất quan trọng để xây
dựng nội dung.

Sự hiểu biết này là yếu tố quyết định nội dung có “đánh trúng tim đen” và “có
hồn” hay không.

Thông thường, Content Marketer sẽ được đào tạo để có được những hiểu biết
này từ bên trên. Tiếp đó, người làm nội dung sẽ sản xuất ra những nội dung xoay
quanh những vấn đề/nhu cầu/rào cản đó.

Tất nhiên là không phải dễ dàng để tìm thấy những thứ này, và thông thường
thì chúng cũng không rõ ràng.

Bạn có thể tìm đọc thêm chi tiết bài viết “Những phương pháp nghiên cứu
insights khách hàng từ cơ bản đến nâng cao” tại đây
04

Hiểu về sản phẩm

Quá rõ ràng, không hiểu sản phẩm thì không thể nào làm nội dung được. Ít nhất
là không thể làm cho đúng tính chất, đúng công năng, đúng tính năng đã.
Mình đã có chuẩn bị sẵn hướng dẫn phân tích 7 yếu tố cốt lõi của sản phẩm tại
đây, bạn có thể tham khảo nhé.
05

Hiểu về doanh nghiệp

Ở góc độ người làm Content Marketing, phải hiểu được một cách cơ bản 3 vấn
đề, bao gồm:

Hiểu định hướng của doanh nghiệp

Định hướng của doanh nghiệp sẽ do các phòng ban bên trên đưa xuống, và bộ
phận làm nội dung phải nắm được, để xây dựng định hướng nội dung cho đồng
bộ với chiến lược đó để tránh tình huống định hướng doanh nghiệp một đằng,
làm nội dung lại một kiểu

Hiểu nguồn lực của doanh nghiệp

Hiểu về nguồn lực của doanh nghiệp để có chất liệu xây dựng nội dung, để biết
nên lồng ghép sao cho tinh tế vào những nội dung truyền thông để làm cho
khách hàng tin tưởng.

Nguồn lực của doanh nghiệp ở đây đề cập đến cả:

Nguồn lực mang tính định lượng (như là tiền, cơ sở hạ tầng, số lượng nhân
sự,...)
Nguồn lực mang tính định tính (như là bằng sáng chế, văn hóa công ty,
khách hàng cũ, mối quan hệ,...)

Hiểu năng lực của doanh nghiệp

Năng lực là khả năng vận dụng, khai thác, tối ưu nguồn lực để đạt được mục
tiêu.

Chẳng hạn:
Doanh nghiệp A có thể sản xuất 10.000 cái áo thun trong 1 ngày (Năng lực
sản xuất)
Doanh nghiệp B có thể bán được 10.000 đơn hàng/ngày (Năng lực bán hàng)
Doanh nghiệp C có thể tạo ra 30 mẫu mã mới mỗi tháng (Năng lực R&D)
06

Hiểu về đối thủ, thị trường

Người làm nội dung phải có những hiểu biết sơ bộ về đối thủ, thị trường để có
cách dùng từ ngữ, chỉnh sửa video,... sao cho phù hợp.

Tất nhiên, việc này đòi hỏi một “hệ thống tình báo” cập nhật liên tục về những
nội dung mới của đối thủ, những xu hướng mới của thị trường.
Mình không nói đến việc sao chép, mà đang nói đến việc nghiên cứu để học hỏi
và tìm ra cách đối phó.

Bạn có thể sử dụng một số công cụ Social Listening để nhận được thông báo khi
có những nội dung mới đề cập đến đối thủ/sản phẩm.

Bạn có thể tải file hướng dẫn, so sánh, review chi tiết về 3 công cụ Social
Listening tốt nhất (2021) tại đây nhé
07

2- XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI NỘI DUNG CẦN XÂY DỰNG


Bước này, bạn sẽ đi hoạch định ra những loại nội dung cần thiết để triển khai
cho doanh nghiệp của mình.

Có một công cụ mà ở đây mình muốn giới thiệu để việc xác định các loại nội
dung cần xây dựng trở nên có hệ thống hơn, đó là: Bản đồ hành trình ra quyết
định của khách hàng

Ở đây, mình giới thiệu một mô hình tương đối tổng quát của Philip Kotler: Mô
hình 5A

Aware - Appeal - Ask - Act - Advocate

Mô hình này đề cập đến 5 giai đoạn trong hành trình ra quyết định của khách
hàng, đi qua các trạng thái: Tôi biết - Tôi thích - Tôi bị thuyết phục - Tôi mua
hàng & Tôi ủng hộ.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về hành trình khách hàng trong 2 bài viết dưới đây:

1. Mô hình 5A: Hành trình khách hàng trong kỷ nguyên số hóa


2. “The Messy Middle”: Sự chuyển dịch hỗn độn của hành trình khách hàng
trong kỷ nguyên số hóa

Quay trở lại với các loại nội dung, tương ứng với mỗi một giai đoạn trong hành
trình khách hàng (như ở mô hình tổng quát trên đây), bạn sẽ cần xây dựng các
nội dung tương ứng, theo đó, ở đây mình quy hoạch và hệ thống lại thành 7 loại
nội dung, bao gồm:

A. Giai đoạn Aware - Appeal

1. Nội dung tác động vào nhận thức


2. Nội dung tác động vào cảm xúc
08

B. Giai đoạn Ask - Act

3. Nội dung tác động vào niềm tin vào công ty & sản phẩm
4. Nội dung giải quyết nhu cầu thông tin
5. Nội dung dẫn dắt mua hàng
6. Nội dung sản phẩm & bán hàng

C. Giai đoạn Advocate

7. Nội dung xây dựng sự gắn kết và ủng hộ thương hiệu

Lưu ý: Không có hành trình nào là hành trình tiêu chuẩn cả, mỗi ngành hàng,
mỗi khách hàng sẽ có hành vi mua hàng khác nhau. Ở đây, mình đưa ra gợi ý về
các loại nội dung cần xây dựng dựa trên hành trình 5A là chỉ là một gợi ý, tuyệt
nhiên không phải tiêu chuẩn của việc làm nội dung, do vậy bạn nên xem bài viết
này là một tài liệu tham khảo, để tự mình xây dựng ra những ý tưởng mới, phù
hợp và hiệu quả hơn với doanh nghiệp của mình.

Đọc các bài viết diễn giải chi tiết về 7 loại nội dung được đề cập ở trên tại đây
09

3. SÁNG TẠO THÔNG ĐIỆP


Sáng tạo thông điệp là xương sống của việc triển khai nội dung. Việc sáng tạo
thông điệp dựa trên 2 cơ sở rất rõ ràng đó là:

Sự hiểu biết nền tảng: Đã được đề cập ở phần 1 của bài viết
Và kỹ thuật sáng tạo thông điệp

Đây là một chủ đề hấp dẫn, vì thế mình đã dành riêng cho nó 2 bài viết (và sẽ
cập nhật thêm trong thời gian sắp tới, đừng quên đăng ký nhận tin mới khi bài
viết được xuất bản nhé), bao gồm:

1. 7 yếu tố cấu thành một thông điệp hấp dẫn, hiệu quả
2. Phân tích và học tập phong cách báo chí của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Tất nhiên, mình cũng đã làm sẵn một bản PDF “bỏ túi” để bạn lấy ra tham khảo
khi cần ở đây
10

4. LỰA CHỌN ĐỊNH DẠNG VÀ TRIỂN KHAI NỘI DUNG


Đây chính là bước đi sâu vào hoạt động thực thi. Sau khi có thông điệp, bạn sẽ
phải lựa chọn xem thể hiện chúng qua các định dạng gì và phương án triển khai
chi tiết như thế nào?

Dưới đây là một vài thông điệp, được thể hiện qua định dạng video, hình ảnh:
https://bomto.zdigital.marketing/video-content
11

5. KIỂM ĐỊNH NỘI DUNG VÀ XUẤT BẢN


Sau khi sản xuất nội dung, bạn sẽ phải tiến hành kiểm tra chất lượng nội dung
đó, liên quan đến các yếu tố như là: Tính đúng đắn, tính phù hợp, tính hấp dẫn,...
Và kế đến, là tiến hành xuất bản nội dung trên các nền tảng phù hợp.

Tất nhiên, việc lựa chọn thời điểm xuất bản và xuất bản ở đâu cũng ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng viral của nội dung, do vậy, chúng cũng cần được tính toán
và lập kế hoạch kỹ lưỡng.
12

6. ĐO LƯỜNG, BÁO CÁO VÀ TỐI ƯU


Vẫn là một câu nói kinh điển của “cha đẻ ngành quản trị hiện đại” - Peter
Drucker:

“Cái gì không đo lường được thì không quản lý được”

Đo lường

Có 3 ý cơ bản trong đo lường, bao gồm:


- Lựa chọn chỉ số đo lường
- Lựa chọn công cụ đo lường
- Thiết lập hệ thống đo lường

Báo cáo

Sau khi có dữ liệu, bạn sẽ cần xử lý dữ liệu đó để phân tích, bước này bạn sẽ cần
lựa chọn công cụ để trực quan hóa dữ liệu và báo cáo realtime

Tối ưu

Từ những dữ liệu có được, bạn sẽ cần ra quyết định cho việc điều chỉnh, sao cho
tối ưu nhất về hiệu quả và hiệu suất
ZDIGITLA.MARKETING
zDigital.Marketing nỗ lực đi làm sáng tỏ chiếc hộp đen đi từ một Newbie đến
Expert trong lĩnh vực Digital Marketing, bằng cách cung cấp 6 hệ thống tài
nguyên miễn phí, bao gồm:

Những hiểu biết nền tảng


Kỹ năng, công cụ
Tư duy chiến lược
Hệ thống E-Learning
Phân tích những Case-Study kinh điển
Hệ thống tài liệu quý

“Cung cấp tất cả mọi thứ bạn cần để giúp bạn trở thành một chuyên gia Digital Marketing”

zDigital.Marketing – All you need to be expert in Digital Marketing

LIÊN HỆ
Địa chỉ: 63 đường số 14, Khu Đô Thị Vạn Phúc
Tel: +84 9818 70239
Mail: nhanchinh@4h30.institute
Website: zdigital.marketing

You might also like