You are on page 1of 3

TÓM TẮT PHẦN DỊCH CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP

Ý NIỆM SẢN PHẨM


I. Bối cảnh: 
Chương 5 sẽ đề cập về một hệ thống thu thập ý tưởng hiệu suất nhất mà chúng ta biết -
tìm kiếm dựa vào vấn đề và giải quyết vấn đề khách hàng.

Tuy nhiên, học được vấn đề đau khổ nhất của khách hàng sẽ khó khăn, một phần bởi vì
họ thường không biết vấn đề của họ cho lắm. Hãy quan sát cách người tiêu dùng sử dụng
sản phẩm, bạn sẽ học được nhiều thứ. 

II. Hệ thống tổng thể của việc hình thành phong cách nội bộ:
Mọi tình huống hiện thực hóa ý tưởng đều khác nhau và thay đổi theo nhiều yếu tố. Một
cách tiếp cận chung đó là cách hiện thực hóa ý tưởng dựa trên vấn đề cơ bản
(problem-based ideation), hoạt động tốt nhất và có thể được sửa đổi để phù hợp với hầu
hết mọi tình huống.
Quy trình (Bảng 5.1): 
Bảng 5.1
1. Xác định các danh mục quan tâm (PIC) và thực hiện phân tích kỹ lưỡng về
tình huống - công ty, khách hàng, đại lý,...

2. Thành viên nhóm thu thập nhu cầu và vấn đề với các bên liên quan
→ Nguồn nhu cầu của các bên liên quan: tìm kiếm các hồ sơ nội bộ, đầu vào trực
tiếp từ kỹ thuật và marketing, hỗ trợ kỹ thuật, phân tích vấn đề.
→ Thu nhập thông tin từ các liên hệ của các bên liên quan thông qua phỏng vấn,
nhóm tập trung, vai tròng đóng góp, quan sát.

3. Nhóm các vấn đề

4. Sàng lọc các nhóm vấn đề có thể chấp nhận được

5. Thực hiện các nỗ lực giải quyết vấn đề (bởi các thành viên nhóm sản phẩm
mới, và/hoặc thông qua nhóm kỹ thuật sáng sáng tạo như động brainstorming
hoặc disciplines panels)

6. Chọn những tình huống có thể cấp nhận và chuẩn bị những báo cáo khái niệm.
=> Toàn bộ hệ thống dựa trên sự tham gia chặt chẽ của các bên liên quan (người dùng
cuối, các cố vấn, nhà tài chính, nhà tư vấn, các nhóm chuyên gia khác, đại lý, người
không sử dụng hiện tại).

Quy trình phát triển cần bắt đầu với một vấn đề/nhu cầu của người dùng cuối xem là có
và quan trọng. Việc tích hợp các bên liên quan đặc biệt khó khăn đối với các vấn đề về
sản phẩm mới có tính bảo mật cao. Cần tìm ra cách để giải quyết điều đó, giống như các
nhà quản lý về sự hài lòng của khách hàng.

III. Thu thập vấn đề:


Hình 5.1 cho thấy bốn nguồn cung cấp nhu cầu và vấn đề của các bên liên quan: nội bộ
hồ sơ, đầu vào trực tiếp từ kỹ thuật và bộ phận tiếp thị, phân tích vấn đề, và phân tích
kịch bản. Hãy cùng khám phá từng điều này. 
Hồ sơ nội bộ
Nguồn nhu cầu và vấn đề phổ biến nhất đến từ tổ chức liên hệ thường xuyên với khách
hàng và những người khác trên thị trường.Ví dụ Báo cáo hàng ngày hoặc hàng tuần về
cuộc gọi bán hàng,các mối quan hệ từ các bộ phận dịch vụ kỹ thuật hoặc khách hàng, và
lời khuyên từ người bán.

Người tiêu dùng công nghiệp và hộ gia đình đôi khi hiểu sai về sản phẩm và dự đoán một
cách sai lầm vào việc sử dụng sản phẩm của họ như thế nào đang tìm kiếm. Xử lý khiếu
nại của người dùng qua số điện thoại miễn phí hoặc là qua trang web.

Thông tin thu được thông qua các cuộc tiếp xúc thị trường thường xuyên có thể được kết
hợp một cách thuận lợi với các phương pháp khác. Một nghiên cứu về người tiêu dùng do
Công ty SC Johnson ủy quyền vào năm 2006 nhận thấy rằng : về vệ sinh vòi sen và có 1
cuộc khảo sát khác về do Xà phòng và chất tẩy rửa As - xã hội nhận thấy rằng có một
"vòi hoa sen lấp lánh" là một trong những điều hài lòng nhất các công việc dọn dẹp trong
nhà ( không tốn gia công, bản thân chủ nhà có thể tự làm) => đưa ra máy lau nhà tắm tự
động Scrubbing Bubbles: gắn vào đầu vòi hoa sen: nó phun dung dịch làm sạch khắp bồn
tắm / khu vực vòi hoa sen một cách dễ dàng bằng nút nhấn. Sản phẩm là sự mở rộng tự
nhiên của Scrubbing nổi tiếng của SC Johnson chất tẩy rửa và bình xịt phòng tắm bong
bóng và trở nên khá phổ biến.

IV. Tác động trực tiếp từ phòng Kỹ thuật và Marketing:


Những người thuộc phòng ban marketing và kỹ thuật cũng có thể cung cấp thông tin về
vấn đề của người tiêu dùng tuy rằng họ sẽ cần phải chủ động rất nhiều. Những người
thuộc 2 lĩnh vực này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, đôi lúc còn bị bỏ qua. Dù vậy, có 2 vấn
đề đối với phương thức này: (1) các vấn đề còn mang tính chủ quan và (2) thường có giải
pháp đi kèm. Trong thực tế, mình phải đặt những câu hỏi như “cái gì” và “tại sao” để
hiểu mong muốn khách hàng. Bởi những hạn chế như trên, chúng ta cần phải chủ động
tìm kiếm hơn và những phương pháp tiếp xúc trực tiếp đó là những gì chúng ta gọi là
phân tích vấn đề.

V. Phân tích vấn đề:


Phân tích vấn đề không chỉ đơn giản là tổng hợp các vấn đề của người dùng. Mặc dù
thuật ngữ kiểm kê vấn đề đôi khi được sử dụng để mô tả loại kỹ thuật này, việc kiểm kê
chỉ là bước khởi đầu — phân tích là chìa khóa.

Người dùng nói ra mong muốn của họ về sản phẩm hiện tại, trong khi vấn đề không phải
là đặc điểm của sản phẩm.  
 Ví dụ: Sản phẩm dầu gội đầu 
 Khi bạn hỏi người tiêu dùng cần gì hoặc muốn gì từ dầu gội đầu, câu trả lời sẽ là
tóc sạch, tóc có thể quản lý được, v.v. 
 Nếu bạn hỏi người tiêu dùng: "Bạn gặp vấn đề gì với mái tóc của mình?" câu trả
lời có thể bao gồm các lĩnh vực (ví dụ: kiểu dáng hoặc màu sắc) không liên quan
đến dầu gội đầu

Ví dụ 1: James Dyson trong quá trình phát triển máy hút bụi không túi Dual Cyclone,
máy hút bụi hiện tại không đạt yêu cầu về mặt về hiệu suất, về khả năng cơ động và
không dễ dàng loại bỏ bụi bẩn, nên Dyson đã bắt tay vào việc tạo ra một máy hút bụi tốt
hơn. 
Ví dụ 2: Dyson đã sản xuất máy sấy tay Airblade được bán cho thị trường doanh nghiệp,
và đến năm 2009, công nghệ của Airblade đã được điều chỉnh để tạo ra chiếc quạt gió tốt
hơn. 

Các nhà quản lý cấp cao khuyến khích các nhóm sản phẩm mới nhìn xa hơn ranh giới
bình thường khi họ khám phá các vấn đề của khách hàng.

You might also like