You are on page 1of 5

I. Hướng nghề nghiệp lựa chọn.

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, việc chuyển đổi
số hay ứng dụng hiệu quả của công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào đời sống
càng trở nên tất yếu và là xu hướng của thời đại. Nhưng không phải ai
cũng có thể thành thạo cả hai mảng công việc này cùng một lúc, và công
việc Chuyên viên phân tích nghiệp vụ ra đời như một sợi dây gắn kết
giữa những vấn đề của cuộc sống đời thường với công nghệ nhằm mục
đích làm thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành hay dựa vào
những tiến bộ của công nghệ để đưa ra những giải pháp ngày càng tối ưu
hơn.
II. Business analyst ( Chuyên viên phân tích nghiệp vụ).
1. Khái quát
BA là người sẽ phân tích yêu cầu và nhu cầu của khách hàng để đề xuất
giải pháp giải quyết cho cái nhu cầu đó, là người trực tiếp làm việc với
khách hàng, thu thập yêu cầu về phần mềm của khách hàng, sau đó thảo
luận và chuyển tiếp yêu cầu đó về nội bộ nhóm, giải đáp thắc mắc của
nhóm.
2. Mô tả chi tiết
BA là “cầu nối” giúp kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Họ trao đổi
và tiếp nhận ý kiến của khách hàng, sau đó truyền tải các đóng góp đó
cho team nội bộ để tìm hướng cải thiện.
 Đối với khách hàng BA là người cung cấp giải pháp cho họ, không
những vậy BA sẽ là người trực tiếp làm việc và trao đổi thông tin
cùng khách hàng hoặc các bên đối tác của doanh nghiệp. BA cần lắng
nghe và tổng hợp lại các ý kiến đóng góp, mong muốn của các khách
hàng.
 Đối với nội bộ nhóm BA là người sẽ làm rõ những yêu cầu của khách
hàng cho cả nhóm hiểu hoặc giải quyết những vấn đề phát sinh,
truyền tải lại mong muốn của khách hàng hay đóng góp cho team nội
bộ như phòng phát triển dự án PM, Dev,… sau đó doanh nghiệp sẽ
đưa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng sản phẩm và đáp
ứng hơn nữa những nhu cầu, mong muốn của các khách hàng. Cụ thể
hơn BA có thể đảm nhiệm vai trò làm mockup (hình ảnh mô phỏng
mẫu thiết kế) hoặc wireframe (minh họa đơn giản về cấu trúc hoặc
các thành phần của một trang web, ứng dụng).
Không những vậy một BA khi nhận về những yêu cầu của khách hàng,
tiếp theo đó sẽ phải nghiên cứu phân tích yêu cầu đó. Vì vậy BA phải cần
hiểu được quy trình nghiệp vụ của công ty, hiểu được nhu cầu của khách
hàng, hay hiểu được vấn đề họ đang gặp phải để đề xuất ra giải pháp ví
dụ như: xây dựng 1 hệ thống hoặc 1 ứng dụng hoặc nâng cấp hệ thống
ứng dụng của họ để giải quyết các vấn đề họ đang gặp phải và đáp ứng
được nhu cầu như là tăng doanh số.
3. Những yêu cầu và kỹ năng cho một BA
Trên thực tế BA là người đi giải quyết vấn đề người thực hiện hóa ý
tưởng, khi giải quyết các bài toán về nghiệp vụ thì BA sẽ phải giao tiếp
với nhiều bộ phận, phòng ban và kết nối các thông tin lại với nhau. Thêm
vào đó BA sẽ cần tự học nhiều thứ, có kiến thức trong nhiều lĩnh vực mới
để giao tiếp được với khách hàng và hiểu vấn đề về kinh doanh khách
hàng đang gặp phải, sau đó mới nắm được nghiệp vụ chung. Có 2 nhóm
kỹ năng chính bao gồm:
 Kỹ thuật: công cụ phân tích dữ liệu, các đoạn code (mã hóa)
 Kinh doanh: tư duy phản biện, kiến thức chuyên ngành, giao tiếp, óc
kinh doanh
Ngoài ra không thể không kể đến nhóm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng:
a. Kỹ năng mềm
- Giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp đối với BA là vô cùng quan trọng, BA sẽ
phải giao tiếp với khách hàng, phải giao tiếp phải nói chuyện với nhiều
bên để lấy được thông tin hay thảo luận trực tiếp với team lập trình để tìm
ra giải pháp tốt nhất thay vì tự làm một mình. Việc truyền đạt lại ý tưởng
cũng như cách thể hiện ý tưởng đó bằng lời nói để team nội bộ có thể
thực hiện theo đúng ý khách hàng. BA cũng phải làm việc với nhiều
phòng ban khác nhau để thu thập dữ liệu, nên việc giao tiếp và tiếp xúc
với con người thật sự đóng vai trò rất quan trọng. Kỹ năng giao tiếp tốt có
thể giúp BA dễ dàng biết được khách hàng muốn gì sau đó mô tả lại và
giải quyết vấn đề bằng việc áp dụng công nghệ.
- Giải quyết vấn đề: yêu cầu phải nhận ra cũng như dự đoán được những
vấn đề hay kết quả để giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro cũng như tăng
hiệu suất trong công việc.
- Làm việc nhóm: làm việc với nhiều phòng ban, và các bên liên quan để
trao đổi phối hợp, phân tích dữ liệu và cùng nhau đưa ra giải pháp.
- Quản lý bản thân, quản lý nhiều dự án cùng một lúc.
- Tư duy phản biện
- Tìm kiếm thông tin
b. Kỹ năng cứng
- Khả năng phân tích dữ liệu, phân tích trong kinh doanh sơ đồ hóa ý
tưởng của khách hàng hay thực hiện các phân tích xác suất và thống kê
cơ bản
- Tư duy logic
- Thành thạo các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu như: Excel, Tableau,
ngôn ngữ lập trình R và Python, Power BI, Microsoft flow
- Phân tích với các bên liên quan: làm rõ được vấn đề hay các giai đoạn
phát triển của dự án bằng cách xác định và loại bỏ những yếu tố gây cản
trở
- Thành thạo tiếng anh
4. Khó khăn trong ngành
Những khách hàng đôi khi sẽ tìm đến BA với ý tưởng rất mơ hồ và nhiệm
vụ của BA là phải biến những cái ý tưởng đó thành một ý tưởng đầy đủ
và rõ ràng hơn
Mỗi dự án sẽ có những kiến thức hay liên quan đến những lĩnh vực khác
nhau và BA sẽ phải chủ động tìm kiếm quy trình cũng như cách thức làm
việc, hoạc quy trình vận hành trong lĩnh vực đó.
5. Lộ trình phát triển sự nghiệp
BA có thể đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn, trở thành chuyên gia trong
lĩnh vực đó, hoặc cũng có thể trở thành product owner hay người chịu
trách nhiệm về sản phẩm, phụ trách giải quyết những vấn đề của người
dùng cuối và cũng từ đó vận hành hay cải tiến sản phẩm để đạt được mục
tiêu kinh doanh.
III. Kế hoạch học tập
1. Năm nhất
- Thành thạo trong việc sử dụng tiếng anh, kèm theo đó thi lấy chứng chỉ
để đủ điều kiện ra trường
- Nắm chắc ngôn ngữ lập trình Python
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường lấy kinh
nghiệm và các kỹ năng giao tiếp
2. Năm hai
- Tập trung vào các môn học chuyên ngành như: Cơ sở dữ liệu, Hệ thống
thông tin quản lý, Hệ thống thông tin kinh doanh, Phân tích dữ liệu cơ
bản, Phân tích dữ liệu với R để làm nền tảng cho các môn học lên cao sau
này
- Thực hiện làm nghiên cứu khoa học
- Tham gia một số cuộc thi học thuật
- Tiếp tục tham gia các hoạt động ngoại khóa, đi làm tình nguyện hoặc
tham gia các tổ chức phi chính phủ
3. Năm ba
- Tiếp tục với các môn học chuyên ngành định hướng cho công việc
tương lai: Cơ sở dữ liệu phân tán, Nhà kho dữ liệu và tích hợp, Quản lý
dự án hệ thống thông tin, Học máy trong phân tích kinh doanh, Phân tích
và thiết kế hệ thống thông tin quản lý,…
- Hoàn thiện CV để thực tập hoặc đi làm lấy kinh nghiệm
- Hoàn thành kỳ kiến tập
4. Năm tư
- Hoàn thành nốt các môn học trên trường và chuẩn bị làm khóa luận tốt
nghiệp song song với việc đi làm ở ngoài
- Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về chứng chỉ, ngày công tác xã hội để hoàn
thành việc tốt nghiệp đúng hạn.

You might also like