You are on page 1of 32

I.

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC


1. Bản mô tả công việc
- Tên công việc
- Nhiệm vụ cụ thể
- Mối quan hệ trong công việc
- Trách nhiệm trong công việc

NHÂN VIÊN KINH DOANH

NHÂN VIÊN SALE


NHÂN VIÊN DIGITAL MARKETING

- Nhiệm vụ 1: Triển khai thiết lập, theo dõi, tối ưu quảng cáo trên các kênh Online
+ Thiết lập quảng cáo trên các kênh Online: Facebook, SEM (Google, Cốc cốc,…), Youtube,
Tiktok,…
+ Theo dõi và tối ưu giá thầu, các tỉ lệ chuyển đổi của phễu chuyển đổi
+ Nghiên cứu và cập nhật công nghệ mới, thủ thuật mới của các kênh kỹ thuật số
+ Phối hợp cùng các nhân sự trong bộ phận marketing tạo ra các nguyên liệu sử dụng để
quảng cáo (Content, Hình ảnh, Video Clip, TVC, Landing Page…)
+ Cùng với quản lí xây dựng và phát triển kế hoạch tăng trưởng cho các kênh quảng cáo
- Nhiệm vụ 2: Phân tích và báo cáo
+ Chịu trách nhiệm đo lường, phát triển báo cáo ảnh hưởng đến mục tiêu bộ phận
+ Chuẩn bị báo cáo và thuyết trình cho các cấp
+ Đọc và phân tích dữ liệu nhằm cải thiện hiệu suất làm việc
- Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu khách hàng, ngành hàng, đề xuất và phát triển kênh mới
+ Nghiên cứu khách hàng, ngành hàng và đề xuất các chiến lược tiếp cận phù hợp
+ Hỗ trợ phát triển những kênh tiếp thị khác (Zalo, Viber, Email marketing, Instagram, SMS,
…)
+ Hỗ trợ nhóm nội dung để có thể tạo nội dung đa kênh

NHÂN VIÊN TỔ CHỨC SỰ KIỆN

• Tên công việc: Chuyên viên tổ chức sự kiện

• Nhiệm vụ cụ thể:

- Brainstorm, lên ý tưởng, lập kế hoạch, lên kịch bản, proposal,… cho các chương trình, sự
kiện mà công ty thực hiện.
- Báo cáo công việc với cấp trên, khách hàng
- Thực hiện, triển khai các sự kiện
- Thực hiện các hoạt động truyền thông, marketing online, offline về sản phẩm, dịch vụ của
công ty trên các kênh truyền thông.
- Quản lý, đào tạo đội ngũ CTV (PG – PB) tham gia các dự án.

• Mối quan hệ trong công việc

- Cấp trên: Nhận brief, phản hồi, báo cáo công việc
- Khách hàng: Nhận brief, trao đổi, chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình dự án diễn ra
(trình bày idea, giải đắp thắc mắc, nhận thêm yêu cầu, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát
sinh,…)
- Đồng nghiệp cùng cấp: cùng brainstorm, thống nhất phương án, phối hợp hoàn thành công
việc,…
- Cấp dưới, CTV: phân công, mô tả công việc, training, giám sát quá trình làm việc,…
• Trách nhiệm trong công việc

- Chủ động phản hồi, đặt câu hỏi trong quá trình làm việc với khách hàng và cấp trên nếu
chưa rõ.
- Hoàn thành dự án (chương trình, sự kiện) được giao, báo cáo tiến độ công việc
- Phân việc giám sát cấp dưới chặt chẽ
2. Tiêu chuẩn tuyển dụng
- Trình độ (bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm)
- Tuổi
- Đặc điểm cá nhân: ngoại hình
- Các năng lực khác
NHÂN VIÊN KINH DOANH
NHÂN VIÊN DIGITAL MARKETING

a. Trình độ

• Cao đẳng, Đại học - chuyên ngành Marketing hoặc các chuyên ngành có liên quan.

b. Kiến thức:

• Digital Marketing – Communications

c. Kinh nghiệm:

• 2 năm mảng Performance Digital


d. Kỹ năng:

• Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

• Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả

• Kỹ năng đọc và phân tích số liệu

e. Các yêu cầu khác:

• Tư duy logic và chiến lược

• Tư duy xây dựng hệ thống phát triển bền vững

• Biết cơ bản sử dụng các phần mềm ứng dụng đồ họa, video editor

• Sáng tạo và năng động

• Sẵn sàng học hỏi những kiến thức mới để phát triển công việc

NHÂN VIÊN TỔ CHỨC SỰ KIỆN


Vị trí: Account Executive:

3. Xây dựng câu hỏi để tuyển dụng nhân sự


NHÂN VIÊN TỔ CHỨC SỰ KIỆN
- Bạn sẽ xem xét những yếu tố nào khi chọn một địa điểm tổ chức sự kiện?
- Bạn sử dụng những công cụ và phần mềm nào để lập kế hoạch tổ chức sự kiện?
- Bạn hãy kể về một lần phải đối phó với thay đổi đột xuất vào phút cuối hoặc
phải xử lý tình huống bất ngờ khi lên kế hoạch cho một sự kiện.
- Bạn làm thế nào để đảm bảo sự kiện bạn chịu trách nhiệm không vượt quá ngân
sách?
- Bạn đã bao giờ lên kế hoạch cho nhiều sự kiện cùng một lúc chưa? Bạn làm thế
nào bạn ưu tiên thời gian và nguồn lực của mình trong khi đáp ứng thời hạn
quan trọng?
- Khi phải đa nhiệm, bạn dùng cách tiếp cận nào?
Bạn làm thế nào để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn cho sự kiện?
- Theo bạn, kỹ năng quan trọng nhất cần có của một nhân viên tổ chức sự kiện là
gì?
- Bạn làm thế nào để quản lý xung đột xảy ra trong một sự kiện?
Hãy kể lại một lần bạn phạm sai lầm khi tổ chức sự kiện cho khách hàng. Bạn đã
khắc phục như thế nào và học được gì?
- Bạn nghĩ làm việc nhóm hay làm việc độc lập quan trọng hơn với một nhân viên
tổ chức sự kiện?
- Loại sự kiện nào bạn quan tâm nhất? Sự kiện cho doanh nghiệp hay sự kiện xã
hội? Tại sao?
- Bạn có kinh nghiệm gì với việc quảng bá các sự kiện (thông qua quảng cáo,
mạng xã hội, v.v.)?
- Một số phương pháp bạn dùng để tối ưu hoá hiệu quả sự kiện trong khi không
bội chi ngân sách là gì?
- Sự kiện lớn nhất (dựa trên ngân sách hoặc số lượng người tham dự) bạn đã từng
lên kế hoạch hoặc tổ chức là gì?
- Hãy tưởng tượng một công ty đang lên kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo để
thể hiện mình là một thương hiệu trẻ, tươi mới và tuyệt vời. Nếu bạn được thuê
để tổ chức bữa tiệc ra mắt của họ, bạn sẽ cân nhắc lựa chọn địa điểm nào? Tại
sao?
- Hãy tưởng tượng tôi là một khách hàng, yêu cầu bạn tổ chức một sự kiện cho
tôi, bạn sẽ hỏi tôi những câu hỏi nào?
- Bạn có thoải mái khi phải làm việc ngoài trời hoặc ngoài giờ không?
- Bạn có kỳ kinh nghiệm với đàm phán giá dịch vụ hay không? Bạn làm thế nào
để đàm phán giá sự kiện tốt nhất với khách hàng và nhà cung cấp?
- Giả sử bạn phải lập kế hoạch tổ chức sự kiện cho một công ty có 100 người
tham gia, bạn tiến hành các bước như thế nào?
NHÂN VIÊN MARKETING
- Theo bạn, Marketing là gì?
- Theo bạn, Marketing khác với Sale như thế nào?
- Bạn biết gì về mô hình 4P?
+ Product ( Sản phẩm )
+ Price (Giá )
+ Place ( Kênh phân phối )
+ Promotion: Tiếp thị
- Bạn đã từng tham gia vào chiến dịch Marketing nào chưa?
- Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
- Vì sao bạn chọn công việc này?
- Bạn biết gì về Digital Marketing?
- Hãy kể tên 3 hình thức Marketing Online mà bạn biết? Marketing Online trên Google Marketing
Online trên Facebook Marketing Online trên Email
- Bạn biết gì về thị trường mục tiêu của chúng tôi?
- Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
- Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
- Bạn có chịu được áp lực công việc của ngành Marketing không?
- Làm thế nào để khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh hơn? Bạn biết gì về hiệu ứng marketing
khan hiếm?
- Bạn biết gì về thuật ngữ “nông dân hoá mọi thứ” trong marketing? (Thay vì dùng những từ ngữ
chuyên ngành để giải thích sản phẩm của bạn, hãy dùng từ ngữ đơn giản để mọi người dễ hiểu, dễ
tiếp cận)
- Bạn có nhận xét gì về chiến lược marketing của bột giặt ABA? (Lối quảng cáo lố bịch từ lâu nhưng
để lại ấn tượng đậm sâu, đưa ABA đi xa đủ vượt qua Tide, cạnh tranh với OMO, Ariel. Mục tiêu
của ABA là bán được hàng. ABA đủ bản lĩnh để tạo sự khác biệt) Nếu lâu ngày ABA k sử dụng lối
quảng cáo này thì sẽ kích hoạt hiệu ứng quên lãng và muốn xây dựng hình tượng tốt hơn vẫn chưa
muộn.
- Vướng vào những lùm xùm thời gian qua nếu trường hợp Jack không phải là bố của đứa bé thì bạn
nghĩ Jack nên xử lý khủng hoảng truyền thông theo hướng nào?
(Cập nhật xu hướng, tư duy xử lý khủng hoảng)
Im lặng vì hiếm khi được truyền thông miễn phí, sau đó giải thích cũng không
muộn. Nếu là sự thật thì sẽ đc sáng tỏ!
NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
- Bạn có thể nói một chút về bản thân được không?
- Bạn có biết đối tượng khách hàng của CTY là ai không?
- Theo bạn yếu tố nào quyết định hành vi mua hàng của khách?
- Kỹ năng bán hàng thời trang của một nhân viên cần có là gì?
- Bạn có đánh giá gì về sản phẩm của chúng tôi không?
- Khi tư vấn cho một khách hàng bạn sẽ tư vấn gì?
- Nếu gặp một khách hàng khó tính bạn sẽ xử lý thế nào?
- Bạn phản ứng thế nào với lời phê bình?
- Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
- Bạn có chấp nhận môi trường làm việc có doanh số và KPIs không?
- Bạn có khả năng dự đoán trước sau khi tư vấn thì khách hàng đó sẽ không mua hàng (không đủ
điều kiện tài chính, hỏi vì tò mò,...) bạn vẫn tư vấn chứ?
- Nếu 1 ngày bạn tư vấn cho 10 vị khách hàng như tất cả đều từ chối bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Và xử lý ra sao?
(Tôi đã từng bị nhiều hơn thế. Không vui là đúng nhưng cần chấp nhận làm quen với sự từ chối
mới có thể tiếp tục mời hàng, xem xét lại do mình hay do yếu tố khách quan khác và rút kinh
nghiệm)

II. MARKETING
1. Bảng hỏi nghiên cứu thị trường
- Mở đầu
- Thông tin khách hàng
- Nội dung câu hỏi

2. Định vị thương hiệu


1. Định nghĩa:

Định vị thương hiệu là xác định một vị trí của thương hiệu trong lòng khách hàng. Định
vị thương hiệu cũng có thể được xem là các chiến lược thương hiệu hay chiến lược định vị.

2. Mục đích:

+ Dễ dàng tiếp cận được với khách hàng: triển khai các chiến dịch truyền
thông, quảng bá trên các kênh phù hợp với đối tượng mục tiêu: địa điểm, các
kênh mạng xã hội (website, fanpage, tiktok,...) tuỳ theo thói quen sử dụng và độ
tuổi.

+ Tạo dấu ấn để khách hàng nghĩ đến đầu tiên khi có nhu cầu
Bộ nhận diện thương hiệu

● Tên gọi
● Logo (hình ảnh, màu sắc)
● Kiểu chữ

Thông điệp để lại dấu ấn

+ Tạo được sự khác biệt với đối thủ

Giải thích lý do tại sao khách hàng phải chọn mình chứ không phải những nơi
khác

(Những điểm chạm)

● Sự trải nghiệm về chất lượng dịch vụ, sản phẩm (tốt, lựa chọn, …)

vd: Thậm chí là người bảo vệ ở điện máy xanh, nhân viên đổ xăng của
Sài Gòn Petrol,... để lại dấu ấn

● Giá trị mang lại (tinh thần thể hiện được đẳng cấp, sự thấu hiểu, người
bạn đồng hành …)
● Giá cả: giá phải chăng hơn, có nhiều gói với nhiều mức giá khác nhau
cho khách chọn

+ Tạo được nền tảng để phát triển những mặt hàng khác trong tương lai

● Ấn tượng sản phẩm đầu tốt thì những sản phẩm sau cũng sẽ tốt!=> Cần
đầu tư vô chất lượng, dịch vụ ở sản phẩm, cửa hàng đầu tiên.

+ Tạo được sự mối quan hệ lâu dài với khách hàng

● Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: Đội ngũ tư vấn viên, sale,...
● Chất lượng sản phẩm dịch vụ, uy tín

3. Có 4 loại định vị phổ biến

+ Chiến lược định vị dựa vào giá cả


+ Chiến lược định vị dựa vào chất lượng tốt của sản phẩm

+ Chiến lược định vị dựa vào lợi ích của sản phẩm đánh vào nhu cầu cần thiết
của khách hàng

+ Chiến lược định vị dựa vào đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp

Vd: Ban đầu có thể mình một thương hiệu nhỏ nhưng mà mình có thể thay đổi
bằng cách gây chiến, hoặc là bình luận nhận xét một ông lớn thì người ta sẽ tự
động đánh giá bạn ngang hàng với họ. (Cần có sự khéo léo)

Mình xem ai là đối thủ cạnh tranh thì mình sẽ ngang hàng với người đó.

Ví dụ: Định vị thương hiệu cho 1 cửa hàng thể thao/Công ty sự kiện/1 nhãn hàng thể
thao dựa vào đối thủ cạnh tranh

4. Các bước định vị:

Bước 1: Xác định vị trí, chiến lược hiện tại của thương hiệu

+ Nhóm khách hàng nào mà doanh nghiệp đang hướng đến

+ Thương hiệu của doanh nghiệp có gì nổi bật và khác biệt?

Giải thích lý do tại sao khách hàng phải chọn mình chứ không phải những nơi
khác

(Những điểm chạm)

● Sự trải nghiệm về chất lượng dịch vụ, sản phẩm (tốt, lựa chọn, …)

vd: Thậm chí là người bảo vệ ở điện máy xanh, nhân viên đổ xăng của
Sài Gòn Petrol,... để lại dấu ấn

● Giá trị mang lại (tinh thần thể hiện được đẳng cấp, sự thấu hiểu, người
bạn đồng hành …)
● Giá cả: giá phải chăng hơn, có nhiều gói với nhiều mức giá khác nhau
cho khách chọn
+ Hãy xác định nhiệm vụ và sứ mệnh của thương hiệu

+ Giá trị của thương hiệu bạn là gì?

Bước 2: Xác định, tìm hiểu đối thủ đang cạnh tranh

Chúng ta có thể phân tích đối thủ qua việc nghiên cứu thị trường, dựa vào các
trang mạng xã hội để tìm hiểu và khám phá sản phẩm của đối thủ hoặc tìm hiểu
đối thủ thông qua khách hàng.

Vd: Ban đầu có thể mình một thương hiệu nhỏ nhưng mà mình có thể thay đổi
bằng cách gây chiến, hoặc là bình luận nhận xét một ông lớn thì người ta sẽ tự
động đánh giá bạn ngang hàng với họ. (Cần có sự khéo léo)

Mình xem ai là đối thủ cạnh tranh thì mình sẽ ngang hàng với người đó.

Bước 3: Phân tích, nghiên cứu đối thủ

Việc phân tích như vậy có thể giúp chúng ta rút ra được bài học từ sai lầm của
đối thủ hoặc học hỏi được những kinh nghiệm.

+ Đối thủ có những điểm mạnh gì và điểm yếu của họ ở đâu

+ Sản phẩm họ cung cấp là gì? Có điểm gì nổi bật không?

+ Họ đang có những chiến lược, chiến dịch gì? Và nó thành công hay không?

+ Vị trí của họ ở trên thị trường.

Bước 4: Tạo dựng thương hiệu trở nên đặc biệt và nổi bật

Sau khi đã tìm hiểu được đối thủ và chính doanh nghiệp hãy dựa vào những
điều đó để xây dựng thương hiệu trở nên nổi bật hơn so với đối thủ. Hãy rút ra
được những bài học từ sự thất bại của đối thủ và phát triển hơn hết.

Bước 5: Tạo tuyên bố để định vị thương hiệu

Tuyên bố định vị thương hiệu là những câu khẩu hiệu của doanh nghiệp ngắn
gọn nhưng mang đầy đủ những giá trị riêng biệt để truyền đạt đến khách hàng.
+ Mục tiêu khách hàng của doanh nghiệp

+ Sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Sản phẩm có điểm gì nổi bật? Nó đem lại
lợi ích gì?

+ Những lợi ích đó thể hiện như thế nào? ở đâu? Bằng chứng?

Bước 6: Theo dõi và kiểm tra hiệu quả

3. Chiến lược giá vé


Vd có 2500 chỗ ngồi
- Ban đầu: 400k/vé (Số lượng 200)

Tạo sự khan hiếm về vị trí tốt, dịch vụ đặc biệt đánh đối tượng thực sự muốn tham gia, sẵn
sàng chi tiền để mua vé có mức giá cao nhất!

- Giữa: 250k/vé (Số lượng 2000 - 2300)

Mức giá trung bình dành cho đối tượng khách hàng chung có số lượng đông nhất. Có thể
mình sẽ không bán hết số lượng vé này… vì vậy cần...

- Phút chót: 150k/vé (Số lượng 300)

Tối ưu những vị trí còn lại bằng mức giá siêu hấp dẫn để thu hút thêm khách tham dự vào
phút chót!

4. Promotion
Promotion:
● Khuyến mãi
- Combo 3 tháng giảm giá
- Mua dịch vụ HLV cá nhân cùng với combo tập sẽ rẻ hơn
- Tập thử 1 tuần free
● Quảng cáo:
- Tạo lập fanpage, chạy quảng cáo MXH
- Marketing trực tiếp qua điện thoại và email
● Quan hệ công chúng:
- Tổ chức sự kiện: Khai trương

III. TÀI TRỢ


1. Hồ sơ tài trợ
- Thư ngỏ:
Gửi thư ngỏ đến nhà tài trợ, trong thư cần:
+ Kính gửi
+ Giới thiệu khái quát về chương trình sự kiện, lý do tổ chức (thông điệp, ý nghĩa, mức độ và
đối tượng lan toả) để cho nhà tài trợ thấy lý do mà họ nên tài trợ.
+ Thông tin liên hệ, xác nhận (chữ ký, mộc) và lời cảm ơn của đơn vị tổ chức.
- Giới thiệu về sự kiện
- Mục đích sự kiện
- Đơn vị tổ chức
- Chương trình sự kiện
- Khách hàng mục tiêu
- Đơn vị truyền thông
- Phương thức truyền thông
- Quyền lợi nhà tài trợ
- Thông tin liên hệ

2. Các bước để tài trợ


- Xác định khách hàng mục tiêu
- Xác định quyền lợi và trách nhiệm
- Xây dựng bộ hồ sơ tài trợ
- Tìm kiếm các công ty có cùng khách hàng
- Gửi hồ sơ mời tài trợ
- Đàm phán
- Hợp đồng
- Thực hiện trách nhiệm
- Chăm sóc nhà tài trợ
- Thanh lý hợp đồng

IV. SỰ KIỆN
1. Ý tưởng sự kiện
- Lập luận ý tưởng

- Big idea

- Định hướng hình ảnh

- Slogan, thông điệp

- Concept house

- Điều còn đọng lại trong khách hàng

2. Giấy phép tổ chức sự kiện và quy trình


- Giấy uỷ quyền: Các đơn vị Supplier gửi cho công ty TCSK để họ đc quyền lắp đặt
thiết bị máy móc
- Giấy cấp phép trình diễn các tiết mục nghệ thuật, bài hát: Gửi cho Sở Văn Hóa và
Thể Thao TPHCM
- Những công văn mang thiết bị bên ngoài vào: gửi đơn vị tổ chức (thông tin, số lượng
cụ thể, chi tiết để đơn vị địa điểm xác nhận)
3. Các sản phẩm truyền thông cho sự kiện
- Above the line
+ Mục đích: Tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng và khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào
khách hàng
+ Các hoạt động: Media (truyền thông hình ảnh), tài trợ, Pr (quan hệ công chúng),...
+ Qua các phương tiện thông tin đại chúng như: TV, Radio, báo giấy, quảng cáo ngoài
trời,...
+ Đối tượng: Độ phủ rộng, không nhắm đến đối tượng cụ thể, chính xác 100% (Tập hợp mẹ
của tệp người mua hàng)
+ Đo lường bằng các chỉ số: Độ phủ (reach), tầng suất xuất hiện, GRP - Gross Rating Points
(đơn vị đo lường của việc mua bán thời lượng và không gian quảng cáo)

- Throught the line


+ Là hoạt động tương tác với khách hàng ở nhiều kênh khác nhau tại nhiều thời điểm khác
nhau với một thông điệp thống nhất được truyền tải. Tạo ra những quảng cáo 360 độ ở mọi “mặt trận”
được chiến lược nhắm đến.
+ Áp dụng được hầu kết các kênh giao tiếp và tương tác với nhiều đối tượng khách hàng
khách nhau. Cùng truyền tải một thông điệp thống nhất, chắc chắn và mạnh mẽ!
- Below the line

Mô hình phễu bán hàng


+ Mục đích: Tạo ra sự tương tác trực tiếp, làm tăng sự trung thành của khách hàng, thúc đẩy
họ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm. => Chuyển đổi khách hàng!
+ Các hoạt động: Dán biểu ngữ, áp phích, phát tờ rơi, phát mẫu thử, chương trình ưu đãi tại
các kênh phân phối tác động trực tiếp đến người mua hàng. Các hoạt động digital marketing (google
search, social media,...)
+ Phương tiện: Địa điểm lui tới, website, Fanpage, Group, Youtube, Tiktok, Instagram,...
+ Đối tượng: Cụ thể có tiềm năng mua hàng cao
+ Đo lường chính xác tỷ lệ chuyển đổi trong thời gian thực hiện chiến dịch bằng: Lượt truy
cập, lượt tiếp cận, lượt tương tác, tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi,...

4. Xây dựng Agenda cho sự kiện

Thời gian/ Hoạt động

- 5h30 - 6h30 (1 tiếng)


+ Chào đón khách mời
+ Chụp hình photobook
+ Các hoạt động trong sảnh chờ: trò chơi nhỏ, trà, bánh ngọt,...
- 6h30 - 6h45 (15 phút)
+ Tiết mục văn nghệ mở màng
+ Giới thiệu và thông báo bắt đầu chương trình
- 6h45 - 7h45 (1 tiếng)
+ Tiệc ăn tối (dinner)
- 7h45 - 9h30 (1 tiếng 15 phút): Chương trình chính
+ Tiết mục văn nghệ chính: múa (trống, đương đại, múa bóng, EDM,...)
+ Các hoạt động như: vinh danh, trao thưởng các cá nhân, tập thể xuất sắc, tri ân khách hàng
+ Thông báo dự định sắp tới
+ Trò chơi, giao lưu âm nhạc, bóc thăm trúng thưởng,...
- 9h30 - 10h00 (30 phút)
+ Thông báo kết thúc chương trình kèm lời cảm ơn
+ Quà tặng (tuỳ sự kiện đem lên đầu hoặc để cuối cùng)
+ Chào, tiễn khách

Lễ khai mạc giải VUG 2019:

Thời
Từ Đến Hoạt động
lượng
Công tác chuẩn bị:
12:3 13:3
1:00 Kiểm tra lần cuối các trang thiết bị, vật dụng, POSM, nhân
0 0
sự
13:3 14:3 - Đón khách
1:00
0 0 - Trận đâu thứ 1 diễn ra
14:3 14:4 Trận 1 kết thúc
0:10
0 0 Set up chương trình khai mạc trên sân
14:4 14:4 Ổn định
0:05
0 5 Chuẩn bị bắt đầu chương trình
14:4 14:4
0:03 Mở màn
5 8
14:4 14:4 0:01 Chào mừng
8 9
14:4 14:5
0:08
9 7
14:5 14:5
0:01 Giới thiệu đội tuyển trường + tổ trọng tài
7 8

14:5 14:5
0:01
8 9
14:5 15:0
0:03 Lễ chào cờ
9 2
15:0 15:0
0:01 Giới thiệu VUG
2 3
15:0 15:0
0:01 Tuyên bố lý do
3 4
15:0 15:0
0:02 Giới thiệu đại biểu
4 6
15:0 15:0
0:01
6 7
Đại diện ban tổ chức phát biểu khai mạc
15:0 15:1
0:05
7 2
15:1 15:1
0:01
2 3
Đại diện Tổ trọng tài tuyên thệ
15:1 15:1
0:01
3 4
15:1 15:1
0:01
4 5
Đại diện cầu thủ tuyên thệ
15:1 15:1
0:01
5 6
15:1 15:1
0:01 Chào mừng các đội tuyển + tổ trọng tài
6 7
15:1 15:2
0:03
7 0
Trao cờ lưu niệm
15:2 15:2
0:01
0 1
15:2 15:2 Tặng quà cho đội futsal được yêu thích nhất
0:02
1 3 *Sponsor: Giày Pan
15:2 15:2
0:01 Kết thúc lễ khai mạc
3 4

5. Điều lệ thi đấu


- Mục đích ý nghĩa
Tạo ra sân chơi bổ ích
Tạo điều kiện thi đấu giao lưu
Đẩy mạnh phong trào tập luyện và rèn luyện sức khỏe
- Tên gọi
Hội thao
- Thời gian- địa điểm
Thời gian:
Địa điểm: Trường, trung tâm thi đấu, công ty, sân vận động
- Đối tượng tham dự

- Thể thức và luật thi đấu


Áp dụng luật thi đấu của BTC đề ra
Áp dụng luật thi đấu mới nhất của từng môn thể thao

- Khen thưởng- kỷ luật


Trao thưởng, chứng nhận thành tích
Kỷ luật nếu vi phạm luật và bị tướt quyền thi đấu tuỳ mức độ
- Khiếu nại
Lệ phí khiếu nại
Khiếu nại phải kèm văn bản theo mẫu
Hình thức khiếu nại về đối tượng tham dự, về kỹ thuật chuyên môn
- Các quy định khác

Thẩm quyền sửa đổi điều lệ do BTC

Qui định thi đấu của từng môn: thể thức thi đấu, tính điểm xếp háng, trang phục thi đấu, thời gian, địa
điểm, ...

6. Mô tả sơ đồ nhân sự cho sự kiện


Vd: Sơ đồ nhân sự cho LỄ KHAI MẠC TDT GAMES 2018
7. Lịch trình thi đấu (loại trực tiếp 1 lần thua và vòng tròn)
THI ĐẤU LOẠI TRỰC TIẾP

Nếu số đội tham gia dự không phải là bội số của 2 (vd như 5, 7, 9,11,...) thì ở vòng thứ nhất sẽ chỉ có
một số đội thi đấu, còn lại các đội sẽ thi đấu ở vòng thứ 2.
Cách tính số đội phải tham gia ở vòng thứ nhất

X = ( a – 2n ) * 2

X: số đội tham gia lượt đầu .

a: Tổng số đội tham gia thi đấu.

2: lũy thừa của 2 mà theo nó nhận được số nhỏ hơn xấp xỉ với số đội tham gia.

Cách tính tổng số trận đấu

Theo công thức :

Y=a–1

Y : tổng số trận đấu .

a: tổng số đội tham gia .

Ví dụ: Vạch biểu đồ thi đấu loại trực tiếp một lần thua cho 10 đội.

Vì 10 không phải là bội số của 2. Nên ta phải xác định các đội tham gia thi đấu vòng đầu.

Áp dụng công thức ta có:

X — ( 10 – 8 ) X 2 – 4 đội.

Tổng số trận đấu: Y = 10 — 1 = 9 trận .

THI ĐẤU VÒNG TRÒN


Sơ đồ thi đấu vòng tròn là sơ đồ phổ biến trong các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ. Tổng số đội
áp dụng sơ đồ này rất linh hoạt có thể là 5 đội, 7 đội, 8 đội,…hay thậm chí là 30 đội vẫn được.

Công thức tính thi đấu vòng tròn

a. Cách tính vòng đấu

Nếu số đội tham gia là số chẵn thì số vòng đấu sẽ bằng:

V=a–1

V: là số vòng đấu.

a: Số đội tham gia thi đấu.

Nếu số đội tham gia thi đấu là số lẻ thì:

v=a

Cách tính tổng số trận đấu

Để tính tổng số trận đấu người ta sử dụng công thức:

Trong đó : Y là tổng số trận đấu .

a là số đội tham gia thi đấu

8. Quản lý rủi ro sự kiện


QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO SỰ KIỆN
Vd: Sự kiện bế mạc giải bóng đá

+ Bước 1: Tìm hiểu chung


Xem xét loại hình của sự kiện, đối tác khách hàng, quản lý, các bên liên quan và môi trường
xung quanh

● Sự kiện thể thao, trao giải


● Đối tác: CTY … (nhà tài trợ)
● Không gian: ngoài trời, trong nhà?
● Địa điểm: Sân vận động ở… (khu vực có an ninh cao? gần hay xa trung tâm, điểm
đến được nhiều người biết hay không? có ô nhiễm tiếng ồn,...)
+ Bước 2: Xác định tất cả các rủi ro có thể xảy ra

Trời mưa, khách mời không đến, khách mời đến trễ do kẹt xe, không biết đường đi, gió quá lớn, ô
nhiễm tiếng ồn, cúp điện, cháy nổ, trộm cắp, có người ngất xỉu,...

+ Bước 3: Quyết định: xem xét và xác định các loại rủi ro có thể xảy ra
● Yếu tố con người: khách mời, VĐV, PG, ca sĩ không đến, đến trễ, ngất xỉu do trời
nắng, cổ động viên quá khích làm mất trật tự,...
● Yếu tố thời tiết: Trời mưa, trời quá nắng, gió lớn, …
● Yếu tố môi trường xung quanh: ô nhiễm tiếng ồn (gần khu dân cư, cùng lúc có sự
kiện khác diễn ra, khu vực không có an ninh cao nên có thể có trộm cấp trà trộn
vào,...)
● Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị: cúp điện, cháy nổ,...
+ Bước 4: Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro sự kiện và xem xét biện pháp phòng ngừa hiện tại đã đầy đủ chưa
Xếp loại các rủi ro

● Khách mời, PG, Ca sĩ, … đến trễ, Mc đọc nhằm kịch bản, tiết mục trình diễn sai
động tác... thường xuyên xảy ra ở mức độ nặng, ảnh hưởng đến chất lượng chương
trình.
● Cháy nổ: Hiếm khi xảy ra và ở mức độ nghiêm trọng (cơ sở vật chất, tính mạng con
người,...)
● Ô nhiễm tiếng ồn thỉnh thoảng xảy ra và ở mức độ nhẹ
● Cúp điện ít khi xảy ra và ở mức độ nặng
● ...
+ Bước 5: Điều khiển

Kiểm soát những vấn đề có thể phát sinh để chúng không xảy ra

● Rehearsal (diễn tập) lại MC, ca sĩ, nhóm nhảy, trống, lân,... trước chương trình
● Quy định thời gian tập trung sớm hơn 1h đối với các thành phần quan trọng: khách
mời, BTC, VĐV... sớm hơn 30 phút với thành phần tham dự như khán giả để ổn
định.
● Liên hệ với ban quản lý nguồn điện để bảo đảm k có cúp điện xảy ra
● Xem xét di dời k để các vật dễ cháy nổ (bình ga, k cho khách hút thuốc, sử dụng quẹt
gas, que viêm,...)
● Kiểm tra nồng độ cồn người tham dự để tránh tình trạng say xỉn quá khích,...
● Có đội điều phối, an ninh trong sự kiện,...
● Ngất xỉu do nắng thì kéo máy che, chuẩn bị dù
+ Bước 6: Hành động giảm nhẹ

Xem xét những biện pháp giảm thiểu rủi ro nếu chúng xảy ra thì làm sao để giảm nhẹ mức
độ?

● Cháy nổ: bình chữa cháy, xe chữa cháy


● Chuẩn bị máy phát điện
● Đội y tế để chữa trị các trường hợp ngất xỉu
● Có nhân vật (MC, người trong ban tổ chức,...) linh hoạt để hoạt náo, hát, giao lưu
trong trường hợp đội văn nghệ k trình diễn đc,...
+ Bước 7: Rủi ro sự kiện cụ thể

Trong quá trình sự kiện diễn ra nếu có rủi ro nào xảy ra thì cần đánh giá mức độ tổn thất mà
rủi ro mang lại

+ Bước 8: Ghi chú

Ghi chú lại phát hiện của mình trong quá trình làm sự kiện, những khe hở để lần sau rút
kinh nghiệm là sự kiện tốt hơn.

+ Bước 9: Review

Xem lại các rủi ro mà mình đã đánh giá trước đó để xem là nó có phù hợp với thời điểm
hiện tại hay các sự kiện sắp tới hay không?

=> Luôn cập nhật và đánh giá lại cho phù hợp.

You might also like