You are on page 1of 13

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THƯƠNG

MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO


(TRADE REMEDIES)

VẤN ĐỀ 3
LUẬT WTO VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP
ĐỐI KHÁNG
VẤN ĐỀ 3
LUẬT WTO VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG

1. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng: Các nguyên tắc trong Luật
WTO
2. Các khía cạnh thực tế của các vụ kiện về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng trong WTO
Trợ cấp định kỳ (Recurring Subsidies)
• Là loại trợ cấp đem lại lợi ích liên tục, có thể dự đoán được và tự động hàng
năm
• Ví dụ:
- Các khoản tín dụng;
- Các ưu đãi giảm thuế, xóa bỏ hoặc cho kéo dài thời hạn nộp thuế
• Trợ cấp định kỳ được sử dụng trong năm được nhận trợ cấp, không để dư ra
cho năm tiếp theo
Tín dụng (Loans)
• Khoản lợi ích là khoản chênh lệch giữa chi phí để vay được khoản vay đang bị
điều tra (lãi suất, phí) và chi phí để vay khoản vay tương tự trên thị trường.
• Các kiểu so sánh:
- So sánh khoản vay bị coi là trợ cấp với khoản vay TM thực hiện trong cùng thời
gian (tính theo năm);
- Lãi suất cơ bản của nước đó.
Cho vay tín dụng và mức độ tin cậy
Loans and Creditworthiness
• Bị đơn thuộc diện “không đủ mức tin cậy để cho vay” phải chịu các mức thuế
suất “tự tạo” cao, với suy đoán là để bao hàm những rủi ro tín dụng cao;
• Nguyên đơn phải cáo buộc bị đơn thuộc diện “không đủ mức tin cậy để cho
vay” tại thời điểm nhận được khoản vay, ví dụ dưới các hình thức:
- Bị đơn bị coi “không đủ mức tin cậy để cho vay” đối với những khoản vay
TM mà bị đơn nhận được trong cùng năm đó;
- Việc xem xét của cơ quan điều tra sẽ tập trung vào quá trình tài chính trong
quá khứ cũng như hiện tại, và các phân tích khách quan về khả năng tình hình
tài chính trong tương lai.
Miễn/giảm thuế
Tax Exemptions and Remissions
• Khoản lợi ích thu được từ việc miễn/giảm thuế là khoản tiền thuế được miễn hoặc
không phải nộp, được xác định là:
- Được nhận vào ngày cty lẽ ra phải nộp thuế (nhưng vì được miễn nên không
phải nộp);
- Thường là phát sinh vào ngày cty nộp bản khai thuế, nhưng cũng có thể vào
thời điểm muộn hơn, tùy thuộc vào từng tình huống.
Hoãn nộp thuế (Tax Deferrals)

• Khoản lợi ích thu được từ việc hoãn nộp thuế là khoản vay bằng với khoản thuế
được hoãn nộp trong quãng thời gian được hoãn thuế
- Đối với trường hợp hoãn nộp thuế trong một năm hoặc ngắn hơn: lợi ích được
xem là được nhận vào ngày mà lẽ ra phải nộp thuế, nếu không được hoãn nộp;
- Đối với trường hợp hoãn nộp thuế dài hơn một năm: lợi ích được xem là được
nhận vào các ngày tròn năm, kể từ ngày được lẽ ra phải nộp thuế nếu không
được hoãn.
Trợ cấp không định kỳ
Non-Recurring Subsidies
• Một khoản trợ cấp được coi là không định kỳ, khi đó là một hỗ trợ “bất thường”
(ngoại lệ), chỉ cấp theo từng lần hoặc gắn với cơ cấu vốn hoặc tài sản của cty.
• Ví dụ:
- Các khoản tài trợ (cấp vốn)
- Xóa nợ
- Chuyển nợ thành cổ phần (bao gồm mua lại phần vốn nợ)
• Lợi ích thu được từ các khoản trợ cấp không đình kỳ này thường được tính phân bổ
cho cả khoảng thời gian bằng với thời gian khấu hao của tài sản liên quan
- Bảng khấu hao tài sản IRS
Cấp vốn/Xóa nợ
Grants/Debt Forgiveness
• Cấp vốn (tài trợ)
- Khoản lợi ích trong trường hợp này = mức cấp vốn = tài trợ thực tế + lãi suất
trên khoản tiền đó trong thời gian được hưởng
- Khoản lợi ích này (cho năm đầu tài trợ) được coi là phát sinh kể ngày nhận được
khoản tài trợ (cấp vốn)
• Xóa nợ
- Cách tính toán khoản lợi ích giống như trong trường hợp trợ cấp bằng cấp vốn (tài
trợ)
Trợ cấp bằng góp vốn cổ phần (Equity)
• Việc Chính phủ góp vốn cổ phần và quy đổi nợ vay chính phủ bằng cổ phiếu sẽ được xem là
một khoản trợ cấp, nếu quyết định đầu tư đó (góp vốn cổ phần hoặc quy đổi nợ vay chính
phủ bằng cổ phiếu) được thực hiện theo cách trái ngược với cách mà một nhà đầu tư tư
nhân thông thường sẽ làm.
• Khoản lợi ích trong trường hợp này sẽ được tính toán phụ thuộc vào việc bị đơn có được
xem là “đủ tin cậy để bán cổ phần” hay không?
• Trường hợp bị đơn không được xem là đủ mức tin cậy để vay, khoản lợi ích sẽ được tính
bằng tổng khoản tiền mua cổ phần hoặc mua bán nợ cổ phần phải là lợi ích vốn góp, lợi ích
là tổng số lượng cổ phần chuyển đổi hoặc khối lượng nợ được mua bán;
- Không có điều chỉnh đối với trị giá nội tại của cổ phần phát hành (tuy nhiên, theo quyết
định của Ban hội thẩm trong vụ tranh chấp DRAM – Hoa Kỳ, điều này trái với Điều 14 SCM?)
• Trường hợp bị đơn được xem là đủ mức tin cậy để bán cổ phần, khoản lợi ích được xác định
theo từng trường hợp cụ thể.
Đủ tin cậy để bán cổ phần
Equityworthiness
• Cách tiếp cận tương tự với cách tiếp cận khái niệm “đủ tin cậy để cho vay” (trong trường
hợp tài trợ bằng khoản vay)
• Một cty được xem là đủ tin cậy để bán cổ phần, nếu một nhà đầu tư tư nhân thông
thường cũng mua cổ phần của cty
Chú ý: Khả năng này chỉ xét trong thị trường sơ cấp, không tính theo thị trường thứ cấp
• Nếu không có nhà đầu tư tư nhân nào mua cổ phần của công ty, việc đánh giá mức độ tin
cậy để bán cổ phần được xác định trên cơ sở:
- Phân tích khách quan của các triển vọng tài chính trong tương lai
- Các chỉ số hoạt động tài chính hiện tại và quá khứ
- Tỷ suất hoàn vốn cổ phần trong 3 năm trước khi chuyển đổi hoặc mua bán vốn cổ
phần
Thay đổi quyền sở hữu/Chuyển giao trợ cấp
Change in Ownership / Subsidy Pass Through
• Điều gì xảy ra với khoản trợ cấp khi có sự thay đổi quyền sở hữu trong cty của bị đơn?
• Quy tắc áp dụng đối với trường hợp chuyển đổi toàn bộ quyền sở hữu và chuyển đổi
một phần quyền sở hữu là không giống nhau. Cụ thể:
 Không có quy tắc cụ thể xử lý vấn đề thay đổi một phần quyền sở hữu trong cty bị
đơn và tác động của nó đến các khoản trợ cấp;
 Trường hợp thay đổi toàn bộ quyền sở hữu trong cty bị đơn => khoản trợ cấp sẽ
được xem là không còn (hủy), nếu:
+ Giao dịch với các bên liên quan đến thực hiện theo nguyên tắc thị trường
công bằng
+ Phải đưa ra được chứng cứ liên quan tới quá trình và điều khoản bán hàng
+ Phải chứng minh được không có hành động bóp méo TM nào ảnh hưởng tới
việc bán hàng
HOMEWORK

WT/DS379

You might also like