You are on page 1of 15

Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật

sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ
sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong
đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa
các hệ sinh thái khác nhau[1].

Đa dạng sinh học tại một rạn san hô.

Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Norse và McManus
vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di
truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài
trong một quần xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng
sinh học" này. Trong đó, định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc) cho
rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp,
bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái"
Đa dạng sinh học là mức độ của biến thể của các dạng sống trong một hệ sinh thái nhất định, quần xã
sinh vật, hoặc trên một hành tinh toàn bộ. Đa dạng sinh học là một trong những thước đo sức khỏe của
hệ thống sinh học. Cuộc sống trên trái đất ngày nay bao gồm nhiều triệu loài khác biệt sinh học. Những
năm năm 2010 đã được công bố quốc tế của đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học không phải là nhất quán trên Trái Đất. Đó là luôn phong phú trong vùng nhiệt đới và
trong các khu vực cụ thể như các thực vật Cape tỉnh; nó ít phong phú trong các khu vực vùng cực, nơi
điều kiện hỗ trợ sinh khối ít hơn nhiều.

Nhanh chóng thay đổi môi trường thường gây ra sự tuyệt chủng [1] 99,9 phần trăm các loài đã tồn tại
trên Trái Đất. Hiện nay đã tuyệt chủng. [2] Kể từ khi cuộc sống bắt đầu trên trái đất, năm tuyệt chủng
hàng loạt lớn đã dẫn đến giọt lớn và đột ngột đa dạng sinh học thế gian. Các đại Hiển Sinh Liên đại (các
540.000.000 cuối năm) đánh dấu một sự tăng trưởng nhanh chóng trong đa dạng sinh học trong thời kỳ
bùng nổ kỷ Cambri một-trong đó gần như mọi phylum của sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện. Các
400.000.000 năm tiếp theo được phân biệt bởi định kỳ, tổn thất đa dạng sinh học lớn được phân loại là
sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Gần đây nhất, sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam, xảy ra
65.000.000 năm trước, và đã thu hút sự chú ý nhiều hơn tất cả những người khác bởi vì nó giết chết các
loài khủng long nonavian. [3]

Thời kỳ từ sự nổi lên của con người đã được hiển thị một giảm liên tục trong đa dạng sinh học. Đặt tên là
tuyệt chủng Holocene, giảm chủ yếu được gây ra bởi tác động của con người, đặc biệt là phá hủy các cây
trồng và môi trường sống của động vật. Ngoài ra, tập quán của con người đã gây ra một sự mất mát đa
dạng di truyền. Đa dạng sinh học của tác động đến sức khỏe con người là một vấn đề quốc tế quan trọng
[cần dẫn nguồn].
Các định nghĩa chấp nhận rộng rãi nhất đối với đa dạng sinh học được chứa trong các Công ước
về Đa dạng sinh học :
Thế nào là Đa dạng sinh học
Cập nhật: 24/06/2008
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological
diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh
thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái
mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa
các loài và giữa các hệ sinh thái .
Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định
nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di
truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay
có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học. Định nghĩa được đưa ở trên là định
nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học:
- toàn bộ gen, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng hoặc trên toàn thế giới . 
- tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa
dạng loài và đa dạng hệ sinh thái . [FAO]      
- tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng (R.Patrick,1983)
- sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật sống và các phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại
trong đó. Tính đa dạng có thể định nghĩa là một số lượng xác định các đối tượng khác nhau và
tần số xuất hiện tương đối của chúng. Đối với đa dạng sinh học, những đối tượng này được tổ
chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phước tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử của
vật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác nhau và
sự phong phú tương đối của chúng. (OTA, 1987).
- sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự đa dạng về di truyền của chúng và các
dạng tổ hợp. Đây là một thuật ngữ khái quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho
cuộc sống và sức khoẻ của con người . Khái niệm này bao hàm mối tương tác qua lại giữa các
gen, các loài và các hệ sinh thái (Reid & Miller, 1989).
- sự phong phú về sự sống trên trái đất, bao gồm hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật,
cũng như các thông tin di truyền mà chúng lưu giữ và các hệ sinh thái mà chúng tạo nên (AID,
1989).
- tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó (U .S. Forest Service, 1990).
- bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái học
mà chúng tham gia . Đây là khái niệm bao trùm cho mức độ phong phú của tự nhiên, bao gồm cả
số lượng và tần số xuất hiện của các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong một tổ hợp
xác định. (McNeely et al., 1990).
- tính đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ tổ chức, biểu hiện bởi số lượng và tần số xuất hiện tương
đối của các đối tượng (gen, sinh vật, hệ sinh thái) (EPA, 1990).
- tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ của chúng với
môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990).
- tính đa dạng về di truyền, phân loại và hệ sinh thái của các sinh vật sống ở một vùng, một môi
trường, một hệ sinh thái xác định hoặc toàn bộ trái đất (McAllister, 1991).
- toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, cũng như
đối với các hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó; bao hàm cả đa dạng hệ sinh thái hoặc đa
dạng quần xã, đa dạng loài và đa dạng di truyền (Pending legislation, U .S. Congres 1991).
- tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó. Bao gồm tính đa dạng về các sinh
vật sống, sự khác biệt về mặt di truyền giữa chúng và các quần xã, các hệ sinh thái mà chúng tồn
tại trong đó. (Keystone Dialogue, 1991)
- tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể
được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh
cảnh (Overseas Development Administration, 1991).
- Đề xuất một cấp thứ tư - đa dạng chức năng - sự đa dạng của những phản ứng khác nhau đối
với những thay đổi của môi trường, nhất là sự đa dạng về quy mô không gian và thời gian mà các
sinh vật phản ứng với nhau và với môi trường (J. Steele, 1991).
- toàn bộ các gen di truyền, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng (WRI, IUCN and UNEP,
1992).
- toàn bộ sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Bao gồm tất cả các gen di truyền, các loài, các hệ
sinh thái và các quá trình sinh thái (ICBP, 1992).
- toàn bộ sự đa dạng và sự khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, các tổ
hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các mức đa dạng hệ sinh
thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài (đa dạng di truyền) (Fiedler & Jain, 1992).
- tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong cùng một loài đến sự
đa dạng của các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả các mức phân loại cao hơn; bao gồm cả đa
dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý
mà chúng sinh sống trong đó (Wilson, 1992).
- là phức hệ vượt quá sự hiểu biết và có giá trị không thể đo đếm được, đa dạng sinh học là toàn
bộ tính đa dạng của sự sống trên trái đất (Ryan, 1992).
- tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài,
quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993).
- là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động tương
hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định (di Castri, 1995).
- là toàn bộ các mức tổ chức về mặt di truyền học, các cấp phân loại và sinh thái học, cũng như
mối tương tác theo thứ bậc, tại các mức độ tổ hợp khác nhau (di Castri & Younốs, 1996).
Đa dạng sinh học và các khái niệm
Cập nhật ngày 9/3/2009 lúc 10:44:00 AM. Số lượt đọc: 332.

Thế nào là đa dạng sinh học? tùy theo các trường phái, quan điểm khác nhau mà người ta có các
khái niệm khác nhau. Từ tiếng Anh "Biodiversity" dịch ra tiếng Việt - "Đa dạng sinh học" thấy
còn nhiều vấn đề lắm, có người cho rằng đó là "Đa dạng sinh vật". BVN xin giới thiệu các khái
niệm về Đa dạng sinh học để cùng thảo luận

Khái niệm chung về Đa dạng sinh học

Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological
diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh
thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái
mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa
các loài và giữa các hệ sinh thái .

Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định
nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di
truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay
có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học. Định nghĩa được đưa ở trên là định
nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học:

- Toàn bộ gen, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng hoặc trên toàn thế giới .

- Tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa
dạng loài và đa dạng hệ sinh thái . [FAO]     

- Tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng (R.Patrick,1983)

- Sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật sống và các phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại
trong đó. Tính đa dạng có thể định nghĩa là một số lượng xác định các đối tượng khác nhau và
tần số xuất hiện tương đối của chúng. Đối với đa dạng sinh học, những đối tượng này được tổ
chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phước tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử của
vật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác nhau và
sự phong phú tương đối của chúng. (OTA, 1987).

- Sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự đa dạng về di truyền của chúng và các
dạng tổ hợp. Đây là một thuật ngữ khái quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho
cuộc sống và sức khoẻ của con người . Khái niệm này bao hàm mối tương tác qua lại giữa các
gen, các loài và các hệ sinh thái (Reid & Miller, 1989).

- Sự phong phú về sự sống trên trái đất, bao gồm hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật,
cũng như các thông tin di truyền mà chúng lưu giữ và các hệ sinh thái mà chúng tạo nên (AID,
1989).
- Tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó (U .S. Forest Service, 1990).

- Bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái
học mà chúng tham gia . Đây là khái niệm bao trùm cho mức độ phong phú của tự nhiên, bao
gồm cả số lượng và tần số xuất hiện của các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong một
tổ hợp xác định. (McNeely et al., 1990).

- Tính đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ tổ chức, biểu hiện bởi số lượng và tần số xuất hiện
tương đối của các đối tượng (gen, sinh vật, hệ sinh thái) (EPA, 1990).

- Tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ của chúng với
môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990).

- Tính đa dạng về di truyền, phân loại và hệ sinh thái của các sinh vật sống ở một vùng, một môi
trường, một hệ sinh thái xác định hoặc toàn bộ trái đất (McAllister, 1991).

- Toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, cũng như
đối với các hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó; bao hàm cả đa dạng hệ sinh thái hoặc đa
dạng quần xã, đa dạng loài và đa dạng di truyền (Pending legislation, U .S. Congres 1991).

- Tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó. Bao gồm tính đa dạng về các sinh
vật sống, sự khác biệt về mặt di truyền giữa chúng và các quần xã, các hệ sinh thái mà chúng tồn
tại trong đó. (Keystone Dialogue, 1991)

- Tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể
được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh
cảnh (Overseas Development Administration, 1991).

- Đề xuất một cấp thứ tư - đa dạng chức năng - sự đa dạng của những phản ứng khác nhau đối
với những thay đổi của môi trường, nhất là sự đa dạng về quy mô không gian và thời gian mà các
sinh vật phản ứng với nhau và với môi trường (J. Steele, 1991).

- Toàn bộ các gen di truyền, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng (WRI, IUCN and UNEP,
1992).

- Toàn bộ sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Bao gồm tất cả các gen di truyền, các loài, các hệ
sinh thái và các quá trình sinh thái (ICBP, 1992).

- Toàn bộ sự đa dạng và sự khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, các tổ
hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các mức đa dạng hệ sinh
thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài (đa dạng di truyền) (Fiedler & Jain, 1992).

- Tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong cùng một loài đến sự
đa dạng của các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả các mức phân loại cao hơn; bao gồm cả đa
dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý
mà chúng sinh sống trong đó (Wilson, 1992).
- Là phức hệ vượt quá sự hiểu biết và có giá trị không thể đo đếm được, đa dạng sinh học là toàn
bộ tính đa dạng của sự sống trên trái đất (Ryan, 1992).

- Tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài,
quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993).

- Là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động
tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định (di Castri, 1995).

- Là toàn bộ các mức tổ chức về mặt di truyền học, các cấp phân loại và sinh thái học, cũng như
mối tương tác theo thứ bậc, tại các mức độ tổ hợp khác nhau (di Castri & Younốs, 1996).

Đa dạng loài

Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định tại
một vùng nào đó.

Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với
quần thể của các loài khác nhau .

Có lẽ do thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên thuật ngữ "đa dạng
sinh học" thường được dùng như một từ đồng nghĩa của "đa dạng loài", đặc biệt là "sự phong
phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong một vùng hoặc một nơi cư trú. Đa dạng
sinh học toàn cầu thường được hiểu là số lượng các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau
trên toàn cầu . Ước tính đến thời điểm này đã có khoảng 1,7 triệu loài đã được xác định; còn tổng
số loài tồn tại trên trái đất vào khoảng 5 triệu đến gần 100 triệu . Theo  như ước tính của công tác
bảo tồn, có khoảng 12,5 triệu loài trên trái đất. Nếu xét trên khái niệm số lượng loài đơn thuần,
thì sự sống trên trái đất chủ yếu bao gồm côn trùng và vi sinh vật.

Mức độ loài thường được coi là một mức cố nhiên được dùng khi xem xét sự đa dạng của tất cả
các sinh vật. Loài cũng là yếu tố cơ bản của cơ chế tiến hoá, và sự hình thành cũng như sự tuyệt
chủng của loài là tác nhân chính chi phối đa dạng sinh học. Mặt khác, các nhà phân loại học
không thể nhận biết và phân loại loài với độ chính xác tuyệt đối, khái niệm  loài rất khác nhau
giữa các nhóm sinh vật.

Hơn nữa, số lượng các loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về đa dạng sinh học, ẩn chứa trong
thuật ngữ này là khái niệm về mức độ hoặc quy mô của sự đa dạng; tức là những sinh vật có sự
khác biêt rõ rệt về một số đặc điểm đặc thù sẽ có vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học hơn
nhiều so với những sinh vật giống nhau .

Một loài càng có nhiều khác biệt với các loài khác (ví dụ, có một vị trí cô lập trong hệ thống
phân loại), thì loài đó càng có đóng góp nhiều đối với mọi mức độ của đa dạng sinh học toàn cầu
. Như vậy, xét theo quan điểm này, 2 loài thằn lằn răng nêm Tuatara (chi Sphenodon) ở New
Zealand, là những thành viên hiện còn sót lại của bộ bò sát Rhynchocephalia, có vai trò quan
trọng hơn các thành viên thuộc 1 số bộ thằn lằn bậc cao khác. Theo lập luận này, một vùng với
nhiều đơn vị phân loại bậc cao khác nhau sẽ có tính đa dạng về cấp phân loại lớn hơn những
vùng có ít đơn vị phân loại bậc cao mặc dù có nhiều loài hơn. Chẳng hạn, hệ sinh thái biển
thường có nhiều ngành sinh vật hơn nhưng ít loài hơn so với hệ sinh thái trên cạn, do đó đa dạng
về cấp phân loại sẽ cao hơn nhưng đa dạng loài sẽ thấp hơn. Các biện pháp nghiên cứu đang
được phát triển cố gắng kết hợp việc định lượng sự đặc thù tiến hoá của loài .

Tầm quan trọng về mặt sinh thái học của một loài có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc
quần xã, và do đó đến đa dạng sinh học. Ví dụ, một loài cây của rừng mưa nhiệt đới là nơi cư trú
của một hệ động vật không xương sống bản địa với một trăm loài, hiển nhiên đóng góp đối với
việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là lớn hơn so với một thực vật núi cao châu Âu không có
một loài sinh vật nào phụ thuộc vào.

Đa dạng hệ sinh thái

Đa dạng hệ sinh thái   là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái
khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.

Đánh giá định lượng về tính đa dạng ở mức quần xã, nơi cư trú hoặc hệ sinh thái còn nhiều khó
khăn. Trong khi có thể định nghĩa về nguyên tắc thế nào là đa dạng di truyền và đa dạng loài, từ
đó xây dựng các phương pháp đánh giá khác nhau, thì không có một định nghĩa và phân loại
thống nhất nào về đa dạng hệ sinh thái ở mức toàn cầu, và trên thực tế khó đánh giá được đa
dạng hệ sinh thái ở các cấp độ khác ngoài cấp khu vực và vùng, và cũng thường chỉ xem xét đối
với thảm thực vật. Một hệ sinh thái khác nhiều so với một loài hay một gen ở chỗ chúng còn bao
gồm cả các thành phần vô sinh, chẳng hạn đá mẹ và khí hậu.

Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên. Nó có thể bao
gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của
loài . Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú, thì nói chung vùng hoặc
nơi cư trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các
lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác
nhau . Do đó một hệ sinh thái giả thiết chỉ có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có
cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Do tầm quan trọng của
các yếu tố này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau, nên không có
một chỉ số có căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng. Điều này rõ ràng có ý nghĩa quan
trọng đối với việc xếp hạng các khu vực khác nhau.

Đa dạng di truyền

Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể thực vật, động vật, nấm,
và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các loài khác nhau .

Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài
khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể.

Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong một loài, một quần xã
hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa dạng di truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình
tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần của axit nucleic, tạo thành mã di truyền.
Một biến dị gen xuất hiện ở một cá thể do đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể, ở các sinh vật sinh sản hữu
tính có thể được nhân rộng trong quần thể nhờ tái tổ hợp. Người ta ước tính rằng, số lượng các tổ hợp
có thể giữa các dạng khác nhau của các trình tự gen ở người cũng như ở ruồi giấm đều lớn hơn số
lượng các các nguyên tử trong vũ trụ. Các dạng khác của đa dạng di truyền có thể được xác định tại mọi
cấp độ tổ chức, bao gồm cả số lượng DNA trong mỗi tế bào, cũng như số lượng và cấu trúc nhiễm sắc
thể.

Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được nhờ chọn lọc. Mức độ sống sót
của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác nhau của các gen trong tập hợp gen. Điều này cũng
tương tự trong tiến hoá của quần thể. Như vậy, tầm quan trọng của biến dị gen là rất rõ ràng: nó tạo ra
sự thay đổi tiến hoá tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo .

Chỉ một phần nhỏ (thường nhỏ hơn 1%) vật chất di truyền của các sinh vật bậc cao là được biểu hiện ra
ngoài thành các tính trạng kiểu hình hoặc chức năng của sinh vật; vai trò của những DNA còn lại và tầm
quan trọng của các biến di gen của nó vẫn chưa được làm rõ.

Ước tính cứ 109 gen khác nhau phân bố trên sinh giới thì có 1 gen không có đóng góp đối với toàn bộ đa
dạng di truyền. Đặc biệt, những gen kiểm soát quá trình sinh hóa cơ bản, được duy trì bền vững ở các
đơn vị phân loại khác nhau và thường ít có biến dị, mặc dù những biến dị này nếu có sẽ ảnh hưởng
nhiều đến tính đa dạng của sinh vật. Đối với các gen duy trì sự tồn tại của các gen khác cũng tương tự
như vậy . Hơn nữa, một số lớn các biến dị phân tử trong hệ thống miễn dịch của động vật có vú được
quy định bởi một số lượng nhỏ các gen di truyền
Khái niệm về Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật
sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ
sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong
đó.

Thuật ngữ "đa dạng sinh học" này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và
giữa các hệ sinh thái khác nhau.

Đa dạng sinh học tại một rạn san hô.

Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Norse và
McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm 2 khái niệm có liên quan với nhau là: đa
dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng
các loài trong một quần xã sinh vật).

Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học" này.Trong đó, định
nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc) cho rằng:
"Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao
gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái"
Đa dạng sinh học còn là sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất. Đây là một thuật ngữ khái
quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và sức khoẻ của con người .

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90a...nh_h%E1%BB%8Dc
P/S: Các bạn có thể tham khảo thêm tại Chuyên đề T7: Đa dạng sinh học trên diễn đàn. Trong
box này, mình sẽ tổng kết và tóm tắt lại các nội dung liên quan đến chủ đề Đa dạng sinh học để

mọi người có thể nắm được dễ dàng nhất.


Đa dạng sinh học và đa dạng di truyền(18/08/2009 10:35:55 AM - TTTNTV)

        Cùng với tài nguyên nước và tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật trên trái đất có vai trò sống
còn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của loài người. Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá đối với các thế hệ hiện nay và mai sau. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang bị
thách thức trước hiểm hoạ to lớn do các hệ sinh thái bị phá vỡ và tốc độ tuyệt chủng các loài
động, thực vật ngày càng tăng. Sự tuyệt chủng các loài động thực vật trước đây là kết quả của quá
trình tiến hoá tự nhiên, còn sự tuyệt chủng ngày nay lại chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra
với mức độ nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của đa dạng sinh học và đặc biệt là đa dạng di truyền để xây dựng các chính sách, biện pháp bảo vệ
nguồn tài nguyên này vì mục tiêu lương thực và nông nghiệp là vấn đề đang được cả thế giới
quan tâm.

1. Khái niện đa dạng sinh học và đa dạng di truyền


            Khái niệm "đa dạng sinh vật" hay "đa dạng sinh học" được sử dụng cuối thập niên 60,
đầu thập niên 70 của thế kỷ trước do Raymond F. Dasmann đưa ra và sau đó Thomas Lovejoy
giới thiệu rộng rãi trong cộng đồng khoa học. Định nghĩa rõ ràng và đầy đủ nhất lần đầu tiên
được Bruce Wilcox nêu lên trong báo cáo của Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài
nguyên thiên nhiên (IUCN) tại Hội nghị Công viên quốc gia Thế giới năm 1982 tại Bali như sau
"Đa dạng sinh học là sự đa dạng các dạng sống ở tất cả các mức độ của các hệ sinh vật (phân tử,
cơ thể, quần thể, loài, hệ sinh thái)..."  
            Về sau, khái niệm đa dạng sinh học chính thức dùng trong Công ước Đa dạng Sinh học
và được nhiều quốc gia phê chuẩn tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Liên hợp quốc, năm 1992 ở
Rio de Janero như sau "Đa dạng sinh học là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi,
bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như
các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần; bao gồm đa dạng trong loài, giữa các
loài và đa dạng hệ sinh thái".
            Ở nước ta, khái niệm đa đạng sinh học ngày nay đã được sử dụng rộng rãi và chính thức
được giải thích trong Luật Đa dạng sinh học "Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh
vật và hệ sinh thái trong tự nhiên"
            Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất
định của một vùng nào đó. Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của
một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau.
            Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong một loài,
một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa dạng di truyền chính là sự biến dị
của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần axít nucleic, tạo thành mã di truyền.
2. Tầm quan trọng của đa dạng di truyền
            Đa dạng di truyền là cơ sở cho việc tuyển chọn lai tạo những giống, loài mới; đa dạng về
loài thường là đối tượng khai thác phục vụ mục đích kinh tế; đa dạng về hệ sinh thái có chức năng
bảo vệ môi trường sống; đồng thời các hệ sinh thái được duy trì và bảo vệ chính là nhờ sự tồn tại
của các quần thể loài sống trong đó. Phần đa dạng sinh học do con người khai thác sử dụng gọi là
đa dạng sinh học nông nghiệp.
            Giá trị của đa dạng di truyền thể hiện ở ba mặt chính (FAO, 1996):
           - Giá trị ổn định (Portfolio Value): Đa dạng di truyền tạo ra sự ổn định cho các hệ thống
nông nghiệp ở quy mô toàn cầu, Quốc gia và địa phương. Sự thiệt hại của một giống cây trồng
cụ thể được bù đắp bằng năng suất của các giống hoặc cây trồng khác.
           - Giá trị lựa chọn (Option Value): Đa dạng di truyền tạo ra bảo hiểm sinh học cần thiết
chống lại những thay đổi bất lợi của môi trường do việc tạo ra những tính trạng hữu ích như tính
kháng sâu bệnh hay tính thích nghi. Giá trị của đa dạng di truyền được thể hiện thông qua việc sử
dụng và khai thác các tính trạng quý, hiếm của tài nguyên di truyền thực vật như tính chống chịu,
năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi.
           Năm 1946, giống lúa mỳ lùn Nhật Bản Norin 10 được nhập vào Mỹ và đã góp phần quan
trọng trong cải tạo giống và tăng năng suất lúa mỳ. Các giống lúa trồng có nguồn gốc Đông Bắc
ấn Độ được sử dụng là nguồn kháng sâu, bệnh cho các vùng khác nhau trên thế giới. Những tính
trạng này đã góp phần tăng sản lượng lúa bình quân của Châu á lên 30% giữa những năm 1981
và 1986 (FAO, 1996).
           - Giá trị khai thác (Exploration Value): Đa dạng di truyền được xem là kho dự trữ tiềm
năng các tài nguyên chưa biết đến. Đây cũng là lý do cần phải duy trì cả các hệ sinh thái hoang
dã lẫn các hệ thống nông nghiệp truyền thống.
           Ngoài ra, đa dạng di truyền còn có giá trị về thẩm mỹ (thưởng thức, giải trí) và giá trị về
đạo đức. Có một số loài có cả giá trị sử dụng, thẩm mỹ và đạo đức; song về giá trị cũng không
phải đều nhau giữa các mặt giá trị và giữa các loài (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999). 

                                                                                                         TS. Trần Danh Sửu


'Biological diversity' means the variability among living organisms from all sources including,
among other things, terrestrial, marine and other aquatic ecosystems and the ecological
complexes of which they are part; this includes diversity within species, between species and of
ecosystems. 'Đa dạng sinh học' có nghĩa là sự thay đổi giữa các sinh vật sống từ tất cả các
nguồn bao gồm, trong số những thứ khác, trên đất liền, biển và các hệ sinh thái thủy sinh khác
và các phức hợp sinh thái mà họ là một phần, điều này bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các
loài và các hệ sinh thái.

You might also like