You are on page 1of 3

Những bí ẩn về tất nhiên và ngẫu nhiên trong cuộc sống

Một câu hỏi lớn luôn gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ: Mọi hiện tượng xảy ra
trong vũ trụ có tính cách TẤT NHIÊN hay NGÂŨ NHIÊN ?

Phải chăng vũ trụ giống như một guồng máy vận hành theo những qui tắc cố
định bất biến không thể nào khác được, hay vạn vật trong vũ trụ từ thuở khai thiên lập
địa vốn đã hỗn mang chẳng hề tuân theo một định luật nhất định cứng ngắc nào ? Ðây
là một câu hỏi khó ai có thể trả lời dứt khoát được.
Nếu ta cho rằng vũ trụ giống như một guồng máy vận hành theo những qui tắc
cố định bất biến, thì mọi hiện tượng xảy ra trong trời đất phải chăng đều có tính cách
TẤT NHIÊN? Với cái nhìn này thì trong vũ trụ chẳng có gì là bí ẩn cả. Tất cả mọi hiện
tượng xảy ra trong trời đất đều có thể giải thích được bằng những định luật khoa học
khách quan; nếu ta nắm vững những định luật khoa học khách quan thì không những ta
có thể hiểu và giải thích được mọi hiện tượng xảy ra trong trời đất mà ta còn có thể tiên
đoán thật chính xác những gì chưa xảy ra nhưng chắc chắn sẽ phải xảy đến. Nếu có gì
ta chưa hiểu được thì chỉ là vì nhân loại chưa khám phá hết được những định luật khoa
học liên hệ; nhưng chắc chắn một ngày kia khoa học sẽ tiến tới mức giải thích được tất
cả mọi hiện tượng trong vũ trụ. Ði xa hơn nữa khoa học có thể giúp cho loài người
thay đổi vũ trụ và xã-hội loài người theo đúng ý muốn con người.

Mọi hiện tượng xảy ra trong vũ trụ đều tùy thuộc quá nhiều yếu tố chứ không
phải chỉ tùy thuộc vào một vài yếu tố duy nhất. Vì thế có những điều ta có thể tiên liệu
TẤT NHIÊN sẽ phải xảy tới, nhưng có những điều ta rất khó mà quyết đoán sẽ xảy tới
ra sao.

Cứ suy ngẫm về cuộc sống con người sẽ thấy ngay lời giải cho câu hỏi "Tất
Nhiên hay Ngẫu Nhiên ?". Con người sinh ra ai cũng có lúc phải chết. Thành Trụ Hoại
Không là luật Vạn Vật Vô Thường của nhà Phật, luật đó có tính cách thường hằng bất
biến không bao giờ thay đổi. Như thế quả nhiên đã có những luật tạo hóa khiến ta
vững tin rằng có những hiện tượng TẤT NHIÊN sẽ phải xảy đến.

Tuy nhiên không phải mọi thứ trong tự nhiên đều là TẤT NHIÊN. Dẫu rằng con
người sinh ra trước sau ai cũng phải chết , nhưng có cái chết nào giống cái chết nào
đâu ? Có kẻ vừa mới lọt lòng đã chết non khi chưa đầy tuổi thôi nôi, có người chết vì
bom đạn, có người chết vì bệnh tật, có người chết vì đói khát kiệt lực, và cũng có người
chết êm ái nhẹ nhàng trong lúc tuổi già. Có ai biết trước được chắc chắn một đứa trẻ
vừa sinh ra đời sau này Tất Nhiên sẽ phải thế này hoặc thế nọ hay không ?
Ném một hòn đá xuống ao ta biết chắc chắn nó sẽ chìm, không thể nào khác
được. Thả một quả trứng gà trong ly nước ta thấy ra sao ? Thông thường thì quả trứng
sẽ chìm. Nhưng chỉ cần bỏ thật nhiều muối vào ly nước và khoắng cho tan. Tỉ trọng
nước muối lớn hơn tỉ trọng nước sông hồ sẽ làm quả trứng nổi lên. Nếu ta vội vã kết
luận rằng hễ thả một quả trứng vào trong một ly nước Tất Nhiên quả trứng sẽ chìm thì
ta đã lầm lẫn lớn. Trong cả hai trường hợp, định luật Archimedes vẫn y hệt như nhau
không có gì thay đổi, tuy nhiên hiện tượng quả trứng chìm hay nổi thì khác nhau rất xa.
Newton nhìn quả táo rơi mà suy ra nguyên lý động lực học : Mọi vật rơi trong
chân không đều có cùng một độ gia tốc. Nguyên lý đó rất đúng nếu các vật đem ra thí
nghiệm rơi trong chân không. Nếu ta thả những vật đó rơi trong không khí thì dường
như nguyên lý đó không còn đúng nữa; sức cản của không khí sẽ làm cho những vật
đó rơi với những độ gia tốc khác nhau. Trong vũ trụ vạn vật luôn luôn hỗ tương tác
động lẫn nhau. Nói cách khác vạn vật trong vũ trụ bị chi phối bởi vô số Luật Tạo Hóa,
chứ không phải chỉ tuân theo một Luật Tạo Hóa duy nhất.

Một trong những cái ngẫu nhiên có ý nghĩa nhất của vũ trụ đã đưa đến cái tất
nhiên của hiện thực là con đường đi từ nguyên tử đến con người. Con đường này quả
là không đơn giản. Đã có biết bao nhiêu yếu tố ngẫu nhiên kế tiếp nhâu xuất hiện để
tạo nên bước đột phá trong quá trình tiến hoá này.

(Thảo luận về đặc điểm tính ngẫu nhiên và tất nhiên những VD dưới)

Đặc điểm của tính ngẫu nhiên, tất nhiên ở phân tử AND?

o Phân tử AND là một sản phẩm của ngẫu nhiên để làm động lực cho cái tất nhiên
khi chính AND là loại phân tử hữu cơ vừa chứa thông tin mật mã di truyền vừa
có thể tự tái sinh sản. Những điều kiện để có protein, tế bào, các tổ chức đa bào,
các sinh vật sống từ nước lên cạn, các loài vượn chuyển sang thế đứng thẳng
để có cuộc sống lao động từ hái lượm đến săn bắt, có sản phẩm “thặng dư”, dẫn
đến trao đổi và phân chia sản phẩm để hình thành nên xã hội loài người… Con
đường dẫn đến sự tất nhiên này được xâu chuỗi bởi hàng loạt cái ngẫu nhiên.

Có những điều ngẫu nhiên mà chúng ta nên làm quen từ những con số chứa những
điều kỳ diệu mà ta gọi là mật mã vũ trụ.
o Chu kỳ quay – quy luật đối xứng của thời gian khi trái đất quay quanh mặt
trờimột vòng 365 ngày. Đó là một bí ẩn của các con số:
365 = 102 + 112 + 122 = 132 + 142
Phải chăng đó là những điều ngẫu nhiên? Hay còn ẩn chứa một điều nào khác?

o Cũng không phải ngẫu nhiên mà con người có 10 ngón tay (và mười ngón
chân). Chỉ có động vật có vú có thể có tất cả các đột biến để số ngón có thể thay
đổi từ 1 (ngựa), 2 (trâu, bò), 3 (tê giác) 4 (lợn) cho đến 5 (nhiều loài thú trong đó
có người). Nhưng sự đột biến không diễn ra để tạo một loài có 6 ngón! Chỉ có 5
ngón ở một bàn tay hoặc một bàn chân dường như là một đột biến tới hạn.Mà
không phải ngẫu nhiên mà số cặp bazơ nucleotit trong một chu kỳ xoắn của AND
cũng là số 10! Và thái dương hệ của chúng ta cũng có 10, gồm mặt trời cộng
thêm 9 hành tinh. Phải chăng đó là những điều ngẫu nhiên?
o Chúng ta cũng bắt gặp con số 10 trong số 10 đồng vị bền vững tối ta được phép
có trong một ô của bảng tuần hoàn nguyên tố của Mendeleev và nguyên tố tự
nhiên cuối cùng của bảng tuần hoàn Mendeleev là 92 cũng phải thực hiện 10
“bước nhảy” phóng xạ mới trở thành nguyên tố chì (Pb) là bền vững mang số
thứ tự 82.

o Con số 92 của Urani dười như cũng có mối quan hệ nào đó với con số 23 nhiễm
sắc thể của cơ thể con người. Vì rằng, người có 23 cặp nhiễm sắc thể, hay 46
chiếc, nhưng khi phân bào thì con số đó cũng tăng lên gấp đôi thành 92 để phân
cho mỗi tế bào con 23 cặp.
o Để duy trì phản ứng nhiệt hạch ổn định của mình, mặt trời nở ra và co lại đều
đặn theo chu kỳ 9 lần trong một ngày đêm của trái đất. Con số 9 là con số căn
bậc 2 của 81, tức là số lần thua thiệt của mặt trăng so với trái đất về khối lượng.
Đó cũng chính là số 9 bó sợi chung quanh đuôi của các tinh trùng để giúp nó bơi
lội đến tế bào trứng để tạo ra sự sản sinh nòi giống! Và cổ của loài tinh trùng nào
cũng có một cặp trung tử (centriole), mỗi cặp có 9 bó sợi, mỗi bó sợi có 3 vi ống
(microtubbles) tức là 27 vi ống của mỗi trung tử, 54 vi ống trong một cặp và sẽ là
108 vi ống khi cặp này nhân đôi để chia thành 2 tế bào con. Ta lại thấy sự huyền
diệu ở chỗ con số 54 và 108 chính là con số trong các chuỗi hạt (tràng hạt) của
đạo Kitô (54) và đạo Phật (108).
o Con số 23 nhiễm sắc thể cũng lại có liên quan đến số 9 vì 23 là số nguyên tố thứ
9. Con số 23 cũng liên quan đến con số tiên thiên và hậu thiên của con người.
Tổng các số tự nhiên từ 1 đến 23 là 276 chính là số ngày mang nặng đẻ đau của
9 tháng 10 ngày sinh nở; còn tổng 9 số nguyên tố đầu tiên (2 + 3 + 5 + 7 + 11 +
13 + 17 + 19 + 23) thì đúng bằng 100 của “trăm năm trong cõi người ta”…?
Còn bao nhiêu mã số của vũ trụ mà con người chưa hiểu hết cái ẩn ý bên trong
của tự nhiên? Đó là ngẫu nhiên hay là tất nhiên như là sự “phân bố” kỳ diệu của
tạo hoá mà chúng ta chưa thể giải mã được.

You might also like