You are on page 1of 9

N.P (North Point) : "Một bản nhạc xưa thật buồn bã".

« vào lúc: 27 Th08 2008 17:32 »

N.P.

Tác giả: Banana Yoshimoto.


Dịch giả: Lương Việt Dzũng
Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhã Nam

Đôi chút về tác giả:

Nữ tác giả Banana Yoshimoto tên thật là Mahoko Yoshimoto sinh ngày 24.7.1964, là con gái của triết gia Nhật nổi tiếng
Takaaki Yoshimoto. Banana Yoshimoto tốt nghiệp ngành Văn tại trường Nihon University, tại đây cô đã lấy bút danh là
“Banana”, cái tên mà theo cô là rất “chúa” và “lưỡng tính”. Trong khi làm bồi bàn tại một hàng ăn vào năm 1987, Banana
Yoshimoto bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình. Kitchen, cuốn tiểu thuyết đầu tay của cô ngay lập tức trở thành một hiện
tượng lớn với hơn 2,5 triệu bản sách được tiêu thụ, và đã tái bản trên sáu mươi lần tại Nhật Bản. Báo chí gọi đó là
“Bananamania” (Hội chứng Banana). Đã có hai bộ phim truyền hình được chuyển thể từ Kitchen: một phim truyền hình ở
Nhật, và một bộ phim khác, lớn hơn nhiều, được Yim Ho (Nghiêm Hạo) sản xuất ở Hồng Kông năm 1997. Kitchen cũng
được một loạt các giải thưởng văn học như Kaien Newcomer Writes Prize năm 1987, Umitsubame First Novel Prize, Best
Newcomer Artists Recommended Prize của Bộ Giáo dục, và Izumi Kyoka Literary Prize cùng vào năm 1988... Sau
Kitchen, Banana đã bán trên sáu triệu bản sách tại Nhật Bản và đã trở thành một tác giả nổi tiếng trên toàn thế giới với
hàng loạt các tác phẩm như N.P, Lisard, Asleep, Goodbye Tsugumi, Amrita, Sly, Argentina Hag, Hardboiled and Hard
luck... trong đó Goodbye Tsugumi (tạm dịch: Vĩnh biệt Tsugumi) đã được dựng phim và đoạt Yamamoto Shugoro Literary
Prize năm 1989, tiểu thuyết Amrita cũng được trao Murasakishikibu Prize năm 1994. Đến nay tác phẩm của Banana
Yoshimoto bao gồm mười hai tiểu thuyết và bảy tập truyện ngắn. Hiện tại, Banana Yoshimoto đã lập gia đình và sống ở
Tokyo. Khá khiêu khích, nữ tác giả còn phát biểu rằng tham vọng lớn nhất của mình là đoạt giải Nobel Văn học.

Nguồn: lời giới thiệu đầu cuốn Kitchen của Banna Yoshimoto do Nhã Nam phát hành.

Về tác phẩm:
Dưới đây là N.P. dưới cái nhìn của một người đã bị Banana cuốn hút ngay từ đâu như tôi.

Khép quyển sách lại. Tôi tự hỏi cái mùa hè kì lạ nơi ấy có phải là kết quả của một lời nguyền, và lời nguyền ấy rốt cuộc lại
bị phá vỡ bởi một cô gái tên là Kazami.

Cuộc sống, âm thanh, màu sắc, yêu thương ở bên, … thật đáng sợ khi người ta không cảm nhận được. Và cái ranh giới
giữa sống và chết ấy bỗng trở nên mơ hồ, hai thế giới hòa lẫn vào nhau. Quá khứ … và hiện tại!

Có những người đã mãi mãi không còn tồn tại nữa.

Có những con người tồn tại bên ngoài dòng chảy của thời gian, cho dù … họ sống trong một thế giới gọi là hiện thực.

Vũ trụ dường như thu hẹp lại.

Bởi một mùa hè …

Và một nhóm bốn người kì lạ.

N.p. quả thực là một quyển sách khó hiểu đối với một đứa trẻ đang lớn như tôi.Những khái niệm mơ hồ, những quan hệ
oan trái bị ghét bỏ, sự chán chường, và … tín hiệu cầu cứu mong manh. Tôi tự hỏi có đáng như vậy không? Có những điều
đã diễn ra và được tôi biết đến trong mùa hè ấy, mùa hè của n.p. Những sự gặp gỡ bắt nguồn từ quá khứ tạo nên một mối
dây liên kết ở hiện tại, kể cả đối với những người không còn tồn tại trong mùa hè đó nữa.

Nhưng liệu có sai lầm không?

Dường như, họ đã khởi động một lời nguyền đã dừng lại từ năm năm trước.

Một cô gái nhạy cảm với gần như mọi thứ xung quanh, Kazami. Cô gái xứng với cái tên Saki (hoa nở) luôn rạng rỡ. Mối
quan hệ bất thường giữa hai người anh em cùng cha khác mẹ Otohiko và Sui. Và mùa hè rực rỡ cũng không bình thường
chút nào hết. Từng bước, cái mơ hồ giữa sự sống và cái chết cứ như đan chéo, lồng dần vào trong tim họ. Có đôi khi tôi
như nín thở. Có một cái gì đó đen nghịt, đè nặng lên phổi người khác, giống như là một điềm báo. Họ gặp nhau, rồi bị nhau
cuốn hút, cũng theo những cách thức bất thường, tạo nên những mối quan hệ không rõ nghĩa. Nhưng, có gì đó khó mà diễn
đạt được, ở đâu nhỉ, trong cái vắng lặng của những ngôi nhà, bóng dáng của nhau, thế giới của quá khứ …

Có lẽ … họ thực sự, thực sự cần phải gặp nhau!

Nhưng không phải vì lời nguyền.

Và tôi, cũng đã bị cuốn hút.

Giống như những tác phẩm trước của Banana, nhân vật chính kể lại câu chuyện không cần là một cô gái hoàn hảo, cũng
không phải là người nổi bật nhất, nhưng lại là chìa khoá của mọi vấn đề. Kazami là một cô gái như thế. Lặng lẽ quan sát
mọi thứ, cảm nhận mọi thứ và sẵn sàng hành động khi xảy ra một chuyện gì đó.

Giống như lời mẹ cô nói:

“Con ấy à, cái gì cũng hấp thụ cả vào mình. Cả bầu không khí xung quanh … Con không thích những chuyện dữ dội,
nhưng lại luôn cảm nhận được bầu không khí ấy. Có thể nhờ vậy mà con đã trở nên mạnh mẽ hơn …”
Hay trong chính những cảm xúc của cô:

“Khi người ta từng yêu, rồi chia tay, rồi mất đi người mình yêu và tuổi đời mỗi lúc một chất dày thêm, người ta sẽ coi mọi
thứ trước mắt mình đều nhất mực giống nhau. Thiện ư, ác ư, ưu ư, nhược ư, chẳng sao mà đoán định được. Chỉ thấy sợ hãi
một điều rằng những kỉ niệm không đẹp cứ ngày một nhiều hơn. Giá gì thời gian đừng có trôi đi nữa, giá gì mùa hạ đừng
bao giờ kết thúc, tôi chỉ nghĩ được những điều như vậy. Và thấy mình trở nên yếu đuối.”

“Thoát ra khỏi nhịp sống thường nhật, dừng lại vừa đúng lúc, ngắm nhìn xe cộ và mọi người lại qua, tôi chợt thấy thế giới
này một cách rõ ràng và dị dạng.
Bóng đèn đường vẫn thế tự khi nào bỗng cao hơn, trông như sắp chạm bầu trời, và ánh đèn pha ô tô cũng hóa ra muôn thứ
sắc màu,
Tiếng còi xe,
Tiếng chó sủa xa xa,
Muôn thứ tiếng động trên đường phố,
Tiếng người nói, tiếng chày gõ nhịp.
Cả tiếng gió đập lên tấm cửa cuốn.
Mùi tanh nồng của không khí, cảm giác nóng bỏng của mặt nhựa đường lúc ban ngày. Và tất cả những thứ mùi vị xa xôi
của mùa hạ.”

“Sống bên cạnh những con người này, những con người nhuốm màu của quá khứ, của cái thuở sức sống còn căng tràn, tôi
như đang ở trong một vườn hoa nằm chệch ra ngoài hiện thực một cách khó nhận biết. Nhưng tôi nhận ra điều đó, một
khoảng thời gian đẹp đẽ. Và thật tuyệt. Nhưng hữu hạn. Chứ không kéo dài mãi mãi. Tôi bỗng choàng tỉnh và tự hỏi tại sao
tôi lại đang ở đây, vào lúc này …”
Cái không khí dịu dàng và tĩnh lặng ấy như chính con người Kazami vậy. Đó còn là một con người đã dồn nén quá nhiều
những cảm xúc mà cô hấp thụ được, cùng với những nỗi đau mơ hồ không rõ nghĩa.
Và họ cũng vậy.

Nếu Kazami giống như thứ âm thanh, bản nhạc nền dịu dàng của n.p. thì Sui chính là những đoạn cao trào trong bản nhạc
nền đó. Và cả hình ảnh đôi mắt trong veo, nụ cười ma quái, bóng dáng nhỏ bé, đôi bàn tay gầy guộc … Tất cả làm nên cái
sắc màu kì lạ, mà cũng diệu kì của mùa hè n.p.

Tôi, đã bị Sui cuốn hút.

Không giống như sự cuốn hút ở Tugumi của “Goodbye Tugumi” (một ttác phẩm khác của Banana Yoshimoto) chút nào
hết. Và cho dù Sui không cuốn hút tôi bằng Tugumi, nhưng tôi đã thực sự không thể không dõi theo cô. Giống như Kazami
đã dõi theo Sui vậy:

“Câu chuyện diễn ra vào cái mùa hạ ấy, ngay từ ban đầu, vốn đã là thứ không thể được kể ra một cách rành mạch. Có
chăng chỉ là thứ ánh nắng như đổ lửa và một cảm giác vô tại … Tôi vô tại? Hay chỗ đứng của tôi, hay vai trò của tôi không
có thật? Cũng có thể là vị trí tình cảm của bản thân tôi? Tôi tưởng như chính mình là mùa hạ chứ không phải thứ gì khác.
Tôi đã dõi theo một người con gái, trong suốt mùa hạ, giữa sự trải ngộ chỉ có được vào thời khắc này, một lần duy nhất.
Người con gái đó là Sui.
Tôi tan lẫn vào bầu không khí bao bọc quanh Sui, và hút lấy niềm đau đớn không sao xác định nổi. Cảm giác đó, ngay cả
bây giờ, vẫn nằm đấy, trong lồng ngực của tôi.
Tôi đã dõi theo một con người, mặc dầu phải mang cái vòng định mệnh ác nghiệt, và linh hồn đã gọi theo cái định mệnh ác
nghiệt ấy, vẫn cố đem hết mọi mưu trí hòng đi đến tận cùng con đường tình yêu của mình.
[…]
Sui đã hoàn thành điều đó. Theo một cách riêng của mình. Mùa hè ấy, tôi đã ở bên Sui, và thấy.
Tôi.
Đã dõi theo Sui.”

“Sui có đôi mắt pha lê với cặp đồng tử mang một thứ âm hưởng lạnh lùng. Mọi thứ khi phản chiếu vào trong nó đều giữ
nguyên hình dạng của chính mình, không hơn, không kém. Vào cái ngày hôm đó, Sui đã thật dịu dàng. Sự dịu dàng như
của cả một đời dồn lại, toả ra êm ái. Nó như làm ấm lên bầu không khí và dịu nhẹ lan truyền.Quả giống như một đoá ly.”
“ … Giống ở sự mạnh mẽ của mùi hương và ở chỗ, phấn hoa một khi đã bám vào quần áo sẽ khó mà phủi đi đuợc.”

Cái thần giao cách cảm của con người như có thể chạm đến điềm báo của thần chết. Đó là lúc Shoji, người yêu trước kia
của Kazami, tự sát. Cô đã cảm nhận được một điều gì đó đang len lỏi vào cái ánh sáng màu hồng mà cô đang sống trong
đó.
“Tôi tìm mãi chiếc đồng hồ đã vứt lung tung hay để quên đâu đó mà không thấy nên quyết định mượn chiếc đồng hồ của
Shoji đang đặt trên bàn. Tôi đeo nó vào tay. Một cảm giác nặng như chì. Miếng kính phủ trên mặt chữ đen phát ra thứ ánh
sáng sắc lạnh. Có cái gì đó vô cùng chán chường. Việc ở trong phòng của người khác khiến tôi thấy bồn chồn tựa như mắc
phải chứng bệnh nhớ nhà.
Phải rồi, buổi sáng ấy, căn phòng và mọi vật bên ngoài đều lặng như tờ, khiến tôi có cảm giác nghe thấy được cả tiếng thở
khi ngủ của Shoji trên chiếc giường bên bậu cửa sổ. Từng cử động của tôi tự nhiên cứng đờ ra mà tôi không biết.”“Tôi
thầm nghĩ, ước gì khi đọc thư, mùi hương và tiếng sóng biển nơi hai người đã tới sẽ vụt sống lại trong anh. Tận đáy lòng,
tôi mong sao anh sẽ vì thế mà chợt muốn đi ra biển và hoàn thành công việc. Trên cả lòng ghen tị là nỗi sợ. Tôi thấy mình
đang viết thư để chống lại một thứ gì đó đen tối không thể nhìn thấy, mà tôi đã coi là kẻ thù.”

Và cái cảm giác ấy đã lặp lại một lần nữa khi Sui quyết định tự sát:

“Mọi thứ đều rất ngon. Tôi phết đẫm bơ vào bánh mì và đánh hết sạch. Trong lúc đó, Sui vừa nhâm nhi lon bia vừa quay
tấm lưng nhỏ nhắn lại phía tôi xem ti vi. Một thứ cảm giác gì đó khó chịu vẫn đeo đẳng tôi. Căn phòng quá tĩnh lặng. Buổi
chiều quá dài. Âm thanh phát ra từ chiếc ti vi vang lên rành rọt đến lạnh người. Có cái gì đó không ăn nhập. Giữa tâm
trạng, dòng chảy của thời gian và không gian của hiện thực. So với lần đầu gặp mặt, lúc này Sui trông quá nhỏ bé.”

“Tiếng Sui nghe như vẳng lại từ rất xa. Tôi cảm nhận thấy bàn tay Sui đang nắm lấy chân mình như ngoạm một con mồi.
Bàn tay ấy truyền sang tôi một thứ tín hiệu mãnh liệt nào đó, mà bản thân chủ nhân của nó cũng không nhận ra. Nó hoàn
toàn ngược lại với nụ cười kia. Một thứ dòng chảy của màu sắc dữ dội, không phải là ngôn từ, mà giống như lần tôi bị mất
tiếng ngày xưa, đang chảy vào chân tôi như những đợt sóng. Một màu tím, đậm đặc. Một thứ tình cảm đang sắp bị bóp
chết, bám riết vào tôi và không ngớt phát ra tín hiệu: cứu tôi với, cứu tôi với.”

Ranh giới của sự sống và cái chết dường như không hề tồn tại. Vậy mà khi chỉ có một tia sáng đột nhiên bừng cháy lên, khi
mà con người ta bỗng nhận được thứ sức mạnh phi thường để chống trả lại tất cả, cái bóng đêm ấy như tan chảy ngay dưới
ánh nắng mặt trời mùa hạ.

“ … tôi lại cảm thấy có một dòng chảy nào đó đang cuồn cuộn trong cơ thể mình. Là cái gì đó đang cố hết sức. Là cái gì đó
tựa như sự ngờ vực đã có từ thuở ấu thơ, tĩnh lặng, trong cái cơ thể này. Như là rất nhiều điều tôi đã suy nghĩ cả ngày lẫn
đêm khi Shoji mất. Là hình bóng gương mặt Sui, là nụ cười của Saki và Otohiko, là tâm trạng nuối tiếc mùa hạ. Là niềm
đau làm người, tôi luôn cảm nhận thấy bên trong con người Sui, mà cũng chính là niềm đau của bản thân tôi. Sự trào dâng
kì lạ của những cảm xúc không sao kìm hãm được. Tôi nuối tiếc. Cái ánh nắng chói chang, gay gắt, mặt nước hồ lấp loáng
ấy, bàn tay ấy và cảm giác nắm chặt của nó, tiếng mái tóc loà xòa trong gió, mùa hạ, mùa hạ, của buổi đầu gặp gỡ, Sui, và
sắc màu của cái không gian luôn ở đó, bên Sui, như luôn rung động, và cái nơi mà sinh mệnh ấy đang tìm đến.”

Lời nguyền đã được giải. Mọi thứ trở lại bình thường, chớp nhoáng như khi cái bóng đêm ấy bỗng vây lấy, ùa đến con tim
người khác.

Chỉ còn lại những vết thương.


Nhưng họ vẫn sống.

Đó không phải là một lời nguyền.

Đó là một tín hiệu cầu cứu.

Và người bắt được tín hiệu đó chính là Kazami.

Mọi chuyện như một giấc mơ vậy. Khiến cho người ta vừa thực vừa hư ảo. Một Sui trước kia đã chết, còn Sui đang sống
bây giờ là một Sui khác. Song có lẽ như vậy cô ấy mới tồn tại được. Nhưng mà cho dù là Sui nào đi nữa, đó vẫn là một Sui
luôn hướng về Kazami với những cảm xúc yêu thương.

“Kể từ khi gặp nhau, tôi rất hay suy nghĩ về cậu. Cậu giống như người bảo hộ của tôi ấy. Rồi tôi sẽ cảm thấy rất khó khăn
vì không có cậu. Cậu đã hiện hữu trong cái thế giới nhỏ hẹp của cái giấc mơ kì diệu mà tôi vẫn cố công tìm kiếm, cùng với
một xung đột dữ dội.
Nhanh như sự tan chảy của que kem mà cậu đãi tôi, lúc giữa trưa ở công viên trong cái lần đầu gặp gỡ ấy.
Chớp nhoáng như hình ảnh khuôn mặt bố mẹ tôi vụt thoáng qua trong đầu khi tôi làm một việc không tốt ở nhà bạn hồi
nhỏ.
Và buồn bã như khi bất giác nhớ tới người mình yêu thật sự, lúc đang hẹn hò với người mình không yêu.
Có cậu tôi đã rất vui. Nhất định cậu sẽ luôn sống như vậy phải không? Một cuộc sống có biết bao điều thú vị. Khi quan sát
cậu, khi nhìn thấy những giây phút ngây ngô của cậu, hay những niềm vui, nỗi buồn, sự vụng về, sự nhân hậu, và tất cả
những cử chỉ của cậu, không hiểu sao tôi lại thấy như yêu bản thân mình thêm một chút. Có lẽ cả những người khác cũng
vậy. Lần đầu tiên tôi cảm thấy thế giới chảy ào vào trong mình với dáng hình chân thật nhất của nó. Tôi đã kinh ngạc.
[…]… thứ mà tôi thấy cậu giống nhất chính là cái hòm thư. Hòm thư có ở bất cứ nơi đâu, nhưng nếu cố công đi tìm sẽ
chẳng bao giờ gặp được. Và bất đồ nó lại nằm ở một góc phố buồn tẻ nào đó. Ngày nắng, ngày mưa, đêm tối, ở khắp nơi
trên thế giới đều có cái hòm thư ấy, như ánh trăng rọi chiếu lên tất cả mọi mặt nước.”

Tới đây, câu chuyện đã kết thúc.

Song điều tôi muôn nói thêm một chút, là vẻ đẹp mùa hạ của n.p. Nó đẹp một cách kì lạ, không giống như bất cứ mùa hạ
nào khác và khiến lòng người xốn xang. Cái tĩnh lặng, cái dữ dội ẩn sâu trong cái tĩnh lặng ấy, cái dữ dội càng dữ dội hơn
vì nó đã bị đè nén quá chặt, để rồi đến giây phút kết thúc, nó nở bung ra như hàng ngàn tia nắng mùa hạ. Thế giới chói
chang một màu hạ. mùa hạ diệu kì!

Thiên nhiên của Banana thực sự làm người ta thổn thức, nó có một vẻ đẹp hoàn hảo, ẩn chứa trong những giây phút mà
con người ta bất chợt nắm bắt được, bất chợt đuợc ngắm nhìn thế giới qua một lăng kính khác lạ: từ những hàng cây anh
đào mùa xuân đầy sức sống mà Otohiko thấy, sân trường đại học những ngày đầy nắng, con đường đêm, không khí của
biển, … Thế giới dường như trắng xoá, rồi, ngay lập tức, đầy những sắc màu tuyệt diệu.

“Vào một ngày mưa rơi, tôi nhìn thấy hoa anh đào từ bên trong xe taxi, tôi đã xúc động. Bầu trời đầy mây, trên cửa kính,
những giọt nước tới tấp rơi xuống, không nhìn rõ được bên ngoài như thế này đâu. Phía bên kia ô kính là tấm lưới sắt hàng
rào bảo vệ đường ray màu xanh, và bên kia hàng rào, là sắc hồng phai của hoa anh đào, cả một bức tường màu hoa anh
đào. Qua hai lớp lưới lọc nhạt nhòa, lần đầu tôi mới nhận ra. Trong sự thần bí của một đất nước gọi là Nhật Bản, có những
đóa anh đào nở rộ như cuồng dại ở nơi ấy, giữa mùa xuân.”

“Vừa ra tới sân trường, ánh nắng chói chang rọi xuống hệt như bị chiếu plash vào mặt vậy. Một lúc lâu sau trong mắt vẫn
còn đom đóm, và cuối cùng thì khung cảnh mùa hạ quen thuộc lại hiện ra. Mùi cỏ lan toả trên khắp cái sân rộng không một
bóng người. Từ ngôi trường cấp ba bên cạnh, tiếng luyện tập bóng chày, âm thanh tươi sáng của những chiếc chày bằng
kim loại, và tiếng vỗ tay, và tiếng hò reo theo những cơn gió vang vọng tới.”

“Chỉ có đại dương đen thẳm đang vỗ vào bờ những tiếng sóng dữ dội là mới mẻ trước mắt tôi. Mép sóng ngầu lên những
đám bọt trắng. Mùi nước biển mặn nồng. Cảm giác lạo xạo của cát dưới bàn chân. Đường chân trời xa tít tắp đang khe khẽ
phập phồng. Ánh đèn từ khu phố bên bờ biển hắt xuống lao xao trên mặt sóng. Những ánh đèn pha ô tô chậm rãi lướt qua
con đường ven biển hệt như những vệ tinh nhân tạo.
Bóng tối mỗi lúc một sẫm màu. Và ngọn lửa cũng bùng lên mạnh mẽ hơn. Những hạt lửa bắn lép bép, soi trắng cả một
vùng bờ cát. Đống lửa không lớn lắm, nhưng âm thanh của nó như át cả tiếng sóng và chặn bước tiến của bóng đêm.”

“Càng về khuya, tiếng sóng, đang vây lấy sự trầm mặc, dường như mỗi lúc một rõ ràng và biểu cảm hơn. Khung cảnh bao
la trước mắt đã xua tan đi tất cả những nỗi niềm u uất, và làn không khí mát lành đang xâm chiếm tâm hồn tôi. Nhưng có
cái gì đó đang toả sáng, mãi mãi không bao giờ tàn lụi. Tĩnh lặng. Đêm. Trong lành. Vĩnh hằng. Như ngày tận thế.”

Tôi thích nhất là cái không khí tĩnh lặng, chuyển nhịp đều đều khi Kazami kể về quá khứ của cô, về mẹ và chị cô, về cái
lần cô không nói được rồi lại tự nói được …

“Khi chị nựng nịu tôi, tôi nghĩ về chị với hình ảnh của thứ ánh sáng màu hồng. Từ ngữ và ánh mắt của mẹ lúc dạy tiếng
Anh là ánh vàng thau dìu dịu, nếu vuốt ve con mèo bên đường, niềm vui của màu vàng nhạt sẽ truyền tới qua lòng bàn tay.
Sống với cảm giác đó, tôi nhận thấy giới hạn ghê gớm mà ngôn từ có được đang đè nặng lấy mình.”

“Tôi nằm gục xuống, cũng không ngủ mà lơ đãng nhìn về phía chị đang đọc tạp chí. Chị giở từng trang đều đặn theo quy
luật như những giọt nước đang rơi. Tiếng ti vi của nhà bên cạnh dần nghe như tiếng mưa. Cửa sổ mờ hơi nuớc, căn phòng
được sởi ấm đến nỗi nóng ran.”

“Một niềm hạnh phúc nóng bỏng. Dẫu chỉ có ba người mà lại như có rất nhiều người vậy. Cảm giác ấy thật yên lòng.
Đúng lúc đó thì chị tôi gọi.
- Kazami, ngủ rồi à?
- Không – Tôi đáp.
Cũng chẳng phải tôi cố muốn cất tiếng đâu, nó tự nhiên buột ra như vậy đấy. Chỉ có điều giọng nói của tôi nghe thật xa
xăm và gờn gợn. Thứ âm sắc thật quen thuộc.”

Bằng những ngôn từ giản dị, song Banana đã dùng phép thuật của cô để biến nó thành một bức tranh tuyệt đẹp về mùa hạ.
Nơi ấy, có những con người, giờ đây, vẫn đang sống!

Dù đây là tác phẩm khó hiểu nhất trong số ba tác phẩm mà tôi đã đọc (hai tác phẩm còn lại là “Goodbye Tugumi” và
“Kitchen”) và không phải là tác phẩm tôi thích nhất trong cả ba, nhưng đây vẫn là một câu chuyện phá cách cuốn hút lòng
người theo đúng phong cách Banana.

Một ngày sau khi đọc n.p.


19_03_08

Ghi chú: bài cảm nhận trên đã được tớ post trên blog của mình ở yobanbe.

« Sửa lần cuối: 27 Th08 2008 17:56 gửi bởi Asuka Himawari » Logged

"Tại sao lại là anh?"

"Bởi vì ... anh thấy em khi em vô hình?"

(the princess diary I)

Asuka Himawari Re: N.P (North Point) : "Một bản nhạc xưa thật buồn bã".
Thành viên « Trả lời #1 vào lúc: 27 Th08 2008 18:00 »

Tớ bổ sung thêm bài nhận xét của chính dịch giả in trên bìa sách N.P. xuất bản tại Việt Nam.
Offline

Bài viết: 7
Một cuốn tiểu thuyết buồn, đau nhói, nơi những thương tổn tinh thần của nhân vật khiến ta mệt
mỏi, thậm chí bị sốc, nhưng tuổi trẻ, mùa hạ, những gắng gượng để được sống, được an lành giúp
ta thoát khỏi tuyệt vọng, đó là N.P của nhà văn Nhật Bản Banana Yoshimoto.

N.P là tên một bản nhạc xưa, rồi thành tên tập truyện của cố nhà văn Takase Sarao được nhắc đến
ngay đầu tác phẩm - tập truyện đã kết nối các nhân vật chính trong những mối liên hệ kỳ lạ. Họ là
Khùng bất
chợt,tửng thường ba chị em cùng cha khác mẹ nhà Takase: Saki, Otohiko, Sui và Kamazi - bạn gái của Shoji, một
xuyên,điên vô thời
hạn dịch giả đã tự tử khi đang dịch tập truyện của Takase Sarao. Từ câu chuyện số 98, từ những cuộc
gặp gỡ vô tình, những giấc mơ và cả linh cảm, Kamazi trở thành bạn thân của chị em nhà Takase
và dần phát hiện ra bí mật về Sui, cô em út cùng cha khác mẹ của Saki và Otohiko, đồng thời là
người tình của cha mình - nhà văn Takase, rồi sau đó là người tình của anh mình - Otohiko. Sự
giằng xé giữa tình yêu, đam mê và giới hạn đạo đức, giữa quá khứ tổn thương với thực tại chông
chênh đã khiến cuộc sống của các nhân vật trở nên nặng nề, thậm chí luôn chấp chới giữa hai bờ
sống - chết.

Dù được đánh giá là có lối viết nhẹ nhàng, giàu nữ tính, nhưng N.P không phải là một tác phẩm dễ
đọc, đặc biệt với những ai quen tiếp nhận văn học từ góc độ đạo đức. Một cô gái vô tình trở thành
người tình của cha mình, rồi tìm đến anh trai, những hành động kỳ quặc, ám ảnh về cái chết luôn
thường trực... tất cả tạo cho người đọc một cảm giác xa lạ. Thế nhưng, chính những điều khó hiểu
ấy là cách Yoshimoto chuyển tải đầy ám ảnh chủ đề chính của N.P nói riêng, các sáng tác của bà
nói chung: sự suy kiệt của giới trẻ Nhật Bản trong một xã hội hiện đại và ảnh hưởng của những
thương tổn tinh thần tới cuộc sống của con người. Không có sex, sàn nhảy, rượu mạnh, khói thuốc
mù mịt hay trò chơi biểu tình, đảng phái chính trị như những người trẻ trong Rừng Nauy của
Murakami, tuổi trẻ với Saki, Otohiko, Kamazi, đặc biệt là Sui, là quãng đời âm thầm gắng gượng
để vượt thoát những nỗi đau tinh thần. Nếu như cảm giác vô hướng đẩy các nhân vật trẻ tuổi trong
Rừng Nauy vào tâm trạng cô độc thì nỗi đau tinh thần là lý do khiến cuộc sống của Sui, Otohiko,
Saki, Kamazi trở nên nặng nề, đơn độc. Mối quan hệ giữa Sui, Otohiko, Saki là tình cảm gia đình,
tình yêu, sự đam mê, là khao khát tìm thấy hình bóng người cha trong nhau, nhưng cũng là sự day
dứt không thể giũ bỏ. Họ tồn tại giữa những xúc cảm đối lập ấy, vừa né tránh, vừa bao bọc nhau,
vừa không hiểu điều gì đang xảy ra, vừa chẳng biết ngày mai sẽ ra sao và điều gì đang đợi mình ở
phía trước. Banana Yoshimoto khiến người đọc cảm thấy các nhân vật của bà đang sống chậm,
nặng nề, đầy ám ảnh. Điều kỳ lạ và cũng là điểm hấp dẫn nhất trong N.P nói riêng, các tác phẩm
của Banana Yoshimoto nói chung đó là khả năng diễn tả hết sức tinh tế những diễn biến tâm lý
phức tạp, những cảm nhận mơ hồ khó nắm bắt bằng một văn phong trong sáng, ngỡ như giản dị
nhưng thực sự được chắt lọc đến từng con chữ. Sự hài hòa giữa vẻ đẹp của ngôn từ và ý tưởng đã
góp phần tạo nên cả một không gian mang đậm màu sắc Banana trong N.P, "... một không gian
vừa hiện thực, vừa hư ảo cùng những nhân vật đều thiện và đẹp với thứ bút pháp miêu tả tâm lý
tinh tế đáng khâm phục, tất cả những điều đó đã làm nên một Banana duy cảm, duy mỹ và duy
thiện"

(lời giới thiệu của dịch giả Lương Việt Dzũng).

You might also like