You are on page 1of 349

BNN&PTNT

VCĐNN&CNSTH
VCĐNN&CNSTH
VCĐNN&CNSTH

BNN&PTNT

BNN&PTNT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP & CNSTH
54/102 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài


NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ CHẾ
TẠO HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐỂ CƠ GIỚI HÓA QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT MUỐI PHƠI NƯỚC TẬP TRUNG

Mã số: KC 07 - 21
KS. Nguyễn Tấn Anh Dũng

6146
30/10/2006

Hà nội - 2005

Bản quyền 2005 thuộc Viện Cơ điện Nông nghiệp & công nghệ sau thu hoạch
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng Viện Cơ
điện nông nghiêp & công nghệ sau thu hoạch trừ trường hợp sử dụng với mục đích nghiên
cứu.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Viện Cơ điện NN& công nghệ sau thu hoạch
Số 54/102 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài:


NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ CHẾ
TẠO HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐỂ CƠ GIỚI HÓA QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT MUỐI PHƠI NƯỚC TẬP TRUNG

Mã số: KC 07 - 21
KS. Nguyễn Tấn Anh Dũng

Thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước:
Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn.
Mã số KC . 07

Hà nội - 2005

Bản thảo viết xong tháng 10/2005

Tài liệu này được chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện đề tài
cấp nhà nước, mã số: KC 07 - 21
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

TT Chức vụ, học Nhiệm vụ thực Đơn vị công


Họ và tên
vị, chức danh hiện tác
Chịu trách
nhiệm về tiến
độ, nội dung
thực hiện đề Viện Cơ điện
Kỹ sư - Trưởng
tài. Tham gia nông nghiệp
phòng Tự động
Nguyễn Tấn Anh thực hiện các và công nghệ
1 hóa; Chủ nhiệm
Dũng đề tài KC.07- sau thu
đề tài KC.07-21 hoạch
21-1; KC.07-
21-2; KC.07-
21-3 và xây
dựng mô hình

Nghiên cứu
Cục chế biến
hoàn thiện quy
Tiến sĩ, Trưởng Nông lâm
trình sản xuất
phòng muối sản và nghề
muối phơi nước
2 Nguyễn Mạnh Sơn chủ nhiệm đề muối – Bộ
tập trung theo
tài nhánh Nông nghiệp
hướng cơ giới
KC 07-21-1 và phát triển
hóa và tự động
nông thôn.
hóa.

Thạc sĩ, nghiên Nghiên cứu Viện Cơ điện


cứu viên chính, thiết kế hệ nông nghiệp
3 Trần Hồng Thao
chủ nhiệm đề thống tự động và công nghệ
tài nhánh KC cấp nước biển sau thu
07-21-2 và chế chạt hoạch

Nghiên cứu thiết


kế chế tạo hệ
Tiến sĩ, nghiên thống máy thu
Viện Cơ điện
cứu viên chính, hoạch muối quy
nông nghiệp
4 Lê Sỹ Hùng chủ nhiệm đề mô thích hợp với
công nghệ sản và công nghệ
tài nhánh KC
xuất muối phơi sau thu
07-21-3
nước tập trung hoạch
tại Việt Nam

Nghiên cứu thiết


Tiến sĩ, nghiên
kế chế tạo hệ Viện Cơ điện
cứu viên chính,
NguyễnNăngNhượng thống làm sạch nông nghiệp
5 chủ nhiệm đề muối sau thu và công nghệ
tài nhánh KC hoạch. sau thu hoạch
07-21-4

Cử nhân, Giám Chỉ đạo thí


đốc Xí nghiệp nghiệm, thực
Công Ty
muối Tri Hải – nghiệm xây
muối Ninh
Ninh Thuận, dựng mô hình
6 Lê Lưỡng Thuận –
chủ trì ứng ứng dụng hệ
Tỉnh Ninh
dụng kết qủa thống thiết bị
Thuận.
nghiên cứu vào vào sản xuất tại
sản xuất. xí nghiệp.

Cử nhân, phó
Chỉ đạo thực
giám đốc Xí
hiện công nghệ Công Ty
nghiệp muối Cà
bừa đảo muối muối Ninh
Ná – Ninh
7 Phan Văn Hoàng trong sản xuất Thuận –
Thuận, chủ trì
muối chất Tỉnh Ninh
thực nghiệm
lượng cao tại Thuận
công nghệ bừa
Cà Ná.
đảo muối.
Chỉ đạo thực
Kỹ sư, phó Viện Cơ điện
hiện thiết kế
giám đốc Trung nông nghiệp
chế tạo hệ
8 Trần Văn Triệu tâm tư vấn, đầu và công nghệ
thống làm sạch
tư Cơ điện sau thu
muối sau thu
nông nghiệp. hoạch
hoạch

Các cơ quan phối hợp thực hiện:


1. Cục chế biến Nông lâm sản và nghề muối - Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
2. Công Ty muối Ninh Thuận - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn -
Ninh Thuận
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

A - Chiều rộng biến dạng của lớp muối trên bề mặt.


ASEAN - Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
a - Chiều dày lớp muối.
atc - Khoảng cách giữa các tấm cào của máy thu muối.
ax - Bước xích chuyển tải.
B - Chiều rộng tấm cào máy thu muối.
Bmg - Chiều rộng của máng cào muối lên máy thu muối.
0
Be’ - Nồng độ mặn của nước biển đo theo độ Baume (Bô me).
Cx - Hệ số cô đặc nước biển.
CXM.2,0 - Cày xới muối rộng 2 mét.
Da -130N KYOTO - Thiết bị đo nồng độ mặn xách tay - Nhật Bản.
D - Đường kính tang trống dẫn động băng tải vận chuyển muối.
d - Đường kính trong cánh vít máy rửa muối sau thu hoạch.
Delphi 7 - Chương trình máy tính dùng trong viết giao diện điều khiển.
Dxích - Đường kính đĩa xích bị động.
E - Lượng bốc hơi nước có hiệu.
f - Hệ số ma sát giữa thép với thép.
Fbh - Diện tích khu bốc hơi trong phơi nước biển chế chạt.
Fm - Diện tích khu kết tinh muối.
Ftc - Diện tích khu kết tinh thạch cao.
gm - Khối lượng muối thu được /1m3 nước biển nồng độ X0Be’
gtc - Khối lượng thạch cao thu được/1m3 nước biển nồng độ X0Be’.
h - Chiều cao tấm cào thu muối.
hmg - Chiều cao máng thu muối của máy thu gom muối THM -2,0.
In - Dòng điện định mức.
i - Số lớp vải băng tải vận chuyển muối.
K - Tổng chi phí cho máy thu gom muối.
Kkh - Chi phí khấu hao máy thu gom muối.
Knc - Chi phí nhân công phục vụ máy thu gom muối.
Knl - Chi phí nhiên liệu máy thu gom muối.
Ksc - Chi phí sửa chữa máy thu gom muối.
L - Chiều dài vít tải gom muối.
M - Mô men xoắn.
MC51 - Chương trình máy tính dùng trong viết chương trình hoạt động của
vi điều khiển.
Mvít - Mô men quay vít gom muối.
n - Số vòng quay.
Nvx - Công suất vít tải và xích cào.
PC - Phơi cát.
PHABA - Công nghệ sản xuất muối công nghiệp.
Pm - Sản lượng muối .
PNTT - Phơi nước tập trung.
PNPT - Phơi nước phân tán.
Ptc - Sản lượng thạch cao.
Q - Năng suất máy rửa muối sau thu hoạch.
QuatestI; QuatestIII - Trung tâm đo lường kiểm địng Quốc gia, Trung tâm
kiểm định chất lượng sản phẩm I; III.
RTM.30 - Hệ thống rửa muối 30 tấn/h
RxD - Bộ thu dữ liệu trên vi điều khiển.
s - Bước vít máy rửa muôi.
S1;2 - Lực căng xích bị động máy thu gom muối.
t - Bước vít máy thu gom muối.
THM.2,0 - Liên hợp thu gom muối bề rộng 2mét.
TxD - Bộ phát dữ liệu trên vi điều khiển.
Un- Điện áp định mức.
Trang
Mục Lục
Bài tóm tắt 4
Lời mở đầu 6

U1(x)- Điện áp theo x.


U2(x)- Điện áp so sánh.
v - Vận tốc của xích chuyển tải.
Vx - Thể tích nước biển.
V300Be’ - Thể tích nước ót ở nồng độ 300Baume.
W - Lực cản.
∝ - Góc nghiêng mũi nêm cày xới muối CXM -2,0.
ρ - Góc nội ma sát của muối (muối - muối).
Φ - Góc ma sát giữa muối và thép.
ψ - Hệ số điền đầy băng cào muối.
β - Góc nghiêng làm việc của xích tải muối.
γ - Khối lượng riêng của muối.
Phần một
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương I
Tống quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI 10


NƯỚC.
1.1 Sản xuất muối từ các mỏ muối. 10
1.2 Sản xuất muối từ nguồn nước mặn. 10
1.3 Sản xuất muối từ nước biển. 11
1.4 Sản xuất muối khu vực Đông Nam Á. 15
1.5 So sánh sản xuất muối trên thế giới ASEAN Và 15
Việt Nam.
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG 16
NƯỚC.
2.1 Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp 16
phơi cát.
2.2 Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp 18
phơi nước phân tán.
2.3 Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp 20
phơi nước tập trung.
Chương II
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Lựa chọn đối tượng và nội dung nghiên cứu. 25
2.2 Tính mới của các kết quả nghiên cứu. 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật đã sử 27
dụng.
Phần hai
NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC
HIỆN
Chương I 33
Điều tra nghiên cứu điều kiện tự nhiên, hiện trạng và dự báo
tiềm năng của sản xuất muối phơi nước tập trung Việt
Nam.
1.1 Nghiên cứu thống kê, tập hợp phân tích các số liệu 33
khí tượng thủy văn.
1.2 Điều tra sản xuất muối phơi nước tập trung của các 37
tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; xây
dựng dự báo tiềm năng xu thế phát triển sản xuất
muối phơi nước tập trung trong gia đoạn 2003 ÷ 2010
(2020).
1.3 Nhận xét và kiến nghị. 59
Chương II
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối phơi nước tập
trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa.
2.1 Hoàn thiện công nghệ sản xuất muối phơi nước tập 60
trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa.
2.2 Một số kết quả bước đầu trong thực nghiệm công 71
nghệ bừa muối trong quá trình kết tinh.
2.3 Nghiên cứu đề suất một số giải pháp loại bỏ tạp chất 75
tan và không tan trong quá trình chế chạt.
2.4 Nhận xét và kiến nghị. 76
Chương III
Nghiên cứu thiết kế hệ thống tự động cấp nước biển và chế
chạt

3.1 Cấp nước biển cho sản xuất muối phơi nước tập 80
trung.
3.2 Hệ thống kiểm tra và điều khiển quá trình phơi nước 84
(chế chạt) và kết tinh muối.
3.3 Tính toán thiết kế hệ điều khiển tự động cấp nước 86
biển.
3.4 Thiết kế chế tạo thiết bị phần cứng hệ thống điều 94
khiển cấp nước biển và chế chạt.
3.5 Lập trình phần mềm điều khiển cơ cấu thừa hành quá 115
trình cấp nước biển và kiểm tra khu vực kết tinh
muối.
3.6 Lắp đặt, vận hành hệ thống tự động cấp nước biển, 128
kiểm tra điều khiển quá trình chế chạt.
3.7 Nhận xét chung. 133
Chương IV
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống máy thu hoạch quy mô
thích hợp với công nghệ sản xuất muối phơi nước tập
trung tại Việt Nam.
4.1 Công nghệ và hệ thống thiết bị thu hoạch muối phơi 134
nước biển trên thế giới và Việt Nam.
4.2 Lựa chọn mẫu máy liên hợp thu hoạch muối và khảo 139
nghiệm trong điều kiện sản xuất Việt Nam.
4.3 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm hệ 150
thống thu hoạch muối nhiều công đoạn.
4.4 Nhận xét và đề nghị. 176
Chương V
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống làm sạch muối sau thu
hoạch.
5.1 Phương pháp làm sạch muối sau thu hoạch. 178
5.2 Lựa chọn thiết bị rửa muối sau thu hoạch. 183
5.3 Tính toán thiết kế vít tải rửa muối sau thu hoạch. 190
5.4 Khảo nghiệm hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch. 201
5.5 Nhận xét và kiến nghị. 224
Chương VI
Kết quả xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung
với hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa.
6.1. Điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô 226
hình.
6.2 Hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất 231
muối phơi nước tập trung.
6.3 Lắp đạt vận hành mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị 239
cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung tại Xí
nghiệp muối Tri Hải - Công ty muối Ninh Thuận -
tỉnh Ninh Thuận.
6.4 Hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình ứng dụng hệ 250
thống thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất muối phơi
nước tập trung tại xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh
Thuận
6.5 Nhận xét và kiến nghị. 252
PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.
I. Kết luận. 254
II. Kiến nghị. 255
Lời cảm ơn 257
Tài liệu tham khảo. 258

1.2 Điều tra sản xuất muối phơi nước tập trung của các tỉnh Khánh 37
Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; xây dựng dự báo tiềm năng
xu thế phát triển sản xuất muối phơi nước tập trung trong gia
đoạn 2003 ÷ 2010 (2020).
1.3 Nhận xét và kiến nghị. 59
Chương II
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối phơi nước tập trung theo
hướng cơ giới hóa và tự động hóa.
2.1 Hoàn thiện công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo 60
hướng cơ giới hóa và tự động hóa.
2.2 Một số kết quả bước đầu trong thực nghiệm công nghệ bừa 71
muối trong quá trình kết tinh.
2.3 Nghiên cứu đề suất một số giải pháp loại bỏ tạp chất tan và 75
không tan trong quá trình chế chạt.
2.4 Nhận xét và kiến nghị. 76
Chương III
Nghiên cứu thiết kế hệ thống tự động cấp nước biển và chế chạt
3.1 Cấp nước biển cho sản xuất muối phơi nước tập trung. 80
3.2 Hệ thống kiểm tra và điều khiển quá trình phơi nước (chế chạt) 84
và kết tinh muối.
3.3 Tính toán thiết kế hệ điều khiển tự động cấp nước biển. 86
3.4 Thiết kế chế tạo thiết bị phần cứng hệ thống điều khiển cấp 94
nước biển và chế chạt.
3.5 Lập trình phần mềm điều khiển cơ cấu thừa hành quá trình cấp 115
nước biển và kiểm tra khu vực kết tinh muối.
3.6 Lắp đặt, vận hành hệ thống tự động cấp nước biển, kiểm tra 128
điều khiển quá trình chế chạt.
3.7 Nhận xét chung. 133
Chương IV
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống máy thu hoạch quy mô thích hợp
với công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung tại Việt Nam.
4.1 Công nghệ và hệ thống thiết bị thu hoạch muối phơi nước biển 134
trên thế giới và Việt Nam.
4.2 Lựa chọn mẫu máy liên hợp thu hoạch muối và khảo nghiệm 139
trong điều kiện sản xuất Việt Nam.
4.3 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm hệ thống thu 150
hoạch muối nhiều công đoạn.
4.4 Nhận xét và đề nghị. 176
Chương V
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch.
5.1 Phương pháp làm sạch muối sau thu hoạch. 178
5.2 Lựa chọn thiết bị rửa muối sau thu hoạch. 183
5.3 Tính toán thiết kế vít tải rửa muối sau thu hoạch. 190
5.4 Khảo nghiệm hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch. 201
5.5 Nhận xét và kiến nghị. 224
Chương VI
Kết quả xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung với hệ
thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa.
6.1. Điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình. 226
6.2 Hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất muối phơi 231
nước tập trung.
6.3 Lắp đạt vận hành mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới 239
hóa sản xuất muối phơi nước tập trung tại Xí nghiệp muối Tri
Hải - Công ty muối Ninh Thuận - tỉnh Ninh Thuận.
6.4 Hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị 250
cơ giới hóa trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại xí
nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận
6.5 Nhận xét và kiến nghị. 252
PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.

III. Kết luận. 254


IV. Kiến nghị. 255
Lời cảm ơn 257
Tài liệu tham khảo. 258
BÀI TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để
cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung”. Mã số KC 07 –21 thuộc
chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Khoa học và công nghệ
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” Mã số KC 07.

Mục tiêu của đề tài:

Xác định được quy trình công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất
muối phơi nước tập trung, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm cường độ lao động
cho người sản xuất, giá thành thiết bị được người sản xuất chấp nhận.

Để đạt được mục tiêu trên đề tài có nhiệm vụ thực hiện các phần việc cụ thể sau:

- Nghiên cứu xây dựng và thực nghiệm quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước
tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa nâng cao năng suất và chất lượng muối.

- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống tự động quá trình cấp nước biển, kiểm tra
mức nước và nồng độ muối trong khu vực chế chạt, kết tinh nhằm nâng cao năng suất lao
động, chất lượng muối, giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết trong sản xuất muối phơi nước
tập trung.

- Nghiên cứu lựa chọn mẫu, thiết kế chế tạo trong nước hệ thống thiết bị thu hoạch và
làm sạch muối sau thu hoạch.

- Xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung có ứng dụng hệ thống thiết bị
cơ giới hóa và tự động hóa.

Các kết quả đạt được

1. Điều tra khảo sát phân tích các số liệu khí tượng thủy văn và hiện trạng
tình hình sản xuất muối phơi nước tập trung trong nước để xây dựng định hướng xu thế
phát triển sản xuất muối phơi nước tập trung của Việt Nam giai đoạn 2005 ÷ 2010 (2020).
Xây dựng và thực nghiệm quy trình sản xuất muối phơi nước tập trung gắn với hệ thống
thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa.

2. Đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống tự động cấp nước biển với các
thông số nồng độ mặn và mực nước thủy triều nhằm nâng cao chất lượng cung cấp nước
biển, giảm chi phí điện năng. Hệ thống kiểm tra nồng độ mặn quá trình chế chạt và kết tinh
muối bán tự động Kyoto với phần mềm chuyên dụng cho phép kiểm tra lưu giữ và các lệnh

4
điều khiển chính xác nhanh chóng nồng độ mặn của các ô bay hơi và kết tinh nâng cao chất
lượng muối sản xuất.

3. Đã nghiên cứu lựa chọn mẫu, thiết kế chế tạo trong nước hệ thống thu
hoạch muối nhiều công đoạn bao gồm: Cày xới muối CXM –2,0 và liên hợp thu hoạch
muối THM 2,0. Hệ thống thiết bị đã được thử nghiệm trong sản xuất nâng cao năng suất và
chất lượng, giảm nhẹ cường độ lao động trong khâu thu hoạch muối.

4. Đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo trong nước hệ thống rửa muối sau thu
hoạch. Hệ thống thiết bị đã được lắp đặt, vận hành trong mô hình để nâng cao chất lượng,
phẩm cấp muối thô sau thu hoạch, loại bỏ phần lớn các tạp chất tan và không tan không
mong muốn trong muối thô sau thu hoạch.

5. Đã xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung với hệ thống thiết
bị cơ giới hóa các khâu: Cấp nước biển, Kiểm tra điều khiển chế chạt; Chăm sóc, thu
hoạch và làm sạch muối sau thu hoạch tại Xí nghiệp sản xuất muối Tri Hải – Công Ty
muối Ninh Thuận. Mô hình đã đạt được mục tiêu: Nâng cao năng suất, chất lượng, giảm
cường độ lao động cho người sản xuất và có hiệu quả kinh tế.

5
LỜI MỞ ĐẦU:

Muối là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống con người, là nguyên liệu chính
quan trọng cho sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất. Sản xuất muối ở nước
ta đều từ nước biển theo công nghệ phơi nước nhờ năng lượng mặt trời. Do điều kiện thời
tiết khác biệt ở hai miền Nam Bắc nên có hai công nghệ sản xuất muối khác nhau: Công
nghệ phơi cát ở các tỉnh phía Bắc và công nghệ phơi nước ở các tỉnh phía Nam.

Việt Nam có hơn 3000km bờ biển, nằm trên vùng nhiệt đới gió mùa với lượng bức
xạ mặt trời phong phú, nhất là các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Ở Trung trung bộ Số ngày
nắng trong năm lên đến 300 ngày, tổng lượng bức xạ mặt trời có thời điểm đo được gần
30w/m2, ở những tháng cao điểm tổng số giờ nắng đạt trên 270h/tháng. Với khí hậu thời
tiết ít mưa nhiều nắng lượng mưa bình quân có nơi dưới 700mm/năm/ Lượng bốc hơi
nước cao hơn 1800mm/năm. Chỉ số khô hạn 2,6 nên rất thuận lợi cho sản xuất muối từ
nước biển.

Nước ta có 20 tỉnh sản xuất muối từ nước biển trải dài theo ven biển từ Bắc đến Nam
ở 127 xã thuộc 44 huyện. Số lao động làm muối khoảng 90.000 lao động. Tổng diện tích
sản xuất muối cho đến năm 2004 là 12.094ha. sản lượng muối bình quân toàn quốc trong 4
năm từ 2001 đến 2004 đạt 859.578tấn. Năm 2001 có sản lượng thấp nhất: 583.271tấn và
cao nhất là năm 2002: 1.043.187Tấn.

Mặc dù nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu địa lý, khí hậu thuận lợi cho việc sản
xuất muối từ nước biển, nhưng sản lượng sản xuất trung bình của nước ta trên đầu người
còn thấp xa so với lượng muối sản xuất trung bình trên đầu người của thế giới. Hàm lượng
NaCl thường thấp, tạp chất tan và không tan trong muối lớn. Do đó, chưa đáp ứng được
yêu cầu chất lượng muối của ngành hóa chất và công nghiệp thực phẩm.

Ở Việt Nam sản xuất muối phần lớn theo phương pháp thủ công, lao động nặng
nhọc, năng suất và chất lượng thấp.

Diêm dân sản xuất muối theo kiểu phân tán, các xí nghiệp sản xuất muối công nghiệp
qui mô còn nhỏ và mức độ cơ giới hóa rất thấp.

Hiện ở nước ta có công nghệ PHABA [Sử dụng công nghệ PHABA cho sản xuất
muối công nghiệp chất lượng cao - PGS.TS Phan Tam Đồng] sản xuất muối biển được sử
dụng để sản xuất muối, thạch cao và nước ót.

6
Trên cơ sở phương pháp công nghệ đó, có thể căn cứ vào các điều kiện thời tiết, thủy
văn, địa chất và các điều kiện kinh tế xã hội, lựa chọn các khu vực thích hợp để cơ giới hóa
và tự động hóa dây chuyền sản xuất muối.

Điều đó sẽ giải quyết được chất lượng muối đạt tiêu chuẩn cho sản xuất công nghiệp,
nâng cao năng suất và giảm nhẹ sức lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Đề tài
“nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá
trình sản xuất muối phơi nước tập trung” là cần thiết để giải quyết những vấn đề tồn tại
trên.

Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, đề tài đã triển khai thành bốn đề tài nhánh và một nhiệm
vụ xây dựng mô hình, thực hiện trong thời gian 30 tháng.

Đề tài nhánh KC 07 -21-1: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối phơi nước
tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa.

Thời gian thực hiện từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2004.

Đề tài nhánh KC 07 -21-2: Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống tự động cấp nước biển
và chế chạt.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2004.

Đề tài nhánh KC 07 -21- 3: Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống máy thu hoạch muối
quy mô thích hợp với công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung tại Việt Nam.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2004.

Đề tài nhánh KC 07 -21- 4: Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống làm sạch muối sau thu
hoạch.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2004.

Xây dựng mô hình: Xây dựng mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự
động hóa sản xuất muối phơi nước tập trung.

Thời gian thực hiện : Từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2005.

Đề tài thực hiện với tổng kinh phí: 3.869 triệu đồng, trong đó:

Nguồn ngân sách nhà nước: 2.300 triệu đồng

Nguồn vốn tự có: 60 triệu đồng.

Nguồn vốn khác: 1.509 triệu đồng

7
Bao gồm:

* Thuê khoán chuyên môn: 801 triệu đồng, tỷ lệ: 20,7%

* Nguyên vật liệu năng lượng: 862,15 triệu đồng, tỷ lệ: 22,3%

* Thiết bị máy móc chuyên dùng: 806,85 triệu đông, tỷ lệ: 20,85%

* Xây dựng sửa chữa nhỏ: 1.070 triệu đồng, tỷ lệ: 27,65%

* Chi khác: 329 triệu đồng, tỷ lệ: 8,5%

8
PHẦN MỘT

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

9
Chương I

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC.

Muối Natri clorua (NaCl) trên thế giới được sản xuất từ mỏ muối, các nguồn nước
mặn, nước biển.

1.1. sản xuất muối từ các mỏ muối : sản lượng muối mỏ trên thế giới đạt trên 100
triệu tấn/năm, chiếm 50% tổng sản lượng muối/năm. [Đề án công nghiệp hóa ngành muối -
Tổng công ty muối]

Muối mỏ có hàm lượng NaCl cao và các tạp chất tan và không tan như thạch cao
CaS04.2H20 ; Manhê (Mg)... và hàm ẩm (H20) biến đổi theo từng mỏ.

Việc khai thác muối mỏ lộ thiên được thực hiện bằng các thiết bị khai thác khoáng sản
đồng bộ như các máy xúc, ủi, khoan phá, guồng cắt vận chuyển muối... Các mỏ sâu dưới
đất được khai thác theo phương pháp ngâm chiết.

1.2. Sản xuất muối từ nguồn nước mặn [ Dự án công nghiệp ngành muối - Tổng công
ty muối]

Ở các giếng sâu, hồ nước mặn trên thế giới chiếm 25% tổng sản lượng muối hàng
năm: khoảng 50 triệu tấn. Phương pháp và công nghệ sản xuất rất đa dạng: chưng cất tách
nước; Thẩm thấu hồi lưu; Kết tinh muối dưới áp suất thấp nhiệt độ cao; Phương pháp hóa
lý... và phương pháp phơi nước sử dụng bức xạ mặt trời.

10
sản phẩm Thiết bị lọc Thiết bị lọc Loại bỏ Bơm cấp nước
nước thẩm thấu hồi thẩm thấu hồi tạp chất mặn
khoáng lưu II lưu I

Nước muối đậm


đặc (nước chạt)

Loại bỏ tạp
chất tan
Giếng khoan sâu
>1000m
Sản phẩm muối Ly tâm tách nước
chất lỏng cao

Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất muối theo phương pháp màng lọc thẩm thấu

Sơ đồ vận hành hệ thống thiết bị sản xuất muối và nước khoáng từ nguồn nước mặn
sâu trên 1000m ven biển với phương pháp lọc thẩm thấu hồi lưu tách nước không sử dụng
hóa chất. Dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn với sự kiểm tra của hệ thống vi tính:
năng suất 0,5 ÷ 5tấn muối sản phẩm/ca.

Một phương pháp sản xuất muối chất lượng cao từ nguồn nước mặn có nồng độ mặn
cao được ứng dụng: sau khi phơi nước dưới bức xạ mặt trời, nước chạt được phun vào
buồng kết tinh muối với áp suất lớn. Buồng kết tinh muối được điều chỉnh chế độ nhiệt độ
và áp suất không khí thích hợp với nồng độ mặn của nước chạt. Hệ thống dẫn sản phẩm
muối ra và thoát không khí ẩm cũng được tự động hóa hoàn toàn.

1.3. Sản xuất muối từ nước biển.

Quy trình sản xuất muối phơi nước có thể được trình bày theo sơ đồ nguyên lý sau
đây:

11
Nguyên liệu cho công Nước ót sau
nghiệp hóa chất kết tinh

Nước Hệ thống Phơi nước Loại bỏ Kết tinh


biển cấp nước chế chạt tạp chất muối

Nhập kho Sơ chế Thu hoạch muối


bảo quản sản phẩm

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ chính sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước.

Trên thế giới phần lớn thạch cao và các tạp chất trong muối được loại bỏ trong quá
trình phơi nước chế chạt, để loại bỏ thạch cao và các tạp chất khác trong muối các ô phơi
nước được phân chia thành các khu vực kết tinh thạch cao, loại bỏ tạp chất và khu vực kết
tinh muối riêng biệt với việc phân chia các khu riêng biệt như vậy, sản xuất muối theo
công nghệ phơi nước biển còn có sản phẩm phụ là thạch cao, các hóa chất trong nước ót và
chất lượng muối NaCl cũng được tăng cao.

Nguyên liệu cho công Nước ót sau


nghiệp hóa chất kết tinh

Nước Hệ thống Phơi nước Kết tinh Loại bỏ Kết tinh


biển cấp nước chế chạt thạch cao tạp chất muối

Nguyên liệu Thu hoạch


công nghiệp thạch cao

Nhập kho Sơ chế Thu hoạch muối


bảo quản sản phẩm

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi
nước có kết tinh thạch cao.

Các cánh đồng sản xuất muối phơi nước được thiết kế thuận lợi cho luân chuyển nước
biển trong quá trình chế chạt. Nền ô kết tinh muối và sản xuất thạch cao được san phẳng,

12
đầm nén chặt để chống thấm và bảo đảm chịu tải khi máy móc thiết bị vào chăm sóc lúc
kết tinh, thu hoạch sản phẩm.

Mỗi một công nghệ sản xuất muối từ nước biển của từng nước, từng khu vực không
những đều có đặc điểm phù hợp với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thủy văn, mức độ trang
thiết bị để cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, mà còn chú trọng đến tập quán trình độ
của công nhân sản xuất cũng như điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng của địa phương.

Các trạm bơm cấp nước biển được thiết kế với lưu lượng thích hợp với yêu cầu của
sản xuất, chiều sâu lấy nước được tính toán đảm bảo cung cấp nước biển với chất lượng
tốt: nồng độ mặn cao, ổn định, ít hoặc không có tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm
sau này. Một số nước đã tự động hóa khâu lấy nước biển. Có thể dùng phương pháp tự lưu
để lấy nước biển vào sản xuất muối.

Nước biển được lấy trực tiếp vào hồ chứa hay dẫn qua kênh mương, đường ống vào
đồng muối xa bờ.

Việc kiểm tra nồng độ nước chạt trong quá trình phơi nước được tự động hóa hoặc bán
tự động hóa với sự trợ giúp của thiết bị đo sử dụng quang phổ và hệ thống thu nhập, xử lý
số liệu qua PC và PLC.

Phương pháp phơi nước thích hợp đối với vùng mà lượng bốc hơi cao hiện chiếm đến
70 ÷ 80% lượng bốc hơi trong vụ mùa sản xuất. Trong trường hợp đó không cần bảo vệ
nước chạt nồng độ cao vì tốn kém. Có nhiều cách bảo vệ nước chạt như chạy chạt hay che
mưa bằng phủ bạt. [ Viện nghiên cứu muối Thiên Tân Trung Quốc ]

Cơ chế làm việc của hệ thống phủ bạt che mưa: Bạt nylon che mưa được cuốn vào rulô
lớn nằm suốt chiều rộng ruộng muối kết tinh. Khi trời trở mưa rulô cuốn bạt sẽ được truyền
động bằng động cơ điện qua hệ thống hộp số giảm tốc, bạt che mưa được trải ra che toàn
bộ khu vực ruộng kết tinh (08,÷1,2ha) nhờ hệ thống rulô và dây nylon kéo nước mưa nằm
phía trên bạt che sẽ thoát ra các kênh dẫn thoát nước mưa hạn chế tối thiểu ảnh hưởng xấu
của những cơn mưa đột xuất đến quá trình kết tinh và lưu giữ chất lượng của nước chạt
đậm đặc cho các giai đoạn kết tinh muối tiếp theo. Hiện đề tài đã được ứng dụng trên nhiều
ha ruộng muối kết tinh của tỉnh Thiên Tân Trung Quốc.

Thời gian kết tinh muối được để kéo dài thời gian 6 tháng; 9 tháng thậm chí 1 năm
(nếu thời tiết thuận lợi) mới thu hoạch nên chất lượng muối sản xuất ra được nâng cao rõ

13
rệt. Chiều dày lớp muối kết tinh đạt trên 200mm. Với chiều dày và sản lượng cao như vậy
nên thu hoạch muối cần phải cơ giới hóa. Các máy thu hoạch muối thường được chế tạo
theo dạng liên hoàn (combine). Từ thiết bị cắt phá lớp muối dày, thu gom muối, các gầu
múc vận chuyển muối và hệ thống băng tải chuyển tải muối sang các phương tiện vận
chuyển trên đồng đều được thiết kế lắp đặt trên những máy kéo bánh xích (hoặc bánh lốp)
có công suất từ 100hp đến 200hp (mã lực). Năng suất các liên hợp này thường từ 120 đến
400tấn/h. Do công đoạn tháo thu nước ót trước thu hoạch được thực hiện triệt để, lớp muối
thu hoạch được tính toán hợp lý (để lại lớp muối mỏng 5 đến 10mm trên ruộng), nên hệ
thống mặt nền của khu ruộng kết tinh được bảo vệ tốt cho những lần kết tinh, thu hoạch
mùa vụ sau. Vì vậy việc rửa sơ bộ sản phẩm muối để loại bỏ các tạp chất tan và không tan
trước bảo quản hầu như không được đặt ra.

Tại một số nước sản xuất muối từ nước biển khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn
Độ... do điều kiện thời tiết khí hậu không cho phép kéo dài thời gian kết tinh muối nên lớp
muối được kết tinh thường mỏng: 30÷100mm. Ngoài ra do nền các ruộng kết tinh muối và
diện tích các ruộng này chưa được quy hoạch, xây dựng thích hợp cho các liên hợp thu
hoạch muối làm việc. Nên việc thu hoạch muối thường được sử dụng hệ thống thiết bị với
nhiều công đoạn:

Cày xới, phay phá vỡ lớp muối kết tinh.

Gom và rửa muối trong nước ót thành đống hoặc thành luống, lưu giữ muối trên đồng
24h để sản phẩm tự róc nước làm muối khô (hàm lượng nước trong muối dưới 8÷10% .

Dùng máy thu gom, máy xúc hoặc băng tải chuyển tải muối lên phương tiện vận tải.
Dùng bơm hỗn hợp lỏng rắn để bơm đẩy muối thô lên kho bảo quản.

Muối sản xuất ở khu vực này thường chất lượng không cao do lớp muối kết tinh
mỏng, ngắn ngày trong thu hoạch còn lưu giữ nước ót nên hàm lượng chất tan (hóa chất)
trong sản phẩm cao, nên việc rửa sơ bộ trước bảo quản là cần thiết. Đã có những máy rửa
sơ bộ không ly tâm tách nước được sử dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.4. Sản xuất muối khu vực Đông Nam Á (ASEAN)

14
Đơn vị: Nghìn tấn & triệu người

TT Nước 1994 1995 1996 1997 1998 Dân số kg/ng.n


1 Burma 30 35 35 35 35 43,5 0,8
2 Cambodia 40 40 40 40 40 9,0 4,4
3 Indonesia 650 670 670 680 650 187,0 3,5
4 Laos 8 8 14 18 20 4,6 4,3
5 Philippines 562 535 492 492 495 64,6 7,7
6 Thailand 388 481 630 655 650 58,8 11,0
7 VietNam Trung bình 630 75,0 8,4
8 Mlaysia - - - - - 18,3 -
9 Bruney -- - - - - 0,3 -
10 Singapore - - - - - 2,7 -
Asean 2.520 463,8 5,4

Bảng 1.1 Sản xuất muối khu vực Đông nam Á từ năm 1994 đến năm 1998

1.5. So sánh sản xuất muối trên thế giới, Asean và Việt Nam

Thế giới: Sản lượng muối toàn thế giới 2000: 210 triệu tấn, dân số: 6 tỷ, lượng muối
tính theo đầu người một năm gần 35kg/người, năm.

Asean: Nếu tính ở mức trung bình của thế giới 35kg/người, năm thì lượng cung ứng
cho khối Asean phải là 16,233 triệu tấn/năm, tức là thiếu 13,713 triệu tấn/năm, tóm lại,
toàn bộ Asean phải nhập muối hoặc đẩy mạnh sản xuất muối trong nước.

Việt Nam: Cũng tính như trên, nước ta hàng năm phải sản xuất 2,6 triệu tấn muối mới
đạt được mức trung bình của thế giới, nghĩa là phải phát triển sản xuất muối công nghiệp
chất lượng cao hoặc nhập khẩu.

II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Ở nước ta hiện nay ngoài nguyên liệu là nước biển, chưa có nguồn khai thác nào để
sản xuất ra muối NaCl. Ngành sản xuất muối Việt nam là ngành sản xuất có truyền thống
lâu đời, song quy mô đồng muối, công nghệ và thiết bị hỗ trợ sản xuất hầu hết vẫn thuộc
dạng sản xuất thủ công, manh mún lạc hậu, sản lượng và chất lượng thấp không ổn định và
bị động phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết.

15
Do điều kiện tự nhiên về khí tượng thủy văn, đất đai, truyền thống tập quán và quy mô
sản xuất muối thô trong cả nước được chia làm ba phương pháp chính với các công nghệ
sản xuất khác nhau.

2.1. Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi cát

Phương pháp sản xuất này được ứng dụng ở các tỉnh phía Bắc. Loại hình công nghệ
này lạc hậu, năng suất thấp, chi phí lao động cao dẫn đến chi phí sản xuất cao, giá thành
cao. Do đặc thù phức tạp của sản xuất phơi cát nên vấn đề cơ giới hóa sản xuất chưa và
không có hướng giải quyết.

Sản xuất muối phơi cát có lưu đồ công nghệ như sau: (xem sơ đồ: hình 1.4 công nghệ
sản xuất muối theo phương pháp phơi cát): Dẫn nước biển vào các kênh nội đồng; Sân
phơi cát; Dùng cát làm môi giới để bay hơi nước biển nâng cao nồng độ và kết tinh muối;
Cát mặn chứa muối kết tinh được thu lại qua chạt lọc để lọc lấy nước cái nồng độ khoảng
18 ÷200Be’. Nước chạt nồng độ dưới 100Be’ được gọi là nước chạt con được dùng với
nước biển cho lần lọc chạt sau. Nước chạt cái được tãi mỏng trên sân kết tinh (vẩy bằng
công cụ múc nước chuyên dùng) để kết tinh muối. Muối kết tinh trên sân ô cứng được
gom lại bằng trang thu muối. Muối thô sản xuất theo phương pháp phơi cát chứa 80-
85%NaCl. Các tạp chất tan và không tan cao.

Phương pháp phơi cát phù hợp với thời tiết mưa nắng xen kẽ của các tỉnh phía Bắc.

Cát đen Văng cát

Hệ thống cấp Các loại kênh nội Sân Phơi cát


Nước biển đồng (cấp I; II; III)
nước

Thu cát

Nước biển Chạt lọc Nước chạt con

Thu hoạch
Bảo quản Sân kết tinh
muối Chạt cái

Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất muối theo phương pháp phơi cát.

16
Có 61 xã thuộc 16 huyện ở 6 tỉnh phía Bắc gồm: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh sản xuất muối theo công nghệ này. Muối thô sản xuất
theo công nghệ này có các hạn chế sau: sản lượng thấp trung bình đạt 235.167 tấn năm
chiểm khoảng 27% sản lượng toàn quốc. Năng xuất lao động thấp: trung bình 5-7
tấn/người vụ sản xuất chỉ bằng 1/3 đến 1/4 năng suất lao động của phương pháp sản xuất
phơi nước phân tán. Sản xuất muối bằng phương pháp phơi cát chủ yếu sử dụng lao động
thủ công. Trang thiết bị chính phục vụ công nghệ này là những công cụ: sêu, bàn trang,
bừa, xe đẩy tay....Hình.1.5 cho thấy bố trí mặt bằng của đơn vị sản xuất muối phơi cát.

6 5 1
7

Ôkết tinh 2
Mặt sân phơi cát

Hình 1.5. Bố trí mặt bằng đơn vị sản xuất muối phơi cát.

1- Kênh dẫn nước nội đồng 3- Sân phơi cát 5 - Thống con

2- Kênh xương cá 4- chạt lọc 6- Thống chứa nước chạt

7- Ô kết tinh

2.2. Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước phân tán.

Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước phân tán được thực hiện theo
công nghệ sản xuất muối phơi nước chung. Sản xuất muối thô theo phương pháp phơi
nước là đưa nước biển lên phơi ở các ô phơi nước ngoài trời nhờ nắng, gió làm bay hơi
nước biển để nâng dần nồng độ muối trong nước biển và muối sẽ kết tinh ở đáy ô. Việc sản
xuất muối thô theo phương pháp phơi nước có được hay không tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên của vùng sản xuất quyết định.

Các điều kiện để sản xuất muối phơi nước là:

17
Có nắng liên tục nhiều ngày; Độ ẩm không khí thấp; Sức gió trung bình tương
đối lớn.

Về nước biển có độ mặn cao, không bị nước sông rạch pha loãng (khu vực lấy nước
không gần cửa sông, rạch).

Địa hình thoáng, đất nền khu vực phơi nước có thành phần sét vừa phải thuận tiện cho
việc thi công sân phơi và ít bị thẩm lậu nguyên liệu.

Nước biển

Cống (bơm) cấp nước biển


Công
Công đoạn
đoạn cung
cung cấp
cấp
nước biển
nước biển
Hồ chứa

Mương dẫn

Ô bay hơi sơ cấp

Ô bay hơi trung cấp

Công đoạn chế chạt


Ô bay hơi cao cấp

Các ô điều tiết

Nước chạt

Công đoạn kết tinh Ô kết tinh Nước ót


muối thô

Muối thô

Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ cổ truyền sản xuất muối thô theo phương pháp phơi nước.

18
Phương pháp này được các hộ sản xuất muối có quy mô diện tích nhỏ ứng dụng, việc
đưa thiết bị cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất rất khó do quy mô đồng ruộng cũng như thời
gian kết tinh muối ngắn, lớp muối kết tinh mỏng. Năng suất sản xuất theo phương pháp
này thấp và chất lượng sản phẩm không cao. Nhiều nước trên thế giới đã lọai bỏ loại hình
sản xuất này để chuyển sang sản xuất theo phương thức phơi nước tập trung. Ở nước ta có
66 xã thuộc 28 huyện tại 14 tỉnh duyên hải miền Trung và đông Nam bộ: Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng
Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre và Tiền Giang sản
xuất muối theo phương pháp phơi nước phân tán. Diện tích sản xuất chiếm 64% tổng diện
tích sản xuất trên toàn quốc (lớn gấp 3 lần diện tích phơi cát, gấp 20 lần phơi nước tập
trung). Sản lượng trung bình đạt trên 400.000 tấn/năm, chiếm gần 50% tổng sản lượng.
Lao động khu vực này trên 34.000 người chiếm 36,83% tổng số lao động làm muối toàn
quốc. Năng suất lao động bình quân 15÷25 tấn /người năm. Chất lượng muối sản xuất theo
công nghệ phơi nước phân tán thấp bởi hàm lượng NaCl chỉ ở mức 92÷94%, các tạp chất
tan và không tan trong sản phẩm cao. Khác với diện tích muối phơi cát, đồng muối phơi
nước phân tán nằm ở những vùng có điều kiện địa lý, thiên nhiên thuận lợi hơn nhiều. Cơ
sở hạ tầng, phần nội đồng của diện tích phơi nước phân tán không phức tạp và không cần
đầu tư tốn kém như diện tích muối phơi cát, dễ thi công, kỹ thuật sản xuất đơn giản và sử
dụng ít lao động. Dụng cụ, thiết bị phục vụ sản xuất muối phơi nước phân tán không yêu
cầu nhiều, chủ yếu bơm cấp nước và các công cụ phục vụ khâu thu hoạch, vận chuyển
muối thô. Do sản xuất ở quy mô nhỏ. Quy trình sản xuất cũng có nhiều điều khác biệt so
với phơi nước tập trung, thời gian kết tinh và thu hoạch muối ngắn: chiều dày lớp muối kết
tinh thường nhỏ hơn 10mm nên trong khu vực sản xuất theo phương pháp này khó có thể
tiến hành cơ giới hóa và tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hóa.

2.3. Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước tập trung.

Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước tập trung được thực hiện
theo công nghệ phơi nước chung (xem Hình 1.6), đây là phương pháp tiên tiến có quy mô
sản xuất lớn, năng suất và chất lượng muối cao. Do quy mô sản xuất tập trung lớn, việc
quy hoạch các diện tích sản xuất như các trạm bơm nước biển; Hệ thống kênh dẫn nước;
Hồ điều tiết; Các diện tích phơi nước; Kết tinh thạch cao; Kết tinh muối... Được tính toán
thiết kế tuân thủ các quy trình công nghệ, nên việc đưa cơ giới hóa, tự động hóa để tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm nhẹ cường độ lao động... là khả thi và nhận được sự
ủng hộ không những của các đơn vị sản xuất mà của cả các cơ quan quản lý. Sản xuất

19
muối phơi nước tập trung tập trung ở 7 đơn vị thuộc ba tỉnh nam Trung bộ gồm: Khánh
Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Diện tích sản xuất muối phơi nước tập trung 1705ha,
chiếm 13% tổng diện tích sản xuất muối trên toàn quốc.

Sản lượng trung bình hàng năm của phơi nước tập trung đạt khoảng 200.000tấn/năm
chiếm 24% sản lượng toàn quốc (xấp xỉ sản lượng muối phơi cát). Tổng số lao động trên
1700 người chiếm 2% lao động muối toàn quốc. Năng suất lao động đạt khoảng 124
tấn/người năm. Chất lượng muối đạt cao hơn hai phương pháp sản xuất trên, nhưng hàm
lượng NaCl hiện nay cũng chỉ đạt 95÷97%, hàm lượng tạp chất tan và không tan lớn gấp
2÷3 lần so với tiêu chuẩn muối công nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, nếu các cánh đồng muối
này sản xuất tuân thủ theo các quy trình hoàn thiện hơn và được trang bị cơ giới hóa cao
hơn cùng với hệ thống rửa muối sơ bộ sau thu hoạch sẽ cho năng suất, chất lượng muối cao
hơn.

Mặt khác, do chưa đa dạng hóa sản phẩm và tổng hợp sử dụng nước ót để sản xuất:
Brom, Manhe... và các hóa chất khác từ nước ót nên hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản
xuất muối chưa cao.

Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước tập trung có hạ tầng cơ sở được thiết kế
hoàn thiện và khoa học hơn hẳn so với các phương pháp sản xuất khác.

Về quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung

Phần lớn các đơn vị sản xuất muối đều ứng dụng công nghệ tiên tiến dựa trên nền
công nghệ sản xuất muối phơi nước cổ truyền đã hoàn thiện. Có thể kể đến công nghệ
PHABA tinh chế muối từ nước biển và các nguồn nước mặn. Công nghệ PHABA quan
tâm chất lượng sản phẩm từ khâu đầu vào liên tục cho đến thành phẩm, tức là từ khâu lấy
nước biển vào sản xuất đến khâu ra thành phẩm là muối ăn tinh chế. Phương pháp PHABA
được hiểu là đồng muối phơi nước được phân ra làm ba khu vực với sự khống chế nghiêm
ngặt nồng độ nước chạt đầu ra các khu vực sản xuất nhằm tạo ra các vùng kết tinh riêng rẽ
của thạch cao, muối thô và loại bỏ triệt để nước ót ra khu vực bốc hơi mặt bằng. Tỷ lệ diện
tích của ba khu vực bốc hơi, khu vực kết tinh thạch cao và khu vực kết tinh muối thô phụ
thuộc vào độ mặn của nước biển đưa vào sản xuất, các yếu tố khí tượng và địa chất của
từng khu vực sản xuất muối.

Về trang thiết bị của hệ thống cung cấp nước biển:

20
Lấy nước biển và chuyển nước chạt thường dùng bơm ly tâm lắp đặt tại các trạm
bơm. Chất lượng và khối lượng nước biển cấp cho sản xuất đặt tại các đồng muối nước ta
chưa được kiểm tra bằng thiết bị chuyên dùng, tự động nên chi phí năng lượng cho đơn vị
nguyên liệu còn cao. Dụng cụ đo đạc kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất và chất
lượng nước chạt ngoài Bômê kế thô sơ chủ yếu còn lại vận dụng kinh nghiệm của cán bộ
kỹ thuật xem màu sắc, độ nhớt của nước chạt... đây cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến năng suất và chất lượng muối thô sản xuất tại khu vực này chưa cao.

Về trang thiết bị của hệ thống thu hoạch muối :

Như đã nêu ở phần trên với điều kiện sản xuất muối phơi nước tập trung ở nước ta
hiện nay, do điều kiện khí hậu không cho phép kéo dài thời gian kết tinh muối nên lớp
muối khi thu hoạch thường mỏng chỉ 30÷100mm. Ngoài ra do nền các ruộng kết tinh muối
và diện tích các ruộng này chưa xây dựng thích hợp cho các máy thu hoạch muối làm việc.
Việc thu hoạch muối ở đồng muối phơi nước tập trung được đề xuất trong đề tài là phương
pháp thu hoạch nhiều công đoạn kết hợp cơ giới và bán cơ giới.

Khi thu hoạch nước ót được rút bỏ bớt để lại chiều cao 10 ÷40mm trên bề mặt lớp
muối kết tinh. Dùng phay lưỡi thẳng với bề rộng làm việc từ 1÷2m lắp trên MTZ 50 hoặc
Kubota 24÷30hp phay vỡ lớp muối kết tinh trước khi thu hoạch muối bằng các máy thu
hoạch.

Ưu điểm của hệ thống thiết bị này: công suất thiết bị nhỏ dưới 50hp; năng suất phay
cao; do phay sử dụng trục thu công suất nên tận dụng được công suất máy kéo; không cần
các bánh phụ để tăng độ bám của máy kéo.

Nhược điểm chính: do lớp muối mỏng 30÷40mm độ sâu phay không ốn định do máy
dao động theo phương thẳng đứng trong quá trình phay làm tổn thương mặt nền ruộng,
khoắng bùn đất nền bám lên lớp muối thu hoạch (đây cũng là nguyên nhân làm giảm chất
lượng muối do chứa nhiều tạp chất không tan). Trường hợp khi lớp muối kết tinh dày trên
40÷50mm, phay không làm việc được.

Sau khi phay lớp muối kết tinh, muối được cào vun thành đống hay thành luống chủ
yếu bằng lao động thủ công (một số cơ sở sản xuất dùng bàn trang, ben san MTZ50 để cào
đánh đống muối) với công khoán bình quân 0,257 công /tấn.

21
Để chuyển muối lên xe ben, các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung thường dùng
băng tải di động gắn trên máy kéo nhỏ 4 bánh lốp kubota L2022. Việc xúc muối lên băng
tải hoàn toàn thủ công với định mức 0,151công/tấn.

Về ổn định năng suất và nâng cao chất lượng muối sản xuất theo phương pháp
phơi nước tập trung.

Đầu năm 2001, Công ty muối Ninh Thuận được sự chỉ đạo của sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, sở Khoa học công nghệ và môi trường đã thử nghiệm xây dựng mô
hình sản xuất muối theo phương pháp kết tinh dài ngày, nước chạt sâu, có bạt che mưa ô
kết tinh nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại do mưa gây ra. Mô hình được thử
nghiệm đầu tiên tại Việt Nam. Qua thời gian thực nghiệm Hội đồng khoa học tỉnh Ninh
Thuận đánh giá kết quả đạt được:

- Năng suất muối tăng cao, độ dày lớp muối kết tinh trên 100mm, thời gian cho kết
tinh được kéo dài đáng kể (từ tháng 7/2001 đến 1/2002) sản lượng đạt trên 1000tấn/ha phủ
bạt. (ô kết tinh đối chứng sản lượng thu hoạch 352 tấn/ha thời gian kết tinh tính từ
01/7/2001 đến 30/9/2001. Từ tháng 10/2002 ô đối chứng nghỉ sản xuất vì lượng muối kết
tinh đợt cuối chưa kịp thu hoạch cùng lượng nước chạt bão hòa bị nước mưa làm tan, pha
loãng.

Chất lượng muối qua kiểm tra đạt kết quả cao. Đạt tiêu chuẩn muối công nghiệp loại I
Việt nam (TCVN).

Với việc ứng dụng công nghệ kết tinh dài ngày nói trên, khi lớp muối kết tinh dày trên
100m với các trang thiết bị hiện có việc thu hoạch muối gặp rất nhiều khó khăn.

Về nâng cao chất lượng muối sau thu hoạch: Việc nâng cao chất lượng muối sau thu
hoạch cụ thể là loại bỏ một phần các tạp chất tan và không tan trong muối sau thu hoạch
hầu như chưa được quan tâm đúng mức.

Với các điều kiện thu hoạch muối trên nền nước ót với quan niệm ngâm và rửa muối
trước khi lên xe về kho bằng nước ót và thu hoạch bằng phay phá vỡ lớp muối đang kết
tinh thành mảng làm khuấy động mặt nền của ruộng kết tinh thì chất lượng muối sẽ khó có
thể đảm bảo đạt yêu cầu muối công nghiệp (TCVN) với các dư lượng tạp chất tan và
không tan. Để cải thiện chất lượng sản phẩm muối sau thu hoạch việc nghiên cứu thiết kế
và chế tạo hệ thống rửa sơ bộ là rất cấp thiết.

22
Từ nay đến năm 2010 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trương đầu tư chiều
sâu cho sản xuất muối theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bước đầu thực hiện dự
án xây dựng khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ sẽ sản xuất 300.000 tấn
muối/năm. Đồng thời ngoài Quán Thẻ, Bộ sẽ chỉ đạo việc khai hoang mở rộng thêm diện
tích sản xuất muối toàn quốc đạt 18.500ha vào năm 2010 trong đó diện tích phơi nước tập
trung là 9.000ha. Việc mở rộng diện tích sản xuất muối phơi nước tập trung tại các địa
phương có điều kiện địa lý, tự nhiên thích hợp là bước đi tất yếu của ngành sản xuất muối
nước ta. Phát triển sản xuất muối phơi nước tập trung ở những vùng thích hợp không
những sẽ đáp ứng được nhu cầu muối công nghiệp cho công nghiệp hóa thực phẩm và
công nghiệp hóa chất của nước ta mà nó còn đảm bảo việc tận dụng những diện tích hoang
hóa khô cằn ven biển Nam Trung bộ tại những vùng dân cư thưa thớt, vùng đồng bằng ven
biển Bắc bộ cho các mục đích sản xuất nông nghiệp khác. Mặt khác việc phát triển các
diện tích sản xuất muối phơi nước tập trung cũng đòi hỏi việc đầu tư nghiên cứu hệ thống
thiết bị máy móc phục vụ cơ giới hóa sản xuất, nâng cao sản lượng, năng suất và chất
lượng muối thô càng trở nên cấp bách. Trong bối cảnh đó với sự đầu tư kinh phí của Bộ
khoa học và Công nghệ, đề tài : “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ
thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung” đã được xây dựn
và nghiên cứu trong thời gian từ 1/2003 đến 6/2005 và đã đạt được những kết quả khả
quan.

CHƯƠNG II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Lựa chọn đối tượng và nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã triển khai lựa chọn và thực hiện
các nội dung nghiên cứu chính sau:

- Điều tra điều kiện tự nhiên, hiện trạng và dự báo tiềm năng của vùng sản xuất muối
phơi nước tập trung của Việt Nam.

- Hoàn thiện quy trình công nghệ cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung Việt
Nam.

23
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy thu hoạch muối tự hành với các thông số kỹ thuật
chính:

+ Động cơ phối lắp công suất: 50hp

+ Năng suất thu gom tối đa: 100tấn/h

+ Chiều rộng thu gom muối: 2000mmm

+ Chiều dày thu gom muối: 70 ÷ 100mm

- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo cày không lật xới muối trước thu hoạch với các thông số
kỹ thuật:

+ Bề rộng làm việc: 2000mm

+ Năng suất: 0,5ha/h

+ Theo động lực: MTZ 50hp bánh lốp.

- Thiết kế chế tạo xe vận chuyển muối trên các ô kết tinh với các thông số kỹ thuật:

+ Động cơ phối lắp công suất: 24hp.

+ Hai cầu chủ động: 6 bánh lốp.

+ Hệ thống thùng ben tự đổ thủy lực.

+ Tải trọng: max 1,5 tấn muối.

- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch bao gồm:

+ Máy rửa liên tục năng suất: 30tấn/h.

+ Băng tải nạp liệu năng suất: 30tấn/h - dài 6m.

+ Băng tải sản phẩm năng suất: 30tấn/h - dài 10m.

+ Sàng rung tách nước năng suất: 30tấn/h.

+ Hệ thống cấp thoát nước muối 60 ÷ 80m3/h.

- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển tự động cấp nước biển và quá trình
chế chạt gồm:

24
+ Phần mềm chuyên dùng: ngôn ngữ Visual C ++

+ Bộ thu thập và xử lý số liệu.

+ Hệ thống điều khiển trạm bơm cấp I cấp nước biển (3 x 30kw).

+ Hệ thống hiển thị theo dõi và điều khiển quá trình chế chạt và kết tinh muối -
Độ chính xác ± 0,10Be’.

- Xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự
động hóa quy mô 200ha tại Công ty muối Ninh Thuận, gồm hệ thống thiết bị:

+ Cơ giới hóa thu hoạch và rửa sơ bộ.

+ Tự động hóa cấp nước biển và kiểm tra nồng độ muối trong chế chạt, kết tinh.

2.2. Tính mới của các kết quả nghiên cứu

Với những nội dung và kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài đã thành công trong việc
đưa các quy trình sản xuất cũng như các hệ thống thiết bị máy móc lần đầu được thiết kế
chế tạo trong nước phục vụ cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung.

* Lưu trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa tự
động hóa cũng như các lưu trình cơ giới hóa chăm sóc, thu hoạch muối, rửa muối sau thu
hoạch trên khu vực các ô kết tinh là những quy trình lần đầu được xây dựng và thử nghiệm
trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại Việt Nam.

* Hệ thống tủ điện và phần mềm chuyên dụng tự động cấp nước biển cho sản xuất và
kiểm tra bán tự động nồng độ mặn trong quá trình chế chạt lần đầu tiên được thiết kế, chế
tạo và ứng dụng trong sản xuất muối ở Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng nguyên
liệu đầu vào cho sản xuất, giảm chi phí năng lượng điện và nâng cao chất lượng muối ản
phẩm. Kiểm tra thống kê lưu giữ và cảnh báo kịp thời nồng độ mặn của các ô phơi nước,
kết tinh để loại bỏ các tạp chất tan trong muối.

* Hệ thống cày xới CXM -2,0 liên hợp thu gom muối THM -2,0 lần đầu tiên được
thiết kế chế tạo tại Việt Nam với giá thành hợp lý góp phần nâng cao năng suất thu hoạch
muối, giảm cường độ lao động trong khâu thu hoạch. Cày CXM -2,0 cho phép chăm sóc
và thu hoạch các ô kết tinh dài ngày có độ dày muối kết tinh trên 100mm.

25
* Hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch trên đồng với vít tải rửa liên tục và các hệ
thống băng tải cấp liệu, sàng rung tách nước, băng tải xuất sản phẩm được thiết kế chế tạo
và ứng dụng lần đầu trong nước đã nâng cao chất lượng muối thô sau thu hoạch đáp ứng
được yêu cầu của sản xuất. Qua kiểm tra chất lượng muối sau rửa, các yêu cầu kỹ thuật đặt
ra đều thỏa mãn.

2.3. Phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật đã sử dụng.

2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong đề tài

* Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu điều tra khảo sát. Các thông tin trên cơ
sở điều tra thực tế địa phương đóng vai trò chính kết hợp với lượng thông tin truy cập từ
các nguồn trong và ngoài nước.

* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để lựa chọn đánh giá các công nghệ. Chú trọng
phương pháp sử dụng chuyên gia trực tiếp sản xuất với những ý kiến đề suất từ cơ sở. Theo
phương pháp lấy ý kiến trực tiếp, phát phiếu thăm dò và tổ chức các buổi sinh hoạt học
thuật đầu bờ, tại các cơ sở sản xuất.

* Phương pháp tính hiệu quả kinh tế xã hội trong ứng dụng công nghệ mới kết hợp với
hệ thống thiết bị máy móc để cơ giới hóa và tự động hóa toàn phần hoặc từng khâu trong
sản xuất muối phơi nước tập trung. Chú trọng đến hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất lao
động, chất lượng muối và giảm nhẹ cường độ lao động thủ công.

* Phương pháp khảo nghiệm máy nông nghiệp đánh giá các thông số kỹ thuật và chất
lượng mẫu máy nhập ngoại, hệ thống thiết bị chế tạo trong nước hoạt động trên ruộng
muối phơi nước tập trung ở nước ta. Thông qua Trung tâm đo lường khảo nghiệm máy
nông nghiệp.

* Phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá các thông số và lựa chọn các thông số
thiết kế các mẫu máy. Phương pháp thiết kế chép mẫu, ứng dụng các chương trình tính
toán chép mẫu kết hợp với thiết kế chế tạo máy.

* Phương pháp nghiên cứu ứng dụng bằng thực nghiệm, thí nghiệm trong các điều
kiện sản xuất là chính, thông qua có mức độ hợp lý nghiên cứu lý thuyết để định hướng và
kiểm tra.

26
* Phương pháp xây dựng mô hình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để kiểm tra các
thông số kỹ thuật, thời gian nồng độ kết lắng các thành phần trong nước biển.

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp xác định.

a. Cày xới muối CXM - 2,0 - Liên hợp thu gom THM -2,0.

TT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp xác định


1 Điều kiện ô kết tinh Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh
- Kích thước ô thửa giá bằng thiết bị đo đạc thông thường theo
TCN - 168-92
- Tính chất lớp nền ô
- Mức nước trên bề mặt muối kết m
Q=
tinh s.a
- Bề dày lớp muối m - Khối lượng muối thu được trên điều
- Khối lượng thể tích kiện lấy mẫu s.
a - Bề dày lớp muối
2 Điều kiện máy móc Đo đạc tính toán theo phương pháp khảo
- Tốc độ làm việc nghiệm máy nông nghiệp.
- Bề rộng làm việc
- Độ sâu xới muối
- Độ sâu thu gom muối
- Độ tơi vỡ lớp muối
- Năng suất lý thuyết
- Năng suất thực tế
b. Hệ thống máy rửa muối

TT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp xác định


1 Điều kiện nguyên liệu muối rửa TCN-168-92
- Độ ẩm %
- Hàm lượng tạp chất không tan
- Hàm lượng chất tan
- Nhận xét cảm quan

27
- Khối lượng thể tích
2 Điều kiện máy móc Đo đạc tính toán theo phương pháp khảo
- Chi phí năng lượng điện nghiệm máy nông nghiệp.
- Chi phí nước rửa (250Be’)
- Năng suất liên hợp lý thuyết
- Năng suất liên hợp thực tế
- Chất lượng muối sau rửa
+ Độ ẩm
+ Hàm lượng tạp chất không tan
+ Hàm lượng tạp chất tan
+ Nhận xét cảm quan

2.3.3 Kỹ thuật đã sử dụng trong báo cáo

- Hệ thống máy tính và các chương trình để phân tích thống kê các số liệu điều tra truy
cập thông tin liên quan đến báo cáo trong và ngoài nước:

+ Autocad 2002 Dùng trong thiết kế, mô phỏng hoạt động của hệ thống máy móc.

+ Excel 10 (database) dùng trong tính toán, xử lý số liệu điều tra, thử nghiệm,
thực nghiệm.

+ ORCAD 9.2 Dùng trong thiết kế mạch khuyếch đại điện tử, mạch giao tiếp

+ Delphi 7 Dùng trong viết giao diện điều khiển

+ MC51 Dùng trong viết chương trình hoạt động cho vi điều khiển.

- Hệ thống thiết bị của các phòng thí nghiệm của các đơn vị tham gia thực hiện điều
tra khảo sát, thí nghiệm, thực nghiệm, gồm:

+ Bộ nạp chương trình cho vi điều khiển.

+ Osilograph YOKOGAW AL210 - 2 tia

+ Sensor đo nồng độ mặn:

- SM -802 (50-50g/lít)

- DA-130N KYOTO - Nhật Bản

28
+ Hệ thống thiết bị phân tích thành phần sản phẩm NaCl của Công ty muối Ninh
Thuận; Quatest I; Quatest III.

+ Các loại đồng hồ đo hiển thị:

- Đồng hồ đo số vòng quay TESTO - 475

- Đồng hồ vạn năng FLUKE -67

- Đồng hồ đo tốc độ gió

- Đồng hồ bấm giây

- Cân kỹ thuật

- Máy sấy đa năng

-Thiết bị đo ẩm độ, nhiệt độ tự ghi

+ Sử dụng thiết bị của các phòng thí nghiệm đo lường khảo nghiệm máy nông
nghiệp để kiểm chứng, khảo nghiệm các thông số về :

- Tiêu thụ nhiên liệu

- Năng suất làm việc

- Công suất điện tiêu thụ…

29
PHẦN HAI

NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN

30
Chương I

Điều tra nghiên cứu điều kiện tự nhiên, hiện trạng và dự báo tiềm năng của sản
xuất muối phơi nước tập trung Việt Nam.

1.1 Nghiên cứu thống kê, tập hợp phân tích các số liệu khí tượng thủy văn.

Trong tất cả các công nghệ sản xuất muối từ nước biển, từ các phương pháp kinh
nghiệm cổ truyền lâu năm đến các công nghệ tiên tiến được đúc kết nhằm tăng năng suất,
chất lượng muối, vai trò vị trí địa lý, điều kiện khí tượng thủy văn vẫn đóng vai trò quyết
định đến năng suất, chất lượng muối sản xuất theo phương pháp phơi nước. Để có thể phân
tích, kiến nghị, xây dựng quy hoạch định hướng phát triển sản xuất muối phơi nước biển ở
Việt Nam đề tài đã tiến hành điều tra xây dựng tập hợp số liệu khí tượng thủy văn. Tập số
liệu này không những phục vụ cho nhiệm vụ của đề tài nhánh KC 07-21-1 mà nó còn là tài
liệu tham khảo cho các quy hoạch thiết kế các cơ sở sản xuất muối theo phương pháp phơi
nước biển ở nước ta.

1.1.1 Nghiên cứu thống kê và kiểm tra thực nghiệm nhiệt độ không khí trung
bình, cao nhất và thấp nhất ngày.

Nghiên cứu thống kê và kiểm tra thực nghiệm nhiệt độ không khí trung bình cao
nhất và thấp nhất ngày: Các số liệu ở những bảng [ Xem phần phụ lục] cho thấy số liệu
thống kê nhiệt độ không khí trung bình ngày qua các năm của các trạm khí tượng:

- Trạm: Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Với điều kiện địa lý: Vĩ độ 15034’ kinh độ 108028’

- Trạm : Nha trang - tỉnh Khánh Hòa

Với điều kiện địa lý: vĩ độ 12023’ kinh độ 109012’

- Trạm: Phan Rang - tỉnh Ninh Thuận

Với điều kiện địa lý: vĩ độ 11035’ kinh độ 108059’

- Trạm: Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận

Với điều kiện địa lý: vĩ độ 10056’; kinh độ 108006’

Để tiến hành thử nghiệm kiểm chứng các chế độ nhiệt độ và ẩm độ trong ngày và
xây dựng đồ thị chế độ nhiệt độ kiểm chứng trong ngày, đề tài đã sử dụng “hệ thống giám
sát thu thập số liệu đa kênh” của đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước về “Bảo

31
quản rau quả tươi quy mô nhỏ và vừa” để tiến hành thực nghiệm, xây dựng đồ thị nhiệt độ
ngày tại Nha Trang và Phan Thiết.

Cảm biến Khuyếch đại tín Bộ biến đổi


Trộn kênh Xử lý số liệu
hiệu ADC

Hiển thị

Bộ phân kênh Nạp dữ liệu vào máy


tính Lưu giữ

In

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống giám sát thu thập dữ liệu đa kênh

1.1.2 Nghiên cứu thống kê và kiểm tra ẩm độ không khí trung bình cao nhất và
thấp nhất trong ngày, tháng, năm.

Các trạm khí tượng thủy văn Tam Kỳ; Nha Trang; Phan Rang và Phan Thiết.
Tương tự cho các chế độ nhiệt độ trong ngày, tháng , năm ở đây đề tài cũng ứng dụng “hệ
thống giám sát thu thập số liệu đa kênh để xây dựng đồ thị ẩm độ ngày tại Nha Trang và
Phan Thiết”. [Các bảng số liệu xin xem phụ lục]

1.1.3 Nghiên cứu thống kê lượng mưa ngày và thời gian :

Lượng mưa theo ngày tháng và năm được thống kê của các trạm khí tượng thủy
văn Tam Kỳ - Quảng Nam; Nha Trang - Khánh Hòa; Phan Rang - Ninh Thuận và Phan
Thiết -Bình Thuận. Trong khuôn khổ báo cáo đề tài chỉ đưa ra các số liệu ở những năm gần
nhất: 2003 -2004 [các số liệu ở xin xem phần phụ lục].

1.1.4 Nghiên cứu thống kê lượng bốc hơi ngày:


Lượng bốc hơi nước tháng quyết định phần lớn cho năng suất sản xuất muối phơi
nước. Ở những tháng lượng mưa và ẩm độ không khí cao thì lượng bốc hơi nước giao động
bình quân 30÷50mm. Tại những tháng mùa khô có gió, nhiệt độ môi trường và bức xạ mặt
trời cao thì lượng bốc hơi nước cao có thể đạt đến 150÷200 mm/ tháng tại những

32
khu vực địa lý thích hợp cho việc sản xuất muối phơi nước. Các bảng số liệu sau cho thấy
lượng bốc hơi nước hàng ngày, tháng trong các năm 2003-2004 của các tỉnh Quảng Nam;
Khánh Hòa; Ninh Thuận và Bình Thuận đo được tương ứng tại các trạm khí tượng thủy
văn Tam Kỳ; Nha Trang; Phan Rang và Phan Thiết. [các số liệu ở xin xem phần phụ lục]

1.1.5 Một số phân tích, kết luận kiến nghị qua thống kê, thực nghiệm các
số liệu khí tượng thủy văn:
So sánh với các tỉnh ven biển phía Bắc (nằm trong đồng bằng Sông Hồng) thì các
tỉnh Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ có đầy đủ các điều kiện về khí hậu rất thuận
lợi cho sản xuất muối thô theo công nghệ phơi nước phân tán và phơi nước tập trung như:
nhiệt độ, số giờ nắng trong năm, lượng bốc hơi nước, lượng mưa (thời gian mưa) lượng
bức xạ mặt trời và đặc biệt là phân bố mùa mưa, mùa khô khá rõ rệt Có thể thấy rõ lượng
mưa (mm) và thời gian mưa của một số tỉnh Nam Trung bộ (những tỉnh có thể phát triển
mạnh công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung trong những năm tới) qua bảng
Bảng1.1

Trạm khí Lượng mưa năm (mm) Thời gian mưa năm (h)
T
tượng
T 1999 2000 2001 2002 2003 1999 2000 2001 2002 2003
tỉnh
1 Tam kỳ- 4402 954,1 2891,6 2588,7 253,4 849 206,4 756,5 572,6 517,2
Q.Nam
2 Nha 1813,9 2256 1412,7 1612,4 1457,1 421,3 434,3 297,5 293,1 291,4
Trang-
Kh.hòa
3 Phan 1041,6 1126,3 857 587,0 754 326,9 407,5 235,8 244,8 234,4
Rang-
N.thuận
4 Phan 1719,5 1565,6 1061,6 812,4 1128,8 491,8 415,7 286,3 282,7 301,8
Thiết
B.Thuận
Bảng 1.1. Phân bố lượng mưa và thời gian mưa trong năm tại các tỉnh duyên hải
Nam Trung bộ.
Trạm khí Lượng bốc hơi năm (mm) Số giờ nắng trung
TT
tượng tỉnh 1999 2000 2001 2002 2003 bình năm (h)
1 Hải Phòng 1.631,2
2 Thái Bình 1.654,9
3 QuảngNam 727,3 734,2 873,3 862,1 997 2.800
4 Khánh Hòa 1.479,6 1.351,6 1.543,8 1.545,8 1.514,3 2.553,7
5 Ninh Thuận 1.829,9 1.670,5 1.849,7 1.911,2 1.877,8 2.787,5
6 Bình Thuận 1.106,5 1.180,5 1.263,9 1.303,9 1.292,9 2.911,1

33
Bảng 1.2. Lượng bốc hơi nước năm (mm) và số giờ nắng trung bình năm của khu vực
Nam Trung bộ, so sánh với Hải Phòng, Thái Bình (đồng bằng sông Hồng).
Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ còn có những ưu điểm lớn so với các tỉnh phía
Bắc về mặt địa lý: Dải đất ven biển bằng phẳng, tính chất đất phần nhiều là đất cát pha sét
và nồng độ nước biển có độ mặn cao (≥2,8 ÷3,20 Baume) do ít có các cửa sông lớn thoát
nước ra biển.

Với các điều kiện thuận lợi về khí tượng thủy văn, địa lý xã hội, Việc quy hoạch
phát triển các cơ sở sản xuất muối phơi nước nhất là muối công nghiệp phơi nước tập trung
nên được ưu tiên quy hoạch xây dựng tại các tỉnh Duyên hải miền Trung (đặc biệt là các
tỉnh Khánh Hòa; Ninh Thuận và Bình Thuận).

Cũng từ phân tích các số liệu khí tượng thủy văn theo quy luật nhiều năm từ 1996
đến 2004 cho thấy mùa vụ sản xuất muối của các tỉnh Nam Trung bộ nên được tiến hành từ
tháng 1 đến tháng 9 (10) hàng năm. Đặc biệt những tháng thu hoạch muối nên được tiến
hành trong tháng 4,5 và 8,9 hàng năm.

1.2 Điều tra sản xuất muối phơi nước tập trung của các tỉnh Khánh Hòa, Ninh
Thuận và Bình Thuận; xây dựng dự báo tiềm năng xu thế phát triển sản xuất muối
phơi nước tập trung trong gia đoạn 2003 ÷ 2010 (2020).

Sản xuất muối phơi nước tập trung, tập trung chính ở 7 đồng muối thuộc ba tỉnh Nam
Trung bộ gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Diện tích sản xuất muối phơi
nước tập trung 1705ha, chiếm 13% tổng diện tích sản xuất muối toàn quốc. Tổng số lao
động gần 1700 người, chiếm 2% lao động muối toàn quốc. Năng suất lao động khoảng 124
tấn/người năm. Chất lượng muối thô sản xuất theo phương pháp phơi nước tập trung cao
hơn phơi cát và phơi nước phân tán, hàm lượng NaCl đạt bình quân 95% . [ Điều tra thực
trạng ngành muối Việt Nam 1999 - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Chế biến nông
lâm sản và ngành nghề nông thông - 4/2000 ].

34
TT Cơ sở sản Địa phương Diện tích Sản lượng Lao động Năng suất
xuất (ha) (tấn) (người) (tấn/ha)
1 XNXK. Hòn Khánh Hoà 196 16.608 346 84,74
Khói

2 XN muối Khánh Hoà 69,4 6.777,85 178 97,47


Cam Nghĩa

3 XN muối Khánh Hoà 95 9.259,65 184 97,47


Cam Ranh

4 XN muối Ninh Thuận 314,5 27.000 238 85,85


Đầm Vua

5 XN muối Cà Ninh Thuận 392 50.960 300 130


6 XN muối Ninh Thuận 375 48.750 200 130


Phương Cựu

7 XN muối Bình Thuận 263 31.000 198 117,87


Vĩnh Hảo

Tổng 1.704,9 190.355,5 1644

Bảng 1.3. Các đồng muối phơi nước tập trung trong toàn quốc năm 1999

35
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Diện Sản Diện Sản Diện Sản Diện Sản Diện
TT Địa phương Sản
tích lượng tích lượng tích lượng tích lượng tích
lượng (t)
(ha) (t) (ha) (t) (ha) (t) (ha) (t) (ha)
Đồng bằng sông 2959 234466 2762 204024 2761 231561 2731 25247 2660 225797
Hồng
Duyên hải MT 5744 217733 5791 274818 5627 536242 5902 483360 5875 523197
và ĐN Bộ
1 Quảng 36 404 36 404 36 404 36 404 36 2820
Nam
2 Quảng 119 1880 109 4700 109 7050 109 7520 109 6580
Ngãi
3 Bình Định 254 12220 254 13160 240 13348 232 17860 232 20680
4 Phú Yên 160 4770 181 11750 174 15980 174 8742 174 9870
5 Khánh Hòa 1183 25380 1042 39480 1042 84600 1042 53862 903 51380
6 Ninh 1193 54377 1201 70002 1209 183257 1217 179534 1217 205788
Thuận
7 Bình 481 30230 606 45280 606 85869 736 77037 736 79402
Thuận
8 Bà Rịa 929 64970 918 66477 907 70953 942 79181 942 78020
Vũng Tàu
9 TP.Hồ Chí 1389 23502 1444 23566 1304 74718 1413 59220 1320 68647
Minh
Đồng bằng sông 4472 94064 4774 104428 6003 275383 4369 173626 3559 153437
Cửu Long
10 Bến Tre 1558 52057 1668 45564 1627 93794 1224 32780 870 40632
11 Trà Vinh 206 9400
12 Sóc Trăng 656 846 656 978 1222 17672 656 8893 635 10810
12 Bạc Liêu 2258 41161 2450 57878 3154 163917 2489 131953 1848 92595
Tống số 13175 546263 13327 583271 14391 1043187 13002 909456 12094 902432

Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng muối thô toàn quốc 2000 -2004

[ Số liệu thống kê - Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối - 2004]

36
1.2.1 Sản suất muối thô từ nước biển ở tỉnh Khánh Hòa

[ Số liệu từ: Dự án sản xuất - chế biến muối tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2002 - 2010 - Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa ]

Tỉnh Khánh Hoà ở phía nam duyên hải Trung Bộ có hơn 200 km bờ biển, nồng độ
muối trong nước biển cao(30Be’), địa hình đất đai, chế độ khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ
triều thích hợp với sản xuất muối. Lực lượng lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm sản
xuất muối theo phương pháp phơi nước. Khánh Hoà là một trong những tỉnh sản xuất muối
lớn của vùng và toàn quốc. Thời kỳ 1996 – 2000 bình quân tính toán có 1.247,0 ha đất
muối chiếm gần 0,24% diện tích toàn tỉnh, sản lượng bình quân đạt 71.000 ÷72.000
tấn/năm. Đầu 2001 diện tích sản xuất muối còn 1.042ha, sản lượng chỉ còn 39.900 tấn.
Cũng như tình hình chung của cả nước do ít được đầu tư nên hạ tầng cơ sở, trang thiết bị
chuyên ngành lạc hậu …. Sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết tự
nhiên, năng suất không ổn định, chất lượng muối không cao (NaCl <95%). Hiệu quả kinh
tế của sản xuất muối thấp, đời sống diêm dân gặp nhiều khó khăn.

*Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh khánh Hoà.

- Khí hậu thời tiết.

Khí hậu thời tiết vùng Khánh Hoà thuộc khí hậu đồng bằng ven biển (vùng II).
Các loại hình thời tiết bất thường:

Gió tubông xuất hiện tháng 11÷3, tốc độ gió lớn hơn 20 m/s

Gió tây xuất hiện từ tháng 6 ÷11 nhiệt độ môi trường có thể lên đến 380C ẩm độ
thấp hơn 25%

Giông bão kết hợp với mưa lớn từ tháng 9 ÷ 12 gây ngập úng, xói lở đất đai. Bảng
1.5 cho thấy đặc trưng khí hậu thời tiết vùng ven biển Khánh Hoà.

37
Yếu tố Đơn vị Cả năm Mùa mưa Mùa khô
o
1. Nhiệt độ khí trung bình C 26,0 26,0 27,0
2. Giờ nắng trung bình giờ 2400,0 650÷700 1650÷ 1700
3.Lượng mưa trung bình. mm
- Ninh Hoà mm 1271 911,4 359,6
- Nha Trang mm 1285 958,0 327,0
- Cam Ranh mm 1139 802,4 336,6
4. Bốc hơi trung bình mm
- Nha Trang // 1424,0 450,0 974,0
- Cam Ranh // 2110,0 619,0 1491,0
5.Bốc hơi có hiệu trung bình mm
- Nha trang 647,0
- Cam Ranh 1154,4
6. Tốc độ gió TB m/s 2,6÷ 2,7 3,0 2,3
7. Ẩm độ trung bình % 75÷ 80,0 80,0 75÷ 77,0

Bảng 1.5. Đặc trưng khí hậu thời tiết vùng ven biển Khánh Hòa

[ Nguồn : Trung tâm khí tượng thủy văn phía Nam ]

Tác động của yếu tố thời tiết đến sản xuất muối thô từ nước biển.

Thuận lợi: Thời vụ sản xuất muối từ tháng 1 đến tháng 8 nằm trong mùa khô. Ở
mùa này tất cả các yếu tố khí hậu thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất muối theo phương
pháp phơi nước. Những ngày có gió tây nam khô nóng hoạt động mạnh, chỉ số khô hạn cao
(nhất là khu vực Cam Ranh) làm tăng năng suất, chất lượng muối.

Hạn chế: Trong mùa vụ sản xuất thường có 10 ÷ 20% số năm mùa mưa đến sớm
(từ tháng 5÷ 8), 60% số năm có mưa tiều mãn ( từ tháng 4 đến tháng 8) ảnh hưởng đến sản
xuất muối phơi nước. Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) nước thoát chậm thường gây ngập
lụt phá vỡ hệ thống đê điều, bờ bao, bờ ruộng dẫn đến hàng năm phải chi phí tu bổ đồng
ruộng tốn kém.

38
Chế độ hải văn: Nước biển Khánh Hoà mang tính chất chung của nước biển đại
dương. PH : 7,2 – 8,0 ; Nhiệt độ bình quân: Mùa đông 230C ÷260C, mùa hè 260C ÷280C ;
Độ mặn: Tầng mặt: 3,3 ÷ 3,350Be’ : Tầng đáy 3,3 ÷3,450Be’.

Chế độ thuỷ triều Khánh Hoà khá phức tạp, bao gồm bán nhật triều không đều và
nhật triều. Biên độ triều thay đổi không đáng kể. Trong 1 tháng có 18 ÷ 22 ngày nhật triều,
vào kỳ nước kém còn có thêm 1 con nước nhỏ hàng ngày. Thời gian triều dâng dài hơn
triều rút. Trong mỗi tháng có 15 ngày biên độ triều lớn từ 1,5÷2m rất thuận lợi cho việc
bơm cấp nước biển phục vụ cho sản xuất muối. Bảng 1.6 cho thấy một số đặc trưng cơ bản
môi trường nước biển ven bờ.
Nhiệt độ Nồng độ muối Oxy hoà tan trung
TT Vùng vịnh 0 0
Tb( c) (% ) bình (mg O2/h)
1. Văn Phong 28,20 31,51 4,20
2. Bình cang – NT 28,00 32,00 7,00
3. Cam Ranh 28,10 32,21 4,30
4. Đầm thuỷ Triều 28,00 29,23 4,59
5. Đầm Nha Phu 28,22 28,00 4,13

Bảng 1.6. Một số đặc trưng môi trường nước biển ven bờ Khánh Hoà

- Địa hình đất đai vùng sản xuất muối:


Toàn tỉnh Ninh Cam Vạn Nha
Cấp địa hình Diện tích Cơcấu Hoà Ranh Ninh Trang
(ha) (%) (ha) (ha) (ha) (ha)
Diện tích vùng sản xuất 1.118,7 100,0 733,7 325,0 28,0 31,0
muối
Trung bình (0,5 - 2m) 1.028,7 92,0 673,7 295,0 28,0 31,0
Cao(2,0- 5,0m) 18,0 1,6 18,0
Thấp(nhỏ hơn 0,5m) 72,0 6,4 42,0 30,0
Bảng 1.7. Diện tích đất sản xuất muối theo địa hình năm 2001.
Địa hình trung bình (0,5÷ 2m) chiếm 92% diện tích toàn vùng, thương xuyên chịu
ảnh hưởng thuỷ triều lên xuống, khá thuận lợi cho việc cấp nước và quản lý nước sản xuất.
Địa hình cao chiếm 1,6% diện tích toàn vùng, chỉ bị ảnh hưởng thuỷ triều khi có
các con nước lớn, kém chủ động trong việc lấy nước và quản lý nước phục vụ sản xuất.

39
Địa hình thấp chiếm 6,4%, luôn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, kể cả khi mực nước
thấp nhất ( chủ yếu diện tích này sử dụng làm hồ chứa nước sản xuất).
Hiện trạng sử dụng diện tích đất vùng sản xuất muối tỉnh Khánh Hoà.

Toàn tỉnh Ninh Cam Vạn Nha


Hạng mục Diện Cơ cấu Hoà Ranh Ninh Trang
tích (ha) (%) (ha) (ha) (ha) (ha)
Tổng diện tích vùng muối 1.118,7 100 733,7 313,1 28,0 31,0

I. Đất muối . 1.042,0 93,4 669,9 268,0

1.Diện tích muối hữu hiệu 931,0 610,0 22,7 28,0 28,0

2. Đương đi, bờ bao, đê 63,7 37,3 20,1 25,0 2,0

3.Kênh mương dấu nước 41,0 19,2 2,3 1,7 1,0

4. Đất xây dựng khác 5,7 3,4 1,3

II. Đất lúc 1 vụ 7,0 0,63 7,0

III.Đất nuôi trồng thuỷ sản 29,0 2,59 29,0

IV. Đất chưa sử dụng 40,7 3,64 27,9 12,8

Bảng 1.8. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất muối năm 2001

Hiện trạng sản xuất muối tỉnh Khánh Hoà (1996 - 2001)

Quy trình công nghệ sản xuất muối: Công nghiệp và bán công nghiệp: Chế
chạt theo phương pháp phân đoạn; Kết tinh phân đoạn; thu hồi nước ót để sản xuất hoá
chất.

Hiện nay việc thu hồi thạch cao và nước ót để sản xuất phụ phẩm hoá chất chưa
thực hiện được vì số lượng ít, giá thành cao và thị trường tiêu thụ khó khăn.

Sản xuất muối thô: Theo phương pháp cổ truyền tự lưu nước biển. không thu hồi
thạch cao và nước ót. Năng suất và chất lượng thấp. Diễn biến về diện tích: – Năng suất và
sản lượng muối tỉnh Khánh Hoà.

40
Hạng mục Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001

I. Diện tich đất muối ha 1.238,0 1.303,0 1.293,0 1.242,0 1.183,0 1.042,0
Diện tích hữu hiệu ha 1.125,0 1.178,0 1.170,0 1.128,0 1.044,0 903,0
Ninh Hòa ,, 272,0 742,0 741,0 745,0 648,0 610,0
Cam Ranh ,, 308,0 322,0 322,0 295,0 352,0 268,0
Vạn Ninh ,, 33,0 57,0 70,0 60,0 44,0 25,0
Nha Trang ,, 57,0 57,0 37,0 28,0
II. Năng suất Tấn/ha 67,56 76,83 85,47 60,1 23,95 44,19
Ninh Hòa ,, 74,25 83,00 81,57 61,36 18,97 48,82
Cam Ranh ,, 60,38 75,48 106,76 61,03 33,52 33,86
Vạn Ninh ,, 68,09 41,05 47,14 35,30 20,68 42,00
Nha Trang ,, 20,65 39,81 50,78 32,14
III. Sản lượng 1000tấn 76,0 90,5 100,0 67,8 25,0 39,9
Ninh Hòa ,, 54,0 61,5 60,4 45,7 12,3 29,8
Cam Ranh ,, 18,6 24,3 34,4 18,0 11,8 9,1
Vạn Ninh ,, 2,2 2,3 3,3 3,2 0,9 1,0
Nha Trang ,, 1,2 2,4 1,9 0,9
Bảng 1.9. Diện tích – Năng suất - sản lượng muối 1996 – 2001
[ Nguồn: Niên giám thống kê - Khánh Hòa ]
Ghi chú: Diện tích đồng muối Nha Trang không sản xuất từ 1999.
Về diện tích: Thời kỳ 1996÷1999 diện tích sản xuất muối khá ổn định và đạt cao
nhất, bình quân 1247,0 ha/năm. Từ năm 2000 một số diện tích đất sản xuất muối của tư
nhân chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản do đó diện tích sản xuất muối của Khánh Hoà
giảm đáng kể.

Về năng suất: Thời kỳ 1996 ÷ 1999 Năng suất sản xuất muối khá cao, bình quân
76,73 tấn/ha. Từ 1999 đến 2001 thời tiết có những biến đổi không thuận lợi cho sản xuất
muối phơi nước, năng suất giảm dần. Năm 2000 năng suất muối đạt thấp nhất, bình quân
23,9 tấn/ha so với năm 1999 giảm 60%. Năm 2001 cũng là năm mất mùa nhưng năng suất
cao hơn năm 2000 gần 85%. Các khu vực sản xuất muối như: Vạn Ninh, Nha Trang và
Ninh Ích – Ninh Hòa năng suất sản xuất muối thường đạt thấp, bình quân nhiều năm dưới
50,0 tấn/ha.

* Các vùng sản xuất muối phơi nước tập trung và phơi nước phân tán
năm 2001:

Vùng sản xuất tập trung: Diện tích sản xuất muối 920,9ha, sản lượng 38,088 tấn
chiếm 88,4% diện tích và 95% sản lượng toàn tỉnh năm 2001.

41
Vùng sản xuất phân tán: Diện tích đất sản xuất muối 121,1ha, sản lượng 1.819
tấn. Bằng 11,6% diện tích và 5% sản lượng muối toàn tỉnh.

Muối công nghiệp và bán công nghiệp: Sản xuất ở các doanh nghiệp cổ phần.
Diện tích đất sản xuất muối: 700,0 ha. Sản lượng 28.043 tấn. Bằng 67,2% diện tích và 70%
sản lượng muối năm 2001.

1.2.2 Sản xuất muối thô từ nước biển tỉnh Ninh Thuận.

[ Nguồn :Tài liệu thống kê - Công ty muối Ninh Thuận - Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn - Tỉnh Ninh Thuận ]

Tỉnh Ninh Thuận thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ giáp các tỉnh Lâm Đồng,
Khánh Hoà và Bình Thuận phía đông là biển đông.

Tỉnh Ninh Thuận có bờ biển dài 106 km, diện tích tự nhiên 3360km2, dân số 52
ngàn người trên địa bàn 4 huyện và thị xã Phan Rang – tháp Chàm.

Về khí hậu thời tiết: Tỉnh Ninh Thuận có khí hậu rất khắc nghiệt, ít mưa nhiều
nắng (trên 300 ngày nắng bình quân năm), lượng mưa bình quân trên dưới 700mm, lượng
bốc hơi cao trên 1.800mm, chỉ số khô hạn 2,4. Hàng năm thường xảy ra lũ lụt cục bộ gây
ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp. Nhưng bù lại Ninh Thuận có một số sản
phẩm có lợi thế: Sản xuất chế biến muối công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản phẩm nho,
bông vải, mía đường, thuốc lá, điều và chăn nuôi đại gia súc.

Về sản xuất lưu thông muối: Tỉnh Ninh Thuận có 2 huyện sản xuất muối thô từ
nước biển với tổng diện tích có hiệu: 1209ha trên diện tích xây dựng 1460ha. Trong đó,
công ty muối Ninh Thuận quản lý: 767ha (gồm xí nghiệp muối Tri Hải: 344ha; xí nghiệp
muối Cà Ná 390ha; xí nghiệp muối Phương Cựu: 33ha). Liên doanh muối Đầm Vua:
315ha và sản xuất muối diêm dân: 127ha (tập trung huyện Ninh Hải).

Sản xuất muối tại Ninh Thuận chủ yếu là phương pháp phơi nước. Hiện tại có 3/7
đồng muối công nghiệp của cả nước, với sản lượng cao nhất 135.000 tấn/năm, chiếm 50%
sản lượng muối công nghiệp trong cả nước.

Nếu tính từ năm 1996 đến 2001. Năng suất bình quân /1ha năm, cao nhất là 159,77
tấn/ ha, thấp nhất: 62 tấn/ha. Sản lượng muối cả năm đạt cao nhất năm 1998: 144.589 tấn

42
(muối công nghiệp chiếm 90%). Muối diêm dân năng suất bình quân cả năm đạt 150 – 200
tấn/ha (có hộ cá biệt đạt 250 ÷ 300 tấn/ha).

Chất lượng đồng muối


Diện tích đang
TT Tên cơ sở Cần sửa chữa
sản xuất.(ha) Tốt
cải tạo

1. XN muối Đầm Vua 315,00 315,00

2. XN muối Phương Cựu 32,5 32,5

3. XN muối Cà Ná 392,53 392,53

4. XN muối Tri Hải 341,61 341,61

Bảng 1.10. Diện tích các đồng muối phơi nước tập trung Tỉnh Ninh Thuận.

[ Nguồn: Tham luận tình hình sản xuất muối và tiêu thụ muối năm 2001-2002 - Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận ]

- Hiện Trạng các cánh đồng sản xuất muối phơi nước tập trung tỉnh
Ninh Thuận:

* Đồng muối Phương Cựu – xây dựng năm 1975

Tổng diện tích sản xuất hữu hiệu: 32,5ha.

Trong đó:

1 – Khu điều tiết nước biển sản xuất (Nồng độ muối 2,8 ÷50Be’): 7,85ha

2 – Khu PNTT (khu bay hơi - nồng độ muối 5÷140Be’): 18,11ha

3 – Khu kết tinh thạch cao (nồng độ muối 14 ÷250Be’): 3,17ha

4 – Khu kết tinh muối (nồng độ muối 25 ÷300Be’): 3,37ha

Sản lượng muối sản xuất trong các năm gần đây:

Năm 1998 Sản lượng 7000 tấn

Năm 1999 Sản lượng 2999 tấn

Năm 2000 Sản lượng 1775 tấn

Năm 2001 Sản lượng 1731tấn

43
Năm 2002 Sản lượng 5.350 tấn

* Đồng muối Đầm Vua - xây dựng năm 1993

Tổng diện tích sản xuất hữu hiệu: 315ha

Trong đó:

1- Khu điều tiết (Nồng độ muối 3 ÷50Be’): 113ha.

2- Khu bay hơi (Nồng độ muối 5÷140Be’): 141,3ha.

3- Khu kết tinh thạch cao(Nồng độ muối 14 ÷250Be’): 26ha.

4- Khu kết tinh muối (Nồng độ muối 25÷ 300Be’ ): 28ha.

5 -Khu nước ót (Nồng độ muối 30÷320Be’): 6,7ha.

Sản lượng muối sản xuất trong các năm gần đây:

Năm 1998 Sản lượng muối thô 66,000 tấn

Năm 1999 Sản lượng muối thô 27.000 tấn

Năm 2000 Sản lượng muối thô 16.800 tấn

Năm 2001 Sản lượng muối thô 25.600 tấn

Năm 2002 Sản lượng muối thô 60.300 tấn

* Đồng muối Cà Ná - xây dựng 1927

Tổng diện tích sản xuất hữu hiệu: 392,53ha.

Trong đó:

1 – Khu điều tiết ( 3 ÷ 4,250Be’): 105,15ha

2 – Khu bay hơi: (4,25÷ 140Be’): 202,08ha

3 – Khu kết tinh thạch cao (14 ÷ 250Be’): 47,67ha

4– Khu kết tinh muối (25 ÷ 300Be): 33,57ha

5 – Khu nước ót (30 ÷ 320Be ): 3,06ha

Sản lượng muối sản xuất trong các năm gần đây:

Năm 1998 Sản lượng 51.035 tấn

Năm 1999 Sản lượng 25.684tấn

44
Năm 2000 Sản lượng 24.183tấn

Năm 2001 Sản lượng 22.499 tấn

Năm 2002 Sản lượng 55.569 tấn

* Đồng muối Tri Hải - xây dựng năm 1998

Tổng diện tích sản xuất hữu hiệu: 341,61ha

Trong đó:

1 - Khu điều tiết (2,8 ÷ 3,50Be’): 54,40ha.

2 – Khu bay hơi (3,5÷ 140Be’): 205,42ha.

3 – Khu kết tinh thạch cao (14÷250Be’): 53,30ha.

4 – Khu kết tinh muối(25÷300Be’): 24,29ha.

5 – Khu nước ót (30÷ 320Be’): 4,20ha.

Sản lượng muối sản xuất trong các năm gần đây:

Năm 2000 Sản lượng 8.366tấn

Năm 2001 Sản lượng 11.846tấn

Năm 2002 Sản lượng 50.107tấn

Nói chung các cánh đồng sản xuất muối phơi nước tập trung đều được trang bị các
trạm bơm điện cấp nước biển và hệ thống kênh dẫn nước sản xuất và tháo bỏ nước mưa và
nước bẩn lẫn nhiều tạp chất cũng như hệ thống kênh bao tiêu lũ cục bộ bảo vệ hạ tầng kết
cấu của các cánh đồng. Thời điểm bắt đầu vận hành và kết thúc đợt bơm phụ thuộc nhiều
vào mức thuỷ triều và nồng độ muối của nước biển. Để đạt được hiệu quả sử dụng của các
trạm bơm cao tránh thất thoát năng lượng điện, đảm bảo cung cấp đủ nước hiện có chưa
cao cho sản xuất, việc sử dụng hệ thống kiểm tra tự động báo mức nước thuỷ triều và nồng
độ muối trong nước biển là cần thiết.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối thô từ nước biển tại Ninh
Thuận.

Ngoài việc ứng dụng các quy trình công nghiệp sản xuất như công nghệ PHABA
của Tổng công ty muối Việt Nam để thiết kế, quy hoạch các cánh đồng muối phơi nước tập
trung cho phù hợp với quy trình sản xuất.

45
Ở các cánh đồng muối lớn chuyên sản xuất muối công nghiệp như Cà Ná, Tri
Hải,vv… Quy trình cô đặc chuyển chạt được tính toán theo phương pháp kết tinh phân
đoạn, dựa vào tính kết lắng của một số khoáng chất trong nước biển khi nước tăng dần
nồng độ trong quá trình bay hơi. Với phương pháp này cho phép sản xuất muối đạt chất
lượng cao hơn, ngoài muối còn thu thạch cao (bằng khoảng 5% sản lượng muối). Nước ót
sau khi thu hoạch có thể sản xuất thêm một số sản phẩm hoá chất khác. Theo phương pháp
này, nước biển được đưa vào ô kết tinh khi đạt nồng độ bão hoà (250Be’). Độ sâu thường
100 ÷ 150mm, sau đó tiến hành chêm chạt, thời gian kết tinh thường từ 30÷ 45 ngày thì
tiến hành thu hoạch. Chiều dày lớp muối kết tinh thường đạt 25÷ 30mm.

Công nghệ sản xuất trên đòi hỏi phải có nắng liên tục dài ngày, nếu có mưa sẽ gây
những tổn thất:

- Làm tan đi lượng muối đã kết tinh.

- Làm loãng (giảm nồng độ). Nước bão hoà đang kết tinh. Bình quân vào một trận
mưa lưu lượng 30mm, cần tối thiểu 6 ngày nắng tốt liên tục sau đó mới hồi phục được như
trước khi mưa.

- Chất lượng muối bị giảm do quá trình kết tinh không ổn định, hay bị xáo trộn.

- Qua tham quan khảo sát các đồng muối lớn của Trung Quốc như; Đường Cô, Hán
Cô, Đại Cô… Tại thành phố Thiên Tân. Viện nghiên cứu muối Thiên Tân trên cơ sở
nghiên cứu thử nghiệm, hơn 10 năm qua đã áp dụng đại trà phương pháp sản xuất muối
theo kết tinh dài ngày, nước chạt sâu, có phủ bạt che mưa “Thực chất phương pháp này là
sự cải biến nâng cao của (kết tinh phân đoạn) mà ta hiện có”.

- Công ty muối Ninh Thuận đã ứng dụng thử nghiệm hệ thống trải bạt che mưa và
phương pháp kết tinh dài ngày, nước chạt sâu, trên một hécta ruộng kết tinh đã cho những
kết quả:

- Thời gian kết tinh tính từ đầu tháng 7/2001 đến thời điểm tháo nước ót thu hoạch:
5/1/2002 - thời gian kết tinh: 06 tháng.

- Độ sâu nước chạt luôn duy trì ở mức 150 ÷ 250mm,

- Độ dày lớp muối kết tinh 100mm - sản lượng:1000 tấn/ha. Ngoài ra còn tồn trữ
được 1500m3 nước chạt 27,50Be’ được dưa vào các ô kết tinh khác tiếp tục cho kết tinh
thêm 200 tấn muối.

* So với ô đối chứng:

46
- Không phủ bạt che mưa

- Lớp nước chạt có độ sâu 100÷ 150mm

- Khi mưa chờ xử lý theo phương pháp tách nước phân ly bình thường.

- Từ 01/7 ÷ 30/9/2001. Sản lượng thu hoạch được 362 tấn,(30/9/2001 phải thu
hoạch do có những trận mưa lớn.)

Như vậy việc ứng dụng công nghệ phơi bạt che mưa kết tinh dài ngày nước chạt
sâu năng suất sản xuất muối tăng 2,76 lần.

Qua đợt thử nghiệm Công ty muối Ninh Thuận đã đưa ra một số kết luận về:

Sự vượt trội của phương pháp sản xuất muối thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

1. Tận dụng được tối đa năng lượng mặt trời để bốc hơi kết tinh, việc kết tinh muối
được liên tục, ổn định. Hạn chế đến mức tối thiểu các tổn hại do thời tiết bất thường mang
lại.

2. Tăng hiệu quả của toàn bộ hệ thông cấp nước mặn và diện tích khi bay hơi của
toàn đồng muối (chiếm khoảng 90% diện tích)do sử dụng và bảo quản hữu hiệu toàn bộ
lượng nước bão hoà và nước chạt cao độ do khu vực này sản sinh ra.

3. Việc thu hồi nước ót được tập trung và ổn định, tạo điều kiện cho tổ chức sản
xuất các sản phẩm hoá chất từ nước ót, khai khác tổng hợp, tăng hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh muối.

4. Chất lượng muối cao và ổn định

5. Chủ động trong khâu thu hoạch, tạo tiền đề cho cơ giới hoá hoàn toàn trong khâu
thu hoạch, giảm thời gian thu hoạch qua đó tăng thêm thời gian kết tinh trong vụ, tăng
năng suất lao động , giảm nhẹ sự cực nhọc cho lao động sản xuất, từng bước công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn.

6. Giá thành sản phẩm giảm do tăng năng suất sử dụng hữu hiệu hơn các nguồn lực
trong sản xuất.

7. Việc tiêu thụ muối thuận lợi hơn do tính ổn định về sản lượng và chất lượng.

Trên cơ sở tính hiệu quả cao của phương pháp sản xuất này, Bộ khoa học công nghệ
và môi trường đã có quyết định 2160 QĐ/BKHCNMT và QĐ 50/QĐ/Bộ KHCN – MT

47
ngày 15/01/2002. Nâng kết quả trên thành dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước
với quy mô 20ha tại Xí nghiệp muối Tri Hải.

1.2.3 Sản xuất muối thô từ nước biển tỉnh Bình Thuận.

[ Số liệu điều tra thống kê - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tỉnh Bình Thuận ]

Tỉnh Bình Thuận thuộc khu vực vùng duyên hải Nam trung bộ tiếp giáp với các
tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Phía đông là biển
Đông.Tỉnh Bình Thuận có chiều dài bờ biển gần 400km, diện tích tự nhiên 7992,0km2, dân
số 1.122.804 người trên địa bàn 8 huyện và thị xã Phan Thiết. Các huyện có diện tích sản
xuất muối: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và thị xã Phan Thiết.
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung bộ, phía Đông bắc, phía Bắc giáp tỉnh
Ninh Thuận, phía Bắc, Tây bắc giáp Lâm Đồng, phía Đông nam giáp biển đông. Địa hình
của tỉnh có thể chia thành 3 vùng: núi rừng, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Bờ biển dài
192km từ mũi Đá chẹt giáp Càná - Ninh Thuận đến bãi bồi Bình thuận - Bà Rịa - Vũng
Tàu, có nhiều nhánh núi đâm ra biển tạo nên các mũi La Gàn, Mũi Nhỏ, Mũi Rơm, Mũi Né
và Kê Gà chia bãi biển thành những đoạn lõm, vòm để tạo ra những vùng cửa biển tốt như:
La Gàn- Phan Rí, Mũi Né- Phan Thiết

Khí hậu và thời tiết: Tỉnh Bình Thuận là một trong ba Tỉnh (Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Bình Thuận), có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất muối thô từ nước
biển theo công nghệ phơi nước, nhiệt độ trung bình năm 26-270C. Lượng mưa bình quân
hàng năm thấp dưới 800-1150mm, chỉ số khô hạn và lượng bốc hơi cao.
Sản xuất lưu thông muối:
Bảng 1.11; Bảng 1.12 cho thấy tình hình sản xuất muối phơi nước phân tán và phơi
nước tập trung tại tỉnh Bình Thuận.

TT Năm Tổng diện tích Diện tích có Sản lượng Năng suất
(ha) hiệu quả (ha) (tấn) (tấn/ha)
1. 1996 204,58 88,44 12,697 69,74
2. 1997 204,58 88,44 10,721 52,40
3. 1998 205,21 83,44 13,270 64,66
4. 1999 203,99 76,14 7,055 34,58
Bảng 1.11. Diện tích, năng suất sản xuất muối phân tán tại tỉnh Bình Thuận

48
TT Năm Diện tích chung Diện tích sản Sản lượng Năng suất
(ha) xuất (ha) (tấn) (tấn/ha)
1. 1996 510 263 31,540 119,92
2. 1997 510 263 40,000 152,09
3. 1998 510 263 48,954 186,13
4. 1999 510 263 31,000 117,87
Bảng 1.12. Diện tích, năng suất sản xuất muối tại Xí nghiệp muối Vĩnh Hảo Tỉnh Bình
Thuận
- Diện tích sản xuất muối thô từ nước biển của tỉnh Bình thuận năm 2000 là 788ha,
năm 2001: 738ha, trong đó diện tích hữu ích: 605ha so với năm 2000 giảm 1,5%. Tổng
diện tích và giảm 2,6% về diện tích hữu ích. Diện tích sản xuất muối hiện có (năm 2002):
712ha, trong đó chuyển sang nuôi trồng thuỷ hải sản: 5,8ha và 20,5ha cho các nghề khác.

- Năm 2001 sản lượng muối của tỉnh: 47.747 tấn (trong đó muối công nghiệp:
39.887tấn), năng suất đạt 78,99tấn/ha (trên diện tích hữu ích), so với năm 2000 năng suất
tăng 51,5%, sản lượng tăng 47,5%. Nguyên nhân chính sản lượng muối của xí nghiệp
Vĩnh Hảo chiếm 83,5% sản lượng muối của tỉnh, đã tăng lên 14.780 tấn.

- Năm 2002 sản lượng đầu tư đầu năm đến 31/3/2002 đạt 42.750 tấn (xí nghiệp
Vĩnh Hảo: 36.525 tấn; sản xuất cá thể 6225 tấn) so với cùng kỳ năm 2001 tăng 749,7%.
Trong đó Xí nghiệp muối Vĩnh Hảo tăng 9 lần đạt 73% kế hoạch cả năm,

Đánh giá chung tình hình sản xuất muối của tỉnh Bình Thuận những
năm gần đây. [ Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất muối, tiêu thụ muối năm 2001 -2002 - Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tỉnh Bình Thuận ]

Ưu Điểm: Năm 2001

- Công tác chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh được chuẩn bị khá chu đáo, công tác
khởi động sản xuất được thực hiện sớm, việc gia cố, xử lý khi kết tinh muối được thực hiện
kịp thời.

- Có biện pháp tranh thủ được những yếu tố thuận lợi, lách trách những yếu tố
không thuận lợi của thời tiết. Vùng Vĩnh Hảo mùa nắng kéo dài nên những tháng cuối năm
vẫn thu hoạch muối được.

Mặc dù thời tiết xấu ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nhưng các cơ sở sản xuất
trong tình hình đó có nhiều cố gắng tổ chức sản xuất. Tuy sản lượng chưa đạt chỉ tiêu kế

49
hoạch (68% KH) nhưng do giá muối cao nên cơ bản đảm bảo được đời sống của người sản
xuất muối.

- Muối do các hợp tác xã (HTX) sản xuất được các cơ sở chế biến nước mắm, chế
biến hải sản của địa phương chấp nhận.

- Năm 2002 diễn biến tình hình thời tiết thuận lợi hơn 2001 (nắng nóng, gió nhiều,
nhiệt độ cao). Trong tháng 3 đầu năm có đến 80 ngày nắng loại A, 5 ngày nắng B và 5
ngày nắng loại C tạo điều kiện cho tất cả các đồng muối được mùa.

Tồn tại:

- Diêm dân ít đầu tư vốn cho sản xuất như 3 hợp tác xã muối ở thành phố. Phan
Thiết trong 3 năm gần như không đầu tư tư liệu sản xuất, mua sắm tài sản cố định, mặc dù
có hợp tác xã từ năm 1998 đến 2001 quỹ phát triển tăng gấp 6 lần.

- Đối với các hợp tác xã, công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa sâu sát, chưa áp dụng
công nghệ sản xuất mới. Chỉ có khâu lấy nước, chuyển nước giữa các ô được cơ khí hoá
còn lại tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều làm thủ công, chưa tạo thêm được công
ăn việc làm cho xã viên khi hết vụ sản xuất muối.

Phương hướng, mục tiêu phát triển trong thời gian tới: Tập trung nâng cấp, cải tạo
các đồng muối hiện có, từng bước mở rộng diện tích theo hướng tập trung, sản xuất muối
công nghiệp và đảm bảo đủ lượng muối cho chế biến thủy sản của tỉnh. Áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ để nâng cao sản lượng và chất lượng. Gọi vốn đầu tư để khai hoang
xây dựng 1000ha sản xuất muối công nghiệp tại khu vực Ruồng, xã Chí Công huyện Tuy
Phong. Xây dựng nhà máy chế biến muối công nghiệp (cung cấp nguồn nguyên liệu cho
công ty VEDAN) công suất 100.000 tấn sản phẩm/năm tại Vĩnh Hảo.

Trên cơ sở cải tạo, mở rộng diện tích đồng muối và đầu tư nhà máy chế biến muối
công nghiệp phấn đấu đưa sản lượng muối của toàn tỉnh lên 70.000 - 90.000 tấn vào năm
2005.

1.2.4 Dự báo định hướng phát triển sản xuất muối phơi nước tập trung từ
nay đến 2010 (2020)

Mặc dù nước ta có bờ biển kéo dài từ Bắc đến cực Nam, nhưng chỉ có khu vực
Duyên hải miền Trung và Đông nam bộ là có thể quy hoạch các đồng muối công nghiệp
(phơi nước tập trung). Đồng muối công nghiệp đầu tiên: Cà Ná- Ninh Thuận được xây
dựng vào năm 1927, sau năm 1975 đã xây dựng được thêm 4 đồng muối công nghiệp tập

50
trung ở ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Như đã phân tích ở phần nêu trên,
khu vực quy hoạch các đồng muối công nghiệp cần thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện tự
nhiên như: Nhiệt độ không khí; Độ ẩm không khí; Lượng bốc hơi; Lượng mưa; Tốc độ gió
và các mùa mưa, khô phải được phân định rõ ràng trong năm cộng vào đấy nồng độ nước
biển tại khu vực quy hoạch phải đạt trên dưới 30Be’ (Baume).

Qua các số liệu thống kê, điều tra khảo sát và thực nghiệm kiểm chứng về khí tượng
thủy văn:

- Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất và trng bình năm.

- Ẩm độ cao nhất, thấp nhất và trung bình năm.

- Lượng mưa ngày và thời gian trng năm.

- Lượng bức xạ mặt trời và tốc độ gió trung bình tháng, năm.

- Lượng bốc hơi và tốc độ gió trung bình tháng, năm.

- Diễn biến nồng độ mặn của nước biển trong năm.

Cũng như các điều kiện kinh tế xã hội, tập quán sản xuất của địa phương, việc nâng
cấp cải tạo, khai hoang xây dựng mới các đồng muối công nghiệp cần được quy hoạch tập
trung tại Duyên hải Nam trung bộ vào các thời điểm sản xuất thích hợp: Từ tháng 1 đến
tháng 9 (10) hàng năm.

Tổng diện tích sản xuất hữu hiệu của 5 đồng muối công nghiệp (phơi nước tập trung)
của nước ta hiện nay là 1.657 ha. Sản lượng trung bình hàng năm 220.000tấn/năm. Phần
lớn các đồng muối công nghiệp chưa được cơ giới giới hóa quá trình sản xuất nên năng
suất diện tích trung bình đạt khoảng 130tấn/ha, năng suất lao động đạt 125tấn/lao động.
Tuy vậy năng suất diện tích sản xuất muối phơi nước tập trung vẫn cao gấp 2÷3 lần so với
phơi cát và phơi nước phân tán; Năng suất lao động gấp 6÷8 lần so với sản xuất phân tán.

Sản lượng muối trên thế giới đạt 210 triệu tấn /năm và bình quân đầu người:
35kg/người năm. Với dân số hiện tại, sản lượng muối nước ta cần đạt 2,6 triệu tấn năm
mới đạt mức trung bình trên thế giới.

51
TT Cơ sở sản xuất Diện tích Diện tích hữu Sản lượng Năng suất
(ha) hiệu (ha) (tấn) (tấn/ha)
1 XN Hòn khói 300 196 25.000 125
2 XN Đầm vua 507 315 42.000 135
3 XN Cà Ná 499 392 53.000 135
4 XN Tri Hải 390 344 46.000 135
5 XN Vĩnh Hảo 510 410 53.000 130
Tổng cộng 2.206 1.657 219.000
Bảng 1.13. Các đồng muối phơi nước tập trung trong toàn quốc.
[ Nguồn: Tình hình sản xuất muối công nghiệp ở Việt Nam và phương hướng phát triển muối công
nghiệp đến 2010 - Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn]
Theo đề án công nghiệp hóa ngành muối giai đoạn từ nay đến 2010 để đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tập trung vào các khâu:

* Công nghệ và cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung.

* Công nghệ và thiết bị chế biến muối, đa dạng hóa sản phẩm.

Trong đó:

Đối với công nghệ sản xuất muối phơi cát:

- Đã đến lúc phải xác định rằng do đặc tính công nghệ sản xuất, không thể cơ giới
hoá, nghĩa là không thể tăng sản lượng, chất lượng, nhất là năng suất lao động: Vấn đề
nâng cao đời sống diêm dân chuyên canh là không thể giải quyết được.
- Duy trì các đồng muối phơi cát có năng suất cao, không phát triển thêm các diện
tích mới. Các công trình đầu mối tiếp tục do nhà nước đầu tư hỗ trợ. Xu hướng là thu hẹp
diện tích sản xuất tiến tới xoá bỏ phương pháp này.
- Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại các vùng có điều kiện, phát triển nghề phụ cho
diêm dân. Coi các vùng sản xuất muối phơi cát là các vùng cần có chính sách xoá đói giảm
nghèo.
- Đưa toàn bộ sản phẩm muối phơi cát qua chế biến sản xuất muối tinh, muối tinh
trộn Iốt, sản xuất bột canh để nâng cao giá trị sản phẩm, có điều kiện thu mua hết muối của
diêm dân với giá hỗ trợ nâng cao một phần đời sống diêm dân.
- Nghiên cứu công nghệ mới thay thế phương pháp phơi cát, không phụ thuộc vào
điều kiện thời tiết, ví dụ như: Công nghệ điện thẩm tích đã được áp dụng ở một số nước.

52
Đối với công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung
- Hoàn chỉnh công nghệ sản xuất muối phơi nước, sau khi thu hoạch phải được rửa
sơ bộ trước khi đánh đống nhập kho, để đảm bảo đạt và đạt ổn định chất lượng muối cho
công nghiệp, nhất là công nghiệp hoá chất.
- Phát triển các đồng muối mới với quy mô lớn tại các vùng có điều kiện thời tiết
thuận lợi theo phương pháp công nghệ mới.
- Tập trung nâng cấp các ruộng muối phân tán thành đồng muối sản xuất theo
hướng công nghiệp.
- Cơ giới hoá toàn bộ và đồng bộ khâu thu hoạch muối; vận chuyển, rửa muối sơ bộ
và đánh đống muối.
- Xây dựng khu công nghiệp sản xuất muối tổng hợp công suất 1 triệu/ tấn/năm (có
sản xuất hoá chất từ nước ót) gồm các đồng muối hiện có như: Cà Ná,Tri Hải, Vĩnh Hảo và
đồng muối Quán Thẻ đang xây dựng.
Thế giới Việt Nam
Các ngành 2000 Hiện nay 2005 2010 (2020)
1000 tấn % 1000 tấn % 1000 tấn % 1000 tấn %
CN Hoá học 120,000 60 120 20 430 43 1440 60
Thực phẩm 60.000 30 440 70 470 47 720 30
Ngành khác 20.000 10 65 10 100 10 240 10
Tổng cộng 200.000 100 630 100 1.000 100 2.400 100
Tính theo đầu 30 8,4 12,5 28,2
người (kg)
Bảng 1.14. Nhu cầu muối cho các ngành trong những năm tới (so với thế giới năm 2000).
Về như cầu muối cho các ngành trong những năm tới của Việt Nam cho thấy muối
được dùng trong công nghiệp hóa chất của Việt Nam thấp bằng một phần ba theo tỷ lệ
(20/60%) so với thế giới hiện nay và đến năm 2010 (2020) tỷ lệ này mới đạt bằng tỷ lệ
hiện nay của thế giới: 60%. Lượng muối trung bình trên đầu người năm 2010 cũng chưa
đạt bằng muối bình quân đầu người hiện nay trên thế giới.

Bảng 1.15, bảng 1.16 cho thấy quy hoạch diện tích sản xuất muối thô từ nước biển và
dự kiến sản lượng muối thô đầu năm 2010.

53
Quy hoạch sản xuất 2000÷2010 Dự kiến
Hiện
Phương pháp sản Nâng cấp Mở Khai diện tích
TT trạng Tổng
xuất cải tạo rộng hoang chuyển đổi
1999(ha) số (ha)
(ha) (ha) (ha) (ha)
1. Phơi cát 3.050,50 2.500 2.065 150 285 1.050,50
2. Phơi nước phân tán 8.405,24 7.000 5.750 1.225 25 1.405,24
3. Phơi nước tập trung 1.705,00 9.000 1.710 1.000 6.290
4. Toàn quốc 13.160,74 18.500 9.525 2.375 6.600 2.455,74

Bảng 1.15. Quy hoạch diện tích sản xuất muối đến 2010

TT Phương pháp Diện Tích (ha) Năng suất (ha) Sản lượng (tấn/năm)
1. Phơi Cát 2.500 100 250.000
2. Phơi Nước phân tán 7.000 65 455.000
3. Phơi Nước tập trung 9.000 145 1.305.000
4. Toàn quốc 18.500 2.010.000

Bảng 1.16: Dự kiến sản lượng muối thô đến 2010 theo quy hoạch

Xây dựng đồng muối mới và cải tạo đồng muối cũ:

- Đồng muối Quán Thẻ - Ninh Thuận 2500ha - 300.000 tấn/năm

- Đồng muối Bình Dương - Quảng Nam 800ha - 56.000 tấn/năm

- Ngoài ra cải tạo một số đồng muối phơi nước phân tán thành phơi nước tập
trung theo công nghệ mới: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).

- Cơ giới hoá đồng bộ các đồng muối lớn: Trước mắt áp dụng cho các đồng
muối Cà Ná; Vĩnh Hoả; Đầm Vua; Tri Hải và các đồng muối mới Quán Thẻ đang xây
dựng gồm:

* Trang thiết bị thu hoạch muối, vận chuyển, đánh đống muối

* Dây chuyền rửa muối sơ bộ trước khi nhập kho đánh đống

* Xây dựng các nhà máy chế biến tại hoặc gần đồng muối

* Giai đoạn 2005 – 2010 (2020)


- Xây dựng mới hoặc mở rộng đồng muối cũ, chủ yếu phát triển tại các vùng có
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất muối thuộc các tỉnh, Quảng Nam, Phú Yên,
Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

54
- Tổng diện tích sản xuất muối mới là 5000 ha với dự kiến sản lượng 500.000
tấn/năm.

- Cơ giới hoá toàn bộ các đồng muối phơi nước tập trung còn lại và rửa muối sơ bộ
thành một dây chuyền liên tục và hoàn chỉnh.

- Xây dựng khu công nghiệp muối tổng hợp: 500 đến 700.000 tấn muối/năm trên cơ
sở các đồng muối hiện có và các đồng muối sẽ xây dựng trong vùng Ninh Thuận và Bắc
Bình Thuận.

Đến năm 2010 sản lượng muối thô toàn quốc sẽ đạt trên 2 triệu tấn, trong đó lượng
tăng chủ yếu là do phát triển muối phơi nước tập trung (muối công nghiệp). Ngành muối sẽ
tiếp tục củng cố, hoàn thiện các đồng muối công nghiệp mới xây dựng để năng suất đạt từ
140 -160 tấn/ha. Đồng thời tiếp tục mở rộng đồng muối Quán Thẻ - Ninh Thuận; Bình
Nam - Thăng Bình tỉnh Quảng Nam; Lâm Bình- Đức Phố tỉnh Quảng Ngãi và xây dựng
mới đồng muối Ruồng - Bình Thuận cùng với các đồng muối phơi nước tập trung tại Bạc
Liêu sẽ nâng sản lượng muối công nghiệp lên trên 1.200.000 tấn/năm.

1.3 Nhận xét và kiến nghị:

1.3.1 Đề tài đã nghiên cứu điều tra tập hợp và kiểm chứng, phân tích điều kiện
tự nhiên tại những vùng có tiềm năng sản xuất muối phơi nước tập trung,
đây là những số liệu cần thiết trợ giúp cho việc quy hoạch phát triển sản
xuất muối phơi nước tập trung công nghiệp của nước ta trong tương lai.

1.3.2 Các số liệu hiện trạng và xu thế phát triển sản xuất muối phơi nước tập
trung của ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã làm rõ được
bức tranh hiện trạng và xu thế sản xuất muối phơi nước tập trung của nước
ta.

1.3.3 Kiến nghị:

Để có thể nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng muối sản xuất từ nước biển
của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp trong nước tiến tới xuất
khẩu. Hướng phát triển tất yếu của sản xuất muối của nước ta là đẩy mạnh việc nâng cấp
cải tạo, khai hoang phát triển các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung tại các khu vực
địa lý tự nhiên thích hợp tại miền Nam Trung bộ kết hợp với việc đầu tư nghiên cứu hệ
thống thiết bị để cơ giới hóa đồng bộ quá trình sản xuất.

55
Chương II

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối phơi nước tập trung theo
hướng cơ giới hóa và tự động hóa.

2.1 Hoàn thiện công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới
hóa và tự động hóa.

Trong việc hoàn thiện công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ
giới hóa và tự động hóa, mục tiêu của đề tài là dựa vào các công nghệ sản xuất muối cổ
truyền đã có, các công nghệ tiên tiến đã được công bố trong nước và ở nước ngoài cũng
như tham khảo các “công nghệ thực tiễn” được các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập
trung trong nước ứng dụng kết hợp với hệ thống thiết bị máy móc hiện đang được sử dụng
cộng với các thiết bị hệ thống máy mà đề tài KC 07-21 đã nghiên cứu thử nghiệm và đưa
vào ứng dụng trong sản xuất để xây dựng công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung
gắn với cơ giới hóa và tự động hóa và các công nghệ phân đoạn cho từng khâu sản xuất
riêng biệt của lưu trình. Việc ứng dụng công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung này
cũng như các công nghệ phân đoạn của quy trình sản xuất của các cơ sở sản xuất sẽ phụ
thuộc rất nhiều vào các điều kiện hiện trạng của đơn vị như: quy hoạch phân vùng và kích
thước, độ cứng của nền đồng sản xuất; Điều kiện địa lý tự nhiên và khí hậu; Điều kiện
trang thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa đang có của cơ sở và cuối cùng phải kể đến các
tập quán sản xuất và điều kiện xã hội, con người của từng cơ sở. Để tiện cho việc tham
khảo, đánh giá đề tài sẽ nêu theo thứ tự các quy trình công nghệ chung và quy trình công
nghệ phân đoạn trong sản xuất muối phơi nước tập trung.

2.1.1 Công nghệ PHABA Sản xuất muối từ nước biển và các nguồn nước mặn.

Công nghệ PHABA quan tâm chất lượng sản phẩm từ khâu đầu vào liên tục cho đến
thành phẩm, tức là từ khâu lấy nước biển vào sản xuất đến khâu ra thành phẩm là muối ăn
tinh chế. Phương pháp PHABA được hiểu là đồng muối phơi nước được phân ra làm ba
khu vực với sự khống chế nghiêm ngặt nồng độ nước chạt đầu ra các khu vực sản xuất
nhằm tạo ra các vùng kết tinh riêng rẽ của thạch cao, muối thô và loại bỏ triệt để nước ót ra
khu vực bốc hơi mặt bằng. Tỷ lệ diện tích của ba khu vực bốc hơi, khu vực kết tinh thạch
cao và khu vực kết tinh muối thô phụ thuộc vào độ mặn của nước biển đưa vào sản xuất,
các yếu tố khí tượng và địa chất của từng khu vực sản xuất muối. Sau khi thực hiện phân
đoạn kết tinh đạt chất lượng, muối thô được thu hoạch và đưa vào thiết bị nghiền ống

56
(NGO) để xử lý cỡ hạt và tinh chế (Phần sau sẽ nêu rõ sự giống nhau giữa công nghệ này
và hệ thống thiết bị rửa sơ bộ nâng cao chất lượng muối thô sau thu hoạch).

Công nghệ PHABA tinh chế muối có đặc điểm là trong cùng một thiết bị thực hiện ba
quá trình:

a). Tạo bọt loại bỏ tạp chất hữu cơ tỷ trọng nhỏ ở dạng huyền phù quấn theo bọt thải ra
ngoài

b). Lắng đọng các chất không tan tỷ trọng lớn qua đáy các ống nghiền và được thải ra
ngoài.

c). Phần muối được va đập nghiền nhỏ tách ra qua sàng theo cỡ hạt yêu cầu. Quá trình
phân ba được thực hiện trên cùng một thiết bị đặc biệt nhằm loại bỏ các tập chất không tan,
các tạp chất tan nằm trong các hốc kín hay bám ngoài tinh thể muối.

Hệ thống rửa muối sơ bộ cũng có tác dụngloại bỏ các tạp chất không tan như hợp chất
hữu cơ và các tạp chất có tỷ trọng lớn hơn nước chạt như cát, sạn...

Đối vứi đồng muối công nghệ PHABA bố trí tỷ lệ các khu vực phơi nước, kết tinh như
sau:
Khu bốc hơi (phơi nước)
f x → 30 − f14 → 30
Fbh= × 100 % = a %
f x → 30
Khu kết tinh thạch cao
f 14 → 30 − f 25 → 30
Ftc= × 100 % = b %
f x → 30
Khu kết tinh muối
f 25→30
Fm = × 100% = C %
f x→30
Tùy theo địa hình của đồng muối có thể chế chạt theo phương pháp động hay phương
pháp tĩnh trong mỗi khu vực sản xuất. Tạo nền ruộng ít thấm và quá trình sản xuất làm
lắng đọng các tạp chất bít kín các mao quản trong lớp đất nền sẽ làm cho hiệu quả công
nghệ PHABA được tốt hơn.

Sản lượng muối, thạch cao và nước ót trong công nghệ PHABA được xác định phụ
thuộc vào nồng độ nước biển đưa vào sản xuất, độ bốc hơi và độ thấm của nền ruộng.

Theo công nghệ PHABA có thể tính toán lượng nước biển cần thiết đưa vào sản xuất,
sản lượng thạch cao, muối và nước ót thu được:

57
Lượng nước biển:
Ε.Fch
Vx =
f x→30
(m )
3

Sản lượng muối:


g m .Ε.Μ.Fch
Pm = (tấn)
f x→30
Sản lượng thạch cao:
g tc .Ε.Μ.Fch
Ptc = (tấn)
f x→30
Lượng nước ót thu được
V300 B ′ =
e
PmVx C x
gm
(m ) 3

Trong đó:
f: Diện tích cần thiết để bốc hơi 1m3 nước biển nồng độ X0Be’
X-30; 14-30 khoảng nồng độ từ X0Be’ đến 300Be’
từ 140Be’ đến 300Be’
bh; tc; m: bốc hơi, thạch cao, muối.

gm, gtc : lượng muối, thạch cao thu được/1m3 nước biển nồng độ X0Be’

E: lượng bốc hơi có hiệu, mH20

M : Hệ số thu hồi nước chạt, giá trị của chúng phụ thuộc vào độ thấm của nền ruộng.

Fch : diện tích có hiệu dùng cho cô đặc nước chạt từ nồng độ nước biển X0Be’ đến
300Be’

Cx: hệ số cô đặc.

Công nghệ PHABA được sử dụng cho tất cả các qui mô sản xuất từ phân tán đến tập
trung, theo phương pháp thủ công hay cơ giới. Trên cơ sở công nghệ này có thể tạo nên các
qui trình sản xuất cơ giới hóa và tự động hóa theo các mức độ khác nhau. Ở nước ta chưa
có một qui trình sản xuất muối phơi nước được cơ giới hóa và tự động hóa hoàn chỉnh,
chưa nghiên cứu tự động hóa lấy nước biển và chế chạt, chưa có máy thu hoạch được chế
tạo trong nước.

58
Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho đề tài này là nghiên cứu hoàn thiện qui trình và thiết kế
chế tạo hệ thống thiết bị để sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và
tự động hóa.

2.1.2 Phương pháp sản xuất muối phơi nước biển dân gian (Hiện đang ứng dụng
tại các đồng muối phơi nước biển phân tán của diêm dân tại các hợp tác xã, cá thể sản
xuất muối).

Fbh Bc Ftc Fm K

MD
C

Hình 2.1 : Bố trí đơn vị sản xuất muối phơi nước biển phân tán

Trong đó:

Fbh - Diện tích phơi nước nâng cao nồng độ (bay hơi).

Ftc - Diện tích kết tinh thạch cao.

Fm - Diện tích kết tinh muối.

Bc - Khu chứa nước chạt điều hòa

K- Kho tập kết muối thô.

C - Cống lấy nước biển.

MD - Mương dẫn nước biển cho sản xuất.

Sản xuất muối phơi nước biển phân tán được thực hiện đơn giản theo trình tự các
khâu:

59
- Mở cửa cống để lấy nước biển những lúc triều cường.

- Nước biển được cấp lên các điện tích bốc hơi Fbh và luân chuyển để nâng cao nồng
độ. Sau đó được chứa vào các khu chứa nồng độ cao (ô điều hòa).

- Từ ô điều tiết nước biển được cấp sang diện tích kết tinh thạch cao Ttc.

- Từ ô kết tinh thạch cao nước chạt được luân chuyển qua ô kết tinh muối Fm ở đây
muối được thu hoạch và chuyển sang sân kho K.

Tất cả các thao tác trong quá trình sản xuất muối hoàn toàn thủ công với gầu xúc, bàn
trang, xe cải tiến hoặc gánh vác muối. Kiểm tra nồng độ mặn của nước chạt hoàn toàn bằng
kinh nghiệm hoặc Baumekế theo phương pháp đo tỷ trọng độ chính xác thấp.

Với phương pháp sản xuất đơn giản, các công cụ phục vụ thủ công và việc phân chia
các diện tích phơi nước, kết tinh thạch cao và kết tinh muối chưa thật hợp lý nên sản lượng
và chất lượng muối sản xuất ở khu vực này chưa đáp ứng được yêu cầu của tiêu dùng cũng
như cho công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hóa chất. Mặc dù vậy sản lượng muối sản
xuất theo phương pháp phơi nước phân tán cũng chiếm gần 50% tổng sản lượng toàn quốc.
Như đã nêu ở phần trên diện tích sản xuất muối phơi nước phân tán trong giai đoạn 2005-
2010 cũng cần được nâng cấp cải tạo về mặt quy hoạch cũng như công nghệ và hệ thống
thiết bị để có thể nâng cấp thành các diện tích sản xuất theo công nghệ phơi nước tập trung
nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng muôi.

2.1.3 Hoàn thiện công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới
hóa và tự động hóa .(Hình 2.2)

Tại các xí nghiệp sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng công nghiệp ở nước
ta việc ứng dụng công nghệ PHABA trong quy hoạch đồng ruộng và trang bị hệ thống máy
móc để cơ giới hóa các khâu sản xuất muối hiện đã được quan tâm, nhưng những hệ thống
thiết bị được trang bị trong hệ thống thường tự phát, không đồng bộ và chưa tập hợp hoàn
chỉnh quy trình hướng dẫn chặt chẽ theo hướng cơ giới hóa các khâu sản xuất.

Để khắc phục những khiếm sót trên, đề tài xin đưa ra lưu trình công nghệ sản xuất
muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa. Lưu trình công nghệ
này chỉ phát huy tác dụng khi những quy hoạch thiết kế hệ thống đồng ruộng tuân thủ
chặt chẽ theo công nghệ PHABA.

60
Diễn giải lưu trình công nghệ

a) Nước biển chất lượng cao được kiểm tra qua hệ thống tự động cấp nước về nồng
độ muối trong nước, mức nước (mức thủy triều) để có thể cấp nước liên tục với hiệu suất
bơm cao nhất. Bơm cấp nước vào hồ chứa điều tiết (nếu có) hoặc cấp trực tiếp vào hệ
thống kênh dẫn chính. Thường hệ thống bơm cấp được đặt ở các tram bơm cấp I; cấp II;
cấp III với các loại bơm hướng trục, ly tâm với năng suất và cột áp khác nhau phục vụ cho
việc cấp nước đến cao trình nhất định (Thường cao trình 8 ÷15m so với mặt nước mặt
nước biển) phụ thuộc vào quy hoạch thiết kế các ô bốc hơi (phơi nước). Việc luân chuyển
nước chạt sau này chủ yếu được điều khiển đóng mở các van điều tiết nước tự chảy.

Tách lắng Fe 203 & Xử lý nước chạt


CaCo3 bằng sữa vôi

Nước biển Hệ thống Hệ thống Các ô bốc hơi Các ô bay hơi và
2,5 tự động cấp 2,5 ÷140Be’ kết tinh thạch cao
kênh dẫn
÷3,20Be’ 14 ÷ 250Be’
nước nước

Thu hoạch
Hệ thống kiểm tra lưu
thạch cao giữ nồng độ nước chạt
bán tự động

Cơ giới hóa chăm


sóc ô kết tinh

Hệ thống Hệ thống cơ Các ô kết tinh Ô trữ, lắng


rửa muối sơ giới hóa thu nước chạt sâu nước chạt
dài ngày 250Be’
bộ hoạch 25÷29 (30)0Be’

Thu hồi nước ót Tách lắng Tách lắng tạp


Vận chuyển về chất không tan
300Be’ Ca++
kho bảo quản

61
Hình 2.2. Lưu trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới
hóa tự động hóa.
b) Các ô bốc hơi (phơi nước) nâng cao độ mặn của nước biển từ 2,5÷3,20Be’ lên
140Be’ sẽ được phân chia thành những ô với diện tích nhỏ. Các ô sau (với chu trình thấp
hơn) sẽ có nồng độ cao hơn. Tại các ô này công nghệ tách lắng Fe203 và CaC03 cùng các
tạp chất không tan sẽ được thực hiện tuần tự. Nồng độ mặn của các ô phơi nước được kiểm
tra bán tự động với chu kỳ 1 ngày; 2 ngày hoặc 3 ngày một lần phụ thuộc vào bức xạ mặt
trời, sức gió, số giờ nắng trong ngày. Các số liệu này được thống kê lưu giữ trong phần
mềm, hệ thống máy tính trung tâm. Tùy vào nồng độ muối đặt sẵn trong phần mềm, hệ
thống máy tính trung tâm sẽ ra lệnh mở các van điều tiết để chế chạt (chú ý: việc luân
chuyển nước chạt được thực hiện theo quy trình từ ô có nồng độ muối cao hơn trước rồi
đến ô có nồng độ muối thấp hơn sau).

c) Khi nồng độ nước chạt đạt 140Be’. Nước chạt được luân chuyển vào các ô kết tinh
thạch cao và tiếp tục phơi nâng cao nồng độ đến 250Be’. Tại các ô này nước chạt được xử
lý bằng sữa vôi để loại bỏ tạp chất tan. Ở các ô này nồng độ muối vẫn được kiểm tra bán tự
động bằng hệ thống kiểm tra lưu giữ số liệu và điều khiển luân chuyển nước chạt. Thạch
cao ở các ô kết tinh thạch cao được thu hoạch sau 6 tháng (một vụ) hoặc một năm sản suất
cùng với việc làm sạch nền loại bỏ các tạp chất không tan có thể ảnh hưởng đến chất lượng
kết tinh muối sau này.

d) Khi nồng độ nước chạt đạt 250Be’ được luân chuyển đến ô trữ lắng nước để loại
bỏ các tạp chất tan và không tan trước khi đưa vào các ô kết tinh muối. Ô trữ lắng nước
chạt 250Be’ cũng là nơi cấp nước cho hệ thống rửa muối sơ bộ sau thu hoạch để nâng cao
chất lượng muối thô đáp ứng TCVN về muối công nghiệp.

e) Tại các ô kết tinh ứng dụng công nghệ kết tinh dài ngày nước chạt sâu. Quá trình
kết tinh nước chạt cũng được kiểm tra độ mặn bán tự động và lưu giữ số liệu. Nước ót với
nồng độ 29 ÷ 300Be’ được rút dần ra các ô chứa thu hồi nước ót để tiếp tục châm chạt mới
vào ô kết tinh. Quá trình kết tinh muối cũng được chăm sóc định kỳ (15 ngày ÷ 30
ngày/lần) xới bằng cày (dàn xới) không lật với máy kéo có công suất dưới 50hp. Hoặc xới
thủ công: công cụ xới, xới hàng ngày hoặc 2 ngày/lần. Việc chăm sóc này nhằm nâng tốc
độ kết tinh muối bằng cách tăng bề mặt nhăn bám kết tinh (qua thực tế sản suất và thí
nghiệm cho thấy phương pháp chăm sóc này với điều kiện khí hậu thuận lợi có thể tăng
năng suất từ 5 ÷ 15%).

62
f) Thu hoạch muối sản phẩm: tháo bớt nước ót trong ô kết tinh ra, nước ót còn lại
trên mặt muối đã kết tinh 10 - 30mm tiến hành thu hoạch. Để cơ giới hóa thu hoạch muối
có thể ứng dụng hệ thống thiết bị: Cày không lật (dàn xới) theo MTZ 50 hoặc máy kéo nhỏ
(dưới 50 hp) cày phá lớp muối kết tinh; phay vỡ lớp muối đã được cày lên bằng máy kéo
nhỏ; thu gom đánh thành đống, thành hàng muối bằng THM 2.0 hoặc bàn trang theo
MTZ.50 (theo máy kéo nhỏ);chuyển tải muối lên xe tải bằng THM 2.0 (có thể sử dụng
máy xúc cạp 130 ÷ 200hp; xúc tay lên băng tải 30T/h trên Kubota 30hp).

g) Để nâng cao chất lượng muối thô trước khi đưa vào bảo quản. Hệ thống rửa muối
sơ bộ gồm các băng tải nạp liệu; vít rửa; sàng rung tách nước về băng tải chuyển tải sản
phẩm lên phương tiện vận chuyển. Chất lượng muối sau rửa được phân tích qua Quatest I
và Quatest III (xem phần phụ lục). Do hệ thống rửa sơ bộ được lắp đặt trên đồng kết tinh
nên việc cung cấp nước rửa có thể lấy từ các ô lắng trữ nước chạt 250Be’ (nước bão hòa).
Nước sau rửa được đưa vào các kênh dẫn phụ đó lắng đọng loại bỏ các tạp chất không tan
và tan và cấp trả lại hệ thống kênh dẫn nước.

Kiểm tra Cơ giới Bàn


nồng độ hóa chăm trang Bán cơ
muối sóc MTZ, giới
Kubota
Phương
Đồng kết tinh muối Cày xới Phay tiện vận
THM2.0
chuyển

Nước chạt Nước ót Xe


250Be’ THM2.0
300Be’ nâng

Hình 2.3. Lưu trình công nghệ cơ giới hóa chăm sóc & thu hoạch muối

a) Trong quá trình muối kết tinh trên đồng, việc kiểm tra nồng độ muối và mức nước
chạt trên đồng và lưu giữ số liệu đó theo dõi quá trình sản xuất rất cần thiết: Từ đây có thể
quyết định các công đoạn rút bớt nước ót vào khu vực chứa và châm thêm nước chạt đủ
nồng độ đã được lắng đọng loại bỏ tạp chất để tiếp tục kết tinh muối.

b) Trong quá trình kết tinh muối trên đồng, cơ giới hóa chăm sóc giúp nâng cao năng
suất và chất lượng muối thành phẩm và giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro thời tiết trong mùa
vụ sản xuất. Cơ giới hóa chăm sóc bao gồm: Cơ giới hóa xới các lớp muối đã kết tinh bằng
cày không lật hoặc dàn xới nhẹ nhằm tăng nhân bám kết tinh để đẩy cao năng suất kết tinh

63
muối và tạo thuận lợi cho khâu cơ giới hóa thu hoạch sau này. Cùng với xới các lớp muối
đã kết tinh theo định kỳ, đối với các đồng muối kết tinh dài ngày, nước chạt sâu, việc ứng
dụng bạt che mưa và hệ thống che, cuốn bạt sẽ giúp giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của
thời tiết đến sản xuất.

c) Những đồng muối có lớp muối kết tinh dày hơn 50mm việc dùng cày xới không
lật để phá vỡ lớp muối trước phay làm nhỏ sẽ nâng cao năng suất thu hoạch và giảm thời
gian phay cũng như tiết kiệm nhiên liệu phay phá. Sau xới, các máy phay phay nhỏ muối
chỉ cần phay một lần bằng phay theo động lực 30hp.

d) Để gom muối thành hàng (thành đống) trước khi chuyển tải lên phương tiện vận
chuyển được thực hiện bằng ben sau động lực 30÷50hp hoặc sử dụng máy thu gom muối
THM- 2,0.

e) Nếu muối thu hoạch được chuyển tải thẳng về kho bảo quản, thời gian để muối tự
rút nước (đạt ẩm độ 5÷8%) cần rút hết nước ót và lưu giữ trên đồng 24h. Trường hợp sau
thu hoạch có rửa sơ bộ, muối có thể được chuyển tải ngay đến hệ thống rửa sơ bộ qua sàng
rung tách nước ẩm độ của muối cũng đạt 5÷8% có thể vận chuyển về bảo quản. Chuyển tải
muối lên xe vận chuyển được thực hiện bằng ba phương cách chính:

Bán cơ giới: Dùng nhân công (khoảng 10 công) xúc muối lên băng tải di động
kubota với năng suất 30tấn/h (công suất kubota 20÷30hp).

Xe nâng: Dùng xe nâng cạp (công suất 100÷80hp) xúc muối đổ lên xe vận chuyển
với năng suất 30÷40T/h.

THM- 2,0: dùng xe thu gom muối chuyển tải muối lên xe tải năng suất 50÷60T/h
(công suất 50÷80hp).

64
Nước bão Bơm
hòa 250Be’

Phương Xi lô Băng Vít Sàng Băng Phương


tiện vận I tải I rửa rung tải II tiện vận
chuyển muối chuyển

Kênh dẫn cấp Kênh lắng


nước SX

Hình 2.4. Lưu trình công nghệ rửa sơ bộ nâng cao chất lượng muối sản phẩm

a) Muối thô được cấp từ phương tiện vận chuyển vào xi lô chứa I , xi lô điều tiết
năng suất của vít rửa muối, băng tải I sẽ cấp đều đặn nguyên liệu cho vít rửa muối làm
việc.

b) Muối thô được rửa trong vít rửa và loại bỏ tạp chất nhờ: Lắng đọng các tạp chất
không tan nặng như: Đất cát tại đáy chứa tạp chất và được tháo ra ngoài sau các ca vận
hành. Các tạp chất tan và không tan được đưa ra ngoài theo bọt và dòng nước tràn mặt trên.
Trong vít tải, trước khi chuyển qua sàng rung tách nước các phần tử muối to sẽ bị vỡ nhỏ
tạo điều kiện cho dòng nước rửa (nước bão hòa 250Be’) cuốn trôi các hóa chất trong nước
ót còn bám ở bề mặt. Để cấp nước cho vít rửa hệ thống sử dụng bơm hút nước chạt bão hòa
từ ô chứa nước chạt lắng; Với khối lượng 0,5÷0,8m3 cho một tấn muối rửa phụ thuộc vào
yêu cầu sản phẩm đầu ra. Nước sau rửa: Tràn từ vít rửa và tách ra từ sàng rung được
chuyển đến hệ thống kênh lắng (bể lắng) để loại bỏ tạp chất sau đó theo kênh dẫn trở về
cấp nước cho sản xuất (hoặc hồi lưu phục vụ vít rửa).

c) Sàng rung có nhiệm vụ tách nước (nước bão hòa) và các tạp chất còn lại sau rửa và
cấp trực tiếp cho băng tải II vận chuyển muối sản phẩm sau rửa sơ bộ lên phương tiện
chuyên chở. (chất lượng muối sau rửa sơ bộ được Quatest I kiểm tra như: (ở phụ lục)

2.2 Một số kết quả bước đầu trong thực nghiệm công nghệ bừa muối trong quá
trình kết tinh.
[ Báo cáo của Xí nghiệp muối Cà Ná - Công ty muối Ninh Thuận ]
2.2.1 Các kết quả trong thời gian thử nghiệm năm 2004 và 4/2005.

65
Để nâng cao sản lượng và chất lượng muối công nghiệp, vừa qua năm 2004 & 2005 Xí
nghiệp Cà Ná đã tổ chức thử nghiệm bừa muối trong quá trình kết tinh dưới hai hình thức
bừa muối thủ công và cơ giới.

Bừa là một dụng cụ gồm: thân được làm bằng sắt V30, răng bừa làm bằng sắt gân
Φ10. Chiều dài bừa 2,5m, các răng bừa cách nhau một khoảng 10cm, chiều dài răng bừa
(kể cả đoạn uốn cong) là 22cm, đầu bên dưới răng bừa được uốn cong về phía sau như lưỡi
câu để dễ trượt khi kéo tới. Trên thân bừa có hai đoạn sắt V hàn nối 2 cán tre, cuối 2 cán
tre được lắp ngang 1 cán tre khác để 2 người cầm kéo.

Quy trình bừa: Sau khi đưa nước vào kết tinh muối 1 ngày thì cho bừa. Bừa được rê
kéo trên mặt ruộng muối sao cho các răng bừa tiếp xúc với lớp muối và phá vỡ các mảng
muối liên kết, tạo thành các hạt muối rời nhau. Đường bừa ngày hôm sau vuông góc đường
bừa ngày hôm trước.

Đối với công nghệ kết tinh lãnh đạo Xí nghiệp đã chỉ đạo điều hành đưa nước chạt
xấp xỉ bào hoà (24,5-250Be’) đưa vào kết tinh muối chất lượng cao, độ dừng thu muối
28,50Be’ để nâng cao và ổn định sản lượng cũng như chất lượng muối công nghiệp theo
tiêu chuẩn Ngành 10 TCN 572 -2003 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ký ngày
14/7/2003, chỉ tiêu chất lượng muối công nghiệp chất lượng cao của giám đốc Công ty
muối ký ngày 27/01/2005.

66
BẢNG TỔNG HỢP VÀ SO SÁNH TỶ LỆ TĂNG SẢN LƯỢNG MUỐI TRONG QUÁ TRÌNH KẾT
TINH CÓ BỪA ĐẢO NĂM 2004 & 2005.

Muối loại I- chất lượng cao Muối loại I- chất lượng cao
So
có bừa đảo không bừa đảo
sánh tỷ
Lượng Sản Lượng Sản
Đợt /tháng thu Số ngày Số ngày lệ tăng
NaCL kết lượng NaCL kết lượng
hoạch kết tinh kết tinh giảm
tinh NaCL tinh NaCL
(ngày) (ngày) (%)
(t/ng/ha) (tấn) (t/ng/ha) (tấn)
Năm 2004
Đợt II (tháng 2) 39 11,28 439,9
Đợt III (tháng 3) 34 10,75 365,5 33 10,76 355.1 +2,93
Năm 2005
Đợt II (tháng 2) 35,5 11,32 401,9 37,5 9,97 373,9 +7,49
Đợt III (tháng 3) 29,5 13,6 401,2 30,5 10,83 330,3 +21,47
Đợt IV (tháng 4) 30,5 13,62 415,4 30,5 13,82 421,5 -1,45
Cộng trung bình 12,85 12,54 +11,35

Nhận xét và đánh giá kết quả thử nghiệm:


Qua hai năm thử nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm cải tiến công nghệ sản
xuất cũ đã lạc hậu, đồng thời tối ưu hoá hơn các điều kiện khí tượng thuận lợi và hạn chế tới
mức thấp nhất các tổn thất khi thời tiết mưa giữa vụ để sản xuất muối công nghiệp chất lượng
cao theo phương pháp phơi nước.

Hai tiêu chí năng suất và chất lượng là vấn đề chính trong sản xuất, qua thời gian thử
nghiệm cho ta thấy tuy chưa dài nhưng một phần nào đó đã thể hiện tính hiệu quả trong sản
xuất. Để chứng minh được tính hiệu quả khi ứng dụng công nghệ bừa đảo muối thủ công
trong quá trình kết tinh qua các bảng tổng hợp và so sánh tăng sản lượng giữa muối chất
lượng cao có bừa đảo so với muối chất lượng cao không bừa đảo và muối thường không bừa
đảo cho ta như sau:

* Sản lượng:

- Muối loại I chất lượng cao có bừa đảo so với muối loại I chất lượng cao không bừa
đảo như sau:

+ Theo phương án: đơn vị tính 1 ha kết tinh.

Năm 2004: không tăng

67
Năm 2005: Tăng không ổn định, chỉ tăng vào đợt III của tháng 3 là +7,25%.

+ Theo phương án: Đơn vị tính thời gian kết tinh.

Năm 2004: không tăng

Năm 2005: tăng không ổn định, chỉ tăng vào đợt III của tháng 3 là: +6,87%.

Nhìn chung, kết quả thử nghiệm giữa muối loại I chất lượng cao có bừa đảo với muối
loại I chất lượng cao không bừa đảo. Tính bình quân trong năm 2005 tăng chỉ đạt +3,13%.

Muối loại I chất lượng cao có bừa đảo so với muối loại I thường không bừa đảo như
sau:

+ Theo phương án: đơn vị tính 1 ha kết tinh.

Năm 2004: tăng +8,61%

Năm 2005: tăng bình quân +10,15%

+ Theo phương án: đơn vị tính thời gian kết tinh.

Năm 2004: tăng +2,39%

Năm 2005: tăng +11,35%.

Nhìn chung, kết quả thử nghiệm giữa muối loại I chất lượng cao có bừa đảo với muối
loại I thường không bừa đảo trong năm 2005 tính bình quân tăng chỉ đạt + 10,75%.

* Chất lượng:

Năm 2004: muối chất lượng cao có bừa đạt so với tiêu chuẩn muối ngành (10TCN
572-2003) đạt 5 yếu tố NaCL, Ca2+, SO42-, độ ẩm, tạp chất không tan và chỉ không đạt yếu tố
Mg2+.

Năm 2005:

- Muối chất lượng cao có bừa đạt so với:

+ Tiêu chuẩn ngành muối (10TCN 572-2003) đạt 3 yếu tố: độ ẩm, chất không tan và
Ca . Tương đối đạt 2 yếu tố NaCL và SO42- và chỉ không đạt yếu tố Mg2+.
2+

+ Tiêu chuẩn của Công ty muối Ninh Thuận: đạt 1 yếu tố chất không tan, tương đối
đạt 4 yếu tố NaCL, Ca2+, SO42- ,độ ẩm và chỉ không đạt yếu tố Mg2+.

Qua so sánh thì muối chất lượng cao chỉ không đạt yếu tố Mg2+ do ảnh hưởng công
nghệ thu hoạch và các yếu tố khác tương đối đạt do một phần điều hành công nghệ kết tinh

68
chưa được đúc kết để chuẩn hoá các thống số kỹ thuật về nồng độ đưa vào kết tinh, nồng độ
chêm chạt, nồng độ dừng thu hoạch và độ sâu phơi nước.

Mặt khác, chỉ trong thời gian mùa khô (tháng 1 đến tháng 4) hàng năm mới sản xuất
muối chất lượng cao vì thời tiết nắng ổn định, bước qua tháng 5,6 mưa giữa vụ và tháng 7,8
mưa nắng xen kẽ thì không sản xuất muối chất lượng cao. Trong thời gian mùa khô phải lập
kế hoạch cân đối nước chạt bão hòa sản sinh với diện tích kết tinh muối chất lượng cao cho
phù hợp, tránh trường hợp chồng chéo không chuẩn trong công tác điều hành nước chạt kết
tinh.
2.2.2 Hiệu quả kinh tế của bừa đảo muối trong quá trình kết tinh [ số liệu của xí nghiệp
muối Cà Ná]
Năm 2004 do lần đầu tiên đi vào thử nghiệm nên gặp nhiều trở ngại, trong đó trở
ngại nhất là mưa. Vì vậy số liệu để tính hiệu quả của việc bừa muối sẽ lấy trong năm 2005.

* Tổng số công bừa: 1.089 công.

Tiền nhân công: 20.000đ/công

Thành tiền: 21.780.000đ

* Tổng số bừa: 10 cái

Giá trị mỗi cái bừa: 170.700đ

Thành tiền: 1.707.000đ

* Bình quân số tấn kết tinh cho 1 ngày trên 1 ha của muối chất lượng cao bừa so với
không bừa tăng: 3,13%.

Sản lượng tăng tính ra được: 425,3 tấn.

Giá muối tại thời điểm tháng 4/2005 chất lượng cao là: 230.000đ/tấn.

Doanh thu của 425,3 tấn là : 425,3 x 230.000 = 97.819.000đ

Chi phí để sản xuất 1 tấn muối chất lượng cao (lấy tròn): 90.000đ

425,3 T x 90.000đ = 38.277.000đ

Như vậy, lãi sơ bộ tính ra còn lại cho 4 tháng sản xuất muối chất lượng cao bừa là:

97.819.000 - (21.780.000 + 1.707.000 + 38.277.000) = 36.055.000đ

Hiệu quả mang lại tuy chưa cao nhưng một phần nào đó cũng đánh giá được hướng
đi mới trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng muối.

69
2.3 Nghiên cứu đề suất một số giải pháp loại bỏ tạp chất tan và không
tan trong quá trình chế chạt.

2.3.1 Giải pháp loại bỏ các tạp chất tan trong muối thô

Để nâng cao chất lượng muối thô, một trong những tiêu chí quan trọng là phải hạn
chế đến mức tối đa các thành phần hóa học có trong nước biển pha trộn trong muối đó là:
Ca2+; Mg2+; S042-

Xử lý loại bỏ tạp chất tan dựa theo quy luật kết tinh các loại muối khoáng có trong nước
biển:

Nước biển đưa vào sản xuất muối có rất nhiều nguyên tố hóa học. Để sản xuất muối,
chỉ có các nguyên tố Na và Cl là những nguyên tố cơ bản cần thu hồi; còn các nguyên tố
khác có trong nước biển bám vào NaCl (muối thô) đều phải loại khỏi để ta thu được muối
ăn có độ tinh khiết cao. Việc loại bỏ các nguyên tố hóa học không mong muốn mà chúng ta
thường gọi là tạp chất tan trong quá trình sản xuất muối khoáng có trong nước biển, trên cơ
sở đó đề tài đã chuẩn hóa lại nồng độ nước chạt trên từng khu vực ở đồng muồi để các
muối khoáng có trong nước biển tách ra theo từng nồng độ tại từng khu vực đã định trên
đồng muối, nhờ đó giảm thiểu tạp chất bám vào muối ăn; cụ thể như sau:

- Khu có nước biển được cô đặc nồng độ từ 3÷70Be’ để tách Fe203.

- Khu có nước biển được cô đặc nồng độ 7÷140Be’ tại đây sẽ tách CaC03

- Khu nước biển được cô đặc từ 14÷250Be’; ở khoảng nồng độ này, thạch cao
(CaS04) được tách ra nhiều nhất.

- Khu kết tinh nồng độ nước chạt được đưa vào từ 25÷290Be’ lúc đó muối tách ra là
chính, đồng thời cũng còn một số loại muối khoáng khác cũng tách ra nhưng với lượng
nhỏ.

- Sau khi thu hoạch muối xong nước cái có nồng độ từ30 ÷350Be’, MgS04 sẽ tiết ra
từ 32,40Be’ và MgCl2 được tách ra ở nồng độ 350Be’.
Xử lý hóa chất
Để tăng chất lượng muối có thể bổ sung vôi bột vào nước chạt để giảm hàm lượng
2-
S04 và Mg2+, nhờ đó tỷ số Na+/Mg2+ tăng nhiều dẫn đến chất lượng muối được nâng cao,
đồng thời tăng hiệu xuất tách muối từ nước chạt...
Xử lý can xi (Ca2+)

70
Can xi là một trong những tạp chất tan chính mà chúng ta cần loại bỏ khỏi muối ăn
khi nâng cao chất lượng muối, để loại bỏ tạp chất này việc rửa muối không có tác dụng. Vì
vậy đề tài đã đưa ra giải pháp sử lý Canxi theo hướng tách lắng; Bên cạnh đó việc tách
lắng không cần chỉ đối với xử lý Canxi mà cũng rất cần đối với xử lý các tạp chất không
tan. Do đó trước khi đưa nước chạt vào kết tinh tại khu điều tiết cần có một khu chứa nước
chạt được lắng trong tối thiểu từ 24÷36 giờ.
Xử lý các tạp chất trong quá trình kết tinh muối
Giai đoạn kết tinh: để hạn chế các tạp chất tan lẫn vào muối trong quá trình kết
tinh, đề tài đã chú ý điều tiết nồng độ nước chạt khi đưa vào kết tinh từ 250Be’ và tháo ra ở
nồng độ 29÷300Be’ lúc đó muối thô (NaCl) đã tách ra được 70% trong nước chạt; còn lại
khoảng gần 30% muối thô vẫn ở trong nước chạt, nếu tiếp tục cô đặc nước chạt tới 350Be’
muối ăn sẽ tiết ra hết đồng thời các tạp chất như MgS04 và MgCl2 cũng xuất hiện cùng với
muối ăn. Vì vậy khi sản xuất muối, nước chạt đạt đến 300Be’ thì nên chuyển sang sản xuất
hóa chất hoặc tận thu thêm muối nhưng phải đưa vào thứ hạng thấp.

Bên cạnh đó, do tinh thể muối kết tinh ở góc trước, nên các mặt của tinh thể thường
lõm xuống. Khi các tinh thể kết lại với nhau, hạt muối sẽ có những lỗ trống bên trong.
Trong các lỗ trống này thường chứa nước ót. Đồng thời trong quá trình kết tinh bề mặt hạt
muối thu nhận thêm các ion hoặc các phần tử có trong nước chạt và như vậy bề mặt hạt
muối càng lớn thì hiện tượng hấp thụ bề mặt càng lớn và hạt muối càng chứa nhiều tạp
chất vì vậy để loại bỏ tạp chất tan trong giai đoạn kết tinh chúng tôi đã xử lý bằng biện
pháp kéo dài thời gian kết tinh muối từ 8 tháng đến 12 tháng đồng thời thường xuyên chêm
chạt để các tinh thể muối lớn lên dẫn đến bề mặt của toàn bộ tinh thể giảm đi, do vậy bề
mặt hấp thụ của hạt muối giảm đi và các tạp chất hấp thụ trên bề mặt hạt muối tan ra. Đồng
thời cũng nhờ kết tinh dài ngày, tinh thể muối ngày phát triển về thể tích để lấp đầy lỗ
trống bên trong hạt muối và đẩy dần nước ót trong hạt muối.

Giai đoạn kết thúc kết tinh: Như đã trình bày ở trên, tuy ở nồng độ nước chạt từ
30÷350Be’ sẽ tách gần như hết muối ăn trong nước chạt, nhưng lượng magie trong nước
chạt tăng nhiều và hiện tượng đồng kết tủa xảy ra, MgCl2 kết tủa trên bề mặt hạt muối ăn.
Để loại bỏ tạp chất này, sau khi thu hoạch muối xong, toàn bộ nước ót có trong khu kết
tinh phải tháo ra hết sau đó mới đưa nước chạt mới vào tiếp tục kết tinh muối.

Sau khi thu hoạch xong muối, một giải pháp cực kỳ quan trọng để có thể giải quyết
triệt để việc loại bỏ các tạp chất tan là rửa sơ bộ muối. Nhiệm vụ này đề tài KC-07 đang
tiến hành thiết kế, chế tạo để đưa thiết bị rửa vào dây chuyền sản xuất.

71
2.3.2. Giải pháp loại bỏ tạp chất không tan

Tạp chất không tan là những vật lạ như cát, đá, sỏi, cành cây, rong rêu... nằm lẫn
trong muối từ lúc sản xuất đến khi thu hoạch, vận chuyển... để loại bỏ những tạp chất này
đề tài đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sau:

- Xử lý nước chạt trước khi đưa vào khu kết tinh muối:

* Các tạp chất hữu cơ: Tại khu vực bốc hơi của một số đồng muối có nhiều tạp chất
hữu cơ như xác bã động, thực vật, phân chim, cò cá, rong rêu, bùn rác... là những tạp chất
sẽ theo nước chạt vào khu kết tinh và lẫn vào muối sau này. Để hạn chế các loại tạp chất
này các xí nghiệp sản xuất muối công nghiệp cần đôn dốc công nhân theo dõi chế chạt
thường xuyên làm vệ sinh đồng thời có thể nuôi Artemia để ăn các phiêu sinh vật có trong
nước chạt đồng thời cũng là hướng phát triển tăng hiệu quả sử dụng đất của xí nghiệp.

Làm trong nước chạt trước khi đưa vào kết tinh muối: Thông thường nước
chạt đưa vào khu kết tinh không được làm trong, vì vậy nhiều tạp chất không tan như đất
đá, cát sỏi, cành cây theo vào khu kết tinh làm cho muối lẫn nhiều tạp chất này. Để hạn chế
những tạp chất đó đề tài đưa ra giải pháp cần phải lắng trong nước chạt trước khi đưa vào ô
kết tinh theo hai phương pháp sau:

Phương pháp lắng trong gián đoạn: Để tạo thiết bị lắng trong, ta lấy một phần diện
tích trên khu điều tiết là vị trí bắt đầu vào khu kết tinh và là đầu cuối của khu chế chạt.
Đồng thời khu lắng trong cần có diện tích đủ để chứa nước chạt lắng trong nhằm đảm bảo
cấp đủ nước cho khu kết tinh sản xuất muối; Tại đây nước chạt được lắng trong tối thiểu từ
24÷36 giờ, sau khi các tạp chất không tan lắng xuống đáy, nước chạt được chuyển từ từ với
tốc độ chậm sang khu kết tinh để không làm sói đáy ô kết tinh gây hiện tượng khuấy đục
nước chạt.

Phương pháp lắng trong liên tục: Tương tự như lắng trong gián đoạn, lắng trong kiểu
liên tục chỉ khác là ta làm đường chảy dích dắc để dòng chảy nước chạt có lẫn tạp chất kéo
dài đường đi và lúc đó các tạp chất không tan ở dạng huyền phù, dạng lơ lửng sẽ lắng
dần; khi dòng nước chạt chảy đến khu kết tinh thì nước chạt hoàn toàn trong và cấp ngay
cho khu kết tinh để sản xuất muối.

Thu hoạch muối: Đây là một trong những công đoạn đưa tạp chất không tan vào
muối nhiều nhất nếu ta không thật chú ý đến khâu này. Để giảm thiểu đáng kể lượng tạp
chất không tan đưa vào muối, chúng tôi đề xuất như sau:

72
Phay muối: Kiểm tra độ dày từng ô, từng vồng để điều chỉnh dàn phay thích hợp
nhằm tránh phay đến lớp có đất. Khi phay tránh phay lặp lại đường phay đồng thời chỉ
phay ở tốc độ chậm.

Cào muối: Khì cào muối, luôn có nước chạt để rửa muối; nếu cào muối có lẫn đất
phải trải muối lại ruộng để rửa lại, hướng cào đồng loạt từ cao xuống thấp. Nước chạt để
rửa muối không vượt quá 290Be’.

Xúc muối: Đường cho xe xuống ruộng phải cứng, không xúc sâu xuống mặt ruộng,
trong khi xúc nếu thấy có đất, cát phải loại bỏ chỗ muối đó ra ngoài không cho lên xe.

Rửa sơ bộ muối thô

Tương tự như trình bày ở phần xử lý tạp chất tan, việc loại tạp chất không tan bằng
máy rửa cũng rất quan trọng vì tất cả các tạp chất không tan có tỷ trọng nhỏ hơn sẽ nổi như
lá cây, rong rêu... sẽ dễ dàng bị loại bỏ khi đưa vào máy rửa. Vì vậy sau khi thu hoạch
muối phải được đưa đi rửa bằng máy rửa muối sơ bộ ngay tại đồng muối.
2.4 Nhận xét và kiến nghị
Nhận xét
2.4.1 Quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung gắn với hệ thống thiết
bị cơ giới hoá và tự động hoá của đề tài không những góp phần cho các cơ sở sản xuất
muối phơi nước tập trung sử dụng các thiết bị của mình theo chỉ dẫn của công nghệ mà còn
kích thích việc đầu tư đẩy mạnh cơ giới hoá toàn phần và từng phần trong sản xuất muối
phơi nước tập trung.
2.4.2. Đề tài đưa ra những giải pháp loại bỏ tạp chất tan và không tan những giải
pháp được trình bày là những đóng góp về mặt công nghệ nhằm nâng cao chất lượng muối
sản xuất phơi nước tập trung ở Việt Nam.
2.4.3 Những kết quả bước đầu về năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế
của việc áp dụng thiết bị và công nghệ bừa đảo muối trong quá trình kết tinh sẽ là động lực
thúc đẩy quá trình thực nghiệm tiếp cũng như ứng dụng thiết bị và công nghệ này trong sản
xuất muối phơi nước tập trung tại các cơ sở sản xuất khác.
Kiến nghị
Nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung gắn
với cơ giới hoá và tự động hoá là quá trình nghiên cứu thực nghiệm đòi hỏi phải có thời
gian kiểm chứng cũng như hợp lý hoá hệ thống thiết bị. Các quy trình công nghệ cũng như
hệ thống thiết bị phục vụ sẽ được cải tiến, thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã họi,
điều kiện địa lý tự nhiên của các cơ sở sản xuất. Vì vậy quá trình nghiên cứu hoàn thiện

73
theo tính logic cũng phải được diễn tiến thường xuyên theo sát sản xuất trên cơ sở các lưu
trình công nghệ được công bố của đề tài.

Chương III

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG CẤP NƯỚC BIỂN VÀ CHẾ CHẠT

3.1 Cấp nước biển cho sản xuất muối phơi nước tập trung

Trong công nghệ sản xuất muối từ nước biển theo qui mô tập trung thì nước biển
cung cấp cho các cánh đồng sản xuất muối được thực hiện bởi các trạm bơm cấp thông qua
hệ thống kênh dẫn nước được bê tông hoá để tránh thất thoát nước biển và nhiễm các tạp
chất. Các trạm bơm cấp nước biển thường dùng bơm ly tâm có áp lực cao, lưu lượng lớn.
Sơ đồ nguyên lý của tự động cấp nước biển được mô tả trên hình 3.1 .

Bơm

Bộ thu & xử lý
điều khiển cấp Thiết bị
Đồng muối
nước biển
đóng cắt

Cảm biến mức nước biển

Cảm biến độ mặn nước biển

Hình 3.1 . Sơ đồ nguyên lý tự động cấp nước biển cho đồng muối

Ở các cơ sở sản xuất muối chất lượng cao qui mô công nghiệp trên thế giới thường
áp dụng hệ thống tự động giám sát để điều khiển quá trình cấp nước biển cho các cánh
đồng muối. Phụ thuộc vào nguồn vốn, trình độ công nghệ mà hệ thống điều khiển có thể là
bán tự động hoặc tự động hoàn toàn khâu cấp nước biển cho sản xuất muối.

Trước thực trạng sản xuất muối ở Việt Nam qui mô không lớn, trang thiết bị còn
lạc hậu, nguồn vốn còn nhiều hạn chế. Giải pháp nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống điều
khiển cấp nước biển phù hợp với điều kiện sản xuất muối phơi nước tập trung của một số

74
tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận ... là cần thiết, góp phần đưa cơ giới hóa và tự động hóa
phục vụ sản xuất.

3.1.1 Các công trình cấp nước biển phục vụ sản xuất muối và thoát lũ tại các tỉnh
Khánh hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận

Tỉnh Khánh hòa


Toàn tỉnh
Ninh Cam Vạn Nha
Cấp địa hình Diện Cơ Hoà Ranh Ninh Trang
tích (ha) cấu (ha) (ha) (ha) (ha)
(%)
- Diện tích vùng sản xuất muối 1.118,7 100,0 733,7 325,0 28,0 31,0
-Trung bình (0,5-2m so với mực nước biển)
1028,7 92,0 673,7 295,0 28,0 31,0
- Cao (2,0 - 5,0m)
18,0 1,6 8,0
- Thấp (nhỏ hơn 0,5m)
72,0 6,4 42,0 30,0
Bảng 3.1 Diện tích đất đai sản xuất muối theo địa hình tỉnh Khánh Hòa
Chiều rộng đáy kênh Chiều rộng mặt đê
Chiều
Công trình Lớn nhất Nhỏ nhất Lớn nhất Nhỏ nhất
dài (m)
(m) (m) (m) (m)
Huyện Ninh Hòa
1. Kênh cầu treo 6500,0 116,6 10,0 10,0 1,0
2. Kênh và đê ngăn lũ XNCP 4.200,0 3,0
Hòn Khói
2. Đê biển XNCP Hòn Khói 2.100,0 6,0 6,0 6,0 1,5
3. Kênh thoát lũ và cấp nước 2.280,0 3,0 2,0 5,0
4. XN Cổ phấn muối Duyên 1.860,0 1,5 2,0 1,0 1,6
Hải
5. Hợp tác xã 1-5 420,0 1,5 1,0 1,0 0,8
Huyện Cam Ranh
1. Kênh Thoát lũ và lấy nước 2500,0 22,2 1,0 1,2 0,8
XNCCT Đông
2. Kênh thoát lũ XNCP Cam 3500,0 13,6 4,2 7,0 0,8
Ranh,
3. Kênh nước biển XNCP muối 100,0 20,0 1,0 0,8
Cam Ranh
4. Kênh nước biển HTX Cam 100,0 5,0 1,0
Nghĩa
Bảng 3.2 Các công trình kênh mương cấp nước và thoát lũ

75
T Tên trạm Số Số lượng Lưu Đường Tình trạng kỹ thuật
T trạm bơm lượng hạ thế
(máy) (máy) (m3/h) (m)
Tổng số 26 36 12.650 5100
1 XNCP hòn Khói 5 10 4300 1500 Máy tốt - đường dây xuống cấp
2 XNCP Diên Hải 4 4 700 Máy bơm tốt
3 Xã Ninh Hải 1 1 450 400 Máy bơm tốt
4 HTX Ninh Thuỷ 1 1 450 1500 Máy bơm, đường dây tốt.
5 XNCP Cam Thịnh Đông 9 9 4.050 nt
6 HTX Cam Nghĩa 3 4 Máy nổ F8; F10; D2M tốt
7 GCP Cam Nghĩa 1 4 2000 700 Máy bơm tốt.
8 Trạm 2/4 CTCP 2 3 700 1.000 Các máy bơm tốt.

Bảng 3.3 Thống kê số lượng trạm bơm điện và máy bơm

Hiện trạng hệ thống kênh mương cấp nước và thoát lũ trong khu vực đang bị xuống
cấp hư hỏng nặng, các cánh đồng sản xuất muối phơi nước của tỉnh Khánh Hòa xây dựng
thiếu quy hoạch theo công nghệ phơi nước tập trung nên việc cấp nước cho sản xuất gặp
nhiều khó khăn. Mùa mưa lũ nước thoát chậm gây úng lụt phá vỡ các công trình hạ tầng tại
các cánh đồng sản xuất gây tổn thất và ảnh hưởng lớn đến mùa vụ sản xuất sau.
Tỉnh Ninh Thuận
Tại các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung của tỉnh Ninh Thuận đều được
trang bị các trạm bơm điện cấp nước biển và hệ thống kênh dẫn nước sản xuất và tháo bỏ
nước mưa và nước bẩn lẫn nhiều tạp chất cũng như hệ thống kênh bao tiêu lũ cục bộ bảo
vệ hạ tầng kết cấu của các cánh đồng. Hạn chế hiện nay: Do năng suất của các trạm bơm
đến sát định mức (để sản xuất được 1 tấn muối thô, lượng nước biển cần cung cấp: trên
dưới 60m3 ở nồng độ 30Be’). Nên thời điểm bắt đầu vận hành và kết thúc đợt bơm phụ
thuộc nhiều vào mức thuỷ triều và nồng độ muối của nước biển tại thời điểm. Để đạt được
hiệu quả sử dụng của các trạm bơm cao tránh thất thoát năng lượng điện, đảm bảo cung
cấp đủ nước cho sản xuất, việc sử dụng hệ thống kiểm tra tự động báo mức nước thuỷ triều
và nồng độ muối trong nước biển là cần thiết.
* Các trạm bơm cấp nước biển và nước chạt của đồng muối Phương Cựu:
- Trạm bơm cấp I - Lưu lượng 200m3/h - Gồm 1tổ máy bơm điện - Nồng độ muối:
3 ÷ 50Be’

76
Trạm bơm cấp II- Lưu lượng 80m3/h - Gồm 1tổ máy bơm điện.- Nồng độ muối: 13
÷ 140Be’
- Trạm bơm cấp III - Lưu lượng 60m3/h - Gồm 1tổ máy bơm điện. Nồng độ muối:
250Be’
* Các trạm bơm cấp nước biển và nước chạt của đồng muối Đầm Vua:
- Trạm bơm cấp I - Lưu lượng 2400m3/h - Gồm 3 tổ máy bơm điện. Nồng độ
muối: 30Be
- Trạm bơm cấp II - Lưu lượng 1200m3/h - Gồm 2 tổ máy bơm điện. Nồng độ
muối: 50Be’
- Trạm bơm cấp III - Lưu lượng 600m3/h - Gồm 2 tổ máy bơm điện. Nồng độ muối:
11 ÷ 140Be’
* Các trạm bơm cấp nước biển và nước chạt của đồng muối Cà Ná:
- Trạm bơm cấp I - Lưu lượng 900m3/h - Gồm 2 tổ máy bơm điện. Nồng độ muối:
3,7 ÷ 40Be’
- Trạm bơm cấp II - Lưu lượng 900m3/h - Gồm 2 tổ máy bơm điện. Nồng độ muối:
4 ÷ 4,50Be’
- Trạm bơm cấp III - Lưu lượng 500m3/h - Gồm tổ 1 máy bơm điện. Nồng độ muối:
15 ÷ 160Be’
* Các trạm bơm cấp nước biển và nước chạt của đồng muối Tri Hải:
- Trạm bơm cấp I - Lưu lượng 1520m3/h - Gồm 3 tổ máy bơm điện - Nồng độ
muối: 2,8 ÷ 30Be’
- Trạm bơm cấp II - Lưu lượng 1400m3/h - Gồm 2 tổ máy bơm điện - Nồng độ
muối: 3 ÷ 3,2 0Be’
- Trạm bơm cấp III - Lưu lượng 1400m3/h - Gồm tổ 2 máy bơm điện - Nồng độ
muối: 3,2 ÷ 3,30Be’
- Trạm bơm cấp IV - Lưu lượng 500m3/h - Gồm tổ 3 máy bơm điện.Nồng độ
muối: 3,3 ÷ 3,50Be’
- Tỉnh Bình Thuận
Các công trình thoát lũ và cấp nước phục vụ sản xuất muối phơi nước biển tỉnh Bình
Thuận.

77
Phơi nước phân tán Phơi nước tập trung
Loại Chất lượng (km) Số Chất Lượng (km)
TT Số
kênh Cần sửa chữa Lượng Cần sửa chữa
Lượng Tốt Tốt
cải tạo (km) cải tạo
1. Cấp I 2,05 2,05 1,58 1,58
2. CấpII 3,43 3,43
3. Cấp III 3,10 1,52 1,58 31,20 16,0 15,20
Bảng 3.4: Cơ sở hạ tầng, kênh cấp nước và thoát lũ.
So với các địa phương khác hệ thống kênh mương, các công trình thoát lũ của Bình
Thuận còn ít chỉ có thể đáp ứng cho các diện tích hiện đang sản xuất. Khi mở rộng sản
xuất, với các đồng muối có khoảng cách xa, bờ biển thì việc cải tạo, làm mới các kênh
mương dẫn là hết sức cần thiết.
3.1.2 Nhận xét chung
- Các hệ thống cấp nước biển phục vụ sản xuất muối phơi nước tập trung đóng vai
trò quan trọng đến năng suất, chất lượng muối sản phẩm. Nước biển được cung cấp phải
thỏa mãn các yêu cầu về nồng độ mặn tối đa tại khu vực cấp nước và hạn chế thấp nhất các
tạp chất không tan mang theo.
- Cao trình cấp nước biển phải được thiết kế sao cho quá trình phơi nước chế chạt
nước được luân chuyển theo phương pháp tự chảy, để việc luân chuyển được chủ động với
dòng chảy chậm không mang theo các tạp chất tan đã kết tinh cùng như các tạp chất không
tan.
- Chi phí trả cho bơm cấp nước biển tại các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập
trung thường nằm trong khoảng 5 ÷10% tổng doanh thu, nên việc kiết kiệm năng lượng
điện (nhiên liệu bơm), bằng các thời điểm bơm cấp nước thích hợp với chiều cao của thủy
triều cần được tận dụng tối đa theo hệ thống sensor báo mức.

3.2 Hệ thống kiểm tra và điều khiển quá trình phơi nước (chế chạt) và kết tinh muối.
Số lượng và trình tự kết tinh các loại muối (khi cô đặc 1000gram nước biển nồng độ
3,50Be’ đến 350Be’)
[ Kỹ thuật sản xuất muối khoáng từ nước biển - Vũ Bội Tuyển - 1979]

78
Nồng Số lượng các loại muối tách ra khi cô đặc nước biển (gam)
độ CaS04 Cộng
Fe203 CaC03 NaCl MgS04 MgCl2 NaBr KCl
(0Be’) 2H20
3,50
7,10 0,0030 0,0642 0,0672
11,50 rất ít Rất ít
14,00 Rất ít Rất ít
16,75 0,0530 0,5600 0,6130
20,06 0,5620 0,5620
22,00 0,1840 0,1840
25,00 0,1600 0,1600
26,25 0,1508 3,2614 0,0040 0,0078 3,4240
27,00 0,0476 4,6500 0,0130 0,0356 9,7462
28,50 0,0700 7,8960 0,0262 0,0434 0,00728 8,1084
30,20 0,0144 2,6240 0,0174 0,0150 0,0358 2,7066
32,40 2,2720 0,0254 0,0240 0,0518 2,3732
35,00 1,4040 0,5382 0,0274 0,0620 2,0316
Tổng 0,0030 0,1172 ,07488 27,1074 0,6242 0,1532 0,2224 29,9762
số

Bảng 3.5 Số lượng và trình tự của các loại muối tách ra (khi cô đặc một lít nước biển
3,50Be’ đến 350Be’)

Bảng số lượng và trình tự kết tinh các loại muối khi cô đặc nước biển, cho thấy số
lượng và trình tự kết tinh các loại muối khi nồng độ của nước biển tăng dần từ 3,50Be’ đến
350Be’.

Để thu nhận được muối NaCl chất lượng cao (với lượng NaCl trên 95%) việc loại
bỏ các tạp chất trong nước biển như: Fe203; CaC03 ;CaS042H20; MgS04; MgCl2 .v.v. phụ
thuộc chính vào việc theo dõi nồng độ mặn của nước biển trong quá trình phơi nước chế
chạt nhằm loại bỏ các tạp chất không mong muối tại các ô phơi nước nhất định.

Việc đặt cố định các thiết bị đo nồng độ mặn tại các ô phô nước chế chạt hiện tại
chưa thực hiện được do:

- Các sensor đo nồng độ muối trong nước biển sản xuất tren thế giới và tại Việt Nam
chỉ có thể đo liên tục với nồng độ 5 ÷70Be’ trên 70Be’ đặc tính đo phi tuyến nên phải sử
dụng các dụng cụ đo tỷ trọng hoặc phân tích quang phổ.

- Các sensor đo nồng độ muối nếu ngâm trong nước chạt với nồng độ trên 100Be’ sẽ
bị hiện tượng kết tinh CaC03; CaS04; NaCl … làm sai lệch kết quả đo.

79
- Trong thực tế sản xuất muối phơi nước tập trung, nồng độ nước chạt trong quá
trình phơi nước và kết tinh muối được kiểm tra 24÷48h/lần. Với những lý do trên đề tài đã
tổ chức sinh hoạt khoa học, báo cáo với Bộ Khoa học và công nghệ đề nghị được chuyển
đổi phương pháp đo tự động liên tục nồng độ mặn của nước chạt thành đo bán tự động
bằng thiết bị đo xách tay Kyoto - Nhật Bản có giao tiếp với hệ máy tính điều khiển.

3.3 Tính toán thiết kế hệ điều khiển tự động cấp nước biển.

Yêu cầu: Hệ điều khiển tự động cấp nước biển phải đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản sau:

- Điều khiển chế độ hoạt động các tổ bơm cấp nước cho đồng muối theo các thông
số nước biển, độ mặn.

- Cấp tín hiệu để hiển thị mức nước biển theo 5 mức bằng đèn báo hiệu.

- Cấp tín hiệu để hiển thị độ mặn nước biển theo 3 mức bằng đèn báo hiệu.

Nguyên lý hoạt động: Sơ đồ khối của hệ điều khiển tự động cho trên hình 2.2.

Điều khiển
Đèn báo
hiển thị
x

Cảm biến Điều khiển


Khuếch đại So sánh Rơ le
mức đóng cắt

Tín hiệu so U2(x)


sánh

Hình 3.2. Sơ đồ khối hệ điều khiển cấp nước biển


Trong đó:
x: Mức nước, độ mặn
U1(x): Điện áp theo x
U2(x): Điện áp so sánh
Mức nước biển, độ mặn thông qua các cảm biến và được đưa đến đầu vào hệ điều khiển
tự động cấp nước biển. Tại đây, tín hiệu mức đi qua bộ khuếch đại được khuếch đại thành dạng
điện áp U1(x) và được đưa sang bộ phận so sánh. Trong bộ so sánh, nó được so sánh với điện áp
chuẩn U2(x), căn cứ vào ngưỡng chuẩn mà xuất tín hiệu điều khiển sang phần điều khiển đóng
cắt và hiển thị. Thông qua các rơ le trung gian và thiết bị đóng cắt điều khiển đóng cắt các tổ
bơm cấp nước biển (tiếp điểm thường hở của rơ le) và các đèn chỉ thị.
Tính toán lựa chọn các phần tử:

80
Cảm biến độ mặn nước biển: Là thiết bị đo độ dẫn điện bán dẫn, điện cực graphit (than),
có bù trừ nhiệt độ tự động. Thiết bị đo đạt độ ổn định và độ chính xác rất cao. Với dải đo
0÷199,9 mS/cm. Có đầu ra tương tự 0÷1 V dễ dàng phối ghép với bộ khuếch đại.

Cảm biến mức nước biển: gồm các thanh điện cực được gắn trên đế cách điện và
được đặt trong ống nhựa cách điện để tránh nhiễu do dao động của sóng biển gây ra. Trên
đế có các đầu cực đấu dây để lấy tín hiệu mức đưa về điều khiển, hình 2.3.

Hình 3.3 Cấu tạo của cảm biến mức

Bộ phận khuếch đại và so sánh: chủ yếu sử dụng các bộ khuếch đại thuật toán
chất lượng cao, ổn định với hệ số khuếch đại lớn, dải làm việc tuyến tính, thích hợp với các
ứng dụng nguồn cung cấp đơn và có thể hoạt động với mức điện áp thấp 3±1,5V, được tích
hợp sẵn mạch bù. Nhiệm vụ chính của chúng thực hiện các khâu khếch đại, so sánh.

Bộ nguồn và tạo tín hiệu chuẩn: gồm biến thế hạ áp, cầu chỉnh lưu, ổn áp, các tụ
lọc... nhằm tạo điện áp thấp an toàn trong vận hành và tạo điện áp chuẩn cho mạch so sánh,
hình 3.4.

Hình 3.4. Sơ đồ nguyên lý nguồn cung cấp

Các phần tử thừa hành: là các khởi động từ kèm rơle nhiệt bảo vệ cho các động cơ
điện của tổ bơm và các rơle trung gian PCB RZ-12-C của hãng TAKAMISAWA Nhật Bản
với các thông số: 12VDC, 0,4A/125VAC, 1,25A/24VDC. Chúng được điều khiển trực
tiếp từ các phần tử ra điều khiển.

Phần tử ra điều khiển (hình 2.5, hình 2.6): nhận tín hiệu từ đầu ra của các bộ
khuếch thuật toán điều khiển các đèn hiệu và các rơle là transistor C1815 với các thông số:

81
BVCB0 BVCE0 BVEB0 ICmax PDmax fmin hFEmin

70V 70V 4V 400mA 600mW 200MHz 120

Điện trở RB: I C max 400


I RB = = = 5,714(mA)
β 70

VRB = Vin − VBE1 = 10 − 0,7 = 9,3(V )


VRB 9,3V
RB = = = 1627 ,5(Ω )
I RB 5,714 mA
PRB = VRB .I RB = 9,3V.5,714 mA = 53,140 mW

→ Chọn điện trở 1KΩ/0,25W và 560Ω /0,25W.

Hình 3.5. Sơ đồ nguyên lý điều khiển các rơ le

Hình 3.6. Sơ đồ nguyên lý điều khiển các đèn báo hiệu

Điện trở hạn dòng cho LED:


Vout − VLED (10 − 3)V
R xAx = = = 1400 (Ω )
I LED 5mA
82
→ Chọn điện trở 1,2KΩ/0,25W.

PR xAx = (Vout − VLED ).I LED = (10 − 3)V.5mA = 35mW


Các thông số của mạch được tính toán thiết kế và sau đó được thiết kế mạch in với
sự trợ giúp thêm phần mềm orcasd của máy tính, sau khi chế tạo và thử nghiệm trong
phòng thí nghiệm đạt yêu cầu, ổn định, được nhiệt đới hoá để đảm bảo làm việc lâu dài
trong điều kiện thực tế sản xuất.

Bo mạch điều khiển tự động bơm cấp nước biển hoàn chỉnh như hình 3.7.

Hình 3.7 Hệ điều khiển tự động cấp nước biển

Kết quả khảo nghiệm đặc tính điều khiển của hệ biểu diễn trên hình 3.8.

Mức nước (m)


M5

M4

M3

M2

M1

Thời gian (h)

Dừng Bơm Dừng

Hình 3.8. Đặc tính điều khiển của hệ điều khiển tự động cấp nước biển

83
Tính toán thiết kế sơ đồ lực, điều khiển và lựa chọn thiết bị thừa hành .

Với yêu cầu điều khiển các tổ bơm cấp nước biển có động cơ điện không đồng bộ:
công suất định mức 37,5 KW, điện áp làm việc 380/220 V, cosφ = 0,87 tiến hành tính toán
thiết kế sơ đồ mạch lực và lựa chọn thiết bị thừa hành.

Dòng điện định mức của động cơ xác định theo công thức [ ]:

P® m 37500
I®m = = = 65,5( A)
3.U . cosϕ 3.380.0,87

Lựa chọn thiết bị bảo vệ và đóng cắt:

- Aptomat tổng:

Điều kiện: Un ≥ Umạng = 380VAC

In ≥ IB = 3.65,5.1,2 = 3.78,6 = 235,8 (A)

Trong đó: Un là điện áp định mức.

In là dòng định mức.


IB là dòng làm việc lớn nhất.
→ Chọn Aptomat 3 pha DB 403C 300A DONG®A ( KOREA) có IZ = 144A.
- Công tắc tơ:
Điều kiện: Un ≥ Umạng = 380VAC
In ≥ IB = 78,6 (A)
→ Chọn Công tắc tơ 3 pha DMC 85 DONG®A ( KOREA).
- Rơ le nhiệt:
Điều kiện: Un ≥ Umạng = 380VAC
In ≥ IB = 78,6 (A)
→ Chọn rơ le nhiệt 3 pha DHR 0750 DONG®A ( KOREA).
- Biến dòng:
Điều kiện: Un ≥ Umạng = 380VAC
In ≥ IB = 78,6 (A)
→ Chọn biến dòng CNS C4037 RCT 100/5 ( TAIWAN).
- Dây dẫn:
Điều kiện: Un ≥ Umạng = 380VAC

84
In ≥ IB = 78,6 (A)
→ Chọn cáp đồng 1CX25SQMM DEA MYUNG ( KOREA).
- Vol kế:
Điều kiện: Un ≥ Umạng = 380VAC
→ Chọn Vol kế BE - 72 500V BEW® ( TAIWAN).
- Ampe kế:
Điều kiện: In ≥ IB = 78,6[A]
→ Chọn Ampe kế BE - 72 200A 100/5 BEW® ( TAIWAN).
Sau khi lựa chọn xong các thiết bị, tiến hành thiết kế sơ đồ mạch lực và sơ đồ điều
khiển, bảo vệ . Kết quả được cho trên hình 3.9; 3.10; 3.11

Hình 3.9. Sơ đồ điều khiển hệ thống tự động cấp nước biển

85
Hình 3.10. Sơ đồ mạch lực hệ điều khiển bơm cấp nước biển

Hình 3.11. Tủ điều khiển hệ thống tự động cấp nước biển

86
3.4 Thiết kế chế tạo thiết bị phần cứng hệ thống điều khiển cấp nước biển và chế
chạt.
Sự ra đời của máy tính điện tử, sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bán dẫn, đã làm
nên một cuộc cách mạng kỹ thuật trong cuộc sống chúng ta. Ngày nay, máy tính đã có mặt
khắp mọi nơi: trong công tác nghiên cứu, trong kĩ thuật sản xuất, trong cuộc sống gia đình,
công sở ... Có thể nói máy tính đã trở thành một công cụ đắc lực, không thể thiếu đối với
cuộc sống hiện đại. Máy tính có thể thay con người tham gia vào những nơi mà khả năng
thực của con người không thể vào được như các môi trường độc hại, các vị trí chật hẹp,
nguy hiểm ... hoặc các hệ thống cần giám sát liên tục trong suốt quá trình vận hành. Những
hệ thống điều khiển hiện đại, “thông minh” như những từ ngữ hiện nay vẫn đề cập, đó là
để chỉ sự có mặt của máy tính. Nó là thành viên cơ bản để tạo nên sự bùng nổ cuộc cách
mạng công nghệ thông tin, là chìa khoá của nền kinh tế tri thức, phương tiện nắm bắt và
làm chủ tương lai.
Trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, máy tính và máy tính công nghiệp đã tham gia rất
tích cực và tạo nên hiệu quả sản xuất rất cao. Từ những chiếc máy ban đầu như DNC
(Digital number controller), NC (number controller) cho đến CNC (computer number
controller), robot, các dây chuyền sản xuất lớn có sử dụng hệ thống điều khiển số, đều có
sự tham gia của máy tính và các bộ điều khiển công nghiệp. Đó là những thiết bị được xây
dựng hầu hết trên nền tảng hệ thống vi xử lí on-chip, hay còn gọi là vi điều khiển. Trong
đó CPU của chúng có cấu trúc tích hợp cao hơn CPU của máy tính thông thường, nhưng
lại ít quan tâm đến cải tiến tốc độ nhiều như loại trên, mà tập trung vào các tính năng điều
khiển, giao tiếp với các thiết bị ngoại vi như các cảm biến, các bộ khuếch đại, các bộ
chuyển đổi A/D, các đầu ra số, tương tự v.v... Do đó, về cấu hình, chúng “yếu” hơn nhiều
so với máy tính thông thường, nhưng khả năng điều khiển các đối tượng lại mềm dẻo và
mạnh hơn.
Hơn nữa việc ứng dụng máy vi tính vào kỹ thuật đo lường và điều khiển đã đem lại
những kết quả đầy tính ưu việt. Các hệ thống thiết bị, đo lường và điều khiển ghép nối máy
tính có độ chính xác cao, thời gian thu thập số liệu ngắn nhưng điều đáng quan tâm hơn là
mức độ tự động hóa trong việc thu thập và xử lý các kết quả đo, kể cả việc lập bẳng thống
kê cũng như in ra kết quả.

3.4.1 Thiết kế bộ vi điều khiển M8C

87
- Hệ vi điều khiển M8C nhận tín hiệu đến từ các cảm biến nên hệ cần phải có các
Đầu vào tương tự.
- Nhưng vì cả M8C và Máy tính điều khiển đều là các phần tử số nên hệ cần phải có
bộ Chuyển đổi tương tự - số ( ADC: Analog-to-Digital Conversion).
- Hệ vi điều khiển M8C có các đầu ra điều khiển rơ le nên hệ cần phải có các Đầu ra
số.
- Hệ vi điều khiển M8C có khả năng giao tiếp với Máy tính điều khiển nên hệ cần
phải có Cổng truyền thông ghép nối máy tính.

Từ đó ta có sơ đồ thiết kế như sau (hình 3.12):

Đầu ra số Cổng truyền thông


(Điều khiển rơ le) (Kết nối máy tính)

Dao động

M8C
. DOut
. MUX Reset
. ADC

Đầu vào tương tự Nguồn cung cấp


8 Data Clock

Hình 3.12. Sơ đồ khối hệ vi điều khiển M8C


Tính chọn & thiết kế mạch sơ bộ hệ M8C
a) Vi điều khiển M8C
Chọn dùng họ vi điều khiển 89C51 với các đặc trưng sau:
- Vi xử lý trung tâm ( Central Processing Unit ) 80C51
- Bộ nhớ chương trình FLASH 8KB
- Xung nhịp tối đa 33 MHz
- RAM trong 512 Byte
- RAM ngoài tối đa 64 KB
- Bốn mức ngắt
- Sáu nguồn ngắt
- Bốn cổng xuất/nhập 8-bit
- Ba bộ Định thời, Đếm sự kiện

88
- Giao tiếp nối tiếp song công
- Khả trình được hoạt động của vi xử lý: Dừng và phục hồi xung nhịp, chế độ chờ,
chế độ nguồn giảm.

Hình 3.13. Kiến trúc vi xử lý

89
Chức năng chân linh kiện 89C51

Ký kiệu Chân Kiểu Tên & Chức năng


Vss 20 I Ground: 0 VDC (GND)
Vcc 40 I Power Suplpy: +5 VDC (Vcc)
P0.0-0.7 39-32 I/O Port 0: Có hai chức năng. Với các thiết kế không có bộ nhớ
mở rộng, Port 0 có chức năng như các đường Xuất/Nhập. Còn
với các thiết kế có bộ nhớ mở rộng, Port 0 là kết hợp giữa bus
địa chỉ và bus dữ liệu
P1.0-1.7 1-8 I/O Port 1: Chức năng Xuất/Nhập
P2.0-2.7 21-28 I/O Port 2: Chức năng Xuất/Nhập hoặc Byte cao của Bus địa chỉ
trong thiết kế dùng bộ nhớ ngoài ( A8-A15 )
P3.0-3.7 10-17 I/O Port 3: Chức năng Xuất/Nhập và các chức năng khác
10 RxD (P3.0) : Ngõ vào nối tiếp
11 TxD (P3.1) : Ngõ ra nối tiếp
12 /INT0 (P3.2): Ngắt ngoài 0 ( cứng )
13 /INT1 (P3.3): Ngắt ngoài 1 ( cứng )
14 T0 (P3.4) : Ngõ vào của Định thời/Đếm 0
15 T1 (P3.5) : Ngõ vào của Định thời/Đếm 1
16 /WR (P3.6) : Tín hiệu ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngoài
17 /RD (P3.7) : Tín hiệu đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài
RST 9 I Thực hiện reset vi xử lý khi ở mức cao
ALE 30 O Chốt địa chỉ
/PSEN 29 O Cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng
(/EA)/Vpp 31 I Lựa chọn sử dụng bộ nhớ chương trình nội hay mở rộng
XTAL1 19 I Xung nhịp vào
XTAL2 18 O Xung nhip ra

b) Đầu vào tương tự

Các đại lượng vật lý thu được ở các bộ cảm biến ( Sensor ) dưới dạng tương tự những
vi xử lý làm việc với tín hiệu số trong hệ vi điều khiển hay trong máy tính (PC). Vì thế cần
có bộ Chuyển đổi tương tự - số ( ADC ) để số hóa các giá trị đo tương tự này.
Chọn dùng ADC 0809 vì : Vi mạch là một bộ Chuyển đổi A/D tác động nhanh hơn nữa
giá thành không cao, các thông số cơ bản của nó gồm:

- Không cần đòi hỏi điều chỉnh điểm 0


- Quét động 8 kênh bằng logic địa chỉ

90
- Dải tín hiệu vào 0÷5 VDC khi điện áp nguồn nuôi là +5 VDC
- Tất cả các tín hiệu tương thích TTL
- Độ phân giải 8 Bit
- Thời gian biến đổi 100 uS
- Dòng điện tiêu thu nhỏ 0,3 mA

Chức năng chân linh kiện ADC 0809

Ký kiệu Chân Kiểu Tên & Chức năng


Vss 13 I Ground: 0 VDC (GND)
Vcc 11 I Power Suplpy: +5 VDC (Vcc)
IN0-7 26, 27, 28 I Các ngõ vào tương tự 0 – 7
1-5
D0-7 17, 14, 15, 8 O Lối ra dữ liệu số
18-21
CLOCK 10 I Xung nhịp vào
REF+ 12 I Lối vào dương của điện áp so sánh
REF- 16 I Lối vào âm của điện áp so sánh
A0-2 25-23 I Các bit chọn kênh đo
ALE 22 I Chốt địa chỉ kênh đo
START 6 I Kích hoạt quá trình biến đổi
EOC 7 O Báo hiệu kết thúc quá trình biến đổi ( Mức logic 1 )
OE 9 I Cho phép dữ liệu ra ( Mức logic 1 )

Nguyên tắc làm việc:


Khi có một xung dương ở chân START kích hoạt các mẫu bit ở A, B, C cũng đồng thời
được chốt và xác định kênh cần biến đổi. Trong quá trình biến đổi chân ra EOC ở mức
thấp, sau cỡ 100 uS sẽ chuyển sang mức cao và báo hiệu sự kết thúc quá trình biến đổi. Sau
đó, kết quả của quá trình biến đổi sẽ xếp hàng ở các đường dẫn dữ liệu D0-7. Khi OE = 1
các đường dẫn có thể được đọc.
Mẫu bit ở các lối vào địa chỉ A, B, C sẽ xác định xem kênh nào được lựa chọn:

91
C B A Kênh lối vào được kích hoạt
0 0 0 IN0
0 0 1 IN1
0 1 0 IN2
0 1 1 IN3
1 0 0 IN4
1 0 1 IN5
1 1 0 IN6
1 1 1 IN7

c) Đầu ra số

Dùng Port 1 của vi điều khiển 89C51 làm đầu ra số điều khiển hệ rơ le : Chọn dùng bộ
Đệm ULN 2803 với 8 tầng đệm cùng các điốt bảo vệ có khả năng điều khiển trực tiếp các
rơ le :

- Tương thích TTL


- Chịu tải tới 500 mA
- Điện áp tải tối đa 50 V
- Chống sốc điện đầu ra
- Dải nhiệt hoạt động -200C÷850C

Hình 3.14. Bộ đệm tín hiệu ra

d) Cổng truyền thông ghép nối máy tính

Do vi điều khiển 89C51 có sẵn modul truyền thông nối tiếp nên hệ sẽ được thiết kế để
có khả năng giao tiếp với máy tính qua cổng nối tiếp RS-232.

Vài nét cơ bản về cổng nối tiếp trên máy tính PC:

92
Cổng nối tiếp RS-232 là giao diện phổ biến rộng rãi nhất. Người dùng máy tính PC còn
gọi các cổng này là COM1, còn COM2 để tự do cho các ứng dụng khác. Giống như cổng
máy in, cổng nối tiếp RS-232 cũng được sử dụng một cách thuận tiện cho mục đích đo
lường và điều khiển.
Việc truyền dữ liệu qua cổng RS-232 được tiến hành theo cách nối tiếp, nghĩa là các bit
dữ liệu được gửi đi nối tiếp nhau trên một đường dẫn. Trước hết, loại truyền này có khả
năng dùng cho những khoảng cách lớn hơn, bởi vì khả năng gây nhiễu là nhỏ đáng kể hơn
khi dùng cổng song song. Việc dùng cổng song song có một nhược điểm đáng kể là cáp
truyền dùng quá nhiều sợi, và vì vậy rất đắt tiền. Hơn nữa, mức tín hiệu nằm trong khoảng
0÷5 V đã tỏ ra không thích ứng với khoảng cách lớn.
Cổng nối tiếp RS-232 không phải là một hệ thống bus, nó cho phép dễ dàng tạo ra liên
kết dưới hình thức điểm với điểm giữa hai máy cần trao đổi thông tin với nhau. Một thành
viên thứ ba không thể tham gia vào cuộc trao đổi thông tin này. Trên hình 21 là sự bố trí
chân của phích cắm RS-232 ở máy tính PC.

Loại 9 chân Loại 25 chân Kiểu Chức năng


1 8 I DCD - Data Carrier Detect
2 3 I RxD - Receive Data
3 2 O TxD - Transmit Data
4 20 O DTR - Data Terminal Ready
5 7 GND - Đất
6 6 I DSR - Data Set Ready
7 4 O RTS - Request to Send
8 5 I CTS - Clear to Send
9 22 I RI - Ring Indicator

1 13 1 5

14 25 6 9

Hình 3.15. Dạng cổng nối trên máy tính PC

93
Từ hình vẽ ta thấy ổ cắm nối tiếp RS-232 có tổng cộng 8 đường dẫn chưa kể đường nối
đất. Trên thực tế, có hai loại phích cắm, một loại có 9 chân và một loại có 25 chân. Cả hai
loại này đều có chung một đặc điểm khác hẳn với cổng máy in là ở chỗ nối với máy in ở
máy tính PC là ổ cắm, trong khi ở cổng nối tiếp lại là phích cắm nhiều chân.
Việc truyền dữ liệu xảy ra trên hai đường dẫn. Qua chân cắm ra TxD, máy tính gửi các
dữ liệu của nó đến máy kia. Trong khi đó các dữ liệu mà máy tính nhận được, lại được dẫn
đến chân nối RxD. Các tín hiệu khác đóng vai trò như là những tín hiệu hỗ trợ khi trao đổi
thông tin và vì thế không phải trong mọi ứng dụng đều dùng đến.
Truyền dữ liệu
Mức tín hiệu trên chân ra RxD tùy thuộc vào đường dẫn TxD và thông thường nằm
trong khoảng - 12 V đến + 12 V. Các bit dữ liệu được gửi đảo ngược lại. Mức điện áp đối
với mức High nằm giữa - 3 V và -12 V và mức Low nằm giữa + 3V và + 12 V. Trên hình
22 mô tả một dòng dữ liệu điển hình của một byte dữ liệu trên cổng nối tiếp RS-232.

Startbit Stopbit

+ 12 V Low

D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7

- 12 V HIGH
1 1 0 1 0 0 1 0

104 uS T = 1/fBaud

1,04 mS

Hình 3.16. Dòng dữ liệu trên cổng RS-232 (PC ) với tốc độ 9.600 Buad

Ở trạng thái tĩnh trên đường dẫn có điện áp - 12 V. Một bit khởi động ( Startbit ) sẽ mở
đầu việc truyền dữ liệu. Tiếp đó là các bit dữ liệu riêng lẻ sẽ đến, trong đó những bit giá trị
thấp sẽ được gửi trước tiên. Con số của các bit sẽ thay đổi giữa năm và tám. Ở cuối của
dòng dữ liệu còn có một bit dừng ( Stopbit ) để đặt trở lại trạng thái lối ra ( - 12 V ).
Bằng tốc độ Baud ta thiết lập tốc độ truyền dữ liệu. Các giá trị thông thường là 300,
600, 1200, 2400, 4800, 9600 và 19200 Baud. Ký hiệu Baud tương ứng với số bit được
truyền trong một giây. Chẳng hạn như tốc độ Baud bằng 9600 có nghĩa là có 9600 bit dữ
liệu được truyền trong mỗi giây. Từ đó ta suy ra rằng còn có một bit bắt đầu và một bit
dừng được gửi kèm theo với một byte dữ liệu. Như vậy với mỗi một byte đã có 10 bit được

94
gửi với tốc độ 9600 Baud cho phép truyền nhiều nhất là 960 byte mỗi giây. Qua đó cho
thấy nhược điểm không nhỏ của cổng truyền nối tiếp là tốc độ truyền dữ liệu bị hạn chế.
Còn một vấn đề nữa là khuôn mẫu ( Format) truyền dữ liệu cần phải được thiết lập như
nhau cả ở bên gửi và cũng như ở bên nhận. Các thông số truyền sẽ được thiết lập thông qua
trình ứng dụng.

Vài nét cơ bản về cổng nối tiếp trên vi điều khiển 89C51:
TxD RxD
( P3.1 ) ( P3.0 )

Q
CLK SBUF Q Shift register
( Write only )
CLK

Baud rate clock


( Transmit ) Baud rate clock
( Receive )

SBUF
( Read only )

89C51 Internal bus

Hình 3.16. Sơ đồ khối của cổng nối tiếp trên vi điều khiển 89C51

Bên trong vi điều khiển 89C51 có một cổng nối tiếp hoạt động ở một giải tần số rộng.
Chức năng cơ bản của nó là thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu song song thành nối tiếp khi
phát và chuyển đổi dữ liệu nối tiếp thành song song khi thu.
Các mạch phần cứng bên ngoài truy xuất cổng nối tiếp thông qua các chân TxD ( Phát
dữ liệu ) và RxD ( Thu dữ liệu) trên vi điều khiển.
Đặc trưng của cổng nối tiếp là hoạt động song công ( Full duplex), nghĩa là có khả
năng thu và phát đồng thời. Ngoài ra cổng nối tiếp còn có một đặc điểm khác, việc đệm dữ
liệu khi thu của cổng nối tiếp này cho phép một ký tự được nhận và lưu giữ trong bộ đệm
thu trong khi ký tự tiếp theo được nhận vào. Nếu CPU đọc ký tự thứ nhất trước khi ký tự
thứ hai được nhận đầu đủ, dữ liệu sẽ không bị ngắt.
Phần mềm sử dụng hai thanh ghi chức năng đặc biệt SBUF và SCON để truy xuất cổng
nối tiếp. Bộ đệm của cổng nối tiếp SBUF có địa chỉ byte là 99H, trên thực tế bao gồm hai
bộ đệm. Việc ghi lên SBUF sẽ nạp dữ liệu để phát và việc đọc SBUF sẽ truy xuất dữ liệu

95
đã nhận được. Điều này có nghĩa là ta có hai thanh ghi riêng rẽ và phân biệt : Thanh ghi
phát ( Chỉ ghi) và thanh ghi thu ( Chỉ đọc) hay bộ đệm thu ( Hình 2.17).

Startbit Stopbit

0V Low

D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7

5V HIGH
1 1 0 1 0 0 1 0

104 uS T = 1/fBaud

1,04 mS

Hình 3.17. Dòng dữ liệu trên cổng nối tiếp của 89C51 với tốc độ 9.600 Buad

Write only : Chỉ ghi


Read only : Chỉ đọc
Shift register : Thanh ghi dịch bit
Baud rate clock ( Transmit ) : Xung nhịp tốc độ baud ( Phát )
Baud rate clock ( Receive ) : Xung nhịp tốc độ baud ( Thu )
89C51 Internal bus : Bus nội của 89C51
Thanh ghi điều khiển cổng nối tiếp SCON ( Địa chỉ byte là 98H ) là thanh ghi được
định địa chỉ từng bit, thanh ghi này chứa các bit trạng thái và các bit điều khiển. Các bit
điều khiển sẽ thiết lập chế độ hoạt động cho cổng nối tiếp còn các bit trạng thái chỉ ra sự
kết thúc việc thu hoặc phát một ký tự. Các bit trạng thái được kiểm tra bởi phần mềm hoặc
được lập trình để tạo ra ngắt.
Tần số hoạt động của cổng nối tiếp hay còn gọi la tốc độ baud (Baud rate) có thể cố
định hoặc thay đổi. Khi tốc độ baud thay đổi được sử dụng, bộ định thời 1 cung cấp xung
nhịp tốc độ baud và ta phải lập trình sao cho phù hợp. Trên hình (2.17) mô tả một dòng dữ
liệu điển hình của một byte dữ liệu trên cổng nối tiếp của vi điều khiển 89C51 ở tốc độ cố
định 9600 baud.
Từ những phân tích trên ta thấy về cơ bản giống nhau giữa truyền thông nối tiếp trên
máy tính PC và vi điều khiển 89C51. Chỉ có một điểm khác biệt chính là mức điện áp. Và
đây cũng là vấn đề cần phải giải quyết khi thiết kế cổng truyền thông nối tiếp giao tiếp với
máy tính PC : Bằng cách ghép nối các đường dẫn truyền và nhận của vi điều khiển với bộ
đệm nhận dùng vi mạch, chẳng hạn như loại MAX-232 của hãng MAXIM.

96
Vi mạch MAX 232 chuyển đổi mức TTL ở lối vào thành mức +10 V hoặc -10 V ở
phía truyền và các mức +3..12 V hoặc -3..-12 V thành mức TTL ở phía nhận. Hình (2.18 )
mô tả cách sắp xếp chân và sơ đồ cấu trúc của vi mạch MAX 232.

Hình 3.18. Sơ đồ chân linh kiện MAX232 & cấu trúc


e) Khối tạo dao động cho 89C51
Mạch điện điển hình của bộ tạo dao động dùng cho họ vi điều khiển 89C51. Mạch điện chỉ
có ba linh kiện phụ thêm là một bộ cộng hưởng thạch anh và hai tụ điện 33pF. Tần số riêng
của thạch anh có thể chọn trong vùng 1..33 MHz (hình 2.19).
VCC

U1
40

AT89C51
1 39
VCC

2 P1.0 P0.0/AD0 38
3 P1.1 P0.1/AD1 37
4 P1.2 P0.2/AD2 36
5 P1.3 P0.3/AD3 35
6 P1.4 P0.4/AD4 34
7 P1.5 P0.5/AD5 33
8 P1.6 P0.6/AD6 32
P1.7 P0.7/AD7
9
RST 31
XTAL1 19 EA/VPP
XTAL1 30
C2 33p XTAL2 18 ALE/PROG 29
C3 33p XTAL2 PSEN
10 21
11 P3.0/RXD P2.0/A8 22
Y1 12 P3.1/TXD P2.1/A9 23
11,092MHz 13 P3.2/INT0 P2.2/A10 24
14 P3.3/INT1 P2.3/A11 25
15 P3.4/T0 P2.4/A12 26
16 P3.5/T1 P2.5/A13 27
GND

17 P3.6/WR P2.6/A14 28
P3.7/RD P2.7/A15
20

Hình 3.19. Mạch tạo dao động cơ bản


g) Khối khởi động lại ( Reset ) của hệ vi điều khiển

97
Sau khi bật nguồn cung cấp, vi điều khiển được đặt vào một trạng thái ban đầu xác
định. Nhiệm vụ này được mạch khởi động lại ( Reset ) đảm nhiệm.
Quá trình Reset được thực hiện thông qua tụ điện C1, điện trở R2 và điốt D1.
VCC

U1

40
AT89C51
VCC 1 39

VCC
2 P1.0 P0.0/AD0 38
3 P1.1 P0.1/AD1 37
4 P1.2 P0.2/AD2 36
5 P1.3 P0.3/AD3 35
6 P1.4 P0.4/AD4 34
SW1 7 P1.5 P0.5/AD5 33
Reset R1 C1 8 P1.6 P0.6/AD6 32
100 10u P1.7 P0.7/AD7
RESET 9
RST 31
19 EA/VPP
R2 D1 XTAL1 30
10K 1N4007 18 ALE/PROG 29
XTAL2 PSEN
10 21
11 P3.0/RXD P2.0/A8 22
12 P3.1/TXD P2.1/A9 23
13 P3.2/INT0 P2.2/A10 24
14 P3.3/INT1 P2.3/A11 25
15 P3.4/T0 P2.4/A12 26
16 P3.5/T1 P2.5/A13 27

GND
17 P3.6/WR P2.6/A14 28
P3.7/RD P2.7/A15

20
Hình 3.20 Mạch khởi động lại ( Reset )

Trước hết, chân Reset nằm ở mức cao HIGH. Do có điện trở R1 nên tụ điện C1 phóng
điện làm cho điện áp trên chân Reset giảm dần và sau chừng 100 mS đã giảm đến mức
thấp LOW. Công tắc SW1 khi được nhấn làm chập mạch hai đầu tụ C1 và cho phóng hết
điện tích ở hai đầu tụ, sẽ lặp lại quá trình đặt lại và đưa vi điều khiển vào trạng thái ban đầu
xác định.
Như vậy, sau khi cấp nguồn cho vi điều khiển các quá trình quá độ xảy ra và nhanh
chóng kết thúc. Điện áp ở các chân Vcc và Reset thiết lập và ổn định (hình 3.21).

98
U

+5V
Chân Đóng công tắc nguồn nuôi
Vcc
0V
t
U Nhấn công tắc Reset
+5V
Chân
Reset
0V
Reset Reset t

Hình 3.21. Quá trình quá độ ở chân Vcc & Reset

Tổng hợp thiết kế bo mạch M8C :


Với các kết quả, thiết kế sơ bộ tổng hợp lại, chỉnh sửa rồi ứng dụng chương trình
OrCad Family Release 9.2 để vẽ mạch nguyên lý và thiết kế mạch in ( PCB: Printed
Circuit Board ), sơ đồ nguyên lý mạch biểu diễn trên hình 3.22.
Hệ vi điều khiển sau khi thiết kế chế tạo hoàn chỉnh:

Hình 3.22. Hệ vi điều khiển M8C

99
VCC

C22

J7 R5
JREF+
J4 U6 VCC 1 2 +5VDC REF+
CON9

5
1 RL7 18 1 OUT7 D3
2 RL6 17 OUT1 IN1 2 OUT6 VALE 14 12 CLK 1 +12VDC /T2OUT

GND VCC
3 RL5 16 OUT2 IN2 3 OUT5 1 CLKA QA 9 2 VCC U7
4 RL4 15 OUT3 IN3 4 OUT4 CLKB QB 8 3 GND 78XX
5 RL3 14 OUT4 IN4 5 OUT3 2 QC 11 +12VDC 3 1

GND
6 RL2 13 OUT5 IN5 6 OUT2 3 R01 QD J8 IN OUT
7 RL1 12 OUT6 IN6 7 OUT1 R02 POWER SUPPLY D4 R4
8 RL0 11 OUT7 IN7 8 OUT0 U3 C11 C12 C13
OUT8 IN8

10
9 COM C10

2
GND
10
COM

OUT[0..7]
J5
JCOM
9 AD[0..7]
1 2 VCC VCC
VCC
J2 VCC VCC J1
R-PACK8 U1 R-PACK8 U4 J3

40

11
1 AT89C51 1 ADC0809 AIN
2 OUT0 OUT0 1 39 AD0 AD0 2 AD0 17 26 IN0 1

VCC

VCC
VCC 3 OUT1 OUT1 2 P1.0 P0.0/AD0 38 AD1 AD1 3 AD1 14 D0 IN0 27 IN1 2
4 OUT2 OUT2 3 P1.1 P0.1/AD1 37 AD2 AD2 4 AD2 15 D1 IN1 28 IN2 3
5 OUT3 OUT3 4 P1.2 P0.2/AD2 36 AD3 AD3 5 AD3 8 D2 IN2 1 IN3 4
6 OUT4 OUT4 5 P1.3 P0.3/AD3 35 AD4 AD4 6 AD4 18 D3 IN3 2 IN4 5
7 OUT5 OUT5 6 P1.4 P0.4/AD4 34 AD5 AD5 7 AD5 19 D4 IN4 3 IN5 6
SW1 8 OUT6 OUT6 7 P1.5 P0.5/AD5 33 AD6 AD6 8 AD6 20 D5 IN5 4 IN6 7
Reset R1 C1 9 OUT7 OUT7 8 P1.6 P0.6/AD6 32 AD7 AD7 9 AD7 21 D6 IN6 5 IN7 8
P1.7 P0.7/AD7 D7 IN7 9
D2 RESET 9 OE 9 12 REF+
LED RST 31 OE REF+
XTAL1 EA/VPP VCC
19
R3 R2 D1 XTAL1 30 VALE
C2 XTAL2 18 ALE/PROG 29
C3 XTAL2 PSEN
RXD 10 21 A0 25 16 REF-
TXD 11 P3.0/RXD P2.0/A8 22 A1 24 A0 REF-
Y1 /INT0 12 P3.1/TXD P2.1/A9 23 A2 23 A1
13 P3.2/INT0 P2.2/A10 24 ALE 22 A2
P3.3/INT1 P2.3/A11 ALE

1
P1 14 25 START 6 J6
CONNECTOR DB9 15 P3.4/T0 P2.4/A12 26 OE START JREF-

GND
16 P3.5/T1 P2.5/A13 27 EOC 7 10 CLK
P3.6/WR GND P2.6/A14 EOC CLK
1 17 28
6 P3.7/RD P2.7/A15

2
13
2 R1IN U2

7
20

7 MAX232
3 13 12
8 /T1OUT 14 R1IN R1OUT 11 10 11
4 8 T1OUT T1IN 9
9 /T2OUT 7 R2IN R2OUT 10 /T2OUT U5E
5 15 T2OUT T2IN 1
GND C1+

14
C6 C4
6 3 VCC VCC VCC VCC VCC
2 V- C1- 4
V+ C2+ C14
C7 C5
16 5
VCC VCC C2-
C17 C15 C16 C18 C19 C20 C21
C9 C8 CAP

Hình 3.23. Sơ đồ nguyên lý hệ vi điều khiển M8C

100
3.4.2 Hệ rơ le

Hệ rơ le nhận tín hiệu điều khiển từ hệ vi điều khiển, sơ đồ nguyên lý hình 31. Các tín
hiệu này đã được đệm bởi bộ đệm ULN 2803 nên có khả năng đóng trực tiếp cho các rơ le
có dòng tiêu thụ nhỏ hơn 500 mA và điện áp nhỏ hơn 50 V. Từ đó ta chọn dùng rơ le PCB
RY5W-K của hãng TAKAMISAWA Nhật Bản với các thông số: 5VDC, 0,4A/125VAC,
1,25A/24VDC.
VCC

Relay
ULN 2803
89C51

1 1 2 1 2

P1.0

LED R

Hình 3.24. Sơ đồ nguyên lý một kênh điều khiển rơ le


- Với điốt bảo vệ chọn dùng loại 1N4007
- LED chọn dùng loại đỏ có điện áp định mức 2V, dòng điện định mức 10mA
- Điện trở hạn dòng cho LED: R = (VCC - ULED)/ILED = ( 5 - 2 )/5.10-3 = 600Ω. Vậy
chọn R = 820Ω.
Sơ đồ nguyên lý hệ rơ le:
LS1 LS5 J2
R1 860 RY5W-K R5 860 RY 5W-K 1 NO1
4 4 2 COM1
COM1 3 COM5 3 3 NO2
5 NO1 5 NO5 4 COM2
D9 D1 C1 8 D13 D5 C5 8 5 NO3
LED 1N4007 10n 6 LED 1N4007 10n 6 6 COM3
7 7 7 NO4
VCC 2 VCC 1 8 COM4
IN1 1 IN5 2 9 COM5
10 NO5
11 COM6
12 NO6
LS2 LS6 13 COM7
R2 860 RY5W-K R6 860 RY 5W-K 14 NO7
4 4 15 COM8
COM2 3 COM6 3 16 NO8
5 NO2 5 NO6
D10 D2 C2 8 D14 D6 C6 8 OUTPUT
LED 1N4007 10n 6 LED 1N4007 10n 6
7 7
VCC 2 VCC 1
IN2 1 IN6 2 J1
1 IN1
2 IN2
3 IN3
LS3 LS7 4 IN4
R3 860 RY5W-K R7 860 RY 5W-K 5 IN5
4 4 6 IN6
COM3 3 COM7 3 7 IN7
5 NO3 5 NO7 8 IN8
D11 D3 C3 8 D15 D7 C7 8 9
VCC
LED 1N4007 10n 6 LED 1N4007 10n 6 10
7 7
VCC 2 VCC 1 INPUT
IN3 1 IN7 2

VCC
LS4 LS8
R4 860 RY5W-K R8 860 RY 5W-K
4 4
COM4 3 COM8 3
5 NO4 5 NO8 C9 + C10
D12 D4 C4 8 D16 D8 C8 8 100n 1000uF
LED 1N4007 10n 6 LED 1N4007 10n 6
7 7
VCC 2 VCC 1
IN4 1 IN8 2

Hình 3.25 Sơ đồ nguyên lý hệ rơ le

101
Hệ rơ le sau khi thiết kế chế tạo hoàn chỉnh:

Hình 3.26. Bo mạch rơ le

3.4.3 Khuyếch đại và chuyển đổi cho cảm biến mức nước

Bộ Khuếch đại & Chuyển đổi cho cảm biến mức nước có khả năng tiếp nhận các tín
hiệu đến từ cảm biến mức, so sánh, khuếch đại, loại bỏ nhiễu, chuyển đổi thành dạng điện
áp 0..5 VDC hoàn toàn tương thích với hệ vi điều khiển M8C.
Mức nước biển thông qua cảm biến và được đưa đến đầu vào bộ Khuếch đại & Chuyển
đổi. Tại đây, tín hiệu mức đi qua bộ Khuếch đại được khuếch đại thành dạng điện áp U1(x)
và được đưa sang bộ phận So sánh. Trong bộ So sánh nó được so sánh với điện áp chuẩn
U2(x), căn cứ vào ngưỡng chuẩn mà xuất tín hiệu điều khiển sang phần Điều khiển đóng
cắt. Các Khóa nhận tín hiệu điều khiển từ khối Điều khiển đóng cắt sẽ tác động tới mảng
điện trở phân áp từ đó mà xuất ra điện áp tương ứng với mức biển ở đầu vào.
Bộ phận khuếch đại và so sánh: chủ yếu sử dụng các bộ khuếch đại thuật toán, ổn định
với hệ số khếch đại lớn, tuyến tính, thích hợp với các ứng dụng nguồn cung cấp đơn và có
thể hoạt động với mức điện áp thấp 3±1,5V, được tích hợp sẵn mạch bù. Nhiệm vụ chính
của chúng là khuếch đại, so sánh

102
Tín hiệu so sánh: Là một cầu trở phân áp từ nguồn áp cố định.
Điều khiển đóng cắt: Là khối logic thực hiện luật điều khiển định sẵn
Vcc Vcc Vcc
+5 VDC Vcc

R11 R13

Lev el Sensor 1

4
IL1 5 +
7 13 12 Dikie 1
Vref 6 -
R1
R12 R R15

4
11
R14
C11 1 2 5 + Ur(x)
7
SW1 6 -

R2 C1 C2

11
1

Vcc Vcc

R91
2
Lev el Sensor 9
4

IL1 5 +
7 13 12 Dikie 9
Vref 6 -
R9
R12 R R95
11

C91 1 2

SW9

Hình 3.27. Sơ đồ nguyên lý Khuếch đại & Chuyển đổi

Tính chọn điện trở cho Mảng điện trở phân áp [ ]:


Điện trở R1 tương ứng với mức nước thứ 9 khi đó SW1 đóng còn SW2..SW9 mở:
Ur(x) = Ur(9) = 5V → Chọn R1 = 100 KΩ / 0,25W
Điện trở R2 tương ứng với mức nước thứ 8 khi đó SW2 đóng còn SW1, SW3..SW9
mở: Ur(x) = Ur(8) = 0,5V
R2 = 0,5/((5 - 0,5)/R1) = 0,5/(4,5/100) = 11,111 KΩ
Điện trở R3 tương ứng với mức nước thứ 7 khi đó SW3 đóng còn SW1..SW2,
SW4..SW9 mở: Ur(x) = Ur(7) = 1,0V
1,0/(R2+R3) = 4,0/R1 → R3 = (R1 – 4R2)/4
R3 = (100 – 4.11,111)/4 = 13,889 KΩ
Điện trở R4 tương ứng với mức nước thứ 6 khi đó SW4 đóng còn SW1..SW3,
SW5..SW9 mở: Ur(x) = Ur(6) = 1,5V
1,5/(R2+R3+R4) = 3,5/R1 → R4 = (1,5R1 – 3,5R2-3,5R3)/3,5
R4 = (150 – 3,5.11,111-3,5.13,889)/3,5 = 17,857 KΩ

Điện trở R5 tương ứng với mức nước thứ 5 khi đó SW5 đóng còn SW1..SW4,
SW6..SW9 mở: Ur(x) = Ur(5) = 2,0V
2,0/(R2+R3+R4+R5) = 3,0/R1 → R5 = (2,0R1 – 3,0R2-3,0R3-3,0R4)/3,0

103
R5 = (200 – 3,0.11,111-3,0.13,889-3,0.17,857)/3,0 = 23,809 KΩ
Điện trở R6 tương ứng với mức nước thứ 4 khi đó SW6 đóng còn SW1..SW5,
SW7..SW9 mở: Ur(x) = Ur(4) = 2,5V
2,5/(R2+R3+R4+R5+R6)=2,5/R1 → R6=(2,5R1–2,5(R2+R3+R4+R5))/2,5
R6 = (250 – 2,5(11,111+13,889+17,857+23,809))/2,5 = 33,334 KΩ
Điện trở R7 tương ứng với mức nước thứ 3 khi đó SW7 đóng còn SW1..SW6,
SW8..SW9 mở: Ur(x) = Ur(3) = 3,0V
3,0/(R2+ .. +R7)=2,0/R1 → R7=(3,0R1–2,0(R2+R3+R4+R5+R6))/2,0
R7 = (300 – 2,0(11,111+13,889+17,857+23,809+33,334))/2,0 = 50,000 KΩ
Điện trở R8 tương ứng với mức nước thứ 2 khi đó SW8 đóng còn SW1..SW7, SW9
mở: Ur(x) = Ur(2) = 3,5V
3,5/(R2+ .. +R8)=1,5/R1 → R9=(3,5R1–1,5(R2+R3+R4+R5+R6+R7))/1,5
R8=(350–1,5(11,111+13,889+17,857+23,809+33,334+50))/1,5 = 83,333 KΩ
Điện trở R9 tương ứng với mức nước thứ 1 khi đó SW9 đóng còn SW1..SW8 mở:
Ur(x) = Ur(1) = 4,0V
4,0/(R2+ .. +R9)=1,0/R1→R9=(4,0R1–1,5(R2+R3+R4+R5+R6+R7+R8))/1,5
R9=(400–1,0(11,111+13,889+17,857+23,809+33,334+50+83,333))/1,0
R9=166,667 KΩ

Bộ Khuếch đại & Chuyển đổi cho cảm biến mức nước sau khi thiết kế chế tạo hoàn
chỉnh (hình 3.28):

Hình 3.28. Khuếch đại chuyển đổi cho cảm biến mức nước

104
3.4.4 Nguồn cung cấp cho MC8, rơ le, khuyếch đại, cảm biển

Điều kiện thiết kế nguồn cung cấp:


- Hệ vi điều khiển sử dụng nguồn đơn +5 VDC và +12 VDC
- Hệ rơ le sử dụng nguồn đơn +5 VDC
- Khuếch đại & Chuyển đổi cho cảm biến mức nước sử dụng nguồn đơn là + 5
VDC và + 12 VDC
Vậy, nguồn cung cấp phải đảm bảo cung cấp ổn định cho toàn hệ thống nguồn + 5
VDC và +12 VDC.

R8 R

C8
Vout 1
2
D3
J2
DCout

1
2 Q1
D1 R5 D2
J1 DB R
AC IN U1
R1 R R3 R R4 R 78XX/SIP
- + 1 3 Vout

GND
VIN VOUT
C1

+ R2 D4 C4 + R7 + C7 D5

2
D9 C15 R C2 D10 C16 C6

C3 C5 R6
RVAR

Hình 3.29. Sơ đồ nguyên lý nguồn cung cấp

Bộ nguồn cung cấp sau khi thiết kế chế tạo hoàn chỉnh:

Hình 3.30. Nguồn cung cấp

105
3.5 Lập trình phần mềm điều khiển cơ cấu thừa hành quá trình cấp nước biển và
kiểm tra khu vực kết tinh muối.

Các hệ thống thiết bị, đo lường và điều khiển ghép nối máy tính có độ chính xác cao,
thời gian thu thập số liệu ngắn nhưng điều đáng quan tâm hơn là mức độ tự động hóa trong
việc thu thập và xử lý các kết quả đo, kể cả việc lập bảng thống kê cũng như in ra kết quả.

Ngôn ngữ lập trình là một tập các chỉ thị (instruction) được sắp xếp theo một trật tự
định trước nhằm hướng dẫn máy tính thực hiện các thao tác, hành động cần thiết để đáp
ứng một mục tiêu đã định trước của con người như truy xuất dữ liệu, tìm kiếm, giải bài
toán, ...Các chỉ thị này có thể được viết bằng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau. Hiện
nay người ta sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình, mỗi loại ngôn ngữ đều có ưu, nhược
điểm riêng của nó. Một số ngôn ngữ thì được phát triển để dùng trên các loại máy tính
chuyên biệt, một số ngôn ngữ khác thì - do sự thành công của nó - đã trở thành chuẩn và
được áp dụng trên đa số các máy tính. Ngôn ngữ lập trình có thể được phân chia thành 3
loại chính : ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ cấp cao.

Với mục đích dễ dàng tương thích và giao tiếp với các phần mềm quản lý và ứng
dụng thông dụng hiện nay đề tài đã chọn dùng ngôn ngữ Visual Basic và Visual C để lập
trình phần mềm điều khiển.

Dựa vào kết quả của quá trình điều tra khảo sát các qui trình sản xuất phơi nước tập
trung ở trong nước và một số nước trên thế giới, đề tài đã lựa chọn phương án thiết kế hệ
điều khiển quá trình cấp nước biển - chế chạt cho qui trình sản xuất muối phới nước tập
trung bao gồm các khâu từ cảm biến, khuếch đại, khối xử lý và tính toán dùng vi xử lý (hệ
M8C), chương trình hiển thị, điều khiển và quản lý dữ liệu, tín hiệu ra điều khiển và chấp
hành ... Sơ đồ khối của hệ được biểu diễn trên hình 2.31, bao gồm các thiết bị thuộc phần
cứng như các mạch điện khuếch đại, xử lý ... các rơ le, contactor và phần mềm gồm
chương trình cho vi xử lý, chương trình làm việc trên máy tính PC.

Hệ điều khiển nhận tín hiệu từ các cảm biến mức, nồng độ muối của nước biển và
căn cứ vào yêu cầu của sản xuất sẽ tác động lên các thiết bị thừa hành đóng hoặc cắt sự
hoạt động của các tổ bơm. Hệ điều khiển này ghép nối với máy tính cá nhân (PC) trong
phòng điều khiển để điều khiển, theo dõi trạng thái hoạt động của các thiết bị và có thể lưu
giữ các số liệu về tình trạng hoạt động của hệ thống vào file phục vụ cho quá trình theo dõi
của chu trình làm việc.

106
Khuếch đại Chương trình
Độ mặn Cảm biến Người dùng
Chuyển đổi ứng dụng
Hệ M8C PC

Khuếch đại Lưu trữ


Mức nước Cảm biến
Chuyển đổi dữ liệu

Hệ Rơ le Phần cứng Phần mềm


.
.
.

TB 1 TB 2 TB 3 . . .

Hình 3.31. Sơ đồ khối hệ thống hiển thị, điều khiển và lưu giữ số liệu
Trong đó: ‘Độ mặn, : Độ mặn của nước biển
‘Mức nước, : Mức nước biển
‘Cảm biến, : Cảm biến mức nước và độ mặn
‘Khuếch đại Chuyển đổi, : Bộ Khuyếch đại & Chuyển đổi tín hiệu đến từ các Cảm biến thành dạng tín hiệu tương thích với Hệ M8C
‘Hệ Rơ le, : Bao gồm các rơ le điều khiển
‘TB1 TB2 TB3 ... , : Các thiết bị cần điều khiển (Các bơm nước trong Trạm Bơm)
‘M8C, : Hệ vi điều khiển
‘PC, : Personal Computer – Máy tính cá nhân (Máy tính điều khiển)
‘Chương trình ứng dụng, : Chương trình điều khiển Salwa M2C chạy trên nền hệ điều hành Windows XP
‘Lưu trữ dữ liệu, : Một chức năng của Salwa M2C khi được kích hoạt sẽ lưu trữ các thông số về độ mặn, mức nước theo thời gian
vào trong ổ cứng của PC

107
Nguyên lý làm việc: Độ mặn của nước biển, mức nước biển thông qua các cảm
biến độ mặn và mức nước được biến đổi thành tín hiệu điện và đưa tới các bộ Khuếch đại
& Chuyển đổi. Tại đây, chúng được khuếch đại, lọc bỏ nhiễu và biến đổi sang dạng điện áp
0 ÷ 5 VDC sau đó tín hiệu đưa vào bộ M8C. M8C tiếp nhận và biến đổi các tín hiệu tương
tự này thành tín hiệu dạng số và lưu trữ lại trong bộ nhớ động của hệ. Hệ M8C kết nối với
Máy tính điều khiển qua cổng COM1 (Theo chuẩn truyền thông RS232C). Chương trình
ứng dụng Salwa M2C chạy trên Máy tính điều khiển gửi lệnh đọc dữ liệu tới M8C. Sau
khi nhận được lệnh, M8C sẽ kiểm tra, giải mã lệnh rồi gửi dữ liệu đã được yêu cầu tới Máy
tính điều khiển. Máy tính điều khiển sẽ xử lý các số liệu nhận được rồi hiển thị trên
màn hình, đồng thời xuất lệnh điều khiển đến M8C điều khiển các Thiết bị chấp
hành thông qua hệ Rơ le.

Căn cứ vào các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống, đề tài đã tiến hành tính toán
thiết kế hệ điều khiển là bộ thu và xử lý tín hiệu điều khiển 8 kênh gồm khối thu
nhận tín hiệu từ cảm biến, khối xử lý tín hiệu, khối nguồn, khối rơle đầu ra, khối
ghép nối với máy tính..
3.5.1. Thiết kế, chế tạo bộ thu thập và xử lý số liệu

Dựa vào các thông số của bọ cảm biến mức, nồng độ muối đề tài tiến hành
thiết kế và chế tạo bộ thu và xử lý tín hiệu điều khiển đa kênh gồm mạch thu nhận
tín hiệu từ cảm biến, mạch biến đổi A/D, khối xử lý tín hiệu, khối nguồn, khối rơle
đầu ra, mạch ghép nối với máy tính ..

Yêu cầu thiết kế

Phân tích sơ đồ khối tổng quát (hình 3.32) ta nhận thấy:

- Hệ vi điều khiển M8C nhận tín hiệu đến từ các cảm biến nên hệ cần phải có các
Đầu vào tương tự và bộ Chuyển đổi tương tự - số để tương thích với máy tính.

- Hệ vi điều khiển M8C có các đầu ra điều khiển rơ le nên hệ cần phải có các Đầu
ra số. Để giao tiếp với Máy tính điều khiển nên hệ cần phải có Cổng truyền thông ghép nối
máy tính.

Từ đó ta có sơ đồ thiết kế như sau:

108
Nước biển Cảm biến nồng độ Bộ thu và xử Phần mềm
cấp cho Máy tính
Cảm biến mức lý tín hiệu đa
đồng muối điều khiển
kênh

Các thiết bị Khối đầu


chấp hành ra điều
khiển

Hình 3.32 Sơ đồ nguyên lý giám sát và điều khiển hệ thống

- Các thông số chủ yếu của bộ thu thập và xử lý số liệu như sau:

- Đầu vào: 8, trong đó các đầu vào mức và đầu vào 0 - 5V

- Đầu ra: sử dụng 8 rơle công suất 5A, 250V

- Nguồn nuôi: 220V 50Hz 1 pha

- Chíp vi điều khiển: 89C52

- Giao tiếp với máy tính: theo chuẩn RS 232

- Thuật toán của chương trình điều khiển được xây dựng và cho trên hình 2.32.

3.5.2. Xây dựng phần mềm

Phần mềm chương trình thu thập, lưu trữ và xử lý số liệu điều khiển hệ thống bơm cấp
nước biển và khu vực chế chạt đã được xây dựng, trong đó: các số liệu trạng thái của hệ
thống được hiển thị trực tiếp trên màn hình máy tính và được lưu trữ vào các file theo
ngày, các giá trị dải đo của các kênh làm việc là độc lập với nhau và thang đo thay đổi dễ
dàng (free scale). Ngưỡng tác động của các tham số điều khiển cũng như trạng thái làm
việc của các thiết bị trong hệ thống tưới được hiển thị trực quan trên màn hình. Các thông
số điều khiển là mức nước biển, nồng độ muối trong nước biển, trang thái hoạt động của hệ
thống bơm. Chương trình điều khiển bao gồm:

Tín hiệu máy tính nhận từ card truyền thông:


- Điện áp 0 ÷ 5V mã hoá 8 bit tương ứng với nồng độ muối 0 ÷ 40Be’
- Điện áp 1 ÷ 5V tương ứng với 5 giá trị mức nước.
- Trạng thái (chạy hoặc dừng của các bơm 1, bơm 2, bơm 3).

109
B¾t ®Çu

Khëi t¹o giao diÖn GUI


GUI

Khëi t¹o giao diÖn truyÒn


th«ng
RS232

Khëi t¹o luång (thread)


database
qu¶n lý d÷ liÖu

Ch−¬ng tr×nh chÝnh:


- Qu¶n lý sù kiÖn quÐt hái thêi gian
- Qu¶n lý sù kiÖn thay ®æi thiÕt lËp
- Qu¶n lý sù kiÖn bËt/t¾t ghi sè liÖu
- BiÕn ®æi vµ hiÓn thÞ sè liÖu
- §−a ra quyÕt ®Þnh ®iÒu khiÓn

NhÊn nót tho¸t

Gi¶i phãng luång


(thread) qu¶n lý d÷ liÖu

T¾t giao diÖn truyÒn


th«ng

Xãa giao diÖn GUI

KÕt thóc

Hình 3.33. Thuật toán của chương trình điều khiển

Tín hiệu máy tính truyền tới card truyền thông:


- Tín hiệu chạy hoặc dừng các máy bơm 1, bơm 2, bơm 3

Các số liệu được lưu trữ trong quá trình làm việc:
- Giá trị nồng độ muối.

110
- Mức nước.
- Trạng thái chạy, dừng các bơm

Các giá trị hiển thị trên màn hình:


- Nồng độ muối:
+ Giá trị nồng độ hiện tại (bằng chữ số và đồng hồ)
+ Mức nồng độ đặt (bằng chữ số)
+ Đồ thị giá trị nồng độ biến thiên trong ngày.
- Mức nước:
+ Cột báo mức nước hiện tại
+ Đồ thị mức nước biến thiên trong ngày.
- Bơm: Hiển thị trạng thái bật hoặc tắt của các bơm 1, bơm 2, bơm 3.
- Chế độ điều khiển: Tay hoặc Tự động.
- Chế độ ghi số liệu: Ghi hoặc Dừng.

Các chế độ điều khiển trên màn hình:

*Chế độ tự động:

Các bơm chạy hoặc dừng phụ thuộc vào các thông số nồng độ muối và mực
nước:
- Chạy khi nồng độ muối và mực nước lớn hơn giá trị được đặt.
- Dừng khi nồng độ muối hoặc mực nước nhỏ hơn giá trị đặt.
- Các bơm được khởi động trễ với nhau về thời gian.
- Có thể khống chế thời gian chạy cho các bơm.
- Các giá trị có thể đặt là: nồng độ muối, mức nước, thời gian bơm.

*Chế độ tay:
- Chạy hoặc dừng các bơm bằng các nút ấn trên màn hình.

* Thiết lập các thông số cho việc lưu trữ dữ liệu như: thời gian và có lưu dữ liệu
hay không.
* Hiển thị các thông số truyền thông giữa máy tính PC và hệ vi điều khiển, cảnh
báo trạng thái độ mặn của một số ô chế chạt.
Phần mềm sau khi xây dựng xong sẽ được đóng gói và được ghi vào đĩa CD thuận
tiện cho việc cài đặt chương trình. Khi đưa đĩa CD vào máy tính chương trình sẽ tự động
cài đặt vào trong máy.
3.5.3. Chương trình trên M8C

111
Bắt đầu

Khởi tạo các


thông

Thiết lập thông số


truyền thông

Khởi tạo, cho


phép

0
Có lệnh

Kiểm tra

1
Có lỗi ? Xử lý lỗi

Giải mã lệnh

Thực thi lệnh

Hình 3.34. Lưu đồ thuật toán cho M8C

Triển khai và lập trình cho M8C


Chương trình được viết và biên dịch bằng MASM51:
//------Khởi tạo các thông số cơ bản-------------;
//------------------------------------------------------;
clr RF ;clr TF ;clr
Crc1F ;clr Crc2F ;clr

112
IRam ;mov R0, #30h ;mov
R1, #00h ;mov R2, #00h ;mov
R3, #00h ;mov R4, #00h ;mov
R5, #00h ;clr A ;mov
P2, A ;mov Dptr, #00h ;mov
Rp1, #'<' ;mov Rp2, #'!' ;mov
Rp6, #'>' ;
//------Kết thúc khởi tạo thông số cơ bản-------;
//------Thiết lập thông số truyền thông----------;
mov Scon, #52h ;
mov Tmod, #20h ;
mov Th1, #-13 ;mov A, Pcon ;
setb Acc.7 ;mov Pcon, A
;setb Tr1 ;
//------Kết thúc thiết lập truyền thông-----------;
//------Thiết lập ngắt-------------------------------;
setb Es ;setb Ea ;
//------Kết thúc thiết lập ngắt---------------------;
//------Có lệnh--------------------------------------;
Colenh: jnb RF, Colenh ;
//------Kết thúc có lệnh----------------------------;
//------Kiểm tra & Có lỗi ?------------------------;
cjne Rq, #Banglenh, Xulyloi ;
sjmp Giamal ;
//------Kết thúc kiểm tra & có lỗi ?--------------;
//------Xử lý lỗi-------------------------------------;
call Loi ;
sjmp Colenh ;
//------Kết thúc Xử lý lỗi--------------------------;
//------Giải mã lệnh--------------------------------;
Giaimal: mov R0, #Lenh ;
mov A, @R0 ;
cjne A, #Banglenh, Gm1 ;
sjmp Exgm ;
Gm1: inc R2 ;
Exgm: nop ;
//------Kết thúc giải mã lệnh----------------------;
//------Thực thi lệnh--------------------------------;
call Thucthilenh ;

113
sjmp Colenh ;
//------Kết thúc thực thi lệnh----------------------;
//------Chương trình con phát ký tự--------------;
mov C, P ;
cpl C ;
mov ACC.7, C ;
jnb TI, $ ;
clr TI ;
mov SBUF, A ;
clr ACC.7 ;
ret
//------Kết thúc phát ký tự ------------------------;
//------Chương trình con phát ký tự--------------;
jnb RI, $ ;
clr RI ;
mov SBUF ;
mov C, P ;
cpl C ;
clr ACC.7 ;
ret
//------Kết thúc phát ký tự ------------------------;

3.5.4. Chương trình ứng dụng trên PC

Chương trình ứng dụng trên PC được phát triển trên cơ sở ngôn ngữ lập trình Delphi
7.0 của Borland

Giao diện chính của chương trình

Giao diện của chương trình ứng dụng thân thiện, trực quan với người dùng và hoàn
toàn bằng tiếng Việt.

Hình 3.35. Cửa sổ quan sát độ mặn & các thiết lập liên quan

114
Cửa sổ quan sát độ mặn & các thiết lập tham số để người dùng có thể quan sát nhanh
độ mặn nước biển qua hiển thị dạng đồng hồ kim quen thuộc hoặc hiển thị số chính xác.
Thiết lập các thông số bằng việc đánh dấu lựa chọn và hệ thống thanh trượt.

Cửa sổ quan sát mức nước, trạng thái của bơm & các thiết lập

Hình 3.36. Cửa sổ quan sát mức nước và trạng thái của bơm
Cửa sổ quan sát mức nước và trạng thái của bơm làm cho người vận hành dễ dàng
quan sát mức nước biển thông qua hiển thị dạng cột. Quan sát trạng thái của các động cơ
bơm qua hệ đèn báo: Đèn sẽ nháy sáng khi bơm hoạt động. Cửa sổ thiết lập thông số của
bơm giúp người dùng chọn lựa chế độ hoạt động: ‘Tay, ‘Dừng, ‘Tự động, hay ‘Lịch trình ,.
Thiết lập ngưỡng bơm cho trạm (hình 3.37.

Hình 3.37. Cửa sổ thiết lập thông115


số làm việc của bơm
Các thiết lập và hiển thị chung

Hình 3.38 Các thiết lập và hiển thị chung

Các thiết lập và hiển thị chung nhằm mục đích hiển thị các thông số truyền thông
giữa máy tính PC và hệ vi điều khiển. Đồng thời cho phép thiết lập các thông số cho việc
lưu trữ dữ liệu như: thời gian và có lưu dữ liệu hay không. Trên cửa sổ này còn có phần
cảnh báo độ mặn của các ô chế chạt mà dữ liệu được đưa vào từ thiết bị đo cầm tay DA -
130N sau khi kiểm tra tại các ô chế chạt.
Cửa sổ thiết lập cảnh báo cho ô kết tinh

Hình 3.39. Cửa sổ thiết lập ngưỡng cảnh báo, tác động cho ô kết tinh

116
Cửa sổ ‘Cảnh báo, giúp người dùng mở các tệp dữ liệu (Do DA - 130N thu thập) và
hiển thị trên màn hình theo dạng bảng biểu. Ta có thể tác động trực tiếp lên bảng biểu để gán
tên các ô kết tinh cũng như thiết lập điểm cảnh báo, tác động cho chúng để người vận hành
tiện theo dõi.

Cửa sổ lập lịch làm việc cho trạm bơm


Cửa sổ lập lịch làm việc cho trạm bơm theo thời gian cho phép người vận hành quản lý
và lập lịch làm việc cho trạm bơm theo hai dạng: Dạng thứ nhất là theo ngày và dạng thứ hai
là theo tuần (hình 3.40). Cửa sổ này thuận tiện khi thời tiết ổn định và thủy triều không có biến
động lớn.

Hình
3.5.5 Mã nguồn của3.40. Cửatrình.
chương sổ lập lịch làm việc cho trạm bơm theo thời gian

[ Mã nguồn của chương trình xin xem phần phụ lục]


3.6 Lắp đặt, vận hành hệ thống tự động cấp nước biển, kiểm tra điều khiển quá trình
chế chạt.
3.6.1 Cấu tạo và chức năng của hệ thống

Từ vị trí tủ điều khiển có thể quan sát, kiểm tra, điều khiển vận hành trạm bơm I cấp
nước cho khu điều tiết của xí nghiệp muối, tùy theo yêu cầu cụ thể:

117
MỨC NƯỚC ĐIỆN ÁP Đ1 Đ2 Đ3

ĐỘ MẶN
V A1 A2 A3
M5

M4 B1 B2 B3
CMV
M3 C1 C2 C3

M2 D1 D2 D3 CM

M1
DỪNG KHẨN BƠM 1 BƠM 2 BƠM 3
CT CÒI

Hình 3.41: Mặt tủ điều khiển vận hành trạm bơm

a) Đóng áp tomat tổng cấp điện cho tủ điều khiển: các đèn Đ1, Đ2, Đ3 sáng, báo hiệu đủ pha
điện nguồn.
b) Nồng độ mặn của nước biển được chỉ thị qua các đèn báo (gồm 3 đèn).
Độ mặn của nước biển ≤ 2,50Be’ - Đèn đỏ sáng.
Độ mặn của nước biển ≥ 2,50Be’ và ≤ 2,80Be’ - Đèn vàng sáng.
Độ mặn của nước biển ≥ 2,80Be’ và = 30Be’ - Đèn xanh sáng.
c) Mức nước thủy triều (nước biển tại trạm bơm) được chỉ thị ở 5 mức theo các dèn báo
sáng từ M1 đến M5.
Tùy theo chế độ đặt mức nước thủy triều cần bơm cấp nước tự động, khi vượt qua các
ngưỡng đặt M1; M2 ... các bơm sẽ hoạt động tuần tự (theo độ trễ khởi động của các Rơlay thời
gian). Cho tới khi mức nước rút xuống dưới M1; M2 ... các bơm cấp nước sẽ tự động ngừng.
d) Chế độ vận hành cưỡng bức (vận hành tay) chuyển chuyển mạch CM từ vị trí tự
động sang điều khiển tay. các bơm nước sẽ được vận hành qua các nút khởi động C1-C3

118
Hình 3.42. Lắp đặt tủ điều khiển trạm bơm cấp nước biển.

3.6.2 Nhiệm vụ và hoạt động của hệ thống


Hệ thống tự động cấp nước biển có nhiệm vụ điều khiển tự động trạm bơm I cấp nước
biển cho khu điều hòa của xí nghiệp Tri Hải gồm 3 bơm x 37kw.
Chế độ làm việc tự động được lập trình phụ thuộc vào các sensor đo mức thủy triều và
nồng độ mặn của nước biển tại thời điểm bơm.
Hệ thống kiểm tra và điều khiển quá trình chế chạt hoạt động bán tự động với thao tác đo
nồng độ mặn của nước chạt bằng thiết bị đo tỷ trọng Kyoto - Nhật Bản xách tay (mỗi lần đo có
thể thực hiện được 200 phép đo theo thứ tự). Giá trị kiểm tra nồng độ mặn của khu vực sản
xuất được lưu giữ thống kê trên máy tính với phần mềm chuyên dùng qua cổng hồng ngoại.
Có ba giá trị đo được xác lập với các mức 14; 25 và 300Be’. Hệ thống khuyếch đại của tủ sẽ
tác động lên các cơ cấu thừa hành để báo và điều khiển hệ thống máy công tác đóng mở các
phai cống (tại Tri Hải thao tác này chưa thực hiện do kết cấu hạ tầng chưa được lắp đặt).

3.6.3 Hệ thống bảo vệ

a) Nút dừng khẩn được thao tác bằng tay để dừng toàn bộ hệ thống khẩn cấp khi có sự cố.

b) Công tắc “CT còi” xác lập chế độ hoạt động của còi cảnh báo khi các bơm nước bắt đầu khởi
động vận hành.

119
c) Bảo vệ áp; dòng và ngắn mạch:

Trường hợp mất pha hệ điều khiển tự động lập tức cắt ngay nguồn cấp cho động cơ bảo vệ chúng
khỏi tình trạng quá tải.

Nếu bất cứ bơm cấp nước biển nào hoạt động trong tình trạng quá tải định mức hệ Rơlay nhiệt sẽ
sa thải nguồn của động cơ ấy.

3.6.4 Hệ thống kiểm tra nồng độ mặn, lưu giữ số liệu và điều khiển chế chạt

Máy tính (PC) trên tủ điều khiển luôn hiển thị giao diện chuyên dùng thông báo: Nồng độ
mặn của nước biển, mức nước biển, trạng thái các bơm cấp nước và trạng thái hệ thống
khuyếch đại thừa hành điều khiển chế chạt với các cửa sổ:

Cửa sổ quan sát nồng độ mặn và các thiết lập:

Có thể quan sát nhanh nồng độ mặn nước biển qua hiển thị dạng đồng hồ kim, hoặc hiển thị
số chính xác.

Thiết lập các thông số đặt bằng kích chọn và hệ số thanh trượt.

Cửa sổ quan sát mức nước, trạng thái của bơm và các thiết lập : Dễ dàng quan sát mức
nước biển thông qua hiển thị dạng cột nước. Quan sát trạng thái của các động cơ bơm qua hệ
đèn báo.

Có thể lựa chọn các chế độ làm việc “Tay”; “Tự động”; “Dừng”; hay “Lịch trình”, có thể
thiết lập ngưỡng mức nước bơm cho trạm.

Các hiển thị chung: Hiển thị các thông số truyền thông giữa máy tính PC và hệ vi điều
khiển. Thiết lập các thông số cho việc thống kê lưu giữ số liệu qua thiết bị đo Kyoto. Thiết lập
các thông số tác động, khuyếch đại và tác động của các rơlay thừa hành cho ba chế độ kết tinh
thạch cao; kết tinh muối và thải nước ót.

Cửa sổ lập trình làm việc cho trạm bơm. Quản lý và lập trình lịch làm việc cho trạm bơm
theo ngày và theo tuần.

120
Hình 3.43 Giao diện chính của chương trình giám sát và điều khiển cấp nước biển và
chế chạt

Hình 3.44. Vận hành hệ thống kiểm tra và điều khiển chế chạt

121
3.7 Nhận xét chung

Đề tài đã hoàn thành các chỉ tiêu đã đăng ký cả về nội dung và tiến độ.

1. Đề tài đã thực hiện khảo sát hệ thống cấp nước biển sản xuất muối phơi nước tập trung
ở trong nước và trên thế giới. Trên cơ sở đó đã đề xuất giải pháp điều khiển cho cấp
nước biển và kiểm soát quá trình chế chạt kết tinh muối.

2. Đã thiết kế chế stạo các tủ điều khiển tự động cho trạm bơm cấp nước biển và khu vực
kết tinh muối. Các tủ đã được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2004 và đến nay vẫn làm
việc ổn định, phát huy hiệu quả tốt.

3. Đã xây dựng phần mềm kiểm tra, giám sát và điều khiển cho cấp nước biển và khu vực
kết tinh muối. Phần mềm đã phát huy tác dụng tốt cho quá trình điều khiển và thu thập
dữ liệu cho quá trình kết tinh muối, lập kế hoạch và điều khiển bơm cấp nước biển.

4. Theo dõi quá trình vận hành của hệ điều khiển cấp nước biển và giám sát, kiểm tra kết
tinh muối trong thực tế sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri Hải sau một năm cho thấy hệ
thống làm việc ổn định, tin cậy. Hệ thống góp phần giảm thiểu nhân công trong vận
hành, thuận tiện trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả của sản xuất muối phơi
nước tập trung tại Xí nghiệp muối Tri Hải.

5. Tính mới, sáng tạo ở đây là lần đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô hình giám sát và điều
khiển tự động trong sản xuất muối phơi nước tập trung ở các khâu cấp nước biển và
kết tinh. Đây là bước tiền đề để có thể áp dụng cho các cơ sở sản xuất muối phơi nước
tập trung khác và tiếp tục ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản
xuất muối.

Sau một năm theo dõi tại cơ sở đề tài nhận thấy để phát huy tốt hơn hiệu quả của quá
trình áp dụng kết quả đề tài thì các cơ sở sản xuất phải cải tạo đồng bộ cơ sở hạ tầng.

122
Ch¦¥NG IV
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG MÁY THU HOẠCH QUY MÔ THÍCH HỢP
VỚI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MUỐI PHƠI NƯỚC TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM.
4.1. Công nghệ và hệ thống thiết bị thu hoạch muối phơi nước biển trên thế giới và
Việt Nam.
4.1.1 Thu hoạch bằng các liên hợp thu hoạch muối tự hành
Các liên hợp thu hoạch muối được lắp đặt trên máy kéo phần lớn là bánh xích có công
suất động lực lớn: 150÷200Hp.
Phần mũi liên hợp là cơ cấu cắt, đào, phá lớp muối đã kết tinh đóng thành lớp dày từ
150÷300mm trên mặt ruộng. Sau đó phần thu gom sẽ gom muối vận chuyển lên liên hợp (quá
trình gom muối được đưa qua sàng để thoát bớt nước ót và khuấy đảo rửa bỏ tạp chất không
tan trong muối). Trên liên hợp, muối được đưa ra băng tải xíên bên hông và truyền tải sang xe
tải hoặc rơmooc để vận chuyển về kho tập kết.
Ưu điểm của các liên hợp thu hoạch muối:
- Thu hoạch muối dứt điểm, năng suất cao, số lần đi lại trên đồng muối được giảm
thiểu.
Thích hợp với các đồng muối quy mô lớn tại các nước công nghiệp sản xuất muối từ
nước biển phát triển.

Hình 4.1. Cày phá vỡ lớp muối kết tinh theo động lực 130 Hp - Trung Quốc

Nhược điểm của các liên hợp thu hoạch:

123
- Đòi hỏi đồng sản xuất muối phải được quy hoạch có diện tích lớn. Mặt nền ruộng
được lu nén chịu được áp lực nén cao của các máy kéo (liên hợp) có trọng lượng lớn.

- Chiều dày lớp muối kết tinh dày (tối thiểu đạt 150mm) . Thời gian cho kết tinh muối
phải kéo dài, (với điều kiện Việt Nam để đạt được chiều dày lớp muối 25÷ 30 mm thời gian
kết tinh phải kéo dài 30 ÷ 40 ngày) điều kiện khí hậu thời tiết phải có những mùa khô ổn định
kéo dài hoặc phải có công nghệ, thiết bị loại bỏ các ảnh hưởng của khí hậu trong quá trình kết
tinh muối.
4.1.2 Thu hoạch muối theo nhiều công đoạn

- Công đoạn I: dùng cày không lật, phay lưỡi thẳng (hoặc các công cụ đào phá) để phá
vỡ lớp muối đã kết tinh trong đồng muối, các máy kéo được sử dụng trong công đoạn này là
những máy kéo bánh lốp có công suất nhỏ 20÷50hp.

- Công đoạn II: Sử dụng máy kéo ben hoặc bàn trang theo máy kéo đánh luống hoặc
đánh đống cao chờ sản phẩm muối ráo nước ót.

- Công đoạn III:

a). Công đoạn II có thể được thực hiện bằng liên hợp thu gom muối và vận chuyển tải
muối thẳng lên phương tiện vận chuyển. Thường sử dụng máy kéo bánh lốp công suất
30÷50hp.

b). Sử dụng bơm hỗn hợp lỏng rắn để bơm muối lên kho chứa muối hoặc lên xe vận
chuyển muối về kho.

c). Sử dụng băng tải tự xúc (hoặc xúc bằng sức người) vận chuyển muối lên các xe vận
chuyển. Công suất các băng tải 15÷20 Hp.

Ưu điểm của phương pháp thu hoạch muối nhiều công đoạn:

- Có thể sử dụng ở các cánh đồng muối có diện tích nhỏ dưới 1ha. Không đòi hỏi phải
có mặt nền cứng (mặt nền "thuộc" ở đồng muối lâu năm).

- Chiều dày lớp muối kết tinh không đòi hỏi cao (từ 25÷30 mm là có thể thu hoạch).

- Công suất của các máy kéo mang máy công tác nhỏ không làm hỏng bề mặt đồng
muối.

124
- Thích hợp với các đồng muối có quy mô sản xuất nhỏ và vừa nhất là khu vực Đông
Nam Á.

Nhược điểm:

- Năng suất thu hoạch thấp.

Thu hoạch theo nhiều công đoạn kéo dài thời gian thu hoạch.

Hình 4.2. Bàn trang theo MTZ - 50 dùng để đánh đống muối thành hàng

4.1.3 Một số phương pháp thu hoạch muối sản xuất phơi nước biển hiện đang áp dụng
tại Trung Quốc.

Như đã nêu ở các phần trên từ một số đồng muối công nghiệp có quy mô sản xuất lớn
sử dụng các liên hợp thu hoạch tự hành công suất lớn 150÷200hp; năng suất cao 200 ÷
400tấn/h. Còn lại đại bộ phận các đồng muối phơi nước tập trung của Trung Quốc đều sử dụng
phương pháp thu hoạch muối theo nhiều công đoạn, có thể đưa ra một số phương pháp chính
sau:

125
* Phương pháp I

Khi đưa nước chạt nồng độ cao (250Be’) cho kết tinh muối, sau thời gian 30÷40 ngày
sử dụng máy kéo với cày không lật phá vỡ liên kết của bề mặt kết tinh thành những nhân kết
tinh bề mặt tạo kết tinh rời rạc, sau đó cứ hàng tuần cho máy kéo xới chống kết tinh bề mặt tạo
kết tinh theo nhân giá thể rời (dạng bi muối lớn) cho đến khi thu hoạch.

Hình 4.3. Guồng thu, vận chuyển muối thô

* Khi thu hoạch rút hết nước ót đưa các máy thu gom chuyển tải muối loại SY 495
(50hp) hoặc SY 295 (24hp) chuyển tải muối lên xe tải đưa về kho. Hoặc rút bớt nước ót dùng
máy kéo công suất nhỏ 20÷30hp gom các bi muối thành đống (hàng) sử dụng bơm hỗn hợp
lỏng rắn để bơm muối sản phẩm lên kho chứa. (Nhược điểm của phương pháp này là kho chứa
phải gần đồng muối kết tinh và phải có hệ thống kênh rạch thoát nước ót làm khô muối).

* Phương Pháp II:

Đưa nước chạt nồng độ cao (250Be’) cho kết tinh muối, sau ba ngày sử dụng công cụ
phá vỡ kết tinh bề mặt (xem hình vẽ) tạo nhân (gía thể) kết tinh không liên kết và hàng ngày
dùng phương pháp thủ công (công nhân kéo công cụ phá vỡ kết tinh bề mặt) để phá vỡ kết
tinh bề mặt cho đến khi thu hoạch.

126
* Thu hoạch giống phương pháp I : Rút hết nước ót dùng liên hợp thu gom, chuyển
tải muối SY 495 chuyển tải muối đưa lên xe tải nhập kho.

Hình 4.4. Băng tải đánh đống muối

4.1.4 Thu hoạch muối phơi nước tập trung ở Việt Nam

Quy mô các cánh đồng sản xuất muối phơi nước tập trung đa phần là loại vừa và nhỏ.
Diện tích các cánh đồng kết tinh muối thường nhỏ hơn 1ha. Thời gian kết tinh muối phụ thuộc
nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu (trừ một số ít đồng kết tinh đã được ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật phủ bạt che mưa của Viện nghiên cứu muối Thiên Tân - Trung Quốc) thường kéo dài
30÷40 ngày tối đa là 60 ngày nên độ dày lớp muối khi thu hoạch bình quân đạt từ 25÷50mm.
Với những đặc điểm trên hiện nay phương pháp thu hoạch muối thô tại các đồng muối phơi
nước tập trung của ta được thực hiện theo phương pháp nhiều công đoạn với các loại công cụ,
thiết bị thu hoạch sau:

* Thu hoạch muối thủ công

- Muối sau khi kết tinh thành lớp mỏng trên ô kết tinh dùng công cụ thủ công găng
(xắn) với định mức 0,117 công/tấn để phá vỡ lớp muối kết tinh.

- Dùng bàn trang (công cụ chuyên dùng) cào cộng với khuấy rửa muối cho sạch các
tạp chất không tan bám vào, đánh thành hàng hoặc đống cao cho tự róc nước ót khô muối sản
phẩm. Định mức 0,257 công/tấn.

127
- Xúc lên xe đẩy hoặc thúng gánh vận chuyển về kho bảo quản. Định mức (không kể
vận chuyển) 0,151công /tấn.

* Thu hoạch muối với các thiết bị chuyên dùng

- Muối sau khi kết tinh thành lớp tương đối dày trên đồng kết tinh được quy hoạch với
diện tích tương đối lớn ≥1ha. Chiều dầy lớp kết tinh 25÷50mm. Dùng phay lưỡi thẳng theo
MTZ50 (50hp) hoặc Kubota 24 (24hp) phay phá lớp muối kết tinh. Năng suất phay khoảng
5ha/ngày (với MTZ 50).

- Cào, rửa thủ công thành hàng theo các cửa lên xuống đồng (mỗi đồng kết tinh thường
được gia cố 2÷3 hàng dọc, đồng có độ nén chặt để xe tải 5tấn có thể lên xuống vận chuyển
muối). Công đoạn này cũng có thể được cơ giới hoá bằng các bàn trang, ủi trên MTZ 50 hoặc
Kubota 24. Muối thô được để 12÷24h cho róc nước ót.

Dùng băng tải di động gắn trên máy kéo Kubota 24 có chiều dài băng tải 8-10m cộng
với xúc thủ công bằng xẻng (6÷8 người theo một băng tải) chuyển tải muối lên xe tải (xe Zin
130 Liên Xô) chở về kho đổ vào các băng tải dài (20÷35m) đánh đống muối để phủ bạt bảo
quản.

Hình 4.5. Bơm hỗn hợp lỏng rắn vận chuyển muối thô lên kho chứa Trung Quốc

128
4.2 Lựa chọn mẫu máy liên hợp thu hoạch muối và khảo nghiệm trong điều kiện sản
xuất Việt Nam.
Như đã phân tích ở các phần nêu trên về đặc điểm, ưu nhược điểm của các phương pháp
cũng như liên hợp thu hoạch muối sản xuất từ nước biển theo phương pháp phơi nước tập
trung. Để lựa chọn mẫu liên hợp và phương pháp thu hoạch muối thô đề tài đã dựa vào một số
đánh giá cơ bản sau:
4.2.1 Tập quán thu hoạch muối, quy mô sản xuất phơi nước tập trung và khả năng
chế tạo, ứng dụng máy thu hoạch muối ởViệt Nam:
- Với quy mô sản xuất muối phơi nước tập trung vừa và nhỏ. Quy hoạch hiện có của
các đồng muối kết tinh theo công nghệ Phaba với diện tích đồng kết tinh ≥1ha.
- Với chế độ khí hậu thời tiết tại các cùng sản xuất muối phơi nước tập trung, thời gian
cho kết tinh muối (30÷40÷60 ngày) và độ dày của lớp muối kết tinh 25÷50mm (một số ít đồng
muối có sử dụng tiến bộ kỹ thuật phủ bạt che mưa của Viện muối Thiên Tân Trung Quốc diện
tích đồng muối cũng chỉ đạt trên dưới 1ha. Độ dày lớp muối kết tinh do để lâu ngày với công
nghệ nước chạt sâu có thể đạt 100÷200mm).
- Với các nền cánh đồng kết tinh muối (đa phần là những cánh đồng mới chưa có độ
cứng lớn - trừ một số cánh đồng kết tinh của Cà Ná có từ năm 1927) chưa được lu nén chặt
cho các máy công tác lớn di động được.

Hình 4.6 Liên hợp thu gom SY 495 Trung Quốc

129
- Với khả năng chế tạo của công nghiệp cơ khí Việt Nam hiện tại việc lựa chọn
phương pháp thu hoạch muối theo nhiều công đoạn với hai loại thiết bị chuyên dùng sau:
1- Cày không lật theo MTZ 50 để phá vỡ lớp muối kết tinh (hoặc sử dụng phay lưỡi
thẳng theo MTZ 50).
2- Liên hợp thu gom chuyển tải muối trên 6 bánh lốp SY 495 có công suất 50hp (các
tính năng kỹ thuật được đưa ở phần sau).
3- Vận chuyển bằng các xe tải có tải trọng 5tấn/ chuyến. Các loại thiết bị này hoàn
toàn thích hợp cho cơ giới hoá thu hoạch muối thô tại các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập
trung ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần.
4.2.2 Đánh giá chuyên gia về các phương án, thiết bị và xếp thứ tự ưu tiên:
- Việc lựa chọn phương án cơ giới hoá thu hoạch muối theo phương pháp nhiều công
đoạn và liên hợp thu hoạch SY 495 cũng được báo cáo nghiên cứu khả thi "Khu kinh tế muối
công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ - Ninh Thuận" của Tổng công ty muối tháng 3/1999 đề
xuất.
- Đánh giá chuyên gia về các phương án, thiết bị và xếp thứ tự ưu tiên.
Việc đánh giá chuyên gia được tham khảo từ các chuyên gia quản lý, chuyên gia kỹ
thuật trong lĩnh vực nghiên cứu và chuyên gia kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất muối phơi nước
tập trung.

130
Bảng 4.1.
Phương án
Chỉ tiêu đánh giá
Thu hoạch I công
Thu hoạch nhiều công
đoạn thiết bị công
đoạn với Sy- 495
suất lớn
Về kỹ thuật
1. Thiết bị 4/10 7/10
2. Công nghệ 4/10 9/10
3. Độ hoàn thiện thiết bị 8/10 8/10
4. Mức độ thích hợp 5/10 8/10
5. Hiệu suất và chất lượng 5/10 8/10
Về kinh tế
1. Giá trị đầu tư 4/10 8/10
2. Tỷ giá đầu tư theo công suất sử 6/10 8/10
dụng
Các điều kiện khác
1. Thích ứng trong vận hành 5/10 8/10
2. Sửa chữa thay thế 5/10 8/10
3. Điều kiện tập quán 5/10 8/10
Điểm tổng quát 5,1/10 8/10
Xếp hạng ưu tiên II I

Nhận xét: Phương án cơ giới hoá thu hoạch muối theo nhiều công đoạn có sử
dụng liên hợp thu gom muối SY 495 được đánh giá với số điểm tổng quát cao và xếp
hạng I trong thứ tự ưu tiên.

4.2.3. Thông số kỹ thuật liên hợp thu gom muối SY- 495 Trung Quốc

Hình 4.7. Thao tác vận hành công cụ phá vỡ liên kết bề mặt trong kết tinh muối phơi
nước tập trung năng suất 0,5 ha/h Sơn đông - Trung Quốc

131
Liên hợp thu hoạch muối SY 495 là thiết bị chuyên dùng trong ngành sản xuất muối từ phơi
nước biển tại Trung Quốc. Động lực của liên hợp là máy nổ điêzel 495 Weifang. Để vận
hành thích hợp trên đồng muối kết tinh, liên hợp được thiết kế hai cầu chủ động trước và sau,
cầu chuyển hướng chuyển động đặt phía sau. Liên hợp có cơ cấu nâng hạ bàn thu muối, hệ
thống truyền động gom muối, xả nước và băng chuyền chuyển sản phẩm sang phương tiện
chuyên chở.
Liên hợp thu hoạch muối SY 495 có năng suất thu hoạch thích hợp với thửa ruộng (ô kết
tinh muối) có diện tích lớn hơn đến 1000m2, áp suất nền ruộng lớn hơn 1,5kg/cm2 và độ dày
lớp muối thấp hơn 120mm. Liên hợp có kích cỡ nhỏ, trọng lượng máy thấp hiệu suất thu
hoạch muối cao và thao tác tiện lợi, đơn giản.

* Các thông số kỹ thuật chính của SY 495.


Năng suất liên hợp:
- Năng suất truyền tải muối tối đa: 200tấn/h
- Năng suất thu hoạch tối đa: 100tấn/h
- Độ dầy lớp muối thu hoạch tối đa: 120mm
- Chiều rộng bàn thu muối: 2310mm
- Khoảng cách bánh xe: 1575mm
- Khoảng cách trục bánh xe: 2125mm

Hình 4.8 . Liên hợp thu hoạch muối SY- 495

132
Phân bổ trọng tải trên các trục bánh
Trục sau: 1300kg
Trục trước: 1930kg
Khe hở gầm nhỏ nhất (khoảng cách nhỏ nhất cách mặt đất): 160mm
Bán kính quay vòng nhỏ nhất: 6,3m
Trọng lượng liên hợp: 3230kg
Kích thước liên hợp: 4140 x 3970 x 2520 mm
Tốc độ liên hợp:
Số truyền động - Số1: tốc độ 1,15km/h
Số 2: tốc độ 1,73km/h
Số 3: tốc độ 8,3km/h
Số lùi : R tốc độ 3,68km/h.
Động lực liên hợp
Động cơ điêzel 4 thì làm mát bằng két nước và quạt ký hiệu máy: 495 WEIFANG
Công suất định mức: 36,8kw (50hp)
Tốc độ quay: 2000v/p
Đường kính xi lanh và hành trình pít tông: 95 x 115mm
Tỷ lệ áp suất: 18:1

Lượng tiêu hao nhiên liệu trung bình: 195g/Hp.h

Công suất tối đa: 40,5kw (55 Hp)

Moment max: 21,5kG.M

Khối lượng động cơ: 320kg

Phương thức khởi động: khởi động điện (máy đề, acquy).

Hệ thống truyền động:

Bộ ly hợp: Bộ ly hợp với các tấm ma sát khô hai cấp.

Hộp truyền động: Bộ giảm tốc với cài bánh răng hình trụ răng thẳng.

133
Hộp số: Gồm 3 số tiến, 1 số lùi với các bánh răng hình trụ răng thẳng.

Cầu sau:

Bộ giảm tốc: Bánh răng nón xoắn (BJ 130)

Bộ sai tốc: 2 bánh răng côn hành tinh, 2 bánh răng thẳng hình chóp bán trụ (BJ
130)

Bán trục: Dùng giá giữ hình nón, phần chuyển hướng đầu chữ thập 1 dài, 1 ngắn.

Cầu trước: Có kết cấu giống với cầu chủ động sau (BJ 130)

Bộ phận thu và truyền tải muối

Phần vít tải thu muối trên ben

Tốc độ vít tải: 118,5 vòng/phút

Đường kính ngoài vít xoắn: D = 505mm

Bước vít: l = 250mm

Hình 4.9. Ben thu muối SY 495

134
Ben thu vµ gÇu chuyÓn muèi
ChiÒu dµi ben: 2430mm
ChiÒu réng gÇu chuyÓn muèi: 710mm
Kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c gÇu chuyÓn: 180mm
B¨ng t¶i xuÊt muèi
ChiÒu réng: b= 650mm
Gãc nghiªng b¨ng t¶i: 170
Tèc ®é b¨ng t¶i: 3,53m/s
B¬m dÇu vµ hÖ thèng thuû lùc
C«ng dông: dïng ®Ó ®iÒu khiÓn vÞ trÝ (cao, thÊp) cña ben vµ hÖ thèng vÝt vµ gÇu
chuyÓn muèi khi thu ho¹ch.
Gåm cã b¬m dÇu, ng¨n kÐo ph©n phèi c¸c xi lanh thuû lùc.
HÖ thèng ®iÒu khiÓn:
Bé phËn chuyÓn h−íng (tay l¸i) NJ 130
Bé phËn phanh h·m (NJ 130) phanh dÇu.
HÖ thèng di ®éng
6 b¸nh xe cao su 650 - 6
Vµnh b¸nh 500 E

Hình 4.10. Xích dẫn động băng tải gầu múc

135
Hình 4.11. Công cụ phá vỡ kết tinh muối bề mặt Sơn đông - Trung Quốc

4.2.4. Kết quả khảo nghiệm mẫu liên hợp thu gom muối SY495
* Vận hành chạy rà mẫu máy:
Sau khi nhập mẫu máy liên hợp thu gom muối SY495, đề mục đã tiến hành chạy rô đa và
bảo dưỡng, chăm sóc máy theo quy trình kỹ thuật của nhà sản xuất như sau:
- Động cơ điezel 495 phải được chạy không tải rà trơn treo quy định sử dụng động cơ
diêzen thông thường
- Vận hành rà trơn đối với các bộ phận truyền động của liên hợp máy được thực hiện
theo bảng sau: (B¶ng 4.2.)

Thời gian (phút)


TT Hạng mục công việc
Không tải Số 1 Số 2 Số 3
1 Chạy không tải động cơ 20
2 Vận hành liên hợp không tải 30 30 30
3 Vận hành 50% trọng tải 90 90 90
4 Vận hành 75% trọng tải 60 120 180
5 Vận hành 100% trọng tải 30 30 30

B¶ng 4. 2. Vận hành rà trơn liên hợp máy SY- 495


Ghi chú:
- Trong quá trình vận hành ra trơn cần đặc biệt chú ý quan sát bằng mắt quá trình làm
việc của liên hợp. Kiểm tra tếng ồn của các bộ phận truyền động, điều kiển, kiểm tra nhiệt độ

136
các gối đỡ, nhiệt độ nước, áp suất dầu của máy nổ, kiểm tra các giăng, phớt chắn dầu mỡ.
Khi có các hiện tượng bất thường phải dừng máy khắc phục xong mới vân hành tiếp.
- Sau khi chạy rô đa đối với các bánh răng trong hộp số, hộp truyền động, các chi tiết
truyền động cần phải tiến hành làm vệ sinh tẩy rửa, lọc lại dầu bôi trơn hoặc thay dầu bôi trơn.
* Khảo nghiệm mẫu liên hợp thu gom muối máy SY - 495
Mẫu máy thu hoạch muối SY 495 được tiến hành trong khảo nghiệm thực tế tại xí nghiệp
muối Tri Hải - Thuộc tổng công ty muối Ninh Nhuận từ 21/7/2003 đến ngày 22/8/2003
a. Điều kiện đồng ruộng:
Ruộng muối kết tinh theo theo phương pháp kết tinh dài ngày có phủ bạt che mưa (ô muối
KT 15)
- Diện tích thửa ruộng: (70 x100) m
- Bề dày lớp muối kết tinh: 8,5 cm
- Mực nước trên bề mặt muối kết tinh: 20 cm

b. Kết quả khảo nghiệm đợt 1:


Trước khi cho liên hợp thu hoạch muối làm việc ruộng muối được rút bớt nước còn lại
10 cm. Sau đó tiến hành phay xới lớp muối kết tinh bằng liên hợp máy MTZ -50 + phay đất
khô ( lưỡi phay chữ L cắt bỏ phần cong) .
- Vận tốc làm việc: 0,3 m/s (Chạy số 2)
- Bề rộng làm việc:2 ,3 m
- Bề dày lớp muối thu hoạch: 5,0 ÷6,0 cm
- Năng suất thu hoạch: 80 t/h
Nước để lại trên bề mặt ruộng muối cao 10 cm, người lái khó quan sát bề mặt đã chạy
máy lần trước. Vì vậy nhiều khi còn để chập quá nhiều hoặc để xót hàng muối chưa thu hoạch.
Liên hợp máy nhiều lúc bị quá tải. Muối thu hoạch lên được đổ cao thành luồng ở bên cạnh,
nhiều khi làm sục bùn lên nên muối bị lẫn bùn.(hình.4.12)
Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật xí nghiệp muối Tri Hải và những người tham gia
khảo nghiệm nếu trên bề mặt ruộng muối được rút bớt nước thì khả năng làm việc của máy sẽ
tốt hơn. Vì vậy đã tiến hành cho rút bớt nước để khảo nghiệm đợt 2.

137
Hình 4.12. Máy SY 495 đang thu hoạch ở ruộng muối có mực nước 10 cm
c. Kết quả khảo nghiệm đợt 2
Sau khi rút bớt mực nước trên bề mặt ruộng muối còn lại 3cm. Máy SY 495 tiếp tục được
đưa vào khảo nghiệm trên ô muối kết tinh KT 15
- Vận tốc làm việc: 0.35 m/s
- Bề rộng làm việc: 2,0 m
- Bề dày lớp muối thu hoạch: 6,0 ÷7,5 cm
- Năng suất thu hoạch; 95 t/h
Máy làm việc ổn định, chất lượng muối thu hoạch tốt hơn khi thu hoạch muối đợt một.
Nhưng nhiều khi bị quá tải vì vậy phải giảm bề rộng thu hoạch xuống 2,0 m (Bằng cánh cho
độ chập lớn 0,3 m). Nhiều khi muối bị ùn ở phần băng tải cao su. Muối thu hoạch bằng máy
nhiều khi còn trộn lẫn bùn trên đất từ nền ruộng muối (Vì nền của ruộng của ô thí nghiệm
chưa đủ độ cứng). Nếu nền ruộng được đảm bảo độ cứng và lớp muối kết tinh lớn hơn 10 cm
thì muối thu có khả năng làm việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng.

138
Hình 4.13. Máy SY 495 đang thu hoạch ở ruộng muối có mức nước 3 cm
4.2.5 Nhận xét đánh giá :
Sau khi tiến hành 2 đợt khảo nghiệm liên hợp máy thu hoạch muối SY 495 tại xí nghiệp
muối Tri Hải cùng với sự tham gia của các cán bộ kỹ thuật của công ty muối Ninh Thuận,
nhóm đề tài đã tổ chức hội thảo khoa học nhằm nhận xét đánh giá và đề xuất các phương án
cải tiến mẫu máy cho phù hợp với điều kiện sản xuất của ruộng muối kết tinh có phủ bạt che
mưa ở ở Ninh Thuận ( biên bản họp ngày 22/8/2003). Hội nghị đã đưa ra những nhận xét ,
đánh giá và đề nghị như sau:
- Về cơ bản mẫu máy thu hoạch muối Sy 495 có khả năng thu hoạch muối ở những
ruộng kết tinh có lớp muối dày >10cm, có nền ruộng đảm bảo.
- Máy phù hợp với khả năng chế tạo và sử dụng trong điều kiện sản xuất ở nước ta.
- Để tránh hiện tượng quá tải, nên thu hẹp bề rộng làm việc xuống 2.0 m (đủ bề rộng lấp
vết xe bánh xe) và tăng công suất động cơ.
- Nâng thêm chiều cao băng tải xiên (để có thể đổ thẳng muối và thu xe ben vận chuyển
muối( Tăng chiều cao đổ muối lên 2,2 m)
- Tăng vận tốc băng tải xiên để tránh hiện tượng bị ùn tắc muối. (vật tốc băng tải xiên
của máy mẫu là 3,03 m/s)
- Muối thu hoạch bằng máy không sạch b»ng thu hoạch thñ công (trong quá trình thu
hoạch thủ công, muối được công nhân dùng bàn vét kéo trên ruộng muối có nước nên đã được
rửa sạch sơ bộ). V× vËy sau khi thu ho¹ch b¨ng m¸y, muèi cÇn ph¶i ®−îc ®−a qua hÖ thèng lµm
s¹ch s¬ bé.

139
- Ngoài ra hiện tại công ty muối Ninh Thuận cũng như các cơ sở sản xuất muối khác
đang sử dụng liên hợp MTZ + phay đất khô để phay lớp muối kết tính trứơc khi thu hoạch.
Phay chi phí công suất lớn, phải phay nhiều lần cho nên làm nát muối. Vì vậy đã đề nghị thiết
kế chế tạo một loại máy khác (xới muối) dùng để xới lớp muối trước khi thu hoạch.
Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm và đề xuất của công ty muối Ninh Thuận đề tài đã xác
định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và đã tiến hành thiết kế, chép mẫu, cải tiến liên hợp máy
thu hoạch muối và thiết kế chế tạo máy xới muối phù hợp với điều kiện sản xuất muối phơi
nước tập trung ở nước ta.
4.3 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm hệ thống thu hoạch muối nhiều
công đoạn.
4.3.1 Nghiên cứu thiết kế cày xới muối
Do hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu cơ bản về sự phá vỡ muối cũng như các
công cụ phục vụ cho khâu phá vỡ muối kết tinh nên chúng tôi dựa vào các nghiên cứu về cày
không lật sử dụng trong nông nghiệp để làm căn cứ tính toán máy xới muối.
* Các thông số ban đầu
Độ dầy lớp muối kết tinh: a = 150mm
Góc ma sát giữa muối với thép và giữa muối với muối:
φ = 350; ρ = 650

Hình 4.14. Sơ đồ tính toán cày

* Tính toán góc nghiêng mũi cày và khoảng cách hàng lưõi theo chiều dọc
Mũi cày có thể được coi như một mũi nêm phẳng có góc nghiêng ∝ . Vùng biến dạng
của muối khi chịu tác dụng của mũi nêm được mô tả như trên hình. Chiều dài biến dạng theo
chiều dọc được xác định theo công thức:

140
⎛π α+ρ +φ⎞
l = a ⋅ cot ⎜ −
⎝2 2 ⎠ (4.1)
trong đó:
a: chiều dầy lớp muối cần cày
∝: góc nghiêng mũi nêm

ρ: Góc nội ma sát của muối

φ: góc ma sát giữa muối và thép


Điều kiện làm việc tốt nhất khi:

⎛π ⎞
α < ⎜ −φ
⎝2 ⎠ (4.2)
α < 550

Ta lấy: α = 350
Từ đó ta tính được:
l = 0.362 m
Từ sơ đồ biến dạng của muối ta thấy rằng để lực do các lưỡi phía sau không tác động
vào các lưỡi phía trước thì các lưỡi phía trước phải nằm ngoài vùng biến dạng của muối do
lưỡi sau gây nên. Tức là:
L > l + l0 (4.3)

⎛π α+ρ +φ⎞
L > a ⋅ cot ⎜ − +l
hay ⎝2 2 ⎠ 0 (4.4)
trong đó:
l0: độ vươn dài của lưỡi cày về phía trước
L: khoảng cách giữa hàng lưỡi trước và sau
Khoảng vươn dài l0 về phía trước sẽ làm tăng tính ổn định chuyển động của máy và
giảm lực kéo vì phần thân cày sẽ chuyển động trong vùng muối đã bị phá vỡ. Từ các nghiên
cứu về cày trong nông nghiệp người ta đưa ra công thức xác định l0 như sau:

141
δ H ⋅ tan ( ρ )
⋅ cos ( ρ )
( ( )
e
l0 = a ⋅ tan δ H +
δ 0 ⋅ tan ( ρ )
e ( )
⋅ cos δ H
(4.5)
trong đó:
π
δ0 =
2−ρ (4.6)

π
δH =
41 − ρ (4.7)
Ta tính được:
L0 = 0.15 m
Từ các kết quả trên ta thu được:
L > l + l0 = 0.362 + 0.15 = 0.512 m
Như vậy khoảng cách giữa hai hàng lưỡi phải lớn hơn 512 mm.

• Xác định khoảng cách giữa hai lưỡi cày theo hàng ngang

Hình 4.15. Sơ đồ tính khoảng cách lưỡi cày theo hàng ngang

142
Vùng biến dạng theo mặt cắt ngang của muối khi chịu tác dụng của lưỡi cày được biều
diễn như trên hình 4.15. Vùng biến dạng có dạng hình thang cân có cạnh nghiêng với mặt
nằm ngang môt góc ψ
π α+ρ+φ
ψ := −
2 2
Ta có thể tính chiều rộng biến dạng của lớp muối trên bề mặt:
A = 2a.cotg ψ + b (4.8)
Trong đó:
a - chiều sâu cày
b - bề rộng mũi cày
Với a = 150mm, b = 50 mm và ρ = 650 ta tính được:
A = 530 mm
Như vậy khoảng cách t giữa 2 lưỡi cày ở hàng trước phải đảm bảo sao cho sau khi lưỡi
cày ở hàng sau đi qua thì lượng muối không bị phá vỡ là nhỏ. Ta lấy a1 là đại lượng đặc trưng
cho lượng muối sót lại. Ta có thể tính t phụ thuộc vào a1 như sau:
t := 4⋅ a1⋅ cot ( ψ ) + 2⋅ b (4.9)

Theo quy trình sản xuất muối phơi nước thì sau khi thu hoạch vẫn để lại một lớp muối
nhất định để làm nhân kết tinh cho vụ sau, cho a1 =50 mm
t = 420 mm
Như vậy với t < 420 mm thì đảm bảo điều kiện làm việc của cày
Kết quả tính toán:
Góc nghiêng mũi cày: ∝ = 350
Khoảng cách hai hàng lưỡi cày: L> 0,512 m
Khoảng cách giữa hai lưỡi trên 1 hàng: t = 0,42 m

143
Hình 4.16. Mô hình thiết kế cày xới muối.
4.3.2 Chế tạo cày xới muối CXM - 2,0.
Sau khi tính toán, thiết kế đề tài đã chế tạo mẫu cày xới muối CXM-2,0 với các thông
số kỹ thuật như bảng 4.1:
Bảng 4.1: Đặc tính kỹ thuật chính của cày không lật
TT Các thông số Đơn vị Trị số
1 Máy cày Cày không lật
2 Mã hiệu CXM - 2,0
3 Cơ sở thiết kế chế tạo Đề tài KC 07 - 21
4 Liên hợp với máy kéo MTZ 50
5 Kích thước phủ bì của máy cày
Dài mm 1000
Rộng mm 1800
Cao mm 1100
6 Số lượng thân cày Chiếc 8
7 Bề rộng làm việc toàn bộ cm 2000
8 Khoảng cách vết giữa hai mũi lưỡi cày mm 250
(theo hướng tiến của máy)
9 Giới hạn điều chỉnh độ sâu cày mm 150
10 Khối lượng toàn bộ của máy cày kg 250
11 Tốc độ làm việc trung bình km/h 3,02
12 Năng suất giờ làm việc trung bình ha/h 0,547

144
Hình 4.17. Mẫu máy xới muối CXM-2,0

4.3.3. Tính toán, thiết kế, liên hợp thu gom muối

Trên cơ sở chép mẫu máy thu hoạch muối SY495 của Trung Quốc, đề tài chỉ tính toán
thiết kế lại một số bộ phận làm việc quan trọng cho phù hợp với điều kiện làm việc và chế tạo
ở Việt Nam.

* Các bộ phận hợp thành và nguyên lý làm của liên hợp thu hoạch muối

Liên hợp thu hoạch muối gồm có các bộ phận chính như: ben gom muối, gầu chuyển
muối, băng tải xuất muối, các bộ phận điều khiển, di động và truyền lực...

Hình 4.18 . Mô hình liên hợp thu hoạch muối

145
Ben gom muối gồm có một ben có dạng 1/4 hình trụ tròn trên có lắp hai nửa vít tải có
chiều xoắn ngược nhau như hình 4.18. Khi làm việc muối sẽ được gạt vào lòng ben và hai
nửa vít xoăn có nhiệm vụ chuyển muối từ hai đầu ben vào giữa để cung cấp cho gầu chuyển
muối.

Như hình .4.19 Khi làm việc muối sẽ được gạt vào lòng ben và hai nửa vít xoắn có
nhiệm vụ chuyển muối từ hai đầu ben vào giữa để cung cấp cho gầu chuyển muối.

Hình 4.19 . Cấu tạo ben gom và gầu chuyển muối

Gầu chuyển muối là hệ thống xích tải gạt, lòng máng của xích tải gạt được cấu tạo từ các
thanh thép hàn theo chiều dọc tạo thành sàn có khe hở tạo điều kiện cho việc thoát nước. Gầu
chuyển muối có nhiệm vụ chuyển muối từ ben gom muối lên băng tải xuất muối. Gầu chuyển
muối và ben gom muối được lắp với nhau thành một khối và có thể điều khiển nâng hạ đồng
thời. Trục đĩa xích bị động của xích tải gạt được lắp đồng trục với hai nửa vít tải trên ben gom
muối. Như vậy hai nửa vít tải sẽ được dẫn động bởi xích tải gạt.

Băng tải xuất muối là hệ băng tải cao su có nhiệm vụ chuyển muối từ đầu ra của gầu
chuyển muối lên xe vận chuyển đi song song với liên lợp thu hoạch.

146
Trong khuôn khổ báo cáo này chúng tôi chỉ đưa ra một số tính toán cho các bộ phận
làm việc chính của liên hợp: vít tải gom muối, gầu chuyển muối (xích tải gạt), băng tải xuất
muối. Những tính toán này vẫn dựa trên kết cấu sẵn có của các bộ phận trên liên hợp SY-495
của Trung Quốc. Những tính toán này nhằm làm cơ sở cho việc lựa chọn các vật liệu sẵn có
cũng như cải tiến các bộ phận cho phù hợp với điều kiện công nghệ chế tạo trong nước.

Sau khi thử nghiệm liên hợp máy SY495 thấy rằng trong điều kiện sử dụng trên đồng
muối Việt Nam có hiện tượng quá tải cho liên hợp. Nên chúng tôi giảm chiều dài của ben gom
muối nhằm làm nhẹ tải cho liên hợp. Sau đó chúng tôi tiến hành tính toán lại năng suất gom.

Năng suất lý thuyết được tính theo công thức:

Q = a.L.v.γ (4.10)

Trong đó:

a = 0,07m – chiều dầy lớp muối thu hoạch

L = 2m – chiều dài ben gom muối (bề rộng làm việc của liên hợp)

v = 0,5 ÷ 1.1 m/s – vận tốc tiến liên hợp

γ = 0.745 ÷ 1 tấn/m3 – khối lượng riêng của muối

Q = 29.9 kg/s ≈ 100 tấn/h

Như vậy khi thu hẹp bề rộng làm việc liên hợp máy có năng suất lý thuyết là 100 tấn/h.

* Tính Toán vít tải gom muối

Các thông số ban đầu

tÊn
Q = 100
hr - năng suất làm việc của vít tải.

tÊn
γ = 0.785
3
m - khối lượng riêng của muối

ρ = 35deg - góc ma sát giữa muối và thép

ω = 2.5 - hệ số lực cản của muối

147
ε = 0.25 - hệ số điền đầy vật liệu

L = 1.3m - chiều dài vít

Tính đường kính vít:

Ta dự định đường kính vít trong khoảng: D = 100÷800 mm

Bước vít: t = (0,5 - 1)D với muối ta lấy t = 0,5 x D

t = 0.4 m

Tương ứng với khoảng đường kính vít ta chọn số vòng quay:

vßng
n = 118
phót

Từ công thức tính năng suất vít tải:

2
π×D
Q = 60 × t× n× γ×ε
4 (4.11)

Ta tính được D:

4× Q
D =
60 × π × t × γ × ε × n (4.12)

ta được: D = 0,479m
Từ đó ta chọn: D = 500mm
Bước vít: t = 0,5 x D

t = 250 mm
Công suất cần cung cấp cho vít tải:
kt × Q × L
Nvit = ×ω
360 × η (4.13)
η = 0,85 - hiệu suất

kt = 1,2 - hệ số tăng công suất

148
Ta được: Nvít = 4,588 (kW)

Mô mem xoắn trên trục vít:

Nvit
Mvit = 9550 ×
n (4.14)

Ta có: Mvít = 371.336 Nm

* Tính toán xích tải cào muối:

Hình 4.20. Sơ đồ tính toán xích tải cào

Các thông số ban đầu:

Q = 100 tÊn/h
- năng suất vận chuyển

k = 4.5 - tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của máng

m
v = 1.3
s - vận tốc của xích

TÊn
γ = 0.785
3
m - khối lượng riêng của muối

c = 0.5 - hệ số tính đến góc nghiêng vận chuyển

ψ = 0.5 - hệ số điền đầy

149
β = 40deg - góc nghiêng làm việc của xích tải

f = 0.3 - hệ số ma sát giữa thép với thép

Lng = 2m - chiều dài hình chiếu xích tải lên phương nằm ngang;

Xác định các kích thước cơ bản.

Chiều cao làm việc của máng

Q
hmg =
k× v× γ × c × ψ (4.15)

hmg = 0.156 m

Ta lấy: hmg = 160mn

Chiều cao tấm cào h:

Ta lấy h = hmg -10mn

h = 150 mm

Chiều rộng của máng:

Bmg = k × hmg

Bmg = 720 mm

ta lấy: Bmg = 720mn

Chiều rộng của tấm cào:

Để tránh hiện tượng kẹt ta để khe hở giữa tấm gạt và máng là 5mm

B = Bmg − 2 × 5mm

B = 710 mm

Chọn loại xích có bước xích

ax = 0.09m

Bước giữa các tấm cào atc:

150
atc = ax × 2

atc = 0.18 m

Như vậy với mỗi cặp mắt xích ta lắp một tấm cào là phù hợp

Tính toán lực căng

Trọng lượng vật liệu trên một mét chiều dài xích tải qvl:

Q× g
qvl =
v (4.16)

N
qvl = 209.544
m

Trọng lượng xích tải trên 1m chiều dài qb:

N
qx = 70
m - trọng lượng 1m xích;

trọng lượng tấm cào trên 1m dài xích tải qtc:

4 N
γthep = 7.8 × 10
3
m

day = 0.005m

day
qtc = γthep × h × B ×
atc (4.17)

N
qtc = 230.75
m

qb = qtc + qx (4.18)

N
qb = 300.75
m
Tải trọng tác dụng lên một tấm cào ở nhánh có tải:

151
ptc = ( qvl + qb)atc (4.19)
ptc = 91.853 N
Lực cản chuyển động của một tấm cào (có tính đến độ nghiêng của xích tải):
pcan = ptc × sin ( β ) + ptc × cos ( β ) × f × 1.5 (4.20)
pcan = 90.705 N
Lực căng nhỏ nhất của nhánh có tải để đảm bảo sự ổn định của tấm cào Smin:
pcan × h pcan
Smin = −
ax × tan ( 3deg) 2 (4.21)
3
Smin = 2.839 × 10 N
- Lực cản của nhánh không tải khi trượt xuống Wkt:
Wkt = qb × ( Lng × f − Lng × tan ( β ) ) (4.22)
Wkt = −324.268 N
Ta thấy rằng lực cản là âm như vậy không có hiện tượng xích bị dồn trên nhánh không
tải. Lực căng trên nhánh không tải tại điểm ra của đĩa chủ động: S0 = Wk. Như vậy lực
căng trên nhánh không tải tại điểm vào đĩa xích bị động S1 = 0. Lực căng S2 của nhánh có
tải tại điểm ra của đĩa bị động bằng lực vòng để quay vít tải gom muối:
2Mvit
S2 =
Dxich (4.23)
trong đó:
Mvit = 370Nm - mô men quay vít gom muối
Dxich = 220mm - đường kính đĩa xích bị động
3
Từ đó ta tính được: S2 = 3.364 × 10 N
Ta thấy rằng lực căng nhỏ nhất trên nhánh có tải S2>Smin. Như vậy điều kiện ổn định của tấm
cao được đảm bảo.
- Lực cản trên nhánh có tải:
ωvl = 0.5
ωb = 0.25

152
Wct = ( qvl + qb) × Lng × tan ( β ) + ( qvl × ωvl + qb × ωb) × Lng (4.24)
3
Wct = 1.216 × 10 N
- Lực kéo căng ở điểm cuối nhánh có tải:
S3 = S2 + Wct (4.25)
3
S3 = 4.58 × 10 N
- lực cản trên tang chủ động:
Wcd = 0.05( S3 + S0) (4.26)
Wcd = 212.783 N
- Lực cản tổng cộng:
Wtc = S3 − S0 + Wcd (4.27)

Wtc = 5.117 × 10 3 N
- Công suất cần thiết cho hệ thống vít gom muối và xích tải cào:
η = 0.85 - hiệu suất của hệ thống dẫn động
Wtc × v
Nvx =
η (4.28)
Nvx = 7.826 kW

* Tính toán băng tải xuất muối

Hình 4.21. Sơ đồ tính toán băng tải

Các thông số ban đầu:

153
Năng suất băng tải: Q = 100tấn/h

Chiều dài tuyến: L = 4m

Góc nghiêng băng: β = 17deg


;

Vận tốc băng tải: v = 3.5m/s

Khối lượng riêng của muối: γ = 0.745 tấn/m3


Khoảng cách con lăn trên nhánh có tải và không tải: lct = 1.2m
; lkt = 3m
Chiều rộng băng tải:
kb = 470 - hệ số phụ thuộc góc đặt băng tải
kg = 0.81 - hệ số phụ thuộc hình dạng băng
⎛ 3600Q ⎞
B = 1.1⎜ + 0.05m
⎝ kb⋅ kg⋅ v ⋅ γ ⎠ (4.29)
B = 0.404 m
Vì băng tải làm việc trong điều kiện phải di chuyển liên tuc trên đông nên chọn:
B = 650mm
Lực cản và công suất băng tải:
Vì băng tải ngắn nên ta chỉ tính lực cản chính ở hai nhánh có tải và không tải các lực còn lại
đưa vào bởi các hệ số trong công thức tính:

k = 4.5 - hệ số phụ thuộc chiều dài băng


ω = 0.03 - hệ số cản chuyển động
Trọng lượng vật liệu trên một mét dài:
Q⋅ g
qvl =
v (4.30)
N
qvl = 77.831
m
Trọng lượng băng trên 1m dài:
N
qb = 10
m
Trọng lượng phần quay của con lăn trên nhánh có tải:
Gclct = 125N - Trọng lượng con lăn ở nhánh có tải;

154
Gclct
qcl =
lct (4.31)
N
qcl = 104.167
m
Trọng lượng phần quay của con lăn trên nhánh không tải:

Gclkt = 105N - trọng lượng con lăn ở nhánh có tải;


Gclkt
qclkt =
lkt (4.32)
N
qclkt = 35
m
- Lực cản trên nhánh có tải:
Wct = k⋅ ⎡⎣ ( qvl + qb + qcl) ⋅ ω ⋅ cos ( β ) + ( qvl + qb) ⋅ sin ( β ) ⎤⎦ ⋅ L (4.33)
Wct = 561.373 N
- Lực cản trên nhánh có tải:
Wkt = k⋅ ⎡⎣( qb + qclkt) ⋅ ω ⋅ cos ( β ) + qb ⋅ sin ( β )⎤⎦ ⋅ L (4.34)
Wkt = 75.865 N
Vậy lực cản tổng:
W = Wct + Wkt (4.35)
W = 637.238 N
- Công suất N:
ηc = 0.9 - hiệu suất cơ khí
v
N = W⋅
ηc (4.36)
N = 2.478 kW
- Lực căng của băng tại điểm vào và ra (Sv, Sr) của tang chủ động:
Từ các công thức tính lực căng tại điểm vào:
α = 3.14 - góc ôm của băng với tang chủ động;
kdt = 1.2 - hệ số dự trữ ma sát

155
f = 0.3 - hệ số ma sát giữa băng và tang chủ động
Ta có hệ phương trình:
Sv Sr + W (4.37)

f ⋅α
e
Sv Sr ⋅
kdt (4.38)
Giải hệ phương trình trên ta được:

(
Sv = 1.197 × 10
3 )N
Sr = ( 560.166 ) N
- Lực vòng của tang chủ động:

P = Sv − Sr ⋅ e ( α ⋅ f − 1) (4.39)
P = ( 320.685 ) N
- Số lớp vải của băng i:
ndt = 10 - hệ số dự trữ bền của băng
newton
kd = 2000
mm - lực kéo đứt 1mm chiều rộng của 1 lớp vải trong băng.
ndt ⋅ Sv
i =
B ⋅ kd (4.40)
i =1.7

Chọn số lớp vải: i = 2


- Đường kính tang dẫn động:
D = α1 ⋅ i (4.41)
với a = (1600-1700)
D = 320 - 340 mm
Lấy D = 340mm
- Số vòng quay của tang dẫn động:

156
v
n = 60 ⋅
π ⋅D (4.42)
n = 196 vòng/phút
- áp lực của băng lên tang:
Sv
p = 2⋅
B⋅D (4.43)

(
p = 1.084 × 10
4 ) Pa = 2.7x10-2 N/mm2
[p] = 10-20 N/mm2
p < [p] vậy áp lực lên tang nằm trong vùng cho phép.
- Chiều dài tang dẫn:

atg = 100 mm - hệ số chiều dài tang.


Ltd = B + atg (4.44)

Ltd = 750 mm

* Kết quả tính toán:

1, Vít tải gom muối:

Đường kính vít: D = 500 mm

Bước vít: t = 250 mm

Số vòng quay: n = 118 vnòng/phút

Mô men xoắn: M = 370 Nm

2, Xích tải cào:

Chiều cao tấm cào: h = 150 mm

Chiều rộng tấm cào: B = 710 mm

Chiều cao máng: hmg = 160 mm

Chiều rộng máng: Bmg = 720 mm

Bước xích: ax =90 mm

Bước tấm cào: atc = 180 mm

157
Công suất vít tải và xích cào: Nvx = 8 kW
3, Băng tải:
Chiều rộng băng: B = 650 mm
Số lớp vải: i = 2
Đường kính tang dẫn: D = 340 mm
Số vòng quay tang dẫn: n =196 vòng/phút
Chiều dài tang dẫn: Ltd = 750 mm
Công suất: N = 2,5 kW
Các kết quả tính toán trên làm cơ sở cho việc tính toán lựa chọn các chi tiết của hệ
thống truyền lực, hệ thống điều khiển và phân phối công suất trên liên hợp máy.

4.3.4. Chế tạo liên hợp thu hoạch muối THM - 2,0

Trên cơ sở chép mẫu liên hợp SY- 495 (của Trung Quốc) và các tính toán đề tài đã thiết
kế, chế tạo mẫu liên hợp máy thu hoạch muối THM - 2,0 với các thông số kỹ thuật chính như
sau:

Năng suất liên hợp:

- Năng suất thu gom tối đa: 100T/h

- Độ dày lớp muối thu gom tối đa: 120mm

- Chiều rộng thu gom tối đa: 2000mm

- Khoảng cách bánh xe: 1575mm

- Khoảng cách trục bánh xe: 2125mm

- Khe hở gầm nhỏ nhất: 160mm

- Kích thước liên hợp: 4140 x 3970 x 2520

Tốc độ di động của liên hợp:

* Số truyền động : Số 1 - Tốc độ 1,15km/h

Số 2 - Tốc độ 1,75km/h

Số 3 - Tốc độ 8,3km/h

* Số lùi: R - Tốc độ 3,68km/h

158
Cầu chủ động: 2 cầu trước, sau

- Số bánh xe chủ động 6, kích cỡ lốp: 650 - 6

- Vành bánh (lazăng): 500E

Động lực liên hợp: D243 Liên Xô (cũ)

* Động cơ diezel 4 thì làm mát bằng két nước và quạt

- Công suất định mức 80hp

- Tốc độ quay: 2400v/p

- Phương thức khởi động: Khởi động điện ( acquy)

Hệ thống truyền lực di động:

- Bộ ly hợp: Bộ ly hợp với các tấm ma sát khô hai cấp

- Cấp I Truyền động di động liên hợp (các số)

- Cấp II truyền động hệ thống thu gom muối (các băng tải)

Hộp số truyền động: Bộ giảm tốc bánh răng trụ, răng thẳng

Hộp số: Gồm 3 số tiến, 1 số lùi với các bánh răng hình trụ răng thẳng.

* Cầu sau:

- Bộ giảm tốc: Bánh răng nón xoắn (BJ 130)

- Bộ sai tốc: 2 bánh răng côn hành tinh, 2 bánh răng hình chóp bán trụ.

- Bán trục: Dùng giá giữ hình nón, phần chuyển hướng đầu chữ thập 1 dài, 1 ngắn.

* Cầu trước: có kết cấu giống cầu sau (không lái)

159
Hình 4.22. Mẫu liên hợp máy thu hoạch muối THM - 2,0

Bộ phận thu gom và truyền tải muối:


- Vận tốc vit xoắn: ω = 118vòng/phút
- Đường kính ngoài vít xoắn: D = 505mm
- Bước vít: L = 250mm
- Chiều rộng ben thu muối: 2000mm
- Chiều rộng gầu chuyển muối: 710mm
- Khoảng cách giữa các gầu: 180mm
* Băng tải xuất muối:
- Chiều rộng: b = 650mm
- Góc nghiêng băng tải: 170
- Bơm dầu và hệ thống thủy lực
- Bơm dầu HU -10
- Ngăn kéo phân phối: 2 vị trí
- Xi lanh thủy lực: Dài 700mm đường kính 80mm

Hệ thống điều khiển:

- Bộ phận chuyển hướng (tay lái) truyền động cơ khí

160
- Bộ phận phanh hãm: phanh dầu
Tính năng nhiệm vụ của THM - 2,0

Liên hợp thu gom muối THM - 2,0 cùng với máy xới muối CXM - 2,0 có thể thay thế
lao động thủ công để gom muối trong các công đoạn:
- Thu gom muối trên đồng sau cày xới lên phương tiện vận chuyển (lên phương tiện vận
chuyển chuyên dùng).
- Thu gom muối từ những luống (vồng) muối đánh đống lên các phương tiện vận chuyển
chuyển về kho bảo quản.
- Thu gom muối trên đồng, đánh luống (vồng) chờ rút nước (muối khô) truyền tải lên
phương tiện vận chuyển tại hai đường được gia cố của các ô kết tinh.
- Truyền tải muối trong khu vực bảo quản và xuất muối từ các kho bảo quản lên xe vận
chuyển (xuất sản phẩm).

4.3.5 Kết quả khảo nghiệm và ứng dụng liên hợp máy thu hoạch muối trong sản xuất
* Kết quả khảo nghiệm và ứng dụng cày xới muối CXM -2,0

Việc sử dụng công nghệ và hệ thống thiết bị phủ bạt che mưa (công nghệ của Trung
Quốc) cho phép thời gian kết tinh muối của các ô kết tinh kéo dài 3 đến 6 tháng hạn chế được
ảnh hưởng của thời tiết đến quá trình kết tinh. Với thời gian kết tinh 6 tháng chiều dày của lớp
muối kết tinh đạt trên dưới 200mm ( chưa thể kéo dài thêm thời gian kết tinh, do với chiều dày
≥ 200mm lớp muối kết tinh sẽ chạm vào trục quay của ru lô thu bạt). Để thu hoạch lớp muối
kết tinh dày này như đã nêu ở phần trên, phay lưỡi thẳng theo MTZ - 50 hầu như không thể
phá vỡ các kết cấu đông kết của muối cho các công đoạn sau của thu hoạch. Khắc phục hạn
chế này của phay lưỡi thẳng 2,0m theo máy kéo MTZ - 50, cày xới muối CXM - 2,0 liên hợp
với MTZ - 50 được vận hành đã dễ dàng phá vỡ lớp muối kết tinh theo tầng (lớp) với chi phí
nhiên liệu và nhân công thấp (xem bảng 4.2).
TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét
1 Bề rộng làm việc cm 2.000
2 Dạng bề mặt làm việc của diệp cày - - Xới sâu không lật
3 Chiều sâu làm việc cm 120
4 Tốc độ làm việc trung bình km/h 3,05
5 Năng suất làm việc trung bình ha/h 0,61
6 Chi phí nhiên liệu (diezel) l/h 8,36
7 Chi phí nhân công công/ha 0,234

161
Bảng 4.2. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành CXM- 2,0 trên Ô KT 25A.
Cày xới CXM -2,0 về cơ bản đã giải quyết được công đoạn khó khăn nhất trong các
khâu thu hoạch muối thô kết tinh dày trên 100mm. Sau khi khảo nghiệm (tháng 8/2004) CXM
- 2,0 đã được đưa vào sử dụng chính thức trong sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri Hải và liên
hợp với máy kéo MTZ 50, cày xới muối CXM -2,0 trong năm 2004 và 2005 đã được vận hành
phá vỡ các lớp muối thô trước thu gom cho hầu hết các ô muối kết tinh được phủ bạt:
KT6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 24;2 5A; 26 và KT27
Kết quả khảo nghiệm được Trung tâm đo lường - khảo nghiệm và giám định máy Nông
Nghiệp thực hiện (có biên bản kèm theo).

Hình 4.23: Cày xới muối CXM-2,0 đang làm việc

* Kết quả khảo nghiệm và ứng dụng máy thu hoạch muối THM-2.0

Liên hợp thu gom muối THM - 2,0 với các tính năng:

- Thu gom và chuyển tải muối thô lên phương tiện vận chuyển.

- Thu gom đánh luống muối thô trên các ô kết tinh chờ khô.

- Thu gom muối thô từ các luống trên đồng truyền tải lên phương tiện vận chuyển.

- Xuất và truyền tải muối thô từ kho bảo quản lên phương tiện vận chuyển.

Sau khi được chạy rà trơn, Máy thu hoạch muối đã được Trung Tâm đo lường khảo
nghiệm và Giám định máy Nông Nghiệp khảo nghiệm (có biên bản khảo nghiệm kèm theo) và

162
được tập huấn chuyển giao cho đội cơ khí Xí nghiệp muối Tri Hải, để chăm sóc, bảo dưỡng
và vận hành trong sản xuất.

Hình 4.24 Máy THM -2,0 đang thu hoạch muối trên đồng

Hình 4.25. Máy THM-2,0 đang thu gom muối từ luống muối đưa lên xe tải

Với những tính năng ưu việt: Năng suất cao, chi phí nhiên liệu thấpvà nhân công phục
vụ ít (1 đến 2 người theo máy), THM -2,0 cũng đã thực sự phục vụ cho khâu cơ giới hóa thu
hoạch muối thô của các ô kết tinh được phủ bạt che mưa như ô: KT16; KT25; KT25A... với
sản lượng thu hoạch và đánh luống trên 3.000 tấn muối thô. như ở bảng 4.3 cho thấy.

163
TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét
1 Bề rộng làm việc mm 2.000
2 Bề dày thu gom mm 100
3 Vận tốc dịch chuyển trung bình km/h 0,35
4 Năng suất trung bình Tấn/h 63
5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,25
6 Số công thay thế Công 113(86) Theo định mức
2004: 0,257c/tấn
(2005: 0,195c/tấn)
7 Thới gian làm việc h 7
8 Sản lượng thu gom Tấn 441
Bảng 4.3. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT26

* Tính toán hiệu quả kinh tế cho thu hoạch muối THM -2,0.
Một số địng mức tiêu chuẩn của Công ty muối Ninh Thuận (số liệu do Công ty muối
Ninh Thuận cung cấp).
- Đơn giá sản xuất: 49.481đ/tấn muối kết tinh không phủ bạt (kết tinh ngắn ngày).
54.272đ/tấn muối kết tinh phủ bạt che mưa (kết tinh dài ngày).
- Định mức công sản xuất cho 1 tấn muối của một số khâu chính :
a. Khâu thu hoạch muối thô trên ô kết tinh (năm 2003; 2004)

- Công cày xới, phay hoặc găng xắn thủ công : 0,117 công/tấn.
- Công cào rửa (cào thành luống để xúc lên băng tải chuyển
tải lên xe vận chuyển) : 0,257 công/tấn.
- Công xúc muối (xúc muối lên băng tải chuyển tải lên
phương tiện vận chuyển): 0,151 công/tấn.

b. Khâu thu hoạch muối thô trên ô kết tinh (năm 2005)

- Công cày xới, phay hoặc găng xắn : 0,122 công/tấn.


- Công cào gom: 0,195 công/tấn.
- Công xúc muối: 0,151 công/tấn.

164
c. Kinh phí khoán định mức cho các khâu: cày xới, cào gom và xúc muối (không
kể phương tiện cơ giới): 20.000đ/tấn.

20.000đ
Tiền công định mức cày xới hoặc găng xắn: × 0,122c / T = 5.214 đ/tấn.
0,468c

20.000đ
Tiền công định mức cào rửa: × 0,195c / T = 8.333 đ/tấn
0,468c

20.000đ
Tiền công xúc muối: × 0,151c / T = 6.453 đ/tấn
0,468c

* Chi phí thực tế khi vân hành THM -2,0 trong thu gom muối:

Dựa trên các bảng 4.3; 4.4; 4.5 một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 trong
thu gom muối (Số liệu do đội cơ khí thuộc xí nghiệp muối Tri Hải - cấp), có thể tính giá trị
chi phí trung bình cho khâu cào gom muối thô trên đồng:

+/ Chi phí nhiên liệu:


1. Năng suất trung bình bình cào gom muối thô : 64,66tấn/h
2. Chi phí nhiên liệu trung bình: 6,18lit/h
3. Tiền chi cho THM - 2,0 cho cào gom 1 tấn muối:
6,18l / h
Knl = × 8.000đ / l = 764,6 đ/tấn
64,66t / h

+/ Chi phí khác bao gồm:

* Khấu hao thiết bị: tính thời gian khấu hao THM -2,0 trong 5 năm, mỗi năm khấu hao
20%. Cào gom muối khấu hao 1/2 tổng khấu hao (1/2 cào gom; 1/2 xúc truyền tải muối và
các vận hành khác). Sản lượng cào gom muối hàng năm ước tính 14.000tấn.

20% × 200.000.000đ
Kkh = = 2.857,1 đ/tấn
100 × 14.000t

b) Nhân công : 2 nhân công thu THM -2,0

2 ×1.000.000đ / tháng
Knc = = 170 đ/tấn
26ngày × 64, t / h × 7 h

c) Sửa chữa bảo dưỡng = 40% khấu hao cơ bản

165
40 ×1.428,5đ / t
Ksc = = 571,4 đ/tấn
100

Tổng chi phí của THM-2,0 trong cào gom muối:

ΣK = Knl + Kkh + Knc + Ksc

764,6 + 2.857,1 + 170 + 571,4 = 4.363,1 đ/tấn


Ngoài ra còn có những lợi ích khác như:
- Giải quyết thu hoạch muối với thời gian ngắn, năng suất cao.
- Giải phóng lao động thủ công nặng nhọc trong cào gom và xúc muối lên băng tải.
- Chất lượng muối thô thu gom được nâng cao.
Riêng việc sử dụng THM -2,0 cho cào gom muối thô trong thu hoạch cũng làm lợi cho xí
nghiệp hàng năm (với sản lượng thu gom: 14.000tấn) là:
( 8.333đ/tấn - 4.363,1 đ/tấn ) x 14.000 tấn = 55.578.600đ.
* Tương tự cho công xúc muối:
(6.453đ/tán - 4.363,1đ/tấn) x 14.000tấn = 29.258.600đ
Nói cách khác, với tổ chức quản lý bảo dưỡng và vận hành THM -2,0 hợp lý trong các
khâu thu hoạch muối: Cào gom thành luống, thu gom muối thô từ các luống lên phương tiện
vận chuyển, xuất và truyền tải muối thô từ kho bảo quản lên phương tiện vận chuyển. Hàng
năm trừ các chi phí hoạt động THM -2,0 sẽ làm lợi cho cơ sở sản xuất muối hàng trăm triệu
đồng.
4.4 Nhận xét và đề nghị
1. Sản xuất muối phơi nước tập trung theo công nghệ kết tinh dài ngày, có phủ bạt
che mưa là công nghệ tiên tiến có khả năng nâng cao năng suất và chất lượng muối, cần
phải được đầu tư mở rộng trong sản xuất và có khả năng đưa máy móc cơ giới hoá vào các
khâu sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ lao động nặng nhọc cho
người sản xuất.
2. Đề tài đã tính toán, thiết kế chế tạo được mẫu máy cày xới muối CXM -2.0 phù hợp
với công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung, cho chất lượng làm việc tốt hơn những máy
móc công cụ hiện đang sử dụng ở nước ta (phay). Máy có khả năng mở rộng vào sản xuất

166
3. Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm máy thu hoạch muối của Trung Quốc SY -495, đề
tài đã triển khai thiết kế, chế tạo liên hợp thu hoạch muối THM -2,0 phù hợp với công nghệ
và điều kiện sản xuất ở nước ta. Đây là mẫu máy thu hoạch muối đầu tiên được đưa vào ứng
dụng ở đồng muối Việt Nam. Máy đã được khảo nghiệm và ứng dụng trong điều kiện thực tế,
góp phần giải phóng sức lao động nặng nhọc cho lao động làm muối, nâng cao năng suất lao
động, giải quyết khâu thu hoạch muối nặng nhọc kịp thời vụ và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
4. Đề nghị Nhà nước đầu tư kinh phí cho sản xuất thử loạt nhỏ cày xới muối CXM -2,0
và THM -2,0 để có thể chuyển giao cho các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung trong
nước.

167
Chương V

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG LÀM SẠCH MUỐI SAU THU
HOẠCH

Một nghịch lý thường thấy trong ngành sản xuất và lưu thông muối của nước ta là mặc
dù sản lượng muối thấp chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu công nghiệp trong
nước nhưng hàng năm lượng muối lưu đọng trong diêm dân còn rất lớn. Loại trừ khâu yếu
kém trong lưu thông phân phối, lý do chính của nghịch lý này là chất lượng muối được sản
xuất ra ở Việt Nam còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của muối công nghiệp cụ thể
là hàm lượng NaCl còn thấp dưới mức cho phép và các tạp chất không tan, tan (CaS04;
MgS04; MgCl2 ...) còn cao trên mức cho phép. Ngoài những lý do về công nghệ sản xuất, công
nghệ và hệ thống thiết bị thu hoạch .v.v.. Công nghệ và thiết bị rửa muối sau thu hoạch để loại
bỏ các tạp chất tan và không tan trong muối thô nhằm nâng cao chất lượng muối trước khi
nhập kho bảo quản hoàn toàn chưa được quan tâm ở nước ta. Nói một cách đúng hơn, muối
thô chỉ được làm sạch bằng các công cụ thủ công (cào, đảo) trong quá trình thu hoạch thủ công
chưa đáp ứng được yêu cầu thải loại các tạp chất tan và không tan trong sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng muối thô sau thu hoạch tại các ô kết tinh đề tài đã nghiên cứu
thiết kế và chế tạo hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch.
5.1 Phương pháp làm sạch muối sau thu hoạch
5.1.1 Những địa điểm đã nghiên cứu khảo sát
Để xác định nhu cầu, phương pháp và công cụ sơ chế muối thích hợp chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu khảo sát ở nhiều cơ sở khác nhau:
- Đồng muối phơi cát ở Giao Thủy, Hải Hậu (Nam Định), ở xã Bằng La, huyện Đồ Sơn
Hải Phòng, Thái Bình.
- Đồng muối phơi nước: Ở Tri Hải, Cà Ná, Quán Thẻ (Bình Thuận), Vĩnh Hảo (Ninh
Thuận), Hòn Khói (Khánh Hòa); Phù Mỹ (Bình Định), Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh,
Cà Mau.
- Các cơ sở chế biến muối: Hòn Khói (Khánh Hòa), Công ty chế biến muối tư nhân Minh
Khánh ở Bình Thuận; Công ty chế biến muối Ninh Bình, Đồng Nai v.v...
- Các công ty muối: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa v.v...

168
- Đã tham quan khảo sát đồng muối, cơ sở sơ chế muối Thiên Tân Trung Quốc.

5.1.2. Đặc điểm của muối sau khi thu hoạch


Muối sau khi thu hoạch ở đồng muối thường có độ tạp chất cao nếu không qua sơ chế, mà
sử dụng ngay có tạp chất tan và không tan sẽ ảnh hưởng không tốt đến con người và qua quá
trình chế biến sau sẽ phức tạp.
Muối sau khi thu hoạch tùy theo điều kiện từng vùng có các thành phần chính như sau:

Thành phần
Loại muối
Tạp chất
NaCl Ca Mg SO4
không tan
Muối ở Cần Giờ 83.8 0.38 0.148 0.88 1.3

Muối ở Bà Rịa 86.4 0.65 0.24 0.3 1.4

Cty muối Ninh Thuận 87.0 0.4 0.3 0.5 1.5

Muối thô của Việt Nam 87.5 0.8 0.36 1.2 1.4

Muối ở các cơ sở trên được thu hoạch bằng thủ công tác động của công cụ đến nến ruộng
kết tinh ít, nếu thu hoạch bằng máy đòi hỏi các hệ thống máy thu hoạch và vận chuyển hoạt
động trên đồng nhiều, nên độ tạp chất trong muối có thể tăng lên.
So với tiêu chuẩn Việt Nam quy định, chất lượng còn quá thấp, tỷ lệ NaCl thấp, tỷ lệ các
tạp chất tan và không tan cao.

5.1.3. Lựa chọn công nghệ làm sạch muối


Qua khảo sát ở các địa phương, các cơ sở chế biến muối, và tài liệu nước ngoài, công
nghệ làm sạch được dùng phổ biến như sau:
- Nghiền + rửa: Muối sau khi thu hoạch đưa về cơ sở chế biến được nghiền nhỏ, sau đó
rửa. Mục đích của nghiền là làm nhỏ để cho mặt tiếp xúc với nước rửa nhiều hơn, độ sạch cao
hơn. Nhưng hệ thống máy phức tạp. Do nghiền nhỏ một lượng lớn muối bột theo nước ra
ngoài, độ hao hụt lớn đồng thời một số tạp chất cũng được làm nhỏ, việc thu hồi sẽ khó khăn,
đòi hỏi công nghệ phức tạp.
- Rửa + nghiền rửa: Tương tự như phương pháp trên.
Cả 2 phương pháp này thường dùng trong công nghệ chế biến muối tinh.

169
- Rửa: Muối sau khi thu hoạch được rửa ngay bằng nước chạt trong lúc còn nguyên tinh
thể nên độ hao hụt ít, nhưng độ sạch thấp hơn 2 phương pháp trên. Qui trình công nghệ và hệ
thống thiết bị đơn giản hơn nhiều.

Căn cứ vào điều kiện yêu cầu sản xuất ở nước ta, yêu cầu công nghệ đơn giản, vốn đầu
tư ít, đề tài chọn phương pháp làm sạch sơ bộ muối sau khi thu hoạch bằng cách dùng nước
chạt rửa muối.

5.1.4. Quy trình công nghệ rửa muối sau thu hoạch

* Cơ sở khoa học của quá trình rửa muối sau thu hoạch

Tinh thể muối Natri Clorua được tách ra khỏi các muối khác có trong nước biển là dựa
vào sự khác nhau giữa nồng độ bão hòa của chúng.
- Sắt oxýt (Fe304) được tách ra sớm nhất và hoàn toàn khi nước chạt (dung dịch muối bão
hòa trong nước) đạt đến nồng độ 7,10Be’.
- Canxi Cácbonát (CaC03) tách ra 50% khi nước chạt ở nồng độ 7,10Be’ và tách ra hoàn
toàn khi ở 16,70Be’.
- Canxi Sunphát bắt đầu kết tinh ở 140Be’, ở 220Be’ kết tinh được 80% và kết tinh toàn bộ
ở 30,20 Be’.
- Natri Clorua (NaCl) bắt đầu kết tinh ở 260Be’ (tùy theo hàm lượng khác nhau ở mỗi loại
muối) đạt nồng độ 28,50Be’ kết tinh được 70%, sau đó tốc độ kết tinh chậm lại cho đến 300Be’
đạt 78,9% và ở nồng độ 350Be’ đạt 91,3%, trong nước ót chỉ còn lại 8,7% Natri Clorua.
- Magiê Sunphát (MgS04) kết tinh chậm hơn NaCl, chưa ở dạng tinh thể nhưng có mặt
trong nước chạt cô đặc vì vậy có 1 lượng bám theo muối ăn. Khi nước chạt ở 320 Be’ lượng
MgS04 tách ra khỏi nước đạt 2,44%, MgS04 kết tinh ở 32,40Be’ và khi tổng hợp tách khỏi
nước chạt đến 25,18%. MgS04 còn lại trong nước 82%.
- Magiê Clorua (MgCl2) tương tự như MgS04 khi cô đặc đến 350 Be’, tổng lượng MgCl2
tách ra lên 4,62%.
Vì vậy thành phần chạt khi cô đặc đến 350 Be’ gồm các chất sau:
Toàn bộ Kali clorua, phần lớn MgCl2 và 75% MgS04, hơn 50% Natri Bromua và rất ít
NaCl. Quá trình kết tinh trên chính là quá trình lẫn tạp chất hóa học vào muối ăn.
Tạp chất hóa học trộn lẫn vào NaCl dù có phân đoạn kết tinh hợp lý thì nó vẫn tồn tại, vì
nó hình thành ngay trong quá trình kết tinh. Muối kết tinh càng chậm tạp chất càng nhiều. Vì

170
vậy rửa muối sơ bộ tức là làm sạch nước ót bám vào bề mặt tinh thể muối ăn kể cả tạp chất
cơ học (chất không tan) là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng muối tinh chế sau này.

* Quá trình làm sạch muối

Sản phẩm muối là tinh thể cô đặc từ nước biển (hay nước khoáng) khi được cô đặc tới
nồng độ bão hòa. Tạp chất trong muối tồn tại ở 2 dạng là cơ học và hóa học. Cơ học gồm cát,
sỏi, đá, bùn đất và các chất rắn không tan khác. Các tạp chất này nhiều hay ít phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên của các đồng muối, vào cách vận chuyển, bảo quản...
Việc loại bỏ tạp chất cơ học dựa vào sự khác nhau về khối lượng riêng và kích thước các
tạp chất so với muối. Việc loại bỏ các tạp chất này có nhiều cách: Sàng, li tâm, lắng, lọc, cho
vật nhẹ nổi lên bề mặt nước rửa và chảy ra ngoài theo dụng dịch rửa.
Làm sạch các tạp chất hóa học.
Như ta đã biết các tạp chất hóa học bám trong muối ăn có nồng độ bão hòa cao hơn NaCl,
vì vậy khi nồng độ nước chạt < 350Be’ chúng vẫn tồn tại ở dạng lỏng trong nước ót bám theo
muối. Để đảm bảo muối sạch về mặt hóa học nghĩa là hàm lượng MgCl có trong muối phải
thấp hơn nó có trong nước ót để không bám trở lại vào muối ăn. Vì vậy chọn dung dịch rửa
thích hợp cho hòa tan các muối tạp chất có ý nghĩa quyết định đến độ sạch của muối sau khâu
rửa sơ bộ.

* Qui trình công nghệ rửa muối sau thu hoạch:

Sơ đồ qui trình công nghệ thể hiện ở hình 5.1

Muối thu hoạch Nước rửa Nước bổ xung

Rửa muối

Muối thô Nước thải

Kho bảo quản Xử lý

Bã thải Nước sạch


Hình 5.1. Sơ đồ công nghệ rửa muối

171
Qua theo dõi thí nghiệm ở 1 số cơ sở của Công ty tư vấn đầu kỹ thuật cơ điện
(AGRINCO), từ muối thu hoạch sau khi rửa lần 1 chất lượng muối đã đạt Nacl: 93,4; tạp chất
không tan 0,5; Ca: 0,11, Mg: 0,48 và SO4 : 0,94. Như vậy sau khi rửa lần 1 chất lượng muối
thô đã tăng lên đáng kể.

* Địa điểm làm sạch muối sau thu hoạch


Yêu cầu của sơ chế muối là làm sạch ngay sau khi thu hoạch để nước ót chưa kịp ra, tạo
ra loại muối thô có chất lượng cao hơn để sử dụng hoặc chế biến tiếp.
Có 2 phương án:
* Đặt tại cơ sở chế biến muối tinh:
- Muối sau khi thu hoạch về tinh chế ngay, nghĩa là không qua sơ chế. Đây là một phương
án hợp lý về công nghệ đòi hỏi cơ sở tinh chế đặt tại đồng muối, nó chỉ thực hiện được ở sản
xuất qui mô nhỏ, phân tán, hơn nữa sản xuất rất bấp bênh vì không dự trữ nguyên liệu. Đầu tư
cơ sở vật chất ở gần khu ruộng muối phức tạp.
Nếu cơ sở chế biến muối tinh ở xa ruộng muối, muối phải được dự trữ. Trong thời gian
bảo quản nước ót róc đi để lại các tạp chất bám chặt vào muối việc chế biến sẽ khó khăn.
* Sơ chế tại đồng muối:
Sau khi thu hoạch, muối được làm sạch ngay, lúc đó do các tạp chất dễ loại ra khỏi muối.
Chính vì thế mà hầu hết các đồng muối lớn trên thế giới người ta bố trí xưởng sơ chế muối
ngay cạnh khu kết tinh muối, đảm bảo khi muối vừa thu hoạch còn ướt được sơ chế ngay. Khi
rửa lượng tạp chất dễ loại bỏ nhất. Đồng thời việc bổ sung, thay thế nước chạt (nước rửa) dễ
dàng.
Do đó chúng tôi chọn cơ sở sơ chế đặt tại đồng muối.

5.2 Lựa chọn thiết bị rửa muối sau thu hoạch

5.2.1. Các loại thiết bị rửa muối


Qua tham khảo các tài liệu của nước ngoài, các thiết bị rửa muối khác nhau, trong thực tế
sản xuất đã sử dụng 2 loại chính:

172
* Máy rửa muối kiểu sàng lắc:

Thiết bị kiểu này được lắp ở 1 vài cơ sở chế biến muối. Muối được đưa vào máy sàng
rung làm cho muối dao động, đồng thời nước rửa được tưới liên tục. Các tạp chất theo nước
chảy qua lỗ sàng ra ngoài. Thiết bị này có ưu nhược điểm:
- Rửa được muối, nhưng do nước tưới lên muối đang rung động, thời gian tiếp xúc với
muối quá ngắn, khả năng rửa hạn chế.
- Một phần muối vụn cũng theo nước và tạp chất ra ngoài việc thu hồi và tách và tách
khỏi tạp chất rất phức tạp. Độ hao hụt muối có thể lên tới 20%
- Chỉ áp dụng cho những hệ thống máy có công suất nhỏ, như ở Đồng Nai năng suất của
hệ thống 1,5tấn/h. Với yêu cầu năng suất lớn, khối lượng muối dao động trên sàng lớn đòi hỏi
thiết bị rất phức tạp.

* Thiết bị rửa muối theo kiểu vít tải rửa:

Máy là cái vít tải hở đặt nghiêng, phần dưới cấu tạo là thùng chứa để đổ muối và nước
chạt (nước rửa). Vít tải vừa khuấy muối trong nước để rửa, đồng thời đưa muối lên. ở phần
trên do muối quay ly tâm nên một phần nước bám ở muối ra ngoài. Phần tạp chất nhẹ nổi lên
trên thùng, tạp chất nặng ở đáy thùng và theo nước ra ngoài. Sơ đồ thể hiện trên hình 5.2.
Ưu nhược điểm:
- Rửa muối tương đối tốt, cả tạp chất tan và không tan
- Tinh thể muối ít bị vỡ nên lượng muối theo nước ít
- Nguyên lý làm việc của vít tải êm dịu, không rung động nên có thể đưa năng suất lên
cao được.
Ở các nước Trung quốc, Đài loan, Đức, úc, Tây Ban Nha... đều dùng thiết bị rửa kiểu vít
tải.
Qua khảo sát các cơ sở chế biến muối ở Hòn Khói, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu, Công
ty Muối Ninh Bình, Long Đất Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Hậu, Nam Định, Phan Thiết, Bình
Thuận, ... đều sử dụng máy rửa kiểu vít tải (rửa chế biến).
Trên cơ sở đó chúng tôi chọn máy rửa kiểu vít tải hở đặt nghiêng để rửa sơ bộ
muối sau khi thu hoạch.

173
Muối rửa

Nước chạt

Sản phẩm

Hình 5.2. Sơ đồ cấu tạo vít tải rửa

(Theo giới thiệu của Salt Machinery Co. LTD Thiên Tân – Trung Quốc)
- Năng suất: 25 tấn/h
- Đường kính trục xoắn: 700 mm
- Góc nghiêng: 150
- Công suất động cơ: 4 KW

Hình 5.3. Vít tải rửa của Trung Quốc

174
Hình 5.4. Máy rửa muối kiểu vít tải đặt tại cơ sở chế biến muối Hòn Khói-Khánh Hoà

5.2.2. Xác định cỡ năng suất của máy rửa muối sau thu hoạch
Đề tài đã tiến hành điều tra thực tế ở một số vùng làm muối quy mô hiện nay tuy còn nhỏ
sản lượng muối ít như đồng muối Cà Ná (Ninh Thuận) 450 ha, trong đó diện tích kết tinh 35
ha, sản lượng 45.000 tấn/ha, Tri Hải (Ninh Thuận) có 342 ha, trong đó 36 ha kết tinh, sản
lượng 42.000 tấn/ha, Vĩnh Hảo (Bình Thuận) 72.000 tấn/năm, Hòa Khói (Khánh Hòa) gần
40.000 t/năm,... Muối được sản xuất theo phương pháp phơi nước, mỗi năm thu hoạch 7-8 lần,
bình quân hàng ngày lượng muối thu hoạch nhập kho 250-350 tấn. Trong tương lai do yêu cầu
phát triển đến năm 2010 sản lượng muối yêu cầu 2,0 triệu tấn (gấp 2 lần năm 2000), nên qui
mô sản xuất sẽ lớn hơn, đồng muối sẽ được mở rộng, nhiều đồng muối có qui mô 600-800ha
trở lên và sản lượng sẽ đạt 80.000-100.000 tấn/năm, hàng ngày sẽ thu hoạch 400-600 tấn, yêu
cầu lượng muối cần rửa sẽ tăng lên.
Do đây là máy thiết kế đầu tiên, phục vụ cho sản xuất hiện tại nên chúng tôi chọn năng
suất 30 tấn/giờ. Từ mẫu máy đầu tiên này đưa vào sử dụng trong sản xuất làm cơ sở thiết kế
những máy lớn hơn.
Những đống muối sau khi thu hoạch để cạnh khu vực kết tinh của đồng muối ở Bình
Thuận, thể hiện trên hình 5.5 và 5.6

175
Hình 5.5. Muối sau khi thu hoạch tập trung ở đồng muối Tri Hải (Ninh Thuận).

Hình 5.6. Muối sau khi thu hoạch tập trung ở đồng muối Cà Ná (Bình Thuận).

5.2.3 Thông tin chung về thiết bị rửa muối kiểu vít tải
Qua các tài liệu tham khảo máy rửa kiểu vít tải của nước ngoài và điều tra ở các cơ sở chế
biến muối trong nước có những thông tin chung về thiết bị rửa muối như sau:

176
* Vít tải kín:
Là vít tải trục vít nằm trong vỏ được bao kín, loại này thường dùng cho những trường
hợp cần nâng sản phẩm theo hướng thẳng đứng, hoặc có độ nghiêng cao và những loại bột khô
nhiều bụi, trong chế biến muối thường dùng để chuyển muối lên cao như hệ thống chuyển
muối từ dưới lên đổ vào đổ vào máy rửa như ở hệ thống máy đặt tại xưởng chế biến Hòn Khói
(Khánh Hòa).
* Vít tải hở:
Là vít tải vỏ có tiết diện hình nửa vòng tròn, mặt trên hở dùng trong trường hợp độ
nghiêng thấp, kích thước hạt to, không có bụi
* Vít tải đơn:
Là vít tài chỉ có 1 trục vít làm việc trong vỏ bao. Loại này có kết cấu đơn giản, đảm bảo
khe hở đồng giữa đường kính ngoài của cánh vít và vỏ, nên muối được đưa hết lên phía trên ít
bị sót và hao hụt theo nước thải.
* Vít tải kép:
Là vít tải có 2 trục vít cùng quay trong 1 vỏ bao. Loại này kết cấu phức tạp, thường áp
dụng ở máy rửa có năng suất rất lớn cỡ trên 50 tấn/h.
Hầu hết các cơ sở mà đề tài khảo sát đều dùng kiểu vít tải loại đơn 1 trục vít.. Các kiểu thể
hiện trên hình 5.7; 5.8 và 5.9. Trên cơ sở đó với cỡ máy 30 tấn/h, đề tài chọn kiểu vít tải hở 1
trục vít.

177
Hình 5. 7. Kiểu vít tải trong máy rửa muối của Tây Ban Nha

178
Hình 5.8. Kiểu vít tải trong máy rửa muối của Đài Loan

(đặt tại cơ sở chế biến muối Hòn Khói - Khánh Hoà).

5.2.4 Lựa chọn các thông số cơ bản cho vít tải rửa muối sau thu hoạch.

* Hình dạng của cánh vít:


Trong các máy rửa muối qua khảo sát ở nhiều cơ sở và tham khảo các tài liệu các cánh vít
tải là liên tục và có 2 loại.
Cánh vít kín: là loại cánh vít liền từ trục quay đến mép ngoài cùng của cánh. Loại này
thường dùng ở những vít tải nâng, vận chuyển và những máy rửa có công suất nhỏ 1-2 tấn/h.
Trong quá trình làm việc, nước được vít đưa lên cùng với muối khó thoát xuống nên công suất
chi phí lớn, muối không sạch và mang theo nhiều nước.
Cánh vít hở: là cánh vít chỉ có ở phần ngoài, phần gần trục quay là rỗng. Khi chế tạo
người ta gắn những thanh thép xung quanh, dọc theo trục quay và cách trục quay 1 khoảng
cách nhất định. Cánh vít được được lắp trên thanh thép đó và tạo với các thanh thép như một
cái lồng. Do vít tải có độ nghiêng thấp nên trong quá trình làm việc muối chuyển động ở phần
ngoài cánh vít, phần ở gần trục quay rỗng nên nước rửa có mang theo tạp chất dễ dàng thoát
xuống phía dưới. Ngoài ra dạng cánh vít này còn có tác dụng khuấy đảo muối trong quá trình
rửa. Loại này thường áp dụng ở máy rửa có công suất lớn từ 5 tấn/h trở lên.
Sơ đồ dạng cánh vít được thể hiện trên hình 5.9.

179
Qua kết quả theo dõi trong sản xuất và những phân tích ở trên đề tài chọn loại cánh vít
hở cho máy rửa muối cỡ 30 tấn/h.

Hình 5.9. Hình dạng của cánh vít hở

* Chiều dài làm việc của vít rửa


Chiều dài làm việc của vít tải phụ thuộc vào yêu cầu khi rửa muối. Thông thường khi làm
việc từ 1/3-1/4 chiều dài trục vít nằm dưới để khuấy, rửa và đưa muối lên. Nước theo muối lên
một đoạn khoảng 1/4 chiều dài nữa, như vậy, nửa trục vít phía trên có tác dụng chuyển muối
và tách nước. Hầu hết các máy rửa muối đã khảo sát có độ dài trục vít từ 4-5m. ở các máy có
công suất rất lớn trên 50tấn/h có thể dài tới 6m. Trong trường hợp máy này dùng để rửa sơ bộ
muối ngay sau thu hoạch dễ hơn so với muối bảo quản lâu với cỡ 30 tấn/h chúng tôi chọn
chiều dài 4,5m.

* Góc nghiêng khi đặt vít rửa


Góc nghiêng khi đặt vít tải có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sạch muối. Góc nghiêng
lớn quá, nước theo muối chảy quá nhanh, các tạp chất chưa kịp chảy theo, góc nghiêng nhỏ
quá, nước chảy quá chậm, khả năng tách nước ra khỏi muối kém. Chúng tôi đã khảo sát máy
rửa của Trung Quốc 25 tấn/h góc nghiêng 150. Máy rửa của Đài loan lắp ở cơ sở chế biến
muối Hòn Khói (Khánh Hòa) 250, Máy ở cơ sở chế biến muối Ninh Bình 300. Ở máy thiết kế
chọn góc đặt nghiêng của vít tải so với mặt phẳng ngang 200.

180
* Tốc độ quay của trục vít rửa.
Tốc độ trục vít có ảnh hưởng đến chất lượng rửa muối, vòng quay nhanh quá, thời gian
muối rửa trong nước ít, các cánh vít va đập mạnh làm vỡ tinh thể muối, tỷ lệ hao hụt nhiều, chi
phí năng lượng lớn, nước dễ bắn ra khu vực xung quanh, nhưng khi muối dịch chuyển lên
phần trên của trục vít dễ tách nước. Qua khảo sát các máy như máy của Trung Quốc 40vg/ph,
máy của Đài loan ở cơ sở chế biến Hòn Khói 25vg/ph, máy ở Ninh Bình 35vg/ph. Trên cơ sở
đó, đề tài chọn số vòng quay 30vg/ph.

* Vật liệu chế tạo vít rửa muối sau thu hoạch.
Muối rất dễ tác động, làm ảnh hưởng xấu đến kim loại. Dưới tác động của muối sắt, thép
rất chóng han dỉ và hư hỏng. Chính vì thế các thiết bị phải dùng loại thép tốt (thép không dỉ)
để chế tạo, trong điều kiện làm việc êm dịu, máy rất bền, như máy của Đài loan trang bị ở cơ
sở Hòn Khói sử dụng được 10 năm. Đương nhiên dùng thép không dỉ giá thiết bị sẽ rất đắt,
gấp 3-4 lần thép thường.
Năm 1998, máy rửa của Đài Loan ở cơ sở chế biến Hòn Khói người ta đã chế tạo một
máy khác theo nguyên mẫu, nhưng nguyên liệu chủ yếu bằng thép thường, chỉ khác máng vít,
dùng loại tôn dầy hơn 3-4mm, cánh vít dày 8mm, ... Máy hoạt động từ 1999, đến khi chúng
tôi vào khảo sát năm 2003, máy vẫn hoạt động bình thường. Máy rửa ở cơ sở chế biến muối
Ninh Bình, hầu hết các chi tiết đều chế tạo bằng thép thường qua 5 năm nhưng vẫn hoạt động
bình thường, tuy một vài chi tiết đã hỏng cần phải thay thế.
Qua khảo sát thực tế, trong điều kiện kinh phí có hạn, hơn nữa đây là máy thí nghiệm kết
hợp với phục vụ sản xuất, nên chúng tôi chọn vật liệu chế tạo là thép thường các chi tiết mỏng
như cánh vít dày 8mm, máng vít 4mm.
5.3 Tính toán thiết kế vít tải rửa muối sau thu hoạch

5.3.1 Dự liệu đầu bài:


- Dạng vít tải: Vít tải hở làm việc liên tục.
- Năng suất làm việc: Q = 30 tấn/h.
Các chỉ tiêu kỹ thuật:
- Muối sau rửa loại bỏ được 15% tạp chất không tan so với trước rửa.
- Muối sau rửa loại bỏ được 30% tạp chất tan so với trước rửa.
- Độ ẩm muối sau rửa nhỏ hơn 7%
- Khối lượng thể tích nguyên liệu: ρ = 1200 kg/m3.

181
- Kích thước lớn nhất hạt muối: amax = 10 mm.

5.3.2 Lựa chọn các thông số của vít rửa:


- Chọn góc nghiêng đặt vít tải so với mặt phẳng nằm ngang α = 200.
- Hệ số nạp đầy nguyên liệu Ψ = 0,3 - 0,4 chọn Ψ = 0,3.
- Chọn đường kính ngoài cánh vít D = 0,65m.
- Chọn bước vít S = 0,4 D S = 0,4x 0,65 = 0,26m.
- Số vòng quay trục vít
20 ÷ 40 20 ÷ 40
n= = = 30 ÷ 60 v / ph
D 0,65
chọn n = 30 vòng/phút.
- Bề dày cánh vít chọn b = 6 mm.
- Chọn khe hở hướng kính giữa cánh vít với máng σ = 5-8 mm,
chọn σ = 6 mm.
- Bề rộng cánh vít (bản cánh) chọn = 120 mm.
- Đường kính trong cánh vít sẽ là:
- d = 0,65 - 2 x 0,120 = 0,41m
- Năng suất Q của vít tải tính theo công thức
Q = 47,1 (D2 - d2). S.n.Ψ.ρ (tấn/h).
- D : Đường kính ngoài cánh vít (m).
- d : đường kính trong cánh vít (m).
- S : Bước vít (m).
- n : Số vòng quay trục vít (vòng/phút).
- Ψ : Hệ số nạp đầy.
- ρ : Khối lượng thể tích muối (tấn/m3).
Q = 47,1.(0,652 - 0,412).0,26.30.0,3.1,2 = 33,6 tấn/h.
Phù hợp với năng suất đã cho.

5.3.3 Tính toán thiết kế vít tải rửa muối sau thu hoạch.

* Xác định lượng muối trên 1m chiều dài vít tải q:

182
π
q=
4
(D )
− d .ρ .ψ .g.
1
S

. (0,65 2 − 0,412 ).1200 . 0,3 . 9,8 .


3,14 1
q= = 704 N
4 0,26 m

* Xác định lực chiều trục đặt lên vít tải:


Fdt = q.L(sin α + f . cosα ) (N ) .
- f : Hệ số ma sát giữa thép và muối; f = 1,0 - 1,2 chọn f = 1,2.
- L : Chiều dài vít tải (m)
Tính L theo công thức L = (5 ÷ 25) D
L = (5 ÷ 25). 0,65 = 3,25 ÷16,25
Chọn L = 4,5 m.
Fdt = 704.4,5.(sin 200 + 1,2.cos 200) = 704.4,5.(0,342 + 1,2.0,939) = 4653 N.

* Xác định mô men xoắn đặt lên trục vít tải Mx:
M x = 0,5.Dtb .Fdt .(tgβ + ρ 0 )
- Dtb là đường kính trung bình của vít tải
- Dtb = 0,8D = 0,8.0,65 = 0,52 m.
- β là góc nâng của cánh vít
S 0,26
tg β = = = 0,159 β = 9005
π .Dtb 3,14 . 0,52
- ρ0 là góc ma sát giữa muối với thép
tg ρ0 = f = 1,2 ρ0 = 50022
Vậy Mx = 0,5.0,52.4653 x tg 590 27 = 0,5.0,52.4653.1,68 = 2032 Nm.

* Xác định trọng lượng vít tải Gv, lực võng P và lực hướng tâm R:
Trọng lượng vít tải Gv = qv.L.
- qv là trọng lượng 1m vít tải (N/m).
- L : Chiều dài vít tải (m).
- qv gồm trục vít, cánh vít, các thanh chống.
Trục vít : Dn = 163 mm; Dtr = 146 mm. (Chọn thành trục dày 7 mm- phần sắt + 1,5 mm -
phần inox)
Cánh vít có độ dày 6 mm, bản cánh rộng 120 mm, bước cánh 260 mm.

183
Các thanh chống có dường kính 22 mm, dài 365 mm, số lượng 66 thanh/4,5 m.
- qv = (Va + Vb + Vc).ρt.g.
- Va : Thể tích 1m trục vít.
- Vb : Thể tích 1m cánh vít.
- Vc : Thể tích 1m thanh chống.
- ρt : Khối lượng thể tích của thép, ρt = 7800 kg/m3.
- g : Trọng lượng = 9,8.
⎡π ⎛ 0,65.π ⎞ π ⎤
( )
q v = ⎢ 0,163 2 − 0,146 2 + ⎜ 0,12 . 0,006 . ⎟ + 0,022 2 . 0,365 . x 15⎥ .7800 . 9,8 =1102 N m Gv
⎣4 ⎝ 0,26 ⎠ 4 ⎦
= 1102 x 4,5 = 4959 N
Lực võng đặt lên trục vít tải
2 M x 2 . 2032
P= = = 7815 N
Dtb 0,52
Tải trọng hướng tâm R là:

R= (Gv cosα )2 + P 2 = (4959 . 0,934)2 + 7815 = 9110 N


* Xác định mô men cản do các ổ đỡ Mc:
d tb d
M c = (Fat + Gv sin α ). f . + R. f .
2 2
Trong đó f là hệ số ma sát ở ổ trục, f = 0,1
dtb : đường kính trung bình của cổ trục, dtb = 1,2d = 1,2.0,07 = 0,084.
d đường kính cổ trục chọn d = 0,07.
0,084 0,07
+ 9110.0,1. = 58,5 Nm
Mc = (4653 + 4959 . 0,342) .0,1. 2 2

* Xác định mô men xoắn tổng M:


M = k .M x + M c

k : Hệ số phụ thuộc kích thước và loại vật liệu,


k = 1,2 - 1,4, chọn k = 1,3.
M = 1,3.2032 + 58,5 = 2700 N.m.

184
* Xác định công suất động cơ:
Q.L.ω
N=
36,03
ω : Hệ số cản chuyển động, với vật liệu dạng hạt nhỏ ω = 1,15 ÷ 1,2
chọn ω = 1,2
33,6.4,5.1,2
N= = 5,03
36,03 chọn N = 5,5 kW.

* Xác định mô men uốn trên trục Mu

q ' .L2 R 9110


Mu = ; q' = = = 2024
8 L 4,5
2024.4,5 2
Mu = = 5123
8

Mô men tương đương:

M td = M u + M 2 = 51232 + 2700 2 = 5790


2

Ứng suất sinh ra trên trục vít:

M td
δ = ≤ [δ ] = 6.10 7 N
0,1.Dn
3 m2

5790
δ = = 1,34.10 7 N 2 < [δ ]
0,1.0,163 3 m

Trục đủ bền.

* Xác định độ võng của trục:


5.q ' .L4 5.2,024.4500 4
yv = = = 1,6mm.
384.Ey 384.2.10 5.0,05.163 4
(y ≈ 0,05Dn4)
E = 2.105 N/mm2.
L 4500
[ fv ] = = = 7,5 mm
600 600
Với độ võng fv = 1,6 mm; khe hở giữa máng và cánh vít chọn 6 mm hoàn toàn đảm bảo
khi trục vít làm việc.

185
* Tính toán bộ truyền xích
Công suất vít tải rửa là 5,5 kW nên công suất truyền động cho bộ truyền xích là 5,5 kW,
với số vòng quay trục vít là 30 vòng/phút thì vận tốc dài <10 m/s. Chọn xích ống con lăn có
bước xích là 31,75.
Công suất cho phép [N] = 6,1 kW
Số vòng quay động cơ điện nđc = 35 vòng/phút.
ndc 35
Tỷ số truyền động i = = = 1,17 .
ntv 30

* Tính đường kính vòng chia của đĩa xích:


A
dc =
180 0
sin
z

31,75 31,75
d c1 = = 304 mm dc 2 = = 354 mm
180 0 180 0
sin sin
30 35

* Tính số mắt xích:


z1 + z 2 2A ⎛ z 2 − z1 ⎞ 2 t
x= + +⎜ ⎟.
2 t ⎝ 2π ⎠ A
A là khoảng cách trục.
Sơ bộ chọn A = 600 mm ta có:
30 + 35 2.600 ⎛ 35 − 30 ⎞ 2.31,75
x= + +⎜ ⎟. = 70,34
2 31,75 ⎝ 2.3,14 ⎠ 600 .
Chọn số mắt xích là 71.

* Tính lại khoảng cách trục A:

t⎡ ⎤
2 2
z +z z +z z −z
A= ⎢ x − 1 2 + ⎛⎜ x − 1 2 ⎞⎟ + 8 ⎛⎜ 2 1 ⎞⎟ ⎥
4⎢

2 ⎝ 2 ⎠ ⎝ 2π ⎠ ⎥

31,75 ⎡⎢ ⎤
2 2
30 + 35 ⎛ 30 + 35 ⎞ ⎛ 35 − 30 ⎞ ⎥ = 607,8 mm.
A= 71 − + ⎜ 71 − ⎟ + 8⎜ ⎟
4 ⎢ 2 ⎝ 2 ⎠ ⎝ 2.3,14 ⎠ ⎥
⎣ ⎦

186
Để bảo đảm độ võng bình thường của xích giảm khoảng cách trục một khoảng ∆ A =
0,003.607,8 = 1,8 mm.
Vậy khoảng cách trục A = 607,8 - 1,8 = 606 mm.

* Tính lực tác dụng lên trục:


6.10 7 k t .N
R ≈ k t .P =
zt n
kt: Hệ số xét đến tác dụng trọng lượng xích lên trục, khi bộ truyền nằm ngang hoặc
nghiêng một góc < 400 chọn k = 1,15, khi bộ truyền thẳng đứng hoặc nghiêng một góc > 400
so với phương nằm ngang chọn k = 1,05.
6 . 10 7 . 1, 05 . 5 , 5
R = = 1039 N .
35 . 31 , 75 . 30

5.3.4. Các thiết bị và công trình phụ trợ


Để có thể rửa được muối, ngoài máy rửa cần có một số máy và công trình phù trợ: như
máy bơm và hệ thống ống dẫn nước, sàng tách nước, băng tải tiếp nhận và vận chuyển muối
trước và sau rửa, hệ thống lắng lọc nước sau rửa.

* Máy bơm nước để bơm nước lên vít tải rửa


Theo tiêu chuẩn lượng nước cần cho mỗi tấn muối rửa là 1,5 ÷ 2,0 m3/tấn, như vậy lưu
lượng cần bơm 45 ÷ 60m3/h.
Máy bơm để bơm nước chạt từ bể chứa lên máy rửa, có độ cao cột nước 8÷10m, nên có
thể dùng bơm ly tâm đơn cấp cỡ công suất khoảng 3,0 kw.

* Sàng rung tách nước


Sau khi rửa từ máy rửa kiểu vít tải, lượng nước bám vào muối còn nhiều có thể tới trên
15%. Để giảm lượng nước, muối sau khi rửa được đưa vào sàng rung để tiếp tục tách bớt
nước, sau khi qua sàng rung tỷ lệ nước còn lại dưới 10%. Sàng rung là tấm tôn mỏng có đục lỗ
nhỏ (hoặc tấm lưới sắt). Sàng rung động vừa làm muối dịch chuyển theo sàng, vừa dao động
lên xuống nên nước bám xung quanh hạt muối tách ra và rơi qua lỗ sàng.

* Thiết bị cấp liệu vào máy rửa và thu sản phẩm


Do máy rửa có năng suất lớn 30 tấn/h, nên không thể cấp liệu và lấy sản phẩm bằng thủ
công. Các cơ sở sản xuất, chế biến thường trang bị băng tải cao su để chuyển muối. Loại này

187
năng suất cao, lượng muối đưa vào máy tương đối đồng đều và độ bền máy tốt. Hệ thống cần
2 băng tải cao su, 1 chiếc để cấp liệu, chiếc kia thu sản phẩm.

* Hệ thống bể hoàn lưu

Tác dụng của hệ thống bể hoàn lưu

Bể hoàn lưu có tác dụng cân bằng nước trong quá trình rửa, đảm bảo cho dây chuyền rửa
hoạt động liên tục với năng suất đã đặt ra, đảm bảo tỷ lệ nước chạt rửa theo đúng yêu cầu tỷ lệ
rắn lỏng trong quá trình rửa, đảm bảo đủ nước tuần hoàn cho hệ thống.

Tính toán thiết kế bể hoàn lưu

- Bể hoàn lưu thiết kế cho hệ thống rửa muối sơ bộ có công suất 30 tấn/h.
- Theo TCVN quá trình rửa sơ bộ 1 tấn muối cần từ 1,5 đến 2m3 nước.
Với dây chuyền công suất 30 tấn/h lượng nước tuần hoàn cần 45 - 60m3.

* Tính toán truyền động cho sàng tách nước


- Bộ truyền động cho sàng tách nước chọn bộ truyền đai.
- Bánh đai nhỏ chọn theo tiêu chuẩn có D1 = 140 mm
- Bánh đai lớn có D2 = 280 mm (tỷ số truyền bằng 1:2).
Vận tốc dài của đai:

πD 1 n 1
V= m/s
60.1000

Chọn đai hình thang loại б có a x h = 17 x 10,5; F = 138mm2


Chọn khoảng cách trục A:
0,55(D2 + D2) + h < A ≤ 2(D2 + D2)
0,55(140 + 280) + 10,5 < A ≤ 2(140 + 280)
241,5 < A ≤ 840
Chọn A = 500 mm.
2
π ⎛ D −D1 ⎞
L = 2A + (D 1 + D 2 )+ ⎜
2

2 ⎝ 4A ⎠

Chiều dài dây đai

188
L = 1000 + 659,4 + 98 = 1669,2
Tra bảng ta chọn L = 1700 mm.

2
280 − 140 ⎞
L = 2 . 500 +
3 ,14
(140 + 280 ) + ⎛⎜ ⎟
2 ⎝ 4 . 500 ⎠

7 , 03
U= = 4 ,135 ≤ U max = 10
V
1 , 700
U = ≤ U max = 10
L
Kiểm nghiệm số vòng chạy trong 1 giây :

Tính lại khoảng cách trục A:

2 L − π (D 2 + D 1 )+ [2 L π (D + D 1 )] − 8 (D 2 − D 1 )
2 2

A= 2

Lấy A = 520 mm.

2 . 1700 − 3,14 .(420 )+ [2 . 1700 .3,14 (420 )] 2


− 8 (140 )
2

A= = 519 ,8
8

Kiểm nghiệm góc ôm


Điều kiện: α1 ≥ 1200 ;

D 2 − D1 280−140 0
α 1 =180 0 − .57 0 α1 =1800 − .57 =164,7 >1200
A 520

D 2 − D1 280 − 140
α 2 =180 0 + .57 0 α 2 = 180 0
+ . 57 0 = 195 , 3 0
A 520

1000 N 1000.3
Z≥
v [δ p ]0 C t C α C v F
Z≥ = 1,98
7,03.1,51.0,7.0,95.1.138

189
Tính số dây đai Z:
- N: Công suất động cơ, lắp động cơ 3 kW.
- v: Vận tốc băng tải, v = 7,03 m/s.
- [δp]0: Ứng suất có ích cho phép [δp]0 = 1,51.
- Ct : Hệ số xét đến chế độ tải trọng G = 0,7.
- Cx : Hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ôm Cx = 0,95.
- Cv : Hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc Cv = 1,00.
- F: Diện tích mặt cắt dây đai F = 138
- Chọn Z = 2.
Tính chiều dài bánh đai B:

B = (Z − 1 )t + 2 S
- S: chiều dài vành, S = 12,5 mm.
- t: 2 t = 20 mm.
- B = (2-1).20 + 2.12,5 = 45 mm
- Ddẫn = D1 + 2h0.
- Ddẫn: Chiều cao từ đường chia đến đỉnh bánh đai.
- Ddẫn = 140 + 2.4,1 = 148,2 mm.
- Dbị dẫn = D2 + 2h0 = 280 + 2.4,1 = 288,2mm.

* Xác định các thông số cơ bản của băng tải


Trong dây chuyền thiết bị làm sạch muối sơ bộ có bố trí 2 băng tải. Một băng tải chuyển
muối nguyên liệu từ phễu cấp liệu lên vít tải rửa và một băng tải chuyển muối sản phẩm từ
sàng tách nước lên xe chuyển về kho.

- Băng tải cấp liệu


Với năng suất rửa 30 tấn muối nguyên liệu một giờ, để bảo đảm muối chuyển lên vít tải
đạt năng suất thiết kế chọn vận tốc quay của vít tải rửa 30 vòng/phút. Băng tải cấp liệu có bề
rộng khung là 750 mm và bề rộng băng tải cao su là 650 mm, tốc độ quay 30 v/p. Góc nghiêng
đặt băng tải so với mặt phẳng ngang là 200. Đầu dưới của băng tải cao hơn mặt đất 350 mm,
đầu trên của băng cao hơn mặt đất 1920 mm để không chạm vào phễu của vít tải rửa. Với góc
nghiêng trên ta tính được chiều dài băng tải là 6 m ứng với chiều cao 2060 mm.

190
Diện tích mặt cắt ngang lớp muối trên băng tải tính theo công thức:

F=
Q
(m )
2

3600 v ρ

30
F= = 0 , 014 m 2
3600 . 0 , 5 . 1, 2

- ρ: Khối lượng thể tích của nguyên liệu, với muối ρ = 1,2 tấn/m3.
- Q: Năng suất rửa, Q = 30 tấn/h.
- D: Đường kính trống băng tải ; D = 320 mm.
- v: Vận tốc dài của băng tải (m/s).
vậy:
π Dn 3 ,14 . 0 , 32 . 30
v = = = 0 ,5 m / s
60 60

Tính công suất động cơ:


N = (k1.k2.L'.v + 15.10-5.Q.l + 27.10-4.Q.h)k3
- k1: Hệ số phụ thuộc loại ổ đỡ, với ổ đỡ bi k1=1.
- k2 = 0,3B hệ số phụ thuộc bề rộng băng tải; k2 = 0,3.0,65 = 0,195.
- v: Vận tốc dài của dải băng v = 0,5 m/s
- L': Chiều dài trên mặt phẳng ngang của băng tải
- L' = l.cosα = 6.cos200 = 6.0,94 = 5,64 m.
- Q: Lưu lượng vận chuyển; Q = 30 tấn/giờ.
- l: Chiều dài băng tải; l = 6 m.
- h: Chiều cao vận chuyển; h = 2,06 m.
- k3: Hệ số phụ thuộc chiều dài dải băng, khi l <15m k3 = 1,25.
N = (1.0,95.0,5.5,64 + 15.1-5.30.6 + 27.10-4.30.2,06)x1,25
N = (0,55 + 0,027 + 0,17)x1,25 = 0,94 kW.

- Băng tải chuyển sản phẩm lên xe


Chọn bề rộng làm việc bằng 750 mm, bề rộng dải băng cao su 650 mm, vận tốc quay
trống băng tải 35 v/ph. Đầu dưới của băng nằm cách mặt đất < 800 mm để không chạm vào
đầu ra của sàng tách nước, đầu trên của băng > 3000 mm để đổ muối vào thùng xe. Độ

191
nghiêng của băng tải so với mặt phẳng ngang là 200. Với các yêu cầu trên ta tính được băng
tải dài 10 mét và đầu ra của băng tải cao hơn mặt đất là 3200 mm và đầu vào của băng tải là
600 mm.
Diện tích mặt cắt lớp muối trên băng tải tính như sau:

Q
F=
3600v.ρ

π.D.n 3,14.0,32.35
trong đó v= = = 0,586
60 60

Q 30
F= = = 0,012 m 2
3600v.ρ 3600.0,586.1,2
Tính công suất động cơ:
N = (k1.k2.L'.v + 15.10-5.Q.l + 27.10-4.Q.h)k3
L' = l.cosα = 10.cos200 = 10.0,94 = 9,4 m.
N = (1.0,195.0,586.9,4 + 15.1-5.30.10 + 27.10-4.30.3,2)x1,25 = 1,2kW

5.4 Khảo nghiệm hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch
5.4.1 Giới thiệu chung các thiết bị của hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch.
Hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch (hình 4.10) gồm phễu cấp liệu 1, băng tải chuyển
muối lên vít tải rửa 2, vít tải rửa 3, sàng tách nước 4, phễu tiếp nhận muối sau qua sàng 5,
băng tải chuyển muối lên xe 6, xe ô tô vận chuyển muối về kho 7, bể thu hồi nước sau khi rửa
8, bể cấp nước cho vít tải rửa 9 và bơm cao cấp nước 10.
* Phễu cấp liệu
Phễu cấp liệu (1) dùng để tiếp nhận muối nguyên liệu sau khi thu hoạch trên đồng để đưa
đưa vào rửa sơ bộ. Phễu có thể tích chứa được 4 tấn nguyên liệu, ở miệng ra của phễu có tấm
điều chỉnh để điều chỉnh lượng muối chảy xuống băng tải.
* Băng tải cấp liệu
Băng tải cấp liệu (2) dùng để chuyển muối vào vít tải rửa, đảm bảo lượng muối cấp cho
vít tải rửa được đồng đều.
Các thông số kỹ thuật chính của băng tải gồm:
- Bề rộng băng tải: B = 650 mm.
- Loại băng tải: Cao su.

192
- Độ dày lớp cao su: δ = 9,2 mm.
- Chiều dài băng tải: L= 6000 mm.
- Góc nghiêng đặt băng tải so với mặt phẳng ngang: α = 200.
- Tốc độ vòng quay của trống băng tải: n = 30 vòng/phút.
- Công suất động cơ: N = 3,5 KW.
* Vít tải rửa
Vít tải rửa (3) dùng để làm sạch muối trong quá trình muối chuyển động theo vít tải rửa.
Để tăng cường quá trình làm sạch ở đầu dưới của trục vít tải rửa có hàn thêm các cánh khuâý,
có hệ thống điều chỉnh mức nước. Các tạp chất nổi trên bề mặt nước rửa được thoát ra theo
kiểu tràn.

3
2
4
1 6
12
5 7
11

10

9 8

§−êng ®i cña nguyªn liÖu 1. Cöa n¹p liÖu 7. Xe chë s¶n phÈm
2. B¨ng t¶i n¹p liÖu 8. BÓ thu n−íc röa
§−êng ®i cña n−íc 3. VÝt t¶i röa 9. BÓ cÊp n−íc röa
4. Sµng t¸ch n−íc 10. B¬m n−íc
5. Cöa thu s¶n phÈm 11. Nót x¶ c¹n
6. B¨ng t¶i s¶n phÈm 12. §iÒu chØnh møc n−íc

Hình 5.10. Hệ thống làm sạch muối sơ bộ

Các thông số kỹ thuật của vít tải rửa gồm:

193
- Năng suất vít tải: Q = 30 tấn/h.
- Kiểu vít tải: Vít tải hở, làm việc liên tục.
- Dạng cánh vít hở.
- Góc nghiêng trục vít so với phương nằm ngang: α = 200.
- Số vòng quay trục vít: n = 30 vòng/phút.
- Đường kính ngoài của cánh vít: Φn= 650 mm.
- Đường kính trong cánh vít: Φtr = 650 mm.
- Bước xoắn cánh vít: S = 220 mm.
- Bề rộng cánh vít: B = 120 mm.
- Độ dày cánh vít: b = 8 mm.
- Khe hở giữa cánh vít và máng: δ = 6 mm.
- Chiều dài làm việc của trục vít: L = 4500 mm.
- Công suất động cơ điện: N = 5,5 KW.

* Sàng tách nước

Sàng tách nước (4) dùng để tách nước sau khi muối qua vít tải rửa, sàng hoạt động theo
kiểu rung được đặt trên 4 lò so bố trí ở 4 góc của sàng.
Các thông số kỹ thuật chính của sàng:
- Bề rộng mặt sàng: B = 1000 mm.
- Chiều dài lưới sàng: L = 1500 mm.
- Góc nghiêng mặt sàng so với mặt nằm phẳng ngang: α = 180.
- Kích thước lỗ sàng: Φl = 1,5 mm.
- Tần số quay của trục sàng: n = 480 vòng/phút.
- Biên độ nâng của sàng: a = 10 mm.
- Kích thước lò so:
+ Đường kính dây lò so: d = 10 mm.
+ Đường kính ngoài vòng lò so: Dn = 105 mm.
+ Đường kính trong vòng lò so: Dtr = 85 mm.
+ Bước xoắn của lò so: S = 30 mm.
+ Chiều dài lo so: L = 280 mm.

194
* Băng tải chuyển muối lên xe

Băng tải chuyển muối lên xe (6) dùng để vận chuyển muối sau khi đã qua sàng tách nước
lên xe chở về kho bảo quản hoặc chở đi tiêu thụ.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của băng tải gồm:
- Bề rộng băng tải: B = 650 mm.
- Loại băng tải: Cao su.
- Độ dày lớp cao su: δ = 9,2 mm.
- Chiều dài băng tải: L = 10.000 mm.
- Góc nghiêng đặt băng tải so với mặt phẳng ngang: α = 200.
- Tốc độ vòng quay của trống băng tải: n = 50 vòng/phút.
- Công suất động cơ: N = 3,5 KW.
* Hệ thống cấp nước rửa
Hệ thống cấp nước rửa gồm bể hoàn lưu có các ngăn 8 thu hồi nước rửa, ngăn 9 cấp nước
cho máy rửa và 2 ngăn trung gian để lắng lọc nước sau khi rửa. Bơm 10 dùng cấp nước cho
quá trình rửa.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống cấp nước rửa:
- Dung tích của toàn bể: Qb = 240 m3.
- Dung tích của 1 ngăn: qb = 60 m3.
- Lưu lượng của bơm: Qmax = 16 m3.
- Công suất động cơ chạy bơm: N = 0,75 KW.
5.4.2 Lắp đặt hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch để khảo nghiệm

* Lựa chọn địa điểm lắp đặt thiết bị


Hệ thống rửa muối sơ bộ thường có công suất lớn từ 20 - 60 tấn yêu cầu cung cấp nước
rửa cũng lớn hơn so với rửa trong chế biến (theo tiêu chuẩn rửa sơ bộ cần dùng 1,5 - 2 m3
nước/tấn muối, trong khi rửa chế biến chỉ cần từ 0,3-0,4 m3/tấn nên cần lượng nước rửa khá
lớn. Mục đích của quá trình rửa sơ bộ là làm giảm các tạp chất cơ học và hóa học bám trên bề
mặt hạt muối trước khi đưa muối về kho bảo quản hoặc chở đi tiêu thụ. Để thuận tiện cho việc
vận chuyển trong qua trình thu hoạch và giảm thiểu các chi phí cung cấp nước chạt rửa, xử lý
nước thải sau khi rửa người ta lắp đặt thiết bị làm việc tại đồng muối là kinh tế hơn cả. Đề tài
đã chọn vị trí lắp đặt thiết bị cạnh ô 36 đồng muối Tri Hải thuộc xí nghiệp muối Tri Hải, Công
ty muối Ninh Thuận tỉnh Ninh Thuận.

195
* Bố trí mặt bằng lắp đặt, vận hành
Mặt bằng lắp đặt được thể hiện trên hình 2 và 3.
- Tổng diện tích làm việc 10 m x 60 m = 600 m2.
- Phần diện tích đặt máy 30m x 4m = =120m2
- Bệ xe lên xuống để đổ muối 12m x 3,12m = 37,44m2 (bệ cao 1,8m, phần dốc dài 8m,
phần xe đỗ dài 4m).
- Bể nước rửa, nước thải và lắng lọc trung gian chia 4 ngăn bằng nhau, mỗi ngăn có thể
tích 6m x 5m x 2m = 60m3.
- Bơm nước bố trí ngay cạnh bể và hệ thống đường ống dẫn nước cung cấp cho vít tải
rửa và ống thu hồi nước sau khi rửa.
* Quy trình thu hoạch muối khi áp dụng rửa muối sau thu hoạch.
Khi mức nước trên bề mặt lớp muối còn cao 2,5-3cm người ta bắt đầu thu hoạch. Ở Tri
Hải khi thu hoạch dùng cày xới đi theo máy kéo để phay vỡ lớp muối đã kết tinh. Tiếp theo
dùng thu hoạch muối THM -2,0 lên thành hình luống hoặc thu hoạch trực tiếp lên phương tiện
vận chuyển. Sau khi vun luống xong thì tháo hết nước ót để 24 giờ cho ráo bớt rồi mới bốc
muối lên xe chở về kho bảo quản, khi đó độ ẩm của muối còn 5-8%. Lớp muối cuối cùng là
lớp sát mặt nền nên chất lượng muối thấp hơn thường xếp vào muối loại 2. Sơ đồ quá trình thu
hoạch muối phơi nước tập trung ở Tri Hải khi áp dụng qui trình rửa muối sau thu hoạch (hình
5.13).

196
Bª t«ng

H×nh 5.11. S¬ ®å mÆt b»ng nÒn

3. Dù trï vËt liÖu ®æ bª t«ng nÒn


1. PhÇn bª t«ng :
nÒn
vµ x©y dùng bÖ xe « t« lªn xuèng:
- DiÖn tÝch ®æ bª t«ng 30 m x 4 m = 120 m2.
- Xi m¨ng P30: 3500 kg.
- Líp bª t«ng dµy 8 cm.

- Trªn bÒ mÆt tr¸ng 1 líp xi m¨ng. - C¸t vµng: 8 m3.

- §¸ d¨m (Dmax = 2cm): 11 m3.


2. PhÇn bÖ xe « t« lªn xuèng:
- G¹ch (6,5x10,5x22): 5000 viªn.
- X©y t−êng ®«i bao quanh

ë gi÷a ®æ ®Êt ®Çm chÆt.

197
§−êng

2 3 4 5 6

H×nh 5.12. S¬ ®å l¾p ®Æt hÖ thèng m¸y röa muèi s¬ bé


(h×nh chiÕu b»ng)

Ghi chó:
1. ô cho xe «t« lªn. 5. Sµng t¸ch n−íc.

2. Thïng cÊp liÖu. 6. B¨ng t¶i 10 mÐt.

3. B¨ng t¶i muèi 6 mÐt. 7. BÓ cÊp vµ läc n−íc.

4. M¸y röa muèi. 8. B¬m n−íc.

198
Ô phủ bạt Ô muối cần thu hoạch Ô không phủ bạt

Cày không lật Phay

Vun luống

Tháo nước ót Máy thu hoạch

Để ráo nước

Bốc lên xe

Rửa sơ bộ

Làm ráo nước

Bốc lên xe

Lưu kho

Tiêu thụ
Hình 5.13 Sơ đồ quá trình thu hoạch muối phơi nước tập trung tại Tri Hải khi áp dụng
quy trình rửa muối sau thu hoạch

5.4.3 Khảo nghiệm hệ thống thiết bị làm sạch muối sau thu hoạch.

199
* Các số liệu của muối thử nghiệm

Muối thử nghiệm được lấy tại các ô KT2, KT12, KT13 và KT36 tại đồng muối Tri Hải,
đây là các ô muối phơi nước tập trung dài ngày có phủ bạt và không phủ bạt. Các số liệu ban
đầu của muối nguyên liệu trước khi rửa sơ bộ theo bảng 5.1 dưới đây.

Thứ tự Các số liệu ô KT2 ô KT2 ô KT2 ô KT2


1 Độ Be’ khi kết tinh 25 25 25 25
2 Độ Be’ khi thu hoạch 29 29 30 30
3 Thời gian kết tinh (ngày) 32 38 35 43
4 Độ dày lớp kết tinh (cm) 3,2 3,5 3 3
5 Độ hạt tập trung (mm) 7-10 7-10 3-5 3-5
Mức nước trên bề mặt lớp muối khi
6 3 3 3 3
thu hoạch (cm)
7 Thời gian lớp nền (năm) 4 4 3 3

Bảng 5.1. Số liệu ban đầu của muối nguyên liệu trước khi rửa

* Nội dung khảo nghiệm

- Khảo nghiệm tính năng kỹ thuật của hệ thống thiết bị như công suất, tần số, độ rung,
năng suất, độ ổn định làm việc, tốc độ quay của từng thiết bị và chung của cả hệ
thống.
- Khảo nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi rửa và so sánh với tiêu chuẩn chất
lượng muối công nghiệp Việt Nam.

* Kết quả khảo nghiệm mẫu hệ thống thiết bị làm sạch muối sau thu hoạch

Chất lượng muối sau khi rửa không chỉ phụ thuộc chất lượng nguyên liệu đầu vào mà
còn phụ thuộc vào một số chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị như lưu lượng nước cung cấp trong lúc
rửa, góc nghiêng của vít tải rửa, sàng tách nước, phương pháp cấp nước rửa.v.v...Vì vậy trong
quá trình thí nghiệm có thay đổi mức nước, thay đổi góc nghiêng của sàng và thay đổi phương
pháp cung cấp nước.
* Thí nghiệm rửa muối ô KT2
- Khối lượng muối thí nghiệm: 5 tấn.

200
Phương pháp lấy mẫu: + Trước khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu trong đống muối, mỗi mẫu
0,8 kg.
+ Sau khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu ngay sau khi ra khỏi sàng, mỗi mẫu 0,8 kg.
- Góc nghiêng của sàng 120.
- Lượng nước rửa cung cấp: 0,8 m3/tấn.
- Nồng độ của nước chạt rửa: 25,2 0Be’.
- Phương pháp cấp nước: Từ dưới đáy vít tải lên.
- Chất lượng muối theo phân loại của cơ sở: Loại 1.
- Nồng độ nước chạt sau khi rửa 25,50Be’, rửa 1 lần.
Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT2 được ghi ở bảng 5.2
Chỉ tiêu chất lượng (%) Trước rửa Sau rửa Ghi chú
T1 7,19 7,76 - T1 là kết quả thử ở tung tâm 1
Độ ẩm
CT 8,59 7,7 (TCTCCL -Quatest1).
T1 96,2 98,52 - CT là kết quả thử tại Văn
NaCl
CT 95,05 97,54 phòng Công ty muối Ninh
T1 0,16 0,15 Thuận.
Ca++
CT 0,19 0,17 - Phương pháp thử theo TCVN
T1 0,52 0,36 3973-84.
++
Mg
CT 0,77 0,29 - Độ ẩm tính theo % khối lượng
T1 1,1 0,91 mẫu thử.
S04-- ++ ++ --
CT 1,42 0,79 - NaCl; Ca ; Mg ; S04 và tạp
Tạp chất T1 0,26 0,16 chất không tan tính theo % khối
không tan CT 0,19 0,43 lượng trên chất khô

Bảng 5.2 kết qủa phân tích chất lượng muối ô KT2 trước và sau khi rửa.
* Thí nghiệm rửa muối ô KT12.
- Khối lượng muối thí nghiệm: 7940kg
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Trước khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu trong đống muối, mỗi mẫu 0,8 kg.
+ Sau khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 2 mẫu ngay sau khi ra khỏi sàng, 1 mẫu sau 24 giờ
khi muối rửa xong vun thành đống, mỗi mẫu 0,8 kg.
- Góc nghiêng của sàng 120.

201
- Lượng nước rửa cung cấp: 0,4 m3/tấn.
- Nồng độ của nước chạt rửa: 25,2 0Be.
- Phương pháp cấp nước: Từ trên xuống dọc theo 2 bên thành máng của vít tải rửa.
- Chất lượng muối theo phân loại của cơ sở: Loại 1.
- Nồng độ nước chạt sau khi rửa 25,50Be, rửa 1 lần.
Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT 12 được ghi ở bảng 5.3.
Chỉ tiêu chất lượng (%) Trước rửa Sau rửa Ghi chú
T1 9,59 4,16 - T1 là kết quả thử ở tung tâm 1
Độ ẩm
CT 8,7 7,05 (TCTCCL -Quatest1).
T1 98,27 98,58 - CT là kết quả thử tại Văn
NaCl phòng Công ty muối Ninh
CT 96,11 97,33 Thuận.
T1 0,24 0,21 - Phương pháp thử theo TCVN
Ca++
CT 0,2 0,16 3973-84.
T1 0,5 0,3 - Độ ẩm tính theo % khối lượng
Mg++
CT 0,58 0,3 mẫu thử.
- NaCl; Ca++; Mg++; S04-- và tạp
T1 1,19 0,69
S04-- chất không tan tính theo % khối
CT 1,22 0,78 lượng trên chất khô
Tạp chất không T1 0,21 0,29
tan CT 0,3 0,22

Bảng 5.3 Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT 12 trước và sau khi rửa

* Thí nghiệm rửa muối ô KT33

- Khối lượng muối thí nghiệm: 11880kg


- Phương pháp lấy mẫu:
+ Trước khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu trong xe chở muối đến rửa, mỗi mẫu 0,8 kg.
+ Sau khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu ngay sau khi ra khỏi sàng, mỗi mẫu 0,8 kg.
- Góc nghiêng của sàng 180.
- Lượng nước rửa cung cấp: 0,6 m3/tấn.
- Nồng độ của nước chạt rửa: 250Be’.
- Phương pháp cấp nước: Từ trên xuống dọc theo 2 bên thành máng của vít tải rửa.
- Chất lượng muối theo phân loại của cơ sở: Loại 1.

202
- Nồng độ nước chạt sau khi rửa 25,50Be’, rửa 1 lần.
Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT 33 trước và sau rửa được ghi ở bảng 5.4.

Chỉ tiêu chất lượng (%) Trước rửa Sau rửa Ghi chú
T1 4,18 7,19 - T1 là kết quả thử ở tung
Độ ẩm
CT 7,57 6,77 tâm 1 (TCTCCL -Quatest1).
T1 97,73 98,84 - CT là kết quả thử tại Văn
NaCl phòng Công ty muối Ninh
CT 95,37 97,55 Thuận.
T1 0,29 0,16 - Phương pháp thử theo
Ca++
CT 0,19 0,12 TCVN 3973-84.
T1 0,38 0,24 - Độ ẩm tính theo % khối
Mg++
CT 0,69 0,35 lượng mẫu thử.
- NaCl; Ca++; Mg++; S04-- và
T1 1,08 0,69
S04-- tạp chất không tan tính theo
CT 1,36 0,88 % khối lượng trên chất khô
Tạp chất T1 0,14 0,06
không tan CT 0,24 0,13

Bảng 5.4 Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT33 trước và sau rửa.

Thí nghiệm rửa muối ô KT36.


- Khối lượng muối thí nghiệm: 11835kg
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Trước khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu trong xe chở muối đến rửa, mỗi mẫu 0,8 kg.
+ Sau khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu trong đó 2 mẫu ngay sau khi ra khỏi sàng và 1 mẫu
sau 24 giờ vun đống, mỗi mẫu 0,8 kg.
- Góc nghiêng của sàng 180.
- Lượng nước rửa cung cấp: 0,6 m3/tấn.
- Nồng độ của nước chạt rửa: 25 0Be’.
- Phương pháp cấp nước: Từ trên xuống dọc theo 2 bên thành máng của vít tải rửa.
- Chất lượng muối theo phân loại của cơ sở: Loại 2.
- Nồng độ nước chạt sau khi rửa 25,50Be’.
- Nước rửa 1 lần.

203
Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT 36 trước và sau rửa được ghi ở bảng 5.5
Chỉ tiêu chất lượng (%) Trước rửa Sau rửa Ghi chú
T1 5,57 4,69 - T1 là kết quả thử ở tung tâm 1
Độ ẩm
CT 5,957 7,33 (TCTCCL -Quatest1).
T1 97,58 99,11 - CT là kết quả thử tại Văn
NaCl
CT 96,47 97,04 phòng Công ty muối Ninh
T1 0,21 0,14 Thuận.
Ca++
CT 0,17 0,14 - Phương pháp thử theo TCVN
T1 0,38 0,36 3973-84.
Mg++
CT 0,59 0,3 - Độ ẩm tính theo % khối lượng
T1 0,93 0,5 mẫu thử.
S04-- ++ ++ --
CT 1,12 0,7 - NaCl; Ca ; Mg ; S04 và tạp
Tạp chất T1 0,24 0,1 chất không tan tính theo % khối
không tan CT 0,35 0,38 lượng trên chất khô

Bảng 5.5 kết quả phân tích chất kượng muối ô KT36 trước và sau rửa.

* Thí nghiệm rửa muối ô KT25a (muối phủ bạt)

- Khối lượng muối thí nghiệm: 9920kg


- Phương pháp lấy mẫu:
+ Trước khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu trong xe chở muối đến rửa, mỗi mẫu 0,8 kg.
+ Sau khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu ngay sau khi ra khỏi sàng, mỗi mẫu 0,8 kg.
- Góc nghiêng của sàng 180.
- Lượng nước rửa cung cấp: 0,8 m3/tấn.
- Nồng độ của nước chạt rửa: 25,2 0Be’.
- Phương pháp cấp nước: Từ trên xuống dọc theo 2 bên thành máng của vít tải rửa.
- Chất lượng muối theo phân loại của cơ sở: Muối loại 2.
- Nồng độ nước chạt sau khi rửa 25,40Be’.
- Nước chạt rửa dùng 1 lần.
Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT 25a trước và sau rửa được ghi ở bảng 5.6.
Chỉ tiêu chất lượng (%) Trước rửa Sau rửa Ghi Chú
Độ ẩm M1 9,0 7,0 - M1; M2; M3 là ký
M2 8,5 7,1

204
M3 8,7 6,9 hiệu 3 mẫu thử.
M1 96,5 98,1
NaCl Mẫu được thử tại văn
M2 96,4 98,0 hiệu 3 mẫu thử.
M3 96,8 97,9
- Mẫu được thử tại văn
M1 0,22 0,14
Ca++ M2 0,19 0,15 phòng Công ty muối
M3 0,21 0,15 Ninh Thuận.
++ M1 0,58 0,32
Mg - Phương pháp thử theo
M2 0,58 0,3
M3 0,58 0,3 TCVN 3973-84
S04-- M1 0,92 0,56
M2 0,95 0,58
M3 1,02 0,7
Tạp chất M1 0,28 0,26
không tan M2 0,32 0,38
M3 0,25 0,28

Bảng 5.6 Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT25a trước và sau khi rửa.

* Thí nghiệm xác định độ hao hụt trong quá trình rửa

Để xác định lượng muối hao hụt trong quá trình rửa cần cân khối lượng muối trước khi rửa và
khối lượng muối thu được sau khi rửa. Kết quả theo dõi được ghi trong bảng 5.7.

ô KT2 ô KT2 ô KT2 ô KT2 ô KT2


Khối lượng
4960 7940 1185 11880 9920
trước khi rửa
Khối lượng sau
4840 7736 11532 11544 9650
khi rửa
Bảng 5.7 Lượng muối trước và sau rửa
Như vậy:
- Khối lượng muối hao hụt ở ô KT2 là 4960 kg – 4840 = 120 kg, tỷ lệ hao hụt là 2,42%.
- Khối lượng muối hao hụt ở ô KT12 là 7940 kg – 7736 kg = 204 kg, tỷ lệ hao hụt là 2,57.
- Khối lượng muối hao hụt ở ô KT36 là 1185 kg – 11532 kg = 323 kg, tỷ lệ hao hụt là
2,72%.
- Khối lượng muối hao hụt ở ô KT33 là 11880 kg – 11544 kg = 336 kg, tỷ lệ hao hụt là
2,83%.
- Khối lượng muối hao hụt ở ô KT25a là 9920 kg – 9650 kg = 270 kg, tỷ lệ hao hụt là
2,72%.

205
Lượng muối hao hụt trong quá trình rửa được ghi trong bảng 5.8

ô KT2 ô KT12 ô KT36 ô KT33 ô KT25a


Khối lượng
4960 7940 1185 11880 9920
trước khi rửa
Khối lượng sau
4840 7736 11532 11544 9650
khi rửa
Khối lượng hao
120 204 323 336 260
hụt (kg)
Tỷ lệ hao hụt
2,42 2,57 2,72 2,83 2,72
(%)
Bảng 5.8 Lượng muối hao hụt trong quá trình rửa
5.4.4 Nhận xét đánh giá kết quả khảo nghiệm
* Nhận xét và đánh giá về thiết bị.
Hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch đã được lắp đặt tại đồng muối Tri Hải. Sau khi
lắp đặt thiết bị đã được chạy thử không tải và có tải để đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản.
Kết quả vận hành cho thấy:
- Các thông số kỹ thuật của vít tải rửa như năng suất, số vòng quay, khe hở giữa cánh
và máng vít, bước xoắn của cánh vít là phù hợp, vít chạy êm, không có tiếng ồn, tinh thể hạt
muối được giữ nguyên không bị vỡ nát sau khi rửa.
- Đối với sàng tách nước quá trình chạy thử có thay đổi góc nghiêng của sàng từ 120 lên
180 . Với góc nghiêng 180 muối xuống đều trên mặt sàng, độ ẩm sau khi sàng đạt yêu cầu đề
ra, mặt sàng thoát nước tốt, các lỗ sàng thông thoát.
- Hệ thống cung cấp nước rửa chuyển từ cấp 2 bên thành từ dưới đáy máng lên sàng,
phương pháp cấp nước từ trên xuống dọc theo hai bên thành máng và điều chỉnh mức nước để
các tạp chất nổi trên mặt nước tràn ra ngoài đảm bảo làm sạch tốt hơn.
- Nếu sử dụng nước chạt rửa một lần, nồng độ nước chạt rửa 25 ÷25,50Be’ lượng nước
cung cấp cho một tấn muối chỉ cần từ 0,4 ÷ 0,8m3 .
- Hệ thống băng tải, vít tải, sàng tách nước làm việc đồng bộ, không bị ùn tắc giữa các
công đoạn, hệ thống thiết bị làm việc ổn định, chắc chắn, đảm bảo độ tin cậy.
* Nhận xét và kiểm nghiệm chất lượng muối sau rửa.
- Mẫu thí nghiệm tiến hành cho cả muối loại 1 (ô KT2; KT12; KT33) muối loại 2 (ô
KT36; KT25a) trong đó ô KT25a là muối phủ bạt, các ô khác là muối không phủ bạt.

206
Có cả muối vừa thu hoạch tại ruộng (ôKT12; KT2; KT25a) cả muối đã vun đống chở
về kho (ôKT3; KT36) . Độ ẩm muối vun đống thấp hơn muối vừa lấy ở ruộng.
- Về màu sắc trước khi rửa muối loại 1 nhìn trắng hơn loại 2. Sau khi rửa cả 2 loại muối
đều trắng hơn trước khi rửa. Độ trắng sau khi rửa của loại 1 và loại 2 tương đương nhau,
không phân biệt được đâu là loại 1 và loại 2 .
- Tinh thể hạt muối trước và sau khi rửa được phân tích tại Trung tâm kỹ thuật đo lường
chất lượng 1 và phòng kỹ thuật Công ty muối Ninh Thuận với cùng phương pháp thử
TCVN 3973-1984. Kết quả phân tích cho thấy: (xem phụ lục).
+ Độ ẩm của muối khi thu hoạch tại ruộng từ 7,19 ÷8,59% khi đã vun đống chờ
chuyển về kho 4,18 ÷5,59% . Độ ẩm sau khi qua sàng tách nước đạt 6,77÷ 7,76% , qua
sàng vun đống chờ chuyển về kho còn 4,16÷ 4,69%.
+ Tỷ lệ NaCl trước khi rửa 95,05÷98,27% và sau khi rửa lên 97,04÷99,1%.
+ Tỷ lệ Ca++ từ 0,16 ÷0,29% giảm xuống còn 0,12 ÷0,21%.
+ Tỷ lệ Mg++ từ 0,38÷0,77% giảm xuống còn 0,24÷0,36%.
+ Tỷ lệ S04-- từ 0,93÷1,22% giảm xuống còn 0,5÷0,91%.
+ Tạp chất không tan từ 0,14÷0,35% giảm xuống còn 0,06 ÷0,28% (có 2 mẫu tăng hơn so
với trước khi rửa).
- Để so sánh chất lượng muối sau khi rửa sơ bộ ta tham khảo các bảng chất lượng sau:
(bảng 5.9; bảng 5.10; bảng 5.11 và bảng 5.12).

207
Bảng 5.9 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng các mẫu muối thí nghiệm tại Tri Hải trước và sau khi rửa
tại Quatest 1 và phòng kỹ thuật Công ty muối Ninh Thuận.

Ô thí nghiệm Ô KT2 Ô KT12 Ô KT33 Ô KT36 Ô KT 25a


Chỉ tiêu T1 CT T1 CT T1 CT T1 CT M1 M2 M3
Độ ẩm Trước rửa 7,19 8,59 9,59 8,7 4,18 7,57 5,57 5,95 9,0 8,5 8,7
Sau rửa 7,76 7,7 4,16 7,05 7,19 6,77 4,96 7,33 7,0 7,1 6,9
NaCl Trước rửa 96,2 95,05 98,27 96,11 97,73 95,37 97,58 96,47 96,5 96,4 96,8
Sau rửa 98,52 97,54 98,58 97,33 98,84 97,55 99,11 97,04 98,1 98,0 97,4
Ca++ Trước rửa 0,16 0,19 0,24 0,2 0,29 0,19 0,21 0,17 0,22 0,19 0,22
Sau rửa 0,15 0,17 0,21 0,16 0,16 0,12 0,14 0,14 0,14 0,15 0,15
Mg++ Trước rửa 0,52 0,77 0,5 0,58 0,38 0,69 0,38 0,59 0,56 0,58 0,58
Sau rửa 0,36 0,29 0,3 0,3 0,24 0,35 0,36 0,3 0,32 0,3 0,3
S04-- Trước rửa 1,1 1,42 1,19 1,22 1,08 1,36 0,93 1,12 0,92 0,95 1,02
Sau rửa 0,91 0,79 0,69 0,78 0,69 0,88 0,5 0,7 0,56 0,58 0,7
Tạp chất Trước rửa 0,26 0,19 0,21 0,3 0,14 0,24 0,24 0,35 0,28 0,32 0,38
không tan Sau rửa 0,16 0,43 0,29 0,22 0,06 0,13 0,1 0,38 0,26 0,25 0,28

208
Thứ tự Tên chỉ tiêu Tỷ lệ (%)
1 NaCl ≥ 96 ÷ 97
++
2 Ca 0,25 ÷ 0,3
++
3 Mg 0,5 ÷ 0,6
++
4 S04 1,2 ÷ 1,5
5 Tạp chất không tan 0,3 ÷ 0,4
6 Độ ẩm 7 ÷8

Bảng 5.10 Chỉ tiêu chất lượng về muối nguyên liệu [ Nguồn: phòng kỹ thuật Công ty muối
Ninh Thuận]
Thứ tự Tên chỉ tiêu Tỷ lệ (%)
1 NaCl ≥ 97
2 Ca++ ≤ 0,25
3 Mg++ ≤ 0,3
4 S04++ ≤ 1,22
5 Tạp chất không tan ≤ 0,36
6 Độ ẩm ≤ 7,05

Bảng 5.11 Tiêu chuẩn ngành về muối công nghiệp của Việt Nam 10TCL 572-2003 [Nguồn:
phòng kỹ thuật Công ty muối Ninh Thuận]
Mẫu thí nghiệm Chỉ tiêu
10 TCN
TT Tên chỉ tiêu (%) muối nguyên
Trước rửa Sau rửa 572-2003
liệu
1 NaCl 95,05÷ 98,27 97,04÷ 99,11 96 ÷97 ≥ 97
++
2 Ca 0,16÷0,29 0,12÷0,21 0,25÷0,3 ≤ 0,25
3 Mg++ 0,38÷0,77 0,24÷0,36 0,5÷0,6 ≤ 0,3
++
4 S04 0,93÷1,22 0,5÷0,91 1,2÷1,5 ≤ 1,22
5 Tạp chất không tan 0,3÷0,4 0,06÷0,43 0,3÷0,4 ≤ 0,36
6 Độ ẩm 7,57÷9,59 6,77÷7,76 7÷8 ≤ 7,05
Bảng 5.12 So sánh chất lượng muối thí nghiệm với muối tiêu chuẩn công nghiệp, muối
nguyên liệu.

Chất lượng muối sau khi rửa tăng lên nhiều so với trước khi rửa, đặc biệt là hàm lượng
Mg+++ và S04 -- giảm rõ rệt. Đây là 2 loại tạp chất khó loại bớt trong quá trình xử lý kỹ thuật
nước chạt khi kết tinh. Tạp chất không tan có thể khắc phục trong qúa trình thu hoạch, quá

209
trình chế chạt. So sánh với tiêu chuẩn chất lượng muối nguyên liệu công nghiệp, muối sau
rửa các chỉ tiêu chất lượng đều đạt và vượt nhiều. Chất lượng sau rửa đạt tương đương với
tiêu chuẩn ngành về muối công nghiệp.

Với kết quả thí nghiệm đã đạt được,Công ty muối Ninh Thuận đã đầu tư xây lắp tại xí
nghiệp muối Tri Hải để đưa hệ thống thiết bị vào sản xuất hàng hóa phục vụ chương trình
nâng cao chất lượng muối nguyên liệu để cung cấp cho ngành công nghiệp.

Đề tài đã bám sát nọi dung nghiên cứu nêu trong thuyết minh của đề tài. Kết quả đạt
được như sau:

Đã điều tra khảo sát, phân tích các mẫu thiết bị trong và ngoài nước, trên cơ sở lựa chọn
mẫu thiết bị phù hợp với năng suất, khả năng chế tạo và điều kiện sử dụng ở Việt Nam.

Đã thiết kế chế tạo dây chuyền thiết bị gồm hệ thống cấp liệu, hệ thống rửa và tách nước
liên tục, hệ thống thu nhận sản phẩm sau rửa, hệ thống cấp và thu hồi nước rửa.

Thiết bị đã hoạt động tốt, chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu đặt
ra của cơ sở sản xuất.
5.4.5 Tính toán hiệu qủa kinh tế đầu tư vận hành hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch.
* Giá thành muối sản phẩm
Tại thời điểm tháng 4 năm 2005 giá muối bán buôn tại Ninh Thuận như sau:
- Muối công nghiệp: 310.000 đ/tấn.
- Muối loại 1: 240.000 đ/tấn.
- Muối loại 2: 180.000 đ/tấn.
Muối công nghiệp là muối đã được sử lý kỹ thuật trong quá trình chế chạt để được lớp
muối kết tinh đạt tiêu chuẩn muối công nghiệp.
Muối loại 1 là muối thu hoạch chỉ lấy lớp muối ở trên bề mặt ô kết tinh mà không lấy lớp
muối sát nền.
Muối loại 2 là muối thu hoạch lớp muối sát mặt nền.
Đồng muối Tri Hải với diện tích 342 ha, trung bình hàng năm cho sản lượng muối là
42.000 tấn. Trong số này có 1/4 là muối loại 2, tương ứng với 31.500 tấn. Xí nghiệp muối Tri
Hải có nhu cầu rửa muối loại 2 để nâng chất lượng lên muối loại 1 và muối loại 1 rửa để đạt
tiêu chuẩn muối công nghiệp. Muối loại 2 ngoài việc bán cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn
nuôi, bảo quản hải sản…còn lại không tiêu thụ hết. Lượng muối cần rửa để bán muối loại 1

210
chiếm 70%, ước khoảng 7.000 tấn. Muối loại 1 rửa để đạt muối công nghiệp tuỳ thuộc nhu
cầu của các cơ sở sản xuất công nghiệp ước đạt 25% sản lượng, tương đương với 6.300 tấn.
Tiền chênh lệch thu thêm được khi rửa 7.000 tấn muối loại 2 để được muối loại 1
(240.000 đ/tấn - 180.000 đ/tấn) x 7.000 tấn = 420.000.000 đ.
Tiền chênh lệch thu thêm được khi rửa 6.300 tấn (310.000 đ/tấn - 240.000 đ/tấn) x 6.300 tấn =
441.000.000 đ. Thu nhập tăng thêm cho xí nghiệp trong 1 năm do áp dụng qui trình rửa muối
sơ bộ: 420.000.000 đ + 441.000.000 đ = 861.000.000 đ.

* Chi phí để rửa sơ bộ một tấn muối thô:

- Chi phí lượng muối hao hụt trong quá trình rửa.

Lượng muối hao hụt trong quá trình rửa theo kết quả thí nghiệm là <3%. Ta lấy mức cao
nhất là 3%. Một tấn muối sản phẩm cần 1030kg muối nguyên liệu, lượng hao hụt là 30kg.

Muối loại II: 30kg x 180đ/kg = 5.400đ

Muối loại I: 30kg x 240đ/kg = 7.200đ

- Chi phí sử dụng nước chạt rửa:

Lấy mức cung cấp nước rửa trung bình là 1m3/tấn muối rửa, giá nước chạt 20.000đ/m3.

Tiền nước chạt 1m3 x 20.000đ/m3 = 20.000đ

- Chi phí nhân công:

Thời gian làm việc của công nhân tính như sau:

Lượng muối cần rửa 7.000 tấn + 6.300 tấn = 13.300 tấn, với công suất rửa 30tấn/h
và một ngày làm việc 8 giờ thì thời gian cần rửa sẽ là 13.300 : 30 : 8 = 56 ngày (≈2 tháng). Kể
cả ngày nghỉ của 2 tháng và thời gian dừng máy ta lấy tròn thời gian làm việc của công nhân
là 3 tháng.

Số người vận hành máy là 2 người, tiền lương mỗi người là 1.500.000 đ/tháng

Số tiền chi để trả lương như sau:

1.500.000đ/người/tháng x 2 người x 3 tháng = 9.000.000đồng.

Chi lương để rửa một tấn muối sẽ là: 9.000.000đ : 13.300 tấn = 677đ/tấn

- Chi khấu hao cơ bản

211
Tính thời gian khấu hao trong 5 năm, mối năm sẽ khấu hao 20%

403.000.000 × 20
= 3030 đ/tấn
13.300 × 100

- Chi tiền điện

Tính giá điện là 1500đ/kw

17 × 1.500
= 850 đ/tấn
30

- Chi trả lãi vốn vay ngân hàng để đầu tư

Vốn vay ngân hàng được trả trong 10 năm , lãi suất 12% năm

403.000.000 × 12
= 363 đ/tấn
10 × 13.300 × 100

- Tiền khấu khao sửa chữa

Tiền khấu hao sửa chữa tính bằng 40% tiến khấu hao cơ bản

3030 × 40
Khấu hao sửa chữa = 1212 đ/tấn
100

- Chi phí phát sinh cho xe cấp và nhận muối qua hệ thống rửa

Thay vì xe chở thẳng muối từ ngoài đồng về kho thì trên đường đi xe dừng đổ muối vào
hệ thống rửa và nhận muối sau khi rửa lên xe rồi mới chở về kho. Chi phí này tính 6% của chi
phí rửa.

Đối với muối loại II

(5.400 + 20.000 + 677 + 3030 + 850 + 363 + 1212) × 6 = 1.892 đ/tấn


100

Đối với muối loại I

(7.200 + 20.000 + 677 + 3030 + 850 + 363 + 1212) × 6 = 2.000 đ/tấn


100

- Chi phí quản lý

Chi phí quản lý bằng 5% tổng chi

212
Đối với muối loại II

(5.400 + 20.000 + 677 + 3030 + 850 + 363 + 1212) × 5 = 1.577 đ/tấn


100

Đối với muối loại I

(7.200 + 20.000 + 677 + 3030 + 850 + 363 + 1212) × 5 = 1667 đ/tấn


100

Cộng các khoản chi để rửa 1 tấn muối loại II

5.400 + 20.000 + 677 + 3.030 + 850 + 363 + 1.212 + 1.892 + 1.577 = 35.000đ

Cộng các khoản chi để rửa 1 tấn muối loại I

7.200 + 20.000 + 677 + 3.030 + 850 + 363 + 1212 + 2.000 + 1.667 = 36.999đ

Tổng chi phí để rửa 7.000 tấn muối loại II là

35.000đ/tấn x 7.000tấn = 245.000.000đồng

Tổng chi phí để rửa 6.300 tấn muối loại I là


36.999đ/tấn x 6.300tấn = 233.093.700đồng
Tiền lãi ròng sau một năm áp dụng qui trình rửa muối sơ bộ ( tính theo giá tháng 4/2005)

861.000.000đ - (245.000.000đ + 233.093.700đ) = 382.906.000đồng.


Qua sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế của ứng dụng hệ thống rửa sơ bộ trong sản xuất muối
thô tại xí nghiệp muối Tri hải với giá thời điểm tháng 4/2005, để khấu hao đầu tư hệ thống
(ước tính 403 triệu đồng gồm cả xây dựng cơ bản) chỉ cần trên một năm tổ chức vận hành tốt
hệ thống.

5.5 Nhận xét và kiến nghị.

Nhận xét
- Đề tài đã điều tra khảo sát các mẫu thiết bị rửa muối ở trong và ngoài nước, trên cơ sở
đó lựa chọn, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm trong điều kiện sản xuất để đánh giá các chỉ tiêu kỹ
thuật của thiết bị và công nghệ rửa. Kết quả thử nghiệm cho thấy vít tải hở, cánh vít làm việc
liên tục là hợp lý. Các thông số kỹ thuật của vít tải phù hợp với yêu cầu rửa muối sau thu
hoạch. Sàng tách nước đạt được độ ẩm sau rửa theo yêu cầu đặt ra đối với muối sau thu hoạch.

213
- Thiết bị hoàn toàn chế tạo trong nước nên giá thành hạ, chỉ bằng ½ giá thành thiết bị
của Trung Quốc và bằng 1/3 của Đài Loan.
Chất lượng muối sau khi rửa được nâng cao, đạt yêu cầu đặt ra của dữ liệu đặt ban đầu.
Hàm lượng NaCl; Ca++; tạp chất không tan tương đương với tiêu chuẩn muối công nghiệp.
Hàm lượng S04--; Mg++ giảm một cách đángkể, trung bình S04-- giảm 45%; Mg++ giảm 38% .
Đây là 2 loại tạp chất rất khó loại bỏ trong quá trình xử lý kỹ thuật chế chạt và thu hoạch. Bề
mặt hạt muối sau khi rửa trắng hơn, độ hạt vẫn giữ được nguyên vẹn, chứng tỏ lớp nước ót
bám trên bề mặt hạt muối được làm sạch. Hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết các nước sản xuất
muối công nghiệp đều áp dụng qui trình rửa sơ bộ sau thu hoạch. Công suất thiết bị phù hợp
với khối lượng muối thu hoạch của xí nghiệp. vào vụ thu hoạch mỗi ngày đồng muối Tri Hải
thu hoạch trung bình 650-700 tấn, nhu cầu rửa chiếm 200-220 tấn /ngày.

Kiến nghị:

Tiếp tục theo dõi trong sản xuất để đánh giá độ bền, độ ổn định của thiết bị chất lượng
sản phẩm và hiệu quả đầu tư.

Chương VI

KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT MUỐI PHƠI NƯỚC TẬP TRUNG VỚI
HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ GIỚI GIỚI HÓA VÀ TỰ ĐỘNG HÓA.

6.1. Điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình.

6.1.1. Điều kiện cần thiết của địa điểm xây dựng mô hình.

- Là cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung có diện tích sản xuất hữu hiệu trên 200ha.

- Các khu diện tích sản xuất được quy hoạch hợp lý theo công nghệ phaba.

- Có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho kết tinh dài ngày (độ dày muối kết tinh đạt
trên 80mm).

- Có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đảm nhận được các khâu vận hành, chăm sóc
bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thống thiết bị của mô hình sau khi được tập huấn kỹ
thuật.

214
6.1.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình

* Xí nghiệp muối Cà Ná.

Xí nghiệp muối Cà Ná là xí nghiệp sản xuất muối theo phương pháp phơi nước tập trung
lớn nhất của Công ty muối Ninh Thuận - Tỉnh Bình Thuận, Xí nghiệp này được xây dựng từ
năm 1927. Qua nhiều biến động về diện tích, nhân công... hiện tại tổng diện tích sản xuất hữu
hiệu của Cà Ná: 392,53ha, trong đó :

- Khu điều tiết: 105,15ha.

Nồng độ mặn của nước biển trong khu điều tiết dao động từ 3 ÷ 4,250Be’

- Khu bay hơi chế chạt: 202,08ha.

Nồng độ mặn của nước biển trong khu bay hơi dao động từ 4,25 ÷ 140Be’

- Khu kết tinh thạch cao : 47,67ha.

Nồng độ mặn của nước chạt trong khu kết tinh thạch cao và lắng lọc các tạp chất tan và
không tan: 14 ÷ 250Be’

- Khu kết tinh muối; 34,57ha.

Nồng độ của nước chạt trong khu kết tinh muối dao động : 25 ÷ 300Be’

- Khu chứa nước ót sau kết tinh muối: 3,06ha

Nồng độ nước ót dao động : 30 ÷ 320Be’.

Hệ thống các trạm bơm cấp nước biển và nước chạt:

Xí nghiệp muối Cà Ná được trang bị 3 trạm bơm cấp nước biển và nước chạt với các năng
suất sau:

- Trạm bơm I bơm cấp nước biển khu điều tiết có nồng độ mặn 3,7 ÷ 40 Be’

Với năng suất thực tế 900m3/h (2 tổ máy).

- Trạm bơm II bơm cấp nước biển cho khu bay hơi có nồng độ mặn 4 ÷ 4,50 Be’

Với năng suất thực tế 900m3/h (2 tổ máy).

215
- Trạm bơm III bơm cấp nước chạt cho khu kết tinh thạch cao và khu lắng trong có nồng
độ nước chạt 15 ÷ 160 Be’

với năng suất thực tế 500m3/h (1 tổ máy).

Hệ thống xưởng cơ khí của xí nghiệp.

Xí nghiệp muối Cà Ná có hệ thống xưởng cơ khí chế tạo và sửa chửa trang thiết bị đang
hoạt động đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cũng như yêu cầu sử dụng, bảo dưỡng và sửa
chữa cũng như chế tạo các chi tiết, thiết bị lẻ cho hệ thống thiết bị được nghiên cứu, thiết kế và
chế tạo của đề tài với hệ thống máy tiện, máy hàn, máy cắt...

Đội cơ khí của xí nghiệp được trang bị các ô tô vận chuyển muối; băng tải tự hành 20 ÷
30 tấn/h trên máy kéo Kubota; xe nâng với gầu múc; cẩu tự hành; hệ thống băng tải đánh đống
muối...

Các khu điều tiết; bay hơi; kết tinh thạch cao và kết tinh muối của xí nghiệp được quy
hoạch xây dựng hợp lý theo công nghệ tiến tiến.

Diện tích các ô kết tinh thạch cao và kết tinh muối được quy hoạch rộng trên 5.000m2 có
thể đảm bảo cho hoạt động của hệ thống chăm sóc, thu hoạch muối theo hướng cơ giới hóa.

Tổng số nhân viên hợp đồng dài hạn của xí nghiệp: 226 người

* Xí nghiệp muối Tri Hải

Xí nghiệp muối Tri Hải là xí nghiệp sản xuất muối thô (muối công nghiệp) theo phương
pháp phơi nước tập trung được xây dựng, quy hoạch theo công nghệ tiên tiến mới nhất của
Công Ty muối Ninh Thuận. Xí nghiệp được xây dựng năm 1998 với tổng diện tích sản xuất
hữu hiệu: 341,61ha; trong đó:

- Khu điều tiết: 54,40ha

Nồng độ mặn của nước biển trong khu điều tiết dao động: 2,8 ÷ 3,50Be’

- Khu bay hơi: 205,42ha

Nồng độ mặn của nước biển trong khu bay hơi dao động: 3,5 ÷ 140Be’

- Khu kết tinh thạch cao (lắng trong): 53,30ha

Nồng độ mặn của nước chạt trong khu kết tinh thạch cao dao động: 14 ÷ 250Be’

216
- Khu kết tinh muối: 24,29ha

Nồng độ của nước chạt trong khu kết tinh muối dao động: 25 ÷ 300Be’

- Khu chứa nước ót: 4,20ha

Nồng độ của nước ót trong khu chứa: 30 ÷ 320Be’.

Hệ thống trạm bơm cấp nước biển và nước chạt:

Xí nghiệp muối Tri Hải được trang bị 4 trạm bơm cấp nước biển và nước chạt với các năng
suất sau:

- Trạm bơm I cấp nước biển vào khu điều tiết có nồng độ mặn: 2,8 ÷ 30Be’, với năng suất
thực tế: 1520m3/h (3 tổ máy).

- Trạm bơm II chuyển tiếp cấp nước biển (nâng cao độ) có nồng độ mặn: 3÷3,20Be’, với
năng suất: 1400m3/h (2 tổ máy).

- Trạm bơm III chuyển tiếp cấp nước biển (nâng cao độ) có nồng độ mặn: 3,2 ÷
3,30Be’, với năng suất: 1400m3/h (2 tổ máy).

- Trạm bơm IV chuyển tiếp cấp nước biển (nâng cao độ) có nồng độ mặn: 3,3
÷3,50Be’, với năng suất: 500m3/h (3 tổ máy).

Tổng số cán bộ công nhân viên hợp đồng dài hạn của xí nghiệp: 80 người

Hệ thống xưởng cơ khí của xí nghiệp:

Mặc dù chưa được trang bị đồng bộ, đầy đủ các máy gia công, cắt gọt kim loại như xí
nghiệp muối Cà Ná, nhưng xưởng cơ khí Tri Hải cũng đang vận hành bảo dưỡng, sửa chữa
nhỏ các trang thiết bị phục vụ sản xuất muối phơi nước tập trung đáp ứng được yêu cầu của
sản xuất: Với số lượng ô tô vận chuyển muối - 4 chiếc (3 xe zin130; 1 xe IFAW50); 1 máy
kéo MTZ50; 1 máy kéo Kubota 2002; 1 xe nâng; băng tải truyền tải muối tự hành với Kubota;
hệ thống băng tải nhập muối vào kho; cầu cân xe tải; dàn phay lưỡi thẳng 2m, 1,6m...

Các khu kết tinh, bay hơi, kết tinh thạch cao và kết tinh muối của xí nghiệp được quy hoạch
xây dựng hợp lý theo công nghệ tiên tiến, phần nền ô của các khu kết tinh được lu, nén chặt
đảm bảo hoạt động bình thường của máy phay chăm sóc và thu hoạch muối trên đồng (máy
phay theo MTZ 50 - 3000kg). Riêng hai đường xuống thẳng theo đường dẫn được đóng cọc,

217
lu, nén chặt đảm bảo cho xe vận chuyển muối (Zil 130 với tổng tải trọng trên 10 tấn) hoạt
động bình thường.

- Các khu bay hơi nước chế chạt được đánh số: BHS 1÷51

- Các khu kết tinh thạch cao (lắng trong) được đánh số: TC 1÷39

- Các khu kết tinh muối được đánh số: KT1 ÷KT36.

* So sánh xí nghiệp muối Cà Ná và xí nghiệp muối Tri Hải:

Xí nghiệp muối Cà Ná và xí nghiệp muối Tri Hải đều là cơ sở sản xuất muối phơi nước
tập trung của Công ty muối Ninh Thuận, đều có diện tích sản xuất hữu hiệu lớn hơn 200ha,
các diện tích sản xuất đều được quy hoạch hợp lý theo công nghệ PHABA và đều có đội ngũ
công nhân kỹ thuật đảm nhận được các khâu vận hành, chăm sóc bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ
hệ thiết bị được trang bị trong mô hình khi được tập huấn kỹ thuật.

Qua xem xét kỹ, đề tài cùng ban giám đốc công ty muối Ninh Thuận nhận thấy xí nghiệp
sản xuất muối Tri Hải có những ưu điểm nổi bật:

- Tại Tri Hải đã được thử nghiệm và xây dựng dự án triển khai tiến bộ kỹ thuật phủ bạt
che mưa đồng muối kết tinh của Viện nghiên cứu muối Thiên Tân Trung Quốc. Sản lượng
muối kết tinh tại các ô phủ bạt che mưa cao 1500-2000tấn/ha. Quá trình thu hoạch muối gặp
khó khăn do lớp muối kết tinh dày không thể xới bằng lưỡi phay thẳng. Sử dụng cày xới muối
CXM -2,0 trong khâu thu hoạch muối là hợp lý.

- Do sản lượng lớn nên thời gian thu hoạch muối của các ô kết tinh có phủ bạt thường
kéo dài: 7 đến trên 10 ngày làm chậm mùa vụ, việc đưa máy thu gom muối THM -2,0 vào giải
quyết cơ giới hóa các khâu gom và chuyển tải muối lên phương tiện vận chuyển sẽ rút ngắn
đáng kể thời gian thu hoạch.

- Trạm bơm cấp nước biển cho sản xuất của xí nghiệp có hệ thống bơm hướng trục 3
máy với công suất 37,5kw thích hợp cho lắp đặt hệ thống tự động cấp nước với các thông số
mức thủy triều và nồng độ mặn của nước biển.

- Xí nghiệp muối Tri Hải mới thành lập (năm1998) nên số lượng cán bộ công nhân viên
hợp đồng dài hạn: 80 người so với 226 người của Cà Ná. Công nhân thu hoạch muối thường

218
được thuê khoán theo thời vụ nên việc đưa hệ thống thiết bị cơ giới hóa vào không hoặc ít
ảnh hưởng đến chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên làm tại xí nghiệp.

- Xí nghiệp muối Tri Hải mới thành lập nên các ô kết tinh chưa “thuộc” nên số lượng
muối loại II sát nền tại các ô phủ bạt và không phủ bạt lớn, hệ thống máy rửa sau thu hoạch sẽ
phát huy được tác dụng khi rửa muối tại các ô kết tinh và cuối cùng là đội ngũ cán bộ kỹ thuật
của Tri Hải đã được làm quen với hệ thống thiết bị cơ giới hóa trong quá trình thí nghiệm
trong sản xuất.

6.2 Hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất muối phơi nước tập trung.

6.2.1. Hệ thống tự động cấp nước biển và kiểm tra điều khiển quá trình chế chạt.

* Nhiệm vụ và hoạt động của hệ thống.

Hệ thống tự động cấp nước biển có nhiệm vụ điều khiển tự động trạm bơm I cấp nước
biển cho khu điều hòa của xí nghiệp Tri Hải gồm 3 bơm x 37kw.

Chế độ làm việc tự động được lập trình phụ thuộc vào các sensor đo mức thủy triều và
nồng độ mặn của nước biển tại thời điểm bơm.

Hệ thống kiểm tra và điều khiển quá trình chế chạt hoạt động bán tự động với thao tác
đo nồng độ mặn của nước chạt bằng thiết bị đo tỷ trọng Kyoto - Nhật Bản xách tay (mỗi lần
đo có thể thực hiện được 200 phép đo theo thứ tự). Giá trị kiểm tra nồng độ mặn của khu vực
sản xuất được lưu giữ thống kê trên máy tính với phần mềm chuyên dùng qua cổng hồng
ngoại. Có ba giá trị đo được xác lập với các mức 14; 25 và 300Be’. Hệ thống khuyếch đại của
tủ sẽ tác động lên các cơ cấu thừa hành để báo và điều khiển hệ thống máy công tác đóng mở
các phai cống (tại Tri Hải thao tác này chưa thực hiện do kết cấu hạ tầng chưa được lắp đặt).

219
MỨC NƯỚC ĐIỆN ÁP Đ1 Đ2 Đ3

ĐỘ MẶN
V A1 A2 A3
M5

M4 B1 B2 B3
CMV
M3 C1 C2 C3

M2 D1 D2 D3 CM
M1 DỪNG KHẨN BƠM 1 BƠM 2 BƠM 3
CT CÒI

Hình 6.1: Mặt tủ điều khiển vận hành trạm bơm

* Hệ thống bảo vệ

a) Nút dừng khẩn được thao tác bằng tay để dừng toàn bộ hệ thống khẩn cấp khi có sự cố.

b) Công tắc “CT còi” xác lập chế độ hoạt động của còi cảnh báo khi các bơm nước bắt đầu khởi
động vận hành.

c) Bảo vệ áp; dòng và ngắn mạch:

Trường hợp mất pha hệ điều khiển tự động lập tức cắt ngay nguồn cấp cho động cơ bảo vệ chúng
khỏi tình trạng quá tải.

Nếu bất cứ bơm cấp nước biển nào hoạt động trong tình trạng quá tải định mức hệ Rơlay nhiệt sẽ
sa thải nguồn của động cơ ấy.

* Hệ thống kiểm tra nồng độ mặn, lưu giữ số liệu và điều khiển chế chạt:

Máy tính (PC) trên tủ điều khiển luôn hiển thị giao diện chuyên dùng thông báo: Nồng
độ mặn của nước biển, mức nước biển, trạng thái các bơm cấp nước và trạng thái hệ thống
khuyếch đại thừa hành điều khiển chế chạt với các cửa sổ:

Cửa sổ quan sát nồng độ mặn và các thiết lập:

220
Có thể quan sát nhanh nồng độ mặn nước biển qua hiển thị dạng đồng hồ kim, hoặc hiển
thị số chính xác.
Thiết lập các thông số đặt bằng kích chọn và hệ số thanh trượt.
Cửa sổ quan sát mức nước, trạng thái của bơm và các thiết lập : Dễ dàng quan sát mức
nước biển thông qua hiển thị dạng cột nước. Quan sát trạng thái của các động cơ bơm qua hệ
đèn báo.
Có thể lựa chọn các chế độ làm việc “Tay”; “Tự động”; “Dừng”; hay “Lịch trình”, có thể
thiết lập ngưỡng mức nước bơm cho trạm.
Các hiển thị chung: Hiển thị các thông số truyền thông giữa máy tính PC và hệ vi điều
khiển. Thiết lập các thông số cho việc thống kê lưu giữ số liệu qua thiết bị đo Kyoto. Thiết lập
các thông số tác động, khuyếch đại và tác động của các rơlay thừa hành cho ba chế độ kết tinh
thạch cao; kết tinh muối và thải nước ót.
Cửa sổ lập trình làm việc cho trạm bơm. Quản lý và lập trình lịch làm việc cho trạm bơm
theo ngày và theo tuần.

Hình 6.2. Giao diện chính của chương trình giám sát và điều khiển đa kênh.

221
Hình 6.3. Lắp đặt tủ điều khiển trạm bơm cấp nước biển.

Hình 6.4. Vận hành hệ thống kiểm tra và điều khiển chế chạt.

222
6.2.2 Hệ thống cơ giới hóa thu hoạch muối

* Cày không lật (cày xới muối) CXM - 2,0.

Bảng 6.1: Đặc tính kỹ thuật chính của cày không lật
TT Các thông số Đơn vị Trị số
1 Máy cày Cày không lật
2 Mã hiệu CXM - 2,0
3 Cơ sở thiết kế chế tạo Đề tài KC 07 - 21
4 Liên hợp với máy kéo MTZ 50
5 Kích thước phủ bì của máy cày
Dài mm 1000
Rộng mm 1800
Cao mm 1100
6 Số lượng thân cày Chiếc 8
7 Bề rộng làm việc toàn bộ cm 2000
8 Dạng bề mặt làm việc của diệp cày Xới sâu
9 Khoảng cách vết giữa hai mũi lưỡi cày (theo mm 250
hướng tiến của máy)
10 Giới hạn điều chỉnh độ sâu cày mm 150
11 Khối lượng toàn bộ của máy cày kg 250
12 Tốc độ làm việc trung bình km/h 3,02
13 Năng suất giờ làm việc trung bình ha/h 0,547
Thu hoạch muối hiện được thực hiện theo nhiều công đoạn, chủ yếu là thủ công với sự
hỗ trợ của một số trang thiết bị cơ giới hóa. Thời gian kết tinh muối trên các cơ sở sản xuất
muối phơi nước tập trung 20 ÷30 tối đa 60 ngày (những nơi không ứng dụng công nghệ phủ
bạt che mưa). Khi thu hoạch nước ót sau kết tinh được rút bỏ bớt để lại 10mm ÷ 20mm trên
mặt lớp muối, dùng phay lưỡi thẳng liên hợp với máy kéo 50 ÷30 hp để phá vỡ lớp muối
trước thu hoạch.

Ưu điểm của hệ thống thiết bị này:

223
công suất máy kéo nhỏ 30 ÷50hp; năng suất phay cao; do phay sử dụng trục thu công
suất nên tận dụng được tối đa công suất máy kéo và không cần thiết bị phụ trợ tăng độ bám
của máy kéo.

Nhược điểm chính:

- Phay không làm việc được với các ô muối kết tinh có độ dày trên 40 ÷50mm, bề mặt
kết tinh cứng dài ngày.

- Độ sâu phay không ổn định do máy kéo dao động theo phương thẳng đứng trong quá
trình phay làm tổn thương nền ô kết tinh, khuấy bùn đất bám vào lớp muối thu hoạch
gây nên giảm chất lượng muối thô.

Sau khi phay phá lớp muối kết tinh, muối được vun hàng (đống) chủ yếu bằng lao
động thủ công 0,3 công/tấn. Khi muối thô đã khô do róc nước, muối được chuyển lên xe vận
chuyển qua băng tải gắn trên máy kéo nhỏ hoặc máy xúc nâng. Xúc muối lên băng tải được
thực hiện thủ công (0,16công/tấn).

Việc sử dụng CXM - 2,0 giải quyết được khâu phá vỡ muối kết tinh lâu ngày với độ dày
trên 100mm (phân lớp thu hoạch). chiều sâu xới ổn định không gây tổn thất cho nền ruộng,
không làm tăng tạp chất không tan trong thu hoạch. Ngay từ những ngày khảo nghiệm đầu của
thiết bị, tính khả dụng đã được chấp thuận của sản xuất.

224
Hình 6.6. Cày xới muốiCXM -2,0

* Liên hợp thu gom muối THM - 2,0

Hình 6.7 Máy thu hoạch muối THM - 2,0

225
Tính năng nhiệm vụ của THM - 2,0

Liên hợp thu gom muối THM - 2,0 theo CXM - 2,0 có thể thay thế lao động thủ công
để gom muối trong các công đoạn:
- Thu gom muối trên đồng sau cày xới lên phương tiện vận chuyển (lên phương tiện vận
chuyển chuyên dùng).
- Thu gom muối từ những luống (vồng) muối đánh đống lên các phương tiện vận chuyển
chuyển về kho bảo quản.
- Thu gom muối trên đồng, đánh luống (vồng) chờ rút nước (muối khô) truyền tải lên
phương tiện vận chuyển tại hai đường được gia cố của các ô kết tinh.
- Truyền tải muối trong khu vực bảo quản và xuất muối từ các kho bảo quản lên xe vận
chuyển (xuất sản phẩm).
6.2.3. Hệ thống rửa muối sau thu hoạch.

Hình 6.8. Hệ thống rửa muối RMT - 30

226
Sản phẩm muối NaCl là các tinh thể kết tinh từ nước biển khi nồng độ muối trong
chúng đạt nồng độ bão hòa 250Be’ (Baume). Các tạp chất trong muối sản phẩm sau thu hoạch
tồn tại ở hai dạng cơ học và hóa học.

Tạp chất cơ học gồm cát, sỏi, bùn đất càc các chất rắn không tan khác.

Tạp chất hóa học hòa tan là các Ion như: Ca2+; Mg2+ và S042-

Lượng tạp chất tồn tại trong muối nhiều hay ít phụ thuộc điều kiện tự nhiên của các cánh
đồng sản xuất, công nghệ sản xuất, hệ thống thiết bị thu gom, vận chuyển.v.v... Việc loại bỏ
các tạp chất tan (hóa học), như ta đã biết ngoại trừ CaCO3 các tạp chất khác có nồng độ kết
tinh cao hơn NaCl nên chúng thường tồn tại ở dạng lỏng trong nước ót bám theo muối sản
phẩm. Vì vậy dung dịch dùng cho rửa sơ bộ phải được chọn thích hợp. Không hòa tan muối
NaCl nhưng hòa tan và làm sạch các tạp chất hóa học khác.

227
3
2
4
1 6
12
5 7
11

10

9 8

§−êng ®i cña nguyªn liÖu 1. Cöa n¹p liÖu 7. Xe chë s¶n phÈm
2. B¨ng t¶i n¹p liÖu 8. BÓ thu n−íc röa
§−êng ®i cña n−íc 3. VÝt t¶i röa 9. BÓ cÊp n−íc röa
4. Sµng t¸ch n−íc 10. B¬m n−íc
5. Cöa thu s¶n phÈm 11. Nót x¶ c¹n
6. B¨ng t¶i s¶n phÈm 12. §iÒu chØnh møc n−íc

Hình 6.9. Hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch

+ Phễu cấp liệu (1) dùng để tiếp nhận muối thô sau thu hoạch, cần rửa sơ bộ. Phễu có
thể tích chứa được 5 tấn miệng ra của phễu có hệ thống điều chỉnh lượng mức cấp cho băng tải
(2).

+ Băng tải (2) có nhiệm vụ cấp muối thô cần rửa liên tục, đúng định lượng cho vít tải
rửa (3).

+ Vít tải rửa (3) có nhiệm vụ làm sạch muối thô trong quá trình chuyển động vít rửa. Để
tăng cường tính hiệu quả phần dưới trục vít được gắn các cánh khuấy.

Các tạp chất nhẹ và hóa chất được thoát ra khỏi vít rửa theo kiểu tràn.
* Sàng tách nước (4) dùng để tách nước, làm khô muối sau rửa. Sàng hoạt động theo
phương pháp rung lệch tâm nằm trên 4 lò xo rung bổ trợ ở 4 góc sàng.

228
* Băng tải chuyển muối lên xe sau rửa sơ bộ (6).
Hệ thống cấp nước rửa: Hệ thống cấp và thu hồi nước rửa là hệ thống bể hoàn lưu có
các ngăn (8) thu hối nước rửa, ngăn (9) cấp nước cho máy rửa và 2 ngăn trung gian để lắng lọc
nước sau rửa. Bơm 10 dùng cấp nước cho quá trình rửa. Trong thực tế sử dụng tại mô hình,
nước rửa được cấp từ ô lắng trong nước chạt trước khi đưa sang ô kết tinh có nồng độ 2,50Be’.
Hệ thống lắng lọc sau rửa loại bỏ tạp chất được sử dụng kênh dẫn nước thải của các ô kết tinh.
* Bố trí mặt bằng lắp đặt, vận hành hệ thống:
- Tổng diện tích làm việc: 10m x 60m = 600m2
- Phần đặt máy: 4m x 30m = 120m2
- Bệ xe cấp liệu: 10m x 3,5m = 35m2 (cao 1,2m).
6.3 Lắp đạt vận hành mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất
muối phơi nước tập trung tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Công ty muối Ninh Thuận - tỉnh
Ninh Thuận.
Với chức năng, nhiệm vụ và cấu tạo của các hệ thống thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản
xuất muối phơi nước tập trung của đề tài KC 07 -21 cho từng công đoạn sản xuất có những
đặc điểm riêng biệt khác nhau cộng vào đấy các vị trí lắp đặt trong Xí nghiệp muối Tri Hải của
chúng cũng khác nhau và thời điểm sử dụng vận hành các hệ thống thiết bị này cũng không
đồng nhất. Để tiện cho theo dõi quá trình hoạt động của mô hình, đề tài sẽ trình bày quá trình
lắp đặt, vận hành của từng hệ thống thiết bị riêng lẻ và những nhận xét về hoạt động của
chúng.
6.3.1 Lắp đặt vận hành hệ thống tự động cung cấp nước biển và kiểm tra điều khiển chế chạt tại XN
muối Tri Hải - Ninh Thuận.
*Lắp đặt vận hành hệ thống tự động cấp nước biển.

Hệ thống tự động cấp nước biển với các sensor kiểm tra báo hiệu mức nước và nồng độ
mặn của nước biển được lắp đặt vận hành chính thức tại trạm bơm I gồm 3 tổ máy bơm HTĐ
1950 - 4,5; với các thống số kỹ thuật.

* Lưu lượng bơm Q = 1800 ÷ 2100m3/h.


- Cột áp: H = 5,4 ÷ 3,4m
- Tốc độ quay: n = 970v/phút.
- Công suất động cơ: N = 37kw

229
- Các thông số điều khiển tự động: Nồng độ mặn của nước biển: 30Be’±0,1

- Mức nước thủy triều: Điều chỉnh theo mức triều với mức tối đa thích hợp.

Bảng 6.2 cho thấy số liệu thống kê ngày giờ bơm, mức nước thủy triều và dòng điện
trung bình của bơm 1 trong trạm bơm I.

Với mức nước thủy triều dao động cho các chế độ bơm đặt mức tối thiểu 1,3m (1,4m)
khởi động và mức dừng 1,3 m (1,4m) các tổ bơm hoạt động ổn định. Sản lượng nước cung cấp
cho hồ điều hòa đạt mức tối đa trong khi đó chi phí năng lượng điện đạt mức tối thiểu bằng
dòng điện trung bình cho một bơm trong trạm suốt thời gian vận hành đạt mức thấp nhất.

Việc lựa chọn, đặt mức nước và nồng độ muối của nước biển cho hệ thống tự động
điều khiển trạm bơm, giúp cho hệ thống hoạt động chính xác kể cả khi không có mặt công
nhân vận hành. Các số liệu thống kê hoạt động được lưu giữ trong phần mềm tạo thuận lợi cho
khâu kiểm tra sản xuất.

Hệ thống tự động điều khiển trạm bơm cấp nước biển cho khu điều hòa đã được lắp đặt
và hoạt động ổn định từ tháng 1/2005 đến nay.

* Lắp đặt vận hành hệ thống kiểm tra, điều khiển chế chạt.

Như đã nêu ở phần trên hệ thống kiểm tra, điều khiển chế chạt bao gồm thiết bị đo tỷ trọng
xách tay (đo quang phổ) Kyoto Nhật Bản, tủ điện với phần mềm, máy vi tính chuyên dùng và hệ
thống thừa hành, báo hiệu và chấp hành đóng các khởi động từ cho máy công tác đã được lắp đặt
và vận hành trong sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri Hải.
Các bảng 6.3; 6.4; 6.5 và 6.6 cho thấy các số liệu đo nồng độ mặn của nước biển trong
quá trình chế chạt.

230
Bảng 6.2. Bảng theo dõi vận hành trạm bơm I cấp nước biển cho khu điều hòa.
TT Ngày vận Mức thủy triều (m)
Thời gian vận Dòng Nồng Ghi chú
hành trạm hành (giờ) điện tb 1 độ mặn
0
bơm Làm Đỉnh Dừng Làm Dừng bơm (A) ( Be’)
việc việc
1 10/2/2005 1,5 1,9 1,5 22 3(11/2) 63 3
2 11/2/2005 1,4 1,8 1,4 22 4 64 3
3 12/2/2005 1,4 1,8 1,4 22 4 64 3
4 13/2/2005 - - - - - - - nghỉ bảo dưỡng
5 14/2/2005 1,3 1,5 1,3 11 17 67 3
6 15/2/2005 1,3 1,5 1,3 11 18 67 3
7 16/2/2005 1,3 1,6 1,3 11 19 67 3
8 17/2/2005 1,3 1,6 1,3 12 20 67 3
9 18/2/2005 1,3 1,6 1,3 12 21 66 3
10 19/2/2005 1,4 1,6 1,4 13 22 64 3
11 20/2/2005 1,4 1,6 1,4 14 23 63 3
12 21/2/2005 1,4 1,7 1,4 15 23 63 3
13 22/2/2005 1,4 1,7 1,4 15 23 63 3 làm việc 2 tổ
bơm
14 23/2/2005 1,4 1,7 1,4 17 1(24/2) 63 3
15 24/2/2005 1,4 1,6 1,4 18 2(25/2) 63 3
16 25/2/2005 1,4 1,6 1,4 22 2(26/2) 63 3
17 26/2/2005 1,3 1,6 1,3 21 2(27/2) 67 3
18 27/2/2005 - - - - - - - hết triều cường
19 28/2/2005 - - - - - - - -
20 1/3/2005 1,3 1,4 1,3 12 16 67 3
21 2/3/2005 1,3 1,5 1,3 12 18 67 3
22 3/3/2005 1,3 1,6 1,3 12 18 66 3
23 4/3/2005 1,3 1,7 1,4 12 19 63 3
24 5/3/2005 1,4 1,7 1,4 12 20 62 3
25 6/3/2005 1,4 1,8 1,4 13 21 62 3
26 7/3/2005 1,4 1,8 1,4 14 23 62 3
27 8/3/2005 1,4 1,7 1,4 16 23 61 3
28 9/3/2005 1,4 1,7 1,4 19 1(10/3) 63 3

231
29 10/3/2005 1,4 1,7 1,4 20 2(11/3) 63 3
30 11/3/2005 1,3 1,6 1,3 22 3912/3) 65 3

Bảng 6.3. Lưu giữ, xử lý số liệu đo nồng độ mặn bằng kyoto (ngày 20/1/2005)
TT Tên ô đo Thời gian đo Nồng độ Nhiệt độ đo
(0Baume) (0C)
1 ĐT A 20/1/2005 8:20 4,9 23,6
2 KT 8 20/1/2005 8:26 29,5 25,4
3 KT 8 20/1/2005 8:28 29,5 25,4
4 TC 5 20/1/2005 8:34 18,4 23,0
5 TC 13 20/1/2005 8:36 19,2 24,4
6 TC 7 20/1/2005 8:37 24,7 24,8
7 BHS 47 20/1/2005 8:40 16,1 23,3
8 TC 10 20/1/2005 8:41 16,0 24,1
9 BHS 5 20/1/2005 8:43 9,9 22,8
10 BHS 10 20/1/2005 8:43 14,1 24,4
11 BHS 3 20/1/2005 8:46 7,0 23,9
12 BHS 7 20/1/2005 8:47 9,2 22,5
13 BHS 0 20/1/2005 8:48 6,1 23,4
14 BHS 11 20/1/2005 8:52 8,1 24,3
15 BHS 26 20/1/2005 8:53 7,0 23,5
16 BHS 22 20/1/2005 8:56 5,9 23,6
17 BHS 22 20/1/2005 8:57 6,0 23,4
18 BHS 28 20/1/2005 9:01 6,1 23,7
19 BHS 39 20/1/2005 9:02 6,7 24,1
20 BHS 44 20/1/2005 9:05 9,6 25,1
21 BHS 34 20/1/2005 9:07 9,1 24,4
22 BHS 37 20/1/2005 9:09 11,4 23,5
23 TC 28 20/1/2005 9:11 13,2 24,7
24 TC 31 20/1/2005 9:11 14,4 24,2
25 TC 32 20/1/2005 9:12 16,2 25,8
26 TC 36 20/1/2005 9:13 18,3 25,5
27 TC 23 20/1/2005 9:14 23,6 24,7

232
28 KT 19 20/1/2005 9:15 26,1 26,3
29 KT 18 20/1/2005 9:16 22,4 24,5
30 KT 23 20/1/2005 9:17 26,9 25,4
31 KT 24 20/1/2005 9:18 28,8 26,9
32 KT 28 20/1/2005 9:19 30,1 28,0

Bảng 6.4 Lưu giữ, xử lý số liệu đo nồng độ mặn bằng Kyoto (ngày 19/3/2005)
TT Tên ô đo Thời gian đo Nồng độ Nhiệt độ đo
(0Baume) (0C)
2 KT 18 19/3/2005 7:28 25,9 26,3
3 BHS 17 19/3/2005 7:30 6,1 24,6
4 TC 13 19/3/2005 7:35 21,4 25,9
5 TC 23 19/3/2005 7:37 23,6 26,4
6 TC 32 19/3/2005 7:40 16,1 25,0
7 KT 19 19/3/2005 7:41 26,3 26,7
8 TC 5 19/3/2005 7:42 20,9 26,0
9 BHS 10 19/3/2005 7:45 12,4 25,2
10 TC 31 19/3/2005 7:46 14,1 24,8
11 BHS 33 19/3/2005 7:48 11,4 25,0
12 BHS 7 19/3/2005 7:49 8,3 24,4
13 BHS 0 19/3/2005 7:52 7,1 24,1
14 BHS 11 19/3/2005 7:53 8,2 24,5
15 BHS 26 19/3/2005 7:56 7,5 24,1
16 BHS 16 19/3/2005 7:56 7,6 24,3
17 BHS 22 19/3/2005 7:57 8,5 24,5
18 BHS 28 19/3/2005 8:00 6,9 24,7
19 BHS 31 19/3/2005 8:01 7,2 24,5
20 BHS 30 19/3/2005 8:03 6,5 24,3
21 BHS 34 19/3/2005 8:07 7,0 24,5
22 BHS 37 19/3/2005 8:08 7,6 24,8
23 BHS 36 19/3/2005 8:09 7,1 24,5
24 BHS 39 19/3/2005 8:10 7,5 24,7
25 BHS 40 19/3/2005 8:11 7,4 24,5
26 BHS 41 19/3/2005 8:12 8,2 25,7
27 BHS 42 19/3/2005 8:19 8,5 25,0
28 BHS 44 19/3/2005 8:20 9,8 25,8
29 BHS 45 19/3/2005 8:22 11,4 26,1
30 BHS 46 19/3/2005 8:23 10,9 25,8
31 BHS 43 19/3/2005 8:24 11,7 26,1
32 BHS 47 19/3/2005 8:25 14,0 24,9
33 TC 28 19/3/2005 8:26 13,4 25,2
34 TC 31A 19/3/2005 8:27 14,1 25,5

233
35 TC 10 19/3/2005 8:28 15,3 25,4
36 TC 32A 19/3/2005 8:29 17,7 26,3
37 TC 36 19/3/2005 8:30 19,6 26,0
38 TC 5 19/3/2005 8:31 22,7 26,7
39 KT 19 19/3/2005 8:32 27,1 28,6
40 KT 23 19/3/2005 8:33 30,4 28,6
41 KT 24 19/3/2005 8:36 28,4 28,3

Bảng 6.5 Lưu giữ, xử lý số liệu đo nồng độ mặn bằng Kyoto (ngày 2/5/2005)
TT Tên ô đo Thời gian đo Nồng độ Nhiệt độ đo
(0Baume) (0C)
1 ĐT A 2/5/2005 7:38 5,3 22,2
2 KT 8 2/5/2005 7:39 26,6 24,6
3 TC 13 2/5/2005 7:44 15,7 22,9
4 TC 23 2/5/2005 7:45 17,9 23,2
5 TC 32 2/5/2005 7:45 18,3 23,2
6 KT 19 2/5/2005 7:46 26,5 24,9
7 BHS 10 2/5/2005 7:48 11,7 23,1
8 TC 31 2/5/2005 7:48 15,2 23,6
9 BHS 3 2/5/2005 7:50 8,4 22,2
10 BHS 7 2/5/2005 7:50 11,7 23,3
11 BHS 0 2/5/2005 7:52 7,0 22,4
12 BHS 11 2/5/2005 7:53 7,3 22,9
13 BHS 26 2/5/2005 7:55 7,5 23,0
14 BHS 16 2/5/2005 7:56 6,7 22,2
15 BHS 2 2/5/2005 7:57 6,5 23,0
16 BHS 28 2/5/2005 7:58 6,0 23,0
17 BHS 31 2/5/2005 7:59 6,4 23,3
18 BHS 30 2/5/2005 8:02 6,4 23,7
19 BHS 34 2/5/2005 8:03 6,8 23,7
20 BHS 37 2/5/2005 8:04 7,0 22,9
21 BHS 36 2/5/2005 8:05 7,4 23,7
22 BHS 39 2/5/2005 8:06 7,9 23,8
23 BHS 40 2/5/2005 8:07 8,3 23,7
24 BHS 41 2/5/2005 8:08 11,4 23,9
25 BHS 42 2/5/2005 8:10 10,7 23,5
26 BHS 44 2/5/2005 8:12 11,9 23,4
27 BHS 45 2/5/2005 8:13 12,2 23,8
28 BHS 46 2/5/2005 8:14 13,0 24,4
29 TC 28 2/5/2005 8:14 14,0 23,5
30 TC 31A 2/5/2005 8:15 15,6 24,0

234
31 BHS 35 2/5/2005 8:18 9,7 23,6
32 TC 10 2/5/2005 8:20 14,0 23,5
33 TC 32A 2/5/2005 8:20 19,4 24,7
34 TC 36 2/5/2005 8:21 22,4 24,6
35 KT 19 2/5/2005 8:22 28,3 25,8
36 KT 23 2/5/2005 8:24 29,5 27,4
37 BHS 2 2/5/2005 8:33 4,8 24,0
38 BHS 4 2/5/2005 8:34 4,8 23,8

Bảng 6.6 Lưu giữ, xử lý số liệu đo nồng độ mặn bằng Kyoto (ngày 1/6/2005)
TT Tên ô đo Thời gian đo Nồng độ Nhiệt độ đo
(0Baume) (0C)
1 ĐT A 1/6/2005 9:33 5,5 23,3
2 BHS 0 1/6/2005 9:40 7,0 23,2
3 BHS 11 1/6/2005 9:46 6,5 25,6
4 BHS 26 1/6/2005 9:48 6,4 26,1
5 BHS 16 1/6/2005 9:52 7,3 25,3
6 BHS 22 1/6/2005 9:56 7,9 26,7
7 BHS 28 1/6/2005 9:58 8,4 25,2
8 BHS 31 1/6/2005 10:02 9,5 23,5
9 BHS 30 1/6/2005 10:04 9,0 23,9
10 BHS 34 1/6/2005 10:06 10,9 23,3
11 BHS 47 1/6/2005 10:09 13,6 23,9
12 TC 28 1/6/2005 10:11 15,7 24,2
13 TC 19,6 1/6/2005 10:13 16,2 24,0
14 TC 10 1/6/2005 10:15 19,6 25,3
15 TC 32A 1/6/2005 10:18 17,6 25,6
16 TC 36 1/6/2005 10:20 24,3 27,5
17 TC 5 1/6/2005 10:21 24,6 27,0
18 KT 19 1/6/2005 10:23 27,2 26,8
19 KT 23 1/6/2005 10:25 29,0 27,3
20 KT 24 1/6/2005 10:29 29,0 27,9
Tại ba giá trị đã được lập trình trong phần mềm: nồng độ mặn: 14,250Be’ và 300Be’
(phần chữ nghiêng, đậm trong bảng thống kê), qua hệ thống khuyếch đại tín hiệu, các đèn báo,
các khởi động từ trong hệ thống đã hoạt động cấp điện cho máy công tác. Tại xí nghiệp muối
Tri Hải do chưa trang bị hệ thống máy công tác đóng mở các phai cống (bơm nước) nên các

235
tín hiệu được hoạt động mang tính cảnh báo, lưu giữ, nhắc nhở cán bộ nhân viên trực thao tác
chuyển nước chạt, nước ót sang các ô kế tiếp.

Với độ chính xác cao, có thể hiệu chỉnh giá trị đo theo giá trị mẫu và theo chế độ nhiệt
độ đo. Đơn giản trong vận hành và có thể đo được nhiều phép đo trong lúc vận hành. Với phần
mềm chuyên dụng thống kê và cảnh báo điều khiển, hệ thống điều khiển chế chạt đã thực sự
đóng vai trò quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất muối thô tại các xí nghiệp
sản xuất muối phơi nước tập trung.

6.3.2 Tập huấn, hướng dẫn sử dụng và vận hành trong sản xuất cày xới CXM -2.0 và liên hợp
thu gom muối THM 2,0 tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận.

Khác với các hệ thống thiết bị tự động cấp nước biển và rửa muối sơ bộ cần các xây dựng
nhỏ, tu bổ hạ tầng để lắp đặt, vận hành trong sản xuất. Các thiết bị phục vụ thu hoạch muối
theo nhiều công đoạn: Cày xới muối CXM - 2,0 và liên hợp thu gom muối THM - 2,0 sau khi
được vận hành rà trơn không tải, vận hành thử nghiệm trong sản xuất, được tập huấn kỹ thuật
và vận hành trực tiếp phục vụ khâu thu hoạch muối thô nhiều công đoạn tại Xí nghiệp muối
Tri Hải - Ninh Thuận từ tháng 8 năm 2004.
* Vận hành CXM -2,0 trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại Tri Hải - Ninh
Thuận
Việc sử dụng công nghệ và hệ thống thiết bị phủ bạt che mưa (công nghệ của Trung
Quốc) cho phép thời gian kết tinh muối của các ô kết tinh kéo dài 3 đến 6 tháng hạn chế được
ảnh hưởng của thời tiết đến quá trình kết tinh. Với thời gian kết tinh 6 tháng chiều dày của lớp
muối kết tinh đạt trên dưới 200mm ( chưa thể kéo dài thêm thời gian kết tinh, do với chiều dày
≥ 200mm lớp muối kết tinh sẽ chạm vào trục quay của ru lô thu bạt). Để thu hoạch lớp muối
kết tinh dày này như đã nêu ở phần trên, phay lưỡi thẳng theo MTZ - 50 hầu như không thể
phá vỡ các kết cấu đông kết của muối cho các công đoạn sau của thu hoạch. Khắc phục hạn
chế này của phay lưỡi thẳng 2,0m theo máy kéo MTZ - 50, cày xới muối CXM - 2,0 liên hợp
với MTZ - 50 được vận hành đã dễ dàng phá vỡ lớp muối kết tinh theo tầng (lớp) với chi phí
nhiên liệu và nhân công thấp (xem bảng 6.7).

Bảng 6.7 Một số thông số kỹ thuật khi vận hành CXM- 2,0 trên Ô KT 25A.
TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét
1 Bề rộng làm việc cm 2.000
2 Dạng bề mặt làm việc của diệp cày - - Xới sâu không lật

236
3 Chiều sâu làm việc cm 120
4 Tốc độ làm việc trung bình km/h 3,05
5 Năng suất làm việc trung bình ha/h 0,61
6 Chi phí nhiên liệu (diezel) l/h 8,36
7 Chi phí nhân công công/ha 0,234

Cày xới CXM -2,0 về cơ bản đã giải quyết được công đoạn khó khăn nhất trong các
khâu thu hoạch muối thô kết tinh dày trên 100mm. Sau khi khảo nghiệm (tháng 8/2004) CXM
- 2,0 đã được đưa vào sử dụng chính thức trong sản xuất tại cơ sở. Liên hợp với máy kéo
MTZ 50 , CXM -2,0 trong năm 2004 và 2005 đã được vận hành phá vỡ các lớp muối thô trước
thu gom cho hầu hết các ô muối kết tinh được phủ bạt:
KT6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 24;2 5A; 26 và KT27
* Vận hành liên hợp thu gom muối THM -2,0 trong sản xuất muối phơi nước
tập trung tại Tri Hải - Ninh Thuận.
Liên hợp thu gom muối THM - 2,0 với các tính năng:
- Thu gom và chuyển tải muối thô lên phương tiện vận chuyển.
- Thu gom đánh luống muối thô trên các ô kết tinh chờ khô.
- Thu gom muối thô từ các luống trên đồng truyền tải lên phương tiện vận chuyển.
- Xuất và truyền tải muối thô từ kho bảo quản lên phương tiện vậnchuyển.

Sau khi được chạy rà trơn, khảo nghiệm thu gom muối theo các quy trình định sẵn của
đề tài THM -2,0 được tập huấn chuyển giao cho đội cơ khí Xí nghiệp muối Tri Hải, để chăm
sóc, bảo dưỡng và vận hành trong sản xuất.

Mặc dù phải cạnh tranh với lao động hợp đồng thời vụ của xí nghiệp, nhưng với những
tính năng ưu việt: Năng suất cao, chi phí nhiên liệu thấpvà nhân công phục vụ ít (1 đến 2
người theo máy), THM -2,0 cũng đã thực sự phục vụ cho khâu cơ giới hóa thu hoạch muối thô
của các ô kết tinh được phủ bạt che mưa như ô: KT16; KT25; KT25A... với sản lượng thu
hoạch và đánh luống trên 3.000 tấn muối thô như ở bảng 6.8 cho thấy.

Bảng 6.8. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT26
TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét
1 Bề rộng làm việc mm 2.000

237
2 Bề dày thu gom mm 100
3 Tốc độ dịch chuyển trung bình km/h 0,35
4 Năng suất trung bình Tấn/h 63
5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,25
6 Số công thay thế Công 113(86) Theo định mức
2004: 0,257c/tấn
(2005: 0,195c/tấn)
7 Thới gian làm việc h 7
8 Sản lượng thu gom Tấn 441
Bảng 6.9. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT 25
TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét
1 Bề rộng làm việc mm 2.000
2 Bề dày thu gom mm 120
3 Tốc độ dịch chuyển trung bình km/h 0,34
4 Năng suất trung bình Tấn/h 66
5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,3
6 Số công thay thế Công 59 (45) Theo định mức
2004: 0,257c/tấn
(2005: 0,195c/tấn)
7 Thới gian làm việc h 3,47
8 Sản lượng thu gom Tấn 229,22
Bảng 6.10. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT 25A
TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét
1 Bề rộng làm việc mm 2.000
2 Bề dày thu gom mm 100
3 Tốc độ dịch chuyển trung bình km/h 0,35
4 Năng suất trung bình Tấn/h 65
5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,01
6 Số công thay thế Công 199 Theo định mức
(150) 2004: 0,257c/tấn
(2005: 0,195c/tấn)
7 Thới gian làm việc h 11,9
8 Sản lượng thu gom Tấn 774,11
6.3.3 Lắp đặt, vận hành hệ thống thiết bị rửa muối sơ bộ sau thu hoạch tại Xí
nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận.

238
Đầu tháng 3 năm 2005, sử dụng vốn đối ứng của Công ty muối Ninh Thuận, kinh phí
của đề tài KC 07 -21, việc xây dựng hạ tầng cơ sở gồm: đổ bê tông cho lắp đặt dây chuyền
thiết bị trên diện tích 120m2 (30m x 40m); Xây bệ lên cho xe cấp liệu; tu bổ và cải tạo hệ
thống cấp nước rửa, hệ thống điện .v.v... và lắp đặt dây chuyền rửa sơ bộ đồng bộ gồm: Phễu
nạp nguyên liệu; Băng tải cấp liệu; Vít tải rửa liên tục; Sàng rung tách nước; Băng tải xuất sản
phẩm lên phương tiện vận chuyển và hệ thống cung cấp nước rửa, hệ thống điện điều khiển đã
được hoàn tất. Hệ thống làm sạch muối sơ bộ đã được chính thức vận hành trong sản xuất tại
Xí nghiệp muối Tri Hải với các nhiệm vụ chính:
- Rửa sơ bộ nâng cấp phẩm chất muối loại II lên loại I đây là lượng muối thô nằm sát nền
ô kết tinh, muối dùng làm đường lên xuống cho các phương tiện vận chuyển tại các ô kết tinh,
muối tận thu (cho kết tinh khi nâng cao nồng độ nước chạt và nước ót).v.v...
Rửa sơ bộ nâng chất lượng muối thô theo yêu cầu của khách hàng. Bảng 6.11 cho thấy
một số số liệu rửa muối sơ bộ muối thô và chi phí năng lượng (kwh).
Bảng 6.11. Số liệu vận hành hệ thống làm sạch muối sơ bộ tại các ô đặc trưng
Số lượng Chi phí năng
TT Ngày vận hành Ô thu hoạch muối rửa lượng điện Ghi chú
muối (tấn) (kwh)
1 7/7/2005 KT 3 24.200 8,72
2 9/7/2005 KT 3 30.636 11,1
3 12/7/2005 KT 5 24.978 9,01
4 14/7/2005 KT 5 55.614 20,1
5 19/7/2005 KT 19 30.000 11,0
6 26/7/2005 KT 21 27.050 9,8
7 10/8/2005 KT 23 49.300 17,75
8 11/8/2005 KT 23 36.790 13,2
Tổng số 278.568 100,68

Sau đây là nhận xét của Công ty muối Ninh Thuận: Hệ thống thiết bị rửa muối sơ bộ sau
thu hoạch gồm băng tải nạp liệu, băng tải sản phẩm, vít tải rửa và sàng rung tách nước đã được
khảo nghiệm (chất lượng muối sau rửa đã được kiểm nghiệm) và lắp đặt đưa vào sản xuất.
Chất lượng và năng suất rửa muối thô đạt yêu cầu thiết kế cũng như đòi hỏi của sản xuất. Hệ
thống thiết bị phát huy được hiệu quả trong sản xuất.

239
Chất lượng muối thô sau rửa sơ bộ tăng lên nhiều so với trước rửa (kể cả muối chất
lượng I và II), đặc biệt hàm lượng Mg++ và SO42- giảm rõ rệt. Đây là hai loại tạp chất tan
khó loại bỏ trong quá trình xử lý nước chạt cho kết tinh. So sánh với chất lượng muối nguyên
liệu công nghiệp, muối sau rửa có các chỉ tiêu chất lượng đạt và vượt với tiêu chuẩn ngành về
muối công nghiệp.

6.4 Nhận xét và kiến nghị.

Với sự năng động bám sát các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung, vận chuyển lắp
đặt, tập huấn hướng dẫn sử dụng và theo dõi vận hành trong sản xuất của các thánh viên thực
hiện đề tài cùng với sự mạnh dạn đầu tư kinh phí, nhân công nhất là sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc Công ty muối Ninh Thuận, Giám đốc xí nghiệp muối Tri Hải, hệ thống thiết bị cơ
giới hóa và tự động hóa trong quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung đã được lắp đặt vận
hành thường xuyên tại Xí nghiệp muối Tri Hải Ninh Thuận. Qua thời gian xây dựng mô hình
đã có những nhận xét và đề nghị sau:

6.4.1. Mô hình xí nghiệp sản xuất muối phơi nước tập trung ứng dụng hệ thống, thiết bị
cơ giới hóa và tự động hóa của đề tài KC 07-21 đã minh chứng được khả năng cơ giới hóa quá
trình sản xuất muối phơi nước tập trung bằng hệ thống thiết bị chế tạo trong nước đạt được
mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, giảm cường độ lao động cho người sản xuất, giá
thành thiết bị được người sản xuất chấp nhận.

6.4.2. Các kết quả nghiên cứu thiết kế cũng như kết quả xây dựng mô hình đã tạo niềm
tin, sự thống nhất giữa cơ quan thực hiện đề tài (Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau
thu hoạch) và đơn vị tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật (Công ty muối Ninh Thuận) với các kết quả
khả quan trong nghiên cứu ứng dụng và lợi ích thực tế của mô hình sản xuất.

6.4.3. Để duy trì hoạt động của mô hình cũng như để có thể ứng dụng nhân rộng cho các
xí nghiệp sản xuất khác, đề tài KC 07-21 và Công Ty mối Ninh Thuận mong muốn được tiếp
tục hợp tác nghiên cứu chuyên sâu hơn để hoàn thiện hệ thống thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản
xuất muối phơi nước tập trung.

6.4.4. Đề nghị các cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn; Bộ Khoa
học và công nghệ hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để từng bước hoàn thiện mô hình, tạo điều
kiện cho hệ thống thiết bị cơ giới hóa thực sự phục vụ cho các cơ sở sản xuất muối phơi nước
tập trung ở nước ta.

240
PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.

241
Với hiện trạng, năng suất và chất lượng muối thô sản xuất hiện nay của nước ta, để có
thể đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu muối cho tiêu dùng và các ngành công nghiệp trong
nước, giảm nhập khẩu tiến tới xuất khẩu trong giai đoạn 2005 -2010. Việc nâng cấp cải tạo,
khai hoang mở rộng diện tích sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng công nghiệp là xu
thế tất yếu.

Sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng công nghiệp, tự thân phương pháp này với
các ưu thế năng suất, chất lượng muối cao, số lượng nhận công phục vụ sản xuất thấp (quy
theo diện tích sản xuất) lại đòi hỏi phải áp dụng khoa học công nghệ và trang bị hệ thống máy
móc thiết bị cơ giới hóa các khâu sản xuất cao.

Đề tài:”Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới
hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung”. Thuộc chương trình khoa học và công nghệ
trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Khoa học và công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn”. Đã nghiên cứu tương đối đồng bộ từ quy trình công nghệ cơ giới
hóa sản xuất muối phơi nước tập trung tự động cấp nước biển, kiểm tra quá trình phơi nước,
kết tinh, cơ giới hóa chăm sóc thu hoạch và làm sạch muối sau thu hoạch có những kết luận và
đề nghị sau:

I. Kết luận

1.1 Quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa, tự
động hóa được xây dựng của đề tài gắn với hệ thống thiết bị cơ giới hóa, tự động hóa
được nghiên cứu của đề tài cùng với hệ thống thiết bị hiện được sử dụng tại các cơ sở
sản xuất muối phơi nước tập trung đã được thử nghiệm dài ngày trong quá trình sản
xuất đạt được mục tiêu tăng năng suất, chất lượng muối và giảm cường độ lao động
cho người sản xuất.

1.2 Các tài liệu nghiên cứu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng thủy văn và các giải
pháp loại bỏ các tạp chất tan và không tan trong quá trình phơi nước và kết tinh muối
là những số liệu đóng góp hữu ích cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất muối
phơi nước tập trung trong tương lai.

1.3 Hệ thống tự động điều khiển cấp nước biển với các thông số nồng độ mặn và mức
thủy triều cùng với phần mềm chuyên dụng kiểm tra giám sát khu vực phơi nước chế
chạt và kết tinh muối lần đầu được lắp đặt sử dụng ở Việt Nam đã cải thiện được chất

242
lượng nước biển cung cấp cho sản xuất, giảm chi phi năng lượng trên đơn vị nguyên
liệu và nâng cấp chất lượng muối kết tinh thông qua kiểm tra cảnh báo và thống kê
lưu giữ các số liệu nước chạt bán tự động.

1.4 Hệ thống máy thu hoạch muối bao gồm cày xới CXM - 2,0, liên hợp thu gom muối
THM -2,0 đã được nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm trong thực tế sản xuất
lần đầu tiên trong nước đã khắc phục được những nhược điểm của những máy móc,
công cụ hiện đang sử dụng tại các đồng muối phơi nước tập trung, nâng cao năng
suất, giảm nhẹ cường độ lao động và giá thành chế tạo được sản xuất chấp nhận.

1.5 Hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch cùng công nghệ nâng cao chất lượng muối
sau thu hoạch đã được nghiên cứu, thiết kế chế tạo hoàn chỉnh đưa vào khảo nghiệm
và ứng dụng trong mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung. Hệ thống đã chứng
minh được tính ưu việt nâng cao phẩm cấp chất lượng muối sau thu hoạch cũng như
hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng trong sản xuất.

1.6 Mô hình xí nghiệp sản xuất muối phơi nước tập trung ứng dụng quy trình, hệ thống
thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa của đề tài đã minh chứng được khả năng cơ giới
hóa quá trình sản xuất muối bằng hệ thống thiết bị chế tạo trong nước cũng đạt được
các mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, giảm cường độ lao động cho người sản
xuất có hiệu quả kinh tế trong ứng dụng và giá thành thiết bị được người sản xuất
chấp nhận.

II. Kiến nghị

Đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ
giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung”. Là đề tài mang tính đồng bộ cao,
nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị giải quyết nhiều công đoạn trong quá trình
sản xuất muối phơi nước tập trung nhưng thời gian thực hiện không dài (30tháng) nhất là
thời gian theo dõi hoạt động và hoàn thiện thiết bị máy móc (6 tháng). Đề nghị các cơ
quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ hỗ
trợ kinh phí, tạo điều kiện cho đề tài cũng như cơ sở ứng dụng hệ thống thiết bị đã hoàn
thiện và từng bước nhân rộng mô hình trong sản xuất muối phơi nước tập trung ở nước ta.

243
Lời Cảm ơn

Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước KC 07-21: “Nghiên cứu hoàn thiện công
nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi
nước tập trung”.
Xin được chân thành cảm ơn!
Bộ Khoa học và công nghệ.
Ban chủ nhiệm chương trình KC 07-21.
Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.
Đã tin tưởng giao phó, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để đề tài hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu đúng chất lượng và tiến độ đã đặt ra.
Xin được chân thành cảm ơn!
Hội đồng tư vấn quốc gia.
Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.
Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước.
Đã sáng suốt, khách quan và tỷ mỷ góp ý cho đề tài những ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện và trong các báo cáo khoa học của đề tài.
Xin được chân thành cảm ơn!
Công ty muối Ninh Thuận.
Xí nghiệp muối Tri Hải.
Xí nghiệp muối Cà Ná.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về địa bàn, nhân công, kinh phí đối ứng.v.v... giúp cho
đề tài thí nghiệm được hệ thống máy móc thiết bị cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập
trung và giúp cho việc xây dựng, duy trì hoạt động của mô hình sản xuất muối phơi nước
tập trung theo hướng cơ giới hóa.
Một lần nữa đề tài KC 07-21 xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ công tâm của
các cơ quan hữu quan và rất mong muốn được tiếp tục hợp tác lâu dài trong tương lai.

Thay mặt tập thể cán bộ nghiên cứu thực hiện đề tài.
Chủ nhiệm đề tài KC 07-21

244
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sản xuất, lưu thông
muối 2000-2010 số 980/1997 QĐTTg.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục chế biến nông lâm sản và
ngành nghề nông thôn - Báo cáo kết quả thực hiện dự án: Điều tra thực trạng ngành
muối Việt Nam 1999.
3. UBND Tỉnh Khánh Hòa - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn- Dự án quy
hoạch sản xuất chế biến muối tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2002 ÷ 2010.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hội thảo phát triển sản xuất muối
công nghiệp kết hợp đẩy mạnh sử dụng muối trong nước - Hà nội, tháng 12-2002.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hội thảo kiện toàn công tác quản lý
nhà nước, đầu tư phát triển sản xuất muối - Phan Rang, tháng 4 năm 2002.
6. PGS.TS. Phan Tam Đồng - Phương pháp sản xuất muối ăn, thạch cao và nước
ót từ nước biển hoặc từ nước mặn.
7. PGS.TS. Phan Tam Đồng - Công nghệ phân ba (PHABA) tinh chế muối ăn.
8. Công Ty muối Ninh Thuận - Đề tài nghiên cứu ứng dụng phủ bạt che mưa cho
đồng muối kết tinh tại Xí nghiệp muối Tri Hải.
9. Vũ Bội Tuyền - Phương pháp sản xuất muối phơi nước - 1976.
10. Bùi Song Châu - Kỹ thuật sản xuất muối khoáng -2005
11. Tổng công ty muối - Báo cáo nghiên cứu khả thi khu kinh tế muối Quán Thẻ
- Ninh Thuận - tháng 3 năm 1999.
12 Viện Cơ điện Nông nghiệp - Nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời trong
sản xuất và sinh hoạt nông thôn - 1999 ÷ 2001.
13. Viện Cơ điện Nông nghiệp - Nghiên cứu hệ thống tự động điều khiển nhiệt
độ và độ ẩm trong sản xuất hạt giống - 2001÷ 2003.

14. Tài liệu niên giám thống kê của các trạm khí tượng thủy văn - 1995÷2004.

245
15. Viện Cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch - Các báo cáo tổng
kết nghiên cứu khoa học công nghệ hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất muối phơi
nước tập trung - 2005.
16. Họ vi điều khiển 8051: Tống Văn On, Hoàng Đức Hải. Nhà xuất bản Lao
động – Xã hội, Hà Nội 2001
17. Vi xử lý trong Đo lường và Điều khiển: Ngô Diên Tập. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội 1999
18. Kỹ thuật Ghép nối máy tính: Ngô Diên Tập. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội 2000
19. Đo lường và Điều khiển bằng máy tính: Ngô Diên Tập. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001
20. Philips Semiconductor 80C51-Based 8-Bit Microcontrollers
21. Giáo trình lý thuyết & bài tập Borland Delphi: Lê Phương Lan, Hoàng Đức
Hải. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2000
22. OrCad 9 - Phần mềm Thiết kế mạch in: Hoàng Văn Đặng. Nhà xuất bản Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh 2000
23. OrCad 9 - Phần mềm Vẽ mạch nguyên lý: Hoàng Văn Đặng. Nhà xuất bản
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 2001
24. Industrial Electronics: James Maas. Prentice-Hall International, Inc
25. Kỹ thuật sản xuất muối theo phương pháp phơi cát - Nhà xuất bản nông
nghiệp - 2001.
26. Nguyễn Đình Xuất, Bùi Sơn Long - Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản
xuất muối tinh - 1988.
27. Rửa muối (do đoàn thực tập rửa muối ghi chép tại nhà máy rử muối xưởng
hoá công Bì Tú Oa, Thanh Đảo, Trung Quốc) - 1984.
28. Báo cáo khoa học - Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết kế, chế tạo một số
thiết bị chính và lắp đặt, thực nghiệm sản xuất dây chuyền tinh chế muối ở Việt Nam -
KS. Phan Nhuận Thái - TP. HCM 4- 1999.

246
29. Nguyễn Minh Tuyển - Các máy khuấy trộn trong công nghiệp- Nhà xuất bản
KH&KT - Hà Nội 1987.
30. Đàm Thanh - Chiến lược "lấy muối nuôi muối" nguồn tự lực phát triển đồng
muối
Thời báo KTVN Số 82 - 1998.
31. Борисов А. М. ФаТеев - М. Н. ГохТель .А. Х - Сельскохозайственние
Погрузочно Разгрузочные Машины - Изгательство Машиностроение - 1973 Г.
32. Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm - Thiết kế chi tiết máy - Nhà xuất
bản giáo dục - 1999.
33. PGS.TS Ninh Đức Tốn - Dung sai và lắp ghép - Nhà xuất bản giáo dục -
2000.
34. Д. Ф. Куприанов, Г. Ф. Метальникоь - Техническа Механика -
Изгательство "Выская школа" 1975 Г.
35. П.М. Заика - Вибрационые Зерноочистительные Машины.- Теориа и
Расчёт - Изгательство "Машиностроение" - Москва 1973 Г.
36. Truphanov B.B Nghiên cứu sự làm việc của xới sâu trong làm đất - Kỷ yếu
VIM - Tập 82 năm 1978 (tiếng Nga).
37. Panou C.V và Gilstain H.H, Cơ sở kích thước của xới sâu- Tạp chí máy kéo
và mày nông nghiệp số 9/1982 (Tiếng Nga).
38. Máy nông nghiệp Sôphia a 1975 (tiếng Bungaria)
39. Glstain H.H, Máy xới sâu PCH -2,9 làm đất mặn - Tạp chí máy kéo và máy
nông nghiệp số 8/1984 (Tiếng Nga).
40 Đoàn Văn Điện - Nguyễn Bảng - Lý thuyết tính toán máy nông nghiệp -
ĐHNL 1986.

Hà nội - 2005

247
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Viện Cơ điện NN& công nghệ sau thu hoạch
Số 54/102 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội

B¸o c¸o tãm t¾t


NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ CHẾ
TẠO HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐỂ CƠ GIỚI HÓA QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT MUỐI PHƠI NƯỚC TẬP TRUNG

Mã số: KC 07 - 21
KS. Nguyễn Tấn Anh Dũng

Thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước:
Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn.
Mã số KC . 07

Hà nội - 2005

Bản thảo viết xong tháng 10/2005

Tài liệu này được chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện đề tài
cấp nhà nước, mã số: KC 07 - 21
BÀI TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị
để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung”. Mã số KC 07 –21
thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Khoa học và
công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” Mã
số KC 07.

Mục tiêu của đề tài:

Xác định được quy trình công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất
muối phơi nước tập trung, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm cường độ lao
động cho người sản xuất, giá thành thiết bị được người sản xuất chấp nhận.

Để đạt được mục tiêu trên đề tài có nhiệm vụ thực hiện các phần việc cụ thể sau:

- Nghiên cứu xây dựng và thực nghiệm quy trình công nghệ sản xuất muối phơi
nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa nâng cao năng suất và chất
lượng muối.

- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống tự động quá trình cấp nước biển, kiểm
tra mức nước và nồng độ muối trong khu vực chế chạt, kết tinh nhằm nâng cao năng
suất lao động, chất lượng muối, giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết trong sản xuất muối
phơi nước tập trung.

- Nghiên cứu lựa chọn mẫu, thiết kế chế tạo trong nước hệ thống thiết bị thu
hoạch và làm sạch muối sau thu hoạch.

- Xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung có ứng dụng hệ thống
thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa.

Các kết quả đạt được

1. Điều tra khảo sát phân tích các số liệu khí tượng thủy văn và hiện trạng
tình hình sản xuất muối phơi nước tập trung trong nước để xây dựng định hướng xu thế
phát triển sản xuất muối phơi nước tập trung của Việt Nam giai đoạn 2005 ÷ 2010

5
(2020). Xây dựng và thực nghiệm quy trình sản xuất muối phơi nước tập trung gắn với
hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa.

2. Đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống tự động cấp nước biển với các
thông số nồng độ mặn và mực nước thủy triều nhằm nâng cao chất lượng cung cấp
nước biển, giảm chi phí điện năng. Hệ thống kiểm tra nồng độ mặn quá trình chế chạt
và kết tinh muối bán tự động Kyoto với phần mềm chuyên dụng cho phép kiểm tra lưu
giữ và các lệnh điều khiển chính xác nhanh chóng nồng độ mặn của các ô bay hơi và
kết tinh nâng cao chất lượng muối sản xuất.

3. Đã nghiên cứu lựa chọn mẫu, thiết kế chế tạo trong nước hệ thống thu
hoạch muối nhiều công đoạn bao gồm: Cày xới muối CXM –2,0 và liên hợp thu hoạch
muối THM 2,0. Hệ thống thiết bị đã được thử nghiệm trong sản xuất nâng cao năng
suất và chất lượng, giảm nhẹ cường độ lao động trong khâu thu hoạch muối.

4. Đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo trong nước hệ thống rửa muối sau thu
hoạch. Hệ thống thiết bị đã được lắp đặt, vận hành trong mô hình để nâng cao chất
lượng, phẩm cấp muối thô sau thu hoạch, loại bỏ phần lớn các tạp chất tan và không
tan không mong muốn trong muối thô sau thu hoạch.

5. Đã xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung với hệ thống
thiết bị cơ giới hóa các khâu: Cấp nước biển, Kiểm tra điều khiển chế chạt; Chăm sóc,
thu hoạch và làm sạch muối sau thu hoạch tại Xí nghiệp sản xuất muối Tri Hải – Công
Ty muối Ninh Thuận. Mô hình đã đạt được mục tiêu: Nâng cao năng suất, chất lượng,
giảm cường độ lao động cho người sản xuất và có hiệu quả kinh tế.

6
LỜI MỞ ĐẦU:

Muối là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống con người, là nguyên liệu chính
quan trọng cho sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất. Sản xuất muối ở
nước ta đều từ nước biển theo công nghệ phơi nước nhờ năng lượng mặt trời. Do điều
kiện thời tiết khác biệt ở hai miền Nam Bắc nên có hai công nghệ sản xuất muối khác
nhau: Công nghệ phơi cát ở các tỉnh phía Bắc và công nghệ phơi nước ở các tỉnh phía
Nam.

Việt Nam có hơn 3000km bờ biển, nằm trên vùng nhiệt đới gió mùa với lượng
bức xạ mặt trời phong phú, nhất là các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Ở Trung trung bộ
Số ngày nắng trong năm lên đến 300 ngày, tổng lượng bức xạ mặt trời có thời điểm đo
được gần 30w/m2, ở những tháng cao điểm tổng số giờ nắng đạt trên 270h/tháng. Với
khí hậu thời tiết ít mưa nhiều nắng lượng mưa bình quân có nơi dưới 700mm/năm/
Lượng bốc hơi nước cao hơn 1800mm/năm. Chỉ số khô hạn 2,6 nên rất thuận lợi cho
sản xuất muối từ nước biển.

Nước ta có 20 tỉnh sản xuất muối từ nước biển trải dài theo ven biển từ Bắc đến
Nam ở 127 xã thuộc 44 huyện. Số lao động làm muối khoảng 90.000 lao động. Tổng
diện tích sản xuất muối cho đến năm 2004 là 12.094ha. sản lượng muối bình quân toàn
quốc trong 4 năm từ 2001 đến 2004 đạt 859.578tấn. Năm 2001 có sản lượng thấp nhất:
583.271tấn và cao nhất là năm 2002: 1.043.187Tấn.

Mặc dù nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu địa lý, khí hậu thuận lợi cho việc
sản xuất muối từ nước biển, nhưng sản lượng sản xuất trung bình của nước ta trên đầu
người còn thấp xa so với lượng muối sản xuất trung bình trên đầu người của thế giới.
Hàm lượng NaCl thường thấp, tạp chất tan và không tan trong muối lớn. Do đó, chưa
đáp ứng được yêu cầu chất lượng muối của ngành hóa chất và công nghiệp thực phẩm.

Ở Việt Nam sản xuất muối phần lớn theo phương pháp thủ công, lao động nặng
nhọc, năng suất và chất lượng thấp.

7
Diêm dân sản xuất muối theo kiểu phân tán, các xí nghiệp sản xuất muối công
nghiệp qui mô còn nhỏ và mức độ cơ giới hóa rất thấp.

Hiện ở nước ta có công nghệ PHABA [Sử dụng công nghệ PHABA cho sản xuất
muối công nghiệp chất lượng cao - PGS.TS Phan Tam Đồng] sản xuất muối biển được sử
dụng để sản xuất muối, thạch cao và nước ót.

Trên cơ sở phương pháp công nghệ đó, có thể căn cứ vào các điều kiện thời tiết,
thủy văn, địa chất và các điều kiện kinh tế xã hội, lựa chọn các khu vực thích hợp để cơ
giới hóa và tự động hóa dây chuyền sản xuất muối.

Điều đó sẽ giải quyết được chất lượng muối đạt tiêu chuẩn cho sản xuất công
nghiệp, nâng cao năng suất và giảm nhẹ sức lao động, tăng thu nhập cho người lao
động. Đề tài “nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để
cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung” là cần thiết để giải quyết
những vấn đề tồn tại trên.

Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, đề tài đã triển khai thành bốn đề tài nhánh và một
nhiệm vụ xây dựng mô hình, thực hiện trong thời gian 30 tháng.

Đề tài nhánh KC 07 -21-1: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối phơi
nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa.

Thời gian thực hiện từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2004.

Đề tài nhánh KC 07 -21-2: Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống tự động cấp nước
biển và chế chạt.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2004.

Đề tài nhánh KC 07 -21- 3: Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống máy thu hoạch
muối quy mô thích hợp với công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung tại Việt
Nam.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2004.

8
Đề tài nhánh KC 07 -21- 4: Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống làm sạch muối sau
thu hoạch.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2004.

Xây dựng mô hình: Xây dựng mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự
động hóa sản xuất muối phơi nước tập trung.

Thời gian thực hiện : Từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2005.

Đề tài thực hiện với tổng kinh phí: 3.869 triệu đồng, trong đó:

Nguồn ngân sách nhà nước: 2.300 triệu đồng

Nguồn vốn tự có: 60 triệu đồng.

Nguồn vốn khác: 1.509 triệu đồng

Bao gồm:

* Thuê khoán chuyên môn: 801 triệu đồng, tỷ lệ: 20,7%

* Nguyên vật liệu năng lượng: 862,15 triệu đồng, tỷ lệ: 22,3%

* Thiết bị máy móc chuyên dùng: 806,85 triệu đông, tỷ lệ: 20,85%

* Xây dựng sửa chữa nhỏ: 1.070 triệu đồng, tỷ lệ: 27,65%

* Chi khác: 329 triệu đồng, tỷ lệ: 8,5%

9
PHẦN MỘT

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU

10
Chương I

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC.

Muối Natri clorua (NaCl) trên thế giới được sản xuất từ mỏ muối, các nguồn nước
mặn, nước biển.

1.1. sản xuất muối từ các mỏ muối : sản lượng muối mỏ trên thế giới đạt trên
100 triệu tấn/năm, chiếm 50% tổng sản lượng muối/năm. [Đề án công nghiệp hóa
ngành muối - Tổng công ty muối]
Muối mỏ có hàm lượng NaCl cao và các tạp chất tan và không tan như thạch cao
CaS04.2H20 ; Manhê (Mg)... và hàm ẩm (H20) biến đổi theo từng mỏ.
Việc khai thác muối mỏ lộ thiên được thực hiện bằng các thiết bị khai thác khoáng
sản đồng bộ như các máy xúc, ủi, khoan phá, guồng cắt vận chuyển muối... Các mỏ sâu
dưới đất được khai thác theo phương pháp ngâm chiết.

1.2. Sản xuất muối từ nguồn nước mặn [Dự án công nghiệp ngành muối - Tổng
công ty muối]

Ở các giếng sâu, hồ nước mặn trên thế giới chiếm 25% tổng sản lượng muối hàng
năm: khoảng 50 triệu tấn. Phương pháp và công nghệ sản xuất rất đa dạng: chưng cất
tách nước; Thẩm thấu hồi lưu; Kết tinh muối dưới áp suất thấp nhiệt độ cao; Phương
pháp hóa lý... và phương pháp phơi nước sử dụng bức xạ mặt trời.

11
sản phẩm Thiết bị lọc Thiết bị lọc Loại bỏ Bơm cấp
nước thẩm thấu hồi thẩm thấu hồi tạp chất nước mặn
khoáng lưu II lưu I

Nước muối đậm


đặc (nước chạt)

Loại bỏ tạp
chất tan
Giếng khoan sâu
>1000m
Sản phẩm muối Ly tâm tách
chất lỏng cao nước

Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất muối theo phương pháp màng lọc thẩm thấu
Sơ đồ vận hành hệ thống thiết bị sản xuất muối và nước khoáng từ nguồn nước
mặn sâu trên 1000m ven biển với phương pháp lọc thẩm thấu hồi lưu tách nước không
sử dụng hóa chất. Dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn với sự kiểm tra của hệ
thống vi tính: năng suất 0,5 ÷ 5tấn muối sản phẩm/ca.
Một phương pháp sản xuất muối chất lượng cao từ nguồn nước mặn có nồng độ
mặn cao được ứng dụng: sau khi phơi nước dưới bức xạ mặt trời, nước chạt được phun
vào buồng kết tinh muối với áp suất lớn. Buồng kết tinh muối được điều chỉnh chế độ
nhiệt độ và áp suất không khí thích hợp với nồng độ mặn của nước chạt. Hệ thống dẫn
sản phẩm muối ra và thoát không khí ẩm cũng được tự động hóa hoàn toàn.

1.3 Sản xuất muối từ nước biển.


Quy trình sản xuất muối phơi nước có thể được trình bày theo sơ đồ nguyên lý sau
đây:

12
Nguyên liệu cho công Nước ót sau
nghiệp hóa chất kết tinh

Nước Hệ thống Phơi nước Loại bỏ Kết tinh


biển cấp nước chế chạt tạp chất muối

Nhập kho Sơ chế Thu hoạch muối


bảo quản sản phẩm

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ chính sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước.

Trên thế giới phần lớn thạch cao và các tạp chất trong muối được loại bỏ trong quá
trình phơi nước chế chạt, để loại bỏ thạch cao và các tạp chất khác trong muối các ô
phơi nước được phân chia thành các khu vực kết tinh thạch cao, loại bỏ tạp chất và khu
vực kết tinh muối riêng biệt với việc phân chia các khu riêng biệt như vậy, sản xuất
muối theo công nghệ phơi nước biển còn có sản phẩm phụ là thạch cao, các hóa chất
trong nước ót và chất lượng muối NaCl cũng được tăng cao.

Nguyên liệu cho công Nước ót sau


nghiệp hóa chất kết tinh

Nước Hệ thống Phơi nước Kết tinh Loại bỏ Kết tinh


biển cấp nước chế chạt thạch cao tạp chất muối

Nguyên liệu Thu hoạch


công nghiệp thạch cao

Nhập kho Sơ chế Thu hoạch muối


bảo quản sản phẩm

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước
có kết tinh thạch cao.

13
Các cánh đồng sản xuất muối phơi nước được thiết kế thuận lợi cho luân chuyển
nước biển trong quá trình chế chạt. Nền ô kết tinh muối và sản xuất thạch cao được san
phẳng, đầm nén chặt để chống thấm và bảo đảm chịu tải khi máy móc thiết bị vào
chăm sóc lúc kết tinh, thu hoạch sản phẩm.

Mỗi một công nghệ sản xuất muối từ nước biển của từng nước, từng khu vực
không những đều có đặc điểm phù hợp với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thủy văn,
mức độ trang thiết bị để cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, mà còn chú trọng đến
tập quán trình độ của công nhân sản xuất cũng như điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng
của địa phương.

Các trạm bơm cấp nước biển được thiết kế với lưu lượng thích hợp với yêu cầu của
sản xuất, chiều sâu lấy nước được tính toán đảm bảo cung cấp nước biển với chất
lượng tốt: nồng độ mặn cao, ổn định, ít hoặc không có tạp chất làm giảm chất lượng
sản phẩm sau này. Một số nước đã tự động hóa khâu lấy nước biển. Có thể dùng
phương pháp tự lưu để lấy nước biển vào sản xuất muối.

Nước biển được lấy trực tiếp vào hồ chứa hay dẫn qua kênh mương, đường ống
vào đồng muối xa bờ.

Việc kiểm tra nồng độ nước chạt trong quá trình phơi nước được tự động hóa hoặc
bán tự động hóa với sự trợ giúp của thiết bị đo sử dụng quang phổ và hệ thống thu
nhập, xử lý số liệu qua PC và PLC.

Phương pháp phơi nước thích hợp đối với vùng mà lượng bốc hơi cao hiện chiếm
đến 70 ÷ 80% lượng bốc hơi trong vụ mùa sản xuất. Trong trường hợp đó không cần
bảo vệ nước chạt nồng độ cao vì tốn kém. Có nhiều cách bảo vệ nước chạt như chạy
chạt hay che mưa bằng phủ bạt. [ Viện nghiên cứu muối Thiên Tân Trung Quốc ]

Cơ chế làm việc của hệ thống phủ bạt che mưa: Bạt nylon che mưa được cuốn vào
rulô lớn nằm suốt chiều rộng ruộng muối kết tinh. Khi trời trở mưa rulô cuốn bạt sẽ
được truyền động bằng động cơ điện qua hệ thống hộp số giảm tốc, bạt che mưa được
trải ra che toàn bộ khu vực ruộng kết tinh (08,÷1,2ha) nhờ hệ thống rulô và dây nylon

14
kéo nước mưa nằm phía trên bạt che sẽ thoát ra các kênh dẫn thoát nước mưa hạn chế
tối thiểu ảnh hưởng xấu của những cơn mưa đột xuất đến quá trình kết tinh và lưu giữ
chất lượng của nước chạt đậm đặc cho các giai đoạn kết tinh muối tiếp theo. Hiện đề
tài đã được ứng dụng trên nhiều ha ruộng muối kết tinh của tỉnh Thiên Tân Trung
Quốc.

Thời gian kết tinh muối được để kéo dài thời gian 6 tháng; 9 tháng thậm chí 1 năm
(nếu thời tiết thuận lợi) mới thu hoạch nên chất lượng muối sản xuất ra được nâng cao
rõ rệt. Chiều dày lớp muối kết tinh đạt trên 200mm. Với chiều dày và sản lượng cao
như vậy nên thu hoạch muối cần phải cơ giới hóa. Các máy thu hoạch muối thường
được chế tạo theo dạng liên hoàn (combine). Từ thiết bị cắt phá lớp muối dày, thu gom
muối, các gầu múc vận chuyển muối và hệ thống băng tải chuyển tải muối sang các
phương tiện vận chuyển trên đồng đều được thiết kế lắp đặt trên những máy kéo bánh
xích (hoặc bánh lốp) có công suất từ 100hp đến 200hp (mã lực). Năng suất các liên hợp
này thường từ 120 đến 400tấn/h. Do công đoạn tháo thu nước ót trước thu hoạch được
thực hiện triệt để, lớp muối thu hoạch được tính toán hợp lý (để lại lớp muối mỏng 5
đến 10mm trên ruộng). Nên hệ thống mặt nền của khu ruộng kết tinh được bảo vệ tốt
cho những lần kết tinh, thu hoạch mùa vụ sau. Vì vậy việc rửa sơ bộ sản phẩm muối để
loại bỏ các tạp chất tan và không tan trước bảo quản hầu như không được đặt ra.

Tại một số nước sản xuất muối từ nước biển khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn
Độ... do điều kiện thời tiết khí hậu không cho phép kéo dài thời gian kết tinh muối nên
lớp muối được kết tinh thường mỏng: 30÷100mm. Ngoài ra do nền các ruộng kết tinh
muối và diện tích các ruộng này chưa được quy hoạch, xây dựng thích hợp cho các liên
hợp thu hoạch muối làm việc. Nên việc thu hoạch muối thường được sử dụng hệ thống
thiết bị với nhiều công đoạn:

Cày xới, phay phá vỡ lớp muối kết tinh.

Gom và rửa muối trong nước ót thành đống hoặc thành luống, lưu giữ muối trên
đồng 24h để sản phẩm tự róc nước làm muối khô (hàm lượng nước trong muối dưới
8÷10% .

15
Dùng máy thu gom, máy xúc hoặc băng tải chuyển tải muối lên phương tiện vận
tải.

Muối sản xuất ở khu vực này thường chất lượng không cao do lớp muối kết tinh
mỏng, ngắn ngày trong thu hoạch còn lưu giữ nước ót nên hàm lượng chất tan (hóa
chất) trong sản phẩm cao, nên việc rửa sơ bộ trước bảo quản là cần thiết. Đã có những
máy rửa sơ bộ không ly tâm tách nước được sử dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.4 Sản xuất muối khu vực Đông Nam Á (ASEAN)

Bảng 1.1 Sản xuất muối khu vực Đông nam Á từ năm 1994 đến năm 1998

Đơn vị: Nghìn tấn & triệu người

TT Nước 1994 1995 1996 1997 1998 Dân số kg/ng.n


1 Burma 30 35 35 35 35 43,5 0,8
2 Cambodia 40 40 40 40 40 9,0 4,4
3 Indonesia 650 670 670 680 650 187,0 3,5
4 Laos 8 8 14 18 20 4,6 4,3
5 Philippines 562 535 492 492 495 64,6 7,7
6 Thailand 388 481 630 655 650 58,8 11,0
7 VietNam Trung bình 630 75,0 8,4
8 Mlaysia - - - - - 18,3 -
9 Bruney -- - - - - 0,3 -
10 Singapore - - - - - 2,7 -
Asean 2.520 463,8 5,4

1.5 So sánh sản xuất muối trên thế giới, Asean và Việt Nam

Thế giới: Sản lượng muối toàn thế giới 2000: 210 triệu tấn, dân số: 6 tỷ, lượng
muối tính theo đầu người một năm gần 35kg/người, năm.

Asean: Nếu tính ở mức trung bình của thế giới 35kg/người, năm thì lượng cung
ứng cho khối Asean phải là 16,233 triệu tấn/năm, tức là thiếu 13,713 triệu tấn/năm,
tóm lại, toàn bộ Asean phải nhập muối hoặc đẩy mạnh sản xuất muối trong nước.

16
Việt Nam: Cũng tính như trên, nước ta hàng năm phải sản xuất 2,6 triệu tấn muối
mới đạt được mức trung bình của thế giới, nghĩa là phải phát triển sản xuất thêm 2 triệu
tấn muối nữa hoặc nhập khẩu.

II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Ở nước ta hiện nay ngoài nguyên liệu là nước biển, chưa có nguồn khai thác nào để
sản xuất ra muối NaCl. Ngành sản xuất muối Việt nam là ngành sản xuất có truyền
thống lâu đời, song quy mô đồng muối, công nghệ và thiết bị hỗ trợ sản xuất hầu hết
vẫn thuộc dạng sản xuất thủ công, manh mún lạc hậu, sản lượng và chất lượng thấp
không ổn định và bị động phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết.

Do điều kiện tự nhiên về khí tượng thủy văn, đất đai, truyền thống tập quán và quy
mô sản xuất muối thô trong cả nước được chia làm ba phương pháp chính với các công
nghệ sản xuất khác nhau.

2.1. Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi cát

Phương pháp sản xuất này được ứng dụng ở các tỉnh phía Bắc. Loại hình công
nghệ này lạc hậu, năng suất thấp, chi phí lao động cao dẫn đến chi phí sản xuất cao, giá
thành cao, do đặc thù phức tạp của sản xuất phơi cát nên vấn đề cơ giới hóa sản xuất
chưa và không có hướng giải quyết.

Sản xuất muối phơi cát có lưu đồ công nghệ như sau: (xem hình 1.4 công nghệ
sản xuất muối theo phương pháp phơi cát): Dẫn nước biển vào các kênh nội đồng; Sân
phơi cát; Dùng cát làm môi giới để bay hơi nước biển nâng cao nồng độ và kết tinh
muối; Cát mặn chứa muối kết tinh được thu lại qua chạt lọc để lọc lấy nước cái nồng
độ khoảng 18 ÷200Be’. Nước chạt nồng độ dưới 100Be’ được gọi là nước chạt con
được dùng với nước biển cho lần lọc chạt sau. Nước chạt cái được tãi mỏng trên sân
kết tinh (vẩy bằng công cụ múc nước chuyên dùng) để kết tinh muối. Muối kết tinh
trên sân ô cứng được gom lại bằng trang thu muối. Muối ăn sản xuất theo phương pháp
phơi cát chứa 80-85%NaCl. Các tạp chất tan và không tan cao.

Phương pháp phơi cát phù hợp với thời tiết mưa nắng xen kẽ của các tỉnh phía Bắc.

17
Cát đen Văng cát

Hệ thống cấp Các loại kênh nội Sân Phơi cát


Nước biển đồng (cấp I; II; III)
nước

Thu cát

Nước biển Chạt lọc Nước chạt con

Thu hoạch
Bảo quản Sân kết tinh
muối Chạt cái

Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất muối theo phương pháp phơi cát.

Có 61 xã thuộc 16 huyện ở 6 tỉnh phía Bắc gồm: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh sản xuất muối theo công nghệ này. Muối thô sản xuất
theo công nghệ này có các hạn chế sau: sản lượng thấp trung bình đạt 235.167 tấn năm
chiểm khoảng 27% sản lượng toàn quốc. Năng xuất lao động thấp: trung bình 5-7
tấn/người vụ sản xuất chỉ bằng 1/3 đến 1/4 năng suất lao động của phương pháp sản
xuất phơi nước phân tán. Sản xuất muối bằng phương pháp phơi cát chủ yếu sử dụng
lao động thủ công. Trang thiết bị chính phục vụ công nghệ này là những công cụ: sêu,
bàn trang, bừa, xe đẩy tay....Hình.1.5 cho thấy bố trí mặt bằng của đơn vị sản xuất
muối phơi cát.

18
3

6 5 1
7

Ôkết tinh 2
Mặt sân phơi cát

Hình 1.5. Bố trí mặt bằng đơn vị sản xuất muối phơi cát.

1- Kênh dẫn nước nội đồng 3- Sân phơi cát 5 - Thống con

2- Kênh xương cá 4- chạt lọc 6- Thống chứa nước chạt

7- Ô kết tinh

2.2. Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước phân tán.
Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước phân tán được thực hiện
theo công nghệ sản xuất muối phơi nước chung. Sản xuất muối thô theo phương pháp
phơi nước là đưa nước biển lên phơi ở các ô phơi nước ngoài trời nhờ nắng, gió làm
bay hơi nước biển để nâng dần nồng độ muối trong nước biển và muối sẽ kết tinh ở đáy
ô. Việc sản xuất muối thô theo phương pháp phơi nước có được hay không tùy thuộc
vào điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất quyết định.

Các điều kiện để sản xuất muối phơi nước là:

Có nắng liên tục nhiều ngày; Độ ẩm không khí thấp; Sức gió trung bình
tương đối lớn.

Về nước biển có độ mặn cao, không bị nước sông rạch pha loãng (khu vực lấy
nước không gần cửa sông, rạch).

19
Địa hình thoáng, đất nền khu vực phơi nước có thành phần sét vừa phải thuận tiện
cho việc thi công sân phơi và ít bị thẩm lậu nguyên liệu.

Nước biển

Cống (bơm) cấp nước biển


Công đoạn
Công đoạncung
cungcấp
cấp
nước
nước biển biển
Hồ chứa

Mương dẫn

Ô bay hơi sơ cấp

Ô bay hơi trung cấp

Công đoạn chế chạt


Ô bay hơi cao cấp

Các ô điều tiết

Nước chạt

Công đoạn kết tinh Ô kết tinh Nước ót


muối thô

Muối thô

Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ cổ truyền sản xuất muối thô theo phương pháp phơi nước

20
Phương pháp này được các hộ sản xuất muối có quy mô diện tích nhỏ ứng dụng,
việc đưa thiết bị cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất rất khó do quy mô đồng ruộng cũng
như thời gian kết tinh muối ngắn, lớp muối kết tinh mỏng. Năng suất sản xuất theo
phương pháp này thấp và chất lượng sản phẩm không cao. Nhiều nước trên thế giới đã
lọai bỏ loại hình sản xuất này để chuyển sang sản xuất theo phương thức phơi nước tập
trung. Ở nước ta có 66 xã thuộc 28 huyện tại 14 tỉnh duyên hải miền Trung và đông
Nam bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận, Bà Rịa, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bến Tre và Tiền Gang sản xuất muối theo phương pháp phơi nước phân tán.
Diện tích sản xuất chiếm 64% tổng diện tích sản xuất trên toàn quốc (lớn gấp 3 lần diện
tích phơi cát, gấp 20 lần phơi nước tập trung). Sản lượng trung bình đạt trên 400.000
tấn/năm, chiếm gần 50% tổng sản lượng. Lao động khu vực này trên 34.000 người
chiếm 36,83% tổng số lao động làm muối toàn quốc. Năng suất lao động bình quân
15÷25 tấn /người năm. Chất lượng muối sản xuất theo công nghệ phơi nước phân tán
thấp bởi hàm lượng NaCl chỉ ở mức 92÷94%, các tạp chất tan và không tan trong sản
phẩm cao. Khác với diện tích muối phơi cát, đồng muối phơi nước phân tán nằm ở
những vùng có điều kiện địa lý, thiên nhiên thuận lợi hơn nhiều. Cơ sở hạ tầng, phần
nội đồng của diện tích phơi nước phân tán không phức tạp và không cần đầu tư tốn
kém như diện tích muối phơi cát, dễ thi công, kỹ thuật sản xuất đơn giản và sử dụng ít
lao động. Dụng cụ, thiết bị phục vụ sản xuất muối phơi nước phân tán không yêu cầu
nhiều, chủ yếu bơm cấp nước và các công cụ phục vụ khâu thu hoạch, vận chuyển
muối thô. Do sản xuất ở quy mô nhỏ. Quy trình sản xuất cũng có nhiều điều khác biệt
so với phơi nước tập trung, thời gian kết tinh và thu hoạch muối ngắn: chiều dày lớp
muối kết tinh thường nhỏ hơn 10mm nên trong khu vực sản xuất theo phương pháp này
khó có thể tiến hành cơ giới hóa và tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hóa.

2.3. Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước tập trung.

Sản xuất muối từ nước biển theo phương pháp phơi nước tập trung được thực hiện
theo công nghệ phơi nước chung (xem Hình 1.6), đây là phương pháp tiên tiến có quy

21
mô sản xuất lớn, năng suất và chất lượng muối cao. Do quy mô sản xuất tập trung lớn,
việc quy hoạch các diện tích sản xuất như các trạm bơm nước biển; Hệ thống kênh dẫn
nước; Hồ điều tiết; Các diện tích phơi nước; Kết tinh thạch cao; Kết tinh muối... Được
tính toán thiết kế tuân thủ các quy trình công nghệ, nên việc đưa cơ giới hóa, tự động
hóa để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm nhẹ cường độ lao động... là khả thi
và nhận được sự ủng hộ không những của các đơn vị sản xuất mà của cả các cơ quan
quản lý. Sản xuất muối phơi nước tập trung tập trung ở 7 đơn vị thuộc ba tỉnh nam
Trung bộ gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Diện tích sản xuất muối phơi
nước tập trung 1705ha, chiếm 13% tổng diện tích sản xuất muối trên toàn quốc.

Sản lượng trung bình hàng năm của phơi nước tập trung đạt khoảng
200.000tấn/năm chiếm 24% sản lượng toàn quốc (xấp xỉ sản lượng muối phơi cát).
Tổng số lao động trên 1700 người chiếm 2% lao động muối toàn quốc. Năng suất lao
động đạt khoảng 124 tấn/người năm. Chất lượng muối đạt cao hơn hai phương pháp
sản xuất trên, nhưng hàm lượng NaCl hiện nay cũng chỉ đạt 95÷97%, hàm lượng tạp
chất tan và không tan lớn gấp 2÷3 lần so với tiêu chuẩn muối công nghiệp quốc tế. Tuy
nhiên, nếu các cánh đồng muối này sản xuất tuân thủ theo các quy trình hoàn thiện hơn
và được trang bị cơ giới hóa cao hơn cùng với hệ thống rửa muối sơ bộ sau thu hoạch
sẽ cho năng suất, chất lượng muối cao hơn.

Mặt khác, do chưa đa dạng hóa sản phẩm và tổng hợp sử dụng nước ót để sản xuất:
Brom, Manhe... và các hóa chất khác từ nước ót nên hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản
xuất muối chưa cao.

Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước tập trung có hạ tầng cơ sở được thiết
kế hoàn thiện và khoa học hơn hẳn so với các phương pháp sản xuất khác.

22
Chương II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Lựa chọn đối tượng và nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã triển khai lựa chọn và thực
hiện các nội dung nghiên cứu chính sau:

- Điều tra điều kiện tự nhiên, hiện trạng và dự báo tiềm năng của vùng sản xuất
muối phơi nước tập trung của Việt Nam.

- Hoàn thiện quy trình công nghệ cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung
Việt Nam.

- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy thu hoạch muối tự hành với các thông số kỹ
thuật chính:

+ Động cơ phối lắp công suất: 80hp

+ Năng suất thu gom tối đa: 100tấn/h

+ Chiều rộng thu gom muối: 2000mmm

+ Chiều dày thu gom muối: 70 ÷ 100mm

- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo cày không lật xới muối trước thu hoạch với các
thông số kỹ thuật:

+ Bề rộng làm việc: 2000mm

+ Năng suất: 0,5ha/h

+ Theo động lực: MTZ 50hp bánh lốp.

- Thiết kế chế tạo xe vận chuyển muối trên các ô kết tinh với các thông số kỹ thuật:

+ Động cơ phối lắp công suất: 24hp.

+ Hai cầu chủ động: 6 bánh lốp.

+ Hệ thống thùng ben tự đổ thủy lực.

23
+ Tải trọng: max 1,5 tấn muối.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch bao gồm:
+ Máy rửa liên tục năng suất: 30tấn/h.
+ Băng tải nạp liệu năng suất: 30tấn/h - dài 6m.
+ Băng tải sản phẩm năng suất: 30tấn/h - dài 10m.
+ Sàng rung tách nước năng suất: 30tấn/h.

+ Hệ thống cấp thoát nước muối 60 ÷ 80m3/h.


- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển tự động cấp nước biển và quá
trình chế chạt gồm:
+ Phần mềm chuyên dùng: ngôn ngữ Visual C ++
+ Bộ thu thập và xử lý số liệu.
+ Hệ thống điều khiển trạm bơm cấp I cấp nước biển (3 x 37kw).
+ Hệ thống hiển thị theo dõi và điều khiển quá trình chế chạt và kết tinh muối
- Độ chính xác ± 0,10Be’.
- Xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và
tự động hóa quy mô 200ha tại Công ty muối Ninh Thuận, gồm hệ thống thiết bị:
+ Cơ giới hóa thu hoạch và rửa sơ bộ.
+ Tự động hóa cấp nước biển và kiểm tra nồng độ muối trong chế chạt, kết tinh.
Theo dõi thực nghiệm trong một mùa vụ sản xuất (6 tháng đến 12 tháng). Đánh giá
hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình.
2.2. Tính mới của các kết quả nghiên cứu
Với những nội dung và kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài đã thành công trong
việc đưa các quy trình sản xuất cũng như các hệ thống thiết bị máy móc lần đầu được
thiết kế chế tạo trong nước phục vụ cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung.
* Lưu trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa
tự động hóa cũng như các lưu trình cơ giới hóa chăm sóc, thu hoạch muối, rửa muối

24
sau thu hoạch trên khu vực các ô kết tinh là những quy trình lần đầu được xây dựng và
thử nghiệm trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại Việt Nam.
* Hệ thống tủ điện và phần mềm chuyên dụng tự động cấp nước biển cho sản xuất
và kiểm tra bán tự động nồng độ mặn trong quá trình chế chạt lần đầu tiên được thiết
kế, chế tạo và ứng dụng trong sản xuất muối ở Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng
nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, giảm chi phí năng lượng điện và nâng cao chất
lượng muối sản phẩm. Kiểm tra thống kê lưu giữ và cảnh báo kịp thời nồng độ mặn
của các ô phơi nước, kết tinh để loại bỏ các tạp chất tan trong muối.
* Hệ thống cày xới CXM -2,0 liên hợp thu gom muối THM -2,0 lần đầu tiên được
thiết kế chế tạo tại Việt Nam với giá thành hợp lý góp phần nâng cao năng suất thu
hoạch muối, giảm cường độ lao động trong khâu thu hoạch. Cày CXM -2,0 cho phép
chăm sóc và thu hoạch các ô kết tinh dài ngày có độ dày muối kết tinh trên 100mm.
* Hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch trên đồng với vít tải rửa liên tục và các hệ
thống băng tải cấp liệu, sàng rung tách nước, băng tải xuất sản phẩm được thiết kế chế
tạo và ứng dụng lần đầu trong nước đã nâng cao chất lượng muối thô sau thu hoạch đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất. Qua kiểm tra chất lượng muối sau rửa, các yêu cầu kỹ
thuật đặt ra đều thỏa mãn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật đã sử dụng.
2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong đề tài
* Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu điều tra khảo sát. Các thông tin trên
cơ sở điều tra thực tế địa phương đóng vai trò chính kết hợp với lượng thông tin truy
cập từ các nguồn trong và ngoài nước.
* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để lựa chọn đánh giá các công nghệ. Chú
trọng phương pháp sử dụng chuyên gia trực tiếp sản xuất với những ý kiến đề suất từ
cơ sở.
* Phương pháp tính hiệu quả kinh tế xã hội trong ứng dụng công nghệ mới kết hợp
với hệ thống thiết bị máy móc để cơ giới hóa và tự động hóa toàn phần hoặc từng khâu
trong sản xuất muối phơi nước tập trung.

25
* Phương pháp khảo nghiệm máy nông nghiệp đánh giá các thông số kỹ thuật và
chất lượng mẫu máy nhập ngoại, hệ thống thiết bị chế tạo trong nước hoạt động trên
ruộng muối phơi nước tập trung ở nước ta.
* Phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá các thông số và lựa chọn các thông
số thiết kế các mẫu máy. Phương phá thiết kế chép mẫu, ứng dụng các chương trình
tính toán chép mẫu kết hợp với thiết kế chế tạo máy.
* Phương pháp nghiên cứu ứng dụng bằng thực nghiệm, thí nghiệm trong các điều
kiện sản xuất là chính, thông qua có mức độ hợp lý nghiên cứu lý thuyết để định hướng
và kiểm tra.
* Phương pháp xây dựng mô hình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để kiểm tra
các thông số kỹ thuật, thời gian nồng độ kết lắng các thành phần trong nước biển.
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp xác định.
a. Cày xới muối CXM - 2,0 - Liên hợp thu gom THM -2,0.

TT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp xác định


1 Điều kiện ô kết tinh Phương pháp xác định các chỉ tiêu
- Kích thước ô thửa đánh giá bằng thiết bị đo đạc thông
- Tính chất lớp nền ô thường theo TCN - 168-92
m
- Mức nước trên bề mặt muối kết Q=
tinh s.a
- Bề dày lớp muối m - Khối lượng muối thu được trên
điều kiện lấy mẫu s.
- Khối lượng thể tích
a - Bề dày lớp muối
2 - Điều kiện máy móc Đo đạc tính toán theo phương pháp
- Tốc độ làm việc khảo nghiệm máy nông nghiệp.
- Bề rộng làm việc
- Độ sâu xới muối
- Độ sâu thu gom muối
- Độ tơi vỡ lớp muối
- Năng suất lý thuyết
- Năng suất thực tế

b. Hệ thống máy rửa muối

26
TT Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp xác định
1 - Điều kiện nguyên liệu muối rửa TCN-168-92
- Độ ẩm %
- Hàm lượng tạp chất không tan
- Hàm lượng chất tan
- Nhận xét cảm quan
- Khối lượng thể tích
2 - Điều kiện máy móc Đo đạc tính toán theo phương pháp
- Chi phí năng lượng điện khảo nghiệm máy nông nghiệp.
- Chi phí nước rửa (250Be’)
- Năng suất liên hợp lý thuyết
- Năng suất liên hợp thực tế
- Chất lượng muối sau rửa
+ Độ ẩm
+ Hàm lượng tạp chất không tan
+ Hàm lượng tạp chất tan
+ Nhận xét cảm quan
2.3.3 Kỹ thuật đã sử dụng trong báo cáo

- Hệ thống máy tính và các chương trình để phân tích thống kê các số liệu điều tra
truy cập thông tin liên quan đến báo cáo trong và ngoài nước:

+ Autocad 2002 Dùng trong thiết kế, mô phỏng hoạt động của hệ thống máy
móc.

+ Excel 10 (database) dùng trong tính toán, xử lý số liệu điều tra, thử nghiệm,
thực nghiệm.

+ ORCAD 9.2 Dùng trong thiết kế mạch khuyếch đại điện tử, mạch giao tiếp

+ Delphi 7 Dùng trong viết giao diện điều khiển

+ MC51 Dùng trong viết chương trình hoạt động cho vi điều khiển.

- Hệ thống thiết bị của các phòng thí nghiệm của các đơn vị tham gia thực hiện
điều tra khảo sát, thí nghiệm, thực nghiệm, gồm:

+ Bộ nạp chương trình cho vi điều khiển.

27
+ Osilograph YOKOGAW AL210 - 2 tia

+ Sensor đo nồng độ mặn:

SM -802 (50-50g/lít)

DA-130N KYOTO - Nhật Bản

+ Hệ thống thiết bị phân tích thành phần sản phẩm NaCl của Công ty muối
Ninh Thuận; Quatest I; Quatest III.

+ Các loại đồng hồ đo hiển thị:

Đồng hồ đo số vòng quay TESTO - 475

Đồng hồ vạn năng FLUKE -67

Đồng hồ đo tốc độ gió

Đồng hồ bấm giây

Cân kỹ thuật

Máy sấy đa năng

Thiết bị đo ẩm độ, nhiệt độ tự ghi

+ Sử dụng thiết bị của các phòng thí nghiệm đo lường khảo nghiệm máy nông
nghiệp để kiểm chứng, khảo nghiệm các thông số về :

Tiêu thụ nhiên liệu

Năng suất làm việc

Công suất điện tiêu thụ…

28
PHẦN HAI

NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN

29
Chương I

Điều tra nghiên cứu điều kiện tự nhiên, hiện trạng và dự báo tiềm năng sản
xuất muối phơi nước tập trung Việt Nam.

1.1 Nghiên cứu thống kê, tập hợp phân tích các số liệu khí tượng thủy văn.

Trong tất cả các công nghệ sản xuất muối từ nước biển, từ các phương pháp kinh
nghiệm cổ truyền lâu năm đến các công nghệ tiên tiến được đúc kết nhằm tăng năng
suất, chất lượng muối, vai trò vị trí địa lý, điều kiện khí tượng thủy văn vẫn đóng vai
trò quyết định đến năng suất, chất lượng muối sản xuất theo phương pháp phơi nước.
Để có thể phân tích, kiến nghị, xây dựng quy hoạch định hướng phát triển sản xuất
muối phơi nước biển ở Việt Nam đề tài đã tiến hành điều tra xây dựng tập hợp số liệu
khí tượng thủy văn. Tập số liệu này không những phục vụ cho nhiệm vụ của đề tài
nhánh KC 07-21-1 mà nó còn là tài liệu tham khảo cho các quy hoạch thiết kế các cơ
sở sản xuất muối theo phương pháp phơi nước biển ở nước ta.
1.2 Điều tra sản xuất muối phơi nước tập trung của các tỉnh Khánh Hòa,
Ninh Thuận và Bình Thuận; xây dựng dự báo tiềm năng xu thế phát triển sản
xuất muối phơi nước tập trung trong giai đoạn 2003 ÷ 2010 (2020).

Sản xuất muối phơi nước tập trung, tập trung chính ở 7 đồng muối thuộc ba tỉnh
Nam Trung bộ gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Diện tích sản xuất muối
phơi nước tập trung 1705ha, chiếm 13% tổng diện tích sản xuất muối toàn quốc. Tổng
số lao động gần 1700 người, chiếm 2% lao động muối toàn quốc. Năng suất lao động
khoảng 124 tấn/người năm. Chất lượng muối thô sản xuất theo phương pháp phơi nước
tập trung cao hơn phơi cát và phơi nước phân tán, hàm lượng NaCl đạt bình quân 95%
. [ Điều tra thực trạng ngành muối Việt Nam 1999 - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Cục Chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thông - 4/2000 ].

30
Bảng 1.1. Các đồng muối phơi nước tập trung trong toàn quốc năm 1999

TT Cơ sở sản Địa phương Diện Sản lượng Lao động Năng suất
xuất tích (ha) (tấn) (người) (tấn/ha)
1 XNXK. Khánh Hoà 196 16.608 346 84,74
Hòn Khói

2 XN muối Khánh Hoà 69,4 6.777,85 178 97,47


Cam Nghĩa

3 XN muối Khánh Hoà 95 9.259,65 184 97,47


Cam Ranh

4 XN muối Ninh Thuận 314,5 27.000 238 85,85


Đầm Vua

5 XN muối Ninh Thuận 392 50.960 300 130


Cà Ná

6 XN muối Ninh Thuận 375 48.750 200 130


Phương Cựu

7 XN muối Bình Thuận 263 31.000 198 117,87


Vĩnh Hảo

Tổng 1.704,9 190.355,5 1644

31
Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng muối thô toàn quốc 2000 -2004

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Địa Diện Sản Diện Sản Diện Sản Diện Sản Diện Sản
TT
phương tích lượng tích lượng tích lượng tích lượng tích lượng
(ha) (t) (ha) (t) (ha) (t) (ha) (t) (ha) (t)
Đồng bằng 2959 234466 2762 204024 2761 231561 2731 25247 2660 225797
sông Hồng
Duyên hải MT 5744 217733 5791 274818 5627 536242 5902 483360 5875 523197
và ĐN Bộ
1 Quảng 36 404 36 404 36 404 36 404 36 2820
Nam
2 Quảng 119 1880 109 4700 109 7050 109 7520 109 6580
Ngãi
3 Bình Định 254 12220 254 13160 240 13348 232 17860 232 20680
4 Phú Yên 160 4770 181 11750 174 15980 174 8742 174 9870
5 Khánh 1183 25380 1042 39480 1042 84600 1042 53862 903 51380
Hòa
6 Ninh 1193 54377 1201 70002 1209 183257 1217 179534 1217 205788
Thuận
7 Bình 481 30230 606 45280 606 85869 736 77037 736 79402
Thuận
8 Bà Rịa 929 64970 918 66477 907 70953 942 79181 942 78020
Vũng Tàu
9 TP.Hồ 1389 23502 1444 23566 1304 74718 1413 59220 1320 68647
Chí Minh
Đồng bằng 4472 94064 4774 104428 6003 275383 4369 173626 3559 153437
sông Cửu
Long
10 Bến Tre 1558 52057 1668 45564 1627 93794 1224 32780 870 40632
11 Trà Vinh 206 9400
12 Sóc Trăng 656 846 656 978 1222 17672 656 8893 635 10810
12 Bạc Liêu 2258 41161 2450 57878 3154 163917 2489 131953 1848 92595
Tống số 13175 546263 13327 583271 14391 1043187 13002 909456 12094 902432
[ Số liệu thống kê - Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối - 2004]

32
1.3 Dự báo định hướng phát triển sản xuất muối phơi nước tập trung từ nay
đến 2010 (2020)

Mặc dù nước ta có bờ biển kéo dài từ Bắc đến cực Nam, nhưng chỉ có khu vực
Duyên hải miền Trung và Đông nam bộ là có thể quy hoạch các đồng muối công
nghiệp (phơi nước tập trung). Đồng muối công nghiệp đầu tiên: Cà Ná- Ninh Thuận
được xây dựng vào năm 1927, sau năm 1975 đã xây dựng được thêm 4 đồng muối
công nghiệp tập trung ở ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Như đã phân
tích ở phần nêu trên, khu vực quy hoạch các đồng muối công nghiệp cần thỏa mãn các
yêu cầu về điều kiện tự nhiên như: Nhiệt độ không khí; Độ ẩm không khí; Lượng bốc
hơi; Lượng mưa; Tốc độ gió và các mùa mưa, khô phải được phân định rõ ràng trong
năm cộng vào đấy nồng độ nước biển tại khu vực quy hoạch phải đạt trên dưới 30Be’
(Baume).

Qua các số liệu thống kê, điều tra khảo sát và thực nghiệm kiểm chứng về khí
tượng thủy văn:

- Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất và trung bình năm.

- Ẩm độ cao nhất, thấp nhất và trung bình năm.

- Lượng mưa ngày và thời gian trung năm.

- Lượng bức xạ mặt trời và tốc độ gió trung bình tháng, năm.

- Lượng bốc hơi và tốc độ gió trung bình tháng, năm.

- Diễn biến nồng độ mặn của nước biển trong năm.

Cũng như các điều kiện kinh tế xã hội, tập quán sản xuất của địa phương, việc
nâng cấp cải tạo, khai hoang xây dựng mới các đồng muối công nghiệp cần được quy
hoạch tập trung tại Duyên hải Nam trung bộ vào các thời điểm sản xuất thích hợp: Từ
tháng 1 đến tháng 9 (10) hàng năm.

Tổng diện tích sản xuất hữu hiệu của 5 đồng muối công nghiệp (phơi nước tập
trung) của nước ta hiện nay là 1.657 ha. Sản lượng trung bình hàng năm

33
220.000tấn/năm. Phần lớn các đồng muối công nghiệp chưa được cơ giới giới hóa quá
trình sản xuất nên năng suất diện tích trung bình đạt khoảng 130tấn/ha, năng suất lao
động đạt 125tấn/lao động. Tuy vậy năng suất diện tích sản xuất muối phơi nước tập
trung vẫn cao gấp 2÷3 lần so với phơi cát và phơi nước phân tán; Năng suất lao động
gấp 6÷8 lần so với sản xuất phân tán.

Bảng 1.3, bảng 1.4 cho thấy quy hoạch diện tích sản xuất muối thô từ nước biển và
dự kiến sản lượng muối thô đầu năm 2010.

Bảng 1.3. Quy hoạch diện tích sản xuất muối đến 2010

Quy hoạch sản xuất 2000÷2010


Dự kiến
Hiện Nâng
Phương pháp sản Mở Khai diện tích
TT trạng Tổng cấp cải
xuất rộng hoang chuyển đổi
1999(ha) số (ha) tạo
(ha) (ha) (ha)
(ha)
1. Phơi cát 3.050,50 2.500 2.065 150 285 1.050,50
2. Phơi nước phân tán 8.405,24 7.000 5.750 1.225 25 1.405,24
3. Phơi nước tập trung 1.705,00 9.000 1.710 1.000 6.290
4. Toàn quốc 13.160,74 18.500 9.525 2.375 6.600 2.455,74

Bảng 1.4: Dự kiến sản lượng muối thô đến 2010 theo quy hoạch.

Năng suất Sản lượng


TT Phương pháp Diện Tích (ha)
(ha) (tấn/năm)
1. Phơi Cát 2.500 100 250.000
2. Phơi Nước phân tán 7.000 65 455.000
3. Phơi Nước tập trung 9.000 145 1.305.000
4. Toàn quốc 18.500 2.010.000

34
Chương II

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối phơi nước tập trung theo
hướng cơ giới hóa và tự động hóa.

Trong việc hoàn thiện công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng
cơ giới hóa và tự động hóa, mục tiêu của đề tài là dựa vào các công nghệ sản xuất muối
cổ truyền đã có, các công nghệ tiên tiến đã được công bố trong nước và ở nước ngoài
cũng như tham khảo các “công nghệ thực tiễn” được các cơ sở sản xuất muối phơi
nước tập trung trong nước ứng dụng kết hợp với hệ thống thiết bị máy móc hiện đang
được sử dụng cộng với các thiết bị hệ thống máy mà đề tài KC 07-21 đã nghiên cứu
thử nghiệm và đưa vào ứng dụng trong sản xuất để xây dựng công nghệ sản xuất muối
phơi nước tập trung gắn với cơ giới hóa và tự động hóa và các công nghệ phân đoạn
cho từng khâu sản xuất riêng biệt của lưu trình. Việc ứng dụng công nghệ sản xuất
muối phơi nước tập trung này cũng như các công nghệ phân đoạn của quy trình sản
xuất của các cơ sở sản xuất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện hiện trạng của đơn
vị như: quy hoạch phân vùng và kích thước, độ cứng của nền đồng sản xuất; Điều kiện
địa lý tự nhiên và khí hậu; Điều kiện trang thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa đang có
của cơ sở và cuối cùng phải kể đến các tập quán sản xuất và điều kiện xã hội, con
người của từng cơ sở. Để tiện cho việc tham khảo, đánh giá đề tài sẽ nêu theo thứ tự
các quy trình công nghệ chung và quy trình công nghệ phân đoạn trong sản xuất muối
phơi nước tập trung.

2.1 Công nghệ PHABA Sản xuất muối từ nước biển và các nguồn nước mặn.

Công nghệ PHABA quan tâm chất lượng sản phẩm từ khâu đầu vào liên tục cho
đến thành phẩm, tức là từ khâu lấy nước biển vào sản xuất đến khâu ra thành phẩm là
muối ăn tinh chế. Phương pháp PHABA được hiểu là đồng muối phơi nước được phân
ra làm ba khu vực với sự khống chế nghiêm ngặt nồng độ nước chạt đầu ra các khu vực
sản xuất nhằm tạo ra các vùng kết tinh riêng rẽ của thạch cao, muối thô và loại bỏ triệt
để nước ót ra khu vực bốc hơi mặt bằng. Tỷ lệ diện tích của ba khu vực bốc hơi, khu
vực kết tinh thạch cao và khu vực kết tinh muối thô phụ thuộc vào độ mặn của nước

35
biển đưa vào sản xuất, các yếu tố khí tượng và địa chất của từng khu vực sản xuất
muối. Sau khi thực hiện phân đoạn kết tinh đạt chất lượng, muối thô được thu hoạch và
đưa vào thiết bị nghiền ống (NGO) để xử lý cỡ hạt và tinh chế (Phần sau sẽ nêu rõ sự
giống nhau giữa công nghệ này và hệ thống thiết bị rửa sơ bộ nâng cao chất lượng
muối thô sau thu hoạch).

Công nghệ PHABA tinh chế muối có đặc điểm là trong cùng một thiết bị thực hiện
ba quá trình:

a). Tạo bọt loại bỏ tạp chất hữu cơ tỷ trọng nhỏ ở dạng huyền phù quấn theo bọt
thải ra ngoài

b). Lắng đọng các chất không tan tỷ trọng lớn qua đáy các ống nghiền và được thải
ra ngoài.

c). Phần muối được va đập nghiền nhỏ tách ra qua sàng theo cỡ hạt yêu cầu. Quá
trình phân ba được thực hiện trên cùng một thiết bị đặc biệt nhằm loại bỏ các tập chất
không tan, các tạp chất tan nằm trong các hốc kín hay bám ngoài tinh thể muối.

Hệ thống rửa muối sơ bộ cũng có tác dụngloại bỏ các tạp chất không tan như hợp
chất hữu cơ và các tạp chất có tỷ trọng lớn hơn nước chạt như cát, sạn...

Đối vứi đồng muối công nghệ PHABA bố trí tỷ lệ các khu vực phơi nước, kết tinh
như sau:
Khu bốc hơi (phơi nước)
f x → 30 − f 14 → 30
Fbh= × 100 % = a %
f x → 30
Khu kết tinh thạch cao
f 14 → 30 − f 25 → 30
Ftc= × 100 % = b %
f x → 30
Khu kết tinh muối
f 25→30
Fm = × 100% = C %
f x→30
Tùy theo địa hình của đồng muối có thể chế chạt theo phương pháp động hay
phương pháp tĩnh trong mỗi khu vực sản xuất. Tạo nền ruộng ít thấm và quá trình sản

36
xuất làm lắng đọng các tạp chất bít kín các mao quản trong lớp đất nền sẽ làm cho hiệu
quả công nghệ PHABA được tốt hơn.
Sản lượng muối, thạch cao và nước ót trong công nghệ PHABA được xác định phụ
thuộc vào nồng độ nước biển đưa vào sản xuất, độ bốc hơi và độ thấm của nền ruộng.
Theo công nghệ PHABA có thể tính toán lượng nước biển cần thiết đưa vào sản
xuất, sản lượng thạch cao, muối và nước ót thu được:
Lượng nước biển:
Ε.Fch
Vx =
f x→30
(m )
3

Sản lượng muối:


g m .Ε.Μ.Fch
Pm = (tấn)
f x→30

Sản lượng thạch cao:


g tc .Ε.Μ.Fch
Ptc = (tấn)
f x→30

Lượng nước ót thu được

V300 B ′ =
e
PmVx C x
gm
(m ) 3

Trong đó:
f: Diện tích cần thiết để bốc hơi 1m3 nước biển nồng độ X0Be’
X-30; 14-30 khoảng nồng độ từ X0Be’ đến 300Be’
từ 140Be’ đến 300Be’
bh; tc; m: bốc hơi, thạch cao, muối.
gm, gtc : lượng muối, thạch cao thu được/1m3 nước biển nồng độ X0Be’
E: lượng bốc hơi có hiệu, mH20
M : Hệ số thu hồi nước chạt, giá trị của chúng phụ thuộc vào độ thấm của nền
ruộng.
Fch : diện tích có hiệu dùng cho cô đặc nước chạt từ nồng độ nước biển X0Be’ đến
300Be’

37
Cx: hệ số cô đặc.

Công nghệ PHABA được sử dụng cho tất cả các qui mô sản xuất từ phân tán đến
tập trung, theo phương pháp thủ công hay cơ giới. Trên cơ sở công nghệ này có thể tạo
nên các qui trình sản xuất cơ giới hóa và tự động hóa theo các mức độ khác nhau. Ở
nước ta chưa có một qui trình sản xuất muối phơi nước được cơ giới hóa và tự động
hóa hoàn chỉnh, chưa nghiên cứu tự động hóa lấy nước biển và chế chạt, chưa có máy
thu hoạch được chế tạo trong nước.

Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho đề tài này là nghiên cứu hoàn thiện qui trình và thiết
kế chế tạo hệ thống thiết bị để sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới
hóa và tự động hóa.

2.2 Phương pháp cổ truyền sản xuất muối phơi nước biển (Hiện đang ứng dụng
tại các đồng muối phơi nước biển phân tán của diêm dân tại các hợp tác xã, cá thể sản
xuất muối).

Fbh Bc Ftc Fm K

C MD

Hình 2.1 : Bố trí đơn vị sản xuất muối phơi nước biển phân tán

Trong đó:

38
Fbh - Diện tích phơi nước nâng cao nồng độ (bay hơi).

Ftc - Diện tích kết tinh thạch cao.

Fm - Diện tích kết tinh muối.

Bc - Khu chứa nước chạt điều hòa

K- Kho tập kết muối thô.

C - Cống lấy nước biển.

MD - Mương dẫn nước biển cho sản xuất.

Sản xuất muối phơi nước biển phân tán được thực hiện đơn giản theo trình tự các
khâu:

- Mở cửa cống để lấy nước biển những lúc triều cường.

- Nước biển được cấp lên các điện tích bốc hơi Fbh và luân chuyển để nâng cao
nồng độ. Sau đó được chứa vào các khu chứa nồng độ cao (ô điều hòa).

- Từ ô điều tiết nước biển được cấp sang diện tích kết tinh thạch cao Ttc.

- Từ ô kết tinh thạch cao nước chạt được luân chuyển qua ô kết tinh muối Fm ở
đây muối được thu hoạch và chuyển sang sân kho K.

Tất cả các thao tác trong quá trình sản xuất muối hoàn toàn thủ công với gầu xúc,
bàn trang, xe cải tiến hoặc gánh vác muối. Kiểm tra nồng độ mặn của nước chạt hoàn
toàn bằng kinh nghiệm hoặc Baumekế theo phương pháp đo tỷ trọng độ chính xác thấp.

Với phương pháp sản xuất đơn giản, các công cụ phục vụ thủ công và việc phân
chia các diện tích phơi nước, kết tinh thạch cao và kết tinh muối chưa thật hợp lý nên
sản lượng và chất lượng muối sản xuất ở khu vực này chưa đáp ứng được yêu cầu của
tiêu dùng cũng như cho công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hóa chất. Mặc dù vậy
sản lượng muối sản xuất theo phương pháp phơi nước phân tán cũng chiếm gần 50%
tổng sản lượng toàn quốc. Như đã nêu ở phần trên diện tích sản xuất muối phơi nước
phân tán trong giai đoạn 2005-2010 cũng cần được nâng cấp cải tạo về mặt quy hoạch

39
cũng như công nghệ và hệ thống thiết bị để có thể nâng cấp thành các diện tích sản
xuất theo công nghệ phơi nước tập trung nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng muôi.

2.3 Công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa và tự
động hóa.

Diễn giải lưu trình công nghệ

a) Nước biển chất lượng cao được kiểm tra qua hệ thống tự động cấp nước về
nồng độ muối trong nước, mức nước (mức thủy triều) để có thể cấp nước liên tục với
hiệu suất bơm cao nhất. Bơm cấp nước vào hồ chứa điều tiết (nếu có) hoặc cấp trực
tiếp vào hệ thống kênh dẫn chính. Thường hệ thống bơm cấp được đặt ở các tram bơm
cấp I; cấp II; cấp III với các loại bơm hướng trục, ly tâm với năng suất và cột áp khác
nhau phục vụ cho việc cấp nước đến cao trình nhất định (Thường cao trình 8 ÷15m so
với mặt nước mặt nước biển) phụ thuộc vào quy hoạch thiết kế các ô bốc hơi (phơi
nước). Việc luân chuyển nước chạt sau này chủ yếu được điều khiển đóng mở các van
điều tiết nước tự chảy.

40
Tách lắng Fe 203 & Xử lý nước chạt
CaCo3 bằng sữa vôi

Nước biển Hệ thống Hệ Các ô bốc hơi Các ô bay hơi và


2,5 tự động 2,5 ÷140Be’ kết tinh thạch cao
thống
÷3,20Be’ 14 ÷ 250Be’
cấp nước kênh dẫn

Thu hoạch
Hệ thống kiểm tra lưu
thạch cao giữ nồng độ nước chạt
bán tự động

Cơ giới hóa chăm


sóc ô kết tinh

Hệ thống Hệ thống Các ô kết tinh Ô trữ, lắng


rửa muối cơ giới hóa nước chạt sâu nước chạt
dài ngày 250Be’
sơ bộ thu hoạch 25÷29 (30)0Be’

Thu hồi nước ót Tách lắng Tách lắng tạp


Vận chuyển về chất không tan
300Be’ Ca++
kho bảo quản

Hình 2.1. Lưu trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ
giới hóa tự động hóa.
b) Các ô bốc hơi (phơi nước) nâng cao độ mặn của nước biển từ 2,5÷3,20Be’ lên
140Be’ sẽ được phân chia thành những ô với diện tích nhỏ. Các ô sau (với chu trình
thấp hơn) sẽ có nồng độ cao hơn. Tại các ô này công nghệ tách lắng Fe203 và CaC03
cùng các tạp chất không tan sẽ được thực hiện tuần tự. Nồng độ mặn của các ô phơi
nước được kiểm tra bán tự động với chu kỳ 1 ngày; 2 ngày hoặc 3 ngày một lần phụ

41
thuộc vào bức xạ mặt trời, sức gió, số giờ nắng trong ngày. Các số liệu này được thống
kê lưu giữ trong phần mềm, hệ thống máy tính trung tâm. Tùy vào nồng độ muối đặt
sẵn trong phần mềm, hệ thống máy tính trung tâm sẽ ra lệnh mở các van điều tiết để
chế chạt (chú ý: việc luân chuyển nước chạt được thực hiện theo quy trình từ ô có nồng
độ muối cao hơn trước rồi đến ô có nồng độ muối thấp hơn sau).

c) Khi nồng độ nước chạt đạt 140Be’. Nước chạt được luân chuyển vào các ô kết
tinh thạch cao và tiếp tục phơi nâng cao nồng độ đến 250Be’. Tại các ô này nước chạt
được xử lý bằng sữa vôi để loại bỏ tạp chất tan. Ở các ô này nồng độ muối vẫn được
kiểm tra bán tự động bằng hệ thống kiểm tra lưu giữ số liệu và điều khiển luân chuyển
nước chạt. Thạch cao ở các ô kết tinh thạch cao được thu hoạch sau 6 tháng (một vụ)
hoặc một năm sản suất cùng với việc làm sạch nền loại bỏ các tạp chất không tan có
thể ảnh hưởng đến chất lượng kết tinh muối sau này.

d) Khi nồng độ nước chạt đạt 250Be’ được luân chuyển đến ô trữ lắng nước để
loại bỏ các tạp chất tan và không tan trước khi đưa vào các ô kết tinh muối. Ô trữ lắng
nước chạt 250Be’ cũng là nơi cấp nước cho hệ thống rửa muối sơ bộ sau thu hoạch để
nâng cao chất lượng muối thô đáp ứng TCVN về muối công nghiệp.

e) Tại các ô kết tinh ứng dụng công nghệ kết tinh dài ngày nước chạt sâu. Quá
trình kết tinh nước chạt cũng được kiểm tra độ mặn bán tự động và lưu giữ số liệu.
Nước ót với nồng độ 29 ÷ 300Be’ được rút dần ra các ô chứa thu hồi nước ót để tiếp tục
châm chạt mới vào ô kết tinh. Quá trình kết tinh muối cũng được chăm sóc định kỳ (15
ngày ÷ 30 ngày/lần) xới bằng cày (dàn xới) không lật với máy kéo có công suất dưới
50hp. Hoặc xới thủ công: công cụ xới, xới hàng ngày hoặc 2 ngày/lần. Việc chăm sóc
này nhằm nâng tốc độ kết tinh muối bằng cách tăng bề mặt nhăn bám kết tinh (qua
thực tế sản suất và thí nghiệm cho thấy phương pháp chăm sóc này với điều kiện khí
hậu thuận lợi có thể tăng năng suất từ 5 ÷ 15%).

f) Thu hoạch muối sản phẩm: tháo bớt nước ót trong ô kết tinh ra, nước ót còn lại
trên mặt muối đã kết tinh 10 - 30mm tiến hành thu hoạch. Để cơ giới hóa thu hoạch
muối có thể ứng dụng hệ thống thiết bị: Cày không lật (dàn xới) theo MTZ 50 hoặc

42
máy kéo nhỏ (dưới 50 hp) cày phá lớp muối kết tinh; phay vỡ lớp muối đã được cày
lên bằng máy kéo nhỏ; thu gom đánh thành đống, thành hàng muối bằng THM 2.0
hoặc bàn trang theo MTZ.50 (theo máy kéo nhỏ);chuyển tải muối lên xe tải bằng THM
2.0 (có thể sử dụng máy xúc cạp 130 ÷ 200hp; xúc tay lên băng tải 30T/h trên Kubota
30hp).

g) Để nâng cao chất lượng muối thô trước khi đưa vào bảo quản. Hệ thống rửa
muối sơ bộ gồm các băng tải nạp liệu; vít rửa; sàng rung tách nước về băng tải chuyển
tải sản phẩm lên phương tiện vận chuyển. Chất lượng muối sau rửa được phân tích qua
Quatest I và Quatest III (xem phần phụ lục). Do hệ thống rửa sơ bộ được lắp đặt trên
đồng kết tinh nên việc cung cấp nước rửa có thể lấy từ các ô lắng trữ nước chạt 250Be’
(nước bão hòa). Nước sau rửa được đưa vào các kênh dẫn phụ đó lắng đọng loại bỏ các
tạp chất không tan và tan và cấp trả lại hệ thống kênh dẫn nước.

2.4 Một số kết quả bước đầu trong thực nghiệm công nghệ bừa muối trong quá
trình kết tinh.
[ Báo cáo của Xí nghiệp muối Cà Ná - Công ty muối Ninh Thuận ]
Các kết quả trong thời gian thử nghiệm năm 2004 và 4/2005.

Để nâng cao sản lượng và chất lượng muối công nghiệp, vừa qua năm 2004 & 2005
Xí nghiệp Cà Ná đã tổ chức thử nghiệm bừa muối trong quá trình kết tinh dưới hai hình
thức bừa muối thủ công và cơ giới.

Bừa là một dụng cụ gồm: thân được làm bằng sắt V30, răng bừa làm bằng sắt gân
Φ10. Chiều dài bừa 2,5m, các răng bừa cách nhau một khoảng 10cm, chiều dài răng
bừa (kể cả đoạn uốn cong) là 22cm, đầu bên dưới răng bừa được uốn cong về phía sau
như lưỡi câu để dễ trượt khi kéo tới. Trên thân bừa có hai đoạn sắt V hàn nối 2 cán tre,
cuối 2 cán tre được lắp ngang 1 cán tre khác để 2 người cầm kéo.

Quy trình bừa: Sau khi đưa nước vào kết tinh muối 1 ngày thì cho bừa. Bừa được
rê kéo trên mặt ruộng muối sao cho các răng bừa tiếp xúc với lớp muối và phá vỡ các

43
mảng muối liên kết, tạo thành các hạt muối rời nhau. Đường bừa ngày hôm sau vuông
góc đường bừa ngày hôm trước.

Đối với công nghệ kết tinh lãnh đạo Xí nghiệp đã chỉ đạo điều hành đưa nước
chạt xấp xỉ bào hoà (24,5-250Be’) đưa vào kết tinh muối chất lượng cao, độ dừng thu
muối 28,50Be’ để nâng cao và ổn định sản lượng cũng như chất lượng muối công
nghiệp theo tiêu chuẩn Ngành 10 TCN 572 -2003 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn ký ngày 14/7/2003, chỉ tiêu chất lượng muối công nghiệp chất lượng cao của
giám đốc Công ty muối ký ngày 27/01/2005.

BẢNG TỔNG HỢP VÀ SO SÁNH TỶ LỆ TĂNG SẢN LƯỢNG MUỐI TRONG QUÁ TRÌNH
KẾT TINH CÓ BỪA ĐẢO NĂM 2004 & 2005.

Muối loại I- chất lượng cao Muối loại I- chất lượng cao So
có bừa đảo không bừa đảo sánh
Lượng Sản Số Lượng Sản tỷ lệ
Đợt /tháng Số ngày
NaCL lượng ngày NaCL kết lượng tăng
thu hoạch kết tinh
kết tinh NaCL kết tinh tinh NaCL giảm
(ngày)
(t/ng/ha) (tấn) (ngày) (t/ng/ha) (tấn) (%)
Năm 2004
Đợt II (tháng 2) 39 11,28 439,9
Đợt III (tháng 3) 34 10,75 365,5 33 10,76 355.1 +2,93
Năm 2005
Đợt II (tháng 2) 35,5 11,32 401,9 37,5 9,97 373,9 +7,49
Đợt III (tháng 3) 29,5 13,6 401,2 30,5 10,83 330,3 +21,47
Đợt IV (tháng 4) 30,5 13,62 415,4 30,5 13,82 421,5 -1,45
Cộng trung bình 12,85 12,54 +11,35

Nhận xét và đánh giá kết quả thử nghiệm:


Qua hai năm thử nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm cải tiến công nghệ
sản xuất cũ đã lạc hậu, đồng thời tối ưu hoá hơn các điều kiện khí tượng thuận lợi và hạn

44
chế tới mức thấp nhất các tổn thất khi thời tiết mưa giữa vụ để sản xuất muối công nghiệp
chất lượng cao theo phương pháp phơi nước.

Hai tiêu chí năng suất và chất lượng là vấn đề chính trong sản xuất, qua thời gian
thử nghiệm cho ta thấy tuy chưa dài nhưng một phần nào đó đã thể hiện tính hiệu quả
trong sản xuất. Để chứng minh được tính hiệu quả khi ứng dụng công nghệ bừa đảo muối
thủ công trong quá trình kết tinh qua các bảng tổng hợp và so sánh tăng sản lượng giữa
muối chất lượng cao có bừa đảo so với muối chất lượng cao không bừa đảo và muối
thường không bừa đảo cho ta như sau:

* Sản lượng:

- Muối loại I chất lượng cao có bừa đảo so với muối loại I chất lượng cao không
bừa đảo như sau:

+ Theo phương án: đơn vị tính 1 ha kết tinh.

Năm 2004: không tăng

Năm 2005: Tăng không ổn định, chỉ tăng vào đợt III của tháng 3 là +7,25%.

+ Theo phương án: Đơn vị tính thời gian kết tinh.

Năm 2004: không tăng

Năm 2005: tăng không ổn định, chỉ tăng vào đợt III của tháng 3 là: +6,87%.

Nhìn chung, kết quả thử nghiệm giữa muối loại I chất lượng cao có bừa đảo với
muối loại I chất lượng cao không bừa đảo. Tính bình quân trong năm 2005 tăng chỉ đạt
+3,13%.

Muối loại I chất lượng cao có bừa đảo so với muối loại I thường không bừa đảo
như sau:

+ Theo phương án: đơn vị tính 1 ha kết tinh.

Năm 2004: tăng +8,61%

Năm 2005: tăng bình quân +10,15%

45
+ Theo phương án: đơn vị tính thời gian kết tinh.

Năm 2004: tăng +2,39%

Năm 2005: tăng +11,35%.

Nhìn chung, kết quả thử nghiệm giữa muối loại I chất lượng cao có bừa đảo với
muối loại I thường không bừa đảo trong năm 2005 tính bình quân tăng chỉ đạt + 10,75%.

* Chất lượng:

Năm 2004: muối chất lượng cao có bừa đạt so với tiêu chuẩn muối ngành
(10TCN 572-2003) đạt 5 yếu tố NaCL, Ca2+, SO42-, độ ẩm, tạp chất không tan và chỉ
không đạt yếu tố Mg2+.

Năm 2005:

- Muối chất lượng cao có bừa đạt so với:

+ Tiêu chuẩn ngành muối (10TCN 572-2003) đạt 3 yếu tố: độ ẩm, chất không tan
và Ca2+. Tương đối đạt 2 yếu tố NaCL và SO42- và chỉ không đạt yếu tố Mg2+.

+ Tiêu chuẩn của Công ty muối Ninh Thuận: đạt 1 yếu tố chất không tan, tương
đối đạt 4 yếu tố NaCL, Ca2+, SO42- ,độ ẩm và chỉ không đạt yếu tố Mg2+.

Qua so sánh thì muối chất lượng cao chỉ không đạt yếu tố Mg2+ do ảnh hưởng
công nghệ thu hoạch và các yếu tố khác tương đối đạt do một phần điều hành công nghệ
kết tinh chưa được đúc kết để chuẩn hoá các thống số kỹ thuật về nồng độ đưa vào kết
tinh, nồng độ chêm chạt, nồng độ dừng thu hoạch và độ sâu phơi nước.

Mặt khác, chỉ trong thời gian mùa khô (tháng 1 đến tháng 4) hàng năm mới sản
xuất muối chất lượng cao vì thời tiết nắng ổn định, bước qua tháng 5,6 mưa giữa vụ và
tháng 7,8 mưa nắng xen kẽ thì không sản xuất muối chất lượng cao. Trong thời gian
mùa khô phải lập kế hoạch cân đối nước chạt bão hòa sản sinh với diện tích kết tinh
muối chất lượng cao cho phù hợp, tránh trường hợp chồng chéo không chuẩn trong
công tác điều hành nước chạt kết tinh.

46
2.5 Nghiên cứu đề suất một số giải pháp loại bỏ tạp chất tan và không tan
trong quá trình chế chạt.

* Giải pháp loại bỏ các tạp chất tan trong muối thô

Để nâng cao chất lượng muối thô, một trong những tiêu chí quan trọng là phải
hạn chế đến mức tối đa các thành phần hóa học có trong nước biển pha trộn trong muối
đó là: Ca2+; Mg2+; S042-

Xử lý loại bỏ tạp chất tan dựa theo quy luật kết tinh các loại muối khoáng có trong
nước biển:

Nước biển đưa vào sản xuất muối có rất nhiều nguyên tố hóa học. Để sản xuất
muối, chỉ có các nguyên tố Na và Cl là những nguyên tố cơ bản cần thu hồi; còn các
nguyên tố khác có trong nước biển bám vào NaCl (muối thô) đều phải loại khỏi để ta
thu được muối ăn có độ tinh khiết cao. Việc loại bỏ các nguyên tố hóa học không mong
muốn mà chúng ta thường gọi là tạp chất tan trong quá trình sản xuất muối khoáng có
trong nước biển, trên cơ sở đó đề tài đã chuẩn hóa lại nồng độ nước chạt trên từng khu
vực ở đồng muồi để các muối khoáng có trong nước biển tách ra theo từng nồng độ tại
từng khu vực đã định trên đồng muối, nhờ đó giảm thiểu tạp chất bám vào muối ăn; cụ
thể như sau:

- Khu có nước biển được cô đặc nồng độ từ 3÷70Be’ để tách Fe203.

- Khu có nước biển được cô đặc nồng độ 7÷140Be’ tại đây sẽ tách CaC03

- Khu nước biển được cô đặc từ 14÷250Be’; ở khoảng nồng độ này, thạch cao
(CaS04) được tách ra nhiều nhất.

- Khu kết tinh nồng độ nước chạt được đưa vào từ 25÷290Be’ lúc đó muối tách ra
là chính, đồng thời cũng còn một số loại muối khoáng khác cũng tách ra nhưng với
lượng nhỏ.

- Sau khi thu hoạch muối xong nước cái có nồng độ từ30 ÷350Be’, MgS04 sẽ tiết
ra từ 32,40Be’ và MgCl2 được tách ra ở nồng độ 350Be’.

47
2.6 Nhận xét và kiến nghị
Nhận xét
2.6.1 Quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung gắn với hệ thống
thiết bị cơ giới hoá và tự động hoá của đề tài không những góp phần cho các cơ sở sản
xuất muối phơi nước tập trung sử dụng các thiết bị của mình theo chỉ dẫn của công
nghệ mà còn kích thích việc đầu tư đẩy mạnh cơ giới hoá toàn phần và từng phần trong
sản xuất muối phơi nước tập trung.
2.6.2. Đề tài đưa ra những giải pháp loại bỏ tạp chất tan và không tan những
giải pháp được trình bày là những đóng góp về mặt công nghệ nhằm nâng cao chất
lượng muối sản xuất phơi nước tập trung ở Việt Nam.
2.6.3 Những kết quả bước đầu về năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh
tế của việc áp dụng thiết bị và công nghệ bừa đảo muối trong quá trình kết tinh sẽ là
động lực thúc đẩy quá trình thực nghiệm tiếp cũng như ứng dụng thiết bị và công nghệ
này trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại các cơ sở sản xuất khác.
Kiến nghị
Nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung
gắn với cơ giới hoá và tự động hoá là quá trình nghiên cứu thực nghiệm đòi hỏi phải có
thời gian kiểm chứng cũng như hợp lý hoá hệ thống thiết bị. Các quy trình công nghệ
cũng như hệ thống thiết bị phục vụ sẽ được cải tiến, thay đổi phụ thuộc vào điều kiện
kinh tế xã họi, điều kiện địa lý tự nhiên của các cơ sở sản xuất. Vì vậy quá trình nghiên
cứu hoàn thiện theo tính logic cũng phải được diễn tiến thường xuyên theo sát sản xuất
trên cơ sở các lưu trình công nghệ được công bố của đề tài.

48
Chương III

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG CẤP NƯỚC BIỂN VÀ CHẾ CHẠT

3.1 Cấp nước biển cho sản xuất muối phơi nước tập trung

Trong công nghệ sản xuất muối từ nước biển theo qui mô tập trung thì nước biển
cung cấp cho các cánh đồng sản xuất muối được thực hiện bởi các trạm bơm cấp thông
qua hệ thống kênh dẫn nước được bê tông hoá để tránh thất thoát nước biển và nhiễm
các tạp chất. Các trạm bơm cấp nước biển thường dùng bơm ly tâm có áp lực cao, lưu
lượng lớn. Sơ đồ nguyên lý của tự động cấp nước biển được mô tả trên hình 3.1 .

Bơm

Bộ thu & xử lý
điều khiển cấp Thiết bị
Đồng muối
nước biển
đóng cắt

Cảm biến mức nước biển

Cảm biến độ mặn nước biển

Hình 3.1 . Sơ đồ nguyên lý tự động cấp nước biển cho đồng muối

Ở các cơ sở sản xuất muối chất lượng cao qui mô công nghiệp trên thế giới
thường áp dụng hệ thống tự động giám sát để điều khiển quá trình cấp nước biển cho
các cánh đồng muối. Phụ thuộc vào nguồn vốn, trình độ công nghệ mà hệ thống điều
khiển có thể là bán tự động hoặc tự động hoàn toàn khâu cấp nước biển cho sản xuất
muối.

49
Trước thực trạng sản xuất muối ở Việt Nam qui mô không lớn, trang thiết bị còn
lạc hậu, nguồn vốn còn nhiều hạn chế. Giải pháp nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống
điều khiển cấp nước biển phù hợp với điều kiện sản xuất muối phơi nước tập trung của
một số tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận ... là cần thiết, góp phần đưa cơ giới hóa và tự
động hóa phục vụ sản xuất.
3.2 Hệ thống kiểm tra và điều khiển quá trình phơi nước (chế chạt) và kết tinh muối.
Số lượng và trình tự kết tinh các loại muối (khi cô đặc 1000gram nước biển nồng độ
3,50Be’ đến 350Be’)
[ Kỹ thuật sản xuất muối khoáng từ nước biển - Vũ Bội Tuyển - 1979]

Bảng 3.1Số lượng và trình tự của các loại muối tách ra (khi cô đặc một lít nước
biển 3,50Be’ đến 350Be’)
Nồng Số lượng các loại muối tách ra khi cô đặc nước biển (gam)
độ CaS04 Cộng
0 Fe203 CaC03 NaCl MgS04 MgCl2 NaBr KCl
( Be’) 2H20
3,50
7,10 0,0030 0,0642 0,0672
11,50 rất ít Rất ít
14,00 Rất ít Rất ít
16,75 0,0530 0,5600 0,6130
20,06 0,5620 0,5620
22,00 0,1840 0,1840
25,00 0,1600 0,1600
26,25 0,1508 3,2614 0,0040 0,0078 3,4240
27,00 0,0476 4,6500 0,0130 0,0356 9,7462
28,50 0,0700 7,8960 0,0262 0,0434 0,00728 8,1084
30,20 0,0144 2,6240 0,0174 0,0150 0,0358 2,7066
32,40 2,2720 0,0254 0,0240 0,0518 2,3732
35,00 1,4040 0,5382 0,0274 0,0620 2,0316
Tổng 0,0030 0,1172 ,07488 27,1074 0,6242 0,1532 0,2224 29,9762
số

50
Bảng số lượng và trình tự kết tinh các loại muối khi cô đặc nước biển, cho thấy
số lượng và trình tự kết tinh các loại muối khi nồng độ của nước biển tăng dần từ
3,50Be’ đến 350Be’.

Để thu nhận được muối NaCl chất lượng cao (với lượng NaCl trên 95%) việc
loại bỏ các tạp chất trong nước biển như: Fe203; CaC03 ;CaS042H20; MgS04; MgCl2
.v.v. phụ thuộc chính vào việc theo dõi nồng độ mặn của nước biển trong quá trình
phơi nước chế chạt nhằm loại bỏ các tạp chất không mong muối tại các ô phơi nước
nhất định.

Việc đặt cố định các thiết bị đo nồng độ mặn tại các ô phô nước chế chạt hiện tại
chưa thực hiện được do:

- Các sensor đo nồng độ muối trong nước biển sản xuất tren thế giới và tại Việt
Nam chỉ có thể đo liên tục với nồng độ 5 ÷70Be’ trên 70Be’ đặc tính đo phi tuyến nên
phải sử dụng các dụng cụ đo tỷ trọng hoặc phân tích quang phổ.

- Các sensor đo nồng độ muối nếu ngâm trong nước chạt với nồng độ trên
100Be’ sẽ bị hiện tượng kết tinh CaC03; CaS04; NaCl … làm sai lệch kết quả đo.

- Trong thực tế sản xuất muối phơi nước tập trung, nồng độ nước chạt trong quá
trình phơi nước và kết tinh muối được kiểm tra 24÷48h/lần. Với những lý do trên đề
tài đã tổ chức sinh hoạt khoa học, báo cáo với Bộ Khoa học và công nghệ đề nghị được
chuyển đổi phương pháp đo tự động liên tục nồng độ mặn của nước chạt thành đo bán
tự động bằng thiết bị đo xách tay Kyoto - Nhật Bản có giao tiếp với hệ máy tính điều
khiển.

3.3 Tính toán thiết kế hệ điều khiển tự động cấp nước biển.

Yêu cầu: Hệ điều khiển tự động cấp nước biển phải đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản sau:
- Điều khiển chế độ hoạt động các tổ bơm cấp nước cho đồng muối theo các
thông số nước biển, độ mặn.
- Cấp tín hiệu để hiển thị mức nước biển theo 5 mức bằng đèn báo hiệu.

51
- Cấp tín hiệu để hiển thị độ mặn nước biển theo 3 mức bằng đèn báo hiệu.
Nguyên lý hoạt động: Sơ đồ khối của hệ điều khiển tự động cho trên hình 3.2.

Điều khiển Đèn báo


hiển thị
x

Cảm biến Điều khiển


Khuếch đại So sánh Rơ le
mức đóng cắt

Tín hiệu so U2(x)


sánh

Hình 3.2. Sơ đồ khối hệ điều khiển cấp nước biển

Trong đó:
x: Mức nước, độ mặn
U1(x): Điện áp theo x
U2(x): Điện áp so sánh
Mức nước biển, độ mặn thông qua các cảm biến và được đưa đến đầu vào hệ điều
khiển tự động cấp nước biển. Tại đây, tín hiệu mức đi qua bộ khuếch đại được khuếch đại
thành dạng điện áp U1(x) và được đưa sang bộ phận so sánh. Trong bộ so sánh, nó được so
sánh với điện áp chuẩn U2(x), căn cứ vào ngưỡng chuẩn mà xuất tín hiệu điều khiển sang
phần điều khiển đóng cắt và hiển thị. Thông qua các rơ le trung gian và thiết bị đóng cắt điều
khiển đóng cắt các tổ bơm cấp nước biển (tiếp điểm thường hở của rơ le) và các đèn chỉ thị.
3.4 Lập trình phần mềm điều khiển cơ cấu thừa hành quá trình cấp nước biển và
kiểm tra khu vực kết tinh muối.

Các hệ thống thiết bị, đo lường và điều khiển ghép nối máy tính có độ chính xác
cao, thời gian thu thập số liệu ngắn nhưng điều đáng quan tâm hơn là mức độ tự động
hóa trong việc thu thập và xử lý các kết quả đo, kể cả việc lập bảng thống kê cũng như
in ra kết quả.

Ngôn ngữ lập trình là một tập các chỉ thị (instruction) được sắp xếp theo một
trật tự định trước nhằm hướng dẫn máy tính thực hiện các thao tác, hành động cần thiết

52
để đáp ứng một mục tiêu đã định trước của con người như truy xuất dữ liệu, tìm kiếm,
giải bài toán, ...Các chỉ thị này có thể được viết bằng nhiều loại ngôn ngữ lập trình
khác nhau. Hiện nay người ta sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình, mỗi loại ngôn ngữ
đều có ưu, nhược điểm riêng của nó. Một số ngôn ngữ thì được phát triển để dùng trên
các loại máy tính chuyên biệt, một số ngôn ngữ khác thì - do sự thành công của nó - đã
trở thành chuẩn và được áp dụng trên đa số các máy tính. Ngôn ngữ lập trình có thể
được phân chia thành 3 loại chính : ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ cấp cao.

Với mục đích dễ dàng tương thích và giao tiếp với các phần mềm quản lý và
ứng dụng thông dụng hiện nay đề tài đã chọn dùng ngôn ngữ Visual Basic và Visual C
để lập trình phần mềm điều khiển.

Dựa vào kết quả của quá trình điều tra khảo sát các qui trình sản xuất phơi nước
tập trung ở trong nước và một số nước trên thế giới, đề tài đã lựa chọn phương án thiết
kế hệ điều khiển quá trình cấp nước biển - chế chạt cho qui trình sản xuất muối phới
nước tập trung bao gồm các khâu từ cảm biến, khuếch đại, khối xử lý và tính toán dùng
vi xử lý (hệ M8C), chương trình hiển thị, điều khiển và quản lý dữ liệu, tín hiệu ra điều
khiển và chấp hành ... Sơ đồ khối của hệ được biểu diễn trên hình 2.31, bao gồm các
thiết bị thuộc phần cứng như các mạch điện khuếch đại, xử lý ... các rơ le, contactor và
phần mềm gồm chương trình cho vi xử lý, chương trình làm việc trên máy tính PC.

Hệ điều khiển nhận tín hiệu từ các cảm biến mức, nồng độ muối của nước biển
và căn cứ vào yêu cầu của sản xuất sẽ tác động lên các thiết bị thừa hành đóng hoặc cắt
sự hoạt động của các tổ bơm. Hệ điều khiển này ghép nối với máy tính cá nhân (PC)
trong phòng điều khiển để điều khiển, theo dõi trạng thái hoạt động của các thiết bị và
có thể lưu giữ các số liệu về tình trạng hoạt động của hệ thống vào file phục vụ cho quá
trình theo dõi của chu trình làm việc.

3.5 Nhận xét chung

Đề tài đã hoàn thành các chỉ tiêu đã đăng ký cả về nội dung và tiến độ.

53
1. Đề tài đã thực hiện khảo sát hệ thống cấp nước biển sản xuất muối phơi nước
tập trung ở trong nước và trên thế giới. Trên cơ sở đó đã đề xuất giải pháp điều
khiển cho cấp nước biển và kiểm soát quá trình chế chạt kết tinh muối.

2. Đã thiết kế chế stạo các tủ điều khiển tự động cho trạm bơm cấp nước biển và
khu vực kết tinh muối. Các tủ đã được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2004 và
đến nay vẫn làm việc ổn định, phát huy hiệu quả tốt.

3. Đã xây dựng phần mềm kiểm tra, giám sát và điều khiển cho cấp nước biển và
khu vực kết tinh muối. Phần mềm đã phát huy tác dụng tốt cho quá trình điều
khiển và thu thập dữ liệu cho quá trình kết tinh muối, lập kế hoạch và điều
khiển bơm cấp nước biển.

4. Theo dõi quá trình vận hành của hệ điều khiển cấp nước biển và giám sát, kiểm
tra kết tinh muối trong thực tế sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri Hải sau một năm
cho thấy hệ thống làm việc ổn định, tin cậy. Hệ thống góp phần giảm thiểu
nhân công trong vận hành, thuận tiện trong công tác quản lý và nâng cao hiệu
quả của sản xuất muối phơi nước tập trung tại Xí nghiệp muối Tri Hải.

5. Tính mới, sáng tạo ở đây là lần đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô hình giám sát
và điều khiển tự động trong sản xuất muối phơi nước tập trung ở các khâu cấp
nước biển và kết tinh. Đây là bước tiền đề để có thể áp dụng cho các cơ sở sản
xuất muối phơi nước tập trung khác và tiếp tục ứng dụng các thành tựu khoa
học công nghệ mới vào sản xuất muối.

Sau một năm theo dõi tại cơ sở đề tài nhận thấy để phát huy tốt hơn hiệu quả
của quá trình áp dụng kết quả đề tài thì các cơ sở sản xuất phải cải tạo đồng bộ cơ sở hạ
tầng.

54
Chương IV
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG MÁY THU HOẠCH QUY MÔ
THÍCH HỢP VỚI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MUỐI PHƠI NƯỚC TẬP TRUNG TẠI
VIỆT NAM.
4.1. Công nghệ và hệ thống thiết bị thu hoạch muối phơi nước biển trên thế giới
và Việt Nam.
4.1.1 Thu hoạch bằng các liên hợp thu hoạch muối tự hành
Các liên hợp thu hoạch muối được lắp đặt trên máy kéo phần lớn là bánh xích
có công suất động lực lớn: 150÷200Hp.
Phần mũi liên hợp là cơ cấu cắt, đào, phá lớp muối đã kết tinh đóng thành lớp
dày từ 150÷300mm trên mặt ruộng. Sau đó phần thu gom sẽ gom muối vận chuyển lên
liên hợp (quá trình gom muối được đưa qua sàng để thoát bớt nước ót và khuấy đảo rửa
bỏ tạp chất không tan trong muối). Trên liên hợp, muối được đưa ra băng tải xíên bên
hông và truyền tải sang xe tải hoặc rơmooc để vận chuyển về kho tập kết.
Ưu điểm của các liên hợp thu hoạch muối:
- Thu hoạch muối dứt điểm, năng suất cao, số lần đi lại trên đồng muối được
giảm thiểu.
Thích hợp với các đồng muối quy mô lớn tại các nước công nghiệp sản xuất
muối từ nước biển phát triển.

Hình 4.1. Cày phá vỡ lớp muối kết tinh theo động lực 130 Hp - Trung Quốc

55
Nhược điểm của các liên hợp thu hoạch:

- Đòi hỏi đồng sản xuất muối phải được quy hoạch có diện tích lớn. Mặt nền ruộng
được lu nén chịu được áp lực nén cao của các máy kéo (liên hợp) có trọng lượng lớn.

- Chiều dày lớp muối kết tinh dày (tối thiểu đạt 150mm) . Thời gian cho kết tinh
muối phải kéo dài, (với điều kiện Việt Nam để đạt được chiều dày lớp muối 25÷ 30
mm thời gian kết tinh phải kéo dài 30 ÷ 40 ngày) điều kiện khí hậu thời tiết phải có
những mùa khô ổn định kéo dài hoặc phải có công nghệ, thiết bị loại bỏ các ảnh hưởng
của khí hậu trong quá trình kết tinh muối.
4.1.2 Thu hoạch muối theo nhiều công đoạn
- Công đoạn I: dùng cày không lật, phay lưỡi thẳng (hoặc các công cụ đào phá)
để phá vỡ lớp muối đã kết tinh trong đồng muối, các máy kéo được sử dụng trong công
đoạn này là những máy kéo bánh lốp có công suất nhỏ 20÷50hp.
- Công đoạn II: Sử dụng máy kéo ben hoặc bàn trang theo máy kéo đánh luống
hoặc đánh đống cao chờ sản phẩm muối ráo nước ót.
- Công đoạn III:
a). Công đoạn II có thể được thực hiện bằng liên hợp thu gom muối và vận
chuyển tải muối thẳng lên phương tiện vận chuyển. Thường sử dụng máy kéo bánh lốp
công suất 30÷50hp.
b). Sử dụng bơm hỗn hợp lỏng rắn để bơm muối lên kho chứa muối hoặc lên xe
vận chuyển muối về kho.
c). Sử dụng băng tải tự xúc (hoặc xúc bằng sức người) vận chuyển muối lên các
xe vận chuyển. Công suất các băng tải 15÷20 Hp.
Ưu điểm của phương pháp thu hoạch muối nhiều công đoạn:
- Có thể sử dụng ở các cánh đồng muối có diện tích nhỏ dưới 1ha. Không đòi
hỏi phải có mặt nền cứng (mặt nền "thuộc" ở đồng muối lâu năm).
- Chiều dày lớp muối kết tinh không đòi hỏi cao (từ 25÷30 mm là có thể thu
hoạch).

56
- Công suất của các máy kéo mang máy công tác nhỏ không làm hỏng bề mặt
đồng muối.
- Thích hợp với các đồng muối có quy mô sản xuất nhỏ và vừa nhất là khu vực
Đông Nam Á.
Nhược điểm:
- Năng suất thu hoạch thấp.
Thu hoạch theo nhiều công đoạn kéo dài thời gian thu hoạch.
4.2 Nghiên cứu thiết kế cày xới muối
Do hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu cơ bản về sự phá vỡ muối cũng
như các công cụ phục vụ cho khâu phá vỡ muối kết tinh nên chúng tôi dựa vào các
nghiên cứu về cày không lật sử dụng trong nông nghiệp để làm căn cứ tính toán máy
xới muối.
Bảng 4.1: Đặc tính kỹ thuật chính của cày không lật

TT Các thông số Đơn vị Trị số


1 Máy cày Cày không lật
2 Mã hiệu CXM - 2,0
3 Cơ sở thiết kế chế tạo Đề tài KC 07 - 21
4 Liên hợp với máy kéo MTZ 50
5 Kích thước phủ bì của máy cày
Dài mm 1000
Rộng mm 1800
Cao mm 1100
6 Số lượng thân cày Chiếc 8
7 Bề rộng làm việc toàn bộ cm 2000
8 Khoảng cách vết giữa hai mũi lưỡi cày mm 250
(theo hướng tiến của máy)
9 Giới hạn điều chỉnh độ sâu cày mm 150
10 Khối lượng toàn bộ của máy cày kg 250
11 Tốc độ làm việc trung bình km/h 3,02
12 Năng suất giờ làm việc trung bình ha/h 0,547

57
Hình 4.1. Mẫu máy xới muối CXM-2,0

4.3 Nghiên cứu, thiết kế chê tạo liên hợp thu hoạch muối THM - 2,0

Liên hợp thu hoạch muối THM - 2,0 với các tính năng:

- Thu gom và chuyển tải muối thô lên phương tiện vận chuyển.

- Thu gom đánh luống muối thô trên các ô kết tinh chờ khô.

- Thu gom muối thô từ các luống trên đồng truyền tải lên phương tiện vận chuyển.

- Xuất và truyền tải muối thô từ kho bảo quản lên phương tiện vậnchuyển.

Sau khi được chạy rà trơn, Máy thu hoạch muối đã được Trung Tâm đo lường
khảo nghiệm và Giám định máy Nông Nghiệp khảo nghiệm (biên bản khảo nghiệm)
và được tập huấn chuyển giao cho đội cơ khí Xí nghiệp muối Tri Hải, để chăm sóc, bảo
dưỡng và vận hành trong sản xuất.

58
Hình 4.2 Máy THM -2,0 đang thu hoạch muối trên đồng

Hình 4.3. Máy THM-2,0 đang thu gom muối từ luống muối đưa lên xe tải

Mặc dù phải cạnh tranh với lao động hợp đồng thời vụ của xí nghiệp, nhưng với
những tính năng ưu việt: Năng suất cao, chi phí nhiên liệu thấpvà nhân công phục vụ ít
(1 đến 2 người theo máy), THM -2,0 cũng đã thực sự phục vụ cho khâu cơ giới hóa thu
hoạch muối thô của các ô kết tinh được phủ bạt che mưa như ô: KT16; KT25;
KT25A... với sản lượng thu hoạch và đánh luống trên 3.000 tấn muối thô. như ở bảng
4.2 cho thấy.

59
Bảng 4.2. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT26
TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét
1 Bề rộng làm việc mm 2.000
2 Bề dày thu gom mm 100
3 Vận tốc dịch chuyển trung km/h 0,35
bình
4 Năng suất trung bình Tấn/h 63
5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,25
6 Số công thay thế Công 113(86) Theo định mức
2004: 0,257c/tấn
(2005: 0,195c/tấn)
7 Thới gian làm việc h 7
8 Sản lượng thu gom Tấn 441

4.4 Nhận xét và đề nghị


1. Sản xuất muối phơi nước tập trung theo công nghệ kết tinh dài ngày, có phủ
bạt che mưa là công nghệ tiên tiến có khả năng nâng cao năng suất và chất lượng
muối, cần phải được đầu tư mở rộng trong sản xuất và có khả năng đưa máy móc cơ
giới hoá vào các khâu sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ
lao động nặng nhọc cho người sản xuất.
2. Đề tài đã tính toán, thiết kế chế tạo được mẫy máy cày xới muối CXM -2.0 phù
hợp với công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung, cho chất lượng làm việc tốt hơn
nhưng máy móc công cụ hiện đang sử dụng ở nước ta (phay). Máy có khả năng mở
rộng vào sản xuất
3. Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm máy thu hoạch muối của Trung Quốc SY -495,
đề tài đã triển khai thiết kế, chế tạo liên hợp thu hoạch muối THM -2,0 phù hợp với
công nghệ và điều kiện sản xuất ở nước ta. Đây là mẫu máy thu hoạch muối đầu tiên
được đưa và ứng dụng ở đồng muối Việt Nam. Máy đã được khảo nghiệm và ứng dụng
trong điều kiện thực tế, góp phần giải phóng sức lao động nặng nhọc cho người diêm
dân, nâng cao năng suất lao động, giải quyết khâu thu hoạch muối nặng nhọc kịp thời
vụ và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

60
Chương V

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG LÀM SẠCH MUỐI SAU
THU HOẠCH

Một nghịch lý thường thấy trong ngành sản xuất và lưu thông muối của nước ta là
mặc dù sản lượng muối thấp chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu công
nghiệp trong nước nhưng hàng năm lượng muối lưu đọng trong diêm dân còn rất lớn.
Loại trừ khâu yếu kém trong lưu thông phân phối, lý do chính của nghịch lý này là chất
lượng muối được sản xuất ra ở Việt Nam còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật
của muối công nghiệp cụ thể là hàm lượng NaCl còn thấp dưới mức cho phép và các
tạp chất không tan, tan (CaS04; MgS04; MgCl2 ...) còn cao trên mức cho phép. Ngoài
những lý do về công nghệ sản xuất, công nghệ và hệ thống thiết bị thu hoạch .v.v..
Công nghệ và thiết bị rửa muối sau thu hoạch để loại bỏ các tạp chất tan và không tan
trong muối thô nhằm nâng cao chất lượng muối trước khi nhập kho bảo quản hoàn toàn
chưa được quan tâm ở nước ta. Nói một cách đúng hơn, muối thô chỉ được làm sạch
bằng các công cụ thủ công (cào, đảo) trong quá trình thu hoạch thủ công chưa đáp ứng
được yêu cầu thải loại các tạp chất tan và không tan trong sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng muối thô sau thu hoạch tại các ô kết tinh đề tài đã nghiên
cứu thiết kế và chế tạo hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch.
5.1 Phương pháp làm sạch muối sau thu hoạch
* Những địa điểm đã nghiên cứu khảo sát
Để xác định nhu cầu, phương pháp và công cụ sơ chế muối thích hợp chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu khảo sát ở nhiều cơ sở khác nhau:
- Đồng muối phơi cát ở Giao Thủy, Hải Hậu (Nam Định), ở xã Bằng La, huyện Đồ
Sơn Hải Phòng, Thái Bình.
- Đồng muối phơi nước: Ở Tri Hải, Cà Ná, Quán Thẻ (Bình Thuận), Vĩnh Hảo
(Ninh Thuận), Hòn Khói (Khánh Hòa); Phù Mỹ (Bình Định), Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.
Hồ Chí Minh, Cà Mau.

61
- Các cơ sở chế biến muối: Hòn Khói (Khánh Hòa), Công ty chế biến muối tư nhân
Minh Khánh ở Bình Thuận; Công ty chế biến muối Ninh Bình, Đồng Nai v.v...
- Các công ty muối: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa v.v...
- Đã tham quan khảo sát đồng muối, cơ sở sơ chế muối Thiên Tân Trung Quốc.
Tinh thể muối Natri Clorua được tách ra khỏi các muối khác có trong nước biển là
dựa vào sự khác nhau giữa nồng độ bão hòa của chúng.
- Sắt oxýt (Fe304) được tách ra sớm nhất và hoàn toàn khi nước chạt (dung dịch
muối bão hòa trong nước) đạt đến nồng độ 7,10Be’.
- Canxi Cácbonát (CaC03) tách ra 50% khi nước chạt ở nồng độ 7,10Be’ và tách ra
hoàn toàn khi ở 16,70Be’.
- Canxi Sunphát bắt đầu kết tinh ở 140Be’, ở 220Be’ kết tinh được 80% và kết tinh
toàn bộ ở 30,20 Be’.
- Natri Clorua (NaCl) bắt đầu kết tinh ở 260Be’ (tùy theo hàm lượng khác nhau ở
mỗi loại muối) đạt nồng độ 28,50Be’ kết tinh được 70%, sau đó tốc độ kết tinh chậm lại
cho đến 300Be’ đạt 78,9% và ở nồng độ 350Be’ đạt 91,3%, trong nước ót chỉ còn lại
8,7% Natri Clorua.
- Magiê Sunphát (MgS04) kết tinh chậm hơn NaCl, chưa ở dạng tinh thể nhưng có
mặt trong nước chạt cô đặc vì vậy có 1 lượng bám theo muối ăn. Khi nước chạt ở 320
Be’ lượng MgS04 tách ra khỏi nước đạt 2,44%, MgS04 kết tinh ở 32,40Be’ và khi tổng
hợp tách khỏi nước chạt đến 25,18%. MgS04 còn lại trong nước 82%.
- Magiê Clorua (MgCl2) tương tự như MgS04 khi cô đặc đến 350 Be’, tổng lượng
MgCl2 tách ra muối lên 4,62%.
Vì vậy thành phần chạt khi cô đặc đến 350 Be’ gồm các chất sau:
Toàn bộ Kali clorua, phần lớn MgCl2 và 75% MgS04, hơn 50% Natri Bromua và
rất ít NaCl. Quá trình kết tinh trên chính là quá trình lẫn tạp chất hóa học vào muối ăn.
Tạp chất hóa học trộn lẫn vào NaCl dù có phân đoạn kết tinh hợp lý thì nó vẫn tồn
tại, vì nó hình thành ngay trong quá trình kết tinh. Muối kết tinh càng chậm tạp chất

62
càng nhiều. Vì vậy rửa muối sơ bộ tức là làm sạch nước ót bám vào bề mặt tinh thể
muối ăn kể cả tạp chất cơ học (chất không tan) là rất cần thiết nhằm nâng cao chất
lượng muối tinh chế sau này.
* Quá trình làm sạch muối
Sản phẩm muối là tinh thể cô đặc từ nước biển (hay nước khoáng) khi được cô đặc
tới nồng độ bão hòa. Tạp chất trong muối tồn tại ở 2 dạng là cơ học và hóa học. Cơ học
gồm cát, sỏi, đá, bùn đất và các chất rắn không tan khác. Các tạp chất này nhiều hay ít
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của các đồng muối, vào cách vận chuyển, bảo quản...
Việc loại bỏ tạp chất cơ học dựa vào sự khác nhau về khối lượng riêng và kích
thước các tạp chất so với muối. Việc loại bỏ các tạp chất này có nhiều cách: Sàng, li
tâm, lắng, lọc, cho vật nhẹ nổi lên bề mặt nước rửa và chảy ra ngoài theo dụng dịch
rửa.
Làm sạch các tạp chất hóa học.
Như ta đã biết các tạp chất hóa học bám trong muối ăn có nồng độ bão hòa cao hơn
NaCl, vì vậy khi nồng độ nước chạt < 350Be’ chúng vẫn tồn tại ở dạng lỏng trong nước
ót bám theo muối. Để đảm bảo muối sạch về mặt hóa học nghĩa là hàm lượng MgCl có
trong muối phải thấp hơn nó có trong nước ót để không bám trở lại vào muối ăn. Vì
vậy chọn dung dịch rửa thích hợp cho hòa tan các muối tạp chất có ý nghĩa quyết định
đến độ sạch của muối sau khâu rửa sơ bộ.
* Qui trình công nghệ rửa muối sau thu hoạch:
Sơ đồ qui trình công nghệ thể hiện ở hình 5.1

63
Muối thu hoạch Nước rửa Nước bổ xung

Rửa muối

Muối thô Nước thải

Kho bảo quản Xử lý

Bã thải Nước sạch

Hình 5.1. Sơ đồ công nghệ rửa muối

Qua theo dõi thí nghiệm ở 1 số cơ sở của Công ty tư vấn đầu kỹ thuật cơ điện
(AGRINCO), từ muối thu hoạch sau khi rửa lần 1 chất lượng muối đã đạt Nacl: 93,4;
tạp chất không tan 0,5; Ca: 0,11, Mg: 0,48 và SO4 : 0,94. Như vậy sau khi rửa lần 1
chất lượng muối thô đã tăng lên đáng kể.

* Địa điểm là sạch muối sau thu hoạch


Yêu cầu của sơ chế muối là làm sạch ngay sau khi thu hoạch để nước ót chưa kịp
ra, tạo ra loại muối thô có chất lượng cao hơn để sử dụng hoặc chế biến tiếp.
Có 2 phương án:
* Đặt tại cơ sở chế biến muối tinh:
- Muối sau khi thu hoạch về tinh chế ngay, nghĩa là không qua sơ chế. Đây là một
phương án hợp lý về công nghệ đòi hỏi cơ sở tinh chế đặt tại đồng muối, nó chỉ thực
hiện được ở sản xuất qui mô nhỏ, phân tán, hơn nữa sản xuất rất bấp bênh vì không dự
trữ nguyên liệu. Đầu tư cơ sở vật chất ở gần khu ruộng muối phức tạp.
Nếu cơ sở chế biến muối tinh ở xa ruộng muối, muối phải được dự trữ. Trong thời
gian bảo quản nước ót róc đi để lại các tạp chất bám chặt vào muối việc chế biến sẽ
khó khăn.
* Sơ chế tại đồng muối:

64
Sau khi thu hoạch, muối được làm sạch ngay, lúc đó do các tạp chất dễ loại ra khỏi
muối. Chính vì thế mà hầu hết các đồng muối lớn trên thế giới người ta bố trí xưởng sơ
chế muối ngay cạnh khu kết tinh muối, đảm bảo khi muối vừa thu hoạch còn ướt được
sơ chế ngay. Khi rửa lượng tạp chất dễ loại bỏ nhất. Đồng thời việc bổ xung, thay thế
nước chạt (nước rửa) dễ dàng.
Do đó chúng tôi chọn cơ sở sơ chế đặt tại đồng muối.
5.2 Tính toán thiết kế hệ thống rửa muối sau thu hoạch
Hệ thống làm sạch muối sau thu hoạch (hình 5.2) gồm phễu cấp liệu 1, băng tải
chuyển muối lên vít tải rửa 2, vít tải rửa 3, sàng tách nước 4, phễu tiếp nhận muối sau
qua sàng 5, băng tải chuyển muối lên xe 6, xe ô tô vận chuyển muối về kho 7, bể thu
hồi nước sau khi rửa 8, bể cấp nước cho vít tải rửa 9 và bơm cao cấp nước 10.
* Phễu cấp liệu
Phễu cấp liệu (1) dùng để tiếp nhận muối nguyên liệu sau khi thu hoạch trên đồng
để đưa đưa vào rửa sơ bộ. Phễu có thể tích chứa được 4 tấn nguyên liệu, ở miệng ra của
phễu có tấm điều chỉnh để điều chỉnh lượng muối chảy xuống băng tải.
* Băng tải cấp liệu
Băng tải cấp liệu (2) dùng để chuyển muối vào vít tải rửa, đảm bảo lượng muối cấp
cho vít tải rửa được đồng đều.
Các thông số kỹ thuật chính của băng tải gồm:
- Bề rộng băng tải: B = 650 mm.
- Loại băng tải: Cao su.
- Độ dày lớp cao su: δ = 9,2 mm.
- Chiều dài băng tải: L= 6000 mm.
- Góc nghiêng đặt băng tải so với mặt phẳng ngang: α = 200.
- Tốc độ vòng quay của trống băng tải: n = 30 vòng/phút.
- Công suất động cơ: N = 3,5 KW.
* Vít tải rửa
Vít tải rửa (3) dùng để làm sạch muối trong quá trình muối chuyển động theo vít
tải rửa. Để tăng cường quá trình làm sạch ở đầu dưới của trục vít tải rửa có hàn thêm
các cánh khuâý, có hệ thống điều chỉnh mức nước. Các tạp chất nổi trên bề mặt nước
rửa được thoát ra theo kiểu tràn.

65
3
2
4
1 6
12
5 7
11

10

9 8

§−êng ®i cña nguyªn liÖu 1. Cöa n¹p liÖu 7. Xe chë s¶n phÈm
2. B¨ng t¶i n¹p liÖu 8. BÓ thu n−íc röa
§−êng ®i cña n−íc 3. VÝt t¶i röa 9. BÓ cÊp n−íc röa
4. Sµng t¸ch n−íc 10. B¬m n−íc
5. Cöa thu s¶n phÈm 11. Nót x¶ c¹n
6. B¨ng t¶i s¶n phÈm 12. §iÒu chØnh møc n−íc

Hình 5.2. Hệ thống làm sạch muối sơ bộ

Các thông số kỹ thuật của vít tải rửa gồm:


- Năng suất vít tải: Q = 30 tấn/h.
- Kiểu vít tải: Vít tải hở, làm việc liên tục.
- Dạng cánh vít hở.
- Góc nghiêng trục vít so với phương nằm ngang: α = 200.
- Số vòng quay trục vít: n = 30 vòng/phút.
- Đường kính ngoài của cánh vít: Φn= 650 mm.
- Đường kính trong cánh vít: Φtr = 650 mm.
- Bước xoắn cánh vít: S = 220 mm.
- Bề rộng cánh vít: B = 120 mm.

66
- Độ dày cánh vít: b = 8 mm.
- Khe hở giữa cánh vít và máng: δ = 6 mm.
- Chiều dài làm việc của trục vít: L = 4500 mm.
- Công suất động cơ điện: N = 5,5 KW.

* Sàng tách nước

Sàng tách nước (4) dùng để tách nước sau khi muối qua vít tải rửa, sàng hoạt động
theo kiểu rung được đặt trên 4 lò so bố trí ở 4 góc của sàng.
Các thông số kỹ thuật chính của sàng:
- Bề rộng mặt sàng: B = 1000 mm.
- Chiều dài lưới sàng: L = 1500 mm.
- Góc nghiêng mặt sàng so với mặt nằm phẳng ngang: α = 180.
- Kích thước lỗ sàng: Φl = 1,5 mm.
- Tần số quay của trục sàng: n = 480 vòng/phút.
- Biên độ nâng của sàng: a = 10 mm.
- Kích thước lò so:
+ Đường kính dây lò so: d = 10 mm.
+ Đường kính ngoài vòng lò so: Dn = 105 mm.
+ Đường kính trong vòng lò so: Dtr = 85 mm.
+ Bước xoắn của lò so: S = 30 mm.
+ Chiều dài lo so: L = 280 mm.

* Băng tải chuyển muối lên xe

Băng tải chuyển muối lên xe (6) dùng để vận chuyển muối sau khi đã qua sàng
tách nước lên xe chở về kho bảo quản hoặc chở đi tiêu thụ.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của băng tải gồm:
- Bề rộng băng tải: B = 650 mm.
- Loại băng tải: Cao su.
- Độ dày lớp cao su: δ = 9,2 mm.
- Chiều dài băng tải: L= 10.000 mm.

67
- Góc nghiêng đặt băng tải so với mặt phẳng ngang: α = 200.
- Tốc độ vòng quay của trống băng tải: n = 50 vòng/phút.
- Công suất động cơ: N = 3,5 KW.
* Hệ thống cấp nước rửa
Hệ thống cấp nước rửa gồm bể hoàn lưu có các ngăn 8 thu hồi nước rửa, ngăn 9
cấp nước cho máy rửa và 2 ngăn trung gian để lắng lọc nước sau khi rửa. Bơm 10 dùng
cấp nước cho quá trình rửa.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống cấp nước rửa:
- Dung tích của toàn bể: Qb = 240 m3.
- Dung tích của 1 ngăn: qb = 60 m3.
- Lưu lượng của bơm: Qmax = 16 m3.
Công suất động cơ chạy bơm: N = 0,75 KW.
5.3 Kết quả khảo nghiệm hệ thống thiết bị làm sạch muối sau thu hoạch.
* Các số liệu của muối thử nghiệm
Muối thử nghiệm được lấy tại các ô KT2, KT12, KT13 và KT36 tại đồng muối Tri
Hải, đây là các ô muối phơi nước tập trung dài ngày có phủ bạt và không phủ bạt. Các
số liệu ban đầu của muối nguyên liệu trước khi rửa sơ bộ theo bảng 5.1 dưới đây.
Bảng 5.1. Số liệu ban đầu của muối nguyên liệu trước khi rửa

ô ô ô
Thứ tự Các số liệu ô KT2
KT12 KT13 KT36
1 Độ Be’ khi kết tinh 25 25 25 25
2 Độ Be’ khi thu hoạch 29 29 30 30
3 Thời gian kết tinh (ngày) 32 38 35 43
4 Độ dày lớp kết tinh (cm) 3,2 3,5 3 3
5 Độ hạt tập trung (mm) 7-10 7-10 3-5 3-5
Mức nước trên bề mặt lớp muối khi
6 3 3 3 3
thu hoạch (cm)
7 Thời gian lớp nền (năm) 4 4 3 3

68
* Nội dung khảo nghiệm

- Khảo nghiệm tính năng kỹ thuật của hệ thống thiết bị như công suất, tần số, độ
rung, năng suất, độ ổn định làm việc, tốc độ quay của từng thiết bị và chung của
cả hệ thống.
- Khảo nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi rửa và so sánh với tiêu
chuẩn chất lượng muối công nghiệp Việt Nam.

* Kết quả khảo nghiệm mẫu hệ thống thiết bị làm sạch muối sau thu hoạch

Chất lượng muối sau khi rửa không chỉ phụ thuộc chất lượng nguyên liệu đầu vào
mà còn phụ thuộc vào một số chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị như lưu lượng nước cung
cấp trong lúc rửa, góc nghiêng của vít tải rửa, sàng tách nước, phương pháp cấp nước
rửa.v.v...Vì vậy trong quá trình thí nghiệm có thay đổi mức nước, thay đổi góc nghiêng
của sàng và thay đổi phương pháp cung cấp nước.
* Thí nghiệm rửa muối ô KT2
- Khối lượng muối thí nghiệm: 5 tấn.
Phương pháp lấy mẫu: + Trước khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu trong đống muối,
mỗi mẫu 0,8 kg.
+ Sau khi rửa: Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu ngay sau khi ra khỏi sàng, mỗi mẫu 0,8 kg.
- Góc nghiêng của sàng 120.
- Lượng nước rửa cung cấp: 0,8 m3/tấn.
- Nồng độ của nước chạt rửa: 25,2 0Be’.
- Phương pháp cấp nước: Từ dưới đáy vít tải lên.
- Chất lượng muối theo phân loại của cơ sở: Loại 1.
- Nồng độ nước chạt sau khi rửa 25,50Be’, rửa 1 lần.
Kết quả phân tích chất lượng muối ô KT2 được ghi ở bảng 5.2

69
Bảng 5.2 kết quả phân tích chất lượng muối ô KT2 trước và sau khi rửa.
Trước Sau
Chỉ tiêu chất lượng (%) Ghi chú
rửa rửa
T1 7,19 7,76 - T1 là kết quả thử ở tung tâm
Độ ẩm
CT 8,59 7,7 1 (TCTCCL -Quatest1).
T1 96,2 98,52 - CT là kết quả thử tại Văn
NaCl
CT 95,05 97,54 phòng Công ty muối Ninh
T1 0,16 0,15 Thuận.
++
Ca
CT 0,19 0,17 - Phương pháp thử theo
T1 0,52 0,36 TCVN 3973-84.
++
Mg
CT 0,77 0,29 - Độ ẩm tính theo % khối
T1 1,1 0,91 lượng mẫu thử.
S04-- ++ ++ --
CT 1,42 0,79 - NaCl; Ca ; Mg ; S04 và
Tạp chất T1 0,26 0,16 tạp chất không tan tính theo
không tan CT 0,19 0,43 % khối lượng trên chất khô

5.4 Nhận xét và kiến nghị.


Nhận xét
- Đề tài đã điều tra khảo sát các mẫu thiết bị rửa muối ở trong và ngoài nước, trên
cơ sở đó lựa chọn, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm trong điều kiện sản xuất để đánh giá
các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị và công nghệ rửa. Kết quả thử nghiệm cho thấy vít tải
hở, cánh vít làm việc liên tục là hợp lý. Các thông số kỹ thuật của vít tải phù hợp với
yêu cầu rửa muối sau thu hoạch. Sàng tách nước đạt được độ ẩm sau rửa theo yêu cầu
đặt ra đối với muối sau thu hoạch.
- Thiết bị hoàn toàn chế tạo trong nước nên giá thành hạ, chỉ bằng ½ giá thành
thiết bị của Trung Quốc và bằng 1/3 của Đài Loan.
Chất lượng muối sau khi rửa được nâng cao, đạt yêu cầu đặt ra của dữ liệu đặt
ban đầu. Hàm lượng NaCl; Ca++; tạp chất không tan tương đương với tiêu chuẩn muối
công nghiệp. Hàm lượng S04--; Mg++ giảm một cách đángkể, trung bình S04-- giảm

70
45%; Mg++ giảm 38% . Đây là 2 loại tạp chất rất khó loại bỏ trong quá trình xử lý kỹ
thuật chế chạt và thu hoạch. Bề mặt hạt muối sau khi rửa trắng hơn, độ hạt vẫn giữ
được nguyên vẹn, chứng tỏ lớp nước ót bám trên bề mặt hạt muối được làm sạch. Hiệu
quả kinh tế cao. Hầu hết các nước sản xuất muối công nghiệp đều áp dụng qui trình rửa
sơ bộ sau thu hoạch. Công suất thiết bị phù hợp với khối lượng muối thu hoạch của xí
nghiệp. vào vụ thu hoạch mỗi ngày đồng muối Tri Hải thu hoạch trung bình 650-700
tấn, nhu cầu rửa chiếm 200-220 tấn /ngày.
Kiến nghị:
Tiếp tục theo dõi trong sản xuất để đánh giá độ bền, độ ổn định của thiết bị chất
lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư

71
Chương VI

KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT MUỐI PHƠI NƯỚC TẬP TRUNG VỚI
HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ GIỚI GIỚI HÓA VÀ TỰ ĐỘNG HÓA.

6.1. Điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình.

6.1.1. Điều kiện cần thiết của địa điểm xây dựng mô hình.

- Là cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung có diện tích sản xuất hữu hiệu trên
200ha.

- Các khu diện tích sản xuất được quy hoạch hợp lý theo công nghệ PHABA.

- Có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho kết tinh dài ngày (độ dày muối kết
tinh đạt trên 80mm).

- Có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đảm nhận được các khâu vận hành, chăm
sóc bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thống thiết bị của mô hình sau khi được tập
huấn kỹ thuật.

6.1.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình

* Xí nghiệp muối Cà Ná.

Xí nghiệp muối Cà Ná là xí nghiệp sản xuất muối theo phương pháp phơi nước tập
trung lớn nhất của Công ty muối Ninh Thuận - Tỉnh Bình Thuận, Xí nghiệp này được
xây dựng từ năm 1927. Qua nhiều biến động về diện tích, nhân công... hiện tại tổng
diện tích sản xuất hữu hiệu của Cà Ná: 392,53ha, trong đó :

- Khu điều tiết: 105,15ha.

Nồng độ mặn của nước biển trong khu điều tiết dao động từ 3 ÷ 4,250Be’

- Khu bay hơi chế chạt: 202,08ha.

Nồng độ mặn của nước biển trong khu bay hơi dao động từ 4,25 ÷ 140Be’

- Khu kết tinh thạch cao : 47,67ha.

72
Nồng độ mặn của nước chạt trong khu kết tinh thạch cao và lắng lọc các tạp chất tan
và không tan: 14 ÷ 250Be’

- Khu kết tinh muối; 34,57ha.

Nồng độ của nước chạt trong khu kết tinh muối dao động : 25 ÷ 300Be’

- Khu chứa nước ót sau kết tinh muối: 3,06ha

Nồng độ nước ót dao động : 30 ÷ 320Be’.

Hệ thống các trạm bơm cấp nước biển và nước chạt:

Xí nghiệp muối Cà Ná được trang bị 3 trạm bơm cấp nước biển và nước chạt với các
năng suất sau:

- Trạm bơm I bơm cấp nước biển khu điều tiết có nồng độ mặn 3,7 ÷ 40 Be’

Với năng suất thực tế 900m3/h (2 tổ máy).

- Trạm bơm II bơm cấp nước biển cho khu bay hơi có nồng độ mặn 4 ÷ 4,50 Be’

Với năng suất thực tế 900m3/h (2 tổ máy).

- Trạm bơm III bơm cấp nước chạt cho khu kết tinh thạch cao và khu lắng trong có
nồng độ nước chạt 15 ÷ 160 Be’

với năng suất thực tế 500m3/h (1 tổ máy).

Hệ thống xưởng cơ khí của xí nghiệp.

Xí nghiệp muối Cà Ná có hệ thống xưởng cơ khí chế tạo và sửa chửa trang thiết
bị đang hoạt động đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cũng như yêu cầu sử dụng, bảo
dưỡng và sửa chữa cũng như chế tạo các chi tiết, thiết bị lẻ cho hệ thống thiết bị được
nghiên cứu, thiết kế và chế tạo của đề tài với hệ thống máy tiện, máy hàn, máy cắt...

Đội cơ khí của xí nghiệp được trang bị các ô tô vận chuyển muối; băng tải tự
hành 20 ÷ 30 tấn/h trên máy kéo Kubota; xe nâng với gầu múc; cẩu tự hành; hệ thống
băng tải đánh đống muối...

73
Các khu điều tiết; bay hơi; kết tinh thạch cao và kết tinh muối của xí nghiệp được
quy hoạch xây dựng hợp lý theo công nghệ tiến tiến.

Diện tích các ô kết tinh thạch cao và kết tinh muối được quy hoạch rộng trên
5.000m2 có thể đảm bảo cho hoạt động của hệ thống chăm sóc, thu hoạch muối theo
hướng cơ giới hóa.

* Xí nghiệp muối Tri Hải

Xí nghiệp muối Tri Hải là xí nghiệp sản xuất muối thô (muối công nghiệp) theo
phương pháp phơi nước tập trung được xây dựng, quy hoạch theo công nghệ tiên tiến
mới nhất của Công Ty muối Ninh Thuận. Xí nghiệp được xây dựng năm 1998 với
tổng diện tích sản xuất hữu hiệu: 341,61ha; trong đó:

- Khu điều tiết: 54,40ha

Nồng độ mặn của nước biển trong khu điều tiết dao động: 2,8 ÷ 3,50Be’

- Khu bay hơi: 205,42ha

Nồng độ mặn của nước biển trong khu bay hơi dao động: 3,5 ÷ 140Be’

- Khu kết tinh thạch cao (lắng trong): 53,30ha

Nồng độ mặn của nước chạt trong khu kết tinh thạch cao dao động: 14 ÷ 250Be’

- Khu kết tinh muối: 24,29ha

Nồng độ của nước chạt trong khu kết tinh muối dao động: 25 ÷ 300Be’

- Khu chứa nước ót: 4,20ha

Nồng độ của nước ót trong khu chứa: 30 ÷ 320Be’

Hệ thống trạm bơm cấp nước biển và nước chạt:

Xí nghiệp muối Tri Hải được trang bị 4 trạm bơm cấp nước biển và nước chạt với
các năng suất sau:

74
- Trạm bơm I cấp nước biển vào khu điều tiết có nồng độ mặn: 2,8 ÷ 30Be’, với năng
suất thực tế: 1520m3/h (3 tổ máy).

- Trạm bơm II chuyển tiếp cấp nước biển (nâng cao độ) có nồng độ mặn: 3÷3,20Be’,
với năng suất: 1400m3/h (2 tổ máy).

- Trạm bơm III chuyển tiếp cấp nước biển (nâng cao độ) có nồng độ mặn:
3,2 ÷ 3,30Be’, với năng suất: 1400m3/h (2 tổ máy).

- Trạm bơm IV chuyển tiếp cấp nước biển (nâng cao độ) có nồng độ mặn:
3,3 ÷3,50Be’, với năng suất: 500m3/h (3 tổ máy).

Hệ thống xưởng cơ khí của xí nghiệp:

Mặc dù chưa được trang bị đồng bộ, đầy đủ các máy gia công, cắt gọt kim loại như
xí nghiệp muối Cà Ná, nhưng xưởng cơ khí Tri Hải cũng đang vận hành bảo dưỡng,
sửa chữa nhỏ các trang thiết bị phục vụ sản xuất muối phơi nước tập trung đáp ứng
được yêu cầu của sản xuất: Với số lượng ô tô vận chuyển muối - 4 chiếc (3 xe zin130;
1 xe IFAW50); 1 máy kéo MTZ50; 1 máy kéo Kubota 2002; 1 xe nâng; băng tải truyền
tải muối tự hành với Kubota; hệ thống băng tải nhập muối vào kho; cầu cân xe tải; dàn
phay lưỡi thẳng 2m, 1,6m...

Các khu kết tinh, bay hơi, kết tinh thạch cao và kết tinh muối của xí nghiệp được
quy hoạch xây dựng hợp lý theo công nghệ tiên tiến, phần nền ô của các khu kết tinh
được lu, nén chặt đảm bảo hoạt động bình thường của máy phay chăm sóc và thu hoạch
muối trên đồng (máy phay theo MTZ 50 - 3000kg). Riêng hai đường xuống thẳng theo
đường dẫn được đóng cọc, lu, nén chặt đảm bảo cho xe vận chuyển muối (Zil 130 với
tổng tải trọng trên 10 tấn) hoạt động bình thường.

- Các khu bay hơi nước chế chạt được đánh số: BHS 1÷51

- Các khu kết tinh thạch cao (lắng trong) được đánh số: TC 1÷39

- Các khu kết tinh muối được đánh số: KT1 ÷KT36.

* So sánh xí nghiệp muối Cà Ná và xí nghiệp muối Tri Hải:

75
Xí nghiệp muối Cà Ná và xí nghiệp muối Tri Hải đều là cơ sở sản xuất muối
phơi nước tập trung của Công ty muối Ninh Thuận, đều có diện tích sản xuất hữu hiệu
lớn hơn 200ha, các diện tích sản xuất đều được quy hoạch hợp lý theo công nghệ
PHABA và đều có đội ngũ công nhân kỹ thuật đảm nhận được các khâu vận hành,
chăm sóc bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thiết bị được trang bị trong mô hình khi được
tập huấn kỹ thuật.

Qua xem xét kỹ, đề tài cùng ban giám đốc công ty muối Ninh Thuận nhận thấy xí
nghiệp sản xuất muối Tri Hải có những ưu điểm nổi bật:

- Tại Tri Hải đã được thử nghiệm và xây dựng dự án triển khai tiến bộ kỹ thuật
phủ bạt che mưa đồng muối kết tinh của Viện nghiên cứu muối Thiên Tân Trung Quốc.
Sản lượng muối kết tinh tại các ô phủ bạt che mưa cao 1500-2000tấn/ha. Quá trình thu
hoạch muối gặp khó khăn do lớp muối kết tinh dày không thể xới bằng lưỡi phay
thẳng. Sử dụng cày xới muối CXM -2,0 trong khâu thu hoạch muối là hợp lý.

- Do sản lượng lớn nên thời gian thu hoạch muối của các ô kết tinh có phủ bạt
thường kéo dài: 7 đến trên 10 ngày làm chậm mùa vụ, việc đưa máy thu gom muối
THM -2,0 vào giải quyết cơ giới hóa các khâu gom và chuyển tải muối lên phương tiện
vận chuyển sẽ rút ngắn đáng kể thời gian thu hoạch.

- Trạm bơm cấp nước biển cho sản xuất của xí nghiệp có hệ thống bơm hướng
trục 3 máy với công suất 37,5kw thích hợp cho lắp đặt hệ thống tự động cấp nước với
các thông số mức thủy triều và nồng độ mặn của nước biển.

- Xí nghiệp muối Tri Hải mới thành lập (năm1998) nên số lượng cán bộ công
nhân viên hợp đồng dài hạn: 80 người so với 226 người của Cà Ná. Công nhân thu
hoạch muối thường được thuê khoán theo thời vụ nên việc đưa hệ thống thiết bị cơ giới
hóa vào không hoặc ít ảnh hưởng đến chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên
làm tại xí nghiệp.

- Xí nghiệp muối Tri Hải mới thành lập nên các ô kết tinh chưa “thuộc” nên số
lượng muối loại II sát nền tại các ô phủ bạt và không phủ bạt lớn, hệ thống máy rửa sau

76
thu hoạch sẽ phát huy được tác dụng khi rửa muối tại các ô kết tinh và cuối cùng là đội
ngũ cán bộ kỹ thuật của Tri Hải đã được làm quen với hệ thống thiết bị cơ giới hóa
trong quá trình thí nghiệm trong sản xuất.
6.2 Lắp đạt vận hành mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản
xuất muối phơi nước tập trung tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Công ty muối Ninh
Thuận - tỉnh Ninh Thuận.
Với chức năng, nhiệm vụ và cấu tạo của các hệ thống thiết bị phục vụ cơ giới hóa
sản xuất muối phơi nước tập trung của đề tài KC 07 -21 cho từng công đoạn sản xuất
có những đặc điểm riêng biệt khác nhau cộng vào đấy các vị trí lắp đặt trong Xí nghiệp
muối Tri Hải của chúng cũng khác nhau và thời điểm sử dụng vận hành các hệ thống
thiết bị này cũng không đồng nhất. Để tiện cho theo dõi quá trình hoạt động của mô
hình, đề tài sẽ trình bày quá trình lắp đặt, vận hành của từng hệ thống thiết bị riêng lẻ
và những nhận xét về hoạt động của chúng.
Lắp đặt vận hành hệ thống tự động cung cấp nước biển và kiểm tra điều khiển chế
chạt tại XN muối Tri Hải - Ninh Thuận.

*Lắp đặt vận hành hệ thống tự động cấp nước biển.

Hệ thống tự động cấp nước biển với các sensor kiểm tra báo hiệu mức nước và
nồng độ mặn của nước biển được lắp đặt vận hành chính thức tại trạm bơm I gồm 3 tổ
máy bơm HTĐ 1950 - 4,5; với các thống số kỹ thuật.

* Lưu lượng bơm Q = 1800 ÷ 2100m3/h.

- Cột áp: H = 5,4 ÷ 3,4m

- Tốc độ quay: n = 970v/phút.

- Công suất động cơ: N = 37kw

- Các thông số điều khiển tự động: Nồng độ mặn của nước biển: 30Be’±0,1

- Mức nước thủy triều: Điều chỉnh theo mức triều với mức tối đa thích hợp.

77
Bảng 6.1 cho thấy số liệu thống kê ngày giờ bơm, mức nước thủy triều và dòng
điện trung bình của bơm 1 trong trạm bơm I.

Với mức nước thủy triều dao động cho các chế độ bơm đặt mức tối thiểu 1,3m
(1,4m) khởi động và mức dừng 1,3 m (1,4m) các tổ bơm hoạt động ổn định. Sản lượng
nước cung cấp cho hồ điều hòa đạt mức tối đa trong khi đó chi phí năng lượng điện đạt
mức tối thiểu bằng dòng điện trung bình cho một bơm trong trạm suốt thời gian vận
hành đạt mức thấp nhất.

Việc lựa chọn, đặt mức nước và nồng độ muối của nước biển cho hệ thống tự
động điều khiển trạm bơm, giúp cho hệ thống hoạt động chính xác kể cả khi không có
mặt công nhân vận hành. Các số liệu thống kê hoạt động được lưu giữ trong phần mềm
tạo thuận lợi cho khâu kiểm tra sản xuất.

Hệ thống tự động điều khiển trạm bơm cấp nước biển cho khu điều hòa đã được
lắp đặt và hoạt động ổn định từ tháng 1/2005 đến nay.

* Lắp đặt vận hành hệ thống kiểm tra, điều khiển chế chạt.

Như đã nêu ở phần trên hệ thống kiểm tra, điều khiển chế chạt bao gồm thiết bị
đo tỷ trọng xách tay (đo quang phổ) Kyoto Nhật Bản, tủ điện với phần mềm, máy vi
tính chuyên dùng và hệ thống thừa hành, báo hiệu và chấp hành đóng các khởi động từ
cho máy công tác đã được lắp đặt và vận hành trong sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri
Hải.

78
Bảng 6.1. Bảng theo dõi vận hành trạm bơm I cấp nước biển cho khu điều hòa.
TT Ngày vận Mức thủy triều (m)
Thời gian vận Dòng Nồng Ghi chú
hành trạm hành (giờ) điện tb 1 độ mặn
bơm Làm Đỉnh Dừng Làm Dừng bơm (A) (0Be’)
việc việc
1 10/2/2005 1,5 1,9 1,5 22 3(11/2) 63 3
2 11/2/2005 1,4 1,8 1,4 22 4 64 3
3 12/2/2005 1,4 1,8 1,4 22 4 64 3
4 13/2/2005 - - - - - - - nghỉ bảo dưỡng
5 14/2/2005 1,3 1,5 1,3 11 17 67 3
6 15/2/2005 1,3 1,5 1,3 11 18 67 3
7 16/2/2005 1,3 1,6 1,3 11 19 67 3
8 17/2/2005 1,3 1,6 1,3 12 20 67 3
9 18/2/2005 1,3 1,6 1,3 12 21 66 3
10 19/2/2005 1,4 1,6 1,4 13 22 64 3
11 20/2/2005 1,4 1,6 1,4 14 23 63 3
12 21/2/2005 1,4 1,7 1,4 15 23 63 3
13 22/2/2005 1,4 1,7 1,4 15 23 63 3 làm việc 2 tổ
bơm
14 23/2/2005 1,4 1,7 1,4 17 1(24/2) 63 3
15 24/2/2005 1,4 1,6 1,4 18 2(25/2) 63 3
16 25/2/2005 1,4 1,6 1,4 22 2(26/2) 63 3
17 26/2/2005 1,3 1,6 1,3 21 2(27/2) 67 3
18 27/2/2005 - - - - - - - hết triều cường
19 28/2/2005 - - - - - - - -
20 1/3/2005 1,3 1,4 1,3 12 16 67 3
21 2/3/2005 1,3 1,5 1,3 12 18 67 3
22 3/3/2005 1,3 1,6 1,3 12 18 66 3
23 4/3/2005 1,3 1,7 1,4 12 19 63 3
24 5/3/2005 1,4 1,7 1,4 12 20 62 3
25 6/3/2005 1,4 1,8 1,4 13 21 62 3
26 7/3/2005 1,4 1,8 1,4 14 23 62 3
27 8/3/2005 1,4 1,7 1,4 16 23 61 3
28 9/3/2005 1,4 1,7 1,4 19 1(10/3) 63 3
29 10/3/2005 1,4 1,7 1,4 20 2(11/3) 63 3
30 11/3/2005 1,3 1,6 1,3 22 3912/3) 65 3

79
* Tập huấn, hướng dẫn sử dụng và vận hành trong sản xuất cày xới CXM -2.0 và liên
hợp thu gom muối THM 2,0 tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận.

Khác với các hệ thống thiết bị tự động cấp nước biển và rửa muối sơ bộ cần các
xây dựng nhỏ, tu bổ hạ tầng để lắp đặt, vận hành trong sản xuất. Các thiết bị phục vụ
thu hoạch muối theo nhiều công đoạn: Cày xới muối CXM - 2,0 và liên hợp thu gom
muối THM - 2,0 sau khi được vận hành rà trơn không tải, vận hành thử nghiệm trong
sản xuất, được tập huấn kỹ thuật và vận hành trực tiếp phục vụ khâu thu hoạch muối
thô nhiều công đoạn tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận từ tháng 8 năm 2004.
* Vận hành CXM -2,0 trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại Tri Hải -
Ninh Thuận
Việc sử dụng công nghệ và hệ thống thiết bị phủ bạt che mưa (công nghệ của
Trung Quốc) cho phép thời gian kết tinh muối của các ô kết tinh kéo dài 3 đến 6 tháng
hạn chế được ảnh hưởng của thời tiết đến quá trình kết tinh. Với thời gian kết tinh 6
tháng chiều dày của lớp muối kết tinh đạt trên dưới 200mm ( chưa thể kéo dài thêm
thời gian kết tinh, do với chiều dày ≥ 200mm lớp muối kết tinh sẽ chạm vào trục quay
của ru lô thu bạt). Để thu hoạch lớp muối kết tinh dày này như đã nêu ở phần trên,
phay lưỡi thẳng theo MTZ - 50 hầu như không thể phá vỡ các kết cấu đông kết của
muối cho các công đoạn sau của thu hoạch. Khắc phục hạn chế này của phay lưỡi
thẳng 2,0m theo máy kéo MTZ - 50, cày xới muối CXM - 2,0 liên hợp với MTZ - 50
được vận hành đã dễ dàng phá vỡ lớp muối kết tinh theo tầng (lớp) với chi phí nhiên
liệu và nhân công thấp (xem bảng 6.2).

Bảng 6.2 Một số thông số kỹ thuật khi vận hành CXM- 2,0 trên Ô KT 25A.
TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét
1 Bề rộng làm việc cm 2.000
2 Dạng bề mặt làm việc của diệp cày - - Xới sâu không lật
3 Chiều sâu làm việc cm 120
4 Tốc độ làm việc trung bình km/h 3,05
5 Năng suất làm việc trung bình ha/h 0,61
6 Chi phí nhiên liệu (diezel) l/h 8,36
7 Chi phí nhân công công/ha 0,234

80
Cày xới CXM -2,0 về cơ bản đã giải quyết được công đoạn khó khăn nhất trong
các khâu thu hoạch muối thô kết tinh dày trên 100mm. Sau khi khảo nghiệm (tháng
8/2004) CXM - 2,0 đã được đưa vào sử dụng chính thức trong sản xuất tại cơ sở. Liên
hợp với máy kéo MTZ 50 , CXM -2,0 trong năm 2004 và 2005 đã được vận hành phá
vỡ các lớp muối thô trước thu gom cho hầu hết các ô muối kết tinh được phủ bạt:
KT6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 24;2 5A; 26 và KT27
* Vận hành liên hợp thu gom muối THM -2,0 trong sản xuất muối phơi
nước tập trung tại Tri Hải - Ninh Thuận.
Liên hợp thu gom muối THM - 2,0 với các tính năng:
- Thu gom và chuyển tải muối thô lên phương tiện vận chuyển.
- Thu gom đánh luống muối thô trên các ô kết tinh chờ khô.
- Thu gom muối thô từ các luống trên đồng truyền tải lên phương tiện vận
chuyển.
- Xuất và truyền tải muối thô từ kho bảo quản lên phương tiện vậnchuyển.

Sau khi được chạy rà trơn, khảo nghiệm thu gom muối theo các quy trình định
sẵn của đề tài THM -2,0 được tập huấn chuyển giao cho đội cơ khí Xí nghiệp muối Tri
Hải, để chăm sóc, bảo dưỡng và vận hành trong sản xuất.

Mặc dù phải cạnh tranh với lao động hợp đồng thời vụ của xí nghiệp, nhưng với
những tính năng ưu việt: Năng suất cao, chi phí nhiên liệu thấpvà nhân công phục vụ ít
(1 đến 2 người theo máy), THM -2,0 cũng đã thực sự phục vụ cho khâu cơ giới hóa thu
hoạch muối thô của các ô kết tinh được phủ bạt che mưa như ô: KT16; KT25;
KT25A... với sản lượng thu hoạch và đánh luống trên 3.000 tấn muối thô như ở bảng
6.3 cho thấy.

81
Bảng 6.3. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT26

TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét

1 Bề rộng làm việc mm 2.000

2 Bề dày thu gom mm 100

3 Tốc độ dịch chuyển trung bình km/h 0,35

4 Năng suất trung bình Tấn/h 63

5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,25

6 Số công thay thế Công 113(86) Theo định mức


2004: 0,257c/tấn
(2005: 0,195c/tấn)

7 Thới gian làm việc h 7

8 Sản lượng thu gom Tấn 441

Bảng 6.4. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT 25

TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét

1 Bề rộng làm việc mm 2.000

2 Bề dày thu gom mm 120

3 Tốc độ dịch chuyển trung bình km/h 0,34

4 Năng suất trung bình Tấn/h 66

5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,3

6 Số công thay thế Công 59 (45) Theo định mức


2004: 0,257c/tấn
(2005: 0,195c/tấn)

7 Thới gian làm việc h 3,47

8 Sản lượng thu gom Tấn 229,22

82
Bảng 6.5. Một số thông số kỹ thuật khi vận hành THM -2,0 tại ô KT 25A
TT Thông số Đơn vị Trị số Nhận xét
1 Bề rộng làm việc mm 2.000
2 Bề dày thu gom mm 100
3 Tốc độ dịch chuyển trung bình km/h 0,35
4 Năng suất trung bình Tấn/h 65
5 Chi phí nhiên liệu trung bình l/h 6,01
6 Số công thay thế Công 199 Theo định mức
(150) 2004: 0,257c/tấn
(2005: 0,195c/tấn)
7 Thới gian làm việc h 11,9
8 Sản lượng thu gom Tấn 774,11

* Lắp đặt, vận hành hệ thống thiết bị rửa muối sơ bộ sau thu hoạch tại Xí
nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận.
Đầu tháng 3 năm 2005, sử dụng vốn đối ứng của Công ty muối Ninh Thuận, kinh
phí của đề tài KC 07 -21, việc xây dựng hạ tầng cơ sở gồm: đổ bê tông cho lắp đặt dây
chuyền thiết bị trên diện tích 120m2 (30m x 40m); Xây bệ lên cho xe cấp liệu; tu bổ và
cải tạo hệ thống cấp nước rửa, hệ thống điện .v.v... và lắp đặt dây chuyền rửa sơ bộ
đồng bộ gồm: Phễu nạp nguyên liệu; Băng tải cấp liệu; Vít tải rửa liên tục; Sàng rung
tách nước; Băng tải xuất sản phẩm lên phương tiện vận chuyển và hệ thống cung cấp
nước rửa, hệ thống điện điều khiển đã được hoàn tất. Hệ thống làm sạch muối sơ bộ đã
được chính thức vận hành trong sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri Hải với các nhiệm vụ
chính:
- Rửa sơ bộ nâng cấp phẩm chất muối loại II lên loại I đây là lượng muối thô nằm
sát nền ô kết tinh, muối dùng làm đường lên xuống cho các phương tiện vận chuyển tại
các ô kết tinh, muối tận thu (cho kết tinh khi nâng cao nồng độ nước chạt và nước
ót).v.v...
Rửa sơ bộ nâng chất lượng muối thô theo yêu cầu của khách hàng. Bảng 6.6 cho
thấy một số số liệu rửa muối sơ bộ muối thô và chi phí năng lượng (kwh).

83
Bảng 6.6. Số liệu vận hành hệ thống làm sạch muối sơ bộ tại các ô đặc trưng
Số lượng Chi phí
TT Ngày vận hành Ô thu hoạch muối rửa năng lượng Ghi chú
muối (tấn) điện (kwh)
1 7/7/2005 KT 3 24.200 8,72
2 9/7/2005 KT 3 30.636 11,1
3 12/7/2005 KT 5 24.978 9,01
4 14/7/2005 KT 5 55.614 20,1
5 19/7/2005 KT 19 30.000 11,0
6 26/7/2005 KT 21 27.050 9,8
7 10/8/2005 KT 23 49.300 17,75
8 11/8/2005 KT 23 36.790 13,2
Tổng số 278.568 100,68

6.3. Hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình ứng dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa
trong sản xuất muối phơi nước tập trung tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận.

Hệ thống thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất muối phơi nước tập trung đã được đưa
vào vận hành trong sản xuất tại Xí nghiệp muối Tri Hải - Ninh Thuận bao gồm:

- Hệ thống điều khiển trạm bơm cấp nước biển (trạm bơm 3 x 37KW).

- Hệ thống hiển thị, lưu giữ số liệu và điều khiển quá trình chế chạt: Phần mềm
chuyên dụng, giao diện hiển thị trên PC và thiết bị đo quang phổ xách tay
Kyoto- Nhật Bản.

- Hệ thống thiết bị thu hoạch muối:

+ Cày xới muối CXM -2,0

+ Liên hợp thu hoạch muối SY-495 (Trung Quốc chế tạo)

+ Liên hợp thu hoạch muối THM -2,0 (thiết kế và chế tạo trong nước)

+ Xe vận chuyển muối 24hp, 2 cầu chủ động 6 bánh lốp, ben tự đổ.

- Hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch:

84
+ Vít rửa muối liên tục 30tấn/h

+ Băng tải nạp liệu 6m : 30tấn/h

+ sàng rung tách nước : 30tấn/h

+ Băng tải sản phẩm 10m: 30tấn/h

+ Phễu nạp liệu 4m3.

+ Bơm cấp nước rửa sau thu hoạch.

Ngoài hệ thống tự động cấp nước biển được lắp đặt và vận hành từ tháng 5/2004
thay thế cho tủ điện của trạm bơm cấpI 3x37kW. Các hệ thống thiết bị khác đều
được xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (khu vực lắp ráp máy,cung cấp nước; cầu
dẫn lên xuống .v.v...) , lắp ráp và tập huấn kỹ thuật đưa vào vận hành từ tháng 4
năm 2005. Sơ bộ nhận xét như sau:

a) Hệ thống tự động cấp nước biển với các thông số mực nước biển và nồng độ
mặn của nước biển hoạt động ổn định, thể hiện tính tự động hóa của khâu cấp
nước biển cao. Hệ thống hiển thị, lưu giữ số liệu và điều khiển quá trình chế
chạt với phần mềm chuyên dụng hoạt động ổn định, tin cậy.

b) Hệ thống thiết bị thu hoạch muối:

Dàn cày xới với động lực MTZ 50, làm nhiệm vụ phá vỡ lớp muối kết tinh phát
huy được hiệu quả trong sản xuất.

Liên hợp thu hoạch THM -2,0 đã khắc phục được những nhược điểm của SY-
495 trong điều kiện sử dụng ở Việt Nam. Từng bước đã đưa vào phục vụ quá trình
thu hoạch muối của Xí nghiệp.

c) Hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch đã được khảo nghiệm và lắp đặt đưa
vào sản xuất. Chất lượng và năng suất rửa muối thô đạt yêu cầu thiết kế cũng
như đòi hỏi của sản xuất.

Hệ thống thiết bị đã phát huy được hiệu quả trong sản xuất. Ngoài hiệu quả xã hội:
giảm nhẹ cường độ lao động cho công nhân lao động việc ứng dụng hệ thống thiết bị

85
cơ giới hóa trong sản xuất tại xí nghiệp muối Tri Hải còn giúp tăng năng suất, rút ngắn
thời gian chăm sóc thu hoạch muối. Tăng chất lượng muối thô qua rửa sau thu hoạch
và ứng dụng chặt chẽ các yêu cầu loại bỏ tạp chất trong quá trình chế chạt.

Về hiệu quả kinh tế có thể thấy ở phần tính toán hiệu quả kinh tế của từng hệ thống
thiết bị riêng lẻ nêu trên. Nếu hệ thống thiết bị được sự điều hành, giám sát chặt chẽ về
tổ chức cũng như chăm sóc bảo dưỡng kỹ thuật hàng năm sẽ mang lại lợi nhuận nhiều
trăm triệu cho xí nghiệp.

6.4 Nhận xét và kiến nghị.

Với sự năng động bám sát các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung, vận
chuyển lắp đặt, tập huấn hướng dẫn sử dụng và theo dõi vận hành trong sản xuất của
các thánh viên thực hiện đề tài cùng với sự mạnh dạn đầu tư kinh phí, nhân công nhất
là sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty muối Ninh Thuận, Giám đốc xí nghiệp
muối TRi Hải, hệ thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa trong quá trình sản xuất
muối phơi nước tập trung đã được lắp đặt vận hành thường xuyên tại Xí nghiệp muối
Tri Hải Ninh Thuận. Qua thời gian xây dựng mô hình đã có những nhận xét và đề nghị
sau:

6.3.1. Mô hình xí nghiệp sản xuất muối phơi nước tập trung ứng dụng hệ thống,
thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa của đề tài KC 07-21 đã minh chứng được khả năng
cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung bằng hệ thống thiết bị chế tạo
trong nước đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, giảm cường độ lao động
cho người sản xuất, giá thành thiết bị được người sản xuất chấp nhận.

6.3.2. Các kết quả nghiên cứu thiết kế cũng như kết quả xây dựng mô hình đã tạo
niềm tin, sự thống nhất giữa cơ quan thực hiện đề tài (Viện Cơ điện nông nghiệp và
công nghệ sau thu hoạch) và đơn vị tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật (Công ty muối Ninh
Thuận) với các kết quả khả quan trong nghiên cứu ứng dụng và lợi ích thực tế của mô
hình sản xuất.

86
6.3.3. Để duy trì hoạt động của mô hình cũng như để có thể ứng dụng nhân rộng
cho các xí nghiệp sản xuất khác, đề tài KC 07-21 và Công Ty mối Ninh Thuận mong
muốn được tiếp tục hợp tác nghiên cứu chuyên sâu hơn để hoàn thiện hệ thống thiết bị
phục vụ cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung.

6.3.4. Đề nghị các cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn; Bộ
Khoa học và công nghệ hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để từng bước hoàn thiện mô
hình, tạo điều kiện cho hệ thống thiết bị cơ giới hóa thực sự phục vụ cho các cơ sở sản
xuất muối phơi nước tập trung ở nước ta.

87
PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.

Với hiện trạng, năng suất và chất lượng muối thô sản xuất hiện nay của nước ta,
để có thể đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu muối cho tiêu dùng và các ngành công
nghiệp trong nước, giảm nhập khẩu tiến tới xuất khẩu trong giai đoạn 2005 -2010. Việc
nâng cấp cải tạo, khai hoang mở rộng diện tích sản xuất muối phơi nước tập trung theo
hướng công nghiệp là xu thế tất yếu.

Sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng công nghiệp, tự thân phương pháp
này với các ưu thế năng suất, chất lượng muối cao, số lượng nhận công phục vụ sản
xuất thấp (quy theo diện tích sản xuất) lại đòi hỏi phải áp dụng khoa học công nghệ và
trang bị hệ thống máy móc thiết bị cơ giới hóa các khâu sản xuất cao.

Đề tài:”Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để
cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung”. Thuộc chương trình khoa
học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Khoa học và công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Đã nghiên cứu tương đối đồng bộ
từ quy trình công nghệ cơ giới hóa sản xuất muối phơi nước tập trung tự động cấp
nước biển, kiểm tra quá trình phơi nước, kết tinh, cơ giới hóa chăm sóc thu hoạch và
làm sạch muối sau thu hoạch có những kết luận và đề nghị sau:

I. Kết luận

1.1 Quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới
hóa, tự động hóa được xây dựng của đề tài gắn với hệ thống thiết bị cơ giới
hóa, tự động hóa được nghiên cứu của đề tài cùng với hệ thống thiết bị hiện
được sử dụng tại các cơ sở sản xuất muối phơi nước tập trung đã được thử
nghiệm dài ngày trong quá trình sản xuất đạt được mục tiêu tăng năng suất,
chất lượng muối và giảm cường độ lao động cho người sản xuất.

1.2 Các tài liệu nghiên cứu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng thủy văn và các
giải pháp loại bỏ các tạp chất tan và không tan trong quá trình phơi nước và kết

88
tinh muối là những số liệu đóng góp hữu ích cho công tác quy hoạch phát triển
sản xuất muối phơi nước tập trung trong tương lai.

1.3 Hệ thống tự động điều khiển cấp nước biển với các thông số nồng độ mặn và
mức thủy triều cùng với phần mềm chuyên dụng kiểm tra giám sát khu vực
phơi nước chế chạt và kết tinh muối lần đầu được lắp đặt sử dụng ở Việt Nam
đã cải thiện được chất lượng nước biển cung cấp cho sản xuất, giảm chi phi
năng lượng trên đơn vị nguyên liệu và nâng cấp chất lượng muối kết tinh thông
qua kiểm tra cảnh báo và thống kê lưu giữ các số liệu nước chạt bán tự động.

1.4 Hệ thống máy thu hoạch muối bao gồm cày xới CXM - 2,0, liên hợp thu gom
muối THM -2,0 đã được nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm trong thực
tế sản xuất lần đầu tiên trong nước đã khắc phục được những nhược điểm của
những máy móc, công cụ hiện đang sử dụng tại các đồng muối phơi nước tập
trung, nâng cao năng suất, giảm nhẹ cường độ lao động và giá thành chế tạo
được sản xuất chấp nhận.

1.5 Hệ thống thiết bị rửa muối sau thu hoạch cùng công nghệ nâng cao chất lượng
muối sau thu hoạch đã được nghiên cứu, thiết kế chế tạo hoàn chỉnh đưa vào
khảo nghiệm và ứng dụng trong mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung.
Hệ thống đã chứng minh được tính ưu việt nâng cao phẩm cấp chất lượng muối
sau thu hoạch cũng như hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng trong sản xuất.

1.6 Mô hình xí nghiệp sản xuất muối phơi nước tập trung ứng dụng quy trình, hệ
thống thiết bị cơ giới hóa và tự động hóa của đề tài đã minh chứng được khả
năng cơ giới hóa quá trình sản xuất muối bằng hệ thống thiết bị chế tạo trong
nước cũng đạt được các mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, giảm cường
độ lao động cho người sản xuất có hiệu quả kinh tế trong ứng dụng và giá
thành thiết bị được người sản xuất chấp nhận.

89
II. Kiến nghị

Đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị
để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung”. Là đề tài mang tính
đồng bộ cao, nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị giải quyết nhiều công
đoạn trong quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung nhưng thời gian thực hiện
không dài (30tháng) nhất là thời gian theo dõi hoạt động và hoàn thiện thiết bị máy
móc (6 tháng). Đề nghị các cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Bộ Khoa học và công nghệ hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho đề tài cũng như
cơ sở ứng dụng hệ thống thiết bị để hoàn thiện và từng bước nhân rộng mô hình
trong sản xuất muối phơi nước tập trung ở nước ta.

90
Lời Cảm ơn
Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước KC 07-21: “Nghiên cứu hoàn thiện
công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất
muối phơi nước tập trung”.
Xin được chân thành cảm ơn!
Bộ Khoa học và công nghệ.
Ban chủ nhiệm chương trình KC 07-21.
Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.
Đã tin tưởng giao phó, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để đề tài hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu đúng chất lượng và tiến
độ đã đặt ra.
Xin được chân thành cảm ơn!
Hội đồng tư vấn quốc gia.
Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.
Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước.
Đã sáng suốt, khách quan và tỷ mỷ góp ý cho đề tài những ý kiến quý báu
trong quá trình thực hiện và trong các báo cáo khoa học của đề tài.
Xin được chân thành cảm ơn!
Công ty muối Ninh Thuận.
Xí nghiệp muối Tri Hải.
Xí nghiệp muối Cà Ná.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về địa bàn, nhân công, kinh phí đối ứng.v.v...
giúp cho đề tài thí nghiệm được hệ thống máy móc thiết bị cơ giới hóa sản xuất
muối phơi nước tập trung và giúp cho việc xây dựng, duy trì hoạt động của mô
hình sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa.
Một lần nữa đề tài KC 07-21 xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ công tâm
của các cơ quan hữu quan và rất mong muốn được tiếp tục hợp tác lâu dài trong
tương lai.

Thay mặt các cán bộ nghiên cứu thực hiện đề tài.


Chủ nhiệm đề tài KC 07-21

91
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sản xuất, lưu thông
muối 2000-2010 số 980/1997 QĐTTg.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục chế biến nông lâm sản và
ngành nghề nông thôn - Báo cáo kết quả thực hiện dự án: Điều tra thực trạng ngành
muối Việt Nam 1999.
3. UBND Tỉnh Khánh Hòa - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn- Dự án quy
hoạch sản xuất chế biến muối tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2002 ÷ 2010.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hội thảo phát triển sản xuất muối
công nghiệp kết hợp đẩy mạnh sử dụng muối trong nước - Hà nội, tháng 12-2002.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hội thảo kiện toàn công tác quản lý
nhà nước, đầu tư phát triển sản xuất muối - Phan Rang, tháng 4 năm 2002.
6. PGS.TS. Phan Tam Đồng - Phương pháp sản xuất muối ăn, thạch cao và nước
ót từ nước biển hoặc từ nước mặn.
7. PGS.TS. Phan Tam Đồng - Công nghệ phân ba (PHABA) tinh chế muối ăn.
8. Công Ty muối Ninh Thuận - Đề tài nghiên cứu ứng dụng phủ bạt che mưa cho
đồng muối kết tinh tại Xí nghiệp muối Tri Hải.
9. Vũ Bội Tuyền - Phương pháp sản xuất muối phơi nước - 1976.
10. Bùi Song Châu - Kỹ thuật sản xuất muối khoáng -2005
11. Tổng công ty muối - Báo cáo nghiên cứu khả thi khu kinh tế muối Quán Thẻ
- Ninh Thuận - tháng 3 năm 1999.
12 Viện Cơ điện Nông nghiệp - Nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời trong
sản xuất và sinh hoạt nông thôn - 1999 ÷ 2001.
13. Viện Cơ điện Nông nghiệp - Nghiên cứu hệ thống tự động điều khiển nhiệt
độ và độ ẩm trong sản xuất hạt giống - 2001÷ 2003.

14. Tài liệu niên giám thống kê của các trạm khí tượng thủy văn - 1995÷2004.

92
15. Viện Cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch - Các báo cáo tổng
kết nghiên cứu khoa học công nghệ hệ thống thiết bị cơ giới hóa sản xuất muối phơi
nước tập trung - 2005.
16. Họ vi điều khiển 8051: Tống Văn On, Hoàng Đức Hải. Nhà xuất bản Lao
động – Xã hội, Hà Nội 2001
17. Vi xử lý trong Đo lường và Điều khiển: Ngô Diên Tập. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội 1999
18. Kỹ thuật Ghép nối máy tính: Ngô Diên Tập. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội 2000
19. Đo lường và Điều khiển bằng máy tính: Ngô Diên Tập. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001
20. Philips Semiconductor 80C51-Based 8-Bit Microcontrollers
21. Giáo trình lý thuyết & bài tập Borland Delphi: Lê Phương Lan, Hoàng Đức
Hải. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2000
22. OrCad 9 - Phần mềm Thiết kế mạch in: Hoàng Văn Đặng. Nhà xuất bản Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh 2000
23. OrCad 9 - Phần mềm Vẽ mạch nguyên lý: Hoàng Văn Đặng. Nhà xuất bản
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 2001
24. Industrial Electronics: James Maas. Prentice-Hall International, Inc
25. Kỹ thuật sản xuất muối theo phương pháp phơi cát - Nhà xuất bản nông
nghiệp - 2001.
26. Nguyễn Đình Xuất, Bùi Sơn Long - Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản
xuất muối tinh - 1988.
27. Rửa muối (do đoàn thực tập rửa muối ghi chép tại nhà máy rử muối xưởng
hoá công Bì Tú Oa, Thanh Đảo, Trung Quốc) - 1984.
28. Báo cáo khoa học - Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết kế, chế tạo một số
thiết bị chính và lắp đặt, thực nghiệm sản xuất dây chuyền tinh chế muối ở Việt Nam -
KS. Phan Nhuận Thái - TP. HCM 4- 1999.

93
29. Nguyễn Minh Tuyển - Các máy khuấy trộn trong công nghiệp- Nhà xuất bản
KH&KT - Hà Nội 1987.
30. Đàm Thanh - Chiến lược "lấy muối nuôi muối" nguồn tự lực phát triển đồng
muối
Thời báo KTVN Số 82 - 1998.
31. Борисов А. М. ФаТеев - М. Н. ГохТель .А. Х - Сельскохозайственние
Погрузочно Разгрузочные Машины - Изгательство Машиностроение - 1973 Г.
32. Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm - Thiết kế chi tiết máy - Nhà xuất
bản giáo dục - 1999.
33. PGS.TS Ninh Đức Tốn - Dung sai và lắp ghép - Nhà xuất bản giáo dục -
2000.
34. Д. Ф. Куприанов, Г. Ф. Метальникоь - Техническа Механика -
Изгательство "Выская школа" 1975 Г.
35. П.М. Заика - Вибрационые Зерноочистительные Машины.- Теориа и
Расчёт - Изгательство "Машиностроение" - Москва 1973 Г.
36. Truphanov B.B Nghiên cứu sự làm việc của xới sâu trong làm đất - Kỷ yếu
VIM - Tập 82 năm 1978 (tiếng Nga).
37. Panou C.V và Gilstain H.H, Cơ sở kích thước của xới sâu- Tạp chí máy kéo
và mày nông nghiệp số 9/1982 (Tiếng Nga).
38. Máy nông nghiệp Sôphia a 1975 (tiếng Bungaria)
39. Glstain H.H, Máy xới sâu PCH -2,9 làm đất mặn - Tạp chí máy kéo và máy
nông nghiệp số 8/1984 (Tiếng Nga).
40 Đoàn Văn Điện - Nguyễn Bảng - Lý thuyết tính toán máy nông nghiệp -
ĐHNL 1986.

94

You might also like