You are on page 1of 6

Thứ tư, ngày 18 tháng 08 năm 2010 | 09:22 (GMT+7)

Cuộc "lấn sân" của cựu bộ trưởng thương mại Trương


Đình Tuyển
Tác giả: Huỳnh Phan

Khi đưa tin về cuộc hội thảo "Chính sách công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ: Kinh
nghiệm của Nhật Bản và những vấn đề của Việt Nam", diễn ra cuối tháng trước tại
Hà Nội, người viết bài này đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

>> Nỗ lực vô vọng của nhà truyền giáo xứ Phù Tang

>> Công nghiệp phụ trợ: Nỗi trăn trở nằm lòng của ông viện trưởng

Khi đưa tin về cuộc hội thảo "Chính sách công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ: Kinh
nghiệm của Nhật Bản và những vấn đề của Việt Nam", diễn ra cuối tháng trước tại Hà
Nội, người viết bài này đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Thứ nhất là khi mới bước chân vào phòng hội thảo, hình ảnh Giáo sư Yoshiharu Tsuboi
đang ngồi ở bàn chủ tọa cùng với GS. TS Đỗ Hoài Nam đã đập ngay vào mắt người viết.
Sự ngạc nhiên này càng tăng lên trong quá trình hội thảo, khi sau mỗi bài trình bày của
một diễn giả hay bình luận của một người tham dự, bất kể là từ phía Việt Nam hay Nhật
Bản, vị giáo sư này lại đưa ra những nhận xét, hay đặt ra những câu hỏi rất sắc sảo.

Cho đến nay nhiều người Việt Nam, trong đó có người viết, đều nghĩ ông là một nhà
nghiên cứu lịch sử Việt Nam với cuốn sách nổi tiếng "Nước Đại Nam đối diện với Pháp
và Trung Hoa" và một tham luận gây xôn xao trong Hội nghị Việt Nam học năm 2008 tại
Hà Nội với tiêu đề "Khảo cứu lại về Hồ Chí Minh", trong đó ông đưa ra các chứng cứ
lịch sử để chứng minh rằng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa cộng hòa.

Thứ hai là, gần như cùng một lúc, cái giọng rất chói, đã rất quen thuộc với người viết từ
hồi theo dõi cuộc đàm phán marathon của Việt Nam để gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), đã đập luôn vào tai. Ông WTO Trương Đình Tuyển đang say sưa thuyết
trình về đề tài phát triển công nghiệp hỗ trợ. Càng nghe càng bị hút vào đề tài ông trình
bày là "Kiến nghị cách tiếp cận và chính sách cho Việt Nam". Cứ như ông là đang là Bộ
trưởng Công Thương, chứ không phải nguyên Bộ trưởng Thương mại.

Tiếp cận từ góc độ văn hóa và lịch sử

"Tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu lịch sử Việt Nam, nhưng công việc chính của tôi là giảng
dạy về chính trị học tại Trường Chính trị học và Kinh tế học thuộc Đại học Waseda
(Nhật Bản). Chính trị học, trong đó có chính sách đối ngoại, không thể tách rời khỏi kinh
tế học, bao gồm cả chính sách thương mại và công nghiệp", Giáo sư Tsuboi giải thích
trong một cuộc phỏng vấn vào cuối hội thảo.
"Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam, cũng như Việt Nam học, tôi cũng quan tâm đến
mục tiêu công nghiệp hoá của Việt Nam, và bắt đầu nghiên cứu về chính sách công
nghiệp của Việt Nam từ năm 1991. Khi đó tôi làm ở Sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội", Giáo
sư Tsuboi nói tiếp.

GS Tsuboi say sưa trao đổi bên lề Hội thảo với GS. TS Đỗ Hoài Nam.

Theo Giáo sư Tsuboi, trong khoảng 20 năm qua, Việt Nam mới ở vào giai đoạn đầu của
đổi mới kinh tế, nên chính sách công nghiệp chưa quan trọng lắm. Và sự quan tâm chính
của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào việc khai thác tài nguyên thô.

"Nhưng cho đến thời điểm này, chính sách công nghiệp mới thực sự có vai trò quan
trọng, khi Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng cho giai đoạn 10 năm tới.
Chính vì vậy, không chỉ từ phía Việt Nam, mà cả từ phía Nhật, ở cả cấp chính phủ lẫn
giới nghiên cứu, sự quan tâm đến chính sách công nghiệp hoá của Việt Nam ngày càng
tăng", Giáo sư Tsuboi nói.

Nhưng cơ duyên thực sự khiến vị giáo sư này tham gia vào việc thúc đẩy chính sách công
nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam lại đến từ sự thay đổi chính trường ở Nhật Bản, khi Đảng Dân
chủ Nhật Bản (DPJ) đã kết thúc khoảng nửa thế kỷ cầm quyền hầu như liên tục của Đảng
Dân chủ Tự do.

Ông kể rằng, trước khi Yoshito Sengoku, một trong những người bạn thân nhất của ông
suốt hơn 20 năm qua, trở thành bộ trưởng phụ trách chiến lược quốc gia của chính phủ
mới, ông đã không hề làm việc cho JICA. Bởi, về chính trị, mặc dù không phải đảng viên
DPJ, ông có quan hệ gần gũi với hầu hết các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng này.

"Khi ông Sengoku xây dựng chiến lược quốc gia, và tôi đã đề nghị ông ta sang Việt Nam
để tìm hiểu những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Ông ta đã nhận lời, và đã cùng với tôi
sang Việt Nam vào đầu tháng 5 vừa rồi", Giáo sư Tsuboi kể.
Tuy nhiên, sau đó ông Sengoku đã được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Nội các và là
cánh tay phải của Tân Thủ tướng Naoto Kan. Ở cương vị mới, ông Sengoku đã buộc phải
xa rời mối quan tâm trước đó với Việt Nam, và đã uỷ nhiệm người bạn thân của mình,
Giáo sư Tsuboi, thay ông lo việc này.

"Ông ta đã nói điều đó với ông Nam và ông Tuyển, khi họ sang Nhật vào đầu tháng 6.
Thế rồi, JICA đã bổ nhiệm tôi làm cố vấn cao cấp của họ. Đó là lý do tại sao tôi ở đây",
Giáo sư Tsuboi giải thích.

Giáo sư Tsuboi đã thẳng thắn công nhận rằng việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt
Nam có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với nền công nghiệp Nhật Bản. Và, theo ông, đó là
một trong những điểm mấu chốt trong quan hệ đối tác chiến lược đã được xác lập giữa
hai quốc gia Đông Á này.

Giáo sư Tsuboi cho hay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Nhật phải đóng cửa
nhà máy bởi không có người kế tục. Lý do là những người đó không có con trai, mà chỉ
có một cô con gái. Ngành công nghiệp phụ trợ Nhật Bản có nguy cơ bị co lại đáng kể,
thậm chí bị xóa sổ, nếu không tìm được những người kế nghiệp.

"Trong quá trình tìm kiếm này, nhiều ông chủ các SMEs của Nhật đã nhận thấy rằng
những người trẻ tuổi và tài năng từ Việt Nam hoàn toàn có thể kế nghiệp họ. Theo kiểu
"cha vợ" truyền nghề cho "con rể". Nếu chúng tôi thành công trong việc chuyển giao
công nghệ và bí quyết nghề nghiệp đã ở trình độ rất tinh xảo này cho Việt Nam, không
chỉ Việt Nam phát triển, mà đó còn là cơ hội sống sót cho những nghề được coi là niềm
tự hào của người Nhật. Chính vì vậy, đây là câu chuyện có tính sống còn với cả hai bên",
Giáo sư Tsuboi nhấn mạnh.

Ông cho biết thêm, Nhật Bản không chọn một quốc gia Đông Nam Á nào khác cho việc
"truyền nghề" này, bởi về văn hóa và lịch sử, Việt Nam là nước có "chất" Đông Á nhiều
hơn. Chính vì vậy, Việt Nam là nước gần gũi nhất với Nhật Bản trong khu vực này.

"Cũng vì lý do đó, cách tiếp cận của tôi là từ góc độ văn hóa và lịch sử. Từ góc độ này,
tôi cố gắng thuyết phục các đồng nghiệp Việt Nam, chứ không cố tìm cách áp đặt một mô
hình phát triển nào cho họ. Phải có cách đi riêng đối với Việt Nam", Giáo sư Tsuboi tiếp
tục, khi nhận xét về cách tiếp cận kiểu hàn lâm của Giáo sư Kenichi Ohno, mặc dù ông
đánh giá rất cao vai trò của người tiền nhiệm trong việc truyền bá ý tưởng về một nền
công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Cách đi riêng, theo Giáo sư Tsuboi với tư cách một người quá am hiểu lịch sử Việt Nam,
phải dựa trên cơ sở nhận thức rõ đặc tính của người Việt: Họ chỉ đoàn kết trong thời
chiến, chứ trong thời bình điều này không được thể hiện rõ ràng, nếu không nói là có
phần ngược lại. Và ông cho rằng đây chính là điểm cực kỳ quan trọng và cần xem xét kỹ
càng, khi đề ra chiến lược và chính sách phát triển cho Việt Nam.

"Chẳng hạn, phải làm sao để cho người Việt Nam ý thức một cách rõ ràng được rằng
"thương trường cũng là chiến trường". Cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt, và mang tính
sống còn. Và người Việt Nam, từ các nhà hoạch định chính sách đến các chủ doanh
nghiệp, phải đoàn kết lại để xây dựng một nền công nghiệp hỗ trợ phát triển, để sản
phẩm made in Vietnam đủ sức cạnh tranh và giành chiến thắng trên thị trường thế giới",
ông "bật mí".

"Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công,
thành công, đại thành công!", Giáo sư Tsuboi kết luận.

Tiếp cận từ góc độ hội nhập quốc tế

Ông Tuyển đã giải thích, trong giờ giải lao, rằng ông vốn xuất thân từ kỹ sư cơ khí, trước
khi sang làm thương mại, chứ không phải tay mơ trong câu chuyện công nghiệp hỗ trợ.
Ông có khái niệm căn bản về công nghiệp và chính sách công nghiệp.

"Hồi ở Nghệ An ra (nơi ông Tuyển được phân công về làm Bí thư Tỉnh ủy, trước khi quay
lại Bộ Thương mại), tôi có nói với Thủ tướng Phan Văn Khải rằng hãy cho tôi về Bộ
Công nghiệp. Ông Khải bảo rằng thôi Bộ Công nghiệp là câu chuyện công nghiệp hóa
lâu dài, để Hoàng Trung Hải còn trẻ trung làm, còn tôi thì quá già dặn để đi lo câu
chuyện đàm phán hội nhập trước mắt", ông Tuyển lý giải thêm về mối quan tâm từ lâu
của ông đến chính sách phát triển công nghiệp, và không quên nói thêm rằng ông tham
gia vào vụ này là do ông Phan Đăng Tuất lôi kéo.

Dường như nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã có lý trong trường hợp của ông Tuyển,
và không chỉ trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, mà ông Tuyển đã thể
hiện rõ sự già yếu của mình trong những thời điểm cam go nhất. Ông đã quay trở lại với
mong muốn cách đây gần một thập kỷ của mình là hoạch định chính sách công nghiệp
của Việt Nam dưới góc nhìn hội nhập quốc tế.

Ông đã chỉ ra thực trạng hiện nay của ngành công nghiệp Việt Nam một cách rõ ràng và
ngắn gọn: Cơ bản đang là ngành công nghiệp gia công và lắp ráp, và hệ quả của nó là giá
trị gia tăng thấp, bởi giá trị nhập khẩu trong sản phẩm công nghiệp nói chung và sản
phẩm công nghiệp xuất khẩu rất lớn. "Xuất khẩu một sản phẩm dệt may chẳng hạn, 70-
80% là nhập khẩu rồi", ông Tuyển dẫn chứng.

Ông Tuyển cũng vạch rõ rằng việc thiếu một ngành công nghiệp hỗ trợ là nguyên nhân
quan trọng của tình trạng tăng nhập siêu - một vấn đề đang làm đau đầu lãnh đạo chính
phủ, nhất là vào các kỳ họp quốc hội. "Tỷ lệ nhập siêu hiện trên 20%, nếu tính tỷ lệ nhập
siêu hàng công nghiệp, con số này lên tới 70%", ông Tuyển cảnh báo.

Thậm chí, ông còn đi xa hơn nữa, khi nêu ra nguy cơ các nhà lắp ráp và sản xuất sản
phẩm cuối cùng của nước ngoài có thể rút khỏi thị trường Việt Nam vì không tìm được
nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng tại chỗ, trong khi sức ép giá nhân công tăng lên.

"Chỉ riêng việc Samsung đầu tư một tỷ USD làm nhà máy thì tới gần 900 triệu USD là
dành để nhập thiết bị và linh phụ kiện để lắp ráp từ nước ngoài", ông Tuyển nói.
Việc tìm hiểu kinh nghiệm Hàn Quốc trong chuyến khảo sát nền kinh tế Nhật Bản - Hàn
Quốc - Đài Loan cũng giúp ông Tuyển đưa ra một khái niệm dễ hiểu, nhưng đầy đủ, về
công nghiệp hỗ trợ. "Hàn Quốc gọi đó là ngành công nghiệp vật liệu và phụ tùng. Điều
này phù hợp với Việt Nam khi sẽ tập trung phát triển ngành sản xuất vật liệu, chi tiết linh
kiện cho ngành dệt may, da giày, máy móc cơ khí, ô tô, tàu thủy, điện gia dụng và thiết bị
điện tử", ông Tuyển liệt kê những ưu tiên trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong khi
quan điểm của các chuyên gia Nhật Bản là công nghiệp hỗ trợ chỉ phục vụ cho lắp ráp, và
muốn tách da giầy và dệt may riêng ra.

Ông Tuyển cũng nêu ra giới hạn cần tính đến khi lựa chọn những ngành công nghiệp hỗ
trợ cần phát triển. Trong đó, ông chỉ ra rằng trong việc lựa chọn sản phẩm chế tạo, Việt
Nam cần phải tính đến một thực tế quan trọng là cho đến nay không một quốc gia nào có
thể sản xuất tất cả các chi tiết, bộ phận. "Mỗi nước chỉ có thể sản xuất một số chi tiết, bộ
phận có lợi thế để có thể tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn
cầu", ông Tuyển nhận xét

Sau khi gợi ý các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà Việt Nam cần phát triển sản xuất, và
cách tổ chức sản xuất theo cụm - nhóm, nhằm đảm bảo tính đồng bộ tối đa trong cung
ứng, tiết kiệm chi phí vận chuyển, sử dụng chung các thiết bị công nghiệp và thông tin,
ông Tuyển đã đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chính sách ưu đãi và hỗ trợ.
"Việt Nam là nước đi sau, hàng rào bảo hộ bị giảm thiểu, cạnh tranh gay gắt. Chỉ có thể
phát triển được công nghiệp hỗ trợ nếu có chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển đủ
mạnh", nhà đàm phán thương mại kỳ cựu lý giải.

Ông dẫn ra rằng ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đều có chính sách này, mặc
dù đi trước Việt Nam hàng chục năm. "Một số chính sách vẫn còn áp dụng đến hiện nay",
ông nói, và kiến nghị rằng Việt Nam nên tập trung ưu đãi về giá thuê đất, ưu đãi về thuế
nhập khẩu thiết bị công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, cũng như thuế thu
nhập doanh nghiệp, bên cạnh quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ do nhà nước bỏ tiền ra.

Ông Tuyển cũng chỉ ra một bất cập lớn trong việc quản lý nhà nước, khi trách nhiệm phát
triển công nghiệp hỗ trợ dường như là việc của cả Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư
và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. "Phải lập ngay cục công nghiệp hỗ trợ
thuộc Bộ Công Thương để lo việc quản lý và phát triển. Tuy Bộ Kế hoạch và Đầu tư có
Cục Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, VCCI cũng có bộ phận này, nhưng không phải doanh
nghiệp nhỏ và vừa nào cũng làm công nghiệp hỗ trợ", ông Tuyển lập luận, và nhận xét
rằng dường như chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn ì ạch từ trước đến nay chính
là do thiếu một cơ quan có đầy đủ quyền lực.

Nhận xét về bài thuyết trình của ông Tuyển, ông Viện trưởng Phan Đăng Tuất, người đã
"lôi kéo" ông cựu bộ trưởng thương mại "lấn" sang sân chơi công nghiệp, thốt lên: "Tôi
đã đi dự quá nhiều hội thảo trong và ngoài nước, nghe quá nhiều chuyên gia, nhưng
chưa bao giờ có một công trình cô đọng, sắc nét, và đầy đủ như thế này, về công nghiệp
hỗ trợ."
Ông Tuyển, sau đó, thừa nhận rằng tất cả những điều ông trình bày đều có trong sách vở,
tài liệu, và công việc của ông chỉ là đúc kết lại, và tạo giá trị gia tăng cho nó bằng cách
sắp xếp cho hợp lý, bằng phân tích riêng của mình. Và nhất là bằng những kinh nghiệm
thực tế của ông cả ở Việt Nam và thu được từ chuyến đi khảo sát nước ngoài.

Nhưng quan trọng hơn, tất cả những điều này, cùng những đóng góp của các chuyên gia
Nhật Bản và Việt Nam, với tư cách là chuyên gia cao cấp của văn phòng chính phủ, ông
hứa sẽ trình bày kỹ càng với những người lãnh đạo cao nhất của chính phủ. "Lobby là
việc của tôi", ông Tuyển quả quyết.

Nghe bài trình bày của ông Tuyển, và lời cam kết của ông trước đầy đủ các chuyên gia
hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam về lĩnh vực này, mới thấy ông Tuất quả là tinh đời,
khi cố lôi kéo ông Tuyển vào đề án này.

"Tôi suy nghĩ mãi, và đi đến kết luận rằng ở xứ sở này chỉ có những người đầy uy tín như
ông Tuyển mới có thể chạm vào cái dinh lũy kiên cố ấy, tác động đến nó một cách hiệu
quả nhất. Tôi đã nói rằng ông phải ra đứng mũi chịu sào cái vụ này, nếu không đất nước
này sẽ không thúc đẩy công nghiệp hóa được. May quá, ông Tuyển đã nhận lời và thực
hiện một cách tuyệt vời", ông Tuất giải thích.

You might also like