You are on page 1of 9

Bài thí nghiệm: Xác định tốc độ ăn mòn và hiệu quả bảo vệ kim loại.

Bài thí nghiệm

XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ ĂN MÒN VÀ HIỆU QUẢ BẢO VỆ


CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI CỦA MỘT SỐ CHẤT ỨC
CHẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN CỰC THẾ ĐỘNG

I. Mục đích

 Xây dựng đồ thị Tafel từ phép đo phân cực thế động.


 Xác định thế mạch hở (OCP), độ đốc Tafel anot, catot.
 Xác định mật độ dòng ăn mòn và tốc độ ăn mòn theo phương
pháp Tafel.
 Nghiên cứu cơ chế và hiệu quả của chất ức chế.

II. Giới thiệu


Nghiên cứu ăn mòn và bảo vệ chống ăn mòn kim loại có ý nghĩa
to lớn về mặt kinh tế. Hằng năm, lượng kim loại bị thất thoát do ăn
mòn chiếm khoảng 10% tổng sản lượng kim loại mà con người sản
xuất được. Bên cạnh sự thất thoát đó, sự phá huỷ các công trình và các
tai nạn xảy ra do công trình bị hư hỏng đã gây ra một tổn thất vô cùng
to lớn về kinh tế và con người tại tất cả các quốc gia trên thế giới.

Hình 1: Tàu ‘Prestige’ (26 tuổi) gẫy đôi và chìm 70000 tấn dầu ở
biển tây bắc Tây Ban Nha.

1/9
Bài thí nghiệm: Xác định tốc độ ăn mòn và hiệu quả bảo vệ kim loại.

Hình 2: Năm 2000, tàu Erika (25 tuổi) chìm ở cách bờ biển nước
Anh 40 dặm, gây ô nhiễm nặng nề.

Hình 3: Máy bay nhỏ Harrier bị gãy bánh xe sau khi tham chiến
ở Faltlands (1982).

Quá trình ăn mòn phá huỷ kim loại thường xảy ra theo hai cơ chế
hoá học và điện hoá học, trong đó ăn mòn điện hoá học là phổ biến và
nguy hại hơn cả.
Các giải pháp chống ăn mòn vật liệu gắn liền với việc xác định
tốc độ ăn mòn của vật liệu trong các môi trường khác nhau. Bên cạnh
đó, việc áp dụng các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn cũng gắn liền
với các phép đo ăn mòn.
Có thể nghiên cứu tốc độ ăn mòn kim loại trong môi trường sử
dụng (phương pháp phơi mẫu tự nhiên) hoặc môi trường gia tốc (trong
phòng thí nghiệm) bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó cổ điển
nhất là phương pháp khối lượng (dựa trên khối lượng kim loại bị hao

2/9
Bài thí nghiệm: Xác định tốc độ ăn mòn và hiệu quả bảo vệ kim loại.

hụt khi kim loại loại tiếp xúc với môi trường ăn mòn). Tuy nhiên
phương pháp này đòi hỏi thời gian thí nghiệm lâu và không cho biết
thông tin về cơ chế của quá trình ăn mòn. Sự ra đời của các phương
pháp điện hoá giúp khắc phục những nhược điểm trên. Về cơ bản,
phương pháp điện hoá là một kỹ thuật gia tốc ăn mòn để nghiên cứu độ
bền ăn mòn, cơ chế ăn mòn và bảo vệ của chất ức chế được thực hiện
trong phòng thí nghiệm với sự hỗ trợ của các máy đo điện hoá.

Hình 4: Các máy đo điện hoá.

Về cơ bản, kỹ thuật điện hoá chia thành hai nhóm chính là


phương pháp kiểm soát thế (Potentiostat) và phương pháp kiểm soát
dòng (Galvanostat). Tuỳ thuộc vào mục đính và đối tượng nghiên cứu,
ta có thể kết hợp một hay nhiều phương pháp nêu trên. Các phương
pháp điện hoá thường gặp trong nghiên cứu điện hoá bao gồm: phương
pháp phân cực thế tĩnh và dòng tĩnh, phương pháp phân cực thế động
và dòng động, quét thế vòng tuần hoàn, tổng trở điện hoá, phân tích
điện hoá…

Hình 5: Giáo sư Julius Tafel, với phương trình thực nghiệm


Tafel đưa ra vào năm 1905.

3/9
Bài thí nghiệm: Xác định tốc độ ăn mòn và hiệu quả bảo vệ kim loại.

III. Nguyên tắc

III.1. Cơ sở lý thuyết ngoại suy Tafel


Với phản ứng tuân theo động học điện hoá thuần tuý, dòng điện
mạch ngoài i phụ thuộc vào thế điện cực E biểu diễn theo phương trình:

i = icorr [exp(αnFη/RT) – exp(-βnFη/RT)] (1)

Trong đó, quá thế (η) là độ phân cực thế điện cực so với thế ăn
mòn.
Khi phân cực lớn, thì phương trình (1) có thể đơn giản gần đúng
như sau:
- Nếu độ phân cực dương lớn (phân cực anốt), thì phương trình
catốt có thể bỏ qua. Khi đó:

α nF
icorr exp
i ≈ ia = η hay η = − 2.3RT log icorr + 2.3RT log ia (2)
RT αnF αnF

- Nếu độ phân cực âm lớn (phân cực catốt), thì phương trình anốt
có thể bỏ qua. Khi đó:

− β nF 2.3RT 2.3RT
icorr exp
i ≈ ic = = η hay η log icorr − log ic (3)
RT βnF βnF

Một cách tổng quát, phương trình (2), (3) có dạng chung là:
η = a + b log i
Phương trình này phù hợp với phương trình thực nghiệm Tafel đưa ra
năm 1905. Vì vậy, phần đoạn thẳng của đồ thị η − log(i ) được gọi là
đường thẳng Tafel. Độ dốc của đoạn thẳng gọi là độ dốc Tafel. Chúng
có thể dùng để xác định các thông số động học của phản ứng và hệ số
chuyển điện tích (α).

III.2. Đồ thị Tafel


- Đồ thị Tafel gồm hai nhánh anốt và catốt tương ứng với phản
ứng anốt và phản ứng catốt xảy ra trên điện cực. Đồ thị Tafel có thể
xây dựng trên cùng một phép đo. Tiến hành phân cực từ vùng thế catốt,

4/9
Bài thí nghiệm: Xác định tốc độ ăn mòn và hiệu quả bảo vệ kim loại.

khoảng -250 mV so với thế mạch hở (OCP), và tăng dần về phía thế
anốt đến khoảng +250 mV so với OCP.

Hình 6: Đồ thị Tafel với nhánh anốt và catốt trên cùng một phép đo.

- Cách xác định độ dốc Tafel:


Trên đồ thị Tafel, phần đoạn thẳng tuyến tính giữa thế và logi
(được gọi là đoạn thẳng Tafel). Hệ số góc của đoạn thẳng Tafel gọi là
độ dốc Tafel (hay hệ số Tafel).

III.3. Cách xác định mật độ dòng ăn mòn theo phương pháp ngoại
suy Tafel
Mật độ dòng ăn mòn được xác định trực tiếp từ đồ thị Tafel.
Dòng ăn mòn được xác định là giao điểm của phần nhánh anốt và catốt
tuyến tính ngoại suy đến thế mạch hở.

Hình 6: Cách xác định mật độ dòng ăn mòn theo phương pháp
ngoại suy Tafel.
Từ mật độ dòng ăn mòn, có thể tính tốc độ ăn mòn theo phương
trình sau:

5/9
Bài thí nghiệm: Xác định tốc độ ăn mòn và hiệu quả bảo vệ kim loại.

Vcorr (mm/năm) = K1 .(icorr / d). EW


- Trong đó:
Vcorr - tốc độ ăn mòn (mm/năm).
icorr - mật độ dòng ăn mòn (mA/cm2).
d - khối lượng riêng của kim loại (g/cm3).
EW – đương lượng điện hoá của kim loại (g).
Hệ số chuyển đổi K1 = 3,27 (mm/mA.cm.năm).

III.4. Ứng dụng của việc bảo vệ chống ăn mòn kim loại.
Sau đây là một số ứng dụng của việc bảo vệ chống ăn mòn kim
loại trong công nghệp

Hình 7: Nhà máy sản xuất thép có sử dụng chất ức chế chống ăn
mòn kim loại trong hệ thống giải nhiệt.

Hình 8: Ứng dụng việc sử dụng chất ức chế chống ăn mòn trong
nhà máy điện hạt nhân.

6/9
Bài thí nghiệm: Xác định tốc độ ăn mòn và hiệu quả bảo vệ kim loại.

Hình 9: Hệ thống tuần hoàn hở được sử dụng trong các ngành


công nghiệp nặng có sử dụng chất ức chế chống ăn mòn kim loại.

Hình 10: Turbin trong các nhà máy nhiệt điện có sử dụng chất ức
chế chống ăn mòn.

IV. Thực nghiệm

IV.1. Thiết bị và dụng cụ


- Máy đo Potentiostat kết nối với máy tính.
- Bình đo điện hoá, bộ lắp điện cực.
- Giấy nhám nhiều cỡ từ P300 đến P1200.
- Điện cực khảo sát làm bằng thép cacbon.
- Điện cực so sánh là Ag/AgCl (hay Cu/CuSO4).
- Điện cực đối là lưới platin (titan).

7/9
Bài thí nghiệm: Xác định tốc độ ăn mòn và hiệu quả bảo vệ kim loại.

- Cân phân tích (4 số lẻ).


- Becher 1000 ml – 2 cái.
- Becher 500 ml – 2 cái.
- Bình định mức 1000 ml – 1 cái.
- Ống đong 500 ml – 1 cái.
- Pipet 10 ml – 1cái.
- Pipet 1 ml – 1cái.
- Dung dịch H2SO4 0,1M, aceton, nước cất.
- Hoá chất Urotropin, Kali iodua theo nồng độ sau:

Chất Nồng độ (ppm)


KI 0 10 20
Urotropin 0 50 150

IV.2. Chuẩn bị mẫu đo


- Điện cực khảo sát làm bằng thép cacbon, diện tích tiếp xúc với
dung dịch đo là 1cm2. Điện cực được mài nhám từ P300 đến P1200,
tráng điện cực bằng acetone và sấy khô trong bình hút ẩm. Xử lý lại
điện cực sau mỗi lần đo.
- Điện cực đối phải được rửa nhiều lần bằng nước thường và
nước cất.
- Dung dịch đo: cho vào bình điện hoá khoảng 250 ml dung dịch
khảo sát sao cho các điện cực được ngâm ngập trong dung dịch.

IV.3. Sơ đồ mạch đo điện hoá

Hình 12: Sơ đồ mạch đo điện hoá.

8/9
Bài thí nghiệm: Xác định tốc độ ăn mòn và hiệu quả bảo vệ kim loại.

IV.4. Kỹ thuật đo
Trong phần thí nghiệm này, chúng ta sử dụng kỹ thuật phân cực
thế động để đo đường cong phân cực trong dung dịch H2SO4 0,1M theo
quy trình sau:
 Lắp ráp hệ điện cực vào máy đo Potentiostat như ở hình
12.
 Đo thế mạch hở (OCP) theo thời gian cho đến khi đạt giá
trị ổn định.
 Quét thế catốt (OCP-250mV) sang anốt (OCP+250 mV).
 Tốc độ quét thế là 5 mV/s.

IV.5. Trình bày kết quả

1. Dựng đồ thị Tafel. Xác định thế mạch hở (OCP)?


2. Xác định hệ số Tafel anốt (ba) và catốt (bc)?
3. Xác định mật độ dòng ăn mòn (icorr) và tốc độ dòng ăn
mòn (Vcorr)?
4. Tính hiệu quả bảo vệ của chất ức chế theo từng nồng độ
khảo sát. Lập bảng và vẽ đồ thị biểu diễn của hiệu quả bảo
vệ theo nồng độ chất ức chế?
5. Ứng dụng: Trong công nghiệp, người ta sử dụng phương
pháp gì để bảo vệ thép đường ống dẫn nước trong hệ thống
nước làm mát khỏi bị ăn mòn? Vì sao? Và bằng cách nào
để kiểm tra tốc độ ăn mòn thép trong hệ thống?

Tài liệu tham khảo

1. ASTM G3-89, Standard practice for conventions applicable to


electrochemical measurements in corrosion testing.

2. C.M.A. Brett, Electrochemistry principles, methods and


application, Oxford University Press Inc., New York, 1994.

3. D.T. Sawyer, Electrochemistry for chemist, John Wiley & Sonc


Inc., 1995.

4. V.S. Bagotsky, Fundamentals of electrochemistry, John Wiley &


Sonc Inc., 2006.

9/9

You might also like