You are on page 1of 160

Đầu sách

TRIỀN TY CÔNG
TRIỀN TY KÌNH
Tổng hợp từ Internet
MỤC LỤC

Đầu sách................................................................................................... 1
MỤC LỤC .................................................................................................. 3
GIỚI THIỆU VỀ TRIỀN TY CÔNG ................................................. 1
Triền ti kình trong Thái cực Trần gia ............................................ 14
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN .............. 23
NĂM TẦNG CÔNG PHU CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN.. 92
VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH .......... 103
练习陈氏太极拳缠丝劲的要领 ............................................................112
如何理解“運勁如抽絲” ........................................................................116
缠丝劲 ..................................................................................................128
淺談太極拳術的核心勁力纏絲勁 陳太平 ............................................139
太極拳纏絲勁和抽絲勁的異同 ............................................................146
Giới thiệu về Triền ty công 1

GIỚI THIỆU VỀ TRIỀN TY CÔNG


http://anh0028.blogspot.com/2013/05/gioi-thieu-ve-trien-ty-cong_22.html

Động tác của Trần thức Thái cực quyền (còn gọi là Thái
cực quyền họ Trần), trái xoay sang phải, xoắn ốc trên dưới,
dùng danh từ “Triền ti” này để hình dung hình thức động lực
của Trần thức Thái cực quyền. Phương pháp “Triền ti” gọi là
“Triền ti pháp”, dùng phương pháp “Triền ti” để luyện kình
gọi là luyện kình “Triền ti”, chúng ta dùng phương pháp này
để luyện công gọi là “Triền ti công”. Triền ti công chia hai
đoạn:
ĐOẠN 1: Đan điền dùng thuận hướng trục giữa, xoay
tròn trái phải Đan điền, Xoay tròn Đan điền ảnh hưởng đến
cái “hư”. “Triền ti” của hư cảm, xoay tròn Đan điền ảnh
hưởng đến vai - khuỷu tay: triền ti vai - khuỷu tay; xoay tròn
Đan điền ảnh hưởng đến hông - gối - mắt cá: triền ti hông -
gối - mắt cá. Dùng Đan điền làm trọng tâm, vận động toàn
thân, xuyên thông các khớp, đó chính là quy luật vận động
của đoạn 1 xoay tròn trái phải Đan điền. Xoay tròn trái phải
Đan điền ảnh hưởng đến tay, ngón cái dẫn gối xoay ra ngoài,
ngón út dẫn gối xoay vào trong. Khi ngón cái xoay ra ngoài,
khí từ Đan điền thông qua lưng đến ở ngón tay, ngón tay sẽ
cảm thấy nóng và căng. Khí từ sau lưng đến vai không thể
dừng lại, lấp tức đến, khi đến không thể dừng lại ở tay.
Xuyên thông từng khớp, dừng lại ở vùng vai, gọi là “đỉnh”,
dừng lại ở vùng tay, gọi là “đỉnh”. Khí đến tay xong xoay vào
trong, ngón út xoay vào trong, phương hướng của khí từ tay
đến Đan điền, biến hóa âm dương, giống như Thái cực đồ
đang xoay tròn, mặt đen chuyển đến mặt trắng, mặt trắng lại
chuyển đến mặt đen, gọi là âm cực sinh dương, dương cực
sinh âm, khí đến ngón tay gọi là “dương chỉ”. Tiếp tục đi thì
đến trong Đan điền, gọi là “đỉnh”, không thể đi nữa. Chuyển
2 Triền ty công – Triền ty kình

hóa từ ngón tay đến hướng Đan điền, gọi là “dương cực sinh
âm”, khí đến Đan điền không thể đi nữa. Đi nữa sản sinh
hiện tượng đi. Như vậy, từ Đan điền thông qua trọng lực
đến ngón tay, ấy gọi là “âm cực sinh dương”, âm cực sinh
dương, dương cực sinh âm biến hóa không ngừng, đó chính
là quy luật vận động chính của đoạn 1, xoay quanh trái phải
Đan điền là chính.
ĐOẠN 2: Trục giữa hướng ngang trong Đan điền, xoay
tròn trước sau hình thành nên phép vận dụng gập ngực eo.
Phép vận dụng gập ngực eo, sau khi phép vận dụng gập
ngực eo, từng khớp xương chuyển động. Sauk hi chuyển
động như vậy, khí đến ngón tay. Khi chuyển động theo
hướng ngược, khí trầm ở Đan điền, vậy có một số phối hợp,
mở ngực, gập ngực eo, phối hợp một tí. Quy luật vận động
của đoạn 1. Đoạn 2 là dùng vận hóa gập ngực eo là chính,
Đan điền dùng trục giữa hướng ngang là chính, xoay tròn
trước sau là chính, nhưng đa phần động tác đều là quy luật
vận động hai đoạn khác nhau phối hợp với nhau, ví như nói
“vàng cứng giã cối”. Quy luật vận động của đoạn 2 chuyển
tiếp ở đoạn 1, xoay tròn, rồi chuyển tiếp, ấy chính là đoạn 2.
Vận hóa gập ngực eo, chuyển đến sau đó tiếp tục đi, đó là
quy luật vận động của đoạn 1. Quy luật vận động hai đoạn
khác nhau đều có thể quy nạp thành một loại, đều lấy Đan
điền làm trọng tâm, vận động toàn thân, xuyên thông các
khớp. Đó gọi là “vạn pháp quy nhất”. Thái cực quyền thiên
biến vạn hóa, nhưng nó vốn có một quy luật. Tóm lại, chúng
ta học Thái cực quyền trước hết phải nắm lấy yếu điểm này,
mới có thể phát được. Nếu không biết nắm lấy yếu điểm này,
mà chỉ mô phỏng ở động tác ngoại hình, thì dù học rất nhiều,
cũng không hiểu được cái căn bản, tác dụng đem lại không
nhiều. Nếu nắm được yếu điểm ấy, vận dụng phương pháp
ấy vào trong bài tập, bạn thật sự nắm được phương pháp ấy
thì có thể phát huy ngàn vạn biến hóa. Dùng phương pháp
Giới thiệu về Triền ty công 3

ấy để học Thái cực quyền, thì sẽ đem lại tác dụng gấp bội.
BÀI TẬP 1: GIẢNG GIẢI ĐỘNG TÁC
Trạm trang
Đứng hai chân mở rộng bằng vai, hai gối chùn xuống,
trọng tâm nằm giữa hai đùi, hai tay nâng bằng vai, khuỷu tay
hạ xuống, long bàn tay đối nhau, hai mắt nhép nhẹ, đùi và
mình thành một góc 90o, vẫn là vô cực, cho nên gọi là “vô
cực trang công”. Phương pháp luyện tập “trạm trang” rất
nhiều, phải tiến hành từng bước từ nông đến sâu, thực hiện
trang pháp sơ cấp, chỉ cần đứng buông lỏng, khiến bản thân
buông lỏng từ trên xuống dưới, dùng ý niệm để suy nghĩ, các
khớp và cơ vùng cổ - vùng vai – vùng ngực - vùng eo – vùng
đùi, vùng chân đều buông lỏng, sau đó tập trung ý niệm ở
Đan điền. Gọi là “khí công”, tức là dùng ý niệm để tưởng
tượng buông lỏng hình thể. Phải thật sự buông lỏng rồi, một
thời gian bạn sẽ có cảm giác. Mục đích làm vậy là để đạt đến
điều chỉnh hô hấp, thư giãn thần kinh, điều chỉnh thân pháp
và quan hệ trong ngoài, cũng chính là quan hệ ý niệm chi
phối hình thể, đồng thời khiến nó vững chắc. “Trạm trang”
trông tợ như ngoại hình bất động, thực ra ý niệm không
ngừng suy nghĩ. Chúng ta để khí thông qua các khớp chạy
khắp từ đầu đến chân, sau đó qua huyệt Dũng tuyền ở lòng
bàn chân thoát ra ngoài cơ thể, khiến bệnh tật thoát ra
ngoài, khiến khí trọc thoát ra ngoài, khí thải thoát ra ngoài.
Chúng ta nói khí trầm Đan điền, cũng có thể gọi là khí thông
Đan điền. Phương pháp hô hấp là cách hô hấp tự nhiên, khi
mới luyện đứng năm phút là được, sau đó tùy theo sự thăng
tiến thể chất, mỗi lần 20 – 30 phút là vừa, mỗi ngày luyện
hai lần vào sáng sớm và buổi tối. Kiên trì luyện tập thời gian
dài nhất định sẽ thu được hiệu quả bất ngờ. Thực ra hàm
nghĩa của “trang công” không chỉ nói về “trạm trang”, mà
Thái cực quyền cơ thể công cũng là trang công, thao lộ thân
4 Triền ty công – Triền ty kình

thể chính là hoạt thao trang, mỗi loại có tác dụng và công
hiệu riêng. Hai bàn tay úp lên ở rốn, tay phải ở ngoài, ban
đầu xoay tròn 24 vòng thuận theo kim đồng hồ, rồi xoay 24
vòng ngược chiều kim đồng hồ, dừng lại ở chỗ Đan điền một
lát, sau đó buông lỏng huyệt Đan điền, buông lỏng huyệt Lao
cung, khôi phục thế đứng tự nhiên. Thu công xong, xát nóng
hai long bàn tay, vuốt từ hai bên tai đến đỉnh đầu rồi xuôi
xuống vùng mặt, làm đi làm lại vài lần. Ngoài ra còn làm
them các động tác bảo vệ mắt, động tác bảo vệ tai mắt, hoạt
động hai chân một lát.
BÀI TẬP 2: TRIỀN TI TẢ CHÍNH DIỆN
Đứng thẳng người, tay phải chống eo, ngón cái ở sau,
trọng tâm dồn về phía chân phải, chân trái bước ra phía trái
một bước rộng, tay trái đưa ở trước bụng, lòng bàn tay
hướng lên trên, tay trái đưa lên phía trên bên phải, đảo vòng
cung ở trước ngực phải, sau đó dồn trọng tâm về phía chân
trái, cánh tay trái xoay ra ngoài phía trái, vạch vòng cung ở
phía trước bên trái, rộng ngang với vai, dồn trọng tâm về
phía chân phải, tay trái xoay vào trong phía dưới bên phải,
vạch vòng cung đến trước ngực trái. Luyện tập Thái cực
quyền, nếu muốn học nội hàm thực chất của vận động thái
cực thì phải nắm bắt quy luật vận động của Thái cực quyền,
hiểu được căn nguyên của kình lực nằm ở đâu, trung tiết ở
đâu, ngọn ở đâu, đường vận hành đi như thế nào, làm sao
xuyên thông được các khớp. Nắm được thứ căn bản có tính
nguyên tắc, thì có thể suy một ra ba, thông một thông trăm.
Nếu tùy tiện luyện quyền, luyện sai, càng luyện càng sai, thì
dù tám hay mười năm cũng luyện chẳng ra gì. Vì vậy chúng
ta chỉ cần nắm một động tác, luyện thật thấu đáo, thì từ đó
sẽ tìm ra được quy luật vận động của Thái cực quyền. Nắm
được quy luật vận động ấy, sẽ giống như làm được một cái
khung sườn để tạc tượng. Khi có được cái khung sườn ấy rồi
Giới thiệu về Triền ty công 5

luyện tập, thì khác nào thêm da thịt thêm y phục lên trên
khung sườn ấy, “tác phẩm” càng làm càng tinh tế. Tác phẩm
làm ra có cái bình thường, có cái ưu tú, cũng có tinh phẩm.
Đây phải nói là “tinh phẩm”, rất công phu, rất nhiều người
không có lòng nhẫn nại, nên khó lấy được “chân kinh”.
BÀI TẬP 3: TRIỀN TI HỮU CHÍNH DIỆN
Dồn trọng tâm về chân phải, tay phải đưa sang trái vạch
vòng cung ở trước ngực trái, cánh tay phải xoay ra ngoài bên
phải, vạch vòng cung ở phía trước bên phải, rộng ngang với
vai. Chú ý: động tác Thái cực quyền chẳng qua là một khai
một hợp mà thôi. Lúc này là hợp kình, ngón út dẫn kình lý
hợp, khí trầm Đan điền. Lúc này xuyên chưởng, ngón giữa
dẫn kình. Lúc này xoay - gập – âm dương chuyển hoán. Lúc
này là khai, ngón cái dẫn kình. Chú ý: lực ở khuỷu tay, ở cổ
tay, làm như vậy có thể tránh đỡ vai, đạt đến trình độ buông
lỏng chất lượng cao. Bậc công phu thứ nhất của Thái cực
quyền chính là phải đạt đến buông lỏng, phải để toàn thân
buông lỏng. Chỉ có buông lỏng chất lượng cao mới có thể đả
thông kinh lạc, khớp xương, trừ khử cương kình, trọc kình ở
cơ thể. Chỗ then chốt yếu hại của cơ thể có bốn điểm: tức
hai vai và hai hông, chỉ cần bốn điểm này buông lỏng thì vấn
đề chất lượng được giải quyết, các vấn đề khác từ đó cũng
được giải quyết. Tiến hành luyện tập nhiều lần như vậy, phải
tinh tâm thể hội, dùi mài kỹ lưỡng, dưới sự chỉ dẫn của thầy,
mỗi động tác luyện 30 – 40 lần, kiên trì một năm ắt có hiệu
quả. Một khi bạn thật sự hiểu được chỗ áo diệu ở trong đó,
thì bạn sẽ cảm thấy thông suốt, tuyệt vời!
BÀI TẬP 4: TẢ HỮU HOÀNH KHAI BỘ
Đứng ở tư thế dự bị, tay trái chống eo, tay phải đưa
ngang ra một bên, lòng bàn tay hướng xiên ra ngoài, đầu
ngón tay hướng xiên lên trên, trọng tâm khống chế ở chân
6 Triền ty công – Triền ty kình

trái, người hơi chùn xuống, chân phải nhấc lên, rồi dùng mặt
trong gót chân nhè nhẹ tiếp đất theo hướng ngang, dồn
trọng tâm về bên phải, đồng thời đưa tay phải lên, hướng
sang phải từ thuận triền biến nghịch triền, chân trái dịch
sang phải nửa bước. Động tác “tả hoành khai bộ” (bước
ngang sang trái) và “hữu hoành khai bộ” (bước ngang sang
phải) như nhau, phương hướng ngược nhau. Hoành khai bộ
là ở trên nền tảng của “vân thủ” (chiêu thức như mây), trong
vận động giữ quy luật vận động động tác bất biến, bất biến
chân nhất động, vốn dĩ tư thế nắm tay đều biến rồi, vẫn phải
giữ nguyên trạng thái của thế quyền, ấy gọi là dạng tĩnh
trong động. Mong mọi người hiểu kỹ.
BÀI TẬP 5: TRIỀN TI HAI TAY PHÍA PHẢI
Bắt đầu đứng thẳng người, trước hết đặt chân phải ra
phía ngoài 70 – 80o, cùng thân hình xoay sang phải đồng
thời hoàn thành, theo đó dồn trọng tâm về bên phải, gập gối
hạ người xuống, nâng chân trái bước sang phía trước bên
trái một bước rộng, đồng thời hai tay “loát” sang bên phải,
lòng bàn tay hướng lui phía sau bên phải, dời trọng tâm đến
chân trái thành cung bộ, đồng thời tay trái xoay ra ngoài tay
phải xoay vào trong, từ phía sau bên phải hướng đến phía
trước bên trái, vận đến trước bụng trái, lòng bàn tay hướng
phía dưới bên trái, rồi tay trái xoay vào trong, tay phải xoay
ra ngoài, từ phía dưới bên trái hướng lên phía trên bên trái,
vạch vòng cung “bằng” ở phía trên vai trái, dồn trọng tâm
đến chân phải thành cung bộ, đồng thời hai tay từ phía
trước vai trái vạch vòng cung “bằng” ở trên đến trước vai
phải, rồi tay trái xoay ra ngoài, tay phải xoay vào trong vạch
vòng cung hướng xuống dưới, thành động tác tư thế dư bị,
hai tay trước sau “loát” thuận triền, hai chân phía trái thành
cung bộ, tiếp đó thuận triền theo thứ tự từ ngọn đến vùng
giữa đến vùng gót, tức là trước hết đưa khí hợp ở tay trái –
Giới thiệu về Triền ty công 7

khuỷu trái– vai trái đến eo bên trái rồi đến trước bụng, lúc
này khí đã nhập Đan điền. Động tác này dùng “yêu kình” tác
động đến hai chân, chân trái đạp đất, khiến cho “kình”
chuyển đến đùi – eo – khuỷu – tay, dời trọng tâm sang phải,
thân chuyển sang phải. Những cử động này, eo là nơi có tác
dụng chủ tể. Thế này là “hợp” - là “súc”, ý là “hợp kinh súc
thế”. Tiếp đó tay trái đưa sang phải lật bàn tay lên trên, đồng
thời chú ý eo trở xuống phải hạ trầm, giữ người bình ổn. Sau
đó chân đạp đất, khiến cho “kình” chuyển đến đùi – eo, rồi
chuyển đến khuỷu – tay, đồng thời xoạc chân mở tròn háng.
Thế này là “khai”, ý là “mở”. Trong khai có hợp, trong hợp có
khai, nằm ở giữa sắp mở chưa mở, đó chính là “cái gốc ở
chân” nói trong quyền luận, phát ở chân, chủ tể ở eo, hình ở
tay, từ bàn chân đến đùi, đến eo, vốn nên một khí chỉnh thể.
BÀI TẬP 6: TRIỀN TI HAI TAY PHÍA TRÁI
Bắt đầu đứng thẳng người, trước hết đặt chân phải ra
phía ngoài 70 – 80o, cùng thân hình xoay sang phải đồng
thời hoàn thành, theo đó dồn trọng tâm về bên phải, gập gối
hạ người xuống, nâng chân trái bước sang phía trước bên
trái một bước rộng, đồng thời hai tay “loát” sang bên phải,
lòng bàn tay hướng lui phía sau bên phải, dời trọng tâm đến
chân trái thành cung bộ, đồng thời tay phải xoay ra ngoài tay
trái xoay vào trong, từ phía sau bên trái hướng đến phía
trước bên phải, vận đến trước bụng phải, lòng bàn tay
hướng phía dưới bên phải, rồi tay phải xoay vào trong, tay
trái xoay ra ngoài, từ phía dưới bên phải hướng lên phía
trên bên phải, vạch vòng cung “bằng” ở phía trên vai phải,
dồn trọng tâm đến chân trái thành tả cung bộ, đồng thời hai
tay từ phía trước vai phải vạch vòng cung “bằng” ở trên đến
trước vai trái, rồi tay phải xoay ra ngoài, tay trái xoay vào
trong vạch vòng cung hướng xuống dưới, thành động tác tư
thế dư bị.
8 Triền ty công – Triền ty kình

BÀI TẬP 7: TẤN BỘ TRƯỚC TRÁI


Bắt đầu từ thế dự bị, người hơi quay sang trái, giữ bằng
hai chân, thả lỏng hông, gập gối hơi hạ người xuống, lòng
bàn tay trái hơi hướng xuống dưới, đầu ngón tay hướng về
trước; lòng bàn tay phải hướng xiên vào trong, đầu ngón tay
hướng xiên xuống dưới, tay trái thuận triền, tay phải nghịch
triền, “bằng” từ dưới lên trên, từ trái sang phải, lòng bàn tay
trái hướng xiên lên trên, đầu ngón tay xiên về phía trước;
lòng bàn tay phải hướng xiên ra sau, đầu ngón tay xiên lên
trên, đồng thời chân trái hướng sang phía trước bên trái,
dùng gót chân xát đất bước lên trước, dồn trọng tâm đến
chân trái, ngực hơi xoay sang phía sau bên phải, tay trái từ
thuận triền biến nghịch triền, tay phải từ nghịch triền biến
thuận triền, eo quay sang trái theo, hay bàn tay tiếp tục vạch
vòng cung sang trái. Khi dồn trọng tâm đến chân trái, gót
chân phải bước lên một bước, đặt ở bên chân trái. Triền ti
tấn bộ dùng phép luyện tập hai tay, phải chú ý yêu cầu thân
pháp trên hư dưới thực, hư không toàn hư, thực không toàn
thực, ở trên tay vạch vòng cung bằng kình bên trên không
mất, hư thực có độ; ở dưới chân bước như mèo đi, hai đùi
như cổ thụ vững chãi, eo háng chuyển động, trên dưới tương
tùy.
BÀI TẬP 8: TẤN BỘ TRƯỚC PHẢI
Trọng tâm ở chân trái, bước chân phải lên trước, đồng
thời hai tay từ dưới lên trên trái nghịch phải thuận hướng
phía trên trước vạch vòng cung “loát” ra phía sau; trọng tâm
dời sang phải theo tả bộ, hai tay hướng phía trước trái thuận
phải nghịch “bằng” về phía trước.
BÀI TẬP 9: THỐI BỘ SAU TRÁI PHẢI
Đứng hai chân song song, mắt nhìn về phía trước, tay trái
Giới thiệu về Triền ty công 9

hợp ở giữa eo phải, lòng bàn tay trái đẩy ra phía trước, hạ
khuỷu thả lỏng vai, dồn trọng tâm đến chân phải, nhấc chân
trái, mũi chân tiếp đất, hướng vào trong vạch vòng cung lùi
ra sau, đồng thời tay trái nghịch triền hướng xuống dưới,
chân vạch vòng cung chân trái “loát” ra sau, tay phải từ phía
sau lật đẩy lên phía trước. Dời trọng tâm đến chân trái, nhấc
chân phải, mũi chân chấm đất, hướng vào mặt trong vạch
vòng cung lùi phía sau, đồng thời tay trái nghịch triền
hướng xuống dưới, chân vạch vòng cung chân phải “loát” ra
sau, tay trái từ sau lật đẩy lên trước. Khi đảo bộ chú ý: thần
quán chú, hư linh đỉnh kình, khí trầm Đan điền, dùng eo –
đùi – chân dưới di chuyển thân hình, trong thối có tấn, trong
phòng thủ có tấn công.
BÀI TẬP 10: TRIỀN TI XUYÊN CHƯỞNG PHẢI
Dời trọng tâm đến chân trái, thành tả cung bộ, đồng thời
tay phải xoay vào trong, từ phía trên bên phải xuống phía
dưới, xuyên chưởng hướng trên bên trái, vạch vòng cung ở
trước ngực, đầu ngón tay hướng lên phía trên bên trái, dời
trọng tâm đến chân phải, thành hữu cung bộ, đồng thời tay
phải xoay ra ngoài, vạch vòng cung ở trước ngực hướng lên
phía trên bên phải, đến phía trên gối phải, cao ngang với vai,
thành tư thế động tác dư bị. Tay phải triền ti xuyên chưởng.
Chú ý các động tác, động thái đều phải thực tại, làm văn
chương trên chất lượng thả lỏng, thông thấu tạng phủ, khớp
xương, cơ bắp, tất cả mở ra, các khớp xuyên thông. Luận
thuyết quyền, khớp xương phải lỏng, da lông phải công, nhất
là khi làm động tác này, phải đặc biệt chú ý trên hư dưới
thực, eo trở lên bốn phần hướng lên, eo trở xuống sáu phần
hướng xuống, phải có cảm giác “đối lạp bạt trưởng” (ở eo
trở lên có cảm giác đi lên, ở eo trở xuống có cảm giác đi
xuống, giống như kéo từ hai phía trên dưới). Vì vậy, động tác
này “xuyên chưởng” là “kình” đi lên, cho nên lúc này cần
10 Triền ty công – Triền ty kình

phải có một “kình” đi xuống, ấy gọi là “có trên phải có dưới”.


Lúc này hạ bàn vững chắc, thả lỏng hông, ngồi vòng háng
tròn vững chãi, chú ý năm ngón chân bám đất, hai bên lòng
bàn chân vểnh lên, vểnh lên gọi là “hát phong cước” (bàn
chân uống gió). Công phu như thế nào phải xem cước lực có
vững chắc hay không.
BÀI TẬP 11: TRIỀN TI XUYÊN CHƯỞNG TRÁI
Dời trọng tâm đến chân phải, thành hữu cung bộ, đồng
thời tay trái xoay vào trong, từ phía trên bên trái xuống phía
dưới, xuyên chưởng hướng trên bên trái, vạch vòng cung ở
trước ngực, dời trọng tâm đến chân trái, thành tả cung bộ,
đồng thời tay trái xoay ra ngoài, vạch vòng cung từ trước
ngực hướng lên phía trên bên trái, đến phía trên gối trái, cao
ngang với vai, thành tư thế động tác dư bị. Triền ti xuyên
chưởng và “đơn vân thủ” là một đạo lý, cùng xuyên chưởng
làm chính, dùng eo làm chủ tể tác động các bộ vị, vận động
xuyên thông các khớp. Người hơi quay bên trái, đầu ngón
tay phải dẫn “kình” hồi vãn. Người quay sang phải, chân trái
đạp đất, khiến “kình” truyền đến ở eo – đùi – khuỷu – tay.
Dồn trọng tâm sang phải, tay trái lật ra ngoài đưa lên trên,
sau đó chân phải đạp đất. “Kình” khởi ở gót chân, phát ở đùi,
chủ tể ở eo, hình ở tay.
BÀI TẬP 12: TRIỀN TI MẶT PHẢI
Tay trái chống eo, ngón cái ở sau, chân phải bước tới
trước một bước rộng, trọng tâm ở bên phải, tay phải đưa tới
phía trước bên phải người, đầu ngón tay hướng về trước,
lòng bàn tay hướng ra ngoài, người hơi quay ra phía sau bên
phải, tay phải vạch vòng cung về phía sau bên phải, lòng bàn
tay xiên ra ngoài, người hơi quay về trái, dồn trọng tâm đến
chân phải, tay phải vạch vòng cung về phía trước trên, trổ về
vị trí cũ thành động tác dự bị. Triền ti mặt tay phải cũng
Giới thiệu về Triền ty công 11

giống như biến hóa của triền ti thuận nghịch, là biểu hiện
nhịp nhàng thống nhất giữa “nội kình” và “ngoại hình”. Cảm
giác dùng “nội kình” tác động “ngoại hình”, đồng thời yêu
cầu phải sâu hơn một bước. Khi thuận triền hít khí vào, nội
khí hội tụ ở Đan điền. Khi hít khí vào nghịch triền, từ trong
ra ngoài “kình” khởi ở gót chân, xuyên thông các khớp, từ
trên xuống dưới, hình ở tay, hình ở ngoài, trong ngoài nhịp
nhàng, vốn theo nguyên tắc trong không động, ngoài không
phát, eo không động, tay không phát, tục gọi là động cơ eo
háng gối.
BÀI TẬP 13: TRIỀN TI MẶT TRÁI
Người hơi quay sang phía sau bên trái, tay trái vạch vòng
cung ra phía sau, lòng bàn tay xiên ra ngoài, người hơi quay
sang phải, dồn trọng tâm đến chân phải, tay trái vạch vòng
cung về phía trên trước, trở lại tư thế ban đầu thành động
tác dự bị. Người hơi quay sang trái, mặt ngón út tay trái dẫn
“kình” nghịch triền, mở ra phía sau ngoài, sau đó từ nghịch
triền biến thuận triền, chân trái đạp đất, dồn trọng tâm về
phải, chân phải đạp đất, dồn trọng tâm về trái, thả lỏng hông
trái hạ trầm.
BÀI TẬP 14: TIỂU TRIỀN TI CHÍNH CHUYỂN TAY TRÁI
Người đứng ở tư thế tư nhiên, chân trái bước sang trái
nửa bước khoảng 50cm, đầu ngón tay trái từ dưới đưa ra
sau, co khuỷu nâng lên theo hình cung, trọng tâm hơi dồn
sang trái, đầu ngón tay trái đưa từ trên xuống, lật cổ tay từ
sau ra trước, trọng tâm hơi dồn sang phải. Động tác của
“tiểu triền ti” vẫn phải dùng eo dẫn cánh tay chuyển động,
“nội kình” tác động ngoại hình.
BÀI TẬP 15: TIỂU TRIỀN TI CHÍNH CHUYỂN TAY PHẢI
Đầu ngón tay phải đưa từ dưới lên trên, co khuỷu nâng
12 Triền ty công – Triền ty kình

lên theo hình cung. Đầu ngón tay phải đưa từ trên xuống
dưới, lật cổ tay từ sau ra trước, trọng tâm hơi dồn sang trái.
BÀI TẬP 16: TIỂU TRIỀN TI NGHỊCH CHUYỂN TAY TRÁI
Người đứng ở tư thế tự nhiên, hai chân đứng cách nhau
khoảng 50cm, đầu ngón tay trái đưa từ dưới ra sau, co
khuỷu nâng lên theo hình cung, đầu ngón tay trái đưa từ
trên xuống dưới, lật cổ tay từ trước ra sau, trọng tâm hơi
dồn sang trái.
BÀI TẬP 17: TIỂU TRIỀN TI NGHỊCH CHUYỂN TAY PHẢI
Tay phải co khuỷu nâng lên theo hình cung, rồi lật cổ tay
từ trước ra sau, mu bàn tay áp sườn xoay nửa vòng, trọng
tâm dồn sang trái dùng nghịch triền, dùng phần gốc lòng
bàn tay áp sườn xoay nửa vòng, trọng tâm dồn sang phải
dùng thuận triền.
BÀI TẬP 18: TIỂU TRIỀN TI CHÍNH PHẢN HAI TAY
Hai tay áp ở trước hông, hai tay ở trái phải, cùng xoay lật
một vòng. Tiểu triền ti hai tay phải chú ý vận hóa ngực eo,
trên dưới gập lại, giữ háng tròn, thả lỏng hông, trọng tâm
dồn xuống dưới.
BÀI TẬP 19: TRIỀN TI VÙNG CHÂN TRÁI
“Độc lập bộ” (đứng một chân) rèn luyện khả năng thăng
bằng của cơ thể và sức mạnh vùng chân, dùng hông dẫn
chân, chân trái xoay thuận 40 vòng, xoay nghịch 40 vòng.
BÀI TẬP 20: TRIỀN TI VÙNG CHÂN PHẢI
“Độc lập bộ” rèn luyện khả năng thăng bằng của cơ thể và
sức mạnh vùng chân, dùng hông dẫn chân, chân phải xoay
thuận 40 vòng, xoay nghịch 40 vòng.
Giới thiệu về Triền ty công 13

Lưu ý: Bài này bóc từ clip hướng dẫn tập Triền ti công
của Vs Trần tiểu Vượng nên văn phong không được trôi
chảy.
14 Triền ty công – Triền ty kình

Triền ti kình trong Thái cực Trần gia


http://thaicuc123.blogspot.com/2018/03/ngu-hanh-tram-trang.html
1. Ý kiến của anhkiet
Trước hết xin giải nghĩa rõ cho các bạn hiểu: Triền ty là triền ty chứ
không phải triền ty = trừu ty (hai chữ này khác nghĩa với nhau chứ
không giống nhau như các bạn thường hiểu lầm như kiểu
sanh=sinh; phúc=phước đâu nhé).
- Chữ triền = quấn, quấn quýt, nhiễu nhương, dây dưa...
- Ty (bộ ty trong chữ Hán)= sợi, có nghĩa chỉ sợi bông, sợi vải...cái
gì nhỏ mà mềm, dài chẳng hạn các cụ xưa hay nói:
Xuân tàm đáo tử ty phương tận
lạp chúc thành khôi lệ vị can
(con tằm đến chết thì mới hết nhả tơ vậy).
- Triền ty trong TCQ có nghĩa là chân tay (thủ cước đặc biệt là thủ)
thường thực hiện những kỹ thuật quấn nhiễu, kỹ thuật này rất phức
tạp, rất khó thực hiện và không phải ai cũng làm được. Vì nó đòi hỏi
người học phải có cơ bản công vững chắc, hiểu biết về Âm Dương
(trong TCQ luận có nói: Niêm tức thị tẩu, tẩu tức thị niêm.... Âm
Dương tương tế, phương vi đổng kình), phải có sự kết hợp một
cách hoàn hảo giữa tâm-ý-khí-lực, nội ngoại, thượng hạ... phải nắm
vững cơ sở lý luận của TCQ <TCQ luận, Thập Tam thế hành công
tâm giải, TCQ thập yếu...> thì khi thi triển các chiêu thức mới thể
hiện được cái hồn, cái thần còn ko thì... chẳng giống ai!.
Kỹ thuật triền ty là kỹ thuật khó, là nét đặc trưng nổi bật nhất của
TCQ Trần gia, là cơ sở để nhận biết giữa Trần gia và các phái trong
TCQ; khó cho nên võ thuật của họ Trần không phổ cập ra ngoài
được rộng dãi như các phái Dương, Tôn.... Khó cho nên đến ngay
con cháu họ Trần cũng tìm cách sửa đổi nhằm thích hợp và phát
triển môn võ đặc sắc này và đấy cũng chính là phát nguồn của hai
chữ Tân giá (người tiên phong trong lĩnh vực này là Trần Hữu Bản
do vậy ngay trong Trần gia câu, người trong thôn gọi TCQ của Trần
Hữu Bản là "tiểu khuyên quyền" và gọi TCQ lão giá là "đại khuyên
quyền"). Sinh thời, Trần Phát Khoa khi giảng dạy tại Bắc Kinh cũng
Triền ti kình trong Thái cực Trần gia 15

từng gạt bỏ bớt những chiêu thức rườm rà rắc rối của bài 83 (nhất
lộ) để sáng tân ra bài Trần thị 36 thức.
- Chữ Trừu = rút, lôi ra, kéo....ví dụ trong binh pháp có câu "ốc
thượng trừu thê" (lừa cho đối phương trèo lên mái nhà rồi thì người
ở dưới rút mất thang). Chữ trừu trong TCQ ám chỉ động tác liên
miên bất tận, như người rút tơ, kéo rơm.v.v càng kéo càng ra, bởi
thế TCQ thích danh Vương Tông Nhạc có nói: "Trường quyền giả
như tràng giang đại hải, thao thao bất tuyệt". Em muốn học tốt kỹ
thuật đó thì phải tốn rất nhiều công sức, bởi thế mới gọi là "kungfu".
Cũng xin lưu ý thêm là chữ công phu là danh từ chung, danh từ
dùng để chỉ mọi ngành nghề chứ ko phải danh từ dùng riêng để chỉ
Võ thuật. Ví dụ: khi ta đan một tấm áo len, người ta thường khen
rằng: chị ấy đan tấm áo rất công phu.
2. Phỏng vấn Chen XiaoWang
Đây là một bài phỏng vấn với Chen Xiaowang (CW), cháu nội của
quyền sư Thái cực nổi tiếng Trần Phát Khoa và là một trong các hảo
thủ hàng đầu tại Trần gia bây giờ. Người phỏng vấn là V.Windholz,
đệ tử ông tại Paris.
VW: Ý nghĩa của triền ti công trong Trần gia thái cực là gì?
CW: triền ti công là một series bài tập cơ bản. Tại Trung hoa, triền ti
có nghĩa là xoáy. Công nghĩa là vận động hay kỹ thuật. Việc thấu
hiểu vấn đề này là quan yếu đối với người mới tập hay đã có kinh
nghiệm để bổ túc cho việc luyện tập.
Nhờ việc luyện tập chuyên cần các bài tập này, người tập sẽ nhận
thức được một nguyên tắc cơ bản: khi đan điền (trung tâm) động,
toàn thân động theo.
VW: người nào đã sáng chế ra triền ti công?
CXW: Trần Vương Đình (1600-1680), đời thứ chín ở Trần gia, đã
sáng lập ra Thái cực quyền một môn võ độc đáo cũng như triền ti
công. Cốt lõi trong môn võ của ông là vận động xoáy – đó là gốc rễ
của mọi động tác. Do đó triền ti công hiện diện trong mọi vận động.
Sự bí ẩn của triền ti công là vô hình với người mới tập, chỉ mắt
người lão luyện mới thấy thôi.
Theo cách dạy cổ truyền, người tập thường bắt đầu với bài lão giá
(laojia), không có các bài tập cơ bản nào ngoài bài quyền. Đó chính
là lý do cần nhiều năm luyện tập chuyên cần thì mới nắm bắt được
16 Triền ty công – Triền ty kình

nguyên tắc của triền ti công. Rất nhiều người dù sau nhiều năm tập
vẫn không thực sự hiểu thấu nguyên tắc này và thành quả cũng bị
hạn chế.
Vào thập niên 80 tại Trung hoa, do chính phủ khởi xướng và cũng
để đơn giản hóa võ thuật cho việc phát triển trong quảng đại quần
chúng, nhiều võ sư của các môn phái khác nhau đã hợp lại và chế
tác ra một loạt các bài công cơ bản để giúp người tập hiểu rõ các kỹ
thuật sau này.
Các kỹ thuật trong triền ti công đúng là được dạy vào thời điểm đó.
Sau đó được phổ cập khắp thế giới như là một nền tảng cơ bản cho
những người nghiêm túc tập luyện để có tể hiểu sâu hơn về Thái
cực.
VW: ông có thể mô tả các kỹ thuật cơ bản của triền ti công?
CXW: đầu tiên có các bài luyện tấn tĩnh (zhan zhuang), sau đó là
các bài tập động. Zhan zhuang là tư thế chuẩn bị. Đỉnh đầu treo,
lưng thẳng, cột sống thả lỏng, hai chân song song khoảng cách cỡ
một vai, trừ các thế tấn thấp. Dù vậy người mới tập nên đứng tấn
cao, đầu gối hơi gập. Tự nhiên thoải mái là nguyên tắc cốt yếu. Cùi
chỏ cong và cổ tay thả lỏng.
Đan điền phải thả lỏng và thoải mái. Trong tư thế này người tập cần
chú ý sự thẳng hàng của vai/hông, cùi chỏ/đầu gối, là nguyên nhân
của nhiều ách tắc. Bên ngoài trọng lượng chia đều 2 chân. Bên
trong tinh thần thoải mái tập trung. Do việc tập bài này, đan điền sẽ
mạnh mẽ hơn và khí chu lưu dễ dàng hơn trong cơ thể, nhằm đạt
tới nội ngoại hợp nhất.
Từ bài zhan zhuang này, người tập bắt đầu với kỹ thuật gọi là zhen
mian chan si (triền ti đơn thủ), chuyển từ thế tĩnh sang động bằng
khai hợp bộ. Sau đó là shuang shou chan si (triền ti song thủ), tập
cả tĩnh, động có tiến lùi.
Sau đó là các kỹ thuật triền ti vòng nhỏ như tiểu triền ti đơn/song thủ
và cuối cùng là các bài tập chân.
VW: Nhiều người cho rằng các bài triền ti công này chỉ dành cho
người mới tập, ông thấy thế nào?
CXW: tất nhiên đây là bài tập cơ bản. Nếu chúng ta so sánh Thái
cực với thư pháp, thì triền ti công đối với Thái cực cũng như các
chữ cái cơ bản trong thư pháp. Nếu không có các chữ cơ bản
Triền ti kình trong Thái cực Trần gia 17

không thể nào có thư pháp được. Sau nhiều năm tập chuyên cần,
người tập cấp cao hiểu các bài cơ bản rồi, nhưng họ vẫn luyện
chúng nhằm tinh luyện thêm để lĩnh hội môn võ. Kiến thức thì không
có giới hạn và đó chính là lý do chúng ta có thể tập lâu dài.
VW: điều gì cần thiết để tập các bài triền ti công đúng đắn, đâu là lỗi
hay gặp nhất?
CXW: trước tiên, người tập cần hiểu tư thế chuẩn bị (zhan zhuang),
khi luyện thế này, ý đặt ở đan điền. Khi tư thế đúng rồi, khí tụ ở đan
điền sau nhiều công rèn luyện sẽ có thể chu lưu khắp cơ thể. Khi đã
hiểu bài này rồi, người tập sẵn sàng để học các kỹ thuật triền ti và
tôn trọng nguyên tắc: đan điền động, toàn thân động.
Các lỗi cơ bản thường gặp là chuyển vai quá nhiều để thực hiện
động tác, không hiểu việc dịch chuyển trọng lượng, vặn thân quá
nhiều, cùi chỏ lộ, động quá ít hay quá nhiều, lực thân đổ lên gối...
Nếu mắc một trong các lỗi trên, khí sẽ bị tắc. Để tập đúng các ky
thuật này, người tập cần kiểm soát cơ thể và hướng chuyển của tay
thật hoàn hảo.
VW: khí chuyển vận thế nào trong vòng của kỹ thuật triền ti? làm khi
khí có thể xuống chân được?
CXW: Chúng ta nên xem xét hai kỹ thuật chính: zhen mian chan si –
trong đó vận động khởi từ đan điền. Hướng chuyển tay quyết định
hướng chuyển thân. Khi đan điền chuyển dịch, tay giống như một
công tắc điện, khí giống như giòng điện.
Khí đi từ tay ra eo, rồi từ eo về đan điền, sau đó ra lưng rồi quay trở
lại tay.
Đường thứ hai là khí đi từ sau ra trước chẳng hạn trong tiểu triền ti.
Khi tập các kỹ thuật này thân động như rắn, tạo ra các động tác khai
hợp nối nhau. Khi khai khí chuyển từ đan điền ra tay, khi hợp khí
chuyển từ tay về đan điền.
Một nhầm lẫn phổ biến là cho rằng khi chúng ta vận động, khí luôn
đi từ đan điền ra các chi. Điều đó không đúng. Khi tập điều quan
trọng là không mất cân bằng. Một phần khí tụ tại đan điền còn một
phần đi khắp cơ thể.
Về việc khí chuyển xuống chân, khí chuyển sẽ tạo ra một sóng từ
chân lên hông. Khi bàn chân mở ra ngoài khí chuyển từ đan điền
18 Triền ty công – Triền ty kình

xuống chân (ni chan) và ngược lại (su chan).


VW: khi tập tinh thần nên thế nào trong các bài tập này?
CXW: nên tập trung 50% vào việc dẫn khí, còn 50% tự do. Nếu quá
tập trung vào dẫn khí nhiều ách tắt có thể xảy ra.
VW: loại kình nào xuất hiện khi ta tập triền ti, đó có phải bằng kình
không?
CXW: tất nhiên, bằng kình xuất hiện trong mọi kỹ thuật. Nó tương
ứng với cảm giác „đầy“ trong thân. Từ bằng kình có thể phát triển
các loại kình khác (lý, tê, án...). Nếu không có nó ta chả phát triển
được loại kình nào cả.
VW: triền ti công có phải là cách tốt nhất để tích lũy nội lực (kình)
không? Đâu là mối liên hệ giữa nó và phát kình?
CXW: tập triền ti là một cách rất hay để tích tụ nội lực, nhưng tất
nhiên đó không phải cách duy nhất. Việc tập còn có luyện quyền và
binh khí. Sau đó người tập sẽ tập dần từ nhu đến cương. Thật ra
việc luyện lực với bóng Thái cực hay các dụng cụ nặng khác chỉ nên
tiến hành khi người tập đã hiểu và thực hành được các nguyên tắc
cơ bản. Việc vội vã áp dụng chúng chỉ làm cho việc tồi tệ đi thôi.
Tất nhiên có sự liên quan giữa tập triền ti và phát kình. Khi mà khí
chuyển êm ả và người tập hiểu các nguyên tắc vận động của Thái
cực quyền thì họ có sẽ khả năng phát kình tốt.
VW: chúng ta có thể luyện nội lực bằng cách chỉ luyện quyền được
không?
CXW: theo lối cổ truyền, người tập chỉ luyện từ lão giá và không tập
các động tác triền ti cơ bản. Trên thực tế cũng có thể chỉ luyện
quyền mà thôi nhưng đó là cách khó hơn. Zhan zhuang, triền ti công
cơ bản, tập với côn là các bài hữu dụng và nên được luyện hàng
ngày.
VW: ông có cho là các bài triền ti công có ích để hiểu hơn về quyền,
thôi thủ hay ứng dụng không? Nếu đúng đâu là mối liên quan?
CXW: Mối liên hệ là hiển nhiên. Khi hiểu được nguyên tắc rồi, người
tập có thể áp dụng vào bài quyền, thôi thủ, ứng dụng. Từ các bài cơ
bản, người tập sẽ tập qua các bài nhu (lão giá 19, 38 động tác) và
rồi pháo chùy (lão giá, tiểu giá) - cuối cùng là binh khí (kiếm, đao,
thương...)
Triền ti kình trong Thái cực Trần gia 19

Khi khí yếu thì người tập rất khó hóa lực trong khi tập thôi thủ hay
ứng dụng. Đó là lý do tại sao việc tập các bài cơ bản là cần thiết cho
quá trình luyện tập.
VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH
Quyền phổ quy định:
“Vận kình như trừu ty 運勁如抽絲
Vận kình như triền ty 運勁如纒絲
Nhậm quân khai triển dữ thu liễm, thiên vạn bất khả ly thái cực
Diệu thủ nhất vận nhất thái cực, tích tượng hóa hoàn quy ô hữu”
(Tạm dịch: Vận kình như kéo tơ, quấn tơ. Dù khai triển hoặc thu
liễm trăm ngàn lần không thể rời thái cực. Người giỏi mỗi cử động
phù hợp thái cực, khiến người ngoài không thể biết được )
Bốn quy định trên đây cho thấy vận động TCQ rất gần như hình
dạng kéo tơ. Kéo tơ là vừa xoay vừa kéo, vì trong động tác có thẳng
có xoay tròn tự nhiên hình thành theo đường xoắn ốc. Đây là sự
thống nhất của hai mặt đối lập cong và thẳng. Nói triền ty kình hoặc
trừu ty kình đều là chỉ ý này, là vì trong quá trình triền ty sự co duỗi
của tứ chi cũng sinh ra hình xoắn ốc. Bởi vậy quyền luận nói cho dù
động tác khai triển lớn hoặc động tác khẩn tấu nhỏ lớn đều không
bao giờ có thể rời khỏi thái cực kình thống nhất, đối lập này. Sau khi
luyện thuần thục, vòng triền ty này càng luyện càng nhỏ, đạt đến
cảnh giới có khuyên mà không thấy có khuyên.Đến lúc đó chỉ còn là
ý biết mà thôi. Cho nên vận động xoắn ốc thống nhất các mặt đối
lập của thuận nghịch triền ty được coi là đặc điểm của TCQ.
1.Thực chất của vận kình triền ty
TCQ yêu cầu vận kình như triền ty (quấn tơ) hoặc nói vận kình như
trừu ty (kéo tơ). Hai cách ví này đều nói lên hình tượng vận động
như xoắn ốc. Đồng thời theo một đường cong, tựa như viên đạn
sau khi thông qua đường khương tuyến trong nòng súng ống khi
bay trong không gian, bản thân tự xoay quanh trục của nó lại bay
theo đường vận động của vật được ném đi. Triền ty kình của TCQ
mang dáng dấp của hình tượng này.
Trước đã nói rõ, vận động TCQ cần có hình như quấn tơ, vậy trong
thực tế phải vận hành như thế nào? Thực ra rất đơn giản, tức tại
20 Triền ty công – Triền ty kình

yêu cầu nhất động toàn động, động tác lòng bàn tay xoay từ trong
ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong đều lấy sự xoay chuyển ngón trỏ
làm tiêu chuẩn.
Lúc này ngón trỏ xoay từ trong ra ngoài gọi là thuận triền (xoay
thuận); ngón tay trỏ xoay từ ngoài vào trong gọi là nghịch triền (xoay
nghịch).
2.Tác dụng của vận kình triền ty
Khi luyện quyền, nắm tay co duỗi thẳng mà không xoay chuyển lòng
bàn tay, nếu như chân chỉ "tiền cung hậu tọa" mà không xoay
chuyển phối hợp tả hữu thì sẽ phát sinh khuyết điểm chỏi lực "đỉnh
kháng". Để sửa sai khuyết điểm này cần phải sử dụng kình xoắn ốc
bởi vì khúc suất của vòng xoắn ốc thường biến đổi, do sự xoay
chuyển nên bất cứ áp lực nào ép lên một vật đang xoay đều tự
nhiên bị sự xoay chuyển làm trước. Để sửa sai khuyết điểm này cần
tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trượt đi mà "lạc không". Đây là phép
"hóa kình" theo khoa học cho thấy tác dụng của nó.
Triền ty có dạng xoắn ốc là nguyên lai của TCQ. Loại vận động xoắn
ốc này là phương thức vận động độc đáo của quyền thuật Trung
Quốc, hiếm có trên thế giới. Trên phương diện rèn luyện thể lực, nó
khiến cho toàn thân chuyển động tiết tiết quán xuyến, nhờ đó tiến
đến cảnh giới một động không chỗ nào không động (nhất động vô
hữu bất động) của công phu '"nội ngoại tương hợp". Nó có tác dụng
xoa bóp nội tạng. Đồng thời khiến cho thần khí bên ngoài phát sinh
cổ đãng, làm mạnh vỏ đại não, từ đó tiến thêm một bước là làm
mạnh khỏe các tổ chức khí quan toàn thân.
3.Chủng loại và yếu điểm của triền ty kình
Dựa theo tính năng, có thể chia triền ty kình TCQ thành hai loại cơ
bản: một loại là thuận triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ trong ra
ngoài, trong thuận triền ty tuyệt đại đa số là “bằng kình”. Loại còn lại
gọi là nghịch triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ ngoài vào trong,
trong nghịch triền ty hầu hết là “loát kình” (Nét vẽ rời trong Hình 2).
Hai loại kình này đồng thời quán xuyến từ đầu chí cuối trong suốt
quá trình vận động của TCQ. Vì vậy có thể nói trong mỗi động tác
TCQ đều có sự chuyển hóa lẫn nhau của bằng kình, loát kình,
chúng có sự mâu thuẫn cơ bản trong vận động, đồng thời lại chuyển
hóa thành nhất nguyên. Cả hai loại kình này có sự biến đổi khác
nhau tùy theo phương vị của từng động tác, đồng thời chia thành
Triền ti kình trong Thái cực Trần gia 21

năm cặp phương vị triền ty khác nhau (Hình 4). Các hướng thượng
hạ, tả hữu hợp thành một vòng tròn tổng thể, đồng thời kết hợp với
bên trong và bên ngoài biến hình tròn theo mặt phẳng thành hình
tròn lập thể, đây chính là nét đặc sắc vốn có của vận động triền ty
TCQ. Ngoài ra, kết hợp tả hữu phùng nguyên khi luyện quyền, tiến
thoái linh hoạt cùng với phương vị triền ty, đáp ứng yêu cầu luyện
thân và phòng thân. Trong mỗi động tác, quyền thức TCQ, dựa trên
cơ sở của triền ty thuận nghịch, ít nhất cần phải có sự kết hợp của
ba cặp phương vị để thực hiện vận động. Nếu nắm được quy luật
này thì sẽ có được đường vận động cong xoắn ốc, hỗ trợ rất nhiều
cho việc luyện quyền hay sửa quyền.
a).Động tác “Vân thủ”
Đây là quyền thức duy nhất trong thập tam thế, bao hàm "song
thuận chuyển thành song nghịch, tả hữu đại triền ty". Khi vận động,
triền ty cơ bản của hai tay là lòng bàn tay thuận truyền từ trong ra
ngoài chuyển thành nghịch triền từ ngoài vào trong, phương vị triền
ty của nó là trái phải trên dưới và hơi có hướng trong ngoài. Vòng
tròn tả hữu, trên dưới là một hình tròn phẳng, nhưng nếu làm cho
hình tròn ấy hơi có hướng trong ngoài thì nó có thể thành một hình
tròn lập thể trong không gian, có thể đạt tới công dụng "khí thiếp tích
bối"
b).Động tác “Bạch hạc lượng xí”
Triền ty cơ bản của nó là một thuận một nghịch, là loại triền ty tương
đối phổ biến trong giá thức, phương vị triền ty của nó là trên dưới và
trong ngoài. Triền ty một thuận một nghịch có nghĩa là tay trái
nghịch triền hướng vào trong, hướng xuống; tay phải thuận triền
hướng ra ngoài, hướng lên. Hai động tác này hợp lại, yêu cầu
"lưỡng bát tương bộ"(lúc vận động hai cánh tay giống như có một
sợi dây cột lại với nhau khiến dạng thức của chúng hỗ tương nhau,
yêu cầu hai tay phối hợp) làm thành một "bằng khuyên"(vòng tròn
phẳng) chia ra trái nghịch phải thuận và trái xuống phải lên.
Các thí dụ trên cho thấy rõ, quyền thức TCQ tuy có nhiều dạng hoa
mỹ chuyển hoán khác nhau nhưng dựa theo triền ty cơ bản của nó
mà xét thì cực kỳ đơn giản. Các quyền thức đại khái không ngoài tổ
hợp của ba loại "song thuận triền ty", "song nghịch triền ty" và "nhất
thuận nhất nghịch triền ty". Nếu dựa theo pháp phân tích này và dò
xét cách đi quyền của mình mà liệt kê thành biểu thì có thể là chỗ
22 Triền ty công – Triền ty kình

dựa cho sự luyện tập của chính mình. Có được chỗ dựa này rồi, ắt
có thể phân biệt rõ ràng các loại kình, đạt đến "nội ngoại tương hợp
và tiết tiết quán xuyến trên cơ sở nâng cao đàn tính đạt tới yêu cầu
tư thế chính xác.
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 23

TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN


http://thaicuctrangia.com/quyen-ly/tam-dac-diem-cua-tran-thuc-thai-cuc-
quyen.html
Trần thức thái cực quyền từ đầu cho đến cuối đều quán
xuyến “âm dương” và “hư thực”. Mỗi một động tác quyền
thức đều biểu hiện “khai và hợp” (phân ra và hợp lại), “ viên
và phương” (vuông và tròn), “quyển và phóng” (cuộn lại và
thả ra), “hư và thực” (trống không và đầy đủ), “khinh và
trầm” (nhẹ nhàng và trầm trọng”, “nhu và cương” (mềm và
cứng), “mạn và khoái” (chậm và nhanh), trong động tác có
bên phải bên trái, ở trên ở dưới, ở trong ở ngoài, lớn nhỏ và
tiến thối, đó là những hình thức đặc biệt đối lập mà thống
nhất. Tất cả những điều này cấu tạo thành nguyên tắc cơ bản
độc nhất của Trần thức thái cực quyền.
Thái cực quyền không chỉ đặc biệt ở ngoại hình, mà nội
công cũng có những đòi hỏi riêng biệt. Trong lúc luyện tập
Thái cực quyền, đầu tiên cần dùng ý không dùng sức vụng
về (chuyết lực), Thái cực quyền bên trong thì ý khí vận động,
bên ngoài là thần khí phát động (chỗ đãng), đó là nói phải
luyện ý, lại phải luyện khí.
Đặc điểm ý khí vận động là tinh hoa của Thái cực quyền,
nó thống lĩnh tất cả các đặc điểm khác của Thái cực quyền.
Mặt khác, trong lúc luyện tập Thái cực Quyền, toàn thân
phóng trương và vặn xoắn thuận nghịch (thuận nghịch triền
ty) thay nhau biến đổi, động tác biểu hiện có nhu có cương,
nhiều tính đàn hồi. Động tác đòi hỏi một chỗ cử động không
có chỗ nào là không cử động (nhất động toàn động), từng cơ
quan xuyên suốt với nhau (tiết tiết quán xuyến), liên tục
không ngừng (tương liên bất đoạn), toàn bộ hoàn thành
trong một hơi (nhất khí hanh thành). Tốc độ đòi hỏi có
24 Triền ty công – Triền ty kình

nhanh có chậm, nhanh chậm liền nhau. Lượng sức lực đòi
hỏi có nhu có cương, cương nhu giúp nhau (cương nhu
tương tế).
Tư thế và động tác đòi hỏi ngay thẳng không nghiêng
lệch, trong hư có thực, trong thực có hư và trong khái có
hợp, trong hợp có khai. Trên là nói sơ lược một số điều kiện
để có thể phát huy đầy đủ tác dụng đặc biệt của Thái cực
quyền.
Về phương diện thể dục giữ gìn sức khỏe, Thái cực quyền
không chỉ có thể làm khỏe cơ quan vận động và cơ quan nội
tạng mà còn rèn luyện và làm mạnh thêm năng lực chỉ huy
của ý thức. Năng lực của dùng ý không dùng sức, làm thuận
lợi cho việc điều khiển khí trôi chảy toàn thân. Nói luyện khí,
tức là luyện ý, ý khí hỗ tương tăng trưởng và cường tráng
thì thân thể tự nhiên cường tráng.
Cũng vậy, về phương diện tự vệ Thái cực quyền có tác
dụng đặc biệt như: có thể lấy nhẹ kềm chế nặng, lấy chậm
kềm chế nhanh, nắm bắt khắc chế một cách tự nhiên. Động
tác có thể nhất động toàn động, chu thân nhất gia (nguyên lý
đánh bằng toàn thân). Đạt đến công phu đổng kình tri kỷ tri
bỉ (biết mình biết người) và tri cơ tri thế (tri cơ là biết thời
gian, tri thế là biết không gian), là nhận biết được thời gian
và không gian đúng lúc trong khi giao thủ với đối phương.
Lý luận của Trần thức Thái cực quyền và lý luận của các
lưu phái Thái cực quyền khác có chỗ tương đồng, cũng có
chỗ không tương đồng. Nhưng về sau đều lấy quyền phổ của
Vương Tông Nhạc làm lý luận chung, và mỗi lưu phái đều có
những nét đặc sắc của riêng mình.
Đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền được trình bầy
như sau:
1.1.ĐẶC ĐIỂM MỘT: Ý KHÍ VẬN ĐỘNG
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 25

1.2. ĐẶC ĐIỂM HAI: VẬN ĐỘNG CÓ TÍNH ĐÀN HỒI CỦA
SỰ BUÔNG LỎNG THÂN CHI.
1.3. ĐẶC ĐIỂM BA: VẬN ĐỘNG XOẮN VẶN NHƯ QUẤN
TƠ THUẬN NGHỊCH (thuận nghịch triền ty)
1.4. ĐẠC ĐIỂM BỐN: THÂN ĐỨNG TRUNG CHÍNH, SỰ
VẬN ĐỘNG TRÊN DƯỚI THEO NHAU.
1.5. ĐẶC ĐIỂM NĂM: EO LƯNG DẪN ĐẦU, VẬN ĐỘNG
TRONG NGOÀI HỢP VỚI NHAU XUYÊN SUỐT CÁC BỘ PHẬN.
1.6. ĐẶC ĐIỂM SÁU: TÍNH LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG,
CUỒN CUỘN KHÔNG DỨT CỦA SỰ VẬN KÌNH HOÀN THÀNH
TRONG MỘT HƠI.
1.7. ĐẶC ĐIỂM BẢY: TỪ CƯƠNG ĐẾN NHU CỦA SỰ PHỐI
HỢP CƯƠNG NHU.
I.8. ĐẶC ĐIỂM TÁM: VẬN ĐỘNG NHANH CHẬM XEN
NHAU. TỪ CHẬM ĐẾN NHANH, TỪ NHANH ĐẾN CHẬM.
1.1.ĐẶC ĐIỂM MỘT: Ý KHÍ VẬN ĐỘNG
Quyền phổ quy định:
“Dĩ tâm hành khí, vụ lịnh trầm trước, nãi năng thu liễm nhập cốt.”
“Dĩ khí vận thân, vụ lịnh thuận toại, nãi năng tiện lợi tòng tâm.”
“Tâm vi lịnh khí vi kỳ, khí dĩ trực dưỡng nhi vô hại.”
“Toàn thân ý tại thần, bất tại khí, tại khí tắc trệ.”
Trên là bốn quy định của quyền phổ, chúng ta có thể thấy
rằng Thái cực quyền là loại quyền thuật dùng ý luyện ý, cũng
là quyền thuật vận dụng khí luyện khí.
Trong lúc luyện quyền, cần phải lấy tâm vận dụng khí (dĩ
tâm hành khí) điều hành khí, Tâm là phát lệnh khí là tuân
theo mệnh lệnh mà làm. Nhất cử nhất động đều cần dùng ý
không dùng lực, ý động trước rồi hình động sau, như vậy
mới có thể đạt “ý đến thì khí đến” “khí đến thì kình đến”
26 Triền ty công – Triền ty kình

động tác mới thể bình tĩnh lắng đọng (trầm trước), tập
luyện lâu ngày khí mở mới có thể thâm nhập vào xương cốt,
đạt tới công phu hành khí thâm nhập sâu.
Vì vậy, có thể nói rằng Thái cực quyền là một loại vận
động ý khí: “Dĩ tâm hành khí, dĩ khí vận thân” và dùng ý khí
không dùng sức vụng về, là đặc điểm thứ nhất của Trần thức
Thái cực quyền.
I.1.1 NỘI KHÍ VÀ DÙNG Ý.
Như đã nói ở trên, khí bị ý chỉ huy, khí ở đây không chỉ nói
về không khí hít thở trong phổi, mà còn là một loại nội khí.
Đó là loại khí mà trong lý luận đông y gọi là “nguyên khí”,
“chính khí”, khí lưu hành trong kinh lạc “tiên thiên khí” là
loại khí nhận từ trong bào thai của người mẹ. Ở đây là
nương theo những thuyết này (khí được sử dụng trong
châm cứu và khí công liệu pháp) nhưng có lẽ còn cao hơn
nữa, các võ thuật gia gọi loại khí này là “trung khí”, “nội khí”,
“nội kình”, tập luyện đạt tới loại khí này, công phu mới hoàn
thành “đáo gia”.
Tóm lại, từ xưa tới bây giờ, không luận là lý luận y học
đông y hay võ thuật gia hay trong giới tông phái cổ xưa đều
cho rằng có tồn tại một loại khí này. Trong thực tiễn kinh
nghiệm đã có minh xác sự tồn tại của loại khí này. Nhưng về
phương diện khoa học thì có nhiều giả thuyết không thống
nhất với nhau, có người cho khí này là công năng của thần
kinh, có người nói là điện sinh vật, có người nói là một loại
năng lượng đặc biệt tiết ra từ trong thân thể con người, điều
này còn phải chờ một bước tiến mới trong khoa học để
chứng minh.
Nhưng về phương diện hiện tượng sinh lý, nhân thể
được xem là một chỉnh thể tính, cho nên không thể nói ý
động mà thần kinh, điện sinh vật, các loại không động theo.
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 27

Vì vậy, ở đây chúng ta xiển minh theo trong quyền luận nói
về khí, giả định khí là một trạng thái tổng hợp năng lực thần
kinh, điện sinh vật và khí trong huyết mạch tạo nên một loại
công năng.
Lúc luyện tập Thái cực quyền, từ đầu tới cuối cần trọng
dùng ý, động tác của các chi thể bất quá chỉ là biểu hiện bên
ngoài của ý. Ý thúc đẩy quá trình hoạt động của nội khí, hiển
lộ ra bên ngoài là thần thái. Vì vậy nội khí có thể từ trong
phát ra bên ngoài, rồi từ bên ngoài nhập vào bên trong.
Chính vì như vậy, lúc luyện tập đối với biểu hiện thần
thái bên ngoài cần đặc biệt xem trọng. Thần thái bên ngoài
là do tâm ý bên trong hiển lộ biểu hiện ra bên ngoài. Ý bên
trong và thần thái bên ngoài không thể phân ly, ý bên trong
hơi lỏng lẻo thì thần thái bên ngoài tản mạn. Điểm này lúc
luyện quyền không thể không biết. Cho nên quyền phổ viết:
toàn thân ý ở tại thần thái không ở tại khí, ở tại khí thì trở
ngại bế tắc.
Trần thức Thái cực quyền chủ trương động tác phải có
nhu có cương, có tròn có vuông, có nhanh có chậm, có khai
có hợp. Chúng ta đã thấy điều đó hợp với quy luật nhân thể.
Khi nhân thể chuyển động thì điện vị sinh vật lên cao, khi
nhân thể yên tịnh thì điện vị sinh vật hạ xuống. Mà động tác
của Thái cực quyền có cương có nhu, có khai có hợp, và
nhanh chậm không đều, điều đó thúc đẩy điện vị lên xuống.
Điện vị lên cao thì tuần hoàn huyết dịch nhanh chóng tăng
nhanh, phân áp xuống thấp thì oxy và huyết dịch nhanh
chóng ly giải, trong người cảm thấy có khí.
Thần kinh không thể giữ trạng thái hưng phấn lâu phải
nhờ sự giao động của điện sinh vật để khôi phục lại trạng
thái. Mà trong Thái cực quyền lại có cương nhu, nhanh
chậm, vuông tròn, cuồn cuộn không ngừng đắp đổi (khởi
28 Triền ty công – Triền ty kình

phục), chính là hợp với quy luật của sinh lý thần kinh.
Trên đã nói quá, hình thái bên ngoài và hoạt động của
ngoại khí là biểu hiện bên ngoài, là đại biểu của ý khí bên
trong. Loại thần khí biểu hiện ra ngoài là mắc xích chính, chủ
yếu để nối kết ý thức ở bên trong và động tác bên ngoài. Và
thúc đẩy trong động tác biểu hiện ra sức chú ý chuyên nhất,
bền vững, linh hoạt không trì trệ. Cường độ của sức chú ý và
hoạt động thần kinh bên trong là một dạng, giống nhau ở
tính giao động lên xuống. Vì vậy, luyện tập Thái cực quyền
phải thích ứng các loại đặc điểm này mới có thể sử dụng sức
chú ý ổn định. Đồng thời, chỉ có ổn định được sức chú ý mới
không để cho tư tưởng sai sót gì.
Nhưng duy trì cường độ ổn đình của sức chú ý trong một
thời gian dài là điều không thể đạt đến. Trong thực tế, trong
một khoản thời gian, sự giao động của sức chú ý có chia cao
thấp. Vì vậy, trong quá trình vận động, nếu các chiêu thức
đều gió yên sóng lặng, vận động không có độ giao động, thì
không những trái với quy luật sinh lý kể trên, đồng thời phá
vỡ tính ổn định của sức chú ý. Sỡ dĩ Thái cực quyền làm cho
sức chú ý ổn định là vì nó đặt ra quy định, thí dụ như động
tác nhanh chậm liền nhau, động tác mở rộng và thu hẹp ở
trong nhau, động tác vuông tròn sinh nhau, động tác cương
nhu giúp nhau, chúng thống nhất trong một vòng vận động.
Số quy định này thúc đẩy ý khí vận động sinh ra một loại
giao động rất tự nhiên làm cho thần khí bên ngoài phát động
chu lưu và ý khí bên trong giao động nhịp nhàng, từ đó nâng
cao ý khí vận động bên trong tác động đến động tác bên
ngoài.
Do Thái cực quyền là vận động ý khí, cho nên người
luyện tập Thái cực quyền lâu năm chỉ cần nghĩ đến một bộ vị
là có thể sinh ra hoạt động của khí. Vì vậy, có không ít người
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 29

không tiếc năm tháng sớm tối luyện tập giá tử (quyền lồ), lại
thường hiệu chỉnh hoàn thiện giá tử, chính là để đạt đến
điểm này. Động tác Thái cực quyền luyện thành định hình
cho người sau, rất phù hợp với quy luật sinh lý thần kinh,
đồng thời cơ bắp cũng có thể co bóp và buông lỏng nhịp
nhàng, chỉ cần ý đến là khí đến, khí đến là kình đến.
I.1.2 THỰC HIỆN Ý KHÍ VẬN ĐỘNG
Về phương diện dùng ý khí, Thái cực quyền và tịnh công
(tọa công, trạm công và ngọa công) là tương đồng ở chổ đều
chú trọng luyện ý và luyện khí. Nhưng thái cực quyền là
luyện trong hành động (động trung cầu tịnh), cho nên gọi là
ý khí vận động. Còn tịnh công thì không hành động, đơn độc
cầu tịnh, vì vậy hai phương pháp này không thể lẫn lộn.
Chính vì Thái cực quyền là trong ngoài đều luyện, tìm cái
tịnh trong cái động, cho nên chỉ cần làm cho ý khí vận động
bên trong tốt thì tất nhiên thần khí phát động chu lưu bên
ngoài phải hiển lộ tốt. Trong “Hành công tâm giải” có viết:
“Hình như bác thố chi ưng, thần tự bộ thử chi miêu”. (Về
hình giống như chim ưng vồ thỏ, về thần thái giống như mèo
bắt chuột ). Đó là nói loại công phu nội ngoại tương hợp,
thần thái biểu hiện ra bên ngoài phát ra từ sự tập luyện bên
trong. Nói cách khác, đặc điểm tuy chia làm tám loại, nhưng
muốn thực hiện ý khí vận động thì cũng phải thực hiện bảy
đặc điểm còn lại. Trong thực tế, tám đặc điểm này thống
nhất với nhau, có quan hệ nội tại, chia ra chỉ để dễ trình bày.
Ở đây nói sơ lược trước bảy đặc điểm còn lại để chúng ta
có thể quán triệt tác dụng của vận động ý khí.
Đặc điểm hai: vận động đàn tính (vận động có tính đàn
hồi, sức bật) là sự buông lỏng thân chi, cũng có thể nói vì
buông lỏng mà sinh kết quả có tính đàn hồi (sức bật). Sự
mềm mại của tính đàn hồi (sức bật) làm thúc đẩy nhân tố
30 Triền ty công – Triền ty kình

nội tại phát động chu lu thân chi. Nếu không có tính đàn hồi
thì sẽ làm cho động tác cứng nhắc, cũng không thể hình
thành thần khí phát động chu lưu (chỗ đãng), đương nhiên
cũng không thể làm ý khí bên trong giao động nhịp nhàng
được.
Đặc điểm ba: Vận động xoắn ốc có thể làm tăng cường
tính giao động lên xuống (khởi phục) của động tác. Nếu
động tác đến thẳng đi thẳng, không có cao thấp, xoay chuyển
trong ngoài thì không thể dẫn đến sự khởi phục giao động
của tinh thần, ý khí và thần thái được. Vì vậy, cần phải kết
hợp vận động xoắn ốc thuận nghịch của chỗ tay, bả vai, chổ
chân, đầu gối, eo lưng thành một loại vặn xoắn xuyên suốt
Thái cực kình, xuyên suốt trong tất cả các động tác. Dạng
này không động thì thôi, động thì hình thành tự nhiên thế
phát động chu lưu, thành động tác hạt nhân tốt cho vận
động ý khí.
Đặc điểm bốn: Điều chỉnh hư thực là ý khí linh hoạt biến
đổ, khiến cho người ta sinh ra cảm giác tròn trịa như ngọc,
cũng là căn nguyên của động lực phát động chu lưu. Trên
theo dưới, dưới theo trên để hư thực biến đổi, có thể thúc
đẩy thần khí và thân pháp hoạt bát không trì trệ, thần khí
phát động chu lưu cũng do điều này mà nảy sinh. Nếu như
trên dưới không theo nhau (động tác trên dưới không phối
hợp nhịp nhàng với nhau) thì hư thực không thể điều chỉnh
được, là không thể được sự ngay thẳng không thiên lệch của
nội kình. Nội kình thiên lệch thì khiến cho nội kình và thân
pháp nghiêng một bên, làm mất đi sự kiểm soát tám mặt của
đoàn thế. Cần biết rằng trong tư thế nội kình nghiêng một
bên mà muốn thần khí phát động chu lưu là điều không thể
dễ đạt đến.
Đặc điểm năm: Các khớp xuyên suốt với nhau (tiết tiết
quán xuyến) và đặc điểm sáu là động tác hoàn thành trong
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 31

một hơi (nhất khí ha thành), thực chất là hai giai đoạn của
một đặc điểm. Trước là chỉ trong một quyền thức đòi hỏi các
khớp chính trong toàn thân nối kết thành một dòng xuyên
suốt, khiến cho từng bộ phận một lần lược thông qua. Sau là
chỉ lúc luyện toàn bộ bài quyền từng thức từng thức liên tục
không đức đoạn hoàn thành trong một hơi, để khuếch đại
lượng vận động, đạt được yêu cầu cụ thể từng bộ phận phát
động chu lưu. Nếu từng bộ phận không thể xuyên suốt với
nhau thì sinh ra hiện tượng kình đứt đoạn, kình đứt đoạn thì
có thể nói là không phát động chu lưu được. Nếu không thể
hoàn thành trong một hơi mà đứt đoạn không liên tục. các
quyền thức không liên tục mà hình thành rời rạc thì không
thể trong một hơi mà phát động chu lưu được. Vì vậy, hai
đặc điểm này không tốt thì không thể khiến cho thần khí
phát động chu lưu được tốt, cho nên chúng gắn bó chặt chẽ
với nhau.
Đặc điểm bảy: Cương nhu tiếp nhau (cương nhu tương
tế) và đặc điểm tám nhanh chậm xen nhau (khoái mạn
tương gian) là đặc điểm của hai mặt đối lập tuần tự thống
nhất. Để đạt tới trạng thái thần khí phát động chu lưu trong
kỹ thuật tất phải cần có đủ các đặc điểm này. Không có
nhanh và chậm, cương và nhu đan nhau thành một thể thì
không dễ phối hợp mật thiết các đặc điểm trước, không thể
giao động khởi phục được. Do hai đặc điểm này đòi hỏi nhu
mà chậm và cương mà nhanh, cương mà nhanh nổi lên như
đầu sóng vỗ, nhu mà chậm như đuôi sóng kéo về, nên khi
chúng đan nhau giúp hình thành tác dụng thúc đẩy cuồn
cuộn không ngừng.
Tác dụng của cương nhu tương tế và khoái man tương
gian về phương diện thể dục thì, nhu chậm giúp cho khí vận
chuyện mềm mại chậm rải, động tác đến đích cương nhanh
giúp cho khí vận chuyện khắp thân thể, thần thái linh hoạt
32 Triền ty công – Triền ty kình

không chút trì độn. Về phương diện tự vệ có thể ứng phó


nhanh nếu đối phương tấn công nhanh, có thể theo chậm
nếu đối phương có động tác chậm, có thể dùng nhu ứng phó
khi đối phương cương và dùng cương niêm dính khi đối
phương nhu. Hai đặc điểm này có thể thúc đẩy vận động ý
khí bên trong và phát động thần khí chu lưu bên ngoài đến
đỉnh cao của giao động.
Do như vậy có thể biết, đặc điểm một là thống lĩnh bảy
đặc điểm còn lại, nhưng đồng thời cũng phải nhờ bảy đặc
điểm này hổ trợ mới có thể thực hiện. Quan hệ giữa các đặc
điểm bổ trợ nhau mà thành, thúc đẩy nhau mà thành.
Người mới học cần phải biết điều này.
Để tiện việc nắm vững đặc điểm một, say đây tóm tắt lại
làm bốn điểm:
Lúc luyện quyền, ý thức cần quán chú ở động tác, lấy ý
hành khí, không được nghĩ nội khí vận hành như thế nào.
Lúc luyện quyền động tác cần trôi chảy, bình tĩnh lắng
đọng, lúc kình vận đã đến đích cần phải biểu hiện xuất ra
kình mới liền, đó là ba biện pháp giúp cho ý khí phát động
chu lưu.
Phải thể hiện thần khí phát động chu lưu bên ngoài,
không để cho trì độn hôn trầm, và thúc đẩy ngược lại vận
động ý khí bên trong.
Vận dụng thành thạo bảy đặc điểm còn lại để phối hợp
nâng cao vân động ý khí.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HAI: VẬN ĐỘNG CÓ TÍNH ĐÀN HỒI CỦA
SỰ BUÔNG LỎNG THÂN CHI
Quyền phổ quy định:
“Hư linh đỉnh kình, khí trầm đan điền”.
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 33

“Hàm hung bạt bối, trầm kiên trụy chẩu”


“Tùng yêu viên đan, khai khóa khuất tất”
“Thần tụ khí liễm, thân thủ phóng trương”
Trên là bốn quy định của quyền phổ, chúng ta có thể thấy
rằng, hư lĩnh đỉnh kình và khí trầm đan điền là thân thể
buông lỏng (phóng trương, ngoài nghĩa buông lỏng còn hàm
ý phát tán ra ngoài). Hàm hung bạt bối là lấy ngực trước làm
cột trụ lưng phí sau phóng trương. Trầm kiên trụy chẩu là
hai cánh tay phóng trương. Tùng yêu viên đan và khai khóa
khuất tất là vừa khiến cho phần chân xoay chuyển tròn trịa,
vừa sắp xếp cho tư thế phía dưới để chân có thể phóng
trương. Cho nên bộ pháp của Thái cực quyền cấn phái háng
tròn (viên đan) lỏng eo (tùng yêu) và hông mở (khai khóa)
co đầu gối (khuất tất) là để vặn chỗ chân xoay đùi thay đổi
hư thực.
Nhìn bề ngoài là biểu hiện kình triền ty (tơ quấn vòng)
của hai chân, nhưng thực ra là thúc đẩy hai chân phóng
trương. Đó là một bộ phận phóng trương lại thúc đẩy nhanh
toàn thân phóng trương, khiến cho tinh thần cũng có thể tự
nhiên hưng phấn. Vì vậy, chỉ cần cụ bị tư thế phóng trương
thì không dễ phát sinh gồng cứng (sức lực vùng về), là tạo
điều kiện cho buông lỏng tự nhiên và phóng trương thân thể
tay chân. Cho nên vận động có tính đàn hồi của buông lỏng
thân chi là đặc điểm thứ hai của Thái cự quyền.
1.2.1 PHÓNG TRƯƠNG THÂN CHI (Buông lỏng phát tán
thân thể tay chân)
Trên đã nói qua, luyện Thái cực quyền tất phải phóng
trương thân chi để tăng thêm tính đàn hồi cho toàn thân. Có
tính đàn hồi mới có thể thành “bằng kình”. Cho nên nói là,
tính đàn hồi sinh ra “bằng kình”, sự phóng trương của thân
chi sinh ta tính đàn hồi, các bộ phận thân thể phóng trương
34 Triền ty công – Triền ty kình

như thế nào, bây giờ án theo quyền phổ thuật lại như sau:
1. Hư linh đỉnh kình và khí trầm đan điền:
Nói hư lĩnh đỉnh kình là chỗ lỏng đầu như treo lên, khí
trầm đan điền là khí chìm xuống đan điền. Gộp hai điều lại,
trong ý nghĩ có ý muốn hai phương hướng tương phản kéo
ra, khiến cho thân thể có cảm giác phóng trương.
2. Hàm hung bạt bối:
Hàm hung đòi hỏi phần ngực không được ưỡn ra, cũng
không được lõm vào, để cho ngực thành cột trụ cho sống
lưng giương ra, vì về phương diện lực học thì đòn gánh
không được ngoằn ngoèo. Sống lưng dựa vào cột trụ kéo
giương ra, gọi là sự kéo giương ra của sống lưng. Quan hệ
với điểm này, người mới học không được ngộ nhận bạt bối
là gù lưng, vì gù lưng làm cho ngực ở phía trước bị lõm vào,
điều này làm mất tác dụng cột trụ của ngực, không những
khiến cho lưng mất đi tính đàn hồi của sự kéo giương ra,
đồng thời cũng có hại cho sức khỏe.
3. Trầm kiên trụy trửu:
Tác dụng chính của trầm kiên là do phần cánh tay và
phần vai buông rủ xuống nên tiếp nhận được sự dẻo dai.
Cánh tay và vai tiếp nhận được sự dẻo dai mới khiến cho
cánh tay có gốc rễ. Đồng thời do trụy chẩu mới khiến cho vai
và chỏ có sự phóng trương (buông lỏng). Lúc cánh tay tiến
hành động tác vặn xoắn như tơ quấn (triền ty) thì lấy trụy
chẩu (chỏ rũ xuống ) làm trung tâm động tác. Đồng thời trụy
chẩu và tọa uyển (chỗ tay buông lỏng hơi ngẩng lên hay gấp
xuống) lại có thể làm cho chỏ và chỗ tay được phóng trương.
Vì vậy, trầm kiên, trụy chẩu và tọa uyển là điều chỉnh sư
phóng trương của cánh tay.
4. Sự xoay chuyển của khái khóa khuất tất:
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 35

Sự xoay chuyển của khai khóa khuất tất (hông mở và đầu


gối cong) là sự phóng trương của phần chân. Chân là phần
đứng trên mặt đất, cho nên muốn phóng trương là điều hơi
khó. Vì vậy, đối với phần chân đề xuất yêu cầu hông phải mở
và đầu gối phải cong, để đặt định cho tư thế ở dưới (háng
phải tròn xoạc ra gọi là “viên đan”), dùng để xoay chuyển và
biến đổi hư thực, điều này biểu hiện chính là ở sự xoay
chuyển đầu gối. Trong lúc phần chân xoay ra ngoài, khiến
cho bên ngoài phóng trương mà bên trong thu hẹp lại. Sự
xoay chuyển của phần chân phối hợp với sự xoay chuyển
của tay, cánh tay và thân làm thành toàn thân xoay chuyển,
từ dưới xoay lên có thể đạt đến điều mà quyền phổ viết, gốc
rễ ở chân, phát ra ở đùi, chủ tể ở eo, rồi phát ra kình lực
hoàn chỉnh nhất thể ở hình thức của tay.
Gộp bốn quy định trên, chúng ta có thể thấy Thái cực
quyền đối với thân thể, tay chân đều đòi hỏi phải có sự
phóng trương. Ở trong hình thức này không những vì sự
phóng trương sinh ra tính đàn hồi, mà còn tạo thành “bằng
kình” là điều cơ bản của Thái cực quyền ngoài ra còn có thể
khiến tinh thần chúng ta hưng phấn tự nhiên, không phát
sinh gồng cứng mà thành bệnh hay dùng sức lực vụng về
(chuyết lực). (Phóng trương khiến cho bên trong thân thủ có
cảm giác tinh tế bền bỉ, còn dùng sức lực vụng về là do gồng
cứng cho nên bên trong thân thủ có cảm giác thô sơ và ngắn
ngủi).
1.2.2. TÁM LOẠI KÌNH VÀ TÍNH ĐÀN HỒI CỦA BẰNG
KÌNH.
Thái cực quyền đòi hỏi dùng ý mà không dùng sức lực
vụng về (chuyết lực), nhưng không nói dùng ý mà không
dùng sức, vì Thái cực quyền là do tám loại kình cấu thành.
Tám loại kình đều có tính đàn hồi của sự phóng trương, vì
gọi là kình mà không gọi là lực. Tám loại kình tuy tên gọi
36 Triền ty công – Triền ty kình

không giống nhau, nhưng trong thực chất chỉ là một loại
bằng kình, còn bảy loại kình còn lại bất quá chỉ vì phương vị
và tác dụng không giống nhau nên phân biệt đặt tên. Cho
nên Thái cực quyền cũng có thể gọi là bằng kình quyền. Nội
dung của tám loại kình chia ra như sau, để tiện việc nắm
vững đặc điểm hai:
1. Tất cả động tác mà chưởng tâm vặn xoắn (triền ty) từ
trong ra ngoài, gọi là bằng kình.
2. Tất cả động tác mà chưởng tâm vặn xoắn từ ngoài vào
trong, gọi là lý kình.
3. Hai tay cùng lúc dùng bằng kình giao nhau đẩy ra
ngoài gọi là tê kình.
3. Chưởng tâm dùng bằng kình cuộn xuống thâm nhập
vào một điểm mà không rời ra gọi là án kình.
4. Hai tay hợp nhau bên phải bên trái, hay phía trước
phía sau phân bằng kình ra làm hai, gọi là thái kình.
5. Dùng bằng kình chứa trong động tác cong, co lại rồi
đột nhiên tung ra trong cự ly ngắn, kình đó có tính bật ra
như lò xo gọi là liệt kình.
6. Cánh tay cuốn lại, dùng bằng kình của hai đường
phòng tuyến của chỏ và chỗ tay đánh ra, gọi là chẩu kình,
kình lực đánh ra vừa tròn vừa thẳng.
7. Chỏ đánh ra phía ngoài một vòng tròn, dùng bằng kình
của 3 đường phòng tuyến thân thể đánh ra gọi là kháo (3
dường phòng tuyến: chỗ tay, chỏ, vai).
8. Gộp lại những điều nói trên, chung quy cũng chỉ nói
luyện tập chính là bằng kình. Bằng kình là một loại kình bật
ra như lò xo mềm mại mà không đứt đoạn. Đó là điều đầu
tiên cần phải rõ ràng.
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 37

1.2.3 NẮM VỮNG VẬN ĐỘNG CÓ TÍNH ĐÀN HỒI (BẰNG


KÌNH)
1. Muốn luyện tập bằng kình, trước tiên phải phá bỏ sự
cứng ngắt cố hữu của thân thể con người. Thường thì động
tác ví dụ như nắm một vật nặng, đều phải dùng sức, lâu ngày
dài tháng khiến cho người ta từ lúc nhỏ đã dưỡng thành một
tập quán khi nắm một vật nặng hay nhấc một vật nặng đều
dùng chỗ kình. Chỗ kình là dùng sức lực do gồng cứng, hay
còn gọi là chuyết kình, kình lực vụng về. Trong khi điều mà
Thái cực quyền cần thiết là loại kình bật ra như lò xo của sự
phóng trương toàn thân. Vì vậy, luyện Thái cực quyền cần
phải phân ra hai giai đoạn:
Trước tiên là giai đoạn tiêu trừ sự gồng cứng sau đó sinh
ra kình lực mới (kình bật ra như lò xo). Kình cũ không đi thì
kình mới không sinh ra, cho nên quyền luận có nói vận kình
như luyện thép trăm lần, cứng gì mà không hủy. Đó là nói
phải trải qua trăm ngàn lần rèn luyện sự không dùng sức lực
vụng về, gộp các tư thế phóng trương và buông lỏng khác
nhau trong thân thể lại mà tiến hành nhu động vặn ra vặn
vào, mới có thể tới được chỗ cực kỳ mềm mại (nhu nhuyễn)
mới có thể phá bỏ được sự cứng ngắt cố hữu của thân thể
con người, cũng là nói chỉ cần vận kình như luyện thép trăm
lần thì sự cứng rắn nào cũng đều có thể phá bỏ không sót
chút gì. Đây là đúc kết của các quyền sư tiền bối, cho nên giai
đoạn biến đổi sự cứng ngắt thành mềm mại là không thể
thiếu được, lúc mới học không được coi thường. Giai đoạn
này, thời gian càng dài càng tốt, vì chỉ như vậy mới có thể
thấu triệt được sự mềm mại. Nếu không, sự mềm mại mà
không thấu đáo được thì khó tránh lúc luyện tập dừng lại ở
chỗ cương nhiều mà nhu ít, không trừ được cái khuyết điểm
bên trong.
2. Bằng kình không phải là kình lực cố hữu của thân thể
38 Triền ty công – Triền ty kình

con người. Trên đã nói qua, trong tám loại kình, bằng kình là
kình lực cơ bản. Bằng kình được sản sinh do tính đàn hồi, là
loại kình có tính đàn hồi, không chỉ là tính đàn hồi của cơ
bắp bản thân, mà là trên cơ sở tính đàn hồi của cơ bắp mà
kết hợp cơ bắp với gân xương rèn luyện phóng trương mà
ra. Cho nên nói nó không phải là kình lực cố hữu của con
người, mà phải trải qua rèn luyện lâu mới có thể sinh ra loại
kình này. Sự phát triển của nó là từ không tới có, từ có tới
mạnh. Muốn luyện tập loại kình này phải chiều theo 4 quy
định trên của quyền phổ mà làm theo hết sức mình. Mấu
chốt của bí quyết này vẫn là trước tiên dùng ý điều động tay
chân, làm cho trong tư tưởng có ý tưởng phóng trương. Vận
dụng như vậy lâu ngày, lại phối hợp thêm sự phóng trương
cụ thể của thân thể, thì không thể phát sinh sai lầm được.
3. Thần tụ khí liễm là tăng cường tính đàn hồi và nâng
cao cơ sở bằng kình. Trong tình huống thân thể phóng
trương khiến cho người ta tinh thần được sản khoái, tập
trung, và khí trầm xuống nhập vào trong, đó là một loại hiện
tượng sản sinh tự nhiên. Ngược lại cũng là nói, chỉ cần thần
tụ khí liễm là có thể dẫn dắt trong ý thức có đầy đủ thần thái
của sự phóng trương, thúc đẩy thân thể phóng trương, từ đó
nâng cao tính đàn hồi và làm mạnh bằng kình. Trong nháy
mắt thần tụ khí liễm, các nhóm cơ bắp co bóp thêm đầy đủ,
đồng thời nhóm cơ bắp ngược lại cũng được buông lỏng đầy
đủ. Vì vậy, trải qua sự rèn luyện lâu buông lỏng và co bóp
cũng làm mạnh thêm tính đàn hồi của các bộ phận thân thể,
đồng thời cũng nâng cao tố chất thân thể.
Để tiện việc nắm vững đặc điểm hai, tóm tắt làm năm
điểm như sau:
(1). Thái cực quyền chủ là luyện bằng kình, bằng kình
được sinh ra do tính đàn hồi, tính đàn hồi được sinh ra do
sự phóng trương của thân chi, vì vậy phải chú ý sự phóng
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 39

trương của thân chi.


(2). Sự phóng trương của phần thân trên cần phải hư lĩnh
đỉnh kình, khí trầm đan điền và hàm hung bạt bối.
(3). Sự phóng trương của tay chân cần phải trầm kiên
trụy chẩu, tùng yêu viên đan và sự xoay chuyển khai khóa
khuất tất.
(4). Lúc luyện tập bằng kình, trước tiên phải lấy sự mềm
mại để bỏ đi sức vụng về (chuyết kình, chuyết lực) cũ đi,
đồng thời sinh trưởng kình mới có tính đàn hồi của sự
phóng trương.
(5). Chỉ có thần tụ khí liễm để luyện quyền mới có thể
làm tăng cường tố chất nội tại của bằng kình.
I.3. ĐẶC ĐIỂM BA: VẬN ĐỘNG XOẮN VẶN NHƯ QUẤN TƠ
THUẬN NGHỊCH (Thuận nghịch triền ty)
Quyền phổ quy định:
“Vận kình như trừu ty”
“Vận kình như triền ty”
“Nhậm quân khai triển giữ thu liễm, thiên phương bất
khả ly thái cực”.
“Diệu thủ nhất vận nhất thái cực, tích cực hóa hoàn quy
điểu hữu”.
Từ 4 quy định trên, có thể thấy ra, vận động Thái cực
quyền giống như hình dáng kéo tơ (trừu ty). Kéo tơ là quay
tròn mà kéo ra, là kéo thẳng trong sự quay tròn, tự nhiên
hình thành một loại hình dáng vặn xoắn, đó là thống nhất
hai mặt đối lập của công và thẳng. Trừu ty (kéo co) kình hay
triền ty (quấn tơ) kình là chỉ ý tưởng này. Là vì trong quá
trình quấn (triền) sự co cuộn của tứ chi giống hình dạng vặn
40 Triền ty công – Triền ty kình

xoắn, cho nên quyền phổ nói, bất luận là động tác lớn mở
rộng, hay động tác nhỏ gọn gàng, ngàn lần không được rời
khỏi loại thống nhất của loại Thái cực kình. Sau khi luyện
tập thuần thục, hình thức cuộn quấn tơ này càng luyện càng
nhỏ, cho đến cảnh giới có cuộn mà không thấy cuộn, đó là
đến lúc thật thuần thục (Dương Thiếu Hầu tiên sinh lúc về
già độc sáng tiểu giá tử, chỉ thấy phát kình mà không thấy
vận kình. Lúc đó vẫn có vận kình cuộn rất nhỏ nhìn không
thấy được, chỉ biểu hiện cụ thể sự hiển lộ của phát kình, đó
là vòng tròn gọn gàng không thể thấy được của công phu
thuần thục), cho nên triền ty thuận nghịch đối lập thống
nhất của vận động vặn xoắn thành đặc điểm ba của Thái cực
quyền.
I.3.1. THỰC CHẤT CỦA VẬN ĐỘNG GIỐNG NHƯ QUẤN
TƠ.
Thái cực quyền tất phải vận động giống như quấn tơ,
hoặc là nói vận động giống như kéo tơ. Đó là nói hai loại
hình tượng so sánh, hình tượng giống như vặn kình vặn
xoắn. Đồng thời, loại vặn xoắn này lại phải theo đường cong,
giống như viên đạn sau khi bay ra khỏi nòng súng, trong lúc
bay trong không gian, đã có hình thức tự mình xoay chuyển,
lại phải bay trong lộ tuyến cong. Triền ty kình của Thái cực
quyền cần phải giống theo hình thức này.
Trước đã thuyết minh qua ý nghĩa vận kình tất phải
giống như quấn tơ (triền ty), trong thực tế vận kình phải vận
hành như thế nào? Nói một cách đơn giản, là đòi hỏi một bộ
phận động thì toàn thể động (nhất động toàn động), trong
lúc thực hiện động tác chưởng tâm từ trong xoay lật ra ngoài
hay từ ngoài xoay lật vào trong (nói từ trong xoay lật ra
ngoài hay từ ngoài xoay lật vào trong, đều lấy tiêu chuẩn
xoay lật của ngón cái, giống như hình 1, theo từ điểm một
đến điểm hai, lúc này vận động của ngón cái từ trong lật ra
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 41

ngoài, cho nên là thuận triền. Tay từ điểm hai đến điểm ba,
vận động của ngón cái từ ngoài lật vào trong, cho nên là
nghịch triền), làm cho hình thành hình tượng Thái cực đồ
(hình 1).
Đồng thời chưởng tâm xoay lật trong ngoài, biểu hiện ở
thượng chi cho vặn chỗ tay xoay chuyển bả vai, biểu hiện ở
hạ chi là vặn hông xoay chuyển chân (sự phân biệt của
thuận nghịch triền ty phần chân là lấy phương hướng xoay
chuyển của đầu gối làm tiêu chuẩn, tức là lúc đầu gối ở ngoài
háng kéo về phía sau xoay vào trong xéo lên, hay từ ở trong
háng kéo tới trước xoay ra ngoài xéo xuống, đều là thuận
triều. Lúc đầu gối từ ở ngoài háng kéo tới trước xoay vào
trong xéo lên, hay từ ở trong háng kéo ra sau xoay ra ngoài
xéo xuống, đều là nghịch triều), biểu hiện ở thân là vặn eo
xoay chuyển lưng. Gộp cả ba lại hình thành gốc rễ ở chân,
chủ tể ở eo mà hình thành không gian xoay chuyển khúc
tuyến ở tay. Thái cực quyền phải đạt được yêu cầu này, vì
vậy trong quyền phổ đặc biệt đề xuất trong lúc luyện quyền
bất luận là khai phóng mở rộng hay thu liễm gọn gàng, đều
không thể ly khai “xoay lật chưởng tâm” và “vặn chỗ tay
xoay chuyển bả vai” của Thái cực kình, giống như trái đất
vòng quanh mặt trời theo cung tuyến, đồng thời bản thân
vẫn tự xoay chuyển. Cho nên Thái cực kình không phải là
một vòng tròn đơn thuần, mà là một sự vặn xoắn lập thể.
(Hình 1: Triền ty thuận nghịch)
I.3.2. TÁC DỤNG CỦA VẬN KÌNH VẶN XOẮN THEO HÌNH
THỨC QUẤN TƠ (triền ty thức).
Lúc luyện quyền nếu cổ tay duỗi thẳng co thẳng mà
không xoay lật chưởng tâm, chân là tiền cung bộ, hậu tọa bộ
mà không phối hợp xoay chuyển phải trái, tức phải phát
sinh khuyết điểm hai lực đối kháng (hình 2).
42 Triền ty công – Triền ty kình

(Hình 2:Đương cong vận động thường)


(Hình 3: Dường cong vặn xoắn triền ty)
Chính vì khuyết điểm này mà phải sử dụng kình vặn
xoắn. Vì bán kính độ cong của vặn xoắn sẽ hóa giải áp lực.
Bất cứ áp lực nào đè lên cành có gốc rễ vặn xoắn đều tự
nhiên vì sự vặn xoắn hóa giải mà vào khoảng không. Đó là
phương pháp hóa giải kình lực khoa học. Xem hình 3 có thể
thấy tác dụng của nó (hình 3).
Phép vặn xoắn triền ty Thái cực quyền là nguyên nhân
gọi môn võ thuật này là Thái cực quyền, đây cũng là đặc
điểm đặc biệt độc đáo riêng của môn võ này. Về phương
diện thể dục, có thể thúc đẩy các bộ phận của toàn thân
xuyên suốt với nhau để chuyển động đùn đẩy, và do đó tiến
tới cảnh giới trong ngoài kết hợp với nhau một chỗ động
không có chỗ nào không động. Đối với cơ quan nội tạng có
thể tác dụng thành một loại xoa bóp. Đồng thời, thần khí
phát động chu lưu hiển lộ ra bên ngoài, làm mạnh đại não,
từ đó có thể tiến thêm một bước làm mạnh thêm tất cả tổ
chức khí quan trong toàn thân.
Thứ đến, về phương diện kỹ thuật tự vệ chiến đấu, tác
dụng của triền ty kình rất lớn. Trọng tâm của kỹ thuật tự vệ
chiến đấu Thái cực quyền là “tri kỷ tri bỉ” và “tri cơ tri thế”
(biết mình biết người, biết thời cơ biết lợi thế) trong công
phu “đổng kình” (biết rõ ràng về kình lực của đối phương).
Công phu đổng kình có thể phân ra hai phương diện: Một là
tự biết kình lực của mình, cần phải tập đi bài quyền (luyện
giá tử) mới được. Hai là biết kình lực của đối phương, tức là
biết kình lực của người khác, điều này cần phải tìm trong
phép tập thôi thủ. Muốn biết người trước phải biết mình, đó
là quá trình nhận thức sự vật. Muốn luyện biết mình trong
cách tập giá tử đến cảnh giới cao độ thì phải luyện thành
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 43

công phu toàn thân nhất gia (toàn thân là một nhà). Công
phu toàn thân nhất gia là do trong ngoài hợp nhất và luyện
thành mỗi một cơ quan đều phải xuyên suốt với nhau, hai
điều này được phát sinh từ phương pháp vặn xoắn của động
tác triền ty. Do đó về phương diện kỹ thuật tự vệ chiến đấu,
triền ty kình cũng rất quan trọng.
I.3.3. CÁC LOẠI VÀ ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA TRIỀN TY
KÌNH.
Triền ty kình của Thái cực quyền dựa thao tính năng có
thể chia ra làm hai loại triền ty cơ bản: một loại là chưởng
tâm từ trong lật ra ngoài gọi là triền ty thuận, triền ty thuận
phần nhiều là bằng kình (xem lại hình 1). Một loại khác là
chưởng tâm từ ngoài lật vào trong gọi là triền ty nghịch,
triền ty nghịch phần lớn là lý kình (xem lại hình 1). Đó là hai
loại triền ty tồn tại trong tất cả quá trình vận động của Thái
cực quyền, và xuyên suốt từ đầu cho tới cuối. Vì vậy, trong
tất cả động tác đều bao hàm hai kình bằng lý giúp nhau biến
hóa, chúng là thứ tự cơ bản trong vận động, đồng thời lại
giúp nhau chuyển hóa trong cùng một nguồn. Trong hai loại
triền ty cơ bản này, vì phương vị khác nhau và cách biến đổi
khác nhau nên lại phân chia thành năm cặp phương vị triền
ty khác nhau (xem biểu đồ ở dưới).
(Hình 4: Đồ hình phân biệt mười hai triền ty kình)
Phương vị phải trái và trên dưới của triền ty kình hợp
thành một vòng tròn nguyên vẹn, đồng thời kết hợp trong
ngoài biến thành vòng tròn lập thể, đây chính là điểm đặc
sắc cả vận động vặn xoắn theo phương pháp Thái cực. Thứ
đến, trong lúc luyện quyền có khi hai bên phải trái cùng một
động lực trong quyền thức thì phải liên tiếp theo người và
tiết tiết quán xuyến (các bộ phận xuyên suốt với nhau) giống
như toàn thân một nhà. Lại có thêm triền ty lớn nhỏ, tiến
44 Triền ty công – Triền ty kình

thối hai cặp phối hợp là đủ để khỏe mạnh thân thể và về


phương diện kỹ thuật chiến đấu cũng đủ những điều cần
biết. Vì vậy trong mỗi một thức của Thái cực quyền, về
phương diện cơ bản của triền ty thuận nghịch, ít nhất trong
khi tiến hành động tác phải kết hợp với ba cặp triền ty
phương vị. Chỉ cần nắm vững quy luật này là có chỗ y cứ cho
lúc tiến hành động tác theo đường cong, bất luận là đang học
luyện quyền thức hay lúc uốn nắn quyền thức cũng dễ hơn
nhiều. Trong lúc luyện quyền nếu cảm thấy một động tác có
chỗ không đắc thế và không đắc kình, có thể y cứ chỗ không
trôi chảy của triền ty mà xê dịch một chút ở eo chân cho
được trôi chảy, lại có thể uốn nắn tư thế. Cho nên nắm vững
được triền ty là nắm được công phu tự mình sửa chữa cho
mình. Bây giờ đưa ra một số thuyết minh tác dụng của
chúng như sau:
(1) “Vân thủ” là một quyền thức ở trong mười ba thế
(danh từ mười ba thế thường được dùng để chỉ bài Thái cực
quyển), bao hàm song thuận triền chuyển thành song nghịch
triền bên phải bên trái triền ty lớn. Lúc vận động, triền ty cơ
bản của hai tay là chưởng tâm từ trong xoay ra ngoài (thuận
triền ty) rồi từ ngoài xoay vào trong (nghịch triền ty),
phương vị của nó là bên phải bên trái, ở trên ở dưới và hơi
một chút ở trong ở ngoài. Bên phải bên trái, ở trên ở dưới là
một bình diện vòng tròn, nếu chuyển động vòng tròn hơi
hướng vào trong và ra ngoài là có thể biến thành vòng tròn
lập thể của không gian khúc tuyến, làm cho đạt tới công
dụng khí dính sát sống lưng.
(2) “Bạch hạc lượng sí” triền ty cơ bản của nó là một
thuận một nghịch, là loại triền ty có hơi nhiều trong giá tả
(bài quyền) phương vị. Triền ty của nó là bên trái bên phải,
ở trên ở dưới và ở trong ở ngoài. Vì là mộ thuận một nghịch,
tay trái là hướng xuống phía trong triền ty nghịch. Tay phải
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 45

ở ngoài triền ty thuận hướng lên. Cả hai hợp lại chuyển


động, hai cánh tay đòi hỏi phải có quan hệ với nhau nhịp
nhàng bên phải vòng lên thì bên trái vòng xuống, vòng “bằng
kình” phần bên trái nghịch triền, bên phải thuận triền.
Qua thuyết minh kể trên, các quyền thức Thái cực quyền
tuy nhiều hình thức đa dạng, chuyển hoán khác nhau nhưng
dựa trên triền ty cơ bản để phân tách thì cực kỳ đơn giản.
Cho nên khái quát quyền thức không ngoài ba loại tổ hợp
này “song thuận triền ty”, “song nghịch triền ty” và “một
thuận một nghịch triền ty”. Nên dựa theo phương pháp này
thường phân tách và tự mình đoán trước đường đi của giá
tử và liệt kê thành biểu, để lấy đó làm y cứ cho mình luyện
tập. Có chỗ y cứ này, có thể phân biệt kình rõ ràng, đạt tới
nội ngoại tương hợp và tiết tiết quán xuyến, cơ sở của nâng
cao tính đàn hồi và đạt được yêu cầu của tư thế chính xác.
I.3.4. NẮM VỮNG VẬN KÌNH VẶN XOẮN.
Đặc điểm ba là nguyên do đặt tên Thái cực, mà tác dụng
như đã thuật ở trên. Cho nên tiền nhân đã dạy phải làm tốt
vận kình như trừu ty (hay vận kình như triền ty), trong tác
phẩm chuyên luận “Thái cực quyền luận”, là một thiên tổng
kết thực tiễn của vận kình. Trong đó, bộ phận thứ nhất luận
thuật về triền ty kình. Muốn nắm vững về đặc điểm ba, chỉ
cần chiếu theo phần này mà luyện và làm y cứ để tự mình
kiểm tra, thì có thể đạt được động tác và tư thế chính xác.
Bây giờ khái quát phần này như sau:
(1) Từ thực chất tinh thần để nắm vững đặc điểm ba:
a/ “Nhất cử nhất động, chu thân câu yếu khinh linh”,
(nhất cử nhất động, toàn thân cần phải nhẹ nhàng linh hoạt).
Tinh thần có thể phấn khởi thì mới có thể không ngập ngừng
chậm chạp nặng nề, đó là phương pháp tìm sự nhẹ nhàng. Ý
khí có thể thay đổi linh hoạt là ý chí không cứng ngắc vào
46 Triền ty công – Triền ty kình

một điểm, đó là phương pháp cầu linh. Nắm vững điểm thứ
nhất của triền ty kình là quá trình vận kình, toàn thân phải
nhẹ nhàng linh hoạt mới có đủ điều kiện thuận lợi làm tốt
động tác triền ty.
b/ “Động tác tu tiết tiết quán xuyến” ở trong sự vận kình
như triền ty, cần phải nhẹ nhàng linh hoạt lại cần phải
thường xuyên suốt, đó cũng là mắc xích quan trọng của vận
kình, lúc luyện tập không được xem thường. Có thể tham
khảo đặc điểm năm của chương này để hiểu rõ nội dung.
c/ “Thần nghi chỗ đãng, khí nghi nội liễm” (thần và khí có
thể phát động chu lưu ra ngoài, mà cũng có thể gom vào
trong. Cho nên quyền luận nói: Muốn thần khí phát động chu
lưu, trước tiên phải có tinh thần phấn khởi, thần không
được tán ra ngoài). Nếu như tâm ý không quán triệt trong
động tác mà suy nghĩa vẩn vơ, ý thần biểu hiện ngây ngô
ngớ ngẩn, thì thần không dễ phát động chu lưu, đồng thời
khí cũng không thể gom vào trong, tạo thành kết quả khí thế
tản mạn, kình không hàm súc, thân pháp tán loạn. Vì vậy,
trước tiên tâm ý phải quán triệt trong động tác, cuồn cuộn
không ngừng và khởi phục không ngớt, thì thần tự nhiên
phát động chu lưu. Thứ đến, cần phải phối hợp vận động với
phổi hít thở. Từ chỗ thần thái phát động chu lưu nên khí tự
nhiên gom vào trong mà không tản mạn. Khí không tản mạn
là do thần dẫn đầu và phát động lên.
Nhìn chung ba yêu cầu trên, có thể nói “vận kình nhẹ
nhàng linh hoạt và xuyên suốt, là do thần khí phát động chu
lưu và gom lại vào trong”, muốn nắm vững kình triền ty thì
phải nắm vững thực chất tinh thần.
(2) Từ chỗ phân biệt kình mà nắm vững đặc điểm ba:
a/ “Vô sử hữu khuyết hãm xứ” lúc vận dụng kình triền ty,
không luận là thuận hay nghịch, phải làm cho tám loại kình
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 47

này là sự vặn xoắn bật ra từ lưng của đường cung, cũng là


mặt tiếp giáp của sự văn xoắn đối với kình lực của đối
phương, lại cũng co kình lực triền ty làm mất đi tác dụng
truyền động (dây chuyền) của đối phương (hình 5)
(Hình 5: Đường triền ty khuyết hãm)
(Hình 6: Đường triền ty lồi lõm)
b/ “Vô sử hữu oa đột xứ” lúc vận dụng đường đi của kình
triền ty cần phải làm dịu đi những đường gẫy khúc, tạo
thành những tư thế trôi chảy. Đồng thời lại cần mềm mại
nhiều tính đàn hồi, đó là một phương pháp tiêu trừ lồi lõm
(oa đột). Điều này cũng giống như (lúc phát kình) cây roi da
mềm mại vung ra vậy. Dạng thức này ở sự phóng trương của
thân chủ, thân chi giống như đánh vào ruột xe đầy khí, đối
với vật tiếp giáp theo chỗ cao tới chỗ thấp đây là tác dụng
của niêm tẩu (theo sát). Nếu vận kình có chỗ lồi lõm sản sinh
ra cạnh góc thì sẽ gặp sự chống lại (đối kháng), từ đó mất đi
tác dụng chuyển động vặn xoắn (hình 6)
c/ “ Vô sử hữu đoạn tục xứ” tất cả quá trình của triền ty,
không luận là thuận hay nghịch, đều phải quấn cho tới cùng.
Nói tới cùng là nói trong một quyền thức các loại kình khác
nhau phải đạt tới đích, và vẫn tiếp tục chuyển tiếp qua thức
sau. Đến chỗ chuyển tiếp này, kình triền ty vẫn không dứt lại
chuyển đổi thành một triền ty khác, kình vẫn liên tục qua
thức sau. Kình lực không đứt đoạn thì cũng không cần tiếp
nối. Nếu triền (quấn) đến nửa đường đường kình bị đứt
đoạn, tức là tạo ra một khoảng trống, khoảng trống này
không những làm mất đi tác dụng truyền động dây chuyền
mà còn tạo lợi thế cho đối phương. Do đó, trong lúc vận kình
triền ty không cho phép như vậy. (hình 7)
(Hình 7: Đường triền ty không được đứt đoạn)
Kế đến, lúc phát kình nếu có đoạn đứt rồi nối liền cũng
48 Triền ty công – Triền ty kình

cần phải đòi hỏi “kình đoạn nhưng ý không đoạn, nếu ý đoạn
thì thần có thể tiếp thay”, đó là ý nói đứt đoạn nhưng hồi
phục liền.
Nhìn chung ba yêu cầu trên, nói rõ ở chỗ trong quá trình
triền ty, cũng là trong quá trình vận kình, ngàn lần không
được phát sinh khuyết hãm, lồi lõm hay đứt đoạn rồi nối
tiếp. Trong ba khuyết điểm này chỉ cần phạm một là không
thể phát huy lại tác dụng của kình lực triền ty. Đó là vấn đề
không thể xem thường. Để nắm vững, tóm tắt làm năm điểm
sau:
(1) Kình triền ty là nguyên do mệnh danh thành Thái cực
quyền không có kình triền ty thì không thể làm cho kình lực
nối kết được với nhau từ dưới lên (kình lực của từng bộ
phận), không thể đạt tới trong một hơi mà mà hoàn chỉnh.
(2) Cần phải hiểu rõ yêu cầu “xuyên suốt” (quán xuyến),
nó không chỉ là khi vận kình phải thông qua các bộ phận
khớp, mà còn phải làm cho nó thông qua toàn bộ các bộ
phận cơ bắp của các khớp trên dưới, đó là tác dụng của triền
ty vặn xoắn.
(3) Thái cực quyền có một cặp triền ty cơ bản và năm cặp
triền ty phương vị là công cụ rất tốt để dạy và học Thái cực
quyền.
(4) Vận kình giống như quấn tơ, chỉ có điều kiện nhẹ
nhàng linh hoạt xuyên suốt mới có thể thực hiện. Đồng thời,
về phương diện thần khí phải phát động chu lưu và gom lại
vào trong.
(5) Vận dụng triền ty kình không được để cho khuyết
hãm, lồi lõm và đứt đoạn.
I.4. ĐẶC ĐIỂM BỐN: THÂN ĐỨNG TRUNG CHÍNH, SỰ VẬN
ĐỘNG TRÊN DƯỚI THEO NHAU.
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 49

Quyền phổ quy định:


(1) “Ý khí tu hoán đắc linh, nãi hữu viên hoạt chi thú, sở
vị biến chuyển hư thực tu lưu ý dã”.
(2) “Hư thực nghi phân thanh sở, nhất xứ hữu nhất xứ hư
thực, xứ xứ tổng hữu thử nhất hư nhất thực”.
(3) “Lập thân tu trung chính an thư, chi chưởng bát
diện”. “Thượng hạ tương tùy nhân nan xâm”.
(4) “Vĩ lư trung chính thần quán đỉnh”. “Thượng hạ nhất
điều tuyến”
Bốn quy định trên có thể nói rõ động tác của Thái cực
quyền cần phải phân biệt rõ hư thực. Động tác có thể phân
biệt rõ hư thực để chuyển đổi thì mới có thể bền bỉ không
mệt mỏi, đó là một lối hoạt động rất tiết kiệm. Vì vậy lúc
luyện Thái cực quyền hai tay cần phải có hư thực, chân phải
và tay phải cần phải trên dưới theo nhau để phân biệt rõ hư
thực. Điều đó cũng nói, tay trái thực thì chân trái ứng hư, tay
phải hư thì chân phải ứng thực. Đây là điều tiết nội kình để
giữ ngay thẳng cho trung tâm các bộ phận vận động. Mặc
khác, thành hình được mục đích, do trong thực phải có hư
trong hư phải có thực nên mọi chỗ đều có một hư một thực,
nội kình đi tới mọi chỗ ngay thẳng (trung chính) không
thiên lệch. Lúc mới học, động tác có thể rất hư rất thực, về
sau khi luyện thành bước đi trôi chảy thì biến thành hư ít
thực ít. Đến cuối cùng đạt tới cảnh giới bên trong có hư thực
mà bên ngoài không thấy có hư thực, đó là công phu điều
chỉnh hư thực rất thâm sâu.
Trọng tâm của biến đổi hư thực linh hoạt là ở chỗ ý khí
phải biến đổi linh hoạt. Đồng thời, ở chỗ “trung thổ bất ly vị”
(không được rời khỏi vị trí giữa) và trong tình huống nội
kình ngay thẳng để hoàn thành động tác (trung thổ bất ly vị,
là ý nói trọng tâm người ta không được rời khỏi điểm một
50 Triền ty công – Triền ty kình

phần ba trong khoảng cách của hai chân, xem hình 9). Vì vậy
lúc luyện quyền cần phải “vĩ lư trung chính”, “an thư chi
chưởng bát diện”, “hư lĩnh đỉnh kình”, “thượng hạ điều
tuyến” (đốt xương cùng ngay thẳng, thư thái an nhàn kiểm
soát tám mặt, có buông lỏng đầu như treo lên, trên dưới
theo nhau thành một đường nhánh), để theo đó mà điều
chỉnh hư thực. Cho nên thân đứng phải ngay thẳng, trên
dưới phải theo nhau để điều chỉnh hư thực làm thành đặc
điểm bốn của Thái cực quyền.
I.4.1. SO SÁNH HƯ THỰC
Căn cứ lý luận của Thái cực quyền, trong tất cả các động
tác cần phải phân rõ thực hư, cho nên lúc luyện quyền cần
phải chú ý làm cho trong mỗi động tác phải có một hư một
thực. Để điều chỉnh tốt hư thực, đầu tiên phải nhận biết rõ
hàm nghĩa chính xác của hư thực. Nói là hư, không có nghĩa
không có chút lực lượng nào. Nói là thực, cũng không phảo
chiếm hết toàn bộ lực lượng. Lấy hai chân mà nói, hư không
phải là một chân hoàn toàn không chịu lực, thực cũng không
phải là một chân gánh hết trọng lực (ngoại trừ những động
tác nhấc chân lên hay đứng một chân để giải thoát hay tấn
công đối phương). Mà bất quá hư so với thực là chịu lực nhẹ
hơn. Sự sản sinh ra danh từ hư thực này, về phương diện lực
học mà nói, là do trọng tâm của toàn bộ trọng lượng thân
thể thường hay nghiêng về một bên. Lúc trọng tâm thân thể
hơi nghiêng về bên phải thì chân phải là thực mà chân trái là
hư, lúc nghiêng về bên trái thì chân trái là thực mà chân phải
là hư (hình 8).
(Hình 8)
Trên đã nói qua, động lực thân thể của Thái cực quyền
sinh ra là do trong sự đảo chuyển của trọng tâm nghiêng
lệch một bên, nếu không có sự nghiêng lệch này, thì trọng
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 51

tâm nằm ở tuyến giữa biến thành hình thức song trọng (hai
bên đều nặng, không phân ra hư thực, biến thành song thực.
Hai tay nếu không phân ra hư thực, cũng thành song thực. Vì
vậy mà thành bệnh song trọng, làm cho lấp đầy trọng lực, bị
ứ đọng, biến đổi không linh hoạt), làm mất đi động lực
chuyển đổi thành bệnh trì trệ. Lúc này nếu hai tay chuyển
động thì bằng kình sẽ trống không, có thể làm cho hai tay bị
song trầm (song trầm ở hai chân là hai chân chưa phân hư
thực, hoặc vừa hết hư thực thành ra song thực. Nhưng ở hai
tay thì hoàn toàn hư, hoặc vừa hư vừa hết hư thực. Đó là
dạng vọt lên hư, giống như trong thức thập tự thủ là song
thực song hư của trên dưới theo nhau, là song trầm. Lúc này
tuy hai tay hai chân là song thực song hư, nhưng bên trong
vẫn chú ý phân chính phụ nên không thành bệnh), phải vận
động nhiều mới có động lực mới để chuyển đổi.
Hư thực không phải là cố định, nó tùy theo sự biến hóa
của quyền thức mà biến đổi. Lúc mới bắt đầu học quyền, nên
giữa tư thế hư nhiều thực nhiều (tỉ lệ phân phối trọng lượng
của hai chân, thí dụ như hoàn thân là một trăm ký lô, thì một
chân mang hai mươi ký, chân còn lại mang tám mươi ký).
Tùy theo sự thuần thục của công phu mà chuyển thành tư
thế hư ít thực ít, tỷ lệ phân phối trọng lượng trên hai chân là
sáu bốn. Sau khi trải qua loại công phu gọn gàng này, độ
chuyển động càng biến nhỏ, thì có thể làm cho sự biến đổi
hư thực thêm linh hoạt. Nguyên do bên trong của sự biến
đổi linh hoạt là ở chỗ ý khí biến đổi linh hoạt, do đó không
trì tuệ ở mặt nào cả, không chuyên chú điểm nào cả, để có
thể khi cần chú ý ở tay trái thì có thể ngay lập tức chuyển
đến tay trái mà không phí chút sức lực nào (ở đây ám chỉ
đến tập quán sử dụng tay phải nhiều, đến lúc cần chú ý ở tay
trái vẫn giữ chú ý trên tay phải). Đó là điều có thể khiến cho
người ta lúc luyện quyền có cảm giác hai bên phải trái gặp
nguồn, sinh ra thú vị của sự tròn trịa như châu ngọc trong
52 Triền ty công – Triền ty kình

động tác. Từ tư thế mà nói, trong bất cứ sự biến đổi nào


trọng tâm cũng không được rời khỏi khoảng giữa của hai
chân. Không rời khoảng giữa mới có thể biến đối trước sau
phải trái mà không gặp trở ngại. Nếu thân thể nghiêng lệch
một bên (không trung chính) để tiến hành biến đổi, thì phải
trái qua một cuộc điều chỉnh mới có thể hoán đổi được. Đó
là một khoảng trống của sự thất thế, và do đó phải nối tiếp
lại làm cho hành động bị chậm đi, mất đi cơ hội tốt. Dùng
thuật ngữ của Thái cực quyền mà nói, gọi là thất cơ. Thất cơ
thất thế được coi là bệnh lớn của Thái cực quyền, cho nên
biến đổi hư thực phải ở trong tình huống thân đứng ngay
thẳng (lập thân trung chính, điều này còn có nghĩa là không
được đánh mất trọng tâm như đã thuật), mới có thể đạt tới
yêu cầu biến đổi linh hoạt, cần phải nắm vững mấu chốt
quan trọng này.
I.4.2. BA LOẠI HƯ THỰC CƠ BẢN
(1) Hư thực của chân: Phân biệt hư thực của chân là
phân biệt chân mang trọng lượng nhiều với chân mang
trọng lượng ít. Chiếu theo nguyên lý lực học, trọng tâm của
trọng lượng thân thể đặt ở điểm một phần ba trong khoảng
cách hai chân, thì có thể khiến cho hai chân đều chạm đất,
gọi là bán khinh bán động (gọi là bán, là khi trọng tâm của
trọng lượng thân thể ở điểm một phần ba trong khoảng cách
của hai chân khiến cho hai chân đều có kình lực đạp xuống
đất, bất quá chỉ là bên nặng bên nhẹ không đều mà thôi, cho
nên gọi là bán khinh bán trọng, đây là tư thế đúng nhất
(hình 9). Nếu trọng tâm vượt ra khỏi phạm vi ba phần của
khoảng cách, thì chân hư vì hư quá nhiều nên sinh ra hiện
tượng nhẹ nổi, biến thành bệnh thiên khinh thiên trọng (gọi
là thiên, là khi đặt trọng tâm vượt ra khỏi phạm vi ba phần
của khoảng cách, làm cho một chân quá nặng, chân khác nhẹ
nổi trên mặt đất, hình thành nghiêng nặng một bên do đó
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 53

bên khác lại quá nhẹ không có kình lực chạm đất, cho nên
gọi là thiên khinh thiên trọng, đấy là sai) (hình 10).
(Hình 9: Bán khinh bán trọng)
(Hình 10: Thiên khinh thiên trọng)
Mặc khác trong lúc vận kình hay phát kình, động tác cần
phải chứa trong cái cong để có dư lực. Tức là sau khi phát
kình, tứ chi cũng vẫn không duỗi thẳng hết mười phần.
Trong lúc biển đổi hư thực, vì phải trải qua một lần duỗi
thẳng, cần phải từ thẳng biến cong trước, rồi mới đổi thành
co duỗi. Còn như nếu tay chân đã có tư thế chứa cái cong có
dư sẵn thì có thể chuyển đổi tự nhiên, không cần phân tâm
trong lúc biến đổi, đó là cơ sở khiến cho động tác có thể tự
nhiên biến hóa.
Tóm lại, Thái cực quyền đối với yêu cầu hư thực của hai
chân, bất luận ở đâu khi nào, đều phải có một hư một thực
để biến đổi, cần từng bước thu nhỏ tỷ lệ lại để cho sự chuyển
đổi hư thực thêm nạnh. Nếu hai chân biến đổi hư thực
không được nhanh thì không thể thích ứng với biến hóa của
hai tay, làm cho trên dưới không thể theo nhau, tách thành
hai nhánh riêng lẻ, phá hủy đi động tác phải có cho yêu cầu
toàn thân một nhà.
(2) Hư thực của tay: Thường lúc tay vận kình lên là tay
hư, lúc tay vận chìm xuống là thực. Động tác của hai tay
trong Thái cực quyền và động tác của hai chân cũng cùng
một dạng, cũng cần phải phân biệt hư thực. Tức như lúc
song thủ song án trong quyền thức Lục phong tứ bế, cũng
chia theo tỷ lệ sáu bốn. Bất quá tỷ lệ hư thực của tay hơi
khác tỷ lệ của chân: Sau khi công phu tinh tiến, ngoại trừ
một số quyền thức tỷ lệ của nó đều khoảng bảy ba cho đến
sáu bốn, tỷ lệ rất lớn. Đó là đạt tới ổn định lắng đọng buông
lỏng, chuyên chú một phương, còn một phương khác quy
54 Triền ty công – Triền ty kình

định là phụ. Điều trọng yếu là không những chi thể cần phải
biến đổi được linh hoạt mà ý chí cũng cần phải biến đổi
được linh hoạt, để ý chí không trì trệ ở một tay, đặc biệt là
tay phải.
(3) Hư thực của tay và chân: Phân chia hư thực rất tốn
công phu, cần phải tính hư thực của một chân trên dưới
phân biệt. Đối với phương diện giữ gìn sức khỏe và kỹ thuật
chiến đấu rất có tác dụng; cũng là loại phân chia hư thực của
tay chân trên dưới này. Điều này để cho bộ pháp có được
hạt nhân của sự liên tục và nương theo. Yêu cầu và cách làm:
Nếu tay phải chìm xuống làm thực thì chân phải làm hư. Đến
khi tay phải chuyển lên làm hư thì chân phải theo đó mà
chuyển thành thực. Thực hiện điều này gọi là “phân hư thực
trên dưới theo nhau”. Cho nên Thái cực quyền phổ, Đả thủ
ca có viết: “Bằng, lý, tê, án cần phải nhận biết rõ ràng, trên
dưới theo nhau thì người khó xâm hại”, tính quan trọng này
có thể suy nghĩ, mà biết được. Vì vậy, lúc luyện quyền cần
phải kiểm tra trong mỗi động tác có đạt được hay không yêu
cầu trên dưới theo nhau này. Lấy luyện một đoạn giá tử mà
nói, nội trong mộ tư thế là đã có nhiều loại nhiều dạng, tư
thế biến đổi lại lập đi lập lại nhiều lần, cần phải làm được
trên dưới theo nhau, đương nhiên phải tốn nhiều lần công
phu mới có thể nắm vững mà luyện tập thuần thục. Loại
biến đổi này, ngoại trừ lúc bước đi, tay phải theo chân để
biến đổi hư thực, phần lớn là chân theo tay để biến đổi hư
thực. Tóm lại, có thể làm được hư thực trên dưới của một
tay một chân thì vị trí trọng tâm có thể không ra khỏi phạm
vi ba phần trong khoản cách hai chân, khiến cho hai chân
trái phải đều có đạp đất, cho nên nội kình có thể được trung
chính. Nội kình được trung chính mới có thể kiểm soát được
tám mặt. Nói cho cùng về phương diện bộ chân có thể quy
nạp hư thực thành: Trong hư có thực và trong thực có hư.
Chỉ có khi trang bị đầy đủ các loại hư thực của trên dưới
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 55

theo nhau, bộ pháp mới có thể nhẹ nhàng linh hoạt không trì
trệ, tiến thối tự nhiên, liên tục theo người mà không phát
sinh tán loạn. Đồng thời, sai khi luyện tập thuần thục thôi
thủ, chỉ cần chú ý tay tiếp giáp đối phương, còn tay khác và
hai chân đều có thể do dưỡng thành tập quán trên dưới theo
nhau, mà không cần phải phân tâm lần nữa, tự động phối
hợp có hiệu quả, cũng là do trong cái động tìm cái tịnh mà
được cái mấu chốt của tịnh.
I.4.3. NẮM VỮNG HƯ THỰC
Trên đã nói qua, Thái cực quyền lấy phân rõ hư thực làm
suối nguồn của động lực, do trọng tâm dời thiên về một bên
mà sinh ta lực ly tâm, đó là tác dụng cơ giới rất tiết kiệm sức,
có thể khiến cho người ta chịu đựng được lâu mà không mệt
mỏi. Lúc luyện quyền chỉ cần xê dịch trọng tâm một chút là
có thể khởi động. Trình tự luyện tập của loại hư thực này là
trước tiên là hư thực của hai chân, thứ đến là hư thực của
hai tay, sau cùng cũng là rất chính yếu là hư thực của một
tay một chân trên dưới.
Thái cực quyền lúc luyện tập một đoạn giá tử, hai tay di
chuyển theo đường cong, cần phải thoạt hư thoạt thực để
không ngừng biến đổi, từ đó thúc đẩy hai chân phải theo hư
thực của hai tay mà điều chỉnh hư thực. Cùng dạng, hai chân
lúc tiến thối đều là hư mà bước ra, bước tới đích lại đạp thực
mà biến thành thực. Đó là một giai đoạn của bước chân, do
đó tay cần phải theo hư thực của chân mà biến đổi hư thực.
Hai điều này là thuộc về yêu cầu trên dưới theo nhau mà
trên theo dưới và dưới theo trên, luyện Thái cực quyền cần
phải tuân thủ yêu cầu này, và dưỡng nó thành tập quán.
Luyện tập lâu ngày, khi đã thành lập quán, thì lúc người đến
tấn công tự nhiên phát sinh tự động nối liền (liên) với đối
phương, lúc đối phương rút lui lại, tự nhiên phát sinh tự
động nương theo (tùy), lại không dùng nhiều tâm ý để chỉ
56 Triền ty công – Triền ty kình

huy động tác.


I.4.4. HƯ THỰC VÀ KHINH TRỌNG PHÙ TRẦM
Phân biệt hư thực, thoạt nhìn không phải là một sự việc
phức tạp, nhưng trong thực tế là một quá trình học tập gian
nan, muốn phân biệt tốt hư thực cần phải tiến một bước để
giải thích quan hệ của hư thực với bốn điều khinh trọng phù
trầm (nhẹ nặng nổi chìm). Quyền luận nói: “Nếu không
nghiên cứu nhẹ nặng nổi chìm một cách thấu đáo, thì có đào
giếng cực khổ cũng chỉ than là không tới được mạch nguồn”.
Đó là thuyết minh về tính trọng yếu này.
Để nắm vững sự phức tạo tinh tế của hư thực, sau đây
trình bày về sáu mấu chốt quan trọng của hư thực:
(1) Cần “bán” (một nửa), không cần “thiên” (nghiêng
lệch). Nói “bán”, là chỉ trọng tâm thân thể, cự ly lệch tâm
trong khoảng cách của hai chân không vượt quá phạm vi ba
phần. Đó là loại vị trí lệch tâm trong vòng tròn phương viên,
là tiêu chuẩn chính xác để phân chia hư thực. Nói là “thiên”,
là chỉ cự ly lệch tâm của trọng tâm thân thể đã vượt qua
khỏi phạm vi kể trên, là độ lệch tâm vượt ra khỏi vòng tròn
phương viên, đó là phần hư thực thái quá. Cho nên “bán” là
có ổn định, không phải bệnh, mà “thiên” là không ổn định, là
bệnh. Vì vậy lúc phân hư thực cần “bán” không cần “thiên”.
(Hình 11).
(2) Cần “trầm” (chìm), không cần “trọng” (nặng) nói là
“trọng” là chỉ thêm vào chỗ thực nhiều quá mà phát sinh
hiện tượng trì tuệ. Nói là “trầm” là chỉ tuy là chìm xuống,
nhưng vẫn có thể từ đó biến hư, cũng là nói, trầm là phát
sinh trong sự trên dưới theo nhau: như chân chìm xuống
thực còn tay nâng làm hư, khiến cho trong thực có hư, do đó
“trầm” không phải bệnh mà “trọng” là bệnh (nhưng ngoại
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 57

trừ bán khinh bán trọng). Cho nên lúc phân hư thực thì cần
“trầm” mà không cần “trọng”.
(3) Cần “Khinh” (nhẹ), không cần “phù” (nổi). Khinh là sử
dụng động tác trong vòng tròn phương viên biểu hiện ra nhẹ
nhàng mà ổn định. Còn phù là ra khỏi vòng tròn phương
viên, sử dụng gót chân phù nổi mờ mịt không ổn định, cũng
là một dạng hư thái quá, vì vậy phù là một loại bệnh. Cho
nên lúc phần hư thực, cần “khinh” mà không cần “phù”.
(Hình 11: Hình đồ phương viên)
(4) Ba loại không bệnh của hư thực lúc luyện quyền cần
học tập và làm được “song khinh” “song trầm” và “bán khinh
bán trọng” ba loại hư thực không bệnh (trong tâm ý thì
trống trải linh hoạt không mê muội, ở thân thể thì hư lĩnh
đỉnh kình, trên thì hai tay thông nhau, dưới thì hai chân theo
nhau, hư thực vẫn hơi khó phân biệt, nhưng vẫn có thể tự
nhiên nhẹ nhàng để chuyển đổi, đó là song khinh, cho nên
không bệnh). Trong ba loại hư thực lại lấy hai loại công phu
song khinh và song trầm để so sánh chỗ tinh tế khó làm, vì
nếu làm tốt có khả năng trở thành “song phù” (tay hư và
chân cũng hư, song phù là hai tay hư và hai chân do chỗ
phân hư quá lớn, thực quá lớn nên trong quá trình vận động
không những làm cho chân hư phù nổi mà còn liên lụy đến
chân quá thực, trong lúc vận động biến đổi cũng bị tác động
đứng không ổn định mà phù nổi, làm cho toàn thân liên tục
không ổn định, thành ra bệnh song phù), điều này cần phải
chú ý thêm. Đặc biệt là công thủ “song khinh” và “song trầm”
và bệnh thủ “song phù” và “song trọng” trong lúc tay chân
chuyển dời chỉ cần sai biệt một chút, vì vậy cần phải phòng
sự sai biệt nhỏ này, để sự sai lầm ngàn dặm không thể phát
sinh.
(Biểu đồ phân biệt)
58 Triền ty công – Triền ty kình

(Bệnh thủ và công thủ trong hư thực)


(5) Ngung thủ là phương sách quan trọng để cứu ván
thiên trọng thiên phù. Trong lúc đơn độc luyện tập thì có thể
làm được yêu cầu biến đổi hư thực mà không xuất ngung
(các góc xéo, ngung thủ là bốn thủ pháp phụ trong tám thủ
pháp của Thái cực quyền, bằng lý tê án bốn thủ pháp chính,
thái liệt chẩu kháo là bốn thủ pháp phụ) cũng là không đến
nỗi ra khỏi vòng phương viên để phát sinh thiên trọng thiên
phù của hư thực. Nhưng khi cùng với người thôi thủ, là đã
quan hệ đến sự tình của hai phương diện, quyết không thể
dựa vào chủ kiến phiến diện muốn không xuất ngung là có
thể không xuất ngung. Nếu đối phương dùng “thái pháp” hay
“liệt pháp” để tấn công ở góc một cách kiên quyết thì lúc đó
tự mình khó tránh phải xuất ngung. Vì vậy, không thể không
dùng ngung thủ đế bổ cứu cho hư thục của xuất nhung,
khiến cho trọng tâm trở về trong vòng tròn phương viên,
đạt tới bán khinh bán trọng của hư thực. Thí dụ như, tay
phải xuất ngung thủ, tay trái xuất kích. Đối phương đón tay
trái thì tay phải vẫn có thể trở về trong tứ chính thủ vòng
phương viên. Đó là thủ pháp bổ sung hư thực của mình khi
xuất ngung (hình 12).
(Hình 12)
(6) Cần làm tốt hư thực không nên quên ngung thủ. Thí
dụ như trong lúc phòng thủ, nếu đối phương triển khai rộng
chồm ngửa nghiêng xéo, nghĩ rằng dùng thủ pháp xuất
ngung để chế ngự ta, nếu lúc đó không dám dùng hay không
quen dùng ngung thủ để đối phó ngưng thủ của người, mà
vẫn muốn dùng tứ chính thủ chống lại nhưng không được.
Động tác loại này là trái với quy định, phải dùng ngung thủ
để đối phó ngung thủ, đó là tự mình không biết để phát sinh
thiên trọng thiên phù của hư thực, có thể nói đó là một
khuyết điểm của thói quen dùng tứ chính thủ. Cho nên,
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 59

quyền luận nói: “Thái liệt khẩu cháo cánh xuất kỳ, hành chi
bất dụng phí tâm cơ” đó là thuyết minh rất hay về tính quan
trọng của ngung thủ. Nếu quên nắm vững ngung thủ sẽ
khiến cho hư thực thiên trọng thiên phù không uốn nắn
được, ngược lại còn khiến cho tự mình phải tiến một bước
xuất ngung. Nếu cứng nhắc ở tứ chính thủ mà quên tứ ngung
thành ra khuyết điểm “nhất điều thối” (cố chấp vào một
bên).
A. Phạm vi dùng ngung thủ (chẩu, kháo) để bổ sung
B. Phạm vi hoạt động ngung thủ (thái, liệt) để bổ sung
(Hình 12: Phạm vi vận động tứ chính, tứ ngung)
Để nắm vững đặc điểm bốn, khái quát thành năm điểm
quan trọng như sau:
(1) Hư thực phân làm ba loại chính, hư thực của chân, hư
thực của tay và hư thực của một chân một tay.
(2) Chú ý điều chỉnh hư thực của một tay một chân (tay
trái với chân trái và tay phải với chân phải, đó là mấu chốt
chính của “trên dưới theo nhau người khó xâm hại”).
(3) Cần phải căn cứ nguyên tắc khinh trọng phù trầm,
thường tự mình kiểm tra khuyết điểm trong việc phân định
hư thực.
(4) Cần phải làm được ba loại hư thực không bệnh là
song khinh song trầm và bán khinh bán trọng, cần phải khắc
cốt ghi tâm và luyện tập lâu ngày mới dưỡng thành tập
quán.
(5) Lúc thôi ngủ không được quên nguyên tắc “ngung thủ
đối phó ngung thủ”. Tứ chính thủ và tứ ngung thủ cần phải
giúp nhau hoán đổi, phải luyện cả hai loại cho đều nhau.
1.5. ĐẶC ĐIỂM NĂM: EO LƯNG DẪN ĐẦU, VẬN ĐỘNG
60 Triền ty công – Triền ty kình

TRONG NGOÀI HỢP VỚI NHAU XUYÊN SUỐT CÁC BỘ


PHẬN.
Quyền phổ quy định:
1/Yêu tích vi đệ nhất chủ tế, nhất động vô hữu bất động.
2/ Chu thân tiết tiết quán xuyến, vô sử ty hòa gián đoạn.
3/ Dục yếu chu thân nhất gia, tiên yếu chu thân vô hữu
khuyết hãm.
4/ Khí hành như cửu khúc châu, vô vi bất đáo.
Từ bốn quy định trên có thể thấy rằng, để đạt tới cảnh
giới nhất động toàn động, cần phải lấy eo lưng làm trung
tâm vì eo là trục giữa cho sự chuyển động qua phải qua trái,
sống lưng là gốc rễ cho sự chuyển động lên xuống cúi gập.
Động tác Thái cực quyền cần phải một chỗ động thì toàn bộ
động, cho nên đường đi của động tác không thể đơn thuần
xoay ngang qua phải qua trái, cũng không thể chuyên nhất
động tác cúi gập lên xuống trước sau. Mà cần phải kết hợp
eo và sống lưng, để cho đường đi của động tác hình thành
trong một nhánh có đủ bên phải bên trái, lên xuống, trước
sau của không gia ba chiều, kiến lập cơ sở cho một động thì
không chỗ nào không động. Đó là nói, chỉ có thông qua eo
lưng làm trung tâm, mới có thể khiến cho chín khớp vận
động chính của thân theo thứ tự mà xuyên suốt với nhau
(chín khớp chính là: cổ, sống lưng, eo, hông, đầu gối, mắt cá,
vai, chỏ và cổ tay). Ngoài ra, cần phải làm cho toàn thân
không có chỗ khuyết hãm, xuyên suốt với nhau như cửa
khúc liên châu, chỉ có loại công phu này mới phát triển tới
cảnh giới chu thân nhất gia (toàn thân là một nhà). Cho nên
lấy eo và lấy sóng lưng làm dẫn đầu cho vận động các khớp
xuyên suốt với nhau và trong ngoài hợp nhau, tựu thành đặc
điểm năm của Thái cực quyền.
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 61

1.5.1. THỰC CHẤT CỦA TIẾT TIẾT QUÁN XUYẾN (các


khớp xuyên suốt với nhau)
Để minh xác cho thực chất của các khớp xuyên suốt với
nhau, xin lấy nửa thân dưới để thuyết minh. Lúc kình khởi
lên ở gót chân, thông qua khớp mắt cá, vòng theo cẳng chân
lên khớp đầu gối, rồi từ đầu gối vòng len đùi, từ đùi đến
khớp hông, có thể làm mà không chút gián đoạn, là nói tiết
tiết xuyên suốt với nhau của nửa thân dưới. Ở đây nói xuyên
suốt không phải chỉ có khớp vận động lên, mà còn phải
chuyển động toàn bộ chân vòng lên. Nếu không ngang qua
các cơ bắp cẳng chân và đùi mà chỉ đơn thuần từ mắt các
đầu gối hông các khớp vận động, tức là vận động từ một
khớp ròi nhảy qua một khớp khác, đó là một loại kình vụn
vặt đứt đoạn (chỉ có các khớp vận động, còn “quán xuyến
kình” là cơ bắp cùng các khớp vận động). Vì vậy chỉ có kình
qua các chơ bắp cẳng chân và đùi lên thì đó mới là kình
xuyên suốt chân chính.
Minh xác được kình xuyên suốt là có thể xác định được
điểm trả lại lực. Nếu chân trước hình thành cung bộ chân
sau rùn xuống mà không có sự xoay chuyển qua phải qua
trái, thì không luận dạng nào cũng không thể nối kết xuyên
suốt cơ bắp với các khớp, lúc đó chỉ có thể biểu hiện sự co
duỗi của các khớp, còn sự phóng trương của cơ bắp khộng
trực tiếp quan hệ. Cánh tay nếu duổi thẳng co thẳng thì tình
huống cũng như vậy. Vì vậy, yêu cầu của loại xuyên suốt này
ngoại trừ dùng cách triền ty vặn xoắn lên thì không có cách
gì đạt được.
1.5.2. NHẤT ĐỘNG TOÀN ĐỘNG VÀ QUAN HỆ CỦA EO
LƯNG
Động tác Thái cực quyền đầu tiên yêu cầu phần ngoài là
chín khớp chính vận động xuyên xuốt trước sau để khởi
62 Triền ty công – Triền ty kình

động, từ đó mới có thể dẫn động phát sinh tác dụng xoa bóp
nội tạng. Lúc luyện quyền nhất thiết không được vận động
một vài quan tiết, còn mốt số quan tiết khác không vận
động. Để đạt tới các quan tiết toàn thân lần lượt chuyển
động hết, cần phải biến thân thể thành trục ly tâm, đưa nó ra
trung tâm vong các khớp, và dùng nó để dẫn đạo các khớp
lần lượt vận động, chỉ có dạng này mới có thể khiến cho
động tắc biến hóa dễ dàng. Nếu không, muốn vận dụng lực
của ngực lại phải chiếu cố chín khớp chính lần lượt đều
động, thì tạo thành tính huống chiếu cố cái này thì mất cái
kia, bận rộn không nghỉ ngơi, không những không thể đạt
tới mục đích xuyên suốt vận động toàn bộ, mà còn mất đi
yêu cầu trong động tìm cái yên tịnh. Chúng ta biết rằng eo và
sống lưng là 2 bộ phận ở giữa cơ thể, chúng có công năng
thiên nhiên là trục giữa. Vì vậy, nếu có thể khiến cho eo và
lưng phối hợp với vận động vặn xoắn, thì có thể đặt được
yêu cầu tiết tiết quán xuyến.
Cho nên Thái cực quyền gọi eo lưng là đệ nhất chủ tể. Vì
có trục giữa này, hai tay mới cơ thể vận dụng lực ly tâm và
lực hướng tâm một cách thống nhất, đạt được “động thì
phân ra, tịnh thì hợp lại”. (Hình 13)
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 63

1.5.3. TIẾT TIẾT QUÁN XUYẾN VÀ TĂNG CƯỜNG CƠ


KHỚP
Luyện Thái cực quyền sau khi được tiết tiết xuyên suốt,
là có thể đạt tới công phu chu thân nhất gia (toàn thân một
nhà). Luyện thành loại công phu này, chỉ cân đơn giản hơi
động một chút có thể khiến cho toàn thân các bộ phận trong
ngoài phối hợp chuyển động theo. Đó là loại vận động mà
các khớp xuyên suốt với nhau, có thể làm mạnh các cơ quan,
ngăn cản các cơ quan khớp phát sinh hiện tượng thoái hóa.
Căn cứ quy luật sinh lý nhân thể, các khớp thường vận động
sẽ giúp bảo vệ cơ quan khớp, hơn nữa còn giúp cho tổ chức
xương được kết cấu bình thường. Nếu không thường hoạt
động thì các tổ chức xương sẽ phát sinh bệnh biến có tác
dụng thoái hóa. Giả sử một thời gian dài không hoạt động thì
các cơ quan tổ chức xương sẻ tiến thêm một bước và ngạnh
hóa điều này làm cho các khớp xoay chuyển không linh hoạt,
có trạng thái cứng ngắc.
Do đó có thể thấy, yêu cầu tiết tiết xuyên suốt của Thái
cực quyền đối với việc tăng cường cơ năng của các khớp có
64 Triền ty công – Triền ty kình

tác dụng trọng yếu. Giai đoạn đầu luyện Thái cực quyền
trước tiên cần phải mở rộng, hoạt động mở rộng cũng làm
khuếch đại biên độ hoạt động của xương cốt con người. Cho
nên lúc luyện Thái cực quyền các cơ quan khớp phải phát
xuất chuyển động thành một dây chuyền gọi thì ứng, mới
khiến cho người ta cảm thấy buông lỏng nhẹ nhàng. Trên là
nói sự rèn luyện của cơ quan khớp, điều này không những
có thể bảo vệ chức năng bình thường của các khớp, mà còn
có thể giúp cho cơ năng của xương cốt không ngừng tăng
cường, gia tốc cơ quan các cơ khớp và hoạt động với sự
huyết dịch lưu thông điều hòa, khiến cho đến già vẫn tráng
kiện như thanh niên.
1.5.4. SỰ ĐIỀU TIẾT VẬN ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CÁC
KHỚP
Thái cực quyền tuy yêu cầu sự chuyển động phải xuyên
suốt với các khớp, nhất động toàn thân, nhưng biên độ của
động tác có lớn nhỏ không đồng nhất. Động tác thường ngày
của con người đối với ảnh hưởng của các khớp là không
đồng đều, trong chín khớp chính, chuyển động rất dễ mà
nhiều là khớp cổ tay, chuyển động rất nhỏ mà ít là trụ sống
lưng. Mà yêu cầu của Thái cực quyền đối với xuyên suốt các
khớp vừa khớp với sự tương phản này: yêu cầu khớp cổ tay
chuyển động càng nhỏ càng tốt, còn yêu cầu trụ sống lưng
phóng trương và chuyển động càng lớn càng tốt.
Độ chuyển động của khớp cổ tay càng nhỏ càng khiến
cho người ta khổng thể không khuếch đại thân pháp để bổ
trợ cho yêu cầu các khớp xuyên suốt với nhau, không thể
không lấy eo lưng làm chủ tể. Nếu không, chuyển động của
một thẳng một cong không cách nào uyển chuyển tự nhiên
để chuyển động được. Nếu độ chuyển động của khớp cổ tay
không giảm nhỏ, thì một chuyển động của khớp cổ tay có thể
làm cho một động tác có thể không cần tương quan với cột
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 65

sống lưng dễ dàng tùy tiện chuyển quan, như vậy eo đương
nhiên chuyển động càng ít. Cho nên các danh gia Thái cực
quyền thường nói: “Luyện thái cực quyền cần luyện ở thân,
không cần luyện ở tay”. Bởi vậy lấy khớp cổ tay để nói, cần
phải giảm nhỏ độ chuyển động của khớp cổ tay, để bức bách
nhất cử nhất động không thể không dùng đến thân pháp,
theo từ eo lưng vận xuất ra. (Điều này cũng giúp cho kình
lực của một động tác lớn mạnh thêm do sử dụng kình lực
của toàn thân).
1.5.5. NẮM VỮNG VIỆC CÁC KHỚP XUYÊN SUỐT VỚI
NHAU
Trong lúc vận động cần phải từ động cơ eo lưng phát ra,
lấy eo và sóng lưng làm trung tâm, có như vậy mới có thể
luyện tốt công phu các cơ quan khớp xuyên suốt với nhau.
Để đạt tới việc chủ tể ở eo lưng, không bị tình trạng chiếu cố
cái này thì mất cái kia và không bị phân tán tư tưởng, chỉ cần
vận dụng đầy đủ độ nghiêng của lực ly tâm để phát động
động tác, thì có thể tự nhiên phát động kình lực từ eo lưng
ra. Cho nên lúc luyện giá tử, cần phải dưỡng thành tập quán
loại động tác này, chỉ có như vậy, trong lúc vận động mới
không bị phân tán tư tưởng, không có thể làm cho kình lực
được eo lưng dẫn đầu, mà còn có thể làm được điều trong
cái động được cái tịnh. “Động chi tắc phân, tịnh chi tắc hợp”.
Tuy do lực ly tâm khiên hai tay đồng thời vận xoắn phân ra,
nhưng cũng vì hai cánh tay có quan hệ với nhau, nên trong
cái phân ra vẫn ngụ cái kình lực bên trong (nội kình) của sự
hợp lại. Đó là trong khai có hợp của toàn thân. Kế đến, do
không phải phân ra thẳng thu về thẳng, khiến cho cánh tay
cũng có đủ hình thức mở rộng vặn xoắn. Giống như chỏ hợp
với cổ tay phân ra và cổ tay hợp với chỏ phân ra, là trong
khai có hợp và trong hợp có khai. Trước là nói khai hợp
cùng ở với nhau của toàn thân, sau là nói khai hợp cùng ở
66 Triền ty công – Triền ty kình

của cánh tay. Dạng thức trong khai có hợp và trong hợp có
khai của toàn thân và của cánh tay chính là biểu hiện cụ thể
của “Thái cực đồ” (âm dương). Luyện thành loại công phu
này, mới có thể tung hoành trước sau, phải trái cùng nguồn,
va chạm là tự nhiên xoay chuyển, biến hóa muôn ngàn, là
trong ngoài đều luyện gộp tất cả mấu chốt có lợi, về phương
diện chiến đấu cũng loại trừ co sở của bốn khuyết điểm
“đính, biển, đâu, kháng” (trước ngược, cúng ngắt, đứt đoạn,
chống cự).
Trần thức thái cực quyền bài thứ nhất lấy vận kình làm
chính. Trong quá trình vận động đồng thời phát sinh ra hóa
kình, sau khi hóa giải mới phát kình. Hiện tại vì mục đích giữ
gìn sức khỏe nên đã tu sửa Thái cực quyền còn toàn là vận
kình, đối với phát kình có xu hướng phần lớn lược bỏ không
dùng. Nhưng Thái cực quyền nguyên là một môn võ thuật
vận kình và phát kình đều dùng như nhau, vì vậy mới có cấu
thành bát môn ngũ bộ (bát môn là chỉ tám loại nội kình:
bằng lý tê án, còn gọi là tứ chính thủ và thái liệt kháo chẩu,
còn gọi là tứ ngung thủ. Ngũ bộ là chỉ năm loại bộ pháp: tiến
tới, thối lui, chiếu cố bên trái, nhín bên phải, ở giữa ổn định,
tức tiền tiến, hậu thối, tả cố, hữu phán, trung định. Đây là
nguyên do còn gọi Thái cực quyền là Thập tam thế quyền.
Cho nên có người sửa phát kình rõ ràng thành phát ám kình,
để đạt được ý có kình mà hình như không phát, cũng là sửa
phát kình thành phóng kình để hạ thấp cường độ của phát
kình cho phù hợp với yêu cầu rèn luyện thể dục dưỡng sinh.
Cho nên nói phát kình, là sau khi trầm kiên trụy chẩu (chìm
vai thong chỏ), các loại hình thức cong để chứa giữ dư lực
của nội kình, dẫn đạo từ eo lưng chuyển lên cánh tay tái
phát ra. Chỉ có loại kình này mới là loại kình trung chính. Nó
là do các cơ quan khớp của toàn thân hợp loại phát xuất ra.
Cho nên nguyên tắc của các khớp xuyên suốt, không luận là
vận kình, phát kình hay phóng kình đều phải quán triệt. Vì
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 67

vậy, vận kình của tiết tiết xuyên suốt chính là cơ sở của phát
kình tiết tiết xuyên suốt. Phát kình ngoại trừ đối với người
già và người thể chất yếu có phần không thích hợp, còn đối
với những người bình thường nếu có thể luyện đều công
năng vận kình và phát kình, không những có thể luyện thành
công dụng của bát môn tứ chính, tứ ngung, mà đối với thể
dục còn là một công cụ lớn để tăng cường thể lực.
Do đó có thể biết, sự vận kình của tiết tiết xuyên suốt
không những đặt cơ sở cho công phu chu thân nhất gia, mà
còn trở thành điều kiện để luyện công phu phát kình. Phát
kình cần phải tiết tiết xuyên suốt là để làm mạnh thêm kình
lực, kình tập trung ở lưng rồi mới phát ra. Đông thời, có tác
dụng ngược lại thúc đẩy vận kình, cho nên cả hai hỗ trợ lẫn
nhau về công dụng, lại hỗ trợ lẫn nhau để tăng trưởng. Vì
vậy đối với phương diện giữ gìn sức khỏe và đối với phương
diện chiến đấu tự vệ đều có tác dụng rất tốt.
Để nắm vững đặc điểm năm, khái quát thành năm điểm
như sau:
(1) Eo và sóng lưng có quan hệ hợp lại làm trục giữa
động tác của cánh tay cần phải có độ nghiêng (45 độ bên
phải hay bên trái).
(2) Từ trục giữa phát sinh “động phân” và “tịnh hợp”, là
vận dụng lực ly tâm để đạt được mấu chốt trung tâm của
xuyên suốt các bộ phận.
(3) Trong khai có hợp, trong hợp có khai là biểu hiện cụ
thể của tiết tiết xuyên suốt và xây chuyển tự nhiên.
(4) Sự phát kình của động lực tiết tiết xuyên suốt là sử
dụng phương pháp tăng cường vận kình xuyên suốt.
(5) Càng giảm nhỏ biên độ hoạt động của cổ tay là càng
nâng cao tác dụng của thân pháp.
68 Triền ty công – Triền ty kình

I.6. ĐẶC ĐIỂM SÁU: TÍNH LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG,


CUỒN CUỘN KHÔNG DỨT CỦA SỰ VẬN KÌNH HOÀN
THÀNH TRONG MỘT HƠI.
Quyền phổ quy định:
(1) “Vãng phục tu hữu chiết điệt, tiến thối hữu chuyển
hoán”.
(2) “Thu tức thị phóng, phóng thức thị thu”
(3) “Kình đoạn ý bất đoạn, ý đoạn thần khả tiếp”
(4) “Như trường giang đại hà, thao thao bất tuyệt, nhất
khí ha thành”.
Từ bốn quy định trên có thể thấy, Thái cực quyền không
lấy việc “nhất động toàn động” làm đủ, mà còn yêu cầu trong
lúc luyện chiêu thức phải tiến thêm một bước hoàn thành
nguyên lộ quyền thức trong một hơi (nhất khí ha thành)
không đứt đoạn (tương liên bất đoạn) nội kình. Đó là
phương pháp khuếch đại lượng vận động. Phương pháp cụ
thể là:
– Trong thủ pháp tới lúc đánh qua thức mới, cần phải
điền vào khoảng đứt đoạn giữa hai thức.
- Trong bộ pháp tới lúc bước lên hay thối lui, cần phải
điền vào khoảng giữa bằng động tác chuyển đổi.
- Trong lúc chuyển đổi khai hợp hay thu phóng (động tác
mở rộng hay hợp lại, thu về hay phóng ra), cần phải có ý và
kình lực thu tức là phóng, phóng tức là thu. Đương nhiên,
đặc điểm này tương đồng với đặc điểm năm, lấy phương
pháp vặn xoắn của vận động triền ty để bỗ trợ cho việc thực
hiện đặc điểm này. Nếu sau khi phát kình xuất hiện hiện
tượng kình đứt đoạn, thì phải lấy dư ý của động tác phát
kình này để tiếp tục qua thức khác. Để đạt được điểm này,
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 69

vận kình phải có động tác chuyển đổi chuyển tiếp, dùng ý
không dùng sức cho động tác thu và phóng thống nhất trong
thân pháp giống như nước trường giang chảy cuồn cuộn
không ngừng, trong khoảng giữa hai thức kình lực không
được có chỗ trống, cũng không cần phải có thời gian cho ý
chuyển tiếp, tự nhiên có thể đạt được yêu cầu “nhất khí ha
thành” (hoàn thành trong một hơi không đứt đoạn). Vì vậy,
liên tục không ngừng, cuồn cuộn không dứt của sự hoàn
thành trong một hơi là đặc điểm sáu của Thái cực quyền.
I.6.1. THỰC HIỆN HOÀN THÀNH QUYỀN LỘ TRONG MỘT
HƠI
Đặc điểm này tiếp tục đặc điểm năm, cơ sở của một chỗ
động không có chỗ nào không động (nhất động vô hữu bất
động), tiến thêm một bước cụ thể thực hiện việc gia tăng
lượng vận động. Đặc điểm năm chú trọng yêu cầu chín khớp
chính trong toàn thân cần phải “nhất động toàn động” (một
cái động thì toàn bộ động), mượn việc các cơ quan vận động
và các cơ quan nội tạng trong ngoài hợp nhau, nâng cao
lượng vận động trong mỗi một quyền thức. Còn đặc điểm
sáu chủ yếu là dựa trên cơ sở nhất động toàn động, từ động
tác của thức khởi đầu cho đến động tác cuối cùng của quyền
lộ chấm dứt trở thành một động tác duy nhất, không có chỗ
cho kình chờ đợi, không có thời gian cho kình đứt đoạn,
cũng không có tình huống suy nghĩ khác phát sinh để cho
thân khí trì tuệ, lại không có biểu hiện rời bỏ ý nghĩa “dùng
ý”, đạt tới từ đầu cho tới cuối liên tục không đứt đoạn, giống
như sóng vỗ cuồn cuộn lên xuống không dứt, đó cũng là nói,
hoàn thành nguyên bài quyền trong một hơi.
Lượng vận động qua việc nâng cao bằng cách này, được
nhân lên rất nhiều lần. Sáng tạo phương pháp đặc thù này
đã đưa Thái cực quyền thành môn thể dục vận động xuất
sắc. Dù loại vận động này nhiều biến hóa phức tạp, nhưng
70 Triền ty công – Triền ty kình

phải được liên tục từ đầu cho tới cuối không dứt đoạn, trên
đại thể có thể chia làm hai phương diện để trình bày.
1. Trong thủ pháp: Trong lúc vận kình thường gặp động
tác một đi một về bắt đầu cho động tác mới (nhất vãng nhất
phục), trong khoảng giữa của hai động tác này cần phải thực
hiện động tác chuyển tiếp nối liền, để cho hai động tác trước
và sau có thể hiện ra một đường cong hoàn hảo tiếp nối
nhau ở giữa. Cách làm loại tiếp nối này là, khi kình vận tới
điểm cuối của động tác, trước khi thực hiện động tác theo,
nếu động tác tiếp theo hướng xuống phía trước, thì trước
tiên phải hướng lên rồi vòng ra phía sau một chút, sau đó
mới thực hiện động tác tiếp theo cần phải thực hiện, hình
thức này như là một hình thức lấy đà. Đó là quy định của
quyền luận: “Ý muốn hướng lên trước tiên ở trong cái dưới,
ý muốn tới trước tiên ở phía sau”. Điều này làm cho không
những tiếp nối được quyền thức trước với quyền thức sau,
mà còn làm cho quyền thức sau tăng sự quan hệ với quyền
thức trước (trường hợp này có tác dụng lớn trong việc tập
luyện thôi thủ và ứng dụng trong thực tế), khiến cho thức
sau tăng thêm sự ổn định và sức mạnh, tăng thêm hiệu quả
của đòn thế.
2. Trong bộ pháp: Trong lúc chuyển động bộ pháp để tới
lui, khoảng cách giữa hai bộ pháp cần phải dùng một động
tác chuyển đổi, khiến cho bộ pháp tới lui cũng có thể hiện
một đường cong hòa hoãn và tiếp nối liên tục cho bộ pháp
sau. Cách làm loại chuyển đổi này là, bước chân tới trước
hay lui ra phía sau đều không được theo đường thẳng, tới
thẳng lui thẳng, mà trước khi bước một bước khác phải
thêm vào một động tác chuyển đổi. Động tác chuyển đổi này,
trong Thái cực quyền ngũ bộ, là hai bước “cố và phán) (cố
phán hai bộ pháp sở dĩ lấy hai chữ hình dung của ánh mắt là
vì trong Thái cực quyền lấy bộ pháp theo thân pháp và thân
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 71

pháp theo chuyển động của ánh mắt để tiến hành vận động,
cho nên gọi là “tử vi cố, hữu vi phán”). Có bộ pháp chuyển
đổi của hai bước cố phán, không những khiến cho phần chân
tăng thêm kình lực chuyển tiếp bước sau, mà còn có thể
khiến cho phần chân không tách rời triền ty, có thể cùng với
triền ty của hai tay trên dưới phối hợp nhất trí với nhau
chuyển tiếp khởi lên, kình lực khởi lên từ gót chân và hình
thành ở bàn tay một cách xuyên suốt.
Trong toàn bộ quyền lộ Thái cực quyền là không ngừng
của sự vãng phục, vì vậy cũng là không ngừng những động
tác chuyển tiếp biến đổi, khi quyền khởi lên người ta có một
cảm giác lưu luyến không rời dùng dằng không đi, giống như
buông ra mà không phải buông ra, lại biểu hiện một trạng
thái sóng nước cuồn cuộn lên xuống chập chùng, giống như
một ngọn sóng qua đi chưa dứt lại có ngọn sóng khác nổi lên
không ngừng.
Trong toàn bộ quyền lộ Thái cực quyền là không ngừng
tới lui, cũng là không ngừng chuyển đổi. Có những động tác
chuyển tiếp để chuyển đổi làm cho sự tới lui không tới thẳng
lui thẳng, biểu hiện sự xoáy cuộn uyển chuyển và sinh sinh
không dứt. Lúc chúng ta luyện quyền trên đất, sau khi luyện
xong bài quyền, trên mặt đất sẽ lưu lại nhiều vết chân cuộn
vòng, đó là vết tích chính xác lưu lại của loại chuyển đổi, hai
bước “cố phán”.
Tóm lại, trong khoảng giữa của sự vãng phục cánh tay có
động tác chuyển tiếp, trong khoảng giữa của hai bước chân
có động tác chuyển đổi, không những làm cho nội kình của
hai thức trước sau được chuyển tiếp liên tục, mà còn khiến
cho trong quá trình vãng phục tới lui dùng kình được linh
hoạt tròn trịa, không phát sinh đối kháng và chết cứng, cũng
khiến cho hai cái đối lập vãng phục và tiến thối được thống
nhất.
72 Triền ty công – Triền ty kình

I.6.2. THẦN KHÍ GIAO ĐỘNG VÀ HOÀN THÀNH MỘT HƠI


Về phương diện tư thế như thế nào là đạt đến tương liên
bất đoạn thì như đã thuật ở trên. Tiết này chú trọng trình
bày về phương diện thần khí như thế nào thì đạt đến tương
liên bất đoạn, khiến cho trong ngoài nhất trí, là chân chính
đạt đến tương liên bất đoạn.
Muốn kiểm tra về phương diện thần khí có đứt đoạn hay
không, chỉ cần xem thần khí của người luyện Thái cực quyền
là trì tuệ hay giao động linh hoạt, nói cách khác, chỉ cần thần
khí của người luyện Thái cực quyền tùy theo động tác mà
biển hiện ra thần thái giao động linh hoạt, đó là chứng minh
lúc đó người đang dùng ý quán chú trong động tác, chứng
minh người đang dùng ý luyện quyền. Tức có thể giống như
bên ngoài mặt kình đứt đoạn nhưng ý vẫn còn ở bên trong
động tác, chỉ có thể nói, nội kình của họ trong vận động đã
giảm xuống mà không thể nói là đã đứt đoạn. Vì vậy, lúc
luyện tập giá tử cần phải chú ý nắm vững đặc tính giao động
linh hoạt của thần khí, vì đó là tiêu chí biểu thị nội kình
không đứt đoạn. Cho nên, luyện Thái cực quyền điều đầu
tiên cần phải chú ý là bên trong và thần thái ở bên ngoài
phải ở trong động tác, không chút gián đoạn, lâu ngày có thể
dưỡng thành tập quán, không đánh đòn thế thì thôi, đánh
tới thì thần khí tất giao động linh hoạt không ngừng, tư
tưởng không rảnh rỗi để phạm sai lầm. Làm như vậy, vạn
nhất tư tưởng có sai lầm nhỏ, vẫn có thể giữ thần tồn tại,
mau chóng tiêu trừ hiện tượng kình đoạn ý đứt.
I.6.3. CÁC LOẠI KÌNH KHÁC NHAU VÀ HOÀN THÀNH
TRONG MỘT HƠI
Trong “Thái cực quyền, Chính công giải” nói: “ Thái cực là
tròn, không luận trên dưới phải trái đều không được rời cái
tròn này. Thái cực là vuông, không luận trên dưới phải trái,
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 73

đều không được rời cái vuông này. Tròn là ra vào, vuông là
tới lui, tùy theo cái tròn thành tựu cái vuông mà đi đến.
Vuông là mở rộng, tròn là gọn gàng, đạt tới quy củ của
vuông tròn thì có thể ra ngoài nó”. Đó là nguyên do Thái cực
quyền yêu cầu vuông tròn cùng sinh. Lúc mới học Thái cực
quyền tất cả động tác đều đòi hỏi phải tròn, tức trong cái cực
nhỏ của sự chuyển tiếp quyền thức nó cũng đòi hỏi phải di
chuyển trong cái vòng tròn. Liên quan đến tròn trước đã nói
nhiều, nhưng cũng phải chỉ ra thêm một điểm: Sau khi luyện
công phu thuần thục, trong lúc vận kình tới đích, quyền thức
sau phải biểu hiện kình lực đánh ra khác với quyền thức
trước. Cần phải biểu hiện kình khác, đánh ra tức là cần phải
trong tròn xuất hiện vuông, nói cách khác, trong quá trình
vận kình muốn biểu hiện kình khác tất phải cần đến vuông.
Cho nên quyền luận có nói: “Chỉ có tròn không có vuông là
hoạt quyền, chỉ có vuông không có tròn là ngạnh quyền”.
Quyền luận lại nói: “Trong cái cuộn lại phóng ra, là gốc
của văn thể. Chứa giữ rồi phát ra đúng lúc là gốc của võ sự”.
Lại nói: “Thở ra là khai, là phát, hít vào là hợp, là giữ chữa.
Hít vào thì nhấc lên được, tức là nâng người lên được. Thở
ra thì tự nhiên chìm xuống, tức là ném người ra xa được. Lúc
nào là lấy ý vận khí, không phải lấy sức để điều khiển ý”. Đó
là nói lúc công phu đạt tới trình độ cao thâm có thể không
vận dụng tại tư thế đại khai đại hợp để tiến hành chứa giữ
rồi mới phát ra, mà vẫn vận dụng được cơ bắp tiến hành
động tác nắm rồi ném. Dùng thuật ngữ Thái cực quyền để
nói, đó là “thốn kình” (kình lực bất ngờ phóng ra trong cự ly
ngắn), cũng là cơ sở của khí công. Tới được giai đoạn công
phu này, có thể không cần nghĩ tới sự phát sinh của đoạn
kình, vì lúc này đã đạt tới cảnh giới cao độ của phương viên
tương sinh.
Để nắm vững đặc điểm này, khái quát làm năm điểm như
74 Triền ty công – Triền ty kình

sau:
(1) Lúc gặp chỗ động tác có vãng phục, tất phải làm động
tác chuyển tiếp, đó là trong thủ pháp giữ vững sự liên tục
không ngừng.
(2) Lúc gặp chỗ thân pháp có tiến thối, tất phải làm động
tác chuyển đổi đó là trong thần pháp phải giữ sự liên tục
không ngừng.
(3) Nếu kình đứt đoạn thì phải có ý ở trong đó, lúc ý
không tới được thì phải có thần ở trong đó, đó là phương
pháp bổ sung kình bị đứt đoạn.
(4) Thần khí giao động linh hoạt khi đánh đòn thế là
chứng minh ý có quán chú trong động tác. Ý ở trong động
tác là tiêu chí của nội kình không đứt đoạn.
(5) Phương viên tương sinh của Thái cực quyền, là từ
chỗ “thở ra là mở rộng, là phương” và “hít vào là gọn gàng, là
viên”, phát sinh ra.
I.7. ĐẶC ĐIỂM BẢY: TỪ CƯƠNG ĐẾN NHU CỦA SỰ PHỐI
HỢP CƯƠNG NHU.
Quyền phổ quy định:
(1) Vận kình như bách luyện cương, hà cương bất tồi”,
“cực nhu nhuyễn, nhiên hậu cực nhiên cường”.
(2) “Ngoại thao nhu nhuyễn, nội hàm kiên cương, thường
cầu nhu nhuyễn chi vu ngoại, cửu chi tự khả đắc nội chi kiến
cương, thực hữu tâm chi nhu nhuyễn dã”.
(3) “Thái cực quyền quyết bất khả thất chi miên nhuyễn.
Chu thân vãng phục, dĩ tinh thần ý khí va ban, dụng cửu tự
nhiên quán thông yên”.
(4) “Vận kình chi công phu, tiên hóa ngạch vi nhu, nhiên
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 75

hậu luyện nhu thành cương. Cập ký chí đã diện nhu diệc
cương. Cương nhu đắc trung, phương kiến âm dương. Cố
thử quyền bất khả dĩ cương danh, diệc bất khả dĩ nhu danh,
trực dĩ thái cực chi vô danh danh chi”.
Từ bốn quy định trên có thể thấy ra, sự học tập Thái cực
quyền trước tiên cần phải tôi luyện kình cứng cỏi, cố hữu
trong động tác của con người, khiến cho nó trở thành mềm
mại, đó là thời kỳ hóa nhu. Thời kỳ này càng dài càng có thể
tôi luyện triệt để cương ngạnh. Lúc này điểm quan trọng là
không được mất sự mềm mại, sau khi được sự mềm mại,
tiến thêm một bước hướng tới sự cứng rắn của tính đàn hồi.
Loại cương (cứng rắn) này, không phải do gượng gạo và
gồng cứng mà phát sinh ra cái cứng của gang thép, mà là do
sự buông lỏng và phóng trương kèm theo phương thức vặn
xoắn ngược xuôi mà phát sinh ra loại tính đàn hồi này. Vì
vậy có thế gọi là cương của “bằng kình”. Trong dạng co lại
bật ra này nếu có thể càng nhuần nhuyễn thì càng mềm mại,
chất lượng bên trong cũng có thể càng cứng rắn. Chỉ có loại
cứng rắn của tính đàn hồi mới có thể đạt tới “thao tác bên
ngoài mềm mại mà bên trong chứa đựng sự cứng rắn”
(ngoại thao nhu nhuyễn, nội hàm kiên cương). Loại biến đổi
cương nhu này là do sự ẩn hiện của tinh thần ý khí nắm giữ.
Cho nên nói “ẩn là nhu, hiện là cương”, chính là đạo lý này.
Sau khi công phu tinh tiến, kình lực có thể ẩn bên trong cực
kỳ thâm sâu, khiến cho ngoại hình hiển lộ cực kỳ nhu
nhuyễn, làm cho người ta cảm tưởng lại trở về trạng thái
nhu ban đầu, thực ra chất lượng bên trong lại thêm cứng rắn
(cương). Vì vậy, từ nhu tới cương rồi từ cương tới nhu là
trạng thái vận động cương nhu tương tế. Tại lưu vực
Trường giang, thành phần trí thức tập Thái cực quyền để
giữ gìn sức khỏe chiếm đa số. Họ đã thích ứng nhu cầu cần
thiết thể dục cho nên dần dần đã phát triển qua hướng nhu
nhuyễn. Nhưng những người truyền thừa của dòng họ
76 Triền ty công – Triền ty kình

Dương vẫn giữ gìn phong cách Thái cực quyền “Trong nhu
có cương, trong bông gòn chứa kim chàm” (nhu trung ngụ
cương, miên lý tàng kim). Hiện tại các phái lưu hành Thái
cực quyền nhìn từ cách sắp xếp quyền thức, đại thể thì giống
nhau, nhưng nhìn từ góc độ cương nhu nhanh chậm thì mỗi
lưu phái đều có màu sắc riêng biệt. Vì vậy, chọn lựa cách học
tập Thái cực quyền có thể dựa vào sở thích và nhu cầu. Đứng
về phương diện thuần nhu không có cương hay thuần cương
không có nhu mà nói, thì thật sự không có võ thuật nào như
vậy. Ngay cả những môn phái được gọi là ngạnh công quyền
bên trong vẫn có cương nhu. Huống gì Thái cực quyền là
một loại quyền thuật do âm dương tương tế mà thành. Vì
vậy, nói “Nhu công Thái cực quyền” hay “Cương công Thái
cực quyền” là một điều không có tồn tại.
I.7.2. THỜI KỲ TÌM NHU NHUYỄN PHÁ BỎ CỨNG RẮN1
Một người bất luận là đã luyện võ thuật hay không
nhưng trong thường ngày sinh hoạt nhất định đã trải qua
cầm vật nặng, dùng qua sức lực. Đối với dạng này, trong
động tác của mỗi một người đều không tránh khỏi phải gồng
cứng gượng gạo. Nếu muốn học tốt Thái cực quyền, đối với
sức mạnh do gồng cứng đã tập nhiễm lâu ngày này cần phải
phá bỏ, đó là yêu cầu trong thời kỳ đầu mới luyện Thái cực
quyền.
Trong thời kỳ này, đối với lực cần phải tìm sự mềm mại,
trong quá trình luyện giá tử cần phải ngàn trui trăm luyện
khiến cho sự cứng nhắc cố hữu biến thành kình lực nhu
nhuyễn, và dưỡng thành tập quán sự nhu nhuyễn này. Đó là
thời kỳ phá bỏ sự cứng ngắt cố hữu, và kiến lập sự mềm mại
mới. Đây là thời kỳ đặc biệt tận lực tìm sự nhu nhuyễn,
trong nguyên tắc không dùng chút sức lực nào để chậm

1
TT chú: Không thấy mục 1.7.1 trên Website!
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 77

chậm thực hiện động tác. Lúc này càng không dùng lực càng
dễ phát hiện khuyết điểm trong động tác, cũng càng nhanh
phá bỏ sự cứng nhắc trong động tác. Vì vậy, có thể nói đây là
một lò luyện thép rất tốt, có khả năng luyện tập kình đến
trình độ toàn bộ các cơ quan vận động đều nhu nhuyễn để
xuyên suốt vận động.
I.7.3. THỜI KỲ LUYỆN NHU THÀNH CƯƠNG.
Trên đã thuật qua yêu cầu của thời kỳ đầu tìm sự mềm
mại để phá bỏ sự cứng nhắc là thời kỳ biến cương thành
nhu. Thời kỳ này là chuyển nhu thành cương. Thời kỳ này,
trước tiên phải xác định rõ loại tính chất của cương là như
thế nào mới có thể biến nhu thành cương. Trong quyền phổ
có nói, luyện quyền phải có tâm tìm nhu, vô ý mà được
cương, cho nên động tác không được dùng lực, yêu cầu toàn
thân phải buông lỏng. Buông lỏng là có ý thức buông lỏng,
chớ không phải tĩnh tịch (im ắng) mà không có ý thức buông
lỏng, đồng thời nó và gồng cứng gượng gạo là tương phản.
Nói buông lỏng, ý là do thân chi phóng trương phát sinh sức
bật (tính đàn hồi). Tính đàn hồi mạnh lên thì biến thành
bằng kình, bằng kình chính là kình lực bật ra của Thái cực
quyền. Loại sức bật ra (như lò xo xoắn) này mạnh lên chính
là “cương” của Thái cực quyền.
Xác định rõ ràng tính chất của xương xong, bây giờ lại
bàn thêm xem như thế nào mới có thể vận nhu thành cương.
Tính cương thêm mạnh là dựa vào sự xuyên suốt của nội khí
để thực hiện. Chất lượng của tính cương nâng cao là dựa vào
kình triền ty xoắn ngược xuôi làm tăng thêm độ bền bỉ dẻo
dai của tính đàn hồi mà thực hiện. Vì vậy, vận kình như triền
ty và thân chi phóng trương là mấu chốt để đạt tới tối nhu
lại tối cương. Điều này trong quyền phổ có nói “thường tìm
nhu nhuyễn ở bên ngoài lâu ngày được cứng rắn bên trong”.
“không có sự hữu tâm đối với cứng rắn mà có thực tâm đối
78 Triền ty công – Triền ty kình

với nhu nhuyễn”. Thái cực quyền là một dạng do nhu


nhuyễn biến thành cứng rắn, cũng chỉ có dạng do nhu
nhuyễn biến thành cứng rắn mới có thể luyện thành cảnh
giới thoạt nhu thoạt cương, cũng là nhu cũng là cương.
I.7.4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CƯƠNG NHU.
Sự biến đổi của cương nhu, về phương diện thần khí mà
nói, là do thông qua sự biểu hiện ra của ẩn và hiện, ẩn thì
nhu, hiện thì cương. Về phương diện tư thế mà nói, là do
thông qua khai và hợp, có nghĩa là biểu hiện trong quá trình
vận kình thì là nhu, biểu hiện lúc vận lình tới đích thì là
cương. Vì có sự ẩn hiện của thần khí và sự phối hợp của thế
kình khai hợp, mà cương nhu được biểu hiện ra đầy đủ.
Điểm đích là điểm mà kình đã được vận tới chỗ cuối cùng,
cũng là chỗ thần hiện khí tụ, cho nên lúc này chỗ này phải
vận dụng cương pháp, có thể nói là đến chỗ thích đáng. Trừ
chỗ này ra, trong tất cả quá trình biến đổi khai hợp, vì đều là
quá trình thần khí phát động chu lưu và chuyển đổi biến hóa
tròn trịa linh hoạt, cho nên lúc này đều nên dùng nhu pháp.
Khái quát mà nói, mỗi một động tác của quyền thức đều có
khai hợp, trong mỗi một quá trình khai hợp đều có vận kình
đến đích, đích cần phải dùng cương kình, còn lại đều dùng
nhu kình, để cho cương nhu tương tế. Đó là vận dụng địa
điểm chính xác cho cương nhu tương tế, là nguyên tắc cần
phải tuân thủ, cũng là cơ sở để luyện bát môn kình (tám loại
kình trong Thái cực quyền). Về phương diện này, có thể căn
cứ cách nói trong “Chu thị quyền phổ, cương nhu tương tế
luận”, tóm tắt sự biến đổi của cương nhu thành năm điểm
như sau:
(1) Nếu dùng thuần cương pháp, thì khí trải ra toàn thân,
dẫn dắt và chế phục đối phương bất tiện, lúc vận kình tới
đích chưa chắc có thể biểu hiện được sự cứng rắn.
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 79

(2) Nếu dùng thuần nhu pháp, thì khí tán mà không tụ,
không có chỗ để quy về, khi vận kình đến đích cũng không
biểu hiện được sự cứng rắn.
(3) Dùng nhu mà đáp ứng cương, thì khi khí cần tụ lại
không tu. Dùng cương mà đáp ứng nhu, thì khi khí cần tán
lại không tán được, tất cả đề không được cái diệu dụng của
cương nhu tương tế.
(4) Cho nên giỏi dùng cương nhu thì khi đến đích phải
dùng cương, giống như chuồn chuồn nước (thanh đình điểm
thủy), đụng một cái tức thời bay lên. Đó là hình tượng biểu
hiện chính xác “cương điểm”. Toàn bộ lúc vận kình biến đổi
thì dùng nhu, giống như bánh xe lăn tròn không ngừng. Đó
là hình tượng biểu hiện chính xác “nhu điểm”.
(5) Tất như là, phải nắm chỗ liệu dụng của cương nhu
tương tế, mới có thể tránh cái khí sai lầm không thực và
khuyết điểm trì tuệ không có lợi.
I.7.5. NẮM VỮNG CƯƠNG NHU TƯƠNG TẾ
(1) Lực tìm sự nhu nhuyễn:
Lúc mới học giá tử, chủ yếu là học tập các tư thế. Thông
qua học tập các tư thế khác nhau, trước tiên loại bỏ sự cứng
nhắc cố hữu trong thân chi, đó là loại cứng rắn mà người
người đều có. Cho nên, ở giai đoạn này cần phải tận lực tìm
sự mềm mại không để sót chút dư lực nào, đối với người
trước đã qua ngạnh công quyền nay chuyển sang học Thái
cực quyền mà nói, lại càng phải hiểu rõ sự quan trọng này.
(2) Lực tìm trong sự phóng trương của thân chi để sinh
ra tính đàn hồi cương:
Ở giai đoạn này phải rất nhu và rất chậm để sau một hai
năm luyện tập có thể đuổi sạch cương ngạnh trong động tác,
đạt tới trình độ mềm mại nhu nhuyễn và đã dưỡng thành
80 Triền ty công – Triền ty kình

tập quán, là có thể bước vào một bước mới của luyện tập.
Lúc này, trước tiên trong tâm ý phải có ý niệm toàn thân chỗ
nào cũng phóng trương, và trong tư thế động tác dựa theo
quyền luận quy định mà nỗ lực tiến hành luyện tập chuyên
môn của sự phóng trương (như hư linh đỉnh kình, khí trầm
đan điền, hàm hung bạt bối các loại) khiến cho tâm ý và thân
chi phối hợp chặt chẽ để chuyên luyện sự phóng trương của
toàn thân, tìm cho được tính đàn hồi cương. Lúc mới luyện
quyền, đối với các quy định về phóng trương như hàm hung
bạt bối các loại, có thể chỉ dùng ý niệm nhưng đến giai đoạn
này, cần thể hiện ra ở chỗ dụng ý và thân chi cùng tiến hành,
vì lúc này sự phóng trương buông lỏng đã nhiễm thành tập
quán, trái ngược với bệnh gồng cứng gượng gạo.
(3) Làm tốt “hành khí mềm mại, cương đến điểm đích”:
Sau khi đạt được yêu cầu toàn thân phóng trương, có thể
tiến một bước trong luyện tập là ở tại mỗi một điểm đích
của khai hợp phối hợp sự hiển lộ thần khí ra ngoài thành
phương điểm, biểu hiện các loại kình khác nhau của tứ
chính và tứ ngung, đó là luyện tập Thái cực quyền (phương
viên tương sinh). Ở phương điểm cần biểu hiện cái cương
cực kỳ cứng rắn (cũng là cần khiến cho thân chi bật ra cực
gọn mà dài) sau khi đã qua điểm cương thì cần phải điều
chỉnh trong quá trình vận kình, biểu hiện ra khí hành cực kỳ
nhu nhuyễn mềm mại. Điều chỉnh giá tử như vậy là tiến
hành tình huống cương nhu tương tế. Vì vậy, lúc luyện
quyền cần phải ghi nhớ sáu chữ yếu lĩnh: “hành khí mềm
mại, cương tới điểm đích” (nhu hành khí, cương lạc điểm)
(hình 14).
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 81

(4) Vận dụng cương nhu và phát triển mạnh mẽ ý khí:


Vận dụng cương nhu cần phải kết hợp tâm ý, thần khí và
vận dụng hô hấp: đó cũng là cơ sở để phát triển mạnh mẽ ý
khí. Phối hợp với hô hấp sâu khiến cho thân chi trầm xuống
để phóng trương, làm tăng thêm tính đàn hồi, biến tính đàn
hồi cương (giống như phát kình). Trên cơ sở của ý tịnh (yên
tĩnh ổn định) khí liễm (khí thu vào trong), khiến cho cơ bắp
thân chi buông lõng, từ đó hình thành sự mềm mại hoạt bát
không trì tuệ, từ mềm mại biến hóa ra ngàn mối. Hai điều
này là hiện tượng bình thường của sinh lý.
Tóm lại, cương của Thái cực quyền không phải là cương
của gồng cứng gượng gạo. Nhu của Thái cực quyền không
phải là nhu của không có tính đàn hồi, mà là ý khí phát triển
mạnh hiển lộ ra bên ngoài thành cương, khi ý tịnh khí liễm
ẩn vào bên trong thì thành nhu. Một cái động của tâm ý thì
thần theo đó, thần khí ẩn hiện thì cương nhu biến hóa. Cho
nên luyện tập quyền lộ, thần khí cần phải thoạt ẩn thoạt
hiện, tâm ý không ngừng chỉ huy, thần khí vẫn không ngừng
82 Triền ty công – Triền ty kình

ẩn hiện và phát đông chu lưu, có như vậy cơ nhục mới có thể
không ngừng biến đổi cương nhu. Đây là trình tự để nắm
vững và luyện tập cương nhu biến đổi. Để nắm vững đặc
điểm bảy khái quát lại làm năm điểm sau:
1. Thời kỳ đầu cần phải phá bỏ kình cương ngạnhy cố
hữu, càng mềm mại càng tốt. Thời gian của giai đoạn này
càng dài càng tốt, cần phải hai năm thời gian.
2. Sau khi luyện toàn thân tới chỗ mềm mại, có thể tiến
thêm một bước cụ thể luyện tập sự phóng trương của toàn
thân, để luyện tập cương kình.
3. Lúc hành khí thì dùng nhu, đến điểm đích thì dùng
cương, đó phân rõ giới hạn động tác của Thái cực quyền.
4. Sự thoạt ẩn thoạt hiện của tâm ý kết hợp với thần khí
và hô hấp, là phép tắc biến đổi cương nhu của Thái cực
quyền.
5. Cương nhu cùng đạt tới điểm cao, là tiêu chuẩn diệu
thủ của Thái cực quyền.
I.8. ĐẶC ĐIỂM TÁM: VẬN ĐỘNG NHANH CHẬM XEN
NHAU. TỪ CHẬM ĐẾN NHANH, TỪ NHANH ĐẾN CHẬM.
Quyền phổ quy định:
1. “Động khẩn tắc khẩn ứng, động hoãn tắc hoãn tùy”.
2. “Bỉ bất động, kỷ bất động. Bỉ vi động, kỷ tiên động”
3. “Sơ học nghi mạn, mạn bát khả si ngại. Tập nhi hậu
thoái, khoái bất khả tán loạn.
4. “Hình kháng ngũ nhạc, thế áp tam phong, do từm nhập
tật, di thiển nhập tâm”.
Từ bốn quy định trên có thể thấy ra, lúc mới luyện bài
Thái cực quyền, động tác cần phải càng chậm càng tốt, có thể
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 83

để thời gian kéo dài. Động tác chậm mới có cơ hội sửa chữa
mới có thể kiểm tra chỗ không trôi chảy. Nhưng chậm không
phải chậm đến mức điệu bộ biểu hiện ngờ nghệch, đó là giới
hạn của chậm. Về sau tùy theo trình độ thuần thục được
nâng cao, có thể từ từ nhanh lên, thu ngắn thời gian cần
thiết cho bài giá tử. Nhưng từ chậm chuyển đến nhanh cũng
cần có giới hạn, tức là tuy nhanh nhưng động tác vẫn cần
phải bình tĩnh lắng đọng, vẫn phải biểu hiện ra được các loại
kình khác nhau, lại không được phát sinh hiện tượng nhẹ

nổi và tán loại. Đây chỉ là nói thời gian dài ngắn cần thiết để
luyện tập bài giá tử, thời gian chung theo khả năng có thể
nhanh có thể chậm. Còn thời gian dùng trong mỗi một quyền
thức cần phải có nhanh chậm không đều đối lập thống nhất
nhau, tức khi đến chỗ chuyển tiếp giữa hai quyền thức thì
cần phải chậm, qua chỗ tiếp nối cần phải nhanh dần lên, đến
điểm đích là cực nhanh, sau đó lại chuyển qua chậm, như
vậy một vòng rồi trở lại ban đầu (hình 15).
Cho nên Thái cực quyền trong mỗi một quyền thức cần
84 Triền ty công – Triền ty kình

phải trải qua rèn luyện chỗ cần phải nhanh, chỗ cần phải
chậm. Như vậy mới có thể trong lúc luyện thôi thủ đáp ứng
được câu “người hơi động ta động trước” “động gấp thì đáp
ứng gấp, động chậm thì theo chậm”, giành được điều kiện có
lợi cho mình, lại có thể thống nhất nhanh chậm xen nhau.
Cho nên, từ chậm đến nhanh, từ nhanh đến chậm là vận
động nhanh chậm xen nhau, tựu thành đặc điểm tám của
Thái cực quyền.
I.8.1. TRÌNH TỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHANH CHẬM
Giai đoạn mới học Thái cực quyền, tuyệt đối không thể
nhanh, cần phải hết sức cầu chậm, càng chậm càng tốt. Vì
chậm mới có thể cẩn thận rà soát tính chính xác của tư thế,
có thể từ chỗ thô đến chỗ tinh vi. Đối với mỗi một động tác
đều có đầy đủ thời gian thẩm tra. Tập như vậy, tư thế rất dễ
sửa chữa lại có thể kiểm tra chỗ chuyển tiếp hai động tác có
trôi chảy hay không. Bất quá chậm cũng là chậm có kỳ hạn,
trải qua một hai năm luyện tập, mô phỏng, kiểm tra và sửa
chữa. Đây là một điểm mà người mới học phải có khái niệm
chính xác. Chỉ cần tư thế chính xác, không cần các loại kình
khác nhau phân biệt với thời kỳ sau (thời gian này tương
ứng với thời gian cầu nhu nhuyễn).
Thời kỳ này chậm vẫn có điều kiện, đó là nói chậm mà
cần phải hưng phấn tinh thần không được tán loạn. Nếu
động tác chậm mà thần khí biểu hiện nặng nề không linh
hoạt, như vậy là tương phản với yêu cầu ý khí vận động của
Thái cực quyền. Vì vậy, chậm cần phải ở trong trạng thái
thần khí phát động chu lưu và ý khí hoán đổi để tìm chậm,
đó là tiêu chuẩn tìm chậm của Thái cực quyền. Do đó, lúc
mới luyện Thái cực quyền không để cho ý trì tuệ, thần si
ngốc trở thành tập quán, lên cao về sau càng khốn khó.
Về sau tùy theo trình độ thuần thục được nâng cao, có
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 85

thể từ từ gia tăng tốc độ, nhưng nhanh mà không được loạn,
đó là thời kỳ rèn luyện các loại kình khác nhau. Cuối cùng,
sau khi công phu tinh tiến, quyền thức có thể từ mở rộng
phát triển thành gọn gàng, khiến cho đường tốc độ lại từ từ
biến thành chậm, mà tốc độ ở góc chuyển tiếp lại nhanh. Đó
là ba trình tự phát triển tốc độ, trước chậm, sau nhanh, rồi
lại trở về chậm, ba tầng công phu.
I.8.2. THỜI GIAN VÀ ĐIỀU KIỆN TỪ CHẬM CHUYỂN QUA
NHANH
Thời gian bao lâu và điều kiện nào để chuyển từ chậm
qua nhanh là thích hợp nhất? Để trả lời câu hỏi này, trước
tiên phải làm sáng tỏ hai tiêu chuẩn của từ chậm chuyển qua
nhanh.
(1) Động tác phải bình tĩnh lắng đọng ổn định: Trong
toàn bài giá tử, nếu tăng tốc độ mà vẫn không làm thay đổi
tính bình tĩnh lắng đọng ổn định, đó là tăng nhanh chính xác.
Nếu không được, lại biểu hiện nhẹ nổi bấp bênh đó là tăng
nhanh thái quá, cần lập tức chậm bớt lại. Đây là tiêu chuẩn
chỉ đạo, có thể tùy theo trình độ thuần thục mà nâng tốc độ
nhanh dần lên.
(2) Có thể biểu ra các loại kình khác nhau: Thái cực
quyền là do bát môn ngũ hộ hợp thành. Lúc vận kình cần
phải biểu hiện đầy đủ tám loại kình (như tứ chính thủ là
bằng lý tê án hoặc tứ ngung thủ là thái liệt chẩu kháo). Nếu
lúc động tác nhanh quá, một chuyển động xảo quá thì không
dễ biểu hiện ra yêu cầu của các loại kình khác nhau. Vì vậy,
nếu tự mình cảm thấy khó biểu hiện lại các loại kình khác
nhau, tức là động tác đã tăng nhanh thái quá, cần phải chậm
hơn. Đó cũng là tiêu chuẩn từ chậm qua nhanh.
Trên là thuật ngữ hai điểm, là hai tiêu chuẩn từ chậm qua
nhanh. Có hai loại tiêu chuẩn này chỉ đạo chúng ta điều kiện
86 Triền ty công – Triền ty kình

và thời gian chính xác để từ chậm chuyển qua nhanh, khiến


cho tốc độ vận kình khớp với trình độ tốc độ mà chúng ta có
được để chuyển từ chậm qua nhanh. Nói như vậy, không
phải là toàn bộ động tác của Thái cực quyền đều sửa thành
động tác nhanh, mà là trong khai hợp của mỗi một thức, chỗ
tiếp nối giữa hai quyền thức đều cần phải buông mà không
phải buông, giống như triển khai mà chưa triển khai để biểu
hiện ra trạng thái giống như lưu luyến không rời và động tác
chậm của sự mềm mại. Vì vậy, nói là nhanh, vẫn chỉ biểu
hiện của qua trình viên chuyển qua phương (không luận là
nhanh như thế nào, vì cần phải biểu hiện sự bình tĩnh lắng
đọng ổn định và các loại kình khác nhau, đánh nguyên bài
giá tử thập tam thế nhanh nhất khoảng không quá tám chín
phút. Đó là tốc độ Dương Trừng Phủ lão sư vào năm 1914
công khai biểu diễn ở Bắc Kinh thể dục nghiên cứu xã).
I.8.3. NHANH CHẬM XEN NHAU VÀ SỰ ĐỀU ĐẶN NHỊP
NHÀNG, CÁC LOẠI KÌNH KHÁC NHAU
Căn cứ lý luận đã thuật ở trên có thể biết rằng, thường
những động tác đơn độc chậm hay những động tác đơn độc
nhanh là không hợp với yêu cầu thái cực âm dương tương
tế. Kế đến lấy tính ổn định của sức chú ý con người mà nói,
từ cơ sở sinh lý của tâm lý có thể thấy rằng muốn duy trì
cường độ đều mà dài của sức chú ý mà không phá vỡ tính ổn
định là một điều không thể được. Muốn cho sức chú ý ổn
định và ý thần không hoán tán, cần phải làm cho cường độ
của sức chú ý có cao có thấp. Mà Thái cực quyền là ý khí vận
động, nó yêu cầu ý thức quán chú trong hành động, vì vậy
không thể để cho ý thần hoán tán, tức động tác cần phải
nhanh chậm xen nhau, như vậy mới có phối hợp đặc tính lên
xuống (khởi phục) của ý khí, thúc đẩy sức chú ý được ổn
định và thần khí phát động chu lưu. Thực ra, sự nhanh chậm
xen nhau cũng là một loại bản năng của con người, nó đã là
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 87

điều cần thiết để giữ gìn sức khỏe, cũng là điều cần thiết
không thể thiếu trong kỹ thuật chiến đấu. Vì vậy trong
quyền thức mà nói, cần phải đạt tới nhanh chậm xen nhau.
Bây giờ lấy nguyên bài giá tả mà nói, sự xen nhau nhanh
chậm của mỗi một quyền thức, cũng là muốn biên độ biến
hóa đều nhau. Đó cũng là nói, vận động từ bắt đầu cho tới
kết thúc, lúc cần chậm đều là cùng một dạng chậm, lúc cần
nhanh đều là cùng một dạng nhanh, dùng thuật ngữ Thái
cực quyền để nói, đó là muốn đạt tới “vân thanh” (đều đặn
nhịp nhàng). Muốn đạt tới yêu cầu này, tức hơi thở của nó
phải điều tiết rất đều đặn nhịp nhàng (vân thanh), không có
hiện tượng từ từ thúc nhanh. Điều này khiến cho động tác và
hô hấp cả hai đều đạt tới công phu “vân thanh”, là biểu hiện
cụ thể bản chất tu dưỡng của Thái cực quyền, luyện tập lâu
ngày sẽ được công phu chân chính. Vì vậy, lúc ban đầu từ
chậm chuyển qua nhanh, nhất thiết không được vì hô hấp
không đều và nhanh hơn mà không dám tăng thêm tốc độ
của động tác, giống như vì nghẹn mà bỏ ăn. Tóm lại, Thái
cực quyền cần phải như sóng vỗ của sông dài, cuồn cuộn
không ngừng, lại nhịp nhàng đều đặn lên xuống khởi phục.
Thái cực quyền là do bát môn ngũ bộ tổ chức thành. Lúc
mới học, để bỏ lực vụng về (chuyết lực) cứng nhắc cố hữu
của thân chi, cho nên tạm thời không thể biểu hiện ra các
loại kình khác nhau, chỉ có thể lấy tròn (viên) mà không thể
lấy vuông (phương). Đây là một thời kỳ sở dĩ chưa biểu hiện
được các loại kình khác nhau, là vì luyện tập chưa đủ, công
phu không sâu và chưa dưỡng thành tập quán, nếu lúc này
yêu cầu biểu hiện ra khác loại kình khác nhau rất dễ phát
sinh bệnh gồng cứng gượng gạo, lại không thể phát sinh tính
đàn hồi của sự phóng trương thân chi.
Sau khi luyện qua một hai năm công phu tìm sự mềm mại
bỏ cứng nhắc, tự biết cương kình đã hết, tức trong lúc luyện
88 Triền ty công – Triền ty kình

giá tử có thể biểu hiện các loại kình khác nhau. Biểu hiện các
loại kình khác nhau là một giai đoan luyện tập Thái cực
quyền không thể thiếu. Đó là giai đoạn tăng thêm tốc độ khi
vận kình tới đích và biểu hiện ra:
(1) Kình lực hướng lên phía ngoài là bằng kình.
(2) Kình lực hướng vào trong là lý kình
(3) Kình lực hướng ra ngoài (thường là song thủ hợp lại)
là tê kình.
(4) Kình lực hướng xuống là án kình.
(5) Kình lực nắm giữ lại (thường là hai tay phối hợp) là
thái kình.
(6) Kình lực phát xuất ra đột ngột trong cự ly ngắn là liệt
kình.
(7) Kình lực phát xuất ra (vừa vuông vừa tròn) từ cổ tay
đến chỏ là chẩu kình.
(8) Kình lực phát xuất ra (từ vuông vừa tròn) từ chỏ đến
bả vai là kháo kình.
Dạng vận động này, mới có thế nói Thái cực quyền là do
bát môn ngũ bộ tổ chức thành. Vì vậy, luyện quyền đến một
thời kỳ nhất định, là đầy đủ điều kiện làm tốt loại động tác
nhanh chậm xen nhau. Luyện tập lâu ngày nhanh chậm xen
nhau thì có thể khiến cho “bát môn kình” từ không đến có,
từ có đến mạnh, làm cho phù hợp với tên gọi bát môn ngũ
bộ.
I.8.4. NẮM VỮNG NHANH CHẬM XEN NHAU
(1) Lúc mới học tận lực tìm chậm:
Lúc mới học, để tiện việc kiểm tra và sửa chữa mỗi một
động tác cho nên cần phải chậm, cần phải tuần tự tiệm tiến
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 89

luyện qua thời kỳ tìm chậm, nhất thiết không được gấp, để
tránh tiến một bước mà tạo ra khó khăn sau này.
(2) Tìm chậm cần phải ở trong tình huống tinh thần hưng
phấn và ý khí linh hoạt biến đổi:
Lúc mới học để kiểm tra và sửa chữa tư thế cho nên phải
chậm. Nhưng chính như đã nói ở trên, chậm cần phải có hạn
độ, cũng tức là nói không thể chậm giống như dừng lại, mắt
thì chú định một chỗ, thân thì ngây dại. Loại chậm này, gần
với trạm công, không phải là điều cần thiết cho hành công.
Vì vậy, chậm nhưng cần phải có tinh thần hưng phần và ý
khí linh hoạt biến đổi, có như vậy mới không phát sinh
khuyết điểm hôn trầm và tinh thần tán loạn.
(3) Tìm nhanh cần phải ở trong tình huống động tác bình
tĩnh lắng đọng ổn định và có thể biểu hiện ra các loại kình
khác nhau: Tìm nhanh cũng giống như tìm chậm, cũng
không phải là nhanh không có hạn chế, cần phải có một hạn
chế: Tuy nhanh, nhưng động tác vẫn phải bình tĩnh lắng
đọng. Cái nhanh bình tĩnh lắng đọng ổn định là cái nhanh
của Thái cực quyền. Đồng thời, vẫn có biểu hiện các tình
huống của các loại kình khác nhau. Dạng nhanh này có lợi
mà không có hại, nó không phiêu diêu phù nổi và phân biệt
được các loại kình rõ ràng, không làm mất đi công năng
phương viên tương sinh.
(4) Chỗ chuyển tiếp của hai thức thì chậm, khi chuyển
động tới phương điểm (điểm đích) thì tăng nhanh:
Trên là thuật qua ba điểm lúc tập giá tử, để nắm vững
giới hạn đối với nhanh chậm. Bây giờ lại bàn một chút
nguyên tắc về nhanh chậm đối với từng quyền thức. Thái
cực quyền quy định, thường chỗ chuyển tiếp của hai động
tác thì cần chậm, sau khi qua chỗ chuyển tiếp thì vận kình
tăng nhanh lên, giống như vòng trở lại ban đầu mà tiến
90 Triền ty công – Triền ty kình

hành. Đồng thời, trong một bài giá tử, sự biến đổi của loại
nhanh chậm xen nhau này vẫn phải đạt được sự đều đặn
nhịp nhàng.
Đó là rèn luyện tám loại kình khác nhau, khiến cho nó từ
không tới có, từ có tới mạnh.
LỜI KẾT
Tám đặc điểm của Thái cực quyền là tinh tuyển trong
quyền phổ của tiền nhân để đúc kết lại. Tiền nhân để lại kinh
nghiệm quý báu, đã sớm làm thành nguyên tắc tập luyện
Thái cực quyền hiện thời, cũng là đặt cho chuẩn tắc trình tự
để chúng ta luyện Thái cực quyền.
Trong thực tế, đặc điểm tuy chia làm tám loại, nhưng kỳ
thực chỉ có một, vì trong lúc luyện tập chiêu thức hay thôi
thủ, không thể độc lập đối đãi từng đặc điểm mà trong mỗi
một động tác đều dần dần phải đạt đến phù hợp các đặc
điểm này. Vì trong bất cứ động tác hay quyền thức nào cũng
đều phải vận dụng ý thức tập trung chỉ huy toàn bộ quá
trình động tác (đặc điểm một), làm cho tinh thần hưng phấn
và biểu hiện tính đàn hồi của sự phóng trương thân chi (đặc
điểm hai), cùng ở trong hư thực linh hoạt biến đổi (đặc điểm
bốn) và trong triền ty vặn xoắn thuận nghịch (đặc điểm ba),
thúc đẩy thành trong ngoài tương hợp, đạt đến một chỗ
động thì toàn thể động tiết xuyên suốt (đặc điểm năm), và
liên tục không ngừng hoàn thành một hơi (đặc điểm sáu),
biểu hiện ra chất lượng của cương nhu tương tế (đặc điểm
bảy), và tốc độ có nhanh có chậm (đặc điểm tám), trên là đầy
đủ những đặc sắc của Thái cực quyền.
Sự phân chia ở trên có thể thấy, những đặc điểm này là
dựa nhau, ràng buộc nhau, thúc đẩy nhau và chuyển hóa
nhau. Do đó, nếu đối đãi riêng lẻ, chỉ chú trọng một đặc điểm
mà lơ là các đặc điểm khác thì không những tổn hại về sau,
TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 91

đồng thời cũng ảnh hưởng giai đoạn trước. Cho nên những
đặc điểm này không phải đặc tính riêng cho động tác nào,
không phải mỗi động tác là có một đặc điểm, mà là cấu
thành hoàn chỉnh toàn bộ trong toàn quyền thức của nguyên
bài quyền.
Hiện tại Thái cực quyền lưu hành, không luận là lưu phái
nào, cũng bất đồng về tư thế là mở rộng hay vẫn còn gọn
gàng chặt chẽ. Lại cũng không ngại trong nhiều bài giá tử
còn thiếu một số quyền thức, chỉ cần để tâm quan sát, tuy
bên ngoài có sai biệt về chiêu thức, nhưng bên trong hoặc ít
hoặc nhiều đều có một số đặc điểm giống nhau. Những chỗ
bất đồng đó cũng chỉ là những biểu lộ bên ngoài, mà bên
trong có những phương thức ám kình ẩn tàng. Đó cũng là
nói mặc dầu Thái cực quyền đã lưu hành vài trăm năm mà
không bị các môn võ thuật khác đồng hóa, mà lại có thể độc
lập một ngành, đều do các đặc điểm này làm cột trụ kiên
cường. Vì vậy, lúc luyện tập Thái cực quyền không thể xem
thường nó.
Nhưng cũng phải biết lúc mới học mà muốn trong một
lúc nắm hết tám đặc điểm là điều không thể được. Chỉ cần ý
thức tất cả các đặc điểm, là do tổng kết kinh nghiệm của tiền
nhân để lại, chắc chắn rằng nó là nhân tố cấu thành Thái cực
quyền, thì không khó khi căn cứ vào kinh nghiệm của tiền
nhân, tuân thủ các chỉ dẫn mà vững bước tiến lên, để nắm
vững thấu đáo công hiệu của Thái cực quyền.
92 Triền ty công – Triền ty kình

NĂM TẦNG CÔNG PHU CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC


QUYỀN
Trần Tiểu Vượng
https://huynhvuct.violet.vn/entry/show/entry_id/7874914

Luyện tập Thái Cực Quyền cũng giống như việc ta đi học.
Bắt đầu, từ tiểu học lên trung học rồi đến đại học, mỗi ngày
học một ít, càng học hiểu biết sẽ tăng dần. Không có nền
tảng kiến thức từ lúc bắt đầu (tiểu học) và từng bước (trung
học cơ sở, trung học phổ thông), thì không thể học nổi
chương trình của cao hơn (bậc đại học). Luyện Thái Cực
Quyền có thể hiểu theo cách đó, phải từng bước từ nông tới
sâu; tuần tự từ đơn giản nhất đi vào. Nếu không tuân theo
nguyên tắc này, kết quả sẽ không thể đạt như ý muốn (dục
tốc thì bất đạt). Luyện Thái Cực Quyền từ căn bản đến thành
công ta có thể chia làm 5 giai đoạn (cũng gọi là 5 tầng công
phu). Mỗi tầng công phu đều có tiêu chí khách quan nhất
định để đánh giá, biểu thị trình độ hiện tại của công phu,
công phu tầng thứ 5 là cao nhất.
Sau đây, ta lấy những tiêu chuẩn và biểu hiện kỹ kích
trong quá trình luyện tập phải đạt được ở mỗi tầng, để
những người yêu thích Thái Cực Quyền khắp nơi có thể
đánh giá được trình độ công phu hiện tại của mình; đồng
thời biết mình cần phải luyện tập thêm gì, để bước lên tầng
công phu cao hơn của Thái Cực Quyền.
TẦNG CÔNG PHU THỨ NHẤT
Luyện tập Thái Cực Quyền yêu cầu lập thân trung chính,
hư lĩnh đỉnh kình, lỏng vai trầm chỏ, hàm hung tháp yêu, mở
hông cong gối, đạt đến tâm khí chùng xuống, khí trầm đan
NĂM TẦNG CÔNG PHU CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 93

điền. Mà người mới tập không thể nắm hết những yếu lĩnh
này trong một lúc, nên tập dần theo yêu cầu phương hướng,
góc độ, vị trí của từng thức, luyện tập đường vận hành của
tay chân. Vì vậy, giai đoạn này yêu cầu đối với các bộ phận
thân thể không cần cao quá, nên giản hóa một cách thích
hợp.
Ví dụ: Đối với đầu và phần trên của cơ thể yêu cầu phải
hư lĩnh đỉnh kình, hàm hung tháp yêu, ở tầng công phu thứ
nhất này chỉ cần đầu thẳng tự nhiên, lập thân trung chính,
không đổ tới trước hay ngã ra sau, nghiêng qua trái, lệch
qua phải là được. Điều này cũng giống như mới học viết chữ
vậy, chỉ cần vẽ nét đúng là đủ rồi.
Lúc luyện quyền, các phần thân thể biểu hiện động tác
cương cứng, ngoài cương trong rỗng, thường xuyên có hiện
tượng đánh mạnh, cố gắng thể hiện đúng 1 cách gượng gạo,
gồng... chỉ cần kiên trì mỗi ngày tập luyện chăm chỉ, thông
thường phải mất nửa năm mới có thể thuần thục quyền giá,
vả lại còn tùy thuộc vào việc nâng cao chất lượng động tác,
sau đó dần dần đưa nội khí vào hoạt động của chi thể, tức là
đạt đến giai đoạn dùng ngoại hình dẫn nội khí. Do thuần
thục chiêu thức mà dần qua quá trình đổng kình, đó là tầng
công phu thứ nhất.
Về phương diện chiến đấu, tầng thứ nhất đạt được rất
hạn chế. Do động tác chưa phối hợp đủ, động tác chưa thành
thể hệ, tư thế đạt chưa chuẩn, còn tồn tại cương kình, đoạn
kình, tiêu kình, đỉnh kình, quyền giá có lúc lõm lúc lồi, lúc
khuyết hãm, nội khí mới có cảm giác, không thể nhất khí
quán thông, kình phát ra không phải khởi từ gót chân, đi qua
đùi, chủ tể ở eo, mà là đoạn kình từ khúc này nhảy qua khúc
khác. Do đó, tầng công phu thứ nhất không thích hợp luyện
kỹ kích (chiến đấu).Nhưng so với những người chưa luyện
võ, cũng có tính linh hoạt nhất định, tuy dùng chưa khéo
94 Triền ty công – Triền ty kình

nhưng biết dẫn tiến lạc không, đôi lúc có thể ứng dụng đánh
được đối phương bằng một thức nào đó, nhưng lại không
giữ được thăng bằng cơ thể. Nên có thể gọi là: “Nhất âm cửu
dương căn đẩu côn”.
Thế nào là âm dương? Theo Thái Cực Quyền mà nói: hư
là âm, thực là dương; hợp là âm, khai là dương; nhu là âm,
cương là dương. Âm và dương là hai mặt đối lập thống nhất,
không thể thiếu 1 trong 2, âm dương lại chuyển đổi tương
hỗ cho nhau, đem âm và dương chia đều thành 10 phần,
luyện đến âm dương tương đẳng, tức là 5 âm - 5 dương, đây
cũng là tiêu chuẩn thành công của việc luyện Thái Cực
Quyền. Tầng công phu thứ nhất “Nhất âm cửu dương”,
cương nhiều nhu ít, âm dương rất không cân bằng, không
thể đạt được cương nhu tương tế, vận dụng tự nhiên. Vì vậy,
trong giai đoạn đầu - tầng công phu thứ nhất, ta không nên
chú trọng vấn đề tập luyện chiến đấu.
TẦNG CÔNG PHU THỨ 2
Từ thời kỳ cuối của tầng công phu thứ nhất, bắt đầu có
cảm nhận về hoạt động của nội khí đến sơ kỳ của tầng công
phu thứ 3, đó là tầng công phu thứ 2. Ở thời kỳ này, có 1
bước tiến trong việc luyện quyền, là khắc phục được cương
kình bên trong cũng như ngoài của cơ thể, hiện tượng đu
đỉnh và không đồng bộ của động tác. Có thể dẫn khí theo yêu
cầu động tác trong bài quyền, đạt đến nhất khí quán thông,
nội ngoại hợp nhất.
Hoàn thành tầng công phu thứ nhất, đã có thể luyện tập
thuần thục dần những yêu cần cơ bản, có cảm giác về hoạt
động của nội khí, nhưng vẫn chưa thể nắm rõ đường vận
hành của nội khí bên trong cơ thể, chủ yếu có 2 nguyên
nhân:
Thứ nhất: chưa nắm vững về yêu cầu cụ thể đối với các
NĂM TẦNG CÔNG PHU CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 95

bộ phận thân thể và mối quan hệ phối hợp hỗ tương của các
bộ phận.
Ví dụ: hàm hung qua lố sẽ dẫn đến cong eo, khòm lưng,
trũng eo quá đáng thì sẽ ưỡn ngực chu mông.
Vì vậy cần phải tiến thêm 1 bước nữa về sự nghiêm ngặt
đối với các yêu cầu động tác, nắm rõ hơn về những yêu cầu
và sự liên hệ phối hợp hỗ tương của các bộ phận thân thể,
giải quyết mâu thuẫn, tiến đến sự thống nhất, đạt đến toàn
thân tương hợp (tức là nội hợp và ngoại hợp. Nội hợp: tâm
và ý hợp, khí và lực hợp, gân và cốt hợp ; ngoại hợp: tay và
chân hợp, chỏ và gối hợp, vai và hông hợp). Nội ngoại toàn
khai, đồng thời khai trung ngụ hợp, hợp trung ngụ khai,
nhất khai nhất hợp, khai hợp tương thừa.
Thứ 2: trong lúc luyện quyền xuất hiện hiện tượng được
cái này mất cái kia, tức là một số bộ phận động tác hơi
nhanh, lố, sản sinh ra đỉnh kình ; một số bộ phận động tác đi
hơi chậm, không kịp, sản sinh đu kình, hai điều này đi ngược
lại với quy luật vận động của Thái Cực Quyền. Trần thức
Thái Cực Quyền yêu cầu nhất cử nhất động đều không rời
khỏi triền ty kình.
Trong quyền luận nói: “triền ty kình khởi đi từ thận, lan
tỏa khắp nơi, lúc nào cũng có” (triền ty kình, phát nguyên vu
thận, xứ xứ giai hữu, vô thời bất nhiên). Trong quá trình
luyện tập Thái Cực Quyền, phải nắm vững triền ty pháp (tức
là phương pháp vận động xoắn ốc) và triền ty kình (tức là
kình lực sinh ra từ tiền ty pháp), phải thực hiện lỏng vai
trầm chỏ, hàm hung tháp yêu, mở hông cong gối... dùng eo
mà rút, tiết tiết quán xuyến. Tay xoay chuyển vào trong, thì
dùng tay dẫn chỏ, dùng chỏ dẫn vai, dùng vai dẫn eo (chỉ
mặt kia của eo, thực chất cũng là từ eo rút về). Nếu tay xoay
ra ngoài, thì dùng eo đẩy vai, dùng vai đẩy chỏ, dùng chỏ đẩy
96 Triền ty công – Triền ty kình

tay. Biểu hiện ở chi trên là xoay cổ tay chuyển vai, biểu hiện
ở chi dưới là xoay cổ chân chuyển đùi, biểu hiện ở thân là
xoay eo chuyển lưng, kết hợp 3 cái này lại, hình thành 1
đường gốc ở chân, chủ tể ở eo, mà hình không gian xoay
chuyển khúc tuyến ở bàn tay.
Trong quá trình luyện quyền, nếu như cảm thấy động tác
hoạt động chưa theo nguyên tắc này hoặc không cảm kình,
thì hãy căn cứ theo thuận nghịch triền ty kình mà điều chỉnh
eo đùi, tìm sự đồng bộ trong động tác, như vậy có thể khiến
động tác hoàn chỉnh dần. Cho nên khi tập luyện cần chú ý
các bộ phận thân thể, giúp cho toàn thân đồng thời tương
hợp.
Hiểu được quy luật vận động của triền ty pháp và triền ty
kình, là cách thức giải quyết mâu thuẫn trong quá trình
luyện tập và cách tự mình điều chỉnh của tầng công phu thứ
2.
Trong giai đoạn của tầng công phu thứ nhất, người học
bắt đầu học quyền giá, giá tử thuần thục thì mới có cảm
nhận về hoạt động của nội khí bên trong cơ thể, vì thế cảm
thấy rất thích thú, không có cảm giác chán nản.
Nhưng khi đi vào tầng công phu thứ 2, không cảm thấy
có gì mới nữa, đôi khi xuất hiện việc hiểu sai đối với yếu
lĩnh, hiểu không chuẩn xác, tập thì thấy không khớp. Có lúc
tập rất thuận, phát kình cũng được, nhưng lúc thôi thủ thì
không ứng dụng được, dễ sinh ra chán nản, mất tự tin và bỏ
dỡ việc tập luyện.
Chỉ những người có những ý chí kiên cường, thuần thục
quy tắc, khổ luyện giá tử, để toàn thân hợp nhất, nhất động
toàn thân động, trở thành một khối hoàn chỉnh, mới có thể
đạt đến tình trạng bất đu bất đỉnh trong động tác, biến hóa,
xoay chuyển tự nhiên.
NĂM TẦNG CÔNG PHU CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 97

Đạo thường nói: “ Lý bất minh, diên minh sư ; lộ bất


thanh, phòng lương hữu ; lý minh lộ thông, trì chi dĩ hằng,
chung tương thành công”. Nghĩa là: Không hiểu lý, thì mời
thầy, không biết đường thì hỏi bạn, hiểu lý thông đường,
phải kiên trì đến cùng, ắt sẽ thành công.
Trong quyền luận cũng có nói: “Người người đều có một
thái cực, nhưng xem có biết dùng hay không”. Còn nói: “chỉ
cần luyện tập lâu ngày, lúc nào đó sẽ thông suốt” (nhân nhân
các cụ nhất thái cực, đán khán dụng công bất dụng công).
Thông thường, cần 4 năm mới có thể hoàn thành tầng
công phu thứ 2. Đạt đến trình trình độ nhất khí quán thông,
thì sẽ đại ngộ bừng tỉnh, khi đó niềm tin tập luyện tăng lên
bội phần, càng luyện càng thích thú, khó mà dừng lại.
Về khả năng chiến đấu, ở giai đoạn đầu của tầng công
phu thứ 2 cũng giống như tầng thứ nhất, giá trị thực dụng
chưa cao. Cuối giai đoạn 2, chuẩn bị qua tầng công phu thứ
3, khả năng chiến đấu mới đạt 1 trình độ nhất định.
Sau đây là những biểu hiện kỹ kích của giai đoạn giữa của
tầng công phu thứ 2 (tầng công phu thứ 3,4,5 cũng theo đó
mà đánh giá):
Thôi thủ và luyện quyền không thể tách rời nhau, lúc
luyện quyền còn lỗi gì, khi đẩy tay sẽ thấy được lỗ hổng đó,
khiến người tập cùng có thể thừa cơ tấn công. Cho nên Thái
cực quyền yêu cầu toàn thân tương tùy, không nên vọng
động. Lúc thôi thủ yêu cầu: “bằng lý tê án nên chăm chỉ,
thượng hạ tương tùy người khó xâm, dù cho đối phương
dùng đại lực, dẫn chuyển tứ lạng bạt ngàn cân” (bằng lý tê
án tu nhận chân, thượng hạ tương tùy nhân nan xâm, nhậm
tha cự lực lai đả ngã, khiên động tứ lạng bạt ngàn cân).
Công phu tầng thứ 2 là tìm kiếm nội khí quán thông, điều
chỉnh thân pháp, đạt đến giai đoạn tiết tiết quán xuyến. Quá
98 Triền ty công – Triền ty kình

trình điều chỉnh thân pháp tức là không vọng động, vì vậy
trong lúc thôi thủ, ý muốn vẫn chưa thể chỉ huy được. Đối
phương sẽ tìm kiếm điểm yếu này, hoặc là sẽ cố ý để bạn bộc
lộ điểm yếu như đỉnh, đâu, kháng,.. mà giành chiến thắng.
Khi thôi thủ, đối phương tấn công, ta sẽ không kịp thời
gian để điều chỉnh thân pháp, đối thủ lợi dụng khuyết điểm,
sơ hở mà đánh vào. Khiến ta mất trọng tâm, hoặc bị ép lùi
bước, miễn cưỡng hóa lực đánh tới. Đương nhiên, khi đối
phương không phải là cao thủ sẽ tấn công với tốc độ tương
đối chậm, kình lực ngắn, tiến bức không gấp, cho ta có cơ hội
để điều chỉnh thân pháp, ta có thể hóa giải mà tấn công lại.
Tóm lại, giai đoạn tầng công phu thứ 2, bất kể là tấn công
hay hóa dẫn đều là miễn cưỡng, thường hạ thủ trước là
mạnh, hạ thủ sau thì khó khăn. Lúc đó vẫn chưa đạt trình độ
xả kỹ tòng nhân, tùy cơ ứng biến, tuy năng tẩu hóa, nhưng
còn dễ xuất hiện tình trạng mất, thiếu, hay nhô, kháng.... vì
vậy, trong lúc thôi thủ không thể tiến hành thứ tự bằng lý tê
án, cho nên nói “nhị âm bát dương là tán thủ”.
TẦNG CÔNG PHU THỨ 3
“Muốn luyện quyền thật tốt, phải luyện cho vòng tròn
nhỏ dần”. Trình tự luyện tập của Thái cực Trần thức, là từ
vòng tròn lớn đến vòng tròng trung, từ vòng tròn trung đến
vòng tròn nhỏ, từ vòng tròn nhỏ đến không còn vòng tròn.
Vòng tròn ở đây không phải là đường vận hành của tay chân,
mà là sự thông suốt của nội khí. Tầng công phu thứ 3 là giai
đoạn từ vòng tròn lớn đến vòng tròn trung.
Trong quyền luận nói “ý khí quân lai cốt nhục thần”,
nghĩa là lúc luyện Thái Cực Quyền phải chú trọng dụng ý. Ở
tầng công phu thứ nhất, điều quan trọng là học tập và nắm
bắt tư thế bên ngoài của Thái Cực Quyền. Ở tầng công phu
thứ 2, chú ý tìm những lỗi sai bên trong cũng như bên ngoài
NĂM TẦNG CÔNG PHU CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 99

của quá trình vận động, để điều chỉnh thân pháp, đạt đến nội
khí quán thông.
Tiến vào tầng công phu thứ 3, nội khí đã khơi thông, yêu
cầu dụng ý bất dụng lực, động tác nhẹ mà không phù, trầm
mà không cương, tức là ngoại nhu nội cương, trong nhu có
cương, toàn thân tương tùy, cấm kỵ vọng động. Nhưng cũng
không nên chỉ chú ý khí vận hành trong cơ thể thế nào, mà
lơ là động tác. Nếu không thì sẽ sinh ra trạng thái đờ đẫn,
ngờ nghệch, khiến khí không thể thông suốt, ngược lại sẽ
làm cho khí thế tản mạn. Cho nên nói: “tại thần bất tại khí,
tại khí tắc trệ”.
Ở tầng công phu thứ nhất và thứ 2, tuy đã nắm bắt được
động tác bên ngoài, nhưng trong ngoài chưa hợp nhất. Có
lúc cần hít khí, nhưng do động tác cương trệ, nên hít không
đầy; lúc cần thở, nhưng do trong ngoài không hợp, nên thở
không hết. Cho nên, lúc luyện quyền yêu cầu hít thở tự
nhiên.
Khi tiến vào tầng thứ 3, động tác tương đối hài hòa, trong
ngoài cơ bản hợp nhất, động tác và hơi thở thông thường có
thể phối hợp chuẩn xác tự nhiên, nhưng đối với một số động
tác tương đối tinh tế, phức tạp, nhanh, còn cần phải chú ý
phối hợp với hơi thở, tiến 1 bước khiến cho động tác và hơi
thở hài hòa hơn 1 chút, từng bước dần đạt đến thuận kỳ tự
nhiên.
Ở tầng công phu này, người tập luyện cơ bản nắm bắt
được những yêu cầu bên trong và bên ngoài, cũng như quy
tắc vận động của Thái Cực Quyền Trần gia, có thể tự mình
hoàn chỉnh dần, động tác tương đối tự nhiên, nội khí tương
đối đầy đủ.
Lúc này cần tiến thêm 1 bước là hiểu được hàm ý chiến
đấu phương cách sử dụng của các chiêu thức, phải tập luyện
100 Triền ty công – Triền ty kình

nhiều về thôi thủ, kiểm nghiệm quyền giá, nội kình và phát
kình cùng với chất lượng hóa kình. Nếu như quyền giá có
thể thích ứng với tinh đối kháng của thôi thủ, thì chứng
minh đã nắm được yếu lĩnh của quyền giá, luyện tập thêm
công phu nữa thì sẽ thêm tràn đầy tự tin.
Khi đó có thể tăng khối lượng vận động, tăng thêm các
bài tập bổ trợ, như giật côn dài, đao, thương, kiếm,... và các
loại khí giới, và tập đơn phát kình. Cứ tập như vậy trong
khoản thời gian 2 năm, thông thường có thể tiến vào tầng
công phu thứ 4.
Tầng công phu thứ 3 tuy nội khí quán thông, động tác
tương đối hài hòa, lại có thể tự tập, không ảnh hưởng bởi sự
quấy nhiễu của hoàn cảnh bên ngoài, trong ngoài có thể hợp
nhất. Nhưng do nội khí còn yếu, sự hài hòa giữa hoạt động
cơ bắp bên ngoài và cơ quan nội tạng còn chưa đủ ổn định.
Vì vậy, lúc thôi thủ đối kháng và chiến đấu, khi bị tấn công
chậm và nhẹ thì có thể xả kỷ tòng nhân, tùy cơ ứng biến,
thừa cơ dẫn dắt, dẫn tiến lạc không, tránh thực kích hư, vận
hóa tự nhiên. Nhưng khi gặp phải sức tấn công lớn mạnh, thì
sẽ thấy bằng kình không đủ, có ý muốn xoay chuyển thân
pháp (phải tránh không để thân pháp bị nghiêng ngả, chống
đỡ 8 hướng, để giữ thân pháp vững chắc, sẽ bất bại), sức tấn
công mạnh có thể làm người luyện quyền đạt tầng thứ 3
không thể làm theo ý muốn.
Trong quyền luận có nói: “xuất thủ không thấy tay, thấy
tay không thể tẩu” (xuất thủ bất kiến thủ, kiến thủ bất năng
tẩu). Dẫn tiến và tấn công đối phương còn cứng và miễn
cưỡng. Cho nên nói: “tam âm thất dương vẫn còn cương”
TẦNG CÔNG PHU THỨ 4
Tầng công phu thứ 4 là giai đoạn từ vòng tròn trung sang
vòng tròn nhỏ, công phu hiển thị cao thâm, sắp đến thành
NĂM TẦNG CÔNG PHU CỦA TRẦN THỨC THÁI CỰC QUYỀN 101

công. Đối với cách luyện tập cụ thể, yếu lĩnh động tác, hàm ý
chiến đấu của từng thế, vận chuyển nội khí, và những điều
cần chú ý, sự phối hợp của động tác và hơi thở,... đều đã nắm
vững. Nhưng trong lúc tập luyện vẫn chú ý mỗi khi ra tay,
bước bộ đều phải có ý lâm địch, tức là hình dung chung
quanh đều có kẻ địch. Một chiêu một thức, phải xuyên suốt
liên tục, toàn thân tương tùy, lên trên hay xuống dưới đều
có khí thu phóng, chủ tể ở giữa. Lúc luyện quyền “không
người như có người”. Lúc gặp kẻ địch giao chiến thật sự thì
gan phải lớn, tâm phải nhỏ, “có người như không người”.
Còn nội dung luyện tập (như quyền, khí giới...) cũng giống
như tầng công phu thứ 3. Chỉ cần kiên trì không nản, cần
khoảng 3 năm thì có thể tiến vào tầng công phu thứ 5.
Sự khác biệt về kỹ năng chiến đấu của tầng công phu thứ
4 với tầng công phu thứ 3 là rất lớn. Tầng công phu thứ 3 là
hóa giải sức tấn công của đối phương, giải trừ mâu thuẫn
của bản thân, khiến cho đối phương bị động còn mình thì
chủ động, còn tầng công phu thứ 4 thì có thể kết hợp dẫn dắt
và tấn công.
Nguyên nhân do nội kình đã sung mãn phi thường, ý khí
chuyển đổi linh hoạt, toàn thân thành 1 khối vững chắc. Vì
vậy lúc thôi thủ, uy lực tấn công của đối phương không
mạnh, khi tiếp xúc thân pháp sẽ thay đổi, dễ dàng hóa giải
lực tấn công. Đặc điểm biểu hiện ra là tùy chuyển động của
đối phương mà không ngừng thay đổi phương hướng, bất
đu bất đỉnh, điều chỉnh bên trong, chỗ nào ý cũng đi trước,
động tác nhỏ, ra đòn dứt khoát, chuẩn, uy lực lớn. Cho nên
nói: “tứ âm lục dương là hảo thủ”.
TẦNG CÔNG PHU THỨ 5
Tầng công phu thứ 5 là giai đoạn từ vòng tròn nhỏ đến
không còn vòng tròn, hữu hình quy về vô hình. Trong quyền
102 Triền ty công – Triền ty kình

luận nói: “nhất khí vận lai chí vô đình, càn khôn chánh khí
vận hồng mông, vận đáo hữu hình quy vô tích, phương tri
huyền diệu tại thiên công”. Giai đoạn tầng công phu thứ 5,
động tác đã rất thuần thục linh hoạt, nội kình 10 phần sung
túc. Nhưng cần phải cầu tinh hơn nữa, dĩ nhiên là mất thêm
1 ngày luyện công, thì có thể thêm 1 ngày thành quả, thẳng
đến thân thể không linh, biến hóa vô lường, trong có hư
thực biến hóa, ngoài thì không thấy được, đó mới là hoàn
thành tầng công phu thứ 5.
Ở phương diện thực chiến, thì đạt đến cương nhu tương
tế, lỏng, linh hoạt, lực đàn hồi. Toàn thân chỗ nào cũng thái
cực, nhất động nhất tĩnh đều tự nhiên. Tức là các bộ phận
thân thể đều linh mẫn như nhau, toàn thân không có chỗ
nào không như tay, chỗ nào bị đánh thì chỗ đó đánh trả lại,
xúc phát tương biến, tám hướng chống đỡ. Cho nên nói: “chỉ
có ngũ âm với ngũ dương, âm dương bất thiên xưng diệu
thủ, diệu thủ nhất vận nhất thái cực, thái cực nhất vận hóa
hư không ”.
Tóm lại, hoàn thành tầng công phu thứ 5, trong tầng này
vỏ đại não hưng phấn và ức chế, cơ bắp co lại và thả lỏng,
hoạt động của cơ bắp và hoạt động của cơ quan nội tạng đã
hình thành một 1 mối quan hệ hài hòa và vững chắc. Dù có
đột ngột bị công kích, cũng không dễ phá vỡ sự phối hợp
này, có thể tùy cơ ứng biến. Nhưng vẫn phải tiếp tục luyện
tập để ngày càng thâm hậu, tinh tế hơn.
Khoa học phát triển mãi cũng không có điểm dừng, luyện
Thái Cực Quyền cũng vậy, cả đời cũng không thể hết biết hết
sự kỳ diệu của nó./.
VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH 103

VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH


http://anh0028.blogspot.com/2013/05/trien-ty.html
Quyền phổ quy định:
“Vận kình như trừu ty
Vận kình như triền ty
Nhậm quân khai triển dữ thu liễm
Thiên vạn bất khả ly thái cực
Diệu thủ nhất vận nhất thái cực
Tích tượng hóa hoàn quy ô hữu.”
(Tạm dịch: Vận kình như kéo tơ, quấn tơ. Dù khai triển
hoặc thu liễm trăm ngàn lần không thể rời thái cực. Người
giỏi mỗi cử động phù hợp thái cực, khiến người ngoài không
thể biết được ).
Bốn quy định trên đây cho thấy vận động TCQ rất gần
như hình dạng kéo tơ. Kéo tơ là vừa xoay vừa kéo, vì trong
động tác có thẳng có xoay tròn tự nhiên hình thành theo
đường xoắn ốc. Đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập
cong và thẳng. Nói triền ty kình hoặc trừu ty kình đều là chỉ
ý này, là vì trong quá trình triền ty sự co duỗi của tứ chi
cũng sinh ra hình xoắn ốc. Bởi vậy quyền luận nói cho dù
động tác khai triển lớn hoặc động tác khẩn tấu nhỏ lớn đều
không bao giờ có thể rời khỏi thái cực kình thống nhất, đối
lập này. Sau khi luyện thuần thục, vòng triền ty này càng
luyện càng nhỏ, đạt đến cảnh giới có khuyên mà không thấy
có khuyên. Đến lúc đó chỉ còn là ý biết mà thôi. Cho nên vận
động xoắn ốc thống nhất các mặt đối lập của thuận nghịch
triền ty được coi là đặc điểm của TCQ.
1. Thực chất của vận kình triền ty
TCQ yêu cầu vận kình như triền ty (quấn tơ) hoặc nói
104 Triền ty công – Triền ty kình

vận kình như trừu ty (kéo tơ). Hai cách ví này đều nói lên
hình tượng vận động như xoắn ốc. Đồng thời theo một
đường cong, tựa như viên đạn sau khi thông qua đường
khương tuyến trong nòng súng ống khi bay trong không
gian, bản thân tự xoay quanh trục của nó lại bay theo đường
vận động của vật được ném đi. Triền ty kình của TCQ mang
dáng dấp của hình tượng này.
Trước đã nói rõ, vận động TCQ cần có hình như quấn tơ,
vậy trong thực tế phải vận hành như thế nào? Thực ra rất
đơn giản, tức tại yêu cầu nhất động toàn động, động tác lòng
bàn tay xoay từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong đều
lấy sự xoay chuyển ngón trỏ làm tiêu chuẩn. Như trong Hình
1, bàn tay từ điểm 1 tới điểm 2.
Lúc này ngón trỏ xoay từ trong ra ngoài gọi là thuận
triền(xoay thuận);bàn tay từ điểm 2 tới điểm 3,ngón tay trỏ
xoay từ ngoài vào trong gọi là nghịch triền(xoay nghịch).
2. Tác dụng của vận kình triền ty
Khi luyện quyền, nắm tay co duỗi thẳng mà không xoay
chuyển lòng bàn tay, nếu như chân chỉ "tiền cung hậu tọa"
mà không xoay chuyển phối hợp tả hữu thì sẽ phát sinh
khuyết điểm chỏi lực "đỉnh kháng". Để sửa sai khuyết điểm
này cần phải sử dụng kình xoắn ốc bởi vì khúc suất của vòng
xoắn ốc thường biến đổi, do sự xoay chuyển nên bất cứ áp
lực nào ép lên một vật đang xoay đều tự nhiên bị sự xoay
chuyển làm trước. Để sửa sai khuyết điểm này cần tự nhiên
bị sự xoay chuyển làm trượt đi mà "lạc không".Đây là phép
"hóa kình" theo khoa học cho thấy tác dụng của nó.
Triền ty có dạng xoắn ốc là nguyên lai của TCQ. Loại vận
động xoắn ốc này là phương thức vận động độc đáo của
quyền thuật Trung Quốc, hiếm có trên thế giới. Trên phương
diện rèn luyện thể lực, nó khiến cho toàn thân chuyển động
VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH 105

tiết tiết quán xuyến, nhờ đó tiến đến cảnh giới một động
không chỗ nào không động (nhất động vô hữu bất động) của
công phu '"nội ngoại tương hợp". Nó có tác dụng xoa bóp nội
tạng. Đồng thời khiến cho thần khí bên ngoài phát sinh cổ
đãng, làm mạnh vỏ đại não, từ đó tiến thêm một bước là làm
mạnh khỏe các tổ chức khí quan toàn thân.
3. Chủng loại và yếu điểm của triền ty kình
Dựa theo tính năng, có thể chia triền ty kình TCQ thành
hai loại cơ bản: một loại là thuận triền ty, đó là lòng bàn tay
xoay lật từ trong ra ngoài, trong thuận triền ty tuyệt đại đa
số là “bằng kình” (Nét vẽ liền trong Hình 1).Loại còn lại gọi
là nghịch triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ ngoài vào
trong, trong nghịch triền ty hầu hết là “loát kình” (Nét vẽ rời
trong Hình 2).Hai loại kình này đồng thời quán xuyến từ đầu
chí cuối trong suốt quá trình vận động của TCQ. Vì vậy có
thể nói trong mỗi động tác TCQ đều có sự chuyển hóa lẫn
nhau của bằng kình, loát kình, chúng có sự mâu thuẫn cơ
bản trong vận động, đồng thời lại chuyển hóa thành nhất
nguyên. Cả hai loại kình này có sự biến đổi khác nhau tùy
theo phương vị của từng động tác, đồng thời chia thành năm
cặp phương vị triền ty khác nhau (Hình 4). Các hướng
thượng hạ, tả hữu hợp thành một vòng tròn tổng thể, đồng
thời kết hợp với bên trong và bên ngoài biến hình tròn theo
mặt phẳng thành hình tròn lập thể, đây chính là nét đặc sắc
vốn có của vận động triền ty TCQ. Ngoài ra, kết hợp tả hữu
phùng nguyên khi luyện quyền, tiến thoái linh hoạt cùng với
phương vị triền ty, đáp ứng yêu cầu luyện thân và phòng
thân. Trong mỗi động tác, quyền thức TCQ, dựa trên cơ sở
của triền ty thuận nghịch, ít nhất cần phải có sự kết hợp của
ba cặp phương vị để thực hiện vận động. Nếu nắm được quy
luật này thì sẽ có được đường vận động cong xoắn ốc, hỗ trợ
rất nhiều cho việc luyện quyền hay sửa quyền.
106 Triền ty công – Triền ty kình

a).Động tác “Vân thủ”


Đây là quyền thức duy nhất trong thập tam thế, bao hàm
"song thuận chuyển thành song nghịch, tả hữu đại triền ty".
Khi vận động, triền ty cơ bản của hai tay là lòng bàn tay
thuận truyền từ trong ra ngoài chuyển thành nghịch triền từ
ngoài vào trong, phương vị triền ty của nó là trái phải trên
dưới và hơi có hướng trong ngoài. Vòng tròn tả hữu,trên
dưới là một hình tròn phẳng, nhưng nếu làm cho hình tròn
ấy hơi có hướng trong ngoài thì nó có thể thành một hình
tròn lập thể trong không gian, có thể đạt tới công dụng "khí
thiếp tích bối"
b).Động tác “Bạch hạc lượng xí”
Triền ty cơ bản của nó là một thuận một nghịch, là loại
triền ty tương đối phổ biến trong giá thức, phương vị triền
ty của nó là trên dưới và trong ngoài. Triền ty một thuận
một nghịch có nghĩa là tay trái nghịch triền hướng vào
trong, hướng xuống; tay phải thuận triền hướng ra ngoài,
hướng lên. Hai động tác này hợp lại, yêu cầu "lưỡng bát
tương bộ"(lúc vận động hai cánh tay giống như có một sợi
dây cột lại với nhau khiến dạng thức của chúng hỗ tương
nhau, yêu cầu hai tay phối hợp) làm thành một "bằng
khuyên"(vòng tròn phẳng) chia ra trái nghịch phải thuận và
trái xuống phải lên.
Các thí dụ trên cho thấy rõ, quyền thức TCQ tuy có nhiều
dạng hoa mỹ chuyển hoán khác nhau nhưng dựa theo triền
ty cơ bản của nó mà xét thì cực kỳ đơn giản. Các quyền thức
đại khái không ngoài tổ hợp của ba loại "song thuận triền
ty", "song nghịch triền ty" và "nhất thuận nhất nghịch triền
ty". Nếu dựa theo pháp phân tích này và dò xét cách đi
quyền của mình mà liệt kê thành biểu thì có thể là chỗ dựa
cho sự luyện tập của chính mình. Có được chỗ dựa này rồi,
VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH 107

ắt có thể phân biệt rõ ràng các loại kình, đạt đến "nội ngoại
tương hợp và tiết tiết quán xuyến trên cơ sở nâng cao đàn
tính đạt tới yêu cầu tư thế chính xác.
Dương thức Thái Cực Quyền là một trong những lưu phái
Thái Cực Quyền được sáng lập bởi Dương Phúc Khôi, tự Lộ
Thiền (1800-1873), người huyện Vĩnh Niên – Tỉnh Hà Bắc –
Trung Quốc. Vào năm Quang Đạo nhà Thanh, Dương Phúc
Khôi bái Trần Trường Hưng (Trần thức Thái cực danh sư
đời thứ 14 họ Trần) làm thầy và theo học Trần thức Thái
Cực Quyền.
Ông là đệ tử Trần thức Thái Cực Quyền ngoại họ đầu tiên.
Sau khi đắc truyền vào khoảng năm 1850, Dương Phúc Khôi
đến Bắc Kinh mở lớp truyền dạy Thái Cực Quyền. Vào thời
điểm này, ông đã từng bước sửa đổi, loại bỏ một số động tác
phát kình, nhảy bộ tương đối khó của các bài quyền Lão giá
của Trần thức, đồng thời sáng tạo ra Thái Cực Quyền mang
phong cách nhà họ Dương, về sau được con là Dương Kiện
Hầu và cháu nội Dương Trừng Phủ (1883-1936) chỉnh sửa,
định hình thành các bài quyền Dương thức như ngày nay.
Các tư thế và động tác của Dương thức Thái Cực Quyền
thể hiện sự đơn giản, nhu mềm, phóng khoáng, tiết tấu chậm
rãi. Dương Trừng Phủ đã tổng kết lại thành Thập yếu (mười
điểm cốt yếu) khi luyện tập Dương thức Thái Cực Quyền
như sau:
"Hư linh đỉnh kình",
"Hàm hung bạt bối" (ngực thu, lưng thẳng),
"Tung yêu" (buông lỏng eo),
"Thực hư phân minh" (động tác hư thực phải rõ ràng),
"Dụng ý bất dụng lực" (lấy ý niệm là chính, ít dụng lực),
108 Triền ty công – Triền ty kình

"Trầm khiên trụy trừu" (vai và tay chỏ trầm),


"Thượng hạ tương tùy" (trên dưới nhịp nhàng),
"Nội ngoại tương hợp" (ý, khí bên trong cơ thể phải vận
động phù hợp với động tác ở bên ngoài),
"Liên miên bất đoạn" (động tác liên kết với nhau, vận
động không ngừng),
"Động trung cầu tĩnh" (Tuy thân hình vận động nhưng tư
tưởng, tinh thần phải hết sức tĩnh tại).
Nguồn: thieulamthaicuc.com
1. Hư linh đỉnh kình: đầu cổ ngay thẳng, thần quán tại
đỉnh, không vận sức mà phải tự nhiên.
2. Hàm hung bạt bối: ngực hơi thóp vào để khí trầm đan
điền (hàm hung), và khí dính ở lưng (bạt bối)
3. Tùng yêu: buông lỏng eo, biến hóa hư thực của động
tác đều tùy theo sự chuyển động của eo.
4. Thực hư phân minh: tách biệt rõ rệt hư thực của động
tác, thủ-bộ-cước pháp, trọng lượng dồn lên chân nào chân
đó là thực, chân còn lại là hư.
5. Trầm kiên trụy chẩu: hai vai buông lỏng tự nhiên
(trầm kiên), hai cùi chỏ cũng hạ thấp hướng xuống (trụy
chẩu)
6. Dụng ý bất dụng lực: toàn thân buông lỏng, không sử
dụng kình lực vụng về cứng nhắc, lấy ý quán chỉ động tác. Ý
đến thì khí đến và từ khí đến thì lực đến.
7. Thượng hạ tương tùy: tức trên và dưới đều phải theo
nhau. Tay động, eo động, chân động, nhãn thần theo đó mà
động.
8. Nội ngoại tương hợp: Khi khai cũng như khi hợp đều
VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH 109

dựa trên cơ sở trong ngoài hợp nhất, từ thần thái cho đến cơ
thể, trong đó thần là chủ soái và thân là để sai khiến.
9. Tương liên bất đoạn: vận động liên miên như kéo tơ
không gián đoạn.
10. Động trung cầu Tịnh: lấy tĩnh cai quản động, tuy động
mà như tĩnh. Luyện càng chậm càng tốt, càng chậm càng
khiến hô hấp sâu dài, khí trầm đan điền.
Sự vận động của Thái Cực Quyền có sự khác biệt so với
nhiều môn thể dục khác, nó mang đậm triết lý vận động
phương Đông.
Yêu cầu trước tiên đối với người học là tâm tĩnh, buông
lỏng thân, tự nhiên, thân thẳng. Thông thường, người học
bắt đầu luyện trạm trang (đứng tĩnh), hai gối hơi co, thân hạ
thấp, hai tay ôm thành vòng tròn trước bụng, hai chưởng đối
lập với bộ vị Đan điền, đầu hư lãnh đỉnh kình, giữ cơ thể
(lưng) thẳng, ngực hàm hung thả lỏng, khí trầm Đan điền, hô
hấp tự nhiên, hai mắt nhắm hờ, từ từ nhập tĩnh. Mỗi lần
luyện trạm trang khoảng 10 phút, lưu ý là trong quá trình
thực hiện phải thả lỏng hoàn toàn các bộ vị cơ thể.
Bước tiếp theo là học cách phối hợp các động tác của chi
trên và chi dưới, như” Dã mã phân tung”, “Lâu tất ảo bộ”,
“Bạch hạc lượng xí”, “Thủ huy tỳ bà”…Sau đó luyện các bài
Thái Cực Quyền sơ cấp như: 8 thức, 16 thức Thái Cực Quyền.
Sau khi luyện thuần thục hai bài quyền trên, người học
tiếp tục luyện các bài cơ bản phổ cập là: 24 thức,48 thức và
88 thức Thái Cực Quyền, lúc đó sẽ không còn cảm thấy khó
khăn phức tạp.
Ưu điểm của việc luyện các bài Thái Cực Quyền giản hóa
này là người học dễ nhớ, dễ nắm bắt bởi vì các động tác
trùng lặp đã được giảm bớt, động tác phóng khoáng, uyển
110 Triền ty công – Triền ty kình

chuyển hơn, độ khó không cao.


Sau khi đã học xong các bài Thái Cực Quyền giản hóa cơ
bản rồi, người học bắt đầu thâm nhập vào các bài quyền
truyền thống (cổ truyền) của các phái như: Trần, Dương,
Ngô, Vũ, Tôn.
Đặc điểm của những bài quyền này là yêu cầu qui chuẩn
đối với từng động tác là khá chặt chẽ, khắt khe, số lượng
động tác trong một bài quyền nhiều, phức tạp, đồng thời
trùng lặp nhiều. Đặc biệt là Trần thức Thái Cực Quyền, yêu
cầu phải luyện được “triền ty kình”, phát kình.
Để luyện được chuẩn xác, có hiệu quả các bài quyền
truyền thống này, tốt nhất là nên có thầy hướng dẫn, qua đó
có cái nhìn trực quan hơn, đồng thời mới có thể nắm bắt
một cách đầy đủ các yếu lĩnh. Đối với người tập khi luyện
các bài quyền truyền thống Thái Cực phải khổ công không
ngừng, luyện càng nhiều lần càng tốt, đặc biệt là nên lựa
chọn một phái Thái Cực Quyền để luyện, chuyên tâm vào
phái đó thì mới đạt hiệu quả cao.
Triền Ty là một khái niệm quan trọng trong Thái Cực
Quyền. Người luyện Thái Cực Quyền cần lưu ý khái niệm
này. Bên cạnh đó cần phải chú ý:
-Đối với bậc Sơ cấp: trong giai đoạn này, người luyện tập
chỉ cần lưu ý Khái niệm này mà thôi, chưa cần thực tập Triền
Ty quá nhiều-giai đoạn này cần tập trung để tập Hình và Ý
cho thuần thục và cho thật "chỉnh". Thực hành thật tốt cho
phù hợp với "Thái Cực Quyền Thập Yếu" như đã được nêu ở
trên. Thực luyện thành thục các yếu lĩnh của: Bằng-Lý-Tê-
Án-Thái-Liệt-Chẩu (Trửu)-Kháo (Bát Pháp-mấy thuật ngữ
này dịch từ tiếng Hán nên đôi khi cách đọc và phát âm cũng
khác nhau).
-Giai đoạn Trung cấp: đây là giai đoạn mà người luyện
VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH 111

tập cần tập trung hiểu và thực hành các khái niệm-yếu quyết
quan trọng như: Triền Ty, Kình, Khí... (cần lưu ý các khái
niệm và cách phân biệt, ứng dụng các loại Triền Ty, các loại
Kình...).
112 Triền ty công – Triền ty kình

练习陈氏太极拳缠丝劲的要领
http://www.chinesekungfu.com.cn/community/html/1
510/5706fcb1-0f9c-4a32-8d07-478d3f472bde.htm
陈式太极拳“缠丝劲”又叫“缠丝功”,是陈式太
极拳运动内缠外绕相结合的总称,也是陈式太极拳的
灵魂所在。陈式太极拳“缠绕”一词,是由陈式太极
拳创始人陈王廷在《拳经总歌》中首次提到;其中“
纵放屈伸人莫知,诸靠缠绕我皆依”一句,集中体现
了陈式太极拳运用缠绕运动的特点。后来陈鑫在其所
著的《陈氏太极拳图说》中,站在一个新的理论高度
阐述说:“吾读诸子太极图而悟打太极拳,须明缠丝
精(劲)。缠丝者,运中气之法门也,不明此即不明拳
。”概括了“太极中分一气旋”的太极拳理论精髓。
“缠丝劲”的本质陈式太极拳的“缠丝劲”,即是指
“中气”潜转达于肌肤缠绕运行的外形体现,也是“
以形导气”的必然途径。而“中气”则是“缠丝劲”
的灵魂与主宰,是“以心行气”“以气运身”的动力
所在。所以理解和掌握“中气”的凝聚与潜转,是练
好陈式太极拳的必备条件。“中气”居人体正中央,
上通百会穴,下通会阴穴,一线贯串。“中气”之中
,即是正中,中庸也,即不偏、不倚、不滞、不息、
无过不及。“中气”之气,就是指以心意为主体行阴
阳五行之气。但气又分先天与后天之气,先天之气即
是人生的先天元气,秉受于父母,居人体正中央;后
天之气则是指大自然之气与水谷生化之气,纳进人体
内扶助元气壮大充盈。其气出入于命门,听令于心神
练习陈氏太极拳缠丝劲的要领 113

,驱使躯干和四肢各依其“中”缠绕运行,形成了以
“中气”潜转为轴线、形体运动走螺旋的“缠丝劲”
运动网络。
“缠丝劲”在河南方言中又称为“麻花劲”,取其
缠绕象形之意,说明多股阴阳劲像麻花形状拧绕在一
起,它的运动模式则是根梢(节)拧转,中节随动。运
动时类似“麻花钻”原理,钻头工作时,沿其中轴线
螺旋下降,物屑却反方向沿着钻头纹线轨迹同步螺旋
上升;身体同时螺旋下沉,手臂旋转上升的动作,在
陈式太极拳盘架与推手较技中尤为多见,这就是在其
中气贯串中,身躯与四肢缠丝结合的一种具体表现。
“缠丝劲”俗称太极拳内功,讲究“气功、劲功、
意功”三者合为一体。尤其在陈式太极拳运动中,自
始至终都贯穿着“缠丝劲”的训练法则,在其训练的
不同功夫层次中,缠丝劲则有着不同的含义。其主要
阶段是:“练精化气,练气化劲,练劲合神,练神还
虚。”通过长期的“以意导形、以形导气、以气导体
、以意导气”的不同阶段层次的锻炼,其劲萌生于体
内,潜藏于丹田内入骨缝循经走脉,外达肌肤螺旋运
行,收放皆听命于心神,达到惊、颤、弹、抖皆随意
,擒、拿、化、发于有意无意之间。与此相对应的“
大圈”“中圈”“小圈”以及“无圈形寓圈意”的功
夫会循序渐进。“缠丝劲”的类别陈鑫在《陈氏太极
图说》中讲到“太极拳缠丝法也。进缠、退缠、左右
缠、上下缠、里外缠、大小缠、顺逆缠”。虽然陈鑫
总结有六对缠丝法,但主要归纳起来却是顺缠和逆缠
,其余五对都是方位性缠法,都是以顺缠和逆缠相结
114 Triền ty công – Triền ty kình

合而形成的。所以,只要掌握了顺逆缠法的练法,也
就找到了练习缠丝功的捷径了。
陈式太极拳要求以心运身,以身运手,以手领劲,
足从手转,身手合一,但不外乎顺缠与逆缠,从内劲
上来讲,出劲为顺缠,人劲为逆缠。从形体上来讲,
大致可分为上肢的出劲为“以腰催肩,以肩催肘,以
肘催手,以手领劲”;人劲为“以手领肘,以肘领肩,
以腰为主宰”。下肢的出劲为“以腰催胯,以胯催膝
,以膝催足,以足趾领功(出步时尤为多见)”;人劲
为“以足领膝,以足领胯,以腰为主宰(收抬腿时尤为
多见)”。腰劲的出入更为重要,注重两肾气滚动,催
动两腰眼(隙)互相传递,各领半身转动。左腰眼出劲
时右腰眼催,同时人劲,反之亦然。这就是陈鑫所论
的“出肾人肾是真诀”。对内劲与外形动作总的要求
是:明其阳而注其阴,知其前而注其后,梢节领,根节
催,中节随。如以第十四势“掩手肱捶”动作的最后
一动为例,在前脚把后脚蹬的同时,以腰拧为主,双
手同步以右(阴)手为主(运阳劲),以出劲(为阴中阳)
的运动方式,向前猛然勃发;左(阳)手同时为宾(运阴
劲),以入劲(为阳中阴)的运动方式,待劲力贯于肘尖
时向后猛然一抖,以助右手的出劲。这就是说,其劲
勃发的一瞬间,不要过多注意右手的发劲效果,必须
注重后(左)手的人劲程度,促使其劲顺着左大臂上串
,通过左肩传递于右肩的“通背劲”以助右拳向前的
发放动作。这即是注阴不注阳、注后不注前、注入不
注出的典型拳势和理法。太极拳要求以手领劲,所以
对手上的“缠丝劲”也不可忽视。手有五指,指含三
练习陈氏太极拳缠丝劲的要领 115

节,而大指根节却隐藏于掌内,像太极也,共十五节
,双手合数共三十节,又像每月三十日。手的灵活程
度全凭手指配合运用。大指虽然短粗,但可独当一方
,不可缺少,四指缺其一二,尚能持物,其相合之妙
不假借、不强制,自有天然之妙。
陈式太极拳的手型,要求五指松直舒展,掌似瓦楞
,气贯指肚(以中指为主),对应于内五行。以人生先
天五行指而论:中指主心,属于火,为手掌指正中央
;食指主肝,属于木;无名指主肺,属于金;小指主
肾,属于水;大拇指主脾,属于土。陈式太极拳的“
缠丝劲”,则必须遵循双腰隙的虚实阴阳转换规律及
其“出肾人肾”的运动方针,驱使身体上肢利用双肩
旋转
互相催领传递,旋腕转膀,令其骨转,以达洗髓效
果。引导肩井、云门、极泉、曲池、曲泽、内关、劳
宫等诸穴内气机潜转。促使双手指在阴阳变化中随势
做“顺缠丝”与“逆缠丝”。其中小指领劲大指合,
食指与无名指相吸相系,引导劳宫穴内气机潜转,手
掌向身体内侧旋转缠绕为“顺缠丝”,先天五行指称
它为“运水入土”。大指领劲小指合,食指与无名指
相吸相系,引导劳宫穴气机潜转,手掌向身体外侧旋
转缠绕为“逆缠丝”,先天五行指称它为“运土入水
”。在太极拳训练过程中,无论顺缠丝或逆缠丝,都
必须要求在缠到位的一瞬间,劲松于中指肚,意加停
息,气机一旋经劳宫穴缠回腰间与丹田。陈式太极拳
对四肢运动总的要求是:腰为动力,以手领劲,手随
神往,足从手运。
116 Triền ty công – Triền ty kình

如何理解“運勁如抽絲”
http://t99t85.pixnet.net/blog/post/

吳文翰:運勁的細膩與發勁的迅猛
所謂“運勁如抽絲”.指的並不是蠶吐絲.而是指過去
北方農村婦女紡線時,一手轉動紡車,一手抽動棉花
,一抽一送,形成棉絲線,纏繞到錠子上的情形。用
紡車紡線.需要左右手的配合,一來一往,折疊轉換。
武禹襄觀察婦女紡線時的動作,把它運用到太極拳的
演練上,提出了“運勁如抽絲”“往復須有折疊,進退須
有轉換”“要一線串成”,“勿使有缺陷處,勿使有凸凹
處,勿使有斷續處。其根在腳.發于腿,主宰於腰,形
於手指”等太極拳的運勁要領。我認為這是首先要搞清
楚的。

對太極拳勁力的運行和發放,武禹襄是這樣表述的
:“運勁如抽絲,蓄勁如張弓,發勁如放箭。”這是對
太極拳勁力特點的整體描述。太極拳的發勁是一個整
體動作,不是局部力量。既然是整體發勁.那麼,在發
勁之前,就要有一個運勁的過程,通過運勁,把周身
的勁力彙聚到一點.這就是蓄勁.然後再發放出去。這
樣一個運勁、蓄勁、發勁的過程,要“其根在腳,發於
腿,主宰於腰,形於手指”,“由腳而腿而腰,總須完
如何理解“運勁如抽絲” 117

整一氣”。在這個過程中,有三個點是要注意的。

一是腳,腳是勁力的根源,再加上腿的傳遞,所以
要求“邁步要貓行”。如果做不到“邁步如貓行”,腳下
就沒有根基,就做不到“運勁如抽絲”,也不能蓄勁。

二是腰,腰是勁力運行的中樞。

三是上肢的肩、肘、手,它們是發力點。

在運勁、蓄勁、發勁中,這三個部位必須要周身一
家,才能發勁完整。所以,在運勁的過程中,首先要
做到“由腳而腿而腰,總須完整一氣”。
如何做到“運勁如抽絲”?我認為,最主要的是要注意
身法,要做到身法正確,拳勢動作規範,其中主要的
要領是“立身中正安舒,八面支撐”,其他的練習太極
拳的要領,諸如“提頂吊襠、收腹斂臀、含胸拔背”等
是局部的要求,最主要的是要做到“立身中正”。太極
拳的勁力有橫勁和豎勁,比如,武式太極拳的懶紮衣
屬於豎勁範圍,這個式子的運勁、蓄勁和發勁過程,
非常符合“其根在腳,發於腿,主宰於腰,形於手指”
這個要領,這個式子的勁力—定要由下往上走,就像
泉水湧出一樣,又像洶湧的河水一樣,折疊湧動,滔
滔不絕。這些勁力動作,都是由腿、腰和上肢協調配
合而產生的。再比如,單鞭這個式子是橫勁,也是需
118 Triền ty công – Triền ty kình

要“由腳而腿而腰,完整一氣”的,除了腰腿的配合以
外,手上的動作,先是意念在手,接著轉為肘,最後
把勁力灌到肩膀上去——肩要開,最後才能形成單鞭
這個式子。太極拳在運行過程中,隨著不同拳勢動作
,勁力有不同的要求,這樣才能形成“運勁如抽絲”。

“運勁如抽絲”的“運”,實際是匯合、運動的意思,
也就是要把周身的勁力運動、匯合起來。“運勁如抽絲
”是形容運勁的過程是非常細微的、精細的、輕靈的,
只有身法正確、拳勢動作規範,才能把勁力運動、匯
合起來。比如做摟膝拗步這個式子,前邊一定要做到“
三尖相照”——前邊的掌一定要和鼻子尖、前腳尖相互
照應;另外,後邊尾間和後腳跟要上下一條線。如果
做不到前邊的“三尖相照”和後邊的尾間上下一條線,
就不能形成運勁、蓄勁、發勁的整體勁力。當然,做
這個動作的時候,還要防止突臀。突臀也會影響勁力
的整體性。注意到了這些方面,你才能做到“運勁如抽
絲”,把勁力彙聚到一點上去。

總體來說.練習太極拳時.做到“運勁如抽絲”在身法
正確、動作規範的前提下,要注意以下幾個方面。

一是動作要連綿不絕,不能斷斷續續。拳論中說“勿
使有斷續處”;就是要求動作連綿不絕。
如何理解“運勁如抽絲” 119

二是練拳時,動作要細膩,不能粗糙,要細心體會
、體悟動作的意念內涵,把每個動作細膩的勁力變化
體會到,並且表現出來。
三是發力時,要意遠、勁長、動短。練習套路時是
這樣要求,在打手時更是這樣要求。武式太極拳的動
作都是螺旋型向前進,螺旋型向回收,不是直線型的
運動方式。一般運勁時勁力是長的,緩慢的;發勁時
則是短促的,就像白蛇吐信一樣,一發即收,快如閃
電。當然,在練拳時的運勁、蓄勁動作都是比較緩慢
的。

四是曲折回環,往復折疊。具體到發勁動作,無論
是什麼拳勢,在折疊轉換之後,發勁時都要長腰——
腰部向上挺;勁力收縮的時候,腰要向下落,有一個
往復折疊。所以,太極拳運勁、發勁的動作,是曲折
回環的。

五是要均勻和緩,也就是動作、勁力要均勻,要緩
慢,不能忽快忽慢。

能做到上面幾點,我們在練習太極拳套路時,就能
做到運勁如抽絲。 “運勁如抽絲,蓄勁如張弓,發勁
如放箭”這三點,運勁要順遂,蓄勁要飽滿,發勁要迅
猛。這三個過程實際是一回事,只不過武禹襄對這三
120 Triền ty công – Triền ty kình

個過程提出了不同的要求。在平時的走架練習時,要
按照這個要求去做,還要在實際打手操作中不斷休會
研究,最後才能做到真正的“運勁如抽絲,蓄勁如張弓
,發勁如放箭”,才能逐步提高拳藝。

曾乃梁:要辯證地理解“動勁如抽絲”
拳論說:“邁步如貓行.運勁如抽絲。”這兩句話概括
了太極拳的步法特點和勁力特點——邁步要像貓行走
那樣輕靈、穩健,運勁要像抽絲那樣輕巧、細膩。什
麼叫“運勁如抽絲”?我認為就是要求練習太極拳時,
動作要做到輕、順、細、連。這裡很重要的是輕。抽
絲要求的動作勁力就是輕,如果重了,絲就斷了。其
次就是慢,要慢慢地抽,太快了,也容易斷。

練習太極拳為什麼要求“運勁如抽絲”?我認為這就
是太極拳的運動特點,跟太極拳的整個運動要求是分
不開的。太極拳的動作柔和、緩慢、連貫.屬於有氧運
動。在緩慢的運動中,所謂的”運勁如抽絲”,就是要
求不僅有直線運動,還要有螺旋纏繞的旋轉運動。這
種螺旋纏繞的旋轉運動,對鍛煉人體的十二條經脈具
有很好的作用,對五臟六腑能起到按摩作用,有利於
舒筋活絡。所以,“運勁如抽絲”的鍛煉方式,與太極
如何理解“運勁如抽絲” 121

拳的健身養生功能是分不開的。

其次,從攻防的角度看,只有動作輕柔,才能靈活
敏捷,才能鍛煉出“聽勁”的能力。所謂“聽勁“,是肢
體的感覺,是用皮膚的觸覺感觸對方勁力的大小和方
向。練習太極拳時,“運勁如抽絲”,動作輕靈,你才
能感觸到對方勁力的變化,進一步才能化勁、發勁,
正所謂“能聽才能化,能化才能發”。

因此,無論是從健身的角度,還是從自衛防身的角
度來講,都要“運勁如抽絲”,都要掌握“抽絲勁”。“抽
絲勁”和另外一些勁力是對立的,也是要避免的——要
避免剛猛的勁力,避免僵硬的勁力,還要避免斷續、
軟塌的勁力。“抽絲勁”要輕中帶沉,輕而不浮,不能
剛,不能僵.不能斷,不能軟。“抽絲勁”的特點是輕、
順、細、連,要避免剛、僵、斷、軟。

在練習太極拳的過程中,如何做到“運勁如抽絲”呢
?我認為要做到如下三點。

第一要連綿不斷,圓活連貫。太極拳的動作處處都
是圓,都是走弧線,折疊往返都是圓的運動.不論是大
圓、小圓、橢圓,都要體現出“連”和“圓”。動作與動
作之間要連起來.不要間斷,要做到相連不斷,滔滔不
絕,一氣呵成。拳論說:“勢斷勁不斷,勁斷意不斷,
122 Triền ty công – Triền ty kình

意斷神可接。”這是李天驥老師經常講的話。我理解,
這就是要求練拳要相連不斷,一氣呵成。同時還要做
好抽絲勁.要懂得螺旋、旋轉。抽絲不是直的,要旋轉
著抽。不僅陳式太極拳講究螺旋、折疊,其他的太極
拳都是講究螺旋、折疊的,都有手臂的旋轉、腰的旋
轉、腿的旋轉.只不過是陳式太極拳更加突出一些。所
以,這個抽絲還包括著旋轉和螺旋。要做到“運勁如抽
絲”,就要連綿不斷,圓活連貫,重點在“圓”和“連”上
——只有動作圓潤,才能表現出動作的連綿;而動作
連綿則是為了更好地表現動作的圓潤。

第二要柔行氣,剛落點。這個“抽絲勁“不是完全均
勻的,是包含著一定的節奏的,雖然不像長拳的節奏
那麼突出,但是也不是平鋪直敘的。太極拳的動作在
運行過程中是柔和的,在勁力的落點處要微微地頓二
下,然後頓而複連。這就是“柔行氣,剛落點”。李天
驥老師講:“太極拳既要連綿,又要有節分。”節分,
也就是節奏。太極拳要節節貫串,還要有節奏。在這
裡,還要注意整體力量。抽絲不是局部力量,而是整
體力量,要“發於腳.主宰于腰,形於手指”,要用全身
協調的力量來運勁、發勁.完整一氣。第三要把輕靈與
沉穩、順遂與螺旋、細膩與發勁、連綿與頓挫,相互
協調,對立統一,統一在太極拳古典文化美之中。我
如何理解“運勁如抽絲” 123

認為,要避免對“運勁如抽絲”做片面的理解。片面地
理解”抽絲勁”,就會形成疲軟無力的現象。這就要求
在“運勁如抽絲”中要有棚勁,任何動作都要有擁勁.從
而在輕靈中不失沉穩。我在訓練運動員時,要求他們
既要注意動作的輕靈,還要注意動作的沉穩,把輕靈
和沉穩高度地協調統一起來;另外,還要注意動作勁
力在順遂中要有旋轉,細膩中要發勁,連綿中要有頓
挫。所以,太極拳是哲學拳,充滿著對立統一。太極
拳勁力的對立統一,形成一個協調的整體勁力。

張全亮:細膩練出太極功
“運勁如抽絲,發勁如放箭”,這是武禹襄太極拳論
中的話。“運勁如抽絲”是太極拳的一個特點,是形容
太極拳在運勁過程中,像抽絲一樣,輕靈、纏綿、旋
轉、連綿不斷,要緩慢柔和,還要精力高度集中。如
果精力不集中,絲就很容易斷。所以,太極拳主要是
訓練人的精神,訓練人的心意,是從細膩之處,用緩
慢柔和的方式來練習的。它不像其他的拳種,動作很
快,勁力剛猛,體現不出動作的細微之處。

太極拳的理論中有“抽絲勁”和“纏絲勁”的說法.它們
總體來講是相同的,但是從細微處看還是有一定的區
124 Triền ty công – Triền ty kình

別的。我認為,纏絲注重的是外形的螺旋纏繞,而抽
絲則包括了纏絲——不僅有外形動作的運行,還要有
內在勁力的運行。太極拳之所以要求“運勁如抽絲”,
我認為有這樣幾方面的作用。

首先,“運勁如抽絲”強調的是太極拳動作要均勻緩
慢,訓練的是均勻勁。練習太極拳時,動作不是忽快
忽慢,不能忽剛忽柔,而是要從始至終都輕柔緩慢地
運動,勁力要均勻,就像抽絲一樣。
其次,“運勁如抽絲”能練習出松靜、細膩的專注勁
。“抽絲”,必須得松,但是又不能懈,要安靜、沉著
。另外,太極拳的運動是在不斷變化著形式,“抽絲”
也是要進行多方位、多角度的運動,因此,練習太極
拳必須要安靜、專注,動作細膩,就像抽絲那樣細緻

第三,“運勁如抽絲”能夠練習節節貫串的整合勁。
太極拳這種整勁是由下到上,由腳到手,周身一家,
正如拳論中說的“由腳而腿而腰,總須完整一氣”。太
極拳這種節節貫串的整勁,就是通過“運勁如抽絲”這
樣細膩的運勁過程求得的。

第四,太極拳還有如水洇沙的穿透勁,這種穿透勁
也是通過“運勁如抽絲”的運動方式訓練出來的。“抽絲
如何理解“運勁如抽絲” 125

勁”練習的是人體裡面的勁力,這種勁力在接觸對方的
時候,挨著皮膚,就能滲透到對方的骨髓之中。這其
實也是一種“聽勁”的能力,通過靈敏的肢體觸覺,感
受對方勁力的變化,同時把自己的勁力滲透到對方的
骨髓之中,以控制對手。這種穿透勁就是通過“運勁如
抽絲”這樣細緻入微的運勁方式訓練出來的。

第五,“運勁如抽絲”能練習粘黏連隨的虛靈勁。在
運動中要把對方粘住,還要隨對方的變化而變化,處
於主動,不被動,這種虛靈勁,只有通過“運勁如抽絲
”這種運動方式才能訓練出來。

第六,“運勁如抽絲”能夠訓練出高級階段的意念勁
。這種意念勁神化莫測,摸不著,抓不住,它是內動
人不知。這種勁力,也是通過“運勁如抽絲”的運動方
式訓練出來的。

另外,太極拳這種“運勁如抽絲”的細緻的練功方式
,對培養人細緻認真的性格也有著很好的作用,它能
培養人獨特的性格,做事一絲不苟,處事穩重。在健
身上.這種細膩的運動方式,能夠化掉身體內部瘀滯的
地方,所謂“細膩化瘀”。在搭手時,也要這樣細心地
聽對方的勁力,要和對方連上,從而“引進落空,粘黏
連隨”。
126 Triền ty công – Triền ty kình

如何做到“運勁如抽絲“呢?我認為練習太極拳不能
離開太極拳的特點。太極拳的特殊練法,決定了它的
功效。我們在練拳時,必須按照拳論練習,按照古人
的方法練習。練習的時候,要松,要靜,勁力要勻,
動作不能忽快忽慢,要凝神靜氣,慢慢練習,要用意
不用力。練習太極拳不要體現在力量上,練力是練不
出太極拳功夫的.必須以心行氣,以意導氣,以氣運身
,細心體悟內勁如抽絲般運行纏繞,無微不至,無往
不利。這樣久而久之,自然能得到太極拳的內勁。另
外,練習時,身法不能散亂。身法不正,內氣散漫,
自然也是練不出內勁的。太極拳的練習,就是練習一
個內外相合的細緻勁,要求從起式到結束,每個動作
都不能浮滑,不能斷續,不能有凹凸之處,要圓活連
貫。這樣練習,自然能做到“運勁如抽絲,發勁如放箭
”,獲得太極拳的內勁。太極拳講究“十年不出門”,關
鍵在於勁力的細膩上。

當然訓練這種“運勁如抽絲”般的細緻、輕靈的勁力
,還有一些其他的輔助方法。據說楊澄甫當年曾經讓
兩個人牽著一根絲線運動.運動中,絲線既不能鬆弛,
又不能被扯斷了,以此來鍛煉兩個人對勁力輕柔的把
握。當然,作為我們現在練拳,只要按照拳論的要求
,按照規範去練拳,自然也能夠做到“運勁如抽絲”。
如何理解“運勁如抽絲” 127

“運勁如抽絲”是講蓄勁、運勁的過程,這個過程要細
緻入微,但是,在發勁的時候,就不能這樣了,所以
,拳論說“發勁如放箭”,也就是發勁要快速、迅猛。
我們在普及太極拳中,要向拳理、拳論靠攏,以提高
大眾練習太極拳的水準。
128 Triền ty công – Triền ty kình

缠丝劲
http://www.baike.com/wiki
缠丝劲是太极拳的劲法术语之一,是一种支配肢体
作螺旋式的缠绕进退的力,亦名"螺旋缠丝劲是陈氏太
极拳特别强调的一种内劲练法。练拳时以意行气,用带
有螺丝旋转形状的动作来练出缠丝内劲。使得每一动
作,处处表现出螺旋状态.肢体皆以其自身的旋转缠绕
去完成意念所带动的圆弧形概念的动作.
真意/缠丝劲
太极拳爱好者对“缠丝劲”并不陌生,尤其是陈式
太极拳、洪传陈式太极拳练习者. 在自然界中,水流
的旋涡是螺旋推进的,藤类的植物攀缘树干或者篱笆
都是把藤条缠绕成螺旋上升状,这些螺旋线状,大家
早已司空见惯。太极拳运动中,人肢体的立体运转也
是相同的道理。由定向旋转产生的劲力都是呈各式螺
旋状的,我们广义上都可谓之缠丝劲。缠丝劲法是整
体轻灵运转的根本劲法,是高层次太极拳内劲的主体
。只是因对其内涵的把握有高低之分,故表现形式有
明暗之别。
各家武术中的缠丝劲/缠丝劲
太极拳 定向旋转动作产生缠丝劲,而旋转是武术动
作中普遍存在的运动方式。比如,长拳中的冲拳动作
路线虽然是直线,但是拳的力量却也是成螺旋式向前
发出的,从力的运行轨迹上来说,这样的力也是一种
缠丝劲 129

缠丝劲。在形意拳中最常见的劈拳的动作是由三体式
开始的,在步法的配合下,一手下按回带,另一手前
探翻转下劈,动作以翻转为主;钻拳则是一手翻转盖
压,另一手向前上方旋转而出,要求小指一侧上翻,
动作也以旋转为要。前者的翻和后者的旋所产生的劲
力也都可称之为缠丝劲。
在八卦掌的拳诀中就明确要求“拳宜滚出滚入”,
这种滚出滚人本身就是旋转,旋转产生的劲力也可以
称其为缠丝劲。由此可以得出结论:缠丝劲不是太极
拳独有的,是普遍存在于武术动作之中的,其它流派
动作中的缠丝劲与太极拳的缠丝劲在形式上并没有什
么区别,只不过是把劲力方式放在次要地位;而太极
拳却是把缠丝劲作为核心劲法形式而贯穿始终。
陈式太极(缠丝劲练法)/缠丝劲
太极拳缠丝劲,是呈螺旋形,始于内、形于外的一
种劲别。螺旋劲始于内而形于外,然后达于肌肤毫毛
之上。此劲是因平时练习太极拳皆以螺旋缠丝旋转为
核心所得到的。始而不觉,久而渐现,其劲始于脚、
行于腿,通脊背,越两小臂达于梢节。日复一日,年
复一年,久之则能形成自然规律,举手投足无须再加
思考,则自然能随心所欲,渐阶神明。故与人交手时
,此劲能自然行于肌肤毫毛之上,顺而引之,逆而击
之,敌来化之,即化即打,纯是心起劲达,而不知身
之为已,已之为身,不知威力从何而来。如明白此劲
,并转化为实际能力,非下很大功夫不可。必须在实
践中不断地揣摸、体会,才能渐而知之。缠丝劲的类
130 Triền ty công – Triền ty kình

别有内缠、外缠、上缠、下缠、左缠、右缠、大缠、
小缠、顺缠、逆缠、进缠、退缠、正缠、侧缠、平缠
、 立缠,百般缠绕,环环相扣,端端互生。总之,是
以中气贯于其间。而引即是进,进即是引,此皆是阴
阳循环,正反转化的道理。缠丝劲是周身上下内外一
动皆以螺旋形旋转,始发于内、后形于外的内劲。此
劲既不可太柔,也不可太刚。过柔,则不适应于交手
作战,纯属软手,软手则不能接物应敌;过刚,则转
动不灵,死板呆滞,不能随机应变,徒受敌制。所以
,应择其中而已,即刚柔相济,虚实相兼。其周身规
矩,顶劲领起,脖项自然悬直,腰劲下塌,平心静气
,两腿虚实分明,周身开中寓合,合中寓开,支撑八
面。行动练拳,静若处女,注内不注外,切不可外带
张狂之气。表面观之应是一片悠闲神情,大雅风范。
至于接手应变如何,权衡皆本于心,拳来顺应自然,
进退、缓急、轻重,则随机应变,本着太极阴阳对称
,不偏不倚之理,一开一合自有妙用,何须再论招势

缠丝劲表现在太极拳套路演练中的形象,是一个立
体空间螺旋形(亦称孤形)缠丝运动路线图。若从单招
看来,因中间有间断,似乎不算复杂;若从太极起势
到太极的完整路线图来看,那是无始无终,无端无倪
,相互穿插,相互交错,如丝偻,如云烟,袅袅娜娜
,仪态万千,千象共生。这个惟妙惟肖的立体空间螺
旋缠丝路线图,太和元气缠丝劲贯穿其始终并鼓荡不
已,如兵家的天门阵、八卦图,扑朔迷离,这才是真
正的太极图。我们通常所见到的用阴阳二鱼所表达的
缠丝劲 131

太极图,只不过是古人对太极阴阳相等、对立统一、
阴阳互依、阴中有阳、阳中有阴的太极哲理的抽象理
性概括罢了。这个立体空间螺旋缠丝路线图,才是真
正提示和表达了缠丝劲的奥妙。
螺旋形的动作,由内往外转而向前进是《顺缠》,
由外往内转而向后退的是《逆缠》,因之缠丝劲在基
本上分为《顺逆缠丝》。在整套拳架中的每一手动作
,都是由这顺逆两种缠丝劲,错综复杂地变化着;因
为各手的动作动度不一和方位的不同,而分左缠、右
缠;上缠、下缠;里缠、外缠;大缠、小缠;进缠、
退缠等五对,这是根据陈鑫的分类。《缠丝劲》的分
类虽有多种,但除上述的顺逆缠有关缠丝的实质外,
其馀的分类不过是依照拳势而形成的,在方位大小上
说起来有这些分类而已。
陈鑫说:「打太极拳须明缠丝劲,缠丝者运《中气
》的法门也,不明此理,及不明拳。」中气就是平素
练习拳架锻鍊出来的内劲,内劲发源于丹田,动则劲
由丹田而发,静则劲归入丹田。由内而外的《顺缠》
,内劲随着动作运转缠绕到四梢(两手尖与两足尖)
,由外而内的《逆缠》,内劲又随着动作循原路运转
而归入丹田。《顺缠》大部是蕴藏于棚劲之内,是属
于呼气、发放;《逆缠》大部是蕴藏于履劲之内,是
数于吸气、蓄放。
太极拳于对敌时,搭到敌方能够随屈就伸,能够避
实就虚,微微转动,随化随发,以及有一种绞来绞去
的劲,拿住对方不能转动,进不得进,退不得退,都
是缠丝劲的妙用。陈鑫说:「要拳《缠丝劲》作何用
132 Triền ty công – Triền ty kình

?盖硬与人直接者则人易躲闪,易离去,惟以柔接之
,则人易其柔软而心不惧,心不惧故不躲闪,惟以其
柔软缠丝法接之,未黏住人身则已,如黏住人身,则
人不能躲闪;躲则以手跟之,如漆胶黏硬物,物自不
能躲闪,离则以缠法缠绕其肱,如蜘蛛以丝缠蝇,又
如已上之螺丝,欲硬拔去不得。故未黏住人之肱则已
,如既黏住,则吾以缠丝法捻住其肉,当缠而绕之、
沾之、连之、黏之、随之,令其进不得进,进则前入
坑坎;退不得退,退则恐我击搏,故不敢硬离去。此
缠丝劲之在拳中最要紧要妙诀也。」
由此可知缠丝劲的奇妙,至于操练的方法,说起来
很简单,就是在每一个动作中,除走弧线的圆形外,
四肢和身体各部都像螺丝般的旋转着,形成手圈、肘
圈、肩圈、胸圈、腹圈、膝圈、胯圈、足圈等无数的
圈;做起来是非常错综复杂,非笔墨所能尽述。至缠
丝内劲的运行,如陈鑫所举《懒扎衣》右手例:「由
心发起,过右乳,越中府(手太阴肺经穴,在乳上第
三穴与第四穴之间。)逾青灵(手少阴心经穴,在肘
上三寸许。)冲少海(手少阴心经穴,在肘后五分处
。)经灵道(手少阴心经穴,在掌后一寸半处。)渡
列缺(手少阴心经穴,在腕侧一寸半处。)至中冲(
手厥阴心胞络经穴,在中指尖端。)少冲(手少阴心
经穴,在小指内侧。)少商(手太阴肺经穴,在大指
端内侧。)诸穴止。」是由内向外转翻的顺缠丝劲,
上述经过各穴,亦不过说一大概,实际操练起来是视
功夫的浅深,由粗而细一层深一层,所谓沿路缠绵,
极其细致。
缠丝劲 133

《缠丝劲》在基本实质上分为《顺缠》和《逆缠》
,手足的配合是一致的,就是右手顺缠,则右足亦为
顺缠,如果手是逆缠,则下面的足亦是逆缠。因之在
全套拳架动作中,随着缠丝劲变化复杂,但是手足的
缠丝,总是一顺一逆,或是双顺,或是双逆,只有此
三种情形,但是此三种缠丝,在全套拳架中不断地错
综复杂变化着,绞来绞去的运转,连贯地缠绕着。右
手与右足和左手与左足的缠丝必须要分别上下相顺,
不容相逆;如果发现了相逆,那劲道就别扭不顺,这
是检查走架是否正确的最好的方法和标准。
手足顺逆缠丝劲的辨别,最简明的标准是,手心向
外转向上是《顺缠》,手心向内转向下是《逆缠》,
这是手的顺逆缠丝;膝盖往外转为顺缠,膝盖往内转
为逆缠,这是足的顺逆缠丝。走架时手足缠丝的运行
,以《运手》为例如下:
由单鞭接演运手,假定面向南,右手从西收至右乳
,顺转而上,复运至西转一圈,右足收至左足边;左
手即从东起,下转半圈,手到左乳边,不停,左手即
由左乳上而顺转半圈至东方,是时左足向东开一步;
右手即再从西向收回到右乳边,下面右足随右手下转
半圈,收到左足边;右手到西,左手即到左乳边,左
手运到东,右手即收到右乳边;左足向东慢弯开步到
东,右足即由下转收到左足边;如是左足向东开三步
,右足随之跟三步。关于缠丝劲是双顺转双逆的缠丝
,并且是左右、上下和略向里外的双顺双逆缠丝,成
一个立体圈。缠丝劲的运行,手是前半圈是由腋里边
向外斜缠到指,后半圈是由运出回来自外斜缠到腋下
134 Triền ty công – Triền ty kình

;足则前半圈由腿根内向外缠到趾,回来自外向里缠
至腿根。
《缠丝劲》的运行,陈鑫在他的着作中是以经络穴
位来说明,可见对于人体经络的畅通和气血的流转有
很大的益处,可以达到增强体魄和强健体质的目的,
至于技击方面,可以提高缠绕粘随,引进落空的技巧

初学时对于缠丝的转圈幅度要大,练习日久后转圈
可视功力逐渐收小,小至没圈;所谓由大圈练至小圈
,由小圈练至没圈,所谓没圈,仍有圈意。是由极小
的圈练到外形上看不出有圈,是只有圈的意思而没有
圈的形式,是由有形而归于无迹的境界,这种境界只
有下苦功长时锻鍊才能做到。
太极拳必须运劲如缠丝,或者说运劲如抽丝。这两
种形象的比方都是说,运劲的形象如螺旋。同时这种
螺旋又必须走弧线,尤如子弹通过枪膛时的来复线后
,当它运动于空间时,既有螺旋形的自身旋转,又有
抛物线的运动路线。太极拳的缠丝劲就要具有这种形
象。
前面已经说明了运动必须如缠丝的意义,那么在实
际运动中应如何进行呢?说来极平凡而简单,就是在
一动无有不动的要求下,动作时掌心由内而外翻出或
由外而内翻,使之形成太极图的现象。同时由于掌心
内外翻转表现在上肢是《旋挽转膀》,表现在下肢则
是《旋踝转腿》,表现在身躯则是《旋腰转脊》。三
者结合起来,形成一条根在脚,主宰于腰而形于手指
缠丝劲 135

的空间旋转曲线。这是太极拳必须做到的要求。因此
拳谱中特别提出练拳时,不论是开展的开放或紧凑的
收敛,都不可须臾离开「翻转掌心」和「旋晚转膀」
的太极劲。这犹如地球环绕太阳运转走弧线,同时地
球本身还自转一样。所以太极拳不是平面的一个圈,
而是立体的螺旋上升。
(一)缠丝劲的形体训练
“缠丝劲”的形体训练,是指肢体各部位在太极拳
运动中得以“螺旋形”地缠绕锻炼。正如拳谚所云:
“外练筋骨皮,内练一口气,腰似蛇形腿似钻,周身
运动走螺旋。”同时也说明了太极拳的“以形导气”
阶段必须借助肢体外形的螺旋缠绕,来带动身体内部
气机的运行与聚合。如此,才能渐悟“缠丝劲”的意
义和内涵。躯体缠丝运动规律,可分三种表现形式。
1.躯干部位:以身躯正中为轴线(上通百会穴,下
至会阴穴一线贯串,即中气之通道),腰为主要动力,
以“套腰劲、花腰劲、螺旋腰劲”为训练方法,同时
旋脊转腰,胸腰折叠蛹动和以胸腰运化。
2.上肢部位:以胳膊正中为轴线(以中气贯串),双
肩对拉拔长,松开似脱,互为催领,互相传递。同时
旋腕转膀,促使肱骨旋动,尺桡二骨拧擦翻转,双手
做顺缠与逆缠,双肘松垂随之同步旋转。
3.下肢部位:以腿正中(以中气贯串)为轴线,双胯
同时松开,争横前绻里合,裆劲撑圆,开膝合膑,双
腿里缠,双足缠丝法,有了体会后再练两手足和两臂
腿的同步缠法,及其身体一侧的同步缠法,逐步掌握
136 Triền ty công – Triền ty kình

身体各部和整体的缠法。在其缠绕的运动中,必须细
心地体会揣摩“筋骨的对拉拔长,关节的接骨斗榫”
,促使周身在松活柔顺而又敏捷的状态下,进行自然
的缠绕旋转。在一动无有不动之中,一动即缠,一运
即缠。
对形体缠丝的总要求是:从腰部缠至四梢,再从四
梢缠绕回腰间,循环往复。其紧要者在于腰、肩、胯
必须旋转一致,互为传递并相合相随。
(二)内缠外绕互为里表
陈式太极拳的缠丝劲较为难练,难就难在功夫,犹
难者,长久功夫。陈式太极拳有一个大原则,讲究处
处皆有阴阳开合,随处皆有圈。可见,周身缠丝运动
应当始终在“中气”贯串下协调一致、和谐完整。尤
其要注意的是,气由精变,由弱而壮,生于肾,养于
丹田,发于丹田,出入于命门,顺脊而行,循经走脉
,充于肌肤缠绕运行,复归丹田之中。正如冯志强老
师说:“心为一身之主,腹为内气之源,腰为发劲之
机,胸为运化之府,脊为督气之径,肢为运动之道。
其主要者,即气不离丹田。”为此,在缠丝劲训练中
要加强内气的凝聚能力,注意气息的潜转与运行。其
气由肾而发,自后而前,由裆中过来,冲长强(穴)顺
脊而直上,注意腧口纳气,必须松胯圆裆,下闭谷道
,气方不往下泄。气升于顶,由百会穴进入泥丸下降
,随着两肩一松,双肘一垂,膻中穴微内涵,两肋一
束,乘其合腹,气归于丹田。同时腰劲向下松串,内
劲除头顶悬外,浑身之劲要全部松人脚底,以助脚底
之劲上翻传导。由于清气上升,浊气下降,使阴阳开
缠丝劲 137

合之机,消息盈虚之数,都寓于心腹之内,使气势开
之则其大无处,合之则退藏隐密,其根本要义在于“
气由精生,劲由气化,劲与神合,潜藏于丹田深处,
变化于瞬息无形之间。不使用时浩然长存,静若处女
,一旦运用,抖然勃发,神形并茂,随心所欲”。 “
缠丝劲”的运用通过缠丝劲的内缠外绕,体内气息与
肢体上起到了相应的变化,最主要的是身体内部气机
潜转与运聚能力增强,促进肢体生长出一种灵活而又
沉稳、沾粘性极强的掤劲。其劲不但韧性极佳而且弹
性极强,尤其是运用推手较技中,即可权衡彼来劲之
大小与长短,准确把握对方劲力之方向,角度,任凭
对方变化神奇,皆能随人所动乘势而缠,缠得人背人
不能不背,使对方双脚如踩在球上而站立不稳。另外
,缠丝劲在运用中能使自身由背转顺,我守我疆,触
处成圆,容易找敌方的边沿与背势,在无意中形成不
拿而自拿和反拿敌方之效果。
陈式太极拳在推手较技中讲究:上肢虚拢,下盘稳
固,中间灵活。为此,借敌方来劲,虚拢诈诱,引入
阵内,运用缠法,缠其梢节,制其中节,摧其根节。
换句话来说,把握敌方旧劲已去新劲未生之机,随招
就势制敌方肩部,令其出劲从手返回肩部,使肩部顺
其背串下,把腰劲串死,再令其腰劲经后腿部串至脚
跟,使敌方重心腿加重不得转换,胸腰不得运化,内
劲受阻发滞,前腿空虚,令敌欲退不可,欲进不能,
只得俯首听命。在推手较技中称此劲为“拿劲”,属
于慢劲之范畴,不是功夫深厚者很难做到。从另一个
角度上来讲,在制住敌方根节的同时,以迅雷不及掩
138 Triền ty công – Triền ty kình

耳之势,施用弹抖之势,击得敌方头晕目眩,阴阳倒
转,精神失调,前(阴)劲升,后(阳)劲降的速度加快(
陈式太极拳要求前降后升),令敌莫名其妙,拔根腾空
跌出。拳论中讲:“气洪浓,势峥嵘,团团聚聚在中
宫,隐而不发节节灵,忽然身依气,气依形,劈雷交
加心火动,上下左右辨体形。”为此,必须细心揣摩
,体会时机,使缠丝劲诸法随心意而动,利用自身优
势,意在人先,后发先至,乘势所缠,随动所缠,即
引即缠,即进即缠,身挨何处何处合劲,用惊颤弹抖
螺旋劲,惊空敌方心意,令其心悸。综上所论,即陈
式太极拳“缠丝劲”的奥妙所在。所以前人所论“不
明缠丝劲即不明拳”即是此意。
淺談太極拳術的核心勁力纏絲勁 陳太平 139

淺談太極拳術的核心勁力纏絲勁 陳太平
http://blog.udn.com/hibis1002/21083191

太極纏絲勁是陳氏太極拳的重要勁法。其它流派的
太極拳法雖然沒有特別強調螺旋運動中的纏絲勁,但
在技擊中同樣含有螺旋勁法。陳氏太極拳特別強調螺
旋運動中的纏絲勁。不懂纏絲勁就不是陳氏太極拳。
如陳鑫云:“太極拳,纏法也。渾身具是纏勁,其勁皆
發於心,內入骨縫,外達於膚。其運轉方法可分為順
纏、逆纏、進纏、退纏、左纏、右纏、上纏、下纏、
裡纏、外纏、大小纏等。”對於纏法,各種纏法無非是
出勁、入勁的表現形式。只要出勁、入勁搞懂了,其
它纏法便會迎刃而解。

纏絲勁關鍵在於其內涵,怎樣把周身的一個整體螺
旋纏出來,怎樣能讓纏絲勁在實際運用中有效的發揮
出來,關鍵是把太極拳這種獨到勁力如何體現出來,
纏絲勁的具體運用,用語言文字根本描述不清,惟有
在明師指點下親身體認,方能豁然開朗。 拳論中說“
行氣如九曲珠,無微不至”。纏絲勁是隱於肢體內的一
種勁,修習纏絲勁要內外結合。首先發於內,起於一
心,意念為先。丹田內轉,內氣隨其旋轉運行於肌膚
之間,沿骨縫穿筋過骨,全身無處不纏。纏絲勁的根
140 Triền ty công – Triền ty kình

源在內,是內部的丹田內轉與腰部旋轉的有效配合,
再與周身八道勁旋轉配合,形成了太極拳的內在旋轉
。也就是通過意與氣合,氣與形合,形與勁合的內三
合提煉出高品質的纏絲勁。纏絲是陳氏太極拳各種勁
法的核心,沒有很好地領悟纏絲勁法,其它勁法(如
掤、捋、擠、按、採、挒、肘、靠等)都是枉然。

太極拳的運勁一般有兩種情況;其一是“運勁如抽絲
”,以意識與形體相配合,要有勁斷意連的感覺,就像
抽絲剝繭一樣;勻、圓、穩、健綿綿不斷,這就是陳
發科老先生諄諄教導的“練拳要塌住勁”。另一是“運勁
如纏絲”,就是邊纏邊轉。這就和撮麻繩或者纏麻線團
一樣,所以又叫“麻花勁”。因為抽絲是旋轉著抽出來
的,自然就形成一種螺旋的形狀。所以抽絲裡也有纏
絲,纏絲裡也帶抽絲,兩種勁道在運用時是對立統一
的。太極纏絲勁運勁的形象如螺旋,但這種螺旋又必
須走弧線,猶如子彈擊發時的運動軌跡。子彈通過槍
膛中的來福線後,運動於空間時,既有螺旋形的自身
旋轉,又有抛物線形的運動路線。太極拳的纏絲勁就
要具有這種形象。 在一般的拳術中,其勁道運用多採
取衝擊力,即武術界所謂的“直勁”。這就和用錘子釘
釘子一樣。而傳統太極拳的用力方法則多為纏絲勁,
就像把螺絲釘旋進物體一樣。衝擊力是“頂”勁,纏絲
淺談太極拳術的核心勁力纏絲勁 陳太平 141

勁是“旋”勁。這兩種勁力作用在物體上的效果是大相
徑庭的。用衝擊力是大力強壓小力,而通過纏絲勁體
現出來的螺旋力是以小力化大力,亦為四兩撥千斤之
力,可以起到事半功倍的效果。

太極纏絲勁螺旋式的運動方式具有獨特的中國傳統
文化特點,為他國所罕見。

在養生 方面,它能促使全身節節貫穿,並由此進到
內外相合的境界。正如陳鑫所言“一往一來運一周,上
下氣機不停留,自古太極皆如此,何須身外妄營求。”
兩點之間,螺旋線自然長於直線。以人之一臂而論,
螺旋線的運轉路線比直線要長好幾倍,因此在距離相
等的條件下,手臂以纏絲勁的方式運動要比直勁的活
動量大上幾倍。作纏絲勁運轉時,周身各部都要協調
一致,從而鍛煉了內臟器官。同時,使顯於外的神氣
發生鼓蕩,因而強健了大腦皮層。因而這種運動是一
個周身全面的鍛煉,尤其是對人體各個關節,更是可
以大大增強其轉動靈活性。

在技擊方面,纏絲勁的作用更是十分明顯的。太極
拳強調“知己知彼”的聽勁懂勁功夫。懂勁分兩個方面
:一是自己懂勁,即懂得自己動作的勁道,需要從盤
架中得到;二為於人懂勁,即懂得對方的來勁,這要
從推手中求來。欲求知人,必先知己。欲使盤架的“知
142 Triền ty công – Triền ty kình

己”功夫達到高度純熟境地,則須練得周身一家,內外
一體。周身一家的功夫是在內外相合和節節貫穿中練
成的,而這兩者亦產生於螺旋式的纏絲動作。如此方
可謂“即擒即縱纏絲勁,須於此內會天機。

” 修煉太極纏絲勁,每一動都暗含有八道勁力的旋
轉,合八勁為一勁,“合八為一”即八面螺旋纏絲勁。
八面螺旋勁決不是簡單的肢體劃圓,常有習太極拳者
將沒有內旋的肢體劃圓誤認為是太極螺旋勁。八面螺
旋勁,進而擊人,則如乘風破浪,一往無前;退而引
人,則陷敵方於無底深淵。所謂“四兩撥千斤”,就是
在螺旋纏繞中,引化對方勁力,消化對方勁力或改變
其勁道。四兩之所以能撥千斤,不是與之對抗,而是
運用接觸點的力的轉換來撥動對方之力。

八面螺旋力是太極拳拳法核心勁法之一,其它的勁
法皆由此演變而成。 太極纏絲勁運轉的形式看起來很
複雜,但是按其性能可以分為兩種基本的纏絲: 單就
手法而言,一種是掌心由內向外翻的順纏絲,順纏絲
內大多體現的是掤勁; 另一種是掌心由外向內翻的逆
纏絲,逆纏絲內大多體現的是捋勁。這兩類纏絲存在
於太極拳運動的一切過程中,並貫穿始終。

因此,在一切動作中亦皆包含著掤捋二勁的相互變
化;它們構成了太極拳運動中的基本矛盾,同時又相
淺談太極拳術的核心勁力纏絲勁 陳太平 143

互轉化於一元之中。 在這兩個基本纏絲之下,纏絲勁
因方位不同,變換各異,又分出四種形式:外纏出勁
、外纏入勁、裡纏出勁、裡纏入勁。出勁為正纏,入
勁為反纏。外纏出勁由根節(肩或胯)向梢節(手指
或腳趾)以順纏或外纏的方式向外發勁,外纏入勁由
梢節向根節以逆纏或裡纏向裡入勁,裡纏出勁即由根
節向梢節以裡纏發勁,裡纏入勁即由梢節向根節以裡
纏向裡入勁。
周身“八道勁” 外纏出勁、外纏入勁、裡纏出勁、裡
纏入勁:這四種纏絲勁分別通過手和足上去,就有八條
勁路,即手外纏出勁,手外纏入勁,手裡纏出勁,手
裡纏入勁,足外纏出勁,足外纏入勁,足裡纏出勁,
足裡纏入勁。這就是周身“八道勁”。盤架時左右和上
下的方位纏絲合為一個整圈,同時結合裡外,使平面
圈變成立體圈,正謂‘妙手一招一太極“,這正是陳氏
太極螺旋運動所具備的特色。 陳鑫詳細解釋了“纏絲
勁”在實戰中的運用,他說:“耍拳纏絲勁作何用?蓋
硬與人直接者則人易躲閃,易離去,惟以柔接之,則
人易其柔軟而心不懼,心不懼故不躲閃,惟以其柔軟
纏絲法接之,未粘住人身則已,如粘住人身,則人不
能躲閃;躲則以手跟之,如漆膠粘硬物,物自不能躲
閃,離則以纏法纏繞其肱,如蜘蛛一絲纏蠅,又如已
144 Triền ty công – Triền ty kình

上之螺絲,欲硬拔去不得。故未粘住人之肱則已,如
既粘住,則吾已纏絲法撚住其肉,當纏而繞之、沾之
、連之、粘住、隨之,令其進不得進,進則前入坑坎
;退不得推,退則恐我擊搏,故不敢硬離去。此纏絲
勁之在拳中最為緊要妙訣也。

” 內氣的運行 在太極拳方面把內氣叫做丹田氣,丹
田在臍內一寸三分,是人體的中心所在,也是各經脈
的彙集之處。內氣起於此處,又歸於此處,當心機一
動(即意念產生),丹田內氣一分為五處,一是貫穿
上下,通過任督二脈,這是人體的骨幹,叫做子午線
,也就是方向線。二脈一通,百脈皆通。 丹田內氣上
行,沿任脈上升(根據太極拳的要求是可上行或下行
)經膻中穴一分為二至肩隅沿左、右臂纏繞而達到指
梢;內氣自丹田下行一分為二,纏繞大腿小腿而過湧
泉,抵達腳趾。通過任督二脈的主軸線是沿脈道經絡
而行,當內氣向四肢發展時,既轉為螺旋形纏繞,也
就是形成了纏絲勁。

此外分入四肢纏繞的八條勁路,其所經過的穴道名
稱如下:

1、手外纏出勁,自丹田出發沿任脈上行,經膻中過
肩井轉肩隅下行纏繞大臂,經手三裡,再纏繞小臂轉
勞宮到指梢。
淺談太極拳術的核心勁力纏絲勁 陳太平 145

2、手裡纏入勁,自指梢上行經勞宮,纏繞小臂,經
手三裡,經繞大臂,過肩隅轉肩井下行入膻中回到丹
田。
3、手裡纏入勁,自命門沿督脈上行,過肩井轉肩隅
上行,纏繞大臂經手三裡纏繞小臂轉勞宮到指梢。

4、手外纏入勁,自指梢上行轉勞宮纏繞小臂經手三
裡,纏繞大臂過肩隅轉肩井,下行回到命門。 5、足
外纏出勁,自丹田出發下行經沖門纏繞大腿,經足三
裡,纏繞小腿經介溪過湧泉到達足指梢。

6、足裡纏入勁,自足指梢過湧泉經介溪上行纏繞小
腿,經足三裡纏繞大腿,經沖門回到丹田。 7、足裡
纏出勁,自命門出發下行經環跳纏繞大腿,竟足三裡
纏繞小腿,經介溪入湧泉到足指梢。 8、足外纏入勁
,自足指梢上行過湧泉、介溪、纏繞小腿經足三裡纏
繞大腿,經環跳,回到命門。

太極拳的纏絲勁處處從根到梢,從梢歸根交替運轉
的,全身擰成一體,內外合一,無論其訓練和應用都
是洋洋大觀,堪稱太極拳勁力的核心,決不可作為一
種機械力來認識它。
146 Triền ty công – Triền ty kình

太極拳纏絲勁和抽絲勁的異同
作者:趙任情 文章來源:武魂
http://wushu.net.tw/oldbbs/viewthread.php?tid=769

羅宏基、洪均生等同志寫的關於太極拳的纏絲勁和
抽絲勁問題的討論文章,這是個重要問題,因此我也
想在這裏談談自己的看法。

什麼叫纏絲勁

“纏絲勁”這個名詞,除了陳氏太極拳對它特別強調
外,其他各家太極拳,在口頭上不常講,文字上也不
常見。談纏絲勁最早的,要算是陳溝陳氏十六世的陳
鑫。在他所著那部<陳氏太極拳圖說}(一九三三年出版
)裏,繪有太極拳纏絲精(勁之轉音)圖,圖為一黑白相
間,順時針方向由內向外旋轉的正圓形(圖一)。
太極拳纏絲勁和抽絲勁的異同 147

下有圖說,為:“吾讀諸子太極圓圖,而悟打太極拳
須明纏絲精(勁),纏絲者運中氣之法門也。不明此,
即不明拳。”這是說,以纏絲來運中氣。“中氣”是什麼
呢?據陳氏傳人的解釋,中氣是一種‘內’氣,也叫元氣
、正氣、先天氣等等。

據說,把這中氣從丹田由內向外運轉達於四梢(手、
腳),口引幀纏絲,從四梢由外向內按原路複歸丹田,
叫逆纏絲(圖二)。
148 Triền ty công – Triền ty kình

又說,纏絲勁同於抽絲勁,所以他們所著的太極拳
書裏,有的在“運勁如纏絲”的後邊又加上“或者說運勁
太極拳纏絲勁和抽絲勁的異同 149

如抽絲”的話:有的在纏絲二字後面括弧內注上“抽絲”
二字。同時說,抽絲是旋轉著抽出來的。他們把纏絲
勁有時也稱作螺旋勁(力)。
他們極力推崇,特別強調纏絲勁,說纏絲勁練法“極
為高級”。“是太極拳練法特點的精華所在。”同時也極
其感慨地說:“現代習者否認內氣之存在,從而否認纏
絲勁(抽絲勁)的練法,這使陳王武李四家的拳論精要
處晦而不明。”按照以上說法這纏絲勁,儼然是太極拳
至高無上的東西,不特別練它,即不高級,不明此,
即不明拳。

什麼叫抽絲勁
舊太極拳書的理論文章中,有“邁步如貓行,運勁如
抽絲”的話。運勁如抽絲的意思是說,太極拳運勁要松
、輕、柔、勻,不可忽快急慢,忽大忽小;要逐漸地
舒長或縮短,由梢到根或由根到梢使勁節節貫串,由
此端達到彼端。抽絲是形容太極拳運勁時內部神經的
一種感覺,不是某一種動作的形象;因此,各家太極
拳書(陳氏除外)也不立“抽絲勁”這個名詞,正如不把“
邁步如貓行”稱作“貓行步”一樣。

纏絲勁和抽絲勁的異同

按照陳氏傳人的說法,似乎或者肯定二者是一樣的
150 Triền ty công – Triền ty kình

,或者是混合的。但我們如果仔細地分析一下,就可
知其不儘然。先就字面來講,纏絲者以條形物向另一
種物體上纏繞之謂也。抽絲者由絲束中緩緩向外提取
之謂也。兩個詞義不同是很顯然的。王、武各家拳論
,用“抽絲”而不用“纏絲”,是他們由鍛煉中總結出來
的一種感覺,如果他們的運勁也象陳氏傳人所說那樣
,非“旋轉的抽絲”不可,他們早就會寫出來“運勁如抽
絲”的文章來了。所以我認為抽絲勁是綿綿不斷、剛柔
相濟的彈性勁。這種勁是太極拳所獨有,也是各式太
極拳所共有,乃是太極拳勁的總體。這和只以螺旋形
狀纏來纏去的勁,不能混為一談。

陳氏傳人也曾把纏絲勁叫做螺旋勁(力)。螺旋力是
力學上諸力中的一種,但須注意,它並不是力的總體
,而是利用螺旋形式來發揮力的作用。螺旋力有外纏(
如抖空竹)、內鑽(如擰螺絲釘)的區別,纏絲二字由詞
義判斷,它只是一種外纏,,但總算是螺旋勁吧。我
們知道,太極拳勁,‘包括著力學上各種不同的力,當
然不會把螺旋勁(力)排斥在外。如果個人鍛煉或二人
推手,在適於用螺旋勁時,自然可以採用,這時抽絲
勁就表現為螺旋的運動形式。在這一點上說,纏絲勁
和抽絲勁是可以結合的,但必須注意,二者絕不是等
同的,纏絲勁只是抽絲勁的表現之一。
太極拳纏絲勁和抽絲勁的異同 151

纏絲勁不應強加在各式太極拳上

太極拳各家有各家的獨特風格和練法,也各有自家
的理論。纏絲勁是陳氏自家作為練拳的總綱,它的練
法和理論,可以處處纏絲,但不應把它強加在各式太
極拳之上。各式(陳氏除外)太極拳雖然承認在運動中
也有螺旋這一形式,但它並不是勁的總體,地位也不
在其他各勁之上,因而不認它是極其高級,作為運勁
的最高指導綱領,處處都要纏絲。
顧留馨先生在他編著的幾本太極拳書中,把纏絲勁
和抽絲勁說成是一個東西,並在太極拳發展簡史中,
把陳溝陳氏九世陳王廷和明巡按禦史陳王庭的歷史捏
在一起,這是不正確的。此外,纏絲勁尤其不應作為“
簡化太極拳”的運動準則。簡化太極拳是在楊澄甫架式
的基礎上改編而成的,是太極拳的啟蒙。它的運動方
法就是按照楊氏鍛煉方法“邁步如貓行,運勁如抽絲”
的原則——輕靈沉穩,柔緩圓勻來鍛煉的:這和陳氏
太極拳動則必纏,發則必抖,以及跳躍、震足等等,
無共同之處。楊氏(包括吳氏)太極拳,源雖出於陳氏
,但它是隨著社會發展,人類進步的需要,有所發展
、改進而創造的。所以發展面最廣,參加鍛煉的人數
最多,尤其簡化太極拳的普及面更大。硬把陳氏拳獨
特風格的纏絲勁理論,來作簡化太極拳的最高指導原
152 Triền ty công – Triền ty kình

則,這是張冠李戴,對群眾性太極拳運動的開展是不
利的。

You might also like