You are on page 1of 3

Đòn bẩy là gì?

Các loại đòn bẩy và Ứng dụng của đòn bẩy


https://dinhnghia.vn/don-bay-la-gi-ung-dung-don-bay.html

Khái niệm đòn bẩy


Khái niệm đòn bẩy vật lý 6 đã nhắc tới, có thể hiểu, đòn bẩy là một vật rắn
được con người sử dụng để tạo thành điểm tựa hay điểm quay, qua đó là
biến đổi tác dụng của một vật lên một vật khác. Hiểu một cách rộng hơn,
đòn bẩy còn là một loại máy móc đơn giản để biến đổi lực tác dụng lên vật
theo hướng mà con người mong muốn.

Cấu tạo của đòn bẩy


Cấu tạo chung, phổ biến nhất của đòn bẩy sẽ gồm:

 Điểm tựa O
 Điểm tác dụng cần nâng của lực F1 tại O1
 Điểm tác dụng cần nâng của lực F2 tại O2

Nếu: OO2 > OO1 thì F2 < F1


Thông thường, điểm tựa O sẽ được đặt cùng một thanh cứng để nâng vật
dễ dàng hơn.
Các loại đòn bẩy thông dụng
Sau khi đã tìm hiểu xong đòn bẩy là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đến các
loại đòn bẩy phổ biến. Để việc tìm hiểu đơn giản hơn, ta có ký hiệu chung
cho các tên gọi như sau:

 Điểm tựa O
 Vật cần nâng R
 Lực tác động – ký hiệu là AF.
 Khoảng cách giữa O và R gọi là a; khoảng cách giữa O và AF gọi là b

Loại 1: Điểm tựa ở giữa vật cần nâng và lực tác động
Đây là loại đòn bẩy vật lý phổ biến trong sách giáo khoa. Đối với loại này,
điểm tựa O sẽ nằm ở giữa vật cần nâng R và lực AF.
Cách đặt điểm tựa và nguyên lý hoạt động của đòn bẩy: Trong trường hợp
ta để khoảng cách b càng cao thì lực tác động nâng R sẽ nhỏ hơn. Tuy
nhiên, điều đó sẽ khiến R di chuyển chậm hơn. Nếu ta đặt O lại gần AF để
b nhỏ thì lực AF sẽ phải lớn hơn và R cũng sẽ di chuyển nhanh hơn trường
hợp 1.
Loại 2: vật cần nâng ở giữa lực tác động và điểm tựa
Đối với loại này, điểm tựa O không còn được đặt ở giữa nữa mà lúc này,
vật cần nâng là R lại được đặt ở giữa. Lúc này, trong mọi trường hợp, ta sẽ
thấy a luôn nhỏ hơn b. Vì thế mà loại đòn bẩy này có thể nâng được nhiều
vật nặng nhưng có nhược điểm là tốc độ sẽ chậm.
Ví dụ tiêu biểu nhất cho đòn bẩy loại 2 đó là xe đẩy cút kít thường được
dùng trong xây dựng.
Loại 3: Lực tác động ở giữa vật nâng và điểm tựa
Lúc này lực AF sẽ được đặt ở giữa và vật nâng R và điểm tựa O được đặt ở
hai bên.
Với loại đòn bẩy này, a sẽ lớn hơn b. Vì thế nó có ưu điểm là giúp dịch
chuyển vật cần nâng nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhược điểm là bạn
sẽ phải dùng nhiều sức hơn.
Tác dụng của đòn bẩy
Tác dụng tiêu biểu nhất của đòn bẩy đó là giúp giảm lực kéo hoặc lực đẩy
lên vật. Qua đó giúp đổi hướng các lực tác dụng vào vật và giúp việc di
chuyển dễ dàng hơn. Đặc biệt là với những vật có khối lượng lớn.
Bên cạnh đó, đòn bẩy còn được sử dụng để đưa một vật lên cao hoặc đưa
vật xuống dưới dễ dàng hơn. .Nhờ có đòn bẩy mà việc di chuyển các vật
nặng sẽ nhanh chóng hơn.
Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của đòn bẩy ở
mọi nơi, như khi nhổ đinh, chèo thuyền, dùng xe cút kít đẩy vật liệu hay
khi chơi bập bênh…

You might also like