You are on page 1of 2

1.

Khái niệm con lắc và đặt vấn đề


- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Thế nào là dao động điều hoà? Viết phương trình toạ độ, vận tốc, gia tốc
trong dao động điều hoà.
Trả lời:
Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cos hay sin của
thời gian
x= Acos ( ωt +φ )

v=x ' =−ωAsin ( ωt+ φ )

a=v ' =−ω2 Acos ( ωt+ φ )=−ω2 x

- Đặt vấn đề: Làm thế nào tính được lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật?
Chúng ta đã biết rất nhiều chuyển động: chuyển động thẳng đều, chuyển động
thẳng biến đổi đều, CĐ tròn đều, CĐ ném và ở tiết trước ta đã khảo sát dao động
điều hoà về mặt động học. Bài học hôm nay ta sẽ khảo sát chuyển động của một
vật được gọi là con lắc lò xo về mặt động lực học và về mặt năng lượng.
- Giáo viên: Tuỳ theo cách bố trí mà ta có CLLX chuyển động nằm ngang hay
thẳng đứng. Để đơn giản chúng ta nghiên cứu chuyển động của CLLX chuyển
động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Các em hãy quan sát video minh
hoạ của con lắc lò xo trượt trên 1 mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
https://www.youtube.com/watch?v=dRSOHvHzTB4
- Gọi 1 hs cho biết cấu tạo của con lắc: 1 vật có khối lượng m gắn vào 1 lò xo có
khối lượng không đáng kể, đầu còn lại được giữ cố định.
=> GV đưa ra kết luận về cấu tạo của con lắc lò xo: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ
khối lượng m gắn vào đầu một lò xo có độ cứng k, khối lượng không đáng kể, đầu
kia của lò xo được giữ cố định.
Quan sát hình ảnh minh hoạ:
GV: Với con lắc lò xo nằm ngang thì VTCB của vật nằm ở đâu?
HS: VTCB của vật là vị trí lò xo không biến dạng.
GV: Vậy khi kéo vật ra khỏi VTCB rồi buông tay thì câu hỏi đặt ra ở đây là dao
động của vật có phải là dao động điều hoà hay không?

You might also like