You are on page 1of 16

Vật lý đại cương

Thuyết trình bài tập chuẩn mẫu

SV: Tạ Quang Phổ - 20215450


GVHD: Thầy Lê Ngọc Quân
Bài 1.4
Bài tập vật lý đại cương tập 1
Lương Duyên Bình (chủ biên)

Một vật được thả rơi từ một khinh khí cầu đang bay ở độ
cao 300m. Hỏi sau bao lâu vật rơi tới mặt đất, nếu:

a) Khí cầu đang bay lên (theo phương thẳng đứng) với vận tốc 5
m/s;
b) Khí cầu đang hạ xuống (theo phương thẳng đứng) với vận tốc 5
m/s;
c) Khí cầu đang đứng yên.
1. Tóm tắt
1. Tóm tắt
Giả thiết:
Vật được thả rơi từ độ cao 300m so với mặt đất trong 3
TH:
a) Vật đang chuyển động ngược chiều rơi với tốc độ 5m/s
b) Vật đang chuyển động cùng chiều rơi với tốc độ 5m/s
c) Vật đang đứng yên
300m
Yêu cầu:
Tính thời gian vật rơi tới mặt đất.
2. Phân tích, đề xuất hướng
giải
2. Phân tích, đề xuất hướng giải
2.1 Phân tích:
Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển động của vật trong
bài toán:
+) Lực gây ra chuyển động: Trọng lực
-> Gia tốc chuyển động: Gia tốc trọng trường

+) Độ cao ban đầu: 300m


+) Vận tốc đầu:
a) 5m/s ngược chiều chuyển động
b) 5m/s cùng chiều chuyển động
c) Vật đứng yên
2. Phân tích, đề xuất hướng giải
2.2 Đề xuất hướng giải:
Đặt chuyển động của vật vào trục tọa độ Ox, trong đó:
+) Gốc tọa độ O tại điểm thả
+) Chiều dương hướng xuống

Khi đó, vị trí của vật theo thời gian được xác định bằng
phương trình chuyển động x(t).
=> Đáp số của bài toán chính là nghiệm của phương trình
chuyển động x(t) tại x = 300.

300
x
3. Giải quyết bài toán
3. Giải quyết bài toán
Ta có phương trình chuyển động của vật:
𝟏 𝟐
𝒙 = 𝒗𝟎 𝒕 + 𝒈𝒕
𝟐
Giải phương trình bậc 2 theo biến t ta được:

𝒕=
√ 𝒗
𝟐
𝟎 + 𝟐 𝒈𝒙 − 𝒗 𝟎
𝒈
3. Giải quyết bài toán
Thay g = 9.8 m/s2, x = 300,
a, v­0 = -5 (m/s) => t ≈ 8,4 (s).

b, v­­0 = 5 (m/s) => t ≈ 7,3 (s).

c, v­­0 = 0 (m/s) => t ≈ 7,8 (s).


4. Đánh giá và nhận xét
4. Đánh giá và nhận xét
4.1.1 Đánh giá cách làm:

+) Đơn giản và dễ hiểu


+) Có thể có nhiều cách chọn trục tọa độ
+) Có thể sử dụng công thức cho các bài toán trắc nghiệm.
Lưu ý: Công thức trên chỉ có thể áp dụng với trường hợp
không có sự tác dộng của các ngoại lực khác trọng lực.

4.1.2 Đánh giá kết quả:


Khá hợp lý so với thực tế.
4. Đánh giá và nhận xét
4.2 Nhận xét:

+) Vận tốc ban đầu âm (ngược chiều rơi) thì thời gian rơi dài nhất
+) Vận tốc ban đầu dương (cùng chiều rơi) thì thời gian rơi ngắn nhất

=> Tốc độ rơi của một vật không phụ thuộc vào khối lượng hay
thể tích mà chỉ phụ thuộc vào vận tốc ban đầu, độ cao và các
ngoại lực khác trọng lực.
5. Ứng dụng
5. Ứng dụng
Theo phương trình chuyển động rơi tự do, ta thấy có 4
đại lượng là:
h, t, v0, g
-> Ta có thể tìm ra 1 đại lượng dựa vào dữ liệu của 3 đại
lượng còn lại

=> Bài toán đo độ sâu (tương đối)


THANK YOU FOR
LISTENING
This slide using Templates from Canva, Illustrator
from Storyset.

You might also like