You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


Môn: Vật lý 1
ĐỀ TÀI 15: VẼ QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN TRONG
TRỌNG TRƯỜNG BỎ QUA LỰC CẢN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT VÀI
THÔNG SỐ LIÊN QUAN
GVHD: Th.s Nguyễn Hoàng Giang
Lớp: L40 Nhóm: 2
Nhiệm vụ được phân
STT Mã số SV Họ và tên
công
1 2210494 Bùi Anh Duy Đề tài và kết luận
2 2210497 Dương Quang Duy Matlab và code hoàn chỉnh
3 2210499 Đào Quang Duy Phương pháp giải bài toán
4 2210543 Văn Khánh Duy Cơ sở lý thuyết
5 2210545 Võ Hoàng Duy File báo cáo
6 2210553 Nguyễn Cao Kỳ Duyên Powerpoint
7 2210697 Nguyễn Tất Đạt Matlab và code hoàn chỉnh

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 12/2022


Mục lục .............................................................................................2
Lời mở đầu .......................................................................................3
Tóm tắt .............................................................................................4
Tóm tắt đề tài được giao ..........................................................4
Hướng giải quyết ......................................................................4
Ý nghĩa bài toán .......................................................................4
Phần1: Đề tài ....................................................................................5

1.1 Yêu cầu ...........................................................................5


1.2 Điều kiện .........................................................................5
1.3 Nhiệm vụ .........................................................................5

Phần 2:Cơ sở lý thuyết…………………………………………………6


2.1 Chuyển động ném xiên là gì ...............................................6
2.2 Phân tích chuyển động ném xiên ……………………….…..6
2.3 Một số công thức ném xiên ……………………………….…7
2.4 Một số phương trình dung trong chuyển động ném xiên ...7
2.4.1 Phương trình vận tốc…………………………………7
2.4.2 Phương trình chuyển động………………………….7

Phần 3: Phương Pháp giải bài toán...............................................8


3.1 Xác định độ cao cực đại và tầm xa của quả bóng………...9
3.2 Vẽ quỹ đạo của quả bóng………………………………….…9

Phần 4: Các hàm matlab cơ bản được sử dụng trong bài toán và
code hoàn chỉnh……………………………………………………..….9
4.1 Giới thiệu về Matlab…………………………………………...9
4.1.1. Tổng quan về Matlab………………………………..9
4.1.2. Các hàm thường dùng trong Matlab………..…..…9
4.2 Đoạn code hoàn chỉnh và giải thích……………………..….11
4.3 Kết quả và đồ thị khi chạy đoạn mã……………………..….14
Phần 5: Kết Luận……………………………………………………….15
Tài liệu tham khảo……………………………………………………..16

2
LỜI MỞ ĐẦU

Vật lý đại cương 1 là môn học đại cương có tầm quan trọng đối với
sinh viên ĐH Bách Khoa TPHCM nói riêng và sinh viên các ngành khối khoa
học kỹ thuật – công nghệ nói chung. Do đó, việc dành cho môn học này một
khối lượng thời gian nhất định và thực hành là điều tất yếu để giúp cho sinh
viên có được cơ sở vững chắc về các môn KHTN và làm tiền đề để học tốt
các môn khác trong chương trình đào tạo. Sự phát triển của toán tin ra đời
đã hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển của các môn học vật lý. Việc ứng
dụng tin học trong quá trình giải thích các cơ sở dữ liệu của vật lý, giải các
bài toán vật lý đã làm cho thời gian bỏ ra được rút ngắn lại và mang hiệu
quả cao hơn. Như ta đã biết, phần mềm ứng dụng Matlab đã giải quyết được
các vấn đề đó. Vì thế việc tìm hiểu matlab và ứng dụng matlab trong việc
thực hành môn học vật lý đại cương 1 rất quan trọng và có tính cấp thiết cao.
Ở bài tập lớn này, nhóm thực hiện nội dung “Vẽ quỹ đạo chuyển động ném
xiên trong trọng trường bỏ qua lực cản và xác định một vài thông số liên
quan” thông qua phần mềm Matlab. Đây là một dạng bài toán khá quan
trọng của phần Cơ học nói riêng và Vật lý nói chung. Sau đây là nội dung
tìm hiểu bài tập lớn của nhóm!

3
TÓM TẮT
➢ Tóm tắt đề tài được giao
Ở phần bài tập lớn này, đề tài được giao cho nhóm giải quyết là xác định
độ cao cực đại và tầm bay xa của quả bóng đồng thời vẽ quỹ đạo của vật
thông qua phần mềm Matlab.

➢ Hướng giải quyết


Để giải quyết được đề tài này, đòi hỏi nhóm phải vận dụng những kiến
thức cơ bản về lí thuyết cũng như các công thức tính toán đã học trong
chương thứ hai của chương trình Vật lí đại cương 1: “Động lực học chất
điểm”. Đồng thời tìm hiểu và vận dụng các lệnh trong Matlab để viết
được chương trình và xuất ra kết quả mà đề bài đã yêu cầu.

➢ Ý nghĩa bài toán


Việc xác định các thông số liên quan là bài toán và vẽ quỹ đạo của vật
khá quan trọng trong phần Cơ của chương trình Vật lí đại cương 1. Ngoài
ra, đây cũng là đề tài có tính ứng dụng cao trong việc nghiên cứu quỹ đạo
của các chất điểm trong thực tế. Thông qua đề tài này, giúp ta có cái nhìn
tổng quan hơn việc ứng dụng vật lí học trong cuộc sống để giải thích các
bài toán cũng như làm quen với phần mềm Matlab để giải quyết các bài
toán sau này.

4
PHẦN 1: ĐỀ TÀI
Xác định độ cao cực đại,tầm bay xa của quả bóng và vẽ quỹ đạo

1.1 Yêu cầu

Sử dụng Matlab để giải bài toán sau:

“Một quả bóng được bắn từ mặt đất vào không khí tại độ cao 6 m với vận

tốc v = 7i + 5 j m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Xác định độ cao cực đại

và tầm bay xa của quả bóng. Lấy g =10 m/s2. Vẽ quỹ đạo của quả bóng.

1.2 Điều kiện

Sinh viên cần có kiến thức về lập trình cơ bản trong MATLAB.

Tìm hiểu các lệnh Matlab liên quan symbolic và đồ họa.

1.3 Nhiệm vụ

Xây dựng chương trình Matlab:

a. Nhập các giá trị ban dầu (những đại lượng đề cho).

b. Thiết lập các phương trình tương ứng. Sử dụng các lệnh symbolic để giải

hệ phương trình.

c. Vẽ hình quỹ đạo của vật.

5
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Chuyển động ném xiên là gì?
Chuyển động ném xiên là chuyển động của một vật được ném lên với vận
tốc ban đầu 𝑣⃗ hợp với phương ngang một góc α (gọi là góc ném). Vật ném
xiên chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
2.2 Phân tích chuyển động ném xiên
Chọn hệ trục tọa độ Oxy:
+ Ox hướng theo vecto vận tốc ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣0𝑥
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
+ Oy hướng theo vecto vận tốc 𝑣0𝑦
+ Mốc thời gian t=0 là lúc bắt đầu ném

Hình 2.2: Minh họa chuyển động ném xiên


Chuyển động của vật theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng:
6
Theo phương nằm ngang: vật không chịu tác động của lực nào =>chuyển
động của vật là chuyển động thẳng đều
Theo phương thẳng đứng:
+ Giai đoạn 1: vật chuyển động đi lên đến độ cao cực đại (tại đó vy =
0) chịu tác dụng của trọng lực hướng xuống => vật chuyển động thẳng
chậm dần đều với gia tốc –g
+ Giai đoạn 2: vật chuyển động đi xuống lúc này chuyển động của vật
tương đương với chuyển động ném ngang
Độ lớn của lực không đổi => thời gian vật chuyển động đi lên đến độ
cao cực đại bằng thời gian vật chuyển động đi xuống ngang với vị trí
ném.
2.3 Một số công thức ném xiên
+ Thời gian vật đạt độ cao cực đại: t1= (v0.sinα)/(2g)
+ Độ cao cực đại: H= (v02.sin2𝛼)/(2g) + h
2(𝐻+ℎ)
+ Thời gian từ độ cao cực đại đến vị trí chạm đất: t2= √
2𝑔

+ Thời gian vật chạm đất kể từ lúc ném: t= t1 + t2


+ Tầm xa: L= v0.cosα.(t1+t2)
Trong đó: h là độ cao ban đầu của vật
2.4 Một số phương trình dung trong chuyển động ném xiên
2.4.1 Phương trình vận tốc

+ Theo phương Ox: vx = v0.cosα


+ Theo phương Oy(đi lên): vy = v0.sinα – gt
+ Theo phương Oy(đi xuống): vy = gt
+ Liên hệ giữa vx và vy: tanα = vy/vx
+ Độ lớn vận tốc tại vị trí bất kỳ: v = √𝑣𝑥. 𝑣𝑥 + 𝑣𝑦. 𝑣𝑦
2.4.2 Phương trình chuyển động

7
+ Ox: x = v0.cosα.t
1
+ Đi lên Oy: y = v0.sinα.t - gt2
2
1
+ Đi xuống Oy: y = gt2
2

+ Quỹ đạo đi lên: y = (-g.x2)/(2v02.cos2α) + x.tanα


+ Quỹ đạo đi xuống: y = (g.x2)/(2v02.cos2α)
+ Quỹ đạo của chuyển động ném xiên cũng là đường parabol

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN


3.1 Xác định độ cao cực đại và tầm xa của quả bóng
v x=7
-Theo đề bài ta có: v = 7i + 5 j → { 0
v0 y = 5
-Tìm độ cao cực đại:
Vy = Voy − gt
Xét theo trục Oy { 1
𝑦 = 𝑦0 + 𝑉𝑜𝑦. 𝑡 − 𝑔𝑡 2
2

1 1 1 1 2
Tại độ cao cực đại → Vy = 0 → t = → y = 6 + 5. - .10.( ) = 7,25 (m)
2 2 2 2

-Tìm tầm xa:


1
Thời gian vật chạm đất là: y= 0 = 6+ 5t - 𝑡 2 → 𝑡 = 1,7
2

Xét theo trục Ox→ 𝐿 = 𝑥 = 𝑉𝑜𝑥. 𝑡𝑐đ = 11,9 (m)

8
3.1 Vẽ quỹ đạo của quả bóng

-Để vẽ quỹ đạo của vật, ta cần xác định được giá trị độ cao cực đại của
vật và tầm xa của vật.

-Theo đề bài ta có : 𝑦0 = 6 và phương trình vận tốc v = 7i + 5 j → ta xác


định được vận tốc ban đầu của vật theo trục 0x và 0y, rồi từ đó ta tìm được
thời gian khi vật đạt độ cao max và khi vật chạm đất → ta sẽ tìm được độ cao
max của vật và tầm xa của vật

-Sau khi xác định được các giá trị trên, ta tiến hành vẽ quỹ đạo của vật
trên đồ thị Oxy

PHẦN 4: CÁC HÀM MATLAB CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG


BÀI TOÁN VÀ CODE HOÀN CHỈNH
4.1 Giới thiệu về Matlab
4.1.1. Tổng quan về Matlab
Matlab (viết tắt của matrix laborary) là một ngôn ngữ lập trình bậc cao bốn
thế hệ, môi trường để tính toán số học, trực quan và lập trình. Được phát triển
bởi MathWorks. Matlab cho phép thao tác với ma trận, vẽ biểu đồ với hàm và số
liệu, hiện thực thuật toán, tạo ra giao diện người dùng, bao gồm C,C++, Java và
Fortran; phân tích dữ liệu, phát triển thuật toán, tạo các kiểu mẫu và ứng dụng.
Matlab có rất nhiều lệnh và hàm toán học nhằm hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc
tính toán, vẽ các hình vẽ, biểu đồ thông dụng và thực thi các phương pháp tính
toán.
4.1.2. Các hàm thường dùng trong Matlab
1. Lệnh CLC

9
Cú pháp: clc
➢ Ý nghĩa: làm sạch bảng Command Window
2. Lệnh Syms
Cú pháp: syms t
➢ Ý nghĩa: Khai báo biến x là một biến kí hiệu
3. Lệnh Input
Cú pháp: x=input(‘tên biến’)
➢ Ý nghĩa: Hiển thị dấu nhắc lệnh và chờ đầu vào
4. Lệnh disp
Cú pháp: disp(‘’)
➢ Ý nghĩa: xuất giá trị ra màn hình
5. Lệnh Plot
Cú pháp: plot(x,y)
➢ Ý nghĩa: Tạo đồ thị xy
6. Lệnh Title
Cú pháp: title(‘tên đồ thị’)
➢ Ý nghĩa: Tựa đề đồ thị
7. Lệnh CLEAR ALL
Cú pháp: clear all
➢ Ý nghĩa: xóa tất cả các biến, hàm và các tập tin.mex khỏi bộ nhớ. Lệnh
này làm bố nhớ trống hoàn toàn
8. Lệnh CLOSE ALL
Cú pháp: close all
➢ Ý nghĩa: đóng các cửa sổ trong các tính toán cũ

10
4.2 Đoạn code hoàn chỉnh và giải thích

11
function BTL_Chuyen_dong_nem_xien15
clc
close all
clear all
disp('Mời bạn nhập dữ liệu đầu vào');
Nhập các dữ liệu đề cho với t là thời gian bắt đầu,
vx,vy vận tốc lần lượt theo hệ quy chiếu xy,
g là gia tốc trọng trường,h là độ cao ban đầu.
t = input('t= ');
vx = input('vx= ');
vy = input('vy= ');
g = input('g = ');
h = input('h = ');
disp('Độ cao cực đại: H='); disp((vy*vy)/(2*g)+h);
Xuất ra màn hình kết quả của độ cao cực đại.
disp('Tầm xa cực đại: L=');
delta = sqrt(vy*vy+2*g*h); disp(vx*((vy+delta)/g));
Xuất ra màn hình kết quả của tầm xa cực đại.
t2 = (vy+delta)/g;
Gán thời gian t2 là lúc thời gian vật thực hiện hết chuyển động để vẽ đồ
thị.

x = 0;
y = 0;
dt = 0.005;
Gán thêm 1 số công cụ để thực thi vẽ đồ thị.
%% FIGURE Thiết lập trục tọa độ khảo sát
figure('name','Chuyen_dong_nem_xien','color','white','numbertitle','off');
Định dạng các phần vẽ đồ thị như:
(name)-tên tap sử dụng vẽ đồ thị
(color)-màu nền tap đó.
hold on
Giữ lại các phần đã vẽ trước.
Vì thuật toán là tính toán vị trí tại thời điểm t của chất điểm, được biểu
diễn là
1 điểm trên đồ thị và sử dụng vòng lặp để tính n điểm cần tính nên cần
lệnh hold on để giữ lại các điểm đã tính bằng vòng lặp và hiển thị trên
đồ thị để biểu diễn
như là đường đi của chất điểm.

12
fig_honda = plot(x,y,'ro','MarkerSize',10,'markerfacecolor','r');
Tạo đồ thị theo 2 biến x,y và hiện thị là điểm ro với size là 10 màu đỏ.
ht = title(sprintf('t=%0.2fs',t));
Tiêu đề đồ thị là thời gian chạy của chất điểm.
grid on
Tạo lưới cho đồ thị.
axis equal
axis ([0 20 0 20]);
Trục x,y hiển thị giá trị từ 0→20.
%% CALCULATION Phương trình chuyển động của vật

while t<=t2
t =t+dt;
Thời gian mỗi lần lặp sẽ được tăng với denta t(dt) rất nhỏ để biểu thị
điểm xít nhau nhất có thể.
x = vx*t;
y = vy*t-(g*t^2)/2+h;

plot(x,y,'o','markersize',2,'color','k');
Biểu diễn các điểm tại thời điểm tương ứng.
set(fig_honda,'xdata',x,'ydata',y);
set(ht,'string',sprintf('t =%0.2fs',t));
pause(0.002);
Sử dụng vòng lặp để tính toán như đã giải thích ở phần trên.

end
end

13
4.3 Kết quả và đồ thị khi chạy đoạn mã

14
PHẦN 5: KẾT LUẬN
Như vậy, ta đã đi từ những vấn đề chung đến bài toán riêng khá phức

tạp đòi hỏi nhiều công việc tính toán với người giải quyết bài toán. Tuy nhiên,

với sự hỗ trợ của công cụ Matlab, việc giải quyết, khảo sát bài toán trở nên

dễ dàng, sinh động và trực quan hơn. Ta có thể dễ dàng sử dụng matlab để

mô phỏng hay tính toán chuyển động của vật khi nắm được các thông số liên

quan đến chuyển động như vận tốc ban đầu, góc ném, gia tốc.…

Ưu điểm:

- Tính toán dễ dàng, tiện lợi, cho kết quả chính xác.

- Giúp hiểu thêm về ứng dụng Matlab trong các bài toán kỹ thuật.

- Tiết kiệm thao tác và thời gian tính toán.

- Sử dụng các lệnh thông báo nội dung khiến cấu trúc sử dụng trở nên tương

đối đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và phù hợp với tất cả mọi người.

Khuyết điểm:

- Thiết kế đoạn code mất nhiều thời gian, công sức.

- Đoạn code rườm rà.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình vật lí đại cương A1, Trường đại học Bách Khoa – ĐHQG TP HCM,

2009.

Phạm Thị Ngọc Yến, Lê Hữu Tình, “Cơ sở Matlab và ứng dụng”, NXB Khoa học

& Kỹ thuật.

Hồ Phan Minh Đức & cộng sự (2010), Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế

toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học

Đại học

Huế, Tập 62, Số 28, tr. 45 – 55.

A. L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers,

Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996.

16

You might also like