You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
---------------------- ֍----------------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN VẬT LÍ I


ĐỀ TÀI 13
VẼ QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN TRONG
TRỌNG TRƯỜNG BỎ QUA LỰC CẢN VÀ XÁC
ĐỊNH MỘT VÀI THÔNG SỐ LIÊN QUAN
LỚP L16 – NHÓM 2
GVHD: Nguyễn Thế Thường
Lê Như Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022.


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
---------------------- ֍----------------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN VẬT LÍ I


ĐỀ TÀI 13
VẼ QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN TRONG
TRỌNG TRƯỜNG BỎ QUA LỰC CẢN VÀ XÁC
ĐỊNH MỘT VÀI THÔNG SỐ LIÊN QUAN
LỚP L16 – NHÓM 2
Danh sách thành viên
MSSV Tên sinh viên

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022.


2
ĐỀ TÀI 13

Vẽ quỹ đạo chuyển động ném xiên trong trọng trường bỏ qua lực

cản và xác định một vài thông số liên quan

1. Yêu cầu

Sử dụng Matlab để giải bài toán sau: “Một hòn đá được ném xiên lên từ mặt đất với vận tốc
𝑣0 = 15 m/s, có phương hợp 300 với phương ngang. Lấy g = 9,8m/𝑠 2 . Tính tỷ số bán kính
quỹ đạo tại vị trí ném và vị trí cao nhất. Vẽ quỹ đạo của vật. Bỏ qua mọi lực cản của không
khí.”

2. Điều kiện

a) Sinh viên cần có kiến thức về lập trình cơ bản trong MATLAB.

b) Tìm hiểu các lệnh Matlab liên quan symbolic và đồ họa.

3. Nhiệm vụ

Xây dựng chương trình Matlab:

a) Nhập các giá trị ban dầu (những đại lượng đề cho).

b) Thiết lập các phương trình tương ứng. Sử dụng các lệnh symbolic để giải hệ phương trình.

c) Vẽ quỹ đạo của vật.


Chú ý: Sinh viên có thể dùng các cách tiếp cận khác.
4. Tài liệu tham khảo

A. L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers, Prentice Hall,

Upper Saddle River, NJ, 1996.

http://www.algarcia.org/fishbane/fishbane.html

3
TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO

Với những vấn đề phát sinh trong chuyển động ném xiên bỏ qua lực cản, bài báo cáo này
giải quyết bài toán tính độ cao cực đại và tầm bay xa của vật chuyển động ném xiên với vận
tốc và vị trí đầu xác định, và qua đó vẽ quỹ đạo chuyển động củavật trên hệ trục tọa độ Oxy.
Để thực hiện bài toán, chúng ta cần xác định rõ vấn đề cần tìm, sau đó dựa vô những khái
niệm cơ bản cần thiết để giải quyết bài toán ở mức độ tổng quát nhất. Cuối cùng, để có thể
minh họa kết quả bài toán trong nhiều trường hợp cụ thể, chúng ta sử dụng MATLAB–công
cụ lập trình dùng để tính toán và vẽ đồ thị thông qua các lệnh có sẵn.

Bài báo cáo được trình bày theo bố cục ba phần chính:

- Phần mở đầu: gồm hai phần: giới thiệu đề tài và giới thiệu về phần mềm MATLAB

- Phần nội dung:

+ Đưa ra những khái niệm cơ bản về cơ học, chuyển động cơ học, hệ quy chiếu, hệ tọa
độ Descarters, chất điểm, phương trình chuyển động và phương trình quỹ đạo của vật ,…

+ Phân tích và giải quyết bài toán.

+ Giải thích về những lệnh trong MATLAB sử dụng để giải quyết bài toán, thứ tự giải
bài toán bằng MATLAB và thuật hoàn chỉnh để giải bài toán.

- Phần kết luận: Từ quá trình nghiên cứu và xây dựng đề tài, chúng em đã tích lũy được
thêm nhiều kiến thức sử dụng phần mềm MATLAB và củng cố lại được những gì mình học
để có thể áp dụng giải quyết vấn đề.

4
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện bài báo cáo, nhóm em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình
của thầy, cô, anh chị và các bạn. Nhờ có sự chỉ bảo của mọi người mà nhóm đã hoàn thành
bài tập đúng tiến độ và giải quyết những vướng mắc gặp phải. Sự hướng dẫn của thầy, cô đã
làm kim chỉ nam cho mọi hành động của nhóm và phát huy tối đa được mối quan hệ giữa
thầy và trò trong môi trường giáo dục. Lời cuối, xin một lần nữa gửi lời biết ơn sâu sắc đến
thầy, cô và các cá nhân đã dành thời gian chỉ dẫn cho nhóm. Đây chính là niềm tin, nguồn
động lực to lớn để nhóm có thể đạt được kết quả này.

5
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH:.....................................................................................

1. Logo trường............................................................................................................
2. Ảnh minh họa.........................................................................................................
3. Sơ đồ khối..............................................................................................................
4. Kết quả ví dụ minh họa..........................................................................................
5. Biểu đồ quỹ đạo theo ví dụ....................................................................................

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU....................................................................................................

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................
2. Giới thiệu sơ bộ đề tài............................................................................................

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................

1. Định nghĩa..............................................................................................................
2. Phương trình chuyển động của vật ném xiên.........................................................
2.1 Phương trình chuyển động của vật ném xiên...............................................
2.2 Phương trình vận tốc của vật chuyển động ném xiên..................................
3. Công thức ném xiên...............................................................................................
3.1 Thời gian chuyển động................................................................................
3.2 Độ cao cực đại.............................................................................................
3.3 Tầm ném xa.................................................................................................
3.4 Các đại lượng...............................................................................................

CHƯƠNG III: MATLAB.................................................................................................

1. Giới thiệu các lệnh Matlab được sử dụng..............................................................


2. Giải bài toán bằng sơ đồ khối................................................................................
3. Ví dụ......................................................................................................................
6
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN.............................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................

PHẦN PHỤ LỤC.............................................................................................................

7
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Bài toán chuyển động vật ném xiên là bài toán được ứng dụng cao, thường gặp nhiều trong
lĩnh vực như thể thao như: ném tạ, bóng chày, bắn súng, đẩy tạ, ném lao,... Khi một vật bất
kỳ sẽ chịu tác dụng của trọng lực (lực hút của Trái Đất, hay còn gọi là lực hút trọng trường).
Chính nhờ lực này mọi thứ trên Trái đất không bị ở trạng thái lơ lửng. Trong chuyển động
ném xiên cũng thế, lực này đã khiến một vật khi ném xiên ban đầu sẽ đi lên cao hơn vị trí
ném, nhưng dần dần sẽ rơi xuống và chạm đất. Chính vì thế, việc tìm ra phương thức giải
đáp vấn đề xoay quanh về chuyển động ném xiên sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chuyển
động ném xiên trong môi trường có trọng lực cũng như cách thức ứng dụng phần mềm
Matlab để mô tả quỹ đạo chuyển động của chúng. Đó là lý do hình thành đề tài của nhóm
chúng em.

2. Giới thiệu sơ bộ đề tài

Từ bài toán mô tả chuyển động ném xiên của một hòn đá, trong trường hợp bỏ qua mọi lực
cản của không khí, ta sử dụng công cụ Matlab để:

+ Xác định tỷ số bán kính quỹ đạo của vật tại vị trí ném

+ Vẽ quỹ đạo chuyển động của vật đó đồng thời khi vật ở vị trí cao nhất

8
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa

Chuyển động ném xiên là chuyển động của 1 vật được ném lên với vận tốc ban đầu là v0 hợp
với phương ngang góc α (góc ném), vật ném xiên chịu tác dụng của trọng lực.

Chuyển động ném xiên của vật bị ném có quỹ đạo là đường parabol

Chọn hệ trục tọa độ Oxy, gốc tọa độ vật ném O, chuyển động ném xiên sẽ như hình vẽ:

Hình 2: Ảnh minh họa


2. Phương trình chuyển động của vật ném xiên
2.1 Phương trình chuyển động của vật ném xiên

x =vx .t = (v0 .cosα)×t


1
Đi lên: y = v0 sinα × t - gt2
2

1
Đi xuống: y = gt2
2
9
−𝑔
Quỹ đạo đi lên: y = ( ) × 𝑥 2 + 𝑥. 𝑡𝑎𝑛𝛼
2𝑣𝑜2 𝑐𝑜𝑠𝛼

𝑔
Quỹ đạo đi xuống: y = ( ) × 𝑥2
2𝑣𝑜2 𝑐𝑜𝑠 2 𝛼

Quỹ đạo của chuyển động ném xiên cũng là đường parabol

2.2 Phương trình vận tốc của vật chuyển động ném xiên

Tại thời điểm ban đầu gia tốc tiếp tuyến: 𝑎𝑛 = 𝑎. 𝑐𝑜𝑠𝛼

Tại độ cao cực đại gia tốc tiếp tuyến: 𝑎𝑛 = 𝑎

Theo phương trình Ox: vx = v0 × cosα

Theo phương trình Oy (đi lên): vy = v0 × sinα - gt

Theo phương trình Oy (đi xuống): vy = gt

𝑣𝑦
Liên hệ giữa vx và vy: tanα =
𝑣𝑥

Độ lớn của vận tốc tại vị trí bất kì: v = √𝑣𝑥2 + 𝑣𝑦2

𝑣2
Bán kính quỹ đạo: R =
𝑎𝑛

3. Công thức ném xiên


3.1 Thời gian chuyển động
𝑣𝑜 ×𝑠𝑖𝑛𝛼
Thời gian vật đạt độ cao cực đại: t1 =
𝑔

2.(𝐻+ℎ)
Thời gian vật từ độ cao cực đại đến khi chạm đất: t2 =√
𝑔

Thời gian của chuyển động ném xiên: t = t1+t2

3.2 Độ cao cực đại

𝒗𝟐 𝟐
𝒐 ×𝒔𝒊𝒏 𝜶
H=
𝟐𝒈

10
3.3 Tầm ném xa

𝒗𝟐
𝒐 ×𝒔𝒊𝒏𝟐𝜶
L=
𝒈

3.4 Các đại lượng

H- là độ cao cực đại (đơn vị m).

L- là tầm nén xa của vật (đơn vị m).

R- là bán kính quỹ đạo (đơn vị m).

α- là góc ném hay góc hợp bởi vecto vận tốc v0 và phương ngang (đơn vị độ).

v0- là vận tốc ban đầu của vật bị ném (đơn vị m/s).

h- là độ cao của vật so với vị trí ném – nếu vật ném tại mặt đất thì h=0 ( đơn vị m).

t- là thời gian chuyển động ( đơn vị m).

g- là gia tốc (g thường lấy bằng 10m/s2 tùy đề bài).

11
CHƯƠNG III: MATLAB

1. Giới thiệu các lệnh Matlab được sử dụng

Tên lệnh Ý nghĩa

Syms khai báo biến: alpha ; x ; L

Input nhập vào các giá trị alpha, Vo

plot khai báo đồ thị 2-D gồm 2 trục x và y

xlabel thêm tên cho trục x

ylabel thêm tên cho trục y

tittle thêm tên cho đồ họa

legend thêm chú giải vào đồ thị

disp xuất ra màn hình các dòng chữ

hole vẽ thêm các đồ thị quỹ đạo trên cùng một đồ thị đã có trước

set Thiết lập các đặc tính chất cho đối tượng nào đó

2. Giải bài toán bằng sơ đồ khối


Đề bài: Một hòn đá được ném xiên lên từ mặt đất với vận tốc 𝑣0 = 15 m/s, có phương hợp
300 với phương ngang. Lấy g = 9,8m/𝑠 2 . Tính tỷ số bán kính quỹ đạo tại vị trí ném và vị trí
cao nhất. Vẽ quỹ đạo của vật. Bỏ qua mọi lực cản của không khí.

Dùng Matlab để:

1. Xác định bán kính quỹ đạo tại vị trí ném và vị trí cao nhất.

2. Vẽ quỹ đạo của vật.

12
Hình 3: Sơ đồ khối

13
3. Ví dụ

Đề bài: Một hòn đá được ném xiên lên từ mặt đất với vận tốc 𝑣0 = 20m/s, có phương hợp
300 với phương ngang. Lấy g = 9,8m/𝑠 2 . Tính tỷ số bán kính quỹ đạo tại vị trí ném và vị trí
cao nhất. Vẽ quỹ đạo của vật. Bỏ qua mọi lực cản của không khí.
Dùng Matlap để:
1. Xác định bán kính quỹ đạo tại vị trí ném và vị trí cao nhất.
2. Vẽ quỹ đạo của vật.
Bài làm:
Bán kính quỹ đạo tại vị trí ném và vị trí cao nhất

Hình 4: Kết quả của ví dụ minh họa

Quỹ đạo của vật

Hình 5: Biểu đồ quỹ đạo theo ví dụ


14
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN

Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này giúp chúng em có cái nhìn chi tiết hơn về
việc ứng dụng kiến thức vật lý đại cương vào giải quyết vấn đề thực tế. Đây là bài toán cổ
điển trong Vật lý cho các thuật toán mô hình hóa liên quan đến phương thức chuyển động.
Đề tài đã được nhiều người nghiên cứu và giải quyết, nhưng hi vọng những nghiên cứu đánh
giá của chúng em sẽ góp phần bổ sung thêm một hướng giải quyết cho bài toán. Do thời gian
có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô góp ý, đánh giá giúp chúng
em hoàn thiện đề tài.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and


Engineers,Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996.

http://www.algarcia.org/fishbane/fishbane.html.

[2] Vật lí đại cương A1, Bài tập Vật lí đại cương A1.

[3] Tài liệu hướng dẫn sử dụng Matlab.

PHẦN PHỤ LỤC

Đoạn code sử dụng cho đề bài:

syms alpha x L;

g= 9.8;

v0= input('Nhap gia tri van toc ban dau: v0= ');alpha= input('Nhap gia tri goc hop voi
phuong ngang: alpha= ');

R0=(v0^2)/(g*cosd(alpha*pi/180));

Rhmax=((v0*cosd(alpha*pi/180))^2)/g;

Tile=R0/Rhmax;

disp('Ti so ban kinh quy dao tai vi tri nem R0 và vi tri cao nhat Rhmax: = '); disp(Tile);

r= ((v0^2)*cos(alpha*pi/180))/g;

y= x*tan(alpha*pi/180)- g/(2*(v0^2)*(cos(alpha*pi/180))^2)*(x^2);

y=ezplot(x,y, [0;r]);

hold on ;

16
set(y,'color', 'cyan');

title(' Quy dao nem xien len cua hon da');

xlabel('x'); ylabel('y');

legend('quy dao cua vat');

y=0*x;

y=ezplot(x,y,[0;r]);

17

You might also like