You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: VẬT LÝ 1

ĐỀ TÀI 13:
XÁC ĐỊNH QUỸ ĐẠO CỦA VẬT

NHÓM 6 – LỚP L07


Nhóm trưởng Tăng Gia Khương

TÊN THÀNH VIÊN MSSV

Tăng Gia Khương 2311722

Nguyễn Đoàn Bảo Kha 2311390

Phạm Văn Khánh 2311529

Nguyễn Hoàng Đăng Khoa 2311618

Nguyễn Thành Khoa 2311627


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: VẬT LÝ 1

ĐỀ TÀI 13:
XÁC ĐỊNH QUỸ ĐẠO CỦA VẬT
GVHD: DƯƠNG THỊ NHƯ TRANH
Nhóm 6:
TÊN THÀNH VIÊN MSSV NHIỆM VỤ
Tăng Gia Khương 2311722 Tổng hợp lại thông
tin, chỉnh sửa file
hoàn chỉnh
Nguyễn Đoàn Bảo Kha 2311390 Tìm thông tin, chỉnh
sửa word
Phạm Văn Khánh 2311529 Tìm thông tin liên
quan đến
Matlab,code
Nguyễn Hoàng Đăng Khoa 2311618 Tìm thông tin
Nguyễn Thành Khoa 2311627 Thuyết trình

Tp.HCM, 11/2023

1
2
TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO

V ật lý là một bộ phận quan trọng của Khoa học Vật lý. Nó là hệ thống những
khái niệm, định luật, lý thuyết cơ bản của khoa học Vật lý. Các khái niệm,
định luật và lý thuyết đó diễn tả hầu hết các qui luật vận động và bản chất
của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và là cơ sở cảu Vật lý Học. Có thể
nói Vật Lý Đại Cương là xương sống của Khoa Học Vật Lý.

Đặc biệt, Vật lý đại cương 1 là môn học đại cương quen thuộc và có tầm quan
trọng rất lớn đối với sinh viên ĐH Bách Khoa TPHCM nói riêng và cũng như các sinh
viên các ngành khối Khoa học Kỹ thuật – Công nghệ nói chung. Vì thế mà, việc đầu
tư cho môn học này một khối lượng thời gian nhất định và rèn luyện là điều tất yếu
giúp sinh viên có được cơ sở vững chắc về các môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN) và
làm tiền để để phát triển và học tốt các môn khác trong chương trình đào tạo.

Với sự phát triển của Toán-Tin đã hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển các
môn Vật Lý. Việc ứng dụng tin học và quá trình giải thích các cơ sở dữ liệu hay giải
các bài toán Vật Lý đã làm cho thời gian bỏ ra được rút ngắn lại và mang đến hiệu quả
cao hơn. Cụ thể, phần mềm ứng dụng Matlab đã giải quyết được các vấn đề đó. Chính
vì vậy, việc tìm hiểu và ứng dụng Matlab trong việc thực hành môn học Vật Lý Đại
cương 1 có tính cấp thiết cao.

Ở bài tập lớn này, nhóm thực hiện nội dung “Xác định quỹ đạo của vật” thông
qua phần mền Matlab. Đây là một dạng bài toán của phần Cơ học, sử dụng Matlab
nhằm phân tích quỹ đạo của chất điểm từ phương trình vận tốc và vẽ quỹ đạo của chất
điểm.

3
MỤC LỤC
TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO ................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 5
1.1. Yêu cầu: ................................................................................................................................ 5
1.2. Điều kiện ............................................................................................................................... 5
1.3. Nhiệm vụ ............................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................... 6
2.1. Chuyển động của chất điểm trong không gian hai chiều..................................................... 6
2.2. Phương pháp giải: ................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 3: MATLAB....................................................................................................................... 8
3.1.Tổng quan về Matlab ............................................................................................................... 8
3.2. Các hàm Matlab cơ bản được sử dụng trong bài toán. ....................................................... 8
3.3. Giải toán trên Matlab ............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN ........................................................................................ 12
4.1. Kết quả từng trường hợp. ..................................................................................................... 12
4.1.1. Trường hợp 1: C1 = 0, C2 = 0 .......................................................................................... 12
4.1.2. Trường hợp 2: C1 ≠ 0 hoặc C2 ≠ 0. (Những trường hợp còn lại đều cho ra kết quả tương
tự với quỹ đạo không xác định trước được) ............................................................................... 13
4.2. Kết luận .................................................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 14

4
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Bài tập 13:
Xác định quỹ đạo của vật

1.1. Yêu cầu:

Sử dụng Matlab để giải bài toán sau:


“Vận tốc của chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy được xác định bởi
biểu thức v  a cos  bt  i  cx j . Cho trước các giá trị a, b và c, xác định quỹ đạo của vật
và vẽ quỹ đạo đó?”

1.2. Điều kiện

1) Sinh viên cần có kiến thức về lập trình cơ bản trong MATLAB.
2) Tìm hiểu các lệnh Matlab liên quan symbolic và đồ họa.

1.3. Nhiệm vụ

Xây dựng chương trình Matlab:


1) Nhập các giá trị ban dầu (những đại lượng đề cho).
2) Thiết lập các phương trình tương ứng. Sử dụng các lệnh symbolic để giải hệ
phương trình. Từ đó đưa ra phương trình chuyển động của vật và kết luận về quỹ đạo.
3) Vẽ hình quỹ đạo của vật theo thời gian.

5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Bài toán sử dụng cơ sở lý thuyết về động lực học chất điểm trong hệ trục toạ độ
Descartes Oxyz, kiến thức về chương “Động học chất điểm” và một số kiến thức lập
trình cần thiết để thực hành trên Matlab.
2.1. Chuyển động của chất điểm trong không gian hai chiều
 Vị trí của chất điểm.
- Vị trí của chất điểm M được xác định bởi Vector vị trí 𝑟⃗:

- x,y,z: toạ độ chất điểm trong hệ trục toạ độ.


⃗⃗ : Vector đơn vị trục Ox,Oy,Oz trong hệ trục toạ độ.
- 𝑖⃗, 𝑗⃗, 𝑘
 Phương trình chuyển động của vật theo thời gian:

 Quỹ đạo của chất điểm: tập hợp tất cả các vị trí mà chất điểm đi qua.
 Khử t, ta được phương trình quỹ đạo:

 Vector vận tốc tức thời: vận tốc tại một thời điểm xác định:

2.2. Phương pháp giải:


Đề bài cho ta phương trình vận tốc theo hai phương x và y, nhờ vào kiến thức
đã học ta biết được vector vận tốc 𝑣⃗⃗ là đạo hàm của vectơ vị trí theo thời gian,ta sẽ
suy ra được nguyên hàm của vectơ vận tốc 𝑣⃗⃗ là vector vị trí, từ đó ta sẽ xác định được
phương trình chuyển động của vật và khử bỏ tham số t để được quỹ đạo của vật theo
thời gian t.

6
Đề bài : 𝑣⃗⃗ = acos(bt)𝑖⃗ + cx𝑗⃗

Quỹ đạo của chất điểm phụ thuộc vào điều kiện của C1,C2:
* Trường hợp 1: Nếu C1 = 0, C2 = 0 ta được:

Khử tham số t ta được quỹ đạo của vật có dạng hình elip.
* Trường hợp 2: Nếu C1≠ 0 hoặc C2 ≠ 0, ta được quỹ đạo của chất điểm là
đường cong không xác định.

7
CHƯƠNG 3: MATLAB
3.1.Tổng quan về Matlab
 Matlab (viết tắt của Matrix Laboratory) là một ngôn ngữ lập trình bậc cao bốn
thế hệ, môi trường để tính toán số học, trực quan và lập trình.
 Công cụ cho phép thao tác với ma trận, vẽ biểu đồ với hàm và số liệu, hiện thực
thuật toán, tạo ra giao diện người dùng, phân tích dữ liệu, phát triển thuật toán,
tạo các kiểu mẫu và ứng dụng.
 Phần mềm là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tính toán, vẽ các hình, vẽ biểu đ
ồ thông dụng cả thực thi các phương pháp tính toán.

3.2. Các hàm Matlab cơ bản được sử dụng trong bài toán.
Lệnh Cú pháp Ý nghĩa

Function function Tạo hàm mới, tên tập tin là


phuongtrinhquydaonhom7 phuongtrinhquydaonhom7.

Clc clc Xoá các văn bản khỏi


command window.

Close all close all Đóng các chương trình


cũ.
Syms syms x Khai báo biến x là một
biến ký hiệu.

Input x=input(‘nhập giá trị biến’) Hiện thị dấu nhắc lệnh
và chờ đầu vào.
Int Int(f,x) Nguyên hàm của hàm f
Theo biến x
Disp disp(x),disp(‘chuỗi’) Hiển thị nội dung của
biến hoặc chuỗi.
Fplot Fplot(x,y) Vẽ đồ thị đường cong
theo 2 hàm x và y theo t
trên phạm vi mặc định.

8
Title title(‘tên đồ thị’) Tên đồ thị.
Label xlabel(‘tên’) Thêm nhãn cho trục x
yabel(‘tên’) Thêm nhãn cho trục y
Grid Grid on Hiển thị ô ly ở phần đồ
thị.

3.3. Giải toán trên Matlab


 Đoạn code hoàn chỉnh

function phuongtrinhquydaocuanhom7
clc;
close all;
% khai bao bien
syms x(t) y(t) a b c
% nhap cac gia tri input
a = input('nhap gia tri a = ');
b = input('nhap gia tri b = ');
c = input('nhap gia tri c = ');
C1 = input('nhap C1 = ');
C2 = input('nhap C2 = ');
% chay code
Vx(t) = a*cos(b*t);
x= int(Vx(t),t)+C1;
Vy(t) = c*x;
y = int(Vy(t),t)+C2;
disp( 'x(t)='); disp(x);
disp( 'y(t)='); disp(y);
% Ve quy dao cua vat theo thoi gian t
fplot(x,y);
title('Phuong trinh quy dao cua vat theo thoi gian')
xlabel('truc Ox');
ylabel('truc Oy');
grid on;
end

 Giải thích đoạn code

Ta giải quyết bài toán theo các bước:


Bước 1:Tạo hàm mới với tên tập tin là:

9
function phuongtrinhquydaocuanhom7
Bước 2: Nhập các giá trị a,b,c, C1 và C2.
a = input('nhap gia tri a = ');
b = input('nhap gia tri b = ');
c = input('nhap gia tri c = ');
C1 = input('Nhap C1 = ');
C2 = input('Nhap C2 = ');

Bước 3: Với Vx(t) là đạo hàm của x(t) theo t, ta tính được x(t) là nguyên hàm
của Vx(t) với C1 được nhập.
Vx(t) = a*cos(b*t);
x= int(Vx(t),t)+C1;
Bước 4: Từ mốI liên hệ Vx(t) và Vy(t), ta tính được y(t) là nguyên
hàm của Vy(t) với C2 được nhập.
Vy(t) = c*x;
y = int(Vy(t),t)+C2;
Bước 5: Đưa phương trình vật theo phương x,y ra màn hình
disp( 'x(t)='); disp(x);
disp( 'y(t)='); disp(y);

Bước 6: Vẽ quỹ đạo của vật và hiện đồ thị ra màn


fplot(x,y);

title('Phuong trinh quy dao


cua vat theo thoi gian')

xlabel('truc Ox');

ylabel('truc Oy');

grid on;

end

10
11
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
4.1. Kết quả từng trường hợp.
4.1.1. Trường hợp 1: C1 = 0, C2 = 0

Hình 4.1. Hình chụp kết quả từ màn hình Command Window của Matlab.
Ta nhập các giá trị a = 1, b = 2, c = 3. Ta xác định được phương trình x(t) và y(t) của
vật, từ đó ta vẽ được quỹ đạo của vật.

Hình 4.2 Quĩ đạo của chất điểm theo thời gian.

12
4.1.2. Trường hợp 2: C1 ≠ 0 hoặc C2 ≠ 0. (Những trường hợp còn lại đều cho ra
kết quả tương tự với quỹ đạo không xác định trước được)

Hình 4.3. Kết quả chụp từ màn hình command window.

Hình 4.4. Quĩ đạo của chất điểm theo thời gian.
4.2. Kết luận
Với sự phân công chuẩn bị kỹ lưỡng và đóng góp hết mình, nhóm đã hoàn thành
bài toán giáo viên giao với đề tài “ Xác định quỹ đạo của vật”. Và Matlab đã cho ra kết
quả như mong muốn.
Với Matlab, ta đã phân tích, tính toán và vẽ được quỹ đạo của vật trong không
gian Oxy. Kết quả cho thấy rõ tốc độ và quỹ đạo cảu vật mà không cần giải tay và tự
vẽ.

13
Như vậy, việc sử dụng Matlab có thể giúp chúng ta thuận tiện và dễ dàng hơn
trong việc giải các bài toán tương tự mà không thể giải được bằng tay. Đồng thời, giúp
chúng ta có cái nhìn trực quan hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://www.mathworks.com/help/matlab/ref/diff.html
2. A. L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996.
http://www.algarcia.org/fishbane/fishbane.html
3.Sách “Bài tập vật lý A1”- Đại học Bách Khoa TP HCM

14

You might also like