You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ VÀ KỸ THUẬT GIAI THÔNG
BỘ MÔN VẬT LÝ ỨNG DỤNG

Báo cáo
BÀI TẬP LỚN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2
ĐỀ TÀI 07: CÁC ỨNG DỤNG CỦA CƠ
HỌC LƯỢNG TỬ: MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ

GV lý thuyết: Thầy Đậu Sỹ Hiếu


GV bài tập: Cô Nguyễn Như Sơn Thuỷ

Nhóm 7 Lớp L15

Danh sách thành viên MSSV


Nguyễn Thành Trung 1915693
Phạm Đình Trường 2213749
Tăng Ngọc Anh Tuấn 2213801
Hồ Mạnh Tùng 2213863
Hoàng Lâm Vũ 1915970
Phan Võ Trường Vũ 2214005

Chấm điểm bài tập lớn Vật lí 2:

Điểm nộp và gửi


Điểm hình thức Điểm nội dung
File bài đúng yêu cầu Tổng điểm
(2 điểm) (2 điểm)
(1 điểm)
File
powerpoint
File word
Tổng điểm

TP.HCM, 30/04/2023
MỤC LỤC

1. Cơ học lượng tử.............................................................................................2


2. Máy tính lượng tử..........................................................................................2
3 Nguyên lý hoạt động......................................................................................2
3.1 Qubit.........................................................................................................3
3.2 Trạng thái của qubit.................................................................................3
3.3 Trao đổi và xử lý thông tin giữa các qubit...............................................4
4 Phân loại và cấu tạo........................................................................................4
4.1 Phân loại:..................................................................................................4
4.2 Cấu tạo:....................................................................................................5
4.2.1 Máy tính lượng tử bẫy ion (Trapped ion)..........................................6
4.2.2 Máy tính lượng tử cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear magnetic
resonance):..................................................................................................6
4.2.3 Máy tính lượng tử bán dẫn (Semiconductors):..................................7
4.2.4 Máy tính lượng tử quang tuyến tính (Linear optics):........................8
5 Ứng dụng........................................................................................................8
5.1 Mã hóa:.....................................................................................................8
5.2 Giải mã.....................................................................................................8
5.3 Mô phỏng hệ thống..................................................................................9
5.4 Y học:.......................................................................................................9
5.5 Trí tuệ nhân tạo và học máy.....................................................................9
5.6 Dự báo thời tiết........................................................................................9
5.7 Tối ưu hóa mảng logistics........................................................................9
6. Tìm hiểu về máy tính lượng tử của hãng D-Wave:......................................10
7. Cuộc chạy đua máy tính lượng tử...............................................................11
8 Kết luận:.......................................................................................................12
8.1 Ưu điểm:.................................................................................................12
8.2 Nhược điểm:...........................................................................................13
9.Tài liệu tham khảo........................................................................................14

1
1. Cơ học lượng tử
Cơ học lượng tử (Quantum mechanics) là một lý thuyết cơ bản
trong vật lý học miêu tả lại các tính chất vật lý của tự nhiên ở cấp
độ nguyên tử và hạt hạ nguyên tử. Nó là cơ sở của mọi lý thuyết vật lý
lượng tử bao gồm hóa học lượng tử, lý thuyết trường lượng tử, công nghệ
lượng tử, và khoa học thông tin lượng tử.một trong những thuyết cơ bản
của vật lý học. Cơ học lượng tử được hình thành vào nửa đầu thế kỷ 20
do Max Planck, Albert Einstein, Niels Bohr, Werner Heisenberg,
Wolfgang Pauli và một số người khác tạo nên. Cơ học lượng tử là phần
mở rộng và bổ sung của cơ học Newton (còn gọi là cơ học cổ điển), đặc
biệt là tại các phạm vi nguyên tử và hạ nguyên tử.

Ứng dụng của cơ học lượng tử là cơ sở của rất nhiều các chuyên HìnhMax Planck:
1: Max cha cha
Plank đẻ của
đẻ
cơ học lượng tử
ngành khác của vật lý và hóa học như vật lý chất rắn, hóa lượng tử, vật lý của lý thuyết lượng tử
hạt. Cơ học lượng tử cho phép tính toán các tính chất và hành xử của các
hệ thống vật lý. Nó thường được áp dụng cho các hệ thống vi mô: phân tử, nguyên tử và
các hạt hạ nguyên tử. Nó đã được chứng minh là có thể miêu tả đúng cho các phân tử phức
tạp chứa hàng nghìn nguyên tử và ứng dụng của nó đối với toàn thể vũ trụ vẫn là suy
đoán. Các dự đoán của cơ học lượng tử đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm với độ
chính xác cực cao. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các phương pháp can thiệp
vào các trạng thái lượng tử, một trong số đó là mật mã lượng tử cho phép truyền thông tin
một cách an toàn. Mục đích xa hơn là phát triển các máy tính lượng tử, có thể thực hiện các
tính toán nhanh hơn các máy tính hiện nay rất nhiều lần.

2. Máy tính lượng tử:


Máy tính lượng tử là một thiết bị tính toán dựa trên ứng dụng của cơ học lượng tử.
Trong máy tính lượng tử, dữ liệu không được xử lý bởi điện tử đi qua transistor nữa, mà xử
lý bởi các nguyên tử được “giam giữ” với tên gọi là quantum bit hay Qubits.

Máy tính lượng tử có phần cứng khác hẳn với máy tính thông thường. Một trong
các mô hình lý thuyết về máy tính lượng tử là máy Turing lượng tử hay còn gọi là máy tính
lượng tử phổ dụng. Máy tính lượng tử có những đặc điểm lý thuyết chung với máy tính phi
tất định (non-deterministc) và máy tính xác suất (probabilistic automaton computer), với
khả năng có thể đồng thời ở trong nhiều trạng thái.

Sự phát triển của máy tính lượng tử thực tế vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng các
thí nghiệm đã được thực hiện trên một số lượng rất nhỏ các bit lượng tử. Máy tính lượng tử
được cho là có tiềm năng nhanh hơn và mạnh hơn nhiều lần so với máy tính ngày nay.
Krysta Svore, giám đốc chính bộ phận nghiên cứu của Microsoft đã nói rằng: “Những vấn
đề mà chúng ta phải mất hàng tỉ năm để tính toán giải quyết theo kiểu cổ điển, với máy
tính lượng tử, chỉ cần vài ngày hoặc vài tuần”.

3 Nguyên lý hoạt động:


Nguyên lý hoạt đông của máy tính lượng tử là sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của
cơ học lượng tử như tính chồng chập và rối lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ

2
liệu đưa vào. Trong máy tính lượng tử, dữ liệu không đòi hỏi phải được mã hóa thành các
chữ số nhị phân mà sử dụng các qubit (bit lượng tử) ở trong trạng thái chồng chập lượng tử
để thực hiện tính toán lượng tử.

3.1 Qubit:
Máy tính lượng tử thực hiện hoạt động với các qubit (Quantum bit hay còn gọi là
bit lượng tử) thay vì các bit nhị phân như máy tính thông thường mà chúng ta sử dụng.
Qubit mở ra tiềm năng cho máy tính lượng tử thông qua các thuật toán phức tạp và thực
hiện các phép tính nhanh và nhiều hơn so với các hệ thống mà chúng ta hiện đang sử dụng.

Bit là đơn vị cơ bản của thông tin cổ điển. Mỗi bit chỉ có thể nhận một trong hai giá
trị là 0 hoặc 1. Có thể hiểu mỗi bit là trạng thái “đóng” hoặc “mở” của transitor hoặc được
biểu diễn bằng mũi tên chỉ lên hoặc chỉ xuống. Qubit là đơn vị của thông tin lượng tử.
Thông tin đó miêu tả một hệ cơ học lượng tử có hai trạng thái cơ bản. Một trạng thái qubit
thuần túy là chồng chập lượng tử tuyến tính của hai trạng thái cơ bản trên. Điều này khác
với bit của thông tin cổ điển, chỉ nhận một trong hai giá trị 0 hoặc 1, nhờ đó sức mạnh tính
toán của máy tính lượng tử trở nên vượt trội và khả năng mang thông tin vô hạn.

Hình 2: Qubit là gì

3.2 Trạng thái của qubit:


Các trạng thái của qubit được xác định dựa vào 2 trạng thái cơ bản là |0> và |1>.
Như đã nói, khác với bit cổ điển, qubit không chỉ nhận các giá trị ứng với các trạng thái đó
mà nó còn nhận giá trị chồng chập là sự tổ hợp tuyến tính của 2 trạng thái đó: |𝜓 >=
𝑎|0 > | 𝑏|1 > Trong đó a, b là các hằng số tỉ lệ cường độ của trạng thái tổ hợp ứng với
trạng thái cơ bản tương ứng.

3
Hình 3: Cách biểu diễn bằng Mặt cầu Bloch cho một qubit

Theo điều kiện chuẩn hóa thì |a|2 +|b|2 = 1. Do đó, ta thấy rằng, không gian |𝜓 >
trạng thái tổ hợp của qubit về mặt hình học được biểu diễn trên một mặt cầu, gọi là mặt cầu
Bloch.

Như vậy, về bản chất, mỗi điểm trên mặt cầu biểu diễn cho một trạng thái của
qubit. Mà mặt cầu thì có vô hạn điểm, do đó ta thấy ngay khả năng biểu diễn thông tin
lượng tử lên đến vô hạn chứ không phải chỉ là 0 hoặc 1 như bit cổ điển.

3.3 Trao đổi và xử lý thông tin giữa các qubit:


Chúng ta biết rằng mỗi qubit đều mang thông tin lượng tử. Và thông tin được trao
đổi qua lại giữa các qubit. Do đó, một trong các lĩnh vực mới là tìm hiểu cơ chế trao đổi
thông tin giữa các qubit và cách xử lý thông tin thu được.

Sự khác biệt của qubit so với bit cổ điển, không chỉ ở sự biến thiên giá trị liên tục
thông qua chồng chập lượng tử, mà còn ở chỗ cùng một lúc nhiều qubit có thể tồn tại và
tương tác với nhau qua hiện tượng rối lượng tử. Sự rối này có thể xảy ra ở khoảng cách vĩ
mô giữa các qubit, cho phép chúng thể hiện các chồng chập cùng lúc của nhiều dãy ký tự
(ví dụ chồng chập 01010 và 11111). Tính chất “song song lượng tử” này là thế mạnh cơ
bản của máy tính lượng tử.

Thông tin của máy tính lượng tử được mô tả bởi tập các qubit. Quá trình chuyển từ
trạng thái đầu tiên của các qubit đến trạng thái cuối sẽ được mô tả bởi một ma trận tác
động lên hàm sóng của các qubit.

Bằng việc giải các tích phân chuyển động đối với ma trận mật độ này, áp dụng các
phép tính gần đúng, người ta đã thấy rằng sự biểu diễn trạng thái trên một qubit tự do còn
chịu ảnh hưởng của các trạng thái của qubit khác. Thành lập cụ thể các phương trình này sẽ
cho cơ chế truyền thông tin của các qubit.

4 Phân loại và cấu tạo:


4.1 Phân loại:
Qubits có thể có nhiều dạng, như nguyên tử, ion, photon và thậm chí là các electron
riêng lẻ đang chạy xung quanh trên các mạch điện của chúng ta. Do đó, có thể có nhiều
loại máy tính lượng tử được chế tạo ra.

Tuy nhiên, máy tính lượng tử hiện tại gồm có 4 loại chính:

- Máy tính lượng tử bẫy ion (Trapped ion).

- Máy tính lượng tử cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear magnetic resonance).

4
- Máy tính lượng tử bán dẫn (Semiconductors).

- Máy tính lượng tử quang tuyến tính ( Linear optics).

Hình 4: Phân loại máy tính lượng tử

4.2 Cấu tạo:

Để nói sơ qua về nó thì phần bên


ngoài của máy tính lượng tử có hình
dạng giống như một cây đèn chùm
khổng lồ. Các chuyên gia thì lại gọi
cùng một cái tên là kiến trúc đèn
chùm. Cấu trúc máy tính lượng tử dựa
trên máy tính nhưng nó sẽ khác về khả
năng di chuyển của các Qubit.

Hình 5: Bảng mạch sắp xếp 62 Qubit

Máy tính lượng tử sẽ sẽ bao gồm một nhân trung tâm là một siêu chip lượng
tử, xung quanh siêu chip này sẽ đặt các Qubit và sắp xếp theo dạng một bàn cờ.
Nhiệm vụ của máy tính lượng tử là thực hiện các tác vụ phức tạp có chứa những
biến đỗi ngẫu nhiên nên việc thiết kế các Qubit cũng rất đặc biệt. Các Qubit phải
đáp ứng được khả năng di chuyển tự do trên mạch dưới dạng một bàn cờ.

Để làm được việc đó, các nhà khoa học đã cho các Qubit ở trong một môi
trường với hình dạng giống như một cái tủ lạnh, các nhà khoa học để vào trong đó
một hỗn hợp gọi là helium hóa lỏng đặc biệt. Tác dụng của chất này là làm mát các
chip lượng tử, và đưa chúng về độ không tuyệt đối, đó là một môi trường được cho
là có nhiệt độ lạnh nhất.

5
4.2.1 Máy tính lượng tử bẫy ion (Trapped ion):
Đây là máy tính lượng tử sử dụng bẫy ion do Ignacio và Peter Zoller đưa ra vào
năm 1995. Ion, hay các hạt nguyên tử tích điện được giới hạn và lơ lửng trong không gian
bằng điện từ trường. Và qubit được lưu trữ trong các trạng thái điện tử ổn định của mỗi ion
đó. Sự truyền tải thông tin lượng tử nhờ vào các chuyển động lượng tử chung của các ion
(tương tác thông qua lực Coulomb) và sự trao đổi photon trong một bẫy ion. Các thao tác
kích thích ion để phóng ra photon được thực hiện bởi tia laser.

Hình 6: Một số mô hình bẫy ion để tạo ra máy tính lượng tử

4.2.2 Máy tính lượng tử cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear magnetic
resonance):
Máy tính lượng tử cộng hưởng từ hạt nhân sử dụng sự xoay quanh hạt nhân của các
phân tử trong một chất lỏng làm qubit, các hoạt động được thực hiện bằng kỹ thuật cộng
hưởng từ hạt nhân. Sự truyền tải thông tin thông qua tương tác xoay. Ưu điểm lớn nhất của
máy tính lượng tử này là thời gian khá dài (cỡ giây). Nhược điểm chính là khó tách tín hiệu
khỏi nhiễu khi có nhiệt độ cao.

6
Hình 7: Máy tính lượng tử cộng hưởng từ hạt nhân

4.2.3 Máy tính lượng tử bán dẫn (Semiconductors):


Được nhiều nhóm tập trung nghiên cứu với hy vọng sử dụng được các thành
tựu của nền công nghiệp bán dẫn hiện nay và công nghệ nano trong tương lai gần.
Có hai loại máy tính lượng tử bán dẫn chính, đó là:

-Máy tính lượng tử bán dẫn xoay (spin): các qubit là các trạng thái xoay của điện tử.

-Máy tính lượng tử bán dẫn quang: sử dụng các trạng thái phân cực của photon làm
qubit.

7
4.2.4 Máy tính lượng tử quang tuyến tính (Linear optics):
Trong máy tính lượng tử này, photon được sử dụng để biểu diễn cho qubit.
Bởi sự chồng chất của các trạng thái lượng tử có thể dễ dàng được biểu diễn, mã
hóa, truyền tải và phát hiện bằng các photon. Ưu điểm của qubit quang này là nó
hoạt động tốt như nhau ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ phòng. Dễ dàng thao tác với các
thành phần quang tuyến tính (bộ tách chùm. bộ dịch pha và gương) để xử lý thông
tin lượng tử, và sử dụng máy dò photon và bộ nhớ máy lượng tử để phát hiện và lưu
trữ thông tin lượng tử.

5 Ứng dụng:
Máy tính lượng tử có thể phân tích nhiều dữ liệu và khả năng cùng một lúc. Điều
đó làm cho chúng xử lý các thuật toán và bộ dữ liệu siêu phức tạp một cách dễ dàng hơn,
nhanh hơn, chính xác hơn. Một khi nó được chế tạo thành công sẽ có rất nhiều ứng dụng
trong tương lai.

5.1 Mã hóa:
Ngoài ra, bởi khả năng tính toán siêu việt có phần bá đạo mà máy tính lượng tử có
thể phá được cả các hệ thống mật mã như RSA hay DSA, đây đều là những mật mã hóa
khóa công khai, dùng cho việc tạo ra các chữ ký số được mã hóa, độ dài của các khóa này
thường rất lớn nên việc tự mò mẫm và đưa ra mật mã được mã hóa dường như là không
thể, một kỷ nguyên mới của mã hóa lượng tử. Tuy vậy, với máy tính lượng tử nhờ vào việc
có thể phá mã dựa trên trạng thái chồng chập sẽ phá mã nhanh hơn nhiều so với những
máy tính bình thường. Nhờ đó chúng ta có thêm một cách để giữ an toàn dữ liệu của mình.

5.2 Giải mã:


Mặt khác, máy tính lượng tử cũng có khả năng giải mã tất cả các phương thức mã
hóa hiện đại của chúng ta. Ngày nay, mã hóa phụ thuộc vào các khóa giải mã được xử lý
theo nhiều cách khác nhau, để phá vỡ bất kỳ loại mã hóa hiện tại thì mất rất nhiều thời gian
trên các máy tính hiện tại hoặc là không thể, nhưng với sức mạnh của máy tính lượng tử thì
có thể chỉ mất một thời gian ngắn.

8
5.3 Mô phỏng hệ thống:
Máy tính lượng tử cũng là một cong cụ tuyệt vời để nghiên cứu mô phỏng các sự
vật, hiện tượng trong kỹ thuật, khoa học, tài chính hay dự đoán các kết quả của một vấn đề
nào đó dựa trên các dữ liệu cho trước. Ví dụ mô phỏng sự tương tác giữa các nguyên tử và
phân tử để phát triển các loại thuốc và vật liệu mới, mô hình hóa các hiện tượng tài chính
để đưa ra các dự đoán và quyết định tốt hơn.

5.4 Y học:
Chúng ta cũng có thể tiếp tục thiết kế các liệu pháp điều trị ung thư bằng cách tìm
hiểu sâu vào bên trong của protein trong DNA. Máy tính lượng tử sẽ cho phép chúng ta lập
bản đồ toàn bộ protein, giống như cách mà chúng ta làm với gen. Từ đó hiểu rõ hơn về các
loại bệnh, phương pháp điều trị,..

5.5 Trí tuệ nhân tạo và học máy:


Trí tuệ nhân tạo và máy học là một lĩnh vực nổi bật hiện nay, vì các công nghệ mới
nổi đã thâm nhập vào hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Một số ứng dụng
phổ biến mà chúng ta thấy hàng ngày là nhận dạng giọng nói, hình ảnh và chữ viết tay.
Tuy nhiên, khi số lượng ứng dụng tăng lên, nó trở thành một nhiệm vụ đầy thách thức đối
với các máy tính truyền thống cho việc xử lý với độ chính xác và tốc độ cao. Vì vậy đây là
nơi mà điện toán lượng tử có thể giúp xử lý các vấn đề phức tạp trong thời gian ngắn hơn,
điều mà máy tính truyền thống có thể mất hàng nghìn năm để giải quyết.

5.6 Dự báo thời tiết:


Hiện tại, quá trình phân tích các điều kiện thời tiết bằng máy tính truyền thống đôi
khi mất nhiều thời gian hơn so với việc thời tiết tự thay đổi. Nhưng khả năng thu thập
lượng lớn dữ liệu trong một thời gian ngắn của máy tính lượng tử thực sự có thể dẫn đến
việc cải thiện mô hình hệ thống thời tiết, cho phép các nhà khoa học dự đoán các mô hình
thời tiết thay đổi ngay lập tức và với độ chính xác tuyệt vời - điều có thể rất cần thiết cho
thời điểm hiện tại khi thế giới đang trải qua biến đổi khí hậu.

Dự báo thời tiết bao gồm một số yếu tố cần xem xét, chẳng hạn như áp suất không
khí, nhiệt độ và mật độ không khí, điều này khiến nó khó được dự đoán chính xác. Ứng
dụng của máy tính lượng tử có thể giúp cải thiện khả năng nhận dạng mẫu, vì vậy sẽ giúp
các nhà khoa học dự đoán các hiện tượng thời tiết cực đoan dễ dàng hơn và có khả năng
cứu sống hàng nghìn người mỗi năm. Với máy tính lượng tử, các nhà khí tượng học cũng
có thể tạo và phân tích các mô hình khí hậu chi tiết hơn, từ đó cung cấp cái nhìn sâu sắc
hơn về biến đổi khí hậu và các cách để giảm thiểu thiệt hại.

5.7 Tối ưu hóa mảng logistics:


Phân tích dữ liệu được cải thiện và mô hình hóa mạnh mẽ sẽ thực sự cho phép
nhiều ngành công nghiệp tối ưu hóa quy trình hậu cần và lập lịch trình làm việc liên quan
đến quản lý chuỗi cung ứng của họ. Các mô hình hoạt động cần liên tục tính toán và tính
toán lại các tuyến đường tối ưu về quản lý giao thông, hoạt động của đội bay, kiểm soát
không lưu, vận chuyển hàng hóa và phân phối, và điều đó có thể có tác động quan trọng
đến nhiều trường hợp. Thông thường, để thực hiện những công việc này, người ta sử dụng
máy tính thông thường; tuy nhiên, một số trong số chúng có thể trở nên phức tạp hơn đối
9
với một giải pháp tính toán lý tưởng, trong khi cách tiếp cận lượng tử có thể làm được điều
đó. Hai cách tiếp cận lượng tử phổ biến có thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề
như vậy là - ủ lượng tử và máy tính lượng tử phổ quát. Ủ lượng tử là một kỹ thuật tối ưu
hóa tiên tiến được kỳ vọng sẽ vượt qua các máy tính truyền thống. Ngược lại, máy tính
lượng tử phổ thông có khả năng giải quyết tất cả các dạng bài toán tính toán, tuy nhiên
chưa có giá trị thương mại.

6. Tìm hiểu về máy tính lượng tử của hãng D-Wave:


D-Wave One: Vào tháng 5 năm 2011, hãng D-Wave đã công bố D-Wave One, là
“máy tính lượng tử thương mại đầu tiên của thế giới” hoạt động với hệ thống 128 qubits,.
Số qubit này phân thành 16 ngăn, mỗi ngăn 8 qbits và được tạo ra bởi các vòng siêu dẫn,
sử dụng ủ lượng tử (Quantum Annealing) để tối ưu hóa cách giải quyết các vấn đề.

D-Wave Two: D-Wave Two là máy tính lượng tử thương mại thứ hai, ó là một
chiếc hộp đen cao 3 mét, bên trong chứa con chip máy tính niobium được làm lạnh ở -273
độ C. Kế thừa cho thế hệ đầu tiên, D-Wave One. Cả hai đều được phát triển bởi D-Wave
Systems. D-Wave Two tự hào có con chip 512 qubits, một cải tiến lớn so với D-Wave
One, chỉ có 128 qubits

Theo lý thuyết, D-Wave có khả năng giải quyết được những vấn đề mà các siêu
máy tín phải mất vài thế kỷ mới làm được trên nhiều lĩnh vực, từ mật mã tới công nghệ
nano, từ dược phẩm tới trí thông minh nhân tạo.

Các bài kiểm tra được đặt ra dựa trên ưu thế của máy tính lượng tử so với máy tính
thông thường. Điển hình như là vấn đề phân tích độ cao thấp của cảnh quan có nhiều đồi
núi. Quá trình này sẽ mất thời gian khá lâu. Trong khi đó, máy tính lượng tử chọn một cách
rất riêng được ví như là "tạo một đường hầm" nhằm tìm ra được ngọn núi thấp nhất và dĩ
nhiên, quá trình thực hiện vô cùng nhanh chóng.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các thử nghiệm chưa đủ khó khăn để so sánh ưu thế
vượt trội của máy tính lượng tử so với máy tính thông thường. Điều này đã tạo nên sự nghi
ngờ rằng hoặc D-Wave chưa đủ điều kiện để trở thành máy tính lượng tử, hoặc con người
chưa tạo ra được các bài kiểm tra nhằm "ép" D-Wave hoạt động hết công suất.

D-Wave có rất ít các khách hàng do tính rủi ro của dự án và cái giá quá đắt: từ 10
đến 15 triệu đô la. Chủ yếu chỉ có những tổ chức chính phủ, quốc phòng,... nhằm tiến hành
thực nghiệm lẫn nghiên cứu lý thuyết. Theo báo cáo thì gần đây Google cũng đã bắt tay
với NASA nhằm thực hiện nghiên cứu điện toán lượng tử bằng cỗ máy D-Wave.

10
7. Cuộc chạy đua máy tính lượng tử:
Cuộc chạy đua xây dựng các máy tính lượng tử chẳng khác nào một cuộc “chạy
đua vũ trang”, ai tạo ra được một chiếc máy tính lượng tử trước, người đó sẽ nắm rất nhiều
lợi thế.

Vào năm 2019, Google đã khiến cả thế giới phải giật mình khi sử dụng công nghệ
này để giải quyết một vấn đề trong 3 phút 20 giây trong khi một máy tính thông thường
cần đến 10.000 năm. Với việc máy tính lượng tử thương mại đầu tiên của Nhật mới đi vào
hoạt động, nhiều đối thủ trên toàn cầu đang muốn giành lợi thế bằng cách làm chủ công
nghệ thế hệ tiếp theo. Theo một dự báo được công bố vào tháng 7 bởi Boston Consulting
Group, công nghệ này có thể tạo ra giá trị tương đương 10 tỉ USD hằng năm vào năm 2030
và tăng lên mức 850 tỉ USD vào khoảng năm 2040.

IBM cũng vừa tuyên bố sẽ cung cấp máy tính lượng tử 1.000 qubit vào năm 2023.
Nhưng họ vẫn chưa phải là người thắng thế trong cuộc đua này. Trung Quốc có vẻ như
mới là người dẫn đầu. Các nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý lý thuyết thuộc Viện Khoa học
Trung Quốc đã thực hiện lại thử nghiệm 200 giây của Google và thành công trong 5 ngày.
Mặc dù chậm hơn Google, nhưng họ lại có nhiều thành công ở những ứng dụng khác của
máy tính lượng tử.

Nhiều công ty Đức gồm Volkswagen, Bosch và Siemens đã thành lập tập đoàn liên
doanh nhằm đưa công nghệ lượng tử vào sử dụng thực tế. Trong khi đó, Goldman Sachs là
một trong những tổ chức của Mỹ đang tìm cách sớm ứng dụng công nghệ lượng tử vào lĩnh
vực tài chính.

Việt Nam cũng không nằm ngoài thời cuộc khi mà những siêu máy tính có thể
được áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Từ đường bay tối ưu của máy bay đến đường đi lý tưởng
của robot, những bài toán bất khả thi trong chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, tài chính... cuối

11
cùng sẽ có lời giải. Chẳng hạn, một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của VinAI là
phát triển trí tuệ nhân tạo (A.I) cho các dòng ô tô điện thông minh tự hành sắp tới của

Hình 12: Ngày càng nhiều nguồn lực cho nghiên cứu máy tính lượng tử

VinFast, thương hiệu ô tô của Vingroup, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu xe sang
các thị trường toàn cầu.

8 Kết luận:

8.1 Ưu điểm:
- Máy tính lượng tử sẽ có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ mà một máy tính cổ điển
có thể làm. Nếu chúng ta sử dụng các thuật toán cổ điển trên một máy tính lượng tử, nó sẽ
chỉ đơn giản là thực hiện các tính toán một cách tương tự như một máy tính cổ điển.

- Máy tính lượng tử quy mô lớn sẽ có khả năng giải được các vấn đề phức tạp một
cách nhanh hơn bất kỳ một máy tính cổ điển sử dụng các thuật toán tốt nhất hiện nay, như
mô phỏng hệ lượng tử nhiều hạt. Cũng có những thuật toán lượng tử, như thuật toán
Simon, cho phép máy tính hoạt động nhanh hơn bất kỳ một máy tính dựa trên thuật toán
xác suất cổ điển.

- Được sử dụng trong các ngành khoa học cần độ xử lý cao và tốc độ lớn, dữ liệu
nhiều như: trung tâm khí tượng thủy văn, y khoa,..

- Hacker sử dụng để bẻ khóa bảo mật.

- Giáo sư Murdin cho rằng: “Máy tính lượng tử có thể giải quyết một số vấn đề
hiệu quả hơn nhiều so với máy tính thông thường và chúng đặc biệt hữu ích cho an ninh
bởi vì họ có thể nhanh chóng giải mã só hiện có và tạo ra các mã không thể giải”.

12
8.2 Nhược điểm:
- Khó tách tín hiệu khỏi nhiễu khi có nhiệt độ cao.

- Khó điều khiển bởi cần phải phát triển thuật toán lượng tử đặc biệt với cấu trúc
hoàn toàn khác so với phần mềm máy tính thông thường.

- Việc tăng thêm các qubit khiến cho chúng hoạt động không ổn định và dễ sai sót
hơn do sai số trong việc đo lường các trạng thái tăng lên.

13
9.Tài liệu tham khảo:

-Mackey, George Whitelaw, 2004, The mathematical foundations of quantum


mechanics. Dover Publications

-P. Kaye, R. Laflamme, M. Mosca, 2007, An Introduction to Quantum Computing,


Oxford University Press, Oxford, U.K.

-M.A.Nielsen and I, Chuang, 2002, Quantum Computation and Quantum


Information, Cam-bridge University Press, Cambridge, U.K.

-Emily Grumbling and Mark Horowitz, Editors, QUANTUM COMPUTING


Progress and Prospects, The National Academies Press.

-Nguyen Van Hieu and Nguyen Bich Ha, Quantum Information Transfer Between
Two Qubits.

-T.P. Harty, D.T.C. Allcock, C.J. Balance, L. Guidoni, H.A. Janacek, N.M. Linke,
D.N.Stacey, and D.M. Lucas, 2014, High-fdelity preparation, gates, momory, and
readout of a trapped-ion quantum bit, Physical review Letters 113:220501.

-J.I. Cirac and P. Zoller, 1995, Quantum computations with cold trapped ions,
Physical Review Letters 74:4091.

-R. Babbush, D.W. Berry, I.D. Kivlichan, A.Y. Wei, P.J. Love, and A. Aspuru-
Guzik, 2016, Exponentially more precise quantum simulation of fermions I:
Quantum chemistry in second quantization, New Journal of Physics 18:033032.

-S. McArdle, S. Endo, A. Aspuru-Guzik, S. Benjamin, and X. Yuan, 2018,


Quantum Computational Chemistry, preprint arXiv:1808.10402

-J.J. Pla, K.Y. Tan, J.P. Dehollain, W.H. Lim, J.J. Morton, D.N. Jamieson, A.S.
Dzurak, and A.Morello, 2012, A single_atom electron spin qubit in silicon, Nature
48:541-545

-J.R. Petta, A.C. Johnson, J.M. Taylor, E.A. Laird, A. Yacoby, M.D. Lukin, C.M.
Marcus, M.P. Hanson, and A.C. Gossard, 2005, Coherent manipulation of coupled
electron spins in semiconductor quantum dots, Science 309:2180-2184

-C. Adami, N.J. Cerf, 1998, Quantum computation with linear optics.

-E. Knill, R. Laflamme, and G. J. Miburn, 2001, A scheme for effcient quantum
computation with linear optics, Nature 409:46-52

https://nhipcaudautu.vn/chuyen-de/may-tinh-luong-tu-co-may-den-tuong-lai-
3341918/

14

You might also like