You are on page 1of 8

TÌM HIỂU MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ VÀ THÔNG

TIN LƯỢNG TỬ

-MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ LÀ GÌ?


+Thông tin lượng tử là một ngành học có tính liên ngành trong đó nhà
nghiên cứu theo đuổi việc hiểu biết quá trình phân tích, gia công và
truyền tải thông tin dựa vào các nguyên lí của Cơ học lượng tử. Ngành
học này bao hàm các nghiên cứu về Khoa học thông tin và hiệu ứng
lượng tử trong Vật lí. Khoa học thông tin lượng tử đặt ra các vấn đề lí
thuyết về mô hình tính toán và các đề tài thực nghiệm trong Vật lí lượng
tử, bao gồm điều gì có thể và không thể thực hiện với thông tin lượng tử.
+Máy tính lượng tử có thể nói là một siêu máy tính thế hệ mới, sự xuất
hiện của nó được kì vọng sẽ mang đến một cuộc cách mạng khoa học đa
lĩnh vực trong tương lai

+Đặc điểm của mtlt :

- sử dụng qubit làm đơn vị thông tin cơ bản (dữ liệu không được xử lý bởi các
nguyên tử được "giam giữ".
- qubit là cho phép chồng chập lượng tử tuyến tính của hai trạng thái cơ bản
(thường được ký hiệu |0> và |1>).
- một qubit có thể vừa bằng 0 vừa là 1 tại cùng một thời điểm và theo các tỷ lệ
khác nhau.
- Sự đa dạng của các trạng thái này giúp một máy tính lượng tử chỉ với 30 qubit
đã có thể thực hiện 10 tỷ phép toán với số dấu phẩy động trên mỗi giây.

+Nét đột phá của máy tính lượng tử so với máy tính:
- hoạt động dựa trên các hiệu ứng của cơ học lượng tử, đó là lý do nó được gọi
thêm 2 từ lượng tử. Trong cơ học lượng tử, có 2 trạng thái quan trọng được ứng
dụng để thực hiện các phép tính là sự chồng chập và vướng víu của lượng tử .

Một ví dụ đơn giản để hình dung cách tính toán của máy tính và máy tính lượng tử, ví
dụ đó được gọi là “Tìm đường ra khỏi mê cung.”

Với những máy tính cơ bản phép tính của nó là sẽ tìm kiếm từng con đường một, sau
khi đi qua tất cả các con đường nó sẽ bắt đầu sắp xếp lại, và cho ra kết quả đâu là con
đường tốt nhất để ra khỏi mê cung. Nghĩa là nó phải đi qua mọi câu trả lời rồi mới đưa
ra một kết quả cuối cùng.

Đối với máy tính lượng tử, nó xem xét hết mọi con đường sẽ được cùng một lúc, mà
không cần phải đi qua từng con đường một, nên không mất nhiều thời gian để chỉ ra
con đường tốt nhất.

Lý do là vì nó hoạt động theo cơ chế lượng tử, theo cơ chế đó các hạt photon sẽ tồn tại
ở trạng thái chồng chập lượng tử. Trạng thái này này giúp nó có thể đi tất cả các con
đường cùng một lúc mỗi con đường sẽ có sự giao thoa trong trạng thái này, cho đến
khi sự chồng chập đó sụp đổ nó sẽ để lộ ra điểm giao thoa, điểm đó là con đường mà
máy tính cần tính toán.

=>Sự tiến hóa của máy tính về cả cơ chế và cách vận hành

+Máy tính lượng tử có dạng như thế nào?


Đây là ví dụ minh họa về máy tính lượng tử : không giống với các máy tính thông
thường, các máy tính có kiểu dáng khá đặc biệt, chúng giống nhau như một chiếc đèn
chùm không bó và các chuyên gia cũng được gọi là cụm đèn kiến trúc
Con chip này được đặt trong một trường vi sóng, hoạt động trong điều kiện lạnh, cực
lạnh, thậm chí ở mức gần 0 độ K. (ngăn các nguyên tử di chuyển, va chạm với nhau
hoặc tương tác với môi trường).

-SỰ KIỆN, MINH CHỨNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ NÓNG VỀ MTLT:

+Google, Microsoft, IBM, v.v đã đầu tư nhiều vào lĩnh vực này trong cuộc đua trở
thành người đầu tiên đưa năng lực tính toán lượng tử vào thị trường đại chúng. Cuộc
chạy đua xây dựng các máy tính lượng tử giống như “chạy đua vũ trang”, tạo ra được
máy tính lượng tử sẽ có thể nắm bắt rất nhiều lợi thế.

Theo thống kê của Valuenex, Trung Quốc đang nắm giữ hơn 3.000 bằng sáng chế liên
quan đến công nghệ lượng tử, nhiều gấp đôi so với Mỹ và gấp 3 lần Nhật.
Tháng 7/2021 Boston Consulting Group dự báo: công nghệ này có thể tạo ra giá trị
tương đương 10 tỉ USD hằng năm vào năm 2030 và tăng lên mức 850 tỉ USD vào
khoảng năm 2040. Và hiện nay, Trung Quốc đang cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ
lớn của Mỹ như Google, Amazon, Microsoft... để dẫn đầu trong lĩnh vực mới mẻ
nhưng đầy tiềm năng này.

+Trong hoàn cảnh đó, một số siêu máy tính lượng tử được ra đời, có thể kể đến như:

Siêu máy tính lượng tử Google Sycamore


23 tháng Mười năm 2019, các nhà khoa học của Google tuyên bố thành công trong
việc chế tạo Sycamore - một cỗ máy tính có thể giải quyết vấn đề toán học mà đến
siêu máy tính mạnh nhất thế giới cũng phải bó tay.

Cỗ máy này có thể giải quyết vấn đề toán học hóc búa trong vỏn vẹn 200 giây, bài
toán khó đến mức siêu máy tính Summit của IBM phải mất 10.000 năm mới giải được

Zuchongzhi 2.1

"Zuchongzhi 2.1" được phát triển bởi nhóm nghiên cứu do nhà vật lý
lượng tử người Trung Quốc Pan Jianwei đứng đầu và mới được công bố
trên tờ Physical Review Letters và Science Bulletin.

Nhóm của Pan Jianwei đã xây dựng nguyên mẫu máy tính lượng tử mới
dựa trên ánh sáng mang tên "Jiuzhang 2.0", với 113 photon, có thể thực
hiện một phép tính lượng tử được gọi là lấy mẫu boson Gaussian quy mô
lớn (GBS) nhanh hơn 1 triệu tỉ tỉ lần so với siêu máy tính nhanh nhất thế
giới hiện nay (theo Tân Hoa Xã).
- Đồng thời :
+Ở Nhật, công ty công nghệ Fujitsu công bố sáng kiến mới, tạo ra máy
tính lượng tử 1.000 qubit trong vòng vài năm tới dựa trên công nghệ
điện toán lượng tử siêu dẫn tiên tiến, dự kiến hoàn thành vào tháng
3/2025.
+IBM cũng vừa tuyên bố sẽ cung cấp máy tính lượng tử 1.000 qubit vào
năm 2023. Nhưng Trung Quốc có vẻ như mới là người dẫn đầu. Các nhà
nghiên cứu tại Viện Vật lý lý thuyết thuộc Viện Khoa học Trung Quốc
đã thực hiện lại thử nghiệm 200 giây của Google và thành công trong 5
ngày. Mặc dù chậm hơn Google, nhưng họ lại có nhiều thành công ở
những ứng dụng khác của máy tính lượng tử.
 Cuộc đua máy tính lượng tử này được hy vọng mang lại một cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật trong tương lai.

You might also like