You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


--------------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN VẬT LÝ 1

ĐỀ TÀI 7
“Vẽ quỹ đạo của vật khi có phương trình chuyển động”

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh


TS. Nguyễn Trung Hậu
Lớp: L14
Nhóm số: 7

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN VẬT LÝ 1

ĐỀ TÀI 7
“Vẽ quỹ đạo của vật khi có phương trình chuyển động”

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh


TS. Nguyễn Trung Hậu
Lớp: L14
Nhóm số: 7
Danh sách thành viên:
Họ tên MSSV
1. Trần Danh Quang 2312810
2. Lê Minh Phát 2312576
Lê Phùng Xuân Quang 2312790
3. Nguyễn Toàn Quốc 2313847
4. Đặng Xuân Sơn 2312956
5.
6.

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2023


Mục lục
TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO ............................................................................................................. 2

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3

1. Giới thiệu đề tài. ..................................................................................................... 3


2. Ý nghĩa bài toán. ..................................................................................................... 3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................ 4

2.1. VỊ TRÍ CỦA CHẤT ĐIỂM. ................................................................................. 4


2.1.1. Vectơ vị trí. ....................................................................................................... 4
Phương trình chuyển động. .............................................................................................. 4
2.1.2. Quỹ đạo và phương trình quỹ đạo. ..................................................................... 4
2.2. VECTƠ VẬN TỐC. ............................................................................................. 4
2.2.1. Vectơ vận tốc trung bình.................................................................................... 4
2.2.2. Vectơ vận tốc tức thời. ....................................................................................... 5
2.3. VECTƠ GIA TỐC. .............................................................................................. 5
2.3.1. Vectơ gia tốc trung bình..................................................................................... 5
2.3.2. Vectơ gia tốc tức thời. ........................................................................................ 6
2.3.3. Vectơ gia tốc tiếp tuyến và vectơ gia tốc pháp tuyến. ........................................... 6
2.4. HƯỚNG GIẢI BÀI TOÁN................................................................................... 7
2.4.1. Tìm quỹ đạo của chất điểm. ............................................................................... 7
2.4.2. Tìm bán kính cong quỹ đạo. ............................................................................... 7
CHƯƠNG 3. MATLAB ................................................................................................................... 8

3.1. GIỚI THIỆU CÁC LỆNH MATLAB ĐƯỢC SỬ DỤNG. ...................................... 8


3.2. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG SƠ ĐỒ KHỐI. .............................................................10
3.3. VÍ DỤ. ...............................................................................................................11

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN .................................................................................... 13

4.1. Kết quả. .............................................................................................................13


4.2. Kết luận. ............................................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 15

PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 16

1
TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO
Đề tài của bài báo cáo:

Sử dụng Matlab để giải bài toán sau:

𝑥 = 3𝑡
Chất điểm chuyển động với phương trình: { (SI)
𝑦 = 8𝑡 3 − 4𝑡 2

a) Vẽ quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian t = 0 đến t = 5s.

b) Xác định bán kính cong của quỹ đạo lúc t = 1s.

Cơ sở lý thuyết có trong bài báo cáo gồm:

1. Vị trí của chất điểm.


2. Vectơ vận tốc.
3. Vectơ gia tốc.

Hướng giải quyết đề tài:

- Bước 1: Khai báo các biến cần có trong bài toán.

- Bước 2: Sử dụng hàm để nhập các giá trị, đại lượng đề cho.

- Bước 3: Dùng hàm đồ thị để vẽ quỹ đạo chuyển động của vật.

- Bước 4: Sử dụng các công thức tìm 𝑣𝑥 , 𝑣𝑦 , 𝑎𝑥 và 𝑎𝑦 bằng đạo hàm.

- Bước 5: Dùng các giá trị vừa tính được để tìm giá trị của 𝑣 (𝑡 ) và 𝑎(𝑡 ).

- Bước 6: Sử dụng công thức tính bán kính cong của quỹ đạo tại thời điểm t.

Kết luận:

Những kinh nghiệm, kiến thức rút ra được trong quá trình làm đề tài này.

2
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài.

𝑥 = 3𝑡
Giải bài toán khi biết phương trình chuyển động của chất điểm: { (SI)
𝑦 = 8𝑡 3 − 4𝑡 2

Cụ thể, chúng ta sẽ:

- Vẽ quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 5s.
- Xác định bán kính cong của quỹ đạo lúc t = 1s.

Yêu cầu: Sử dụng phần mềm MATLAB để giải bài toán.

Nhiệm vụ:

Xây dựng chương trình MATLAB để:

- Nhập các giá trị ban đầu (những đại lượng đề cho).
- Thiết lập các phương trình tương ứng. Sử dụng các lệnh symbolic để giải hệ
phương trình.
- Vẽ hình.
2. Ý nghĩa bài toán.

Bài toán cho ta cái nhìn trực quan về quỹ đạo chuyển động của chất điểm thông qua
phương trình chuyển động. Từ đó ta có thể xác định được các thông số liên quan (vị trí,
bán kính cong của quỹ đạo, vận tốc,...) của chuyển động tại mọi thời điểm.

Ngoài ra, việc tìm quỹ đạo chuyển động đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh
vực: công nghệ vệ tinh, vẽ đường đi cho tên lửa đạn đạo tầm xa, hệ thống định vị toàn
cầu GPS,... Vậy nên, bài toán xác định quỹ đạo của vật có tầm quan trọng rất lớn, giúp
ta hình dung được quỹ đạo chuyển động của vật một cách chính xác, trực quan và sinh
động.

3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Bài toán sử dụng cơ sở lý thuyết động học chất điểm trong hệ trục tọa độ Oxy. Phần
kiến thức liên quan chủ yếu nằm trong Chương 1 – ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM của giáo
trình Vật Lý Đại Cương A1 – Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TPHCM.

2.1. VỊ TRÍ CỦA CHẤT ĐIỂM.


2.1.1. Vectơ vị trí.

Để xác định vị trí của một chất điểm M trong không gian, người ta thường gắn vào
hệ quy chiếu một hệ trục tọa độ, hệ tọa độ thường dùng là hệ tọa độ Descartes với ba
trục Ox, Oy và Oz vuông góc với nhau từng đôi một, hợp thành tam diện thuận.

Vị trí của điểm M sẽ hoàn toàn được xác định nếu ta xác định được các thành phần
x, y, z của vectơ vị trí ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝑀 = 𝑟 (x,y,z) (𝑟 được gọi là bán kính vectơ được vẽ từ gốc của
hệ tọa độ đến chất điểm M).

Phương trình chuyển động.

Khi chất điểm M chuyển động, vecto vị trí 𝑟 sẽ thay đổi theo thời gian:

𝑥 = 𝑓1 (𝑡)
𝑟 = {𝑦 = 𝑓2 (𝑡) (1.1)
𝑧 = 𝑓3 (𝑡)

Các phương trình (1.1) gọi là phương tình chuyển động của chất điểm M.

2.1.2. Quỹ đạo và phương trình quỹ đạo.

Quỹ đạo là đường mà chất điểm M vạch nên trong không gian trong suốt quá trình
chuyển động. Phương trình quỹ đạo là phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa các tọa
độ trong không gian của chất điểm.

2.2. VECTƠ VẬN TỐC.


2.2.1. Vectơ vận tốc trung bình.

Giả sử ở thời điểm t1, chất điểm ở tại P có vectơ vị trí 𝑟⃗⃗⃗1 . Giả sử, tại thời điểm t2, chất
điểm ở tại Q và có vectơ vị trí ⃗⃗⃗
𝑟2 . Vậy trong khoảng thời gian ∆t = t2 – t1, vectơ vị trí đã
thay đổi một lượng ∆𝑟 = ⃗⃗⃗
𝑟1 – ⃗⃗⃗
𝑟1 . Người ta định nghĩa vectơ vận tốc trung bình trong
khoảng thời gian ∆t là:

4
∆𝑟
𝑣̅ =
∆t

2.2.2. Vectơ vận tốc tức thời.

Để đặc trưng đầy đủ về phương, chiều và vận tốc chuyển động của chất điểm, người
ta đưa ra đại lượng vật lí vectơ vận tốc tức thời (hay vectơ vận tốc) được định nghĩa như
sau:

Vectơ vận tốc tức thời là giới hạn của vectơ vận tốc trung bình khi ∆t → 0.

∆𝑟 𝑑𝑟
𝑣 = lim =
∆→0 ∆𝑡 𝑑𝑡

Trong hệ tọa độ Descartes:

𝑑𝑟 𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧
= 𝑖+ 𝑗+ 𝑘⃗
{ 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

𝑣 = 𝑣𝑥 𝑖 + 𝑣𝑦 𝑗 + 𝑣𝑧 𝑘

𝑑𝑥 2 𝑑𝑦 2 𝑑𝑧 2
2
⇒ |𝑣 | = √𝑣𝑥 + 𝑣𝑦 + 𝑣𝑧 2 2 √
= ( ) +( ) +( )
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Vectơ vận tốc 𝑣 là đạo hàm của vectơ vị trí theo thời gian có gốc đặt tại điểm chuyển
động, phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó, chiều là chiều chuyển động và có độ
lớn là 𝑣.

2.3. VECTƠ GIA TỐC.


2.3.1. Vectơ gia tốc trung bình.

Giả sử ở thời điểm t1, chất điểm có vận tốc 𝑣


⃗⃗⃗1 . Tại thời điểm t2, chất điểm có vevtơ
vận tốc là ⃗⃗⃗⃗
𝑣2 .

Vậy trong khoảng thời gian ∆𝑡 = 𝑡2 − 𝑡1 , vectơ vận tốc đã thay đổi ∆𝑣 = ⃗⃗⃗⃗
𝑣2 − 𝑣
⃗⃗⃗1 .

∆𝑣
Do đó, độ biến thiên trung bình của vectơ vận tốc trong một đơn vị thời gian là và
∆𝑡

∆𝑣
được gọi là vectơ gia tốc trung bình của chất điểm, được ký hiệu là:
∆𝑡

∆𝑣
𝑎̅ =
∆𝑡

5
2.3.2. Vectơ gia tốc tức thời.


∆𝑣
Để đặc trưng cho sự biến đổi của vectơ vận tốc ở mỗi thời điểm, ta phải xét tỷ số
∆𝑡

∆𝑣
khi ∆𝑡 ⟶ 0, và giới hạn của khi ∆𝑡 ⟶ 0 được gọi là vectơ gia tốc tức thời (hay vectơ
∆𝑡

gia tốc) của chất điểm tại thời điểm t, ta vẫn có:

∆𝑣
𝑎 = lim
∆𝑡 →0 ∆𝑡

Vectơ gia tốc của chất điểm là đạo hàm của vectơ vận tốc theo thời gian. Trong hệ
tọa độ Descartes ta có:

∆𝑣 𝑑 2 𝑟 𝑑 2 𝑥 𝑑2 𝑦 𝑑2 𝑧
= 2 = 2 𝑖 + 2 𝑗 + 2 𝑘⃗
{ ∆𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑑𝑣𝑥 𝑑𝑣𝑦 𝑑𝑣𝑧
= 𝑖+ 𝑗+ 𝑘⃗ = 𝑎𝑥 𝑖 + 𝑎𝑦 𝑗 + 𝑎𝑧 𝑘⃗
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Và |𝑎| = √𝑎𝑥 2 + 𝑎𝑦 2 + 𝑎𝑧 2

2.3.3. Vectơ gia tốc tiếp tuyến và vectơ gia tốc pháp tuyến.


𝑑𝑣
Vectơ gia tốc 𝑎 = đặc trưng cho sự thay đổi cả về phương chiều và độ lớn của
𝑑𝑡

vectơ vận tốc. Vậy 𝑎 phải có hai thành phần - một thành phần làm thay đổi độ lớn, một
thành phần làm thay đổi phương và chiều của vectơ vận tốc:

- Thành phần làm thay đổi độ lớn của vectơ vận tốc phải nằm trên phương của vectơ
vận tốc (hay phương tiếp tuyến với quỹ đạo).

- Thành phần làm thay đổi phương chiều thì ta sẽ chứng minh nó thẳng góc với
vectơ vận tốc và luôn luôn hướng về phía tâm của quỹ đạo chuyển động.

Vectơ gia tốc tiếp tuyến là một thành phần của vectơ gia tốc 𝑎, có phương trùng với
tiếp tuyến của quỹ đạo và đặc trưng cho sự thay đổi độ lớn của vectơ vận tốc 𝑣 . Độ lớn:
d𝑣
𝑎𝑇 =
d𝑡

Vectơ gia tốc pháp tuyến là một thành phần của vectơ gia tốc 𝑎, có phương trùng với
phương pháp tuyến với quỹ đạo và đặc trưng cho sự biến đổi về phương của vectơ vận
𝑣2
tốc 𝑣 , có chiều hướng về tâm của quỹ đạo. Độ lớn: 𝑎𝑁 =
𝑅

6
Tóm lại, vectơ gia tốc của một chất điểm được phân tích thành hai thành phần: gia
tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến.

𝑎 = ⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑇 + 𝑎
⃗⃗⃗⃗𝑁

2
𝑑𝑣 2 𝑣2
|𝑎| = √𝑎 𝑇 2 + 𝑎𝑁 2 √
= ( ) +( )
𝑑𝑡 𝑅

Trong trường hợp quỹ đạo là một đường cong bất kỳ, tại mỗi vị trí trên quỹ đạo, 𝑎 có
thể được phân tích thành hai thành phần ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗𝑁 với cùng biểu thức như trên với R bây
𝑎 𝑇 và 𝑎
giờ là bán kính cong của quỹ đạo tại vị trí khảo sát.

2.4. HƯỚNG GIẢI BÀI TOÁN.


2.4.1. Tìm quỹ đạo của chất điểm.

Ta sẽ tìm tọa độ của chẩt điểm trong không gian Oxy tại mỗi thời điểm xác định trong
khoảng từ t = 0 đến t = 5s. Tập hợp những diểm đó là quỹ đạo cần tìm.
2.4.2. Tìm bán kính cong quỹ đạo.

Trong trường hợp quỹ đạo là đường cong bất kỳ, tại mỗi vị trí trên quỹ đạo, phân tích
gia tốc 𝑎 thành 2 thành phần ⃗⃗⃗⃗
𝑎 𝑇 và 𝑎
⃗⃗⃗⃗𝑁 :

𝑎 = ⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑇 + 𝑎
⃗⃗⃗⃗𝑁

𝑣2
Từ đó sử dụng công thức: 𝑅 =
𝑎𝑁

Ta cần phải tìm:

+ 𝑣 là độ lớn vận tốc tại vị trí đang xét: |𝑣 | = √𝑣𝑥 2 + 𝑣𝑦 2

+ 𝑎𝑁 là độ lớn vectơ pháp tuyến: 𝑎𝑁 = √𝑎2 − 𝑎2𝑇

7
CHƯƠNG 3. MATLAB

3.1. GIỚI THIỆU CÁC LỆNH MATLAB ĐƯỢC SỬ DỤNG.

Để khai báo và tính toán các số liệu của đề bài bằng MATLAB, ta cần biết và hiểu
mục đích sử dụng của các hàm, câu lệnh và ý nghĩa của chúng để phù hợp với yêu cầu
bài toán, cho ra kết quả có độ chính xác cao.

Bảng 3.1: Giới thiệu các lệnh MATLAB được sử dụng.

Hàm Ý nghĩa

str2sym() Chuyển kiểu dữ liệu từ string (chuỗi)


sang symbolic.

input(‘-‘, ‘s’) Hàm yêu cầu người dùng nhập dữ liệu,


khóa ‘s’ để yêu cầu hàm trả về 1 chuỗi.

Syms Khai báo biến.

sym() Chuyển các kiểu dữ liệu chứa số về kiểu


dữ liệu symbolic.

linspace(a, b) Tạo 1 vectơ hàng gồm n điểm cách đều


nhau, điểm đầu a, điểm cuối b.

plot(X,Y) Vẽ đồ thị quỹ đạo theo từng giá trị trong


ma trận X và ma trận Y.

diff(f(x), x) Vi phân hàm f(x) theo biến x.

sqrt() Căn bậc 2.

disp() Xuất giá trị ra màn hình, kiểu dữ liệu


chấp nhận là chuỗi hoặc dãy của ký tự.

double() Chuyển các kiểu dữ liệu chứa số thành


kiểu dữ liệu double.

fprintf() Thực hiện ghi định dạng vào màn hình


hoặc file.

8
%f Định dạng như giá trị số thực giá trị dấu
phẩy động.

\n Chèn 1 dòng mới trong chuỗi đầu ra.

9
3.2. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG SƠ ĐỒ KHỐI.

Bắt đầu
𝑎𝑡𝑡 (𝑡) = 𝑣 ′ (𝑡)
2
𝑎ℎ𝑡 (𝑡) = √𝑎2 (𝑡) − 𝑎𝑡𝑡 (𝑡)

Nhập phương trình x:


Nhập phương trình y:

Nhập thời
gian tính bán
kĩnh quỹ đạo

𝑓𝑥 (𝑡) = phương trình x


𝑓𝑦 (𝑡) = phương trình y

𝑡 = thời gian khi


tính bán kính quỹ
đạo
Nhập thời gian mốc;
Nhập thời gian kết
thúc;

𝑣𝑥 (𝑡) = 𝑓𝑥 ′ (𝑡)
𝑣𝑥 (𝑡) = 𝑓𝑦 ′ (𝑡)
𝑡1 = thời gian mốc
𝑡2 = thời gian kết thúc 𝑣(𝑡) = √𝑣𝑥 2 (𝑡) + 𝑣𝑦 2 (𝑡)

Xuất đồ thị 𝑣 2 (𝑡)


Vẽ quỹ đạo 𝑅=
chuyển động quỹ đạo 𝑎ℎ𝑡 (𝑡)

𝑣𝑥 (𝑡) = 𝑓𝑥 ′ (𝑡) Xuất bán kính


𝑣𝑦 (𝑡) = 𝑓𝑦 ′ (𝑡) cong quỹ đạo R
𝑣(𝑡) = √𝑣𝑥 2 (𝑡) + 𝑣𝑦 2 (𝑡)

\\
\ Kết thúc
𝑎𝑥 (𝑡) = 𝑣𝑥 ′ (𝑡)
𝑎𝑦 (𝑡) = 𝑣𝑦 ′ (𝑡)
𝑎(𝑡) = √𝑎𝑥 2 (𝑡) + 𝑎𝑦 2 (𝑡)

10
3.3. VÍ DỤ.
Ta có thể giải bài toán tìm bán kính cong quỹ đạo như sau:

Chọn trục Oy chiều dương hướng lên, gốc O ở vị trí ban đầu của vật.

𝑥 = 3𝑡
Phương trình chuyển động của vật: { (SI)
𝑦 = 8𝑡 3 − 4𝑡 2
a) Quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian từ 𝑡1 = 0𝑠 đế𝑛 𝑡2 = 5𝑠.
Lúc 𝑡1 = 0𝑠, chất điểm tại gốc tọa độ O.

𝑥 = 15
Lúc 𝑡2 = 5𝑠, chất điểm ở tọa độ {
𝑦 = 900
b)
– Tìm vận tốc của chất điểm lúc 𝑡 = 1𝑠:

Phương trình vận tốc của vật:

d𝑥
𝑣𝑥 = =3
d𝑡
d𝑦
𝑣𝑦 = = 24𝑡 2 − 8𝑡
{ d𝑡

⟶ 𝑣 (𝑡 ) = √𝑣𝑥 2 + 𝑣𝑦 2 = √32 + (24𝑡 2 − 8𝑡 )2

𝑣 (1) = √32 + (24 − 8)2 = √265 (m/s)

– Tìm gia tốc của chất điểm lúc 𝑡 = 1𝑠:

Phương trình gia tốc của vật:

d𝑣𝑥
𝑎𝑥 = =0
d𝑡
d𝑣𝑦
𝑎𝑦 = = 48𝑡 − 8
{ d𝑡

⟶ 𝑎(𝑡 ) = √𝑎𝑥 2 + 𝑎𝑦 2 = √02 + (48𝑡 − 8)2

𝑎(1) = √02 + (48 − 8)2 = 40 (m/s2 )

– Tìm bán kính cong của quỹ đạo lúc 𝑡 = 1𝑠:

d𝑣 (24𝑡 2 −8𝑡)(48𝑡−8) (24−8)(48−8) 640


Gia tốc tiếp tuyến: 𝑎 𝑇 = = = = ≈ 39,3149 (m/s2 )
d𝑡 √(24𝑡 2 −8𝑡)2 +32 √(24−8)2 +32 √265

11
Ta có: 𝑎2 = 𝑎2𝑇 + 𝑎𝑁2

640 2 24√265
=> 𝑎𝑁 = √𝑎2 − 𝑎2𝑇 = √402 − ( ) = ≈ 7,3715 (m/s2 )
√265 53

2
𝑣2 𝑣2 (√265) 53√265
Mà 𝑎𝑁 = => 𝑅 = = 24√265
= ≈ 35,9491 (m)
𝑅 𝑎𝑁 24
53

12
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
4.1. Kết quả.

a) Quỹ đạo chuyển động của vật thu được từ đoạn code thu được như hình 4.1 bên
dưới:

Hình 4.1: Quỹ đạo chuyển động của vật từ t = 0 đến t = 5s

Bán kính cong quỹ đạo tại t = 1s là R = 35,9491 (m)

Hình 4.2: Kết quả hiển thị ở Command Window

4.2. Kết luận.

Nhóm 7 đã hoàn thành bài toán của Thầy giao với đề tài “Vẽ quỹ đạo chuyển động
của vật”. Kết quả đồ thị quỹ đạo đạt được trên MATLAB theo đúng với dự tính, và kết
quả bán kính cong quỹ đạo đúng với tính toán trên giấy dựa trên cơ sở lý thuyết đã được
học. Đoạn code được viết cho phép thay đổi các giá trị tham số (như t1, t2, thời điểm t)
để tính toán bán kính cong quỹ đạo theo mong muốn.

13
Đề tài đã giúp nhóm chúng em hiểu thêm về MATLAB ở những bước đầu tiên.
MATLAB giúp tiết kiệm thời gian tính toán và xử lý bài toán hơn các phương pháp phổ
thông. Bên cạnh đó, các câu lệnh, hàm và giao diện của chương trình dễ sử dụng và khá
tiện ích, dễ hiểu cho mọi người. Với đề tài Thầy giao, nhóm 7 đã cố gắng hoàn thành và
cho ra kết quả tốt nhất có thể.

Qua bài tập lớn, nhóm chúng em đã hiểu hơn về phương thức làm việc nhóm, cùng
nhau phối hợp cho ra sản phẩm cuối cùng ưng ý nhất, vượt qua những bất đồng ý kiến,
bỏ qua cái tôi bản thân để có thể hợp tác, hòa hợp với nhau. Bên cạnh đó, nhóm chúng
em cũng đã đạt được mục đích chính của bài tập đó là hiểu hơn về phần mềm MATLAB,
trau dồi, và nâng cao vốn hiểu biết đối với môn học Vật Lý 1.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. L. Garcia and C.Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996.
http://www.algarcia.org/fishbane/fishbane.html.

[2] Giáo trình Vật lý đại cương A1 (Tài liệu lưu hành nội bộ), Trường Đại học Bách
Khoa – Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2009.

[3] Nguyễn Phùng Quang (2006), Matlab và Simulink dành cho Kỹ sư điều khiển tự
động, Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật.

[4] Phạm Thị Ngọc Yến và Lê Hữu Tình, Cơ sở Matlab và ứng dụng, Nhà xuất bản
Khoa học & Kỹ thuật.

15
PHỤ LỤC

%Nhap phuong trinh cua chuyen dong


x = input('Nhập phương trình x: ','s');
x = str2sym(x);
y = input('Nhập phương trình y: ', 's');
y = str2sym(y);
syms fx(t) fy(t)
fx(t) = x;
fy(t) = y;
%Nhap thoi gian quy dao cua vat
t1 = input('Nhập thời gian mốc (t1 >= 0): ');
t2 = input('Nhập thời gian cuối (t2 > t1): ');
t = linspace(t1, t2);
%Ve phuong trinh chuyen dong
X = fx(t);
Y = fy(t);
plot(X, Y);
grid on;
%Xac dinh phuong trinh van toc cua quy dao
syms vx(t) vy(t) v(t);
vx(t) = diff(fx(t), t);
vy(t) = diff(fy(t), t);
%Van toc toan phan
v(t) = sqrt((vx(t)^2 + (vy(t))^2));
%Xac dinh phuong trinh gia toc cua quy dao
syms ax(t) ay(t) a(t);
ax(t) = diff(vx, t);
ay(t) = diff(vy, t);
%Gia toc toan phan
a(t) = sqrt((ax(t)^2 + ay(t)^2));
%Xac dinh gia toc huong tam cua vat
syms at(t) an(t);
at(t) = diff(v(t));
an(t) = sqrt(a(t)^2 - at(t)^2);
%Xac dinh ban kinh cua quy dao
t = sym(input('Nhập thời điểm để xác định bán kính của quỹ đạo: '));
%disp('Bán kính của quỹ đạo là: ');
R = (v(t)^2) / an(t);
fprintf('Bán kính quỹ đạo là %f m\n', R)

16

You might also like