You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-----🙞🕮🙜-----

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

MÔN: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A1


ĐỀ TÀI: SỐ 4

“Vẽ quỹ đạo của vật khi có phương trình chuyển động”

GVHD: Ths. Nguyễn Ngọc Quỳnh

GV dạy lý thuyết: Ths. Nguyễn Minh Châu

Lớp: L39 Nhóm: 4

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-----🙞🕮🙜-----

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

MÔN: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A1


ĐỀ TÀI: SỐ 4

“Vẽ quỹ đạo của vật khi có phương trình chuyển động”

GVHD: Ths. Nguyễn Ngọc Quỳnh

GV dạy lý thuyết: Ths. Nguyễn Minh Châu

Lớp: L39 Nhóm: 4

Danh sách thành viên:


STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành (%)
1 Phạm Võ Hiệp 2211051 100
2 Nguyễn Văn Hiếu 2211004 30
3 Phùng Văn Hiếu 2211010 30
4 Trần Quốc Hiếu 2211013 0
5 Thái Minh Hoàn 2211060 100

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

ii
🙜 MỤC LỤC 🙞

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1

CHƯƠNG 0. TÓM TẮT ĐỀ TÀI………………………………………….2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT……………………………………….3
I. Khái niệm mở đầu.……………………………………………………….3

1. Chuyển động của một vật………………………………………3

2. Thời gian chuyển động của một vật……………………………3

3. Chất điểm………………………………………………………3

II. Vị trí của chất điểm……………………………………………………..4

1. Vectơ vị trí…………………………………………………………...4

2. Phương trình chuyển động của chất điểm M………………………...4

3. Quỹ đạo và phương trình quỹ đạo:…………………………………..4

III. Vecto vận tốc……………………………………………………………5

1. Vectơ vận tốc trung bình…………………………………………….5

2. Vectơ vận tốc tức thời……………………………………………….5

IV. Vectơ gia tốc…………………………………………………………….6

1. Vectơ gia tốc trung bình……………………………………………..6

2. Vectơ gia tốc tức thời………………………………………………..6

3. Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến…………………………….7

4. Tổng kết……………………………………………………………...8

CHƯƠNG 2. GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN………………………………...9


I. Hướng giải quyết…………………………………………………………9

1. Vẽ quỹ đạo của vật…………………………………………………..9

2. Xác định bán kính cong của quỹ đạo………………………………..9

iii
II. Giải bài toán……………………………………………………………9

1. Vẽ quỹ đạo chuyển động của vật…………………………………..9

2. Xác định bán kính cong của quỹ đạo……………………………..10

CHƯƠNG 3. LẬP TRÌNH MATLAB…………………………………11


1. Sơ đồ khối thuật lập trình giải bài toán bằng Matlab……………..11

2. Giới thiệu và giải thích các lệnh Matlab được dùng……………...12

3. Đoạn code Matlab của bài toán…………………………………...13

4. Giải thích đoạn code Matlab……………………………………...14

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN……………………………15


I. Kết quả………………………………………………………………….15

II. Kết luận………………………………………………………………..16

III. Tài liệu tham khảo………………………………………………….16

iv
🙜 LỜI MỞ ĐẦU 🙞
Trước sự phát triển ngày càng đổi mới của xã hội ngày nay, việc tìm quỹ đạo
chuyển động của một vật đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, điển
hình như: Công nghệ vệ tinh; Thiên văn học; Hệ thống định vị toàn cầu GPS;… Chính
vì vậy, nghiên cứu khoa học này là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn.

Vì thế, trong suốt thời gian học tập tại trường vừa qua, nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình
của quý thầy cô trong bộ môn cũng như những chia sẻ quý báu từ những anh chị khoá
trước, nhóm chúng em đã hiểu rõ hơn những hữu ích mà bộ môn Vật Lý Đại Cương A1
mang lại và có cái nhìn thực tiễn hơn về những ứng dụng trong việc xác định quỹ đạo
chuyển động của vật. Vì vậy, nhóm chúng em quyết định soạn bài báo cáo này nhằm
trình bày phương pháp nghiên cứu “Vẽ quỹ đạo của vật khi có phương trình chuyển
động” và giải bài toán cho đề tài này bằng phần mềm Matlab.

Bài báo cáo này nhóm chúng em biên soạn gồm 5 chương:

• CHƯƠNG 0. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.


• CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
• CHƯƠNG 2. GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN.
• CHƯƠNG 3. LẬP TRINH MATLAB.
• CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN.

Tuy nhiên, do vốn kiến thức của nhóm chúng em còn hạn hẹp nên mặc dù đã cố
gắng hết sức nhưng chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và sẽ có vài chỗ
vẫn chưa chính xác. Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô để bài báo
cáo của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn ở những lần sau.

1
🙜 CHƯƠNG 0. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 🙞
Vẽ quỹ đạo của vật khi có phương trình chuyển động
1. Yêu cầu:

• Hãy sử dụng phần mềm Matlab để giải bài toán sau:


4
𝑥 = 3𝑡 2 − 𝑡 3
Cho chất điểm chuyển động với phương trình: { 3 (SI).
𝑦 = 8𝑡

a) Hãy vẽ quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian từ t = 0s đến t = 5s.
b) Xác định bán kính cong của quỹ đạo lúc t = 1s.

2. Điều kiện:

• Sinh viên cần có kiến thức về lập trình cơ bản trong phần mềm MATLAB.
• Cần tìm hiểu các lệnh Matlab liên quan đến symbolic và đồ họa.

3. Nhiệm vụ:

• Xây dựng chương trình Matlab theo 3 nhiệm vụ sau:


1) Nhập các giá trị ban dầu (những đại lượng đề đã cho).
2) Thiết lập các phương trình tương ứng. Sử dụng các lệnh symbolic để giải hệ
phương trình.
3) Vẽ hình.

4. Ý nghĩa bài toán:

• Bài toán đã cho ta cái nhìn trực quan về quỹ đạo của vật khi có phương trình
chuyển động. Từ đó, ta có thể xác định được các thông số liên quan của chuyển
động tại mọi điểm.

5. Tài liệu tham khảo:

[1] L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996:

http://www.algarcia.org/fishbane/fishbane.html.

2
🙜 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 🙞

I. KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU:


1. Chuyển động của một vật:

• Là sự thay đổi liên tục vị trí của vật đó theo thời gian.

Hình C1.I.1

2. Thời gian chuyển động của một vật:

• Để xác định thời gian chuyển động của một vật, người ta thường gắn vào hệ quy
chiếu một đồng hồ. Khi vật chuyển động, vị trí của nó sẽ thay đổi theo thời gian.

3. Chất điểm:

• Là một vật có khối lượng, có kích thước rất nhỏ không đáng kể so với những
khoảng cách giữa chúng và kích thước của các vật khác mà ta đang xem xét.
• Ví dụ: Trái Đất có bán kính 6.400km chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo
đường tròn có bán kính 150.000.000km. → Trái Đất được coi là chất điểm trong
chuyển động quanh Mặt Trời vì kích thước của nó rất nhỏ so với quãng đường
mà nó chuyển động.

3
II. VỊ TRÍ CỦA CHẤT ĐIỂM:
1. Vectơ vị trí:

• Để xác định vị trí của một chất điểm M trong không gian, người ta thường gắn
vào hệ quy chiếu một hệ trục toạ độ Descartes với ba trục Ox, Oy và Oz vuông
góc với nhau, hợp thành một tam diện thuận.
• Sau đó, ta xác định các thành phần x, y, z của vectơ vị trí ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝑀 = 𝑟(𝑥, 𝑦, 𝑧) (𝑟: bán
kính vectơ từ gốc O của hệ toạ độ đến vị trí của chất điểm M).

Hình C1.II.1

2. Phương trình chuyển động của chất điểm M:

𝑥 = 𝑓1 (𝑡)
𝑟 = {𝑦 = 𝑓2 (𝑡)
𝑧 = 𝑓3 (𝑡)

3. Quỹ đạo và phương trình quỹ đạo:

3.1. Quỹ đạo:

• Là đường mà chất điểm M vạch nên trong không gian suốt quá trình chuyển động.

3.2. Phương trình quỹ đạo:

• Là phương trình biểu diễn, mối liên hệ giữa các toạ độ không gian của chất điểm.

4
III. VECTƠ VẬN TỐC:
1. Vectơ vận tốc trung bình:

∆𝑟 ⃗⃗⃗
𝑟2 − ⃗⃗⃗
𝑟1
𝑣̅ = =
∆𝑡 𝑡2 − 𝑡1

• Trong đó:
+ 𝑣̅ : vectơ vận tốc trung bình.
+ ⃗⃗⃗
𝑟1 : vectơ vị trí đầu.
+ ⃗⃗⃗
𝑟2 : vectơ vị trí cuối.
+ 𝑡1 : thời điểm đầu.
+ 𝑡2 : thời điểm cuối.

2. Vectơ vận tốc tức thời: Hình C1.III.1

2.1. Định nghĩa:

• Là giới hạn của vectơ vận tốc trung bình khi ∆t → 0:

∆𝑟 𝑑𝑟
𝑣 = lim =
∆𝑡 → 0 ∆𝑡 𝑑𝑡

• Trong hệ toạ độ Descartes:

𝑑𝑟 𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧
= 𝑖+ 𝑗 + 𝑘⃗
{ 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑣 = 𝑣𝑥 𝑖 + 𝑣𝑦 𝑗 + 𝑣𝑧 𝑘⃗

 Vectơ vận tốc 𝑣 là đạo hàm của vectơ vị trí theo thời gian.

2.2. Đặc trưng:

• Điểm đặt: điểm đang xét.


• Phương: tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm M.
• Chiều: cùng chiều chuyển động.
𝑑𝑥 2 𝑑𝑦 2 𝑑𝑧 2
• Độ lớn: 𝑣 = |𝑣 | = √𝑣𝑥 2 + 𝑣𝑦 2 + 𝑣𝑧 2 = √( ) + ( ) + ( ) .
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

5
IV. VECTƠ GIA TỐC:
1. Vectơ gia tốc trung bình:

∆𝑣 ⃗⃗⃗⃗
𝑣2 − 𝑣
⃗⃗⃗1
𝑎̅ = =
∆𝑡 𝑡2 − 𝑡1

• Trong đó:
+ 𝑎̅ : vectơ gia tốc trung bình.
+ 𝑣
⃗⃗⃗1 : vectơ vận tốc đầu.
+ ⃗⃗⃗⃗
𝑣2 : vectơ vận tốc cuối.
+ 𝑡1 : thời điểm đầu.
+ 𝑡2 : thời điểm cuối.

2. Vectơ gia tốc tức thời: Hình C1.IV.1

2.1. Định nghĩa:



∆𝑣
• Là giới hạn của tỷ số khi ∆t → 0:
∆𝑡

∆𝑣 𝑑𝑣
𝑎 = lim =
∆𝑡 → 0 ∆𝑡 𝑑𝑡

• Trong hệ toạ độ Descartes:

𝑑𝑣 𝑑 2 𝑟 𝑑 2 𝑥 𝑑2 𝑦 𝑑2 𝑧 𝑑𝑣𝑥 𝑑𝑣𝑦 𝑑𝑣𝑧


= 2 = 2 𝑖 + 2 𝑗 + 2 𝑘⃗ = 𝑖+ 𝑗+ 𝑘⃗ = 𝑎𝑥 𝑖 + 𝑎𝑦 𝑗 + 𝑎𝑧 𝑘⃗
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

 Vectơ gia tốc của chất điểm là đạo hàm của vectơ vận tốc theo thời gian.

2.2. Đặc trưng:

• Điểm đặt: điểm đang xét.


• Phương: đường thẳng đi qua M.
• Chiều: hướng về bề lõm của quỹ đạo.
𝑑𝑣𝑥 2 𝑑𝑣𝑦 2 𝑑𝑣𝑧 2
• Độ lớn: 𝑎 = |𝑎| = √𝑎𝑥 2 + 𝑎𝑦 2 + 𝑎𝑧 2 = √( ) +( ) +( ) .
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

6
3. Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến:

3.1. Gia tốc tiếp tuyến ⃗⃗⃗⃗


𝒂𝑻 :

3.1.1. Định nghĩa:

• Vectơ gia tốc tiếp tuyến là một thành phần của vectơ gia tốc 𝑎, tiếp tuyến với quỹ
đạo và đặc trưng cho sự thay đổi về độ lớn của vectơ vận tốc.

3.1.2. Đặc trưng:

• Vectơ gia tốc tiếp tuyến đặc trưng cho sự biến đổi của vectơ vận tốc về độ lớn là
một vectơ có:
+ Điểm đặt: điểm đang xét.
+ Phương: trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo.
+ Chiều: dv > 0, v2 > v1: chuyển động nhanh dần  ⃗⃗⃗⃗
𝑎 𝑇 ↑↑ 𝑣 .

dv < 0, v2 < v1: chuyển động chậm dần  ⃗⃗⃗⃗


𝑎 𝑇 ↑↓ 𝑣 .
𝑑𝑣
+ Độ lớn: 𝑎 𝑇 = |⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑇 | = .
𝑑𝑡

3.2. Gia tốc pháp tuyến ⃗⃗⃗⃗⃗


𝒂𝑵 :

3.2.1. Định nghĩa:

• Vectơ gia tốc pháp tuyến là một thành phần của vectơ gia tốc 𝑎, vuông góc với
tiếp tuyến với quỹ đạo và chiều của 𝑎
⃗⃗⃗⃗𝑁 luôn luôn hướng về tâm O nên còn được
gọi là gia tốc hướng tâm.

3.2.2. Đặc trưng:

• Vectơ gia tốc pháp tuyến đặc trưng cho sự biến đổi về phương của vectơ vận tốc
là một vectơ có:
+ Điểm đặt: điểm đang xét.
+ Phương: đường thẳng vuông góc với tiếp tuyến với quỹ đạo.
+ Chiều: hướng vào tâm của vòng tròn quỹ đạo.
𝑣2
+ Độ lớn: 𝑎𝑁 = . (R: bán kính cong quỹ đạo)
𝑅

7
4. Tổng kết:

• Vectơ gia tốc của một chất điểm được phân tích thành hai thành phần: gia tốc
tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến.

𝑑𝑣 𝑣2
𝑎 = ⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑇 + 𝑎
⃗⃗⃗⃗𝑁 = 𝜏 + 𝑛⃗
𝑑𝑡 𝑅

𝑑𝑣 2 𝑣2 2
 |𝑎| = √𝑎 𝑇 2 + 𝑎𝑁 2 = √( ) + ( )
𝑑𝑡 𝑅

Hình C1.IV.3.1

Hình C1.IV.3.2

8
🙜 CHƯƠNG 2. GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN 🙞
4
𝑥 = 3𝑡 2 − 𝑡 3
BÀI TOÁN: Cho chất điểm chuyển động với phương trình: { 3 (SI).
𝑦 = 8𝑡

a) Hãy vẽ quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian từ t = 0s đến t = 5s.
b) Xác định bán kính cong của quỹ đạo lúc t = 1s.

I. Hướng giải quyết:


1. Vẽ quỹ đạo của vật:

• Trong hệ trục toạ độ Oxy, xác định toạ độ của chất điểm tại mỗi thời điểm xác
định trong khoảng thời gian t = 0s đến t = 5s. Tập hợp những điểm đó là quỹ đạo
cần tìm.

2. Xác định bán kính cong của quỹ đạo:

• Trong trường hợp quỹ đạo là một đường cong bất kỳ, tại mỗi vị trí trên quỹ đạo,
𝑎 có thể được phân tích thành hai thành phần ⃗⃗⃗⃗
𝑎 𝑇 và 𝑎
⃗⃗⃗⃗𝑁 với biểu thức:

𝑑𝑣 𝑣2
𝑎 = ⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑇 + 𝑎
⃗⃗⃗⃗𝑁 = 𝜏 + 𝑛⃗
𝑑𝑡 𝑅
𝑣2 𝑣2
 Từ đó, ta sử dụng công thức: 𝑎𝑁 = →𝑅= để tìm bán kính cong của quỹ đạo.
𝑅 𝑎𝑁

II. Giải bài toán:


1. Vẽ quỹ đạo chuyển động của vật:

• Đầu tiên, ta phải xác định được quỹ đạo của vật sẽ chuyển động như thế nào.
1 2 4 1 3
4 3
2
𝑥 = 3𝑡 − 𝑡 𝑥 = 3 ( 𝑦) − ( 𝑦)
• Ta có phương trình: { 3 { 8
1
3 8
𝑦 = 8𝑡 𝑡= 𝑦
8

1 3
𝑥=− 𝑦3 + 𝑦2 = 0
384 64

 Vậy quỹ đạo của vật là một đường cong.

• Sau đó, ta lập đồ thị theo hệ trục toạ độ Oxy, xác định toạ độ của chất điểm tại
mỗi thời điểm xác định trong khoảng thời gian từ t = 0s đến t = 5s. Tập hợp những
điểm đó là quỹ đạo cần tìm để vẽ ra.

9
2. Xác định bán kính cong của quỹ đạo:

• Phương trình vận tốc của vật:

4 ′
𝑣𝑥 = 𝑥 ′ = (3𝑡 2 − 𝑡 3 ) = 6𝑡 − 4𝑡 2
{ 3 (m/s)
𝑣𝑦 = 𝑦 ′ = (8𝑡 )′ = 8

𝑣(𝑡) = |𝑣 | = √𝑣𝑥 2 + 𝑣𝑦 2 = √(6𝑡 − 4𝑡 2 )2 + 82 (m/s)

• Phương trình gia tốc của vật:

𝑎𝑥 = 𝑣𝑥 ′ = (6𝑡 − 4𝑡 2 )′ = 6 − 8𝑡
{ (m/s2)
𝑎𝑦 = 𝑣𝑦 ′ = (8)′ = 0

𝑎(𝑡 ) = |𝑎| = √𝑎𝑥 2 + 𝑎𝑦 2 = √(6 − 8𝑡 )2 + 02 = 6 − 8𝑡 (m/s2)

• Phương trình gia tốc tiếp tuyến của vật:

𝑑𝑣 ′ 16𝑡 3 −36𝑡 2 +18𝑡


𝑎 𝑇 (𝑡 ) = |⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑇 | = = (√(6𝑡 − 4𝑡 2 )2 + 82 ) = √4𝑡 4 (m/s2)
𝑑𝑡 −12𝑡 3 +9𝑡 2 +16

• Phương trình gia tốc pháp tuyến của vật:

16𝑡 3 −36𝑡 2 +18𝑡 2


⃗⃗⃗⃗𝑁 | = √𝑎2 − 𝑎 𝑇 2 = √(6 − 8𝑡)2 − (√4𝑡 4
𝑎𝑁 (𝑡 ) = |𝑎 ) (m/s2)
−12𝑡 3 +9𝑡 2 +16

• Phương trình bán kính cong quỹ đạo của vật:


2
𝑣2 (√(6𝑡−4𝑡 2 )2 +82 )
𝑅(𝑡) = = (m)
𝑎𝑁 2
16𝑡3 −36𝑡2 +18𝑡
√(6−8𝑡)2 −( )
√4𝑡4 −12𝑡3+9𝑡2 +16

 Bán kính cong quỹ đạo của vật tại thời điểm t = 1s là: R = 35,05m.

10
🙜 CHƯƠNG 3. LẬP TRÌNH MATLAB 🙞
1. Sơ đồ khối thuật lập trình giải bài toán bằng Matlab:

11
2. Giới thiệu và giải thích các lệnh Matlab được dùng:

• Để giải bài toán vẽ quỹ đạo của vật khi có phương trình chuyển động như trên,
nhóm đã lên ý tưởng, tìm hiểu, sử dụng những hàm và lệnh Matlab sau:
+ clearvars: Xóa tất cả các biến khỏi không gian làm việc hiện đang hoạt động.
+ close all: Đóng tất cả các cửa sổ đồ thị đang hiển thị trên màn hình.
+ syms: Khai báo biến với kiểu dữ liệu symbolic. Tách các biến khác nhau bằng
dấu cách.
+ disp(X): Lệnh xuất giá trị của biến X mà không in tên biến ra màn hình.
+ x = input(prompt): Xuất văn bản ra màn hình trong dấu (‘ ‘) và chờ người dùng
nhập giá trị rồi nhấn phím Return trên bàm phím.
+ figure(Name,Value): Tạo ra một cửa sổ đồ thị mới và sửa đổi các thuộc tính của
đồ thị.
+ fplot(__,Name,Value): Vẽ đồ thị với các trục toạ độ quy định, đồng thời chỉ định
thuộc tính đường vẽ.
+ hold on: Giữ lại các đường vẽ theo trục toạ độ hiện tại để các thuộc tính và đường
vẽ mới được thêm vào đồ thị mà không xóa đường vẽ hiện có.
+ grid on: Tạo lưới toạ độ cho hệ trục toạ độ.
+ title(titletext): Thêm tiêu đề cho đồ thị.
+ s = num2str(A): Chuyển đổi một mảng số thành một mảng ký tự đại diện cho
các số. Nó rất hữu ích để ghi nhãn và đặt tiêu đề cho các ô có giá trị số.
+ xlabel(txt): Gắn nhãn tên cho trục X.
+ ylabel(txt): Gắn nhãn tên cho trục Y.
+ Y = diff(X,n): Tính đạo hàm n lần của hàm số X.
+ B = sqrt(X): Trả về căn bậc hai của mỗi phần tử của mảng X.
+ xVpa = vpa(x,d): Chuyển đổi phân số sang số thập phân, sử dụng ít nhất d chữ
số có nghĩa (tính từ đầu giá trị) thay vì toàn bộ giá trị.
+ snew = subs(s,new): Thay thế một giá trị new vào tất cả các biến của hàm số s.
+ C = char(A): Chuyển đổi mảng đầu vào, A, thành một mảng ký tự.

12
3. Đoạn code Matlab của bài toán:

Hình C3.3.1

Hình C3.3.2

13
4. Giải thích đoạn code Matlab:

Dòng 2. Xoá tất cả dữ liệu của các biến hiện có.


Dòng 3. Đóng tất cả các cửa sổ đồ thị đang hiển thị.
Dòng 4. Khai báo biến thời gian t.
Dòng 5. Xuất dòng chữ: “* Nhập tất cả các phương trình chuyển động của vật:”.
Dòng 6. Nhập giá trị cho biến x.
Dòng 7. Nhập giá trị cho biến y.
Dòng 8. Xuất dòng chữ: “* Nhập khoảng thời gian chuyển động của vật:”.
Dòng 9. Nhập giá trị thời gian ban đầu cho biến TimeStart.
Dòng 10. Nhập giá trị thời gian kết thúc cho biến TimeEnd.
Dòng 11. Đặt tên cho cửa sổ đồ thị.
Dòng 12. Vẽ đồ thị hàm số theo hệ trục toạ độ Oxy trong khoảng thời gian đã nhập.
Dòng 13. Giữ nguyên đồ thị hiện tại.
Dòng 14. Hiển thị lưới đồ thị.
Dòng 15. Thêm tiêu đề cho đồ thị.
Dòng 16. Gán nhãn tên cho trục Ox.
Dòng 17. Gán nhãn tên cho trục Oy.
Dòng 19. Nhập giá trị thời gian t xác định bán kính cong quỹ đạo cho biến Time.
Dòng 21. Đạo hàm cấp 1 của hàm số x theo t và gán giá trị cho biến vx.
Dòng 22. Đạo hàm cấp 1 của hàm số y theo t và gán giá trị cho biến vy.
Dòng 23. Lấy căn bậc 2 của tổng bình phương vx và bình phương vy và gán giá trị
cho biến v.
Dòng 25. Đạo hàm cấp 2 của hàm số x theo t và gán giá trị cho biến ax.
Dòng 26. Đạo hàm cấp 2 của hàm số y theo t và gán giá trị cho biến ay.
Dòng 27. Lấy căn bậc 2 của tổng bình phương ax và bình phương ay và gán giá trị
cho biến a.
Dòng 29. Đạo hàm cấp 1 của hàm số v theo t và gán giá trị cho biến aT.
Dòng 31. Lấy căn bậc 2 của hiệu bình phương a và bình phương aT và gán giá trị
cho biến aN.
Dòng 33. Thay giá trị biến Time vào tất cả tham số của hàm số bình phương v chia
cho aN. Sau đó chuyển đổi kết quả từ phân số sang số thập phân và lấy
kết quả 4 chữ số có nghĩa và gán giá trị vào biến R.
Dòng 34. Gán chuỗi dữ liệu ký tự vào biến tx (bao gồm biến R).
Dòng 35. Xuất dữ liệu biến tx. Ta sẽ nhận được kết quả bán kính cong của quỹ đạo.

14
🙜 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN 🙞

I. Kết quả:
1. Đồ thị quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian t = 0s đến t = 5s:

Hình C4.1. Kết quả quỹ đạo chuyển động của vật.

• Nhận xét: Qua hình vẽ đồ thị, ta có thể thấy từ t = 0s đến t = 5s, ban đầu vật
chuyển động chậm dần đều theo chiều dương, sau đó vật chuyển động nhanh dần
đều theo chiều âm.

2. Bán kính cong quỹ đạo của vật tại thời điểm t = 1s:

Hình C4.2. Kết quả chạy được từ cửa sổ Command Window.

15
II. Kết luận:
Bài tập lớn môn Vật Lí Đại Cương A1 là một trong những môn đầu tiên mà nhóm
em hoàn thành. Cũng chính nhờ bài tập lớn này, nhóm em đã có thêm kiến thức về lập
trình MATLAB – một ứng dụng giúp giải quyết các bài toán ở mức độ phổ thông một
cách nhanh chóng. Khi mới bắt tay vào công việc hoàn thành bài tập lớn của môn Vật
Lí Đại Cương A1, nhóm em đã gặp rất nhiều khó khăn như: thiếu kĩ năng, thiếu kiến
thức, vấn đề về liên lạc,… Mặc dù thế nhưng nhóm em vẫn cố gắng khắc phục chúng ở
giới hạn thấp nhất và cùng nhau để đưa ra kết quả cho bài tập lớn này. Tuy bài tập lớn
này có nhiều lỗi và nhiều điểm cần khắc phục, nhưng nhóm em xin hứa sẽ cố gắng hoàn
thiện và hoàn thành tốt hơn vào những lần sau. Nhóm em xin chân thành quý thầy cô!

III. Tài liệu tham khảo:


[1] Vật Lý Đại Cương A1 (Giáo trình nội bộ), Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí
Minh – Trường Đại Học Bách Khoa.
[2] Bài tập Vật Lý Đại Cương A1, Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh –
Trường Đại Học Bách Khoa, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[3] Nguồn tham khảo:
https://thuthuat.taimienphi.vn/cac-kieu-so-hoc-trong-matlab-32909n.aspx
[4] Nguồn tham khảo:
https://www.mathworks.com/help/matlab/ref/hold.html?searchHighlight=hold
%20on&s_tid=srchtitle_hold%20on_1#d124e656971

----- HẾT -----

16

You might also like