You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


ĐỀ TÀI:
VẼ QUỸ ĐẠO CỦA VẬT KHI CÓ PHƯƠNG
TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG

LỚP L09 - NHÓM 15:


1. Lê Văn Thắng - 2114830
2. Nguyễn Đức Thắng - 2112335
3. Nguyễn Tấn Thành - 2114787
4. Phan Thị Thanh Thảo - 2112316
5. Nguyên Đức Thịnh - 2112367

GVHD: Nguyễn Trung Hậu – Lê Như Ngọc

Tp. HCM, 12/2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI: VẼ QUỸ ĐẠO CỦA VẬT


THEO PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG

LỚP L09 – NHÓM 15:

1 Lê Văn Thắng 2114830


.
2 Nguyễn Đức Thắng 2112335
.
3 Nguyễn Tấn Thành 2114787
.
4 Phan Thị Thanh Thảo 2112316
.
5 Nguyên Đức Thịnh 2112367
.

GVHD: Nguyễn Trung Hậu – Lê Như Ngọc


TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO
Bài báo cáo gồm có bốn chương chính: Giới thiệu đề tài, Cơ sở lí thuyết và phương
pháp giải bài toán, Matlab, Kết luận, Tài liệu tham khảo.

Trong chương một, các thành viên tìm hiểu kĩ lưỡng và đặt ra những câu hỏi thảo luận
để xác định những công việc cần làm.

Đến chương hai, nhóm đã vận dung kiến thức được học và tìm hiểu để giải quyết bài
toán sau đó các thành viên đưa ra đáp án và thảo luận, kết hợp tham khảo bằng phần
mềm để tìm ra đáp án đúng.

Ở chương ba, nhóm thực hiện Matlab theo trình tự sau: Bước một, nhóm tìm hiểu về
các câu lệnh và chức năng của Matlab. Bước hai, nhóm tiến hành giải bài toán bằng
Matlab và ghi lại các kết quả trên màn hình.

Đến chương bốn, nhóm tổng hợp lại những kết quả đạt được và kinh nghiệm trong quá
trình thực hiện đề tài.

i
LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn đến hai giảng viên bộ môn vật lí: Cô Lê Như
Ngọc và Thầy Nguyễn Trung Hậu đã dẫn dắt và truyền đạt kiến thức cho chúng em
trong suốt quá trình học. Trong thời gian học trên lớp chúng em đã được thầy cô
truyền đạt những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm quý giá và Bài tập lớn chính là một
trong những thước đo cho những sự nỗ lực, chăm chỉ của chúng em, Hơn thế nữa Bài
tập lớn còn giúp chúng em hoàn thiện nhiều hơn về làm việc nhóm và kĩ năng xử lý
tình huống.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã rất cố gắn và tỉ mỉ song không thể tránh
khỏi những sai sot. Nhóm chúng em kính mong quý thầy cô và các bạn có những góp
ý và nhận xét để chúng em có thể hoàn thiện và tiến bộ hơn trong chặng đường dài đầy
chông gai phía trước.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

ii
MỤC LỤC
1
2
1. Cơ sở lý thuyết:................................................................................................................2
1.
1.

1.

1.

1.

1.

1.

1.4. Phương trình quỹ đạo.......................................................................................................5

2.
2.
2.
7

3. Sơ đồ khối......................................................................................................................10
4. Đoạn code hoàn chỉnh trong matlab..............................................................................11
5. Đồ thị quỹ đạo của khí cầu............................................................................................12

13

CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................14

iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Yêu cầu

Một khí cầu bay lên từ mặt đất với vận tốc không đổi vo. Gio truyền cho khí cầu vận
tốc theo phương ngang vx=ay, y là độ cao. Cho trước các giá trị vo, a.

Bài tập này yêu cầu sử dụng Matlab để:

a. Xác định phương trình chuyển động của vật.


b. Xác định phương trình quỹ đạo của vật.
c. Vẽ quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian từ t=0 đến t=5s.

1.1.1 Điều kiện

a. Sinh viên cần có kiến thức lập trình cơ bản trong MATLAB.

b. Tìm hiểu các lệnh Matlab liên quan symbolic và đồ họa.


1.1.2 Nhiệm vụ

Xây dựng chương trình Matlab:

a. Nhập các giá trị ban đầu (những đại lượng đề cho).

b. Thiết lập phương trình tương úng. Sử dụng các lệnh symbolic để giải hệ phương
trình.

c. Vẽ hình.

1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ GIẢI BÀI TOÁN

2.1. Cơ sở lí thuyết

2.1.1. Phương trình chuyển động của chất điểm

Để xác định chuyển động của một chất điểm chúng ta cần biết vị trí của chất điểm
tại những thời điểm khác nhau. Nói cách khác, chúng ta cần biết sự phụ thuộc theo
thời gian của bán kính vector r của chất điểm:

r⃗ =⃗r (t ) (2.1.a)

Phương trình này biểu diễn vị trí của chất điểm theo thời gian và gọi là phương
trình chuyển động của chất điểm.

Trong hệ tọa độ Descartes, Phương trình chuyển động của chất điểm là một hệ gồm
ba Phương trình:

x=x (t )

{ y= y ( t )
z=z (t )
(2.1.b)

Trong hệ tọa độ cầu, Phương trình chuyển động của chất điểm là:

r=r ( t )

{θ=θ (t )
φ=φ ( t )
(2.1.c)

2.1.2. Vận tốc

2.1.2.1 Khái niệm vận tốc

Chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo có thể lúc nhanh, lúc chậm, do đó để có
thể mô tả đầy đủ trạng thái nhanh hay chậm của chuyển động, người ta đưa ra một
đại lượng vật lí có tên gọi là vận tốc.

Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển
động chất điểm.

2
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường gặp khái niệm vận tốc dưới dạng thuật
ngữ tốc độ.

Xét chuyển động của một chất điểm trên


một đường cong (C): trên (C) ta chọn một
gốc A và một chiều dương. Giả thiết tại thời
điểm t, chất điểm ở vị trí M xác định bởi:
Hình 2.2.1. Vectơ vận tốc
´ =s
AM

Tại thời điểm t’ = t + Δt chất điểm ở vị trí M’ xác định bởi:

´ =s ’ = s + Δs
AM

Quãng đường chất điểm đi được trong khoảng thời gian Δt =t' −t sẽ là:

´ '=s ’ – s = Δs
MM

Δs
Quãng đường trung bình chất điểm đi được trong khoảng đơn vị thời gian theo
Δt
định nghĩa, gọi là vận tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian Δt , và
được kí hiệu là:

Δs
v tb=
Δt

Vận tốc trung bình chỉ đặc trưng cho độ nhanh chậm trung bình của chuyển động
chất điểm trên quãng đường MM
´ ' ; trên quãng đường này độ nhanh chậm của chất

điểm nói chung mỗi chỗ một khác nghĩa là tại mỗi thời điểm là khác nhau. Để đặc

Δs
trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động tại từng thời điểm, ta phải tính tỉ số
Δt
trong những khoảng thời gian vô cùng nhỏ. Theo định nghĩa: khi cho

Δs
Δt → 0(t ' → t) ,tỉ số dần tới một giới hạn, gọi là vận tốc tức thời (gọi tắt là vận
Δt
tốc) của chất điểm tại thời điểm t, kí hiệu là:

lim Δs
Δt → 0
Δt

3
2.1.2.2. Biểu thức tính vận tốc

Theo định nghĩa đạo hàm, ta có thể viết:

ⅆs
v=
ⅆt

Vận tốc của chất điểm có giá trị bằng đạo hàm quãng đường của chất điểm đối
với thời gian.

2.1.3. Gia tốc

2.1.3.1. Khái niệm gia tốc

Trong quá trình chuyển động, vận tốc của chất điểm có thể thay đổi cả về độ lớn
cũng như phương và chiều. Để đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc theo thời
gian, người ta đưa thêm vào một đại lượng vật lí mới, đó là gia tốc.

Gia tốc là một đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc.

2.1.3.2. Biểu thức của vector gia tốc

Giả sử sau một khoảng thời gian Δt , vận tốc của chất điểm thay đổi một lượng là
Δ ⃗v theo định nghĩa gia tốc trung bình, gia tốc trung bình a⃗ tb từ trong khoảng thời
gian Δt là:

Δ ⃗v
a⃗ tb =
Δt

Khi cho Δt → 0, ta được biểu thức của gia tốc tức thời a⃗ tại một điểm trên quỹ đạo:

lim Δ ⃗v
Δt → 0 ⅆ ⃗v
a⃗ = =
Δt ⅆt

Vector gia tốc bằng đạo hàm của vector vận tốc đối với thời gian.

2.1.4. Phương trình quỹ đạo của chất điểm

Qũy đạo là đường mà chất điểm vạch nên trong không gian trong suốt quá trình
chuyển động. Phương trình quỹ đạo là phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa các tọa
độ không gian của chất điểm.

4
2.2. GIẢI BÀI TOÁN

2.2.1. Đề bài

Một khí cầu bay lên từ mặt đất với vận tốc không đổi vo. Gio truyền cho khí cầu vận
tốc theo phương ngang vx=ay, y là độ cao. Cho trước các giá trị vo, a.

Xác định phương trình chuyển động của vật.


Xác định phương trình quỹ đạo của vật.
Vẽ quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian từ t=0 đến t=5s.

2.2.2. Yêu cầu:

Xác định phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo và vẽ đồ thị quỹ đạo của
vật trong khoảng thời gian t=0 đến t=5s

2.2.3. Bài giải

Giải bài toán:


dy
 v0
a. Theo đề bài ta có : dt hay dy  v0 dt
y t

 dy  v  dt
0
Nên : 0 0 hay y  v0t
dx
 ay
Và ta cũng có : dt hay dx  aydt  av0tdt
x t
1
 dx  av  tdt
0 x av0t 2
Vì vậy : 0 0 hay 2

 1
 x  av0 t
2

 2 (SI)
 y  v0 t
 Phương trình chuyển động của khí cầu : 
y 1 y2 1 y2
t x  av0 2  a
b. Ta có : v0 thế vào x ta được : 2 v0 2 v0
c. Dựa vào câu b, dùng Matlab vẽ quỹ đạo.

5
CHƯƠNG 3: MATLAB

3.1. Tổng quan về Matlab

MATLAB (viết tắt từ matrix laboratory) được phát triển từ dự án LINPACK &

EISPACK nhằm tạo ra thư viện ma trận phục vụ cho tính toán. Qua quá trình phát
triển lâu dài, MATLAB được phát triển thành một công cụ rất mạnh, được ứng dụng
khá phổ biến trong các trường đại học ở khắp thế giới, đặc biệt là các nước Mỹ, Bỉ,
Canada,…như là công cụ không thể thiếu trong các giáo trình từ cơ bản đến nâng cao
trong các lĩnh vực: toán học cao cấp, khoa học và kỹ thuật. Trong công nghiệp,
MATLAB công cụ lựa chọn cho nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất, phân tích
đánh giá và ứng dụng.

Với MATLAB, bài toán tính toán, phân tích, thiết kế và mô phỏng trở nên dễ dàng hơn
trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành như: Điện, Điện tử, Cơ khí, Cơ điện tử, Vật lý,…

Ø MATLAB là công cụ tính toán rất mạnh, dễ dùng, trực quan, dễ mở rộng và
phát triển.

Ø MATLAB có khả năng liên kết đa môi trường, liên kết dễ dàng với ngôn ngữ
lập trình C++, Visual C, FORTRAN, JAVA,…

Ø MATLAB có khả năng xử lí đồ họa mạnh trong không gian hai chiều và ba
chiều.

Ø Các TOOLBOX trong MATLAB rất phong phú, đa năng, là công cụ nghiên
cứu, thiết kế cực kì hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên ngành.

Ø Công cụ mô phỏng trực quan SIMULINK chạy trong môi trường MATLAB
giúp cho bài toán phân tích thiết kế dễ dàng, sinh động hơn.

Ø MATLAB có kiến trúc mở, dễ dàng trong việc xây dựng thêm các module tính
toán kỹ thuật theo tiêu chuẩn công nghiệp và truyền thông.

MATLAB xây dựng sẵn các phép tính xử lí ma trận, các hàm toán học, các phép xử lí
đồ họa với thư viện phong phú. Từ đó cho phép người dùng viết các chương trình (m –
files), xây dựng các hàm chuyên tính toán cho mỗi lĩnh vực (gọi là các TOOLBOXS)
6
như: Điều khiển tự động, Kỹ thuật điện, Điện tử, truyền thông, xử lí ảnh, xử lí tín hiệu
số, tối ưu hóa, mô phỏng các quá trình thực tế …

Trên cơ sở các thư viện có sẵn, người dùng lập nên các chương trình ứng dụng riêng
theo nhu cầu riêng với cấu trúc chương trình dễ hiểu, rõ ràng và tận dụng sức mạnh
các công cụ có sẵn, đặc biệt công cụ xử lý ma trận để viết nên các ứng dụng mà thời
gian, lập trình tiết kiệm rất nhiều. Ngoài ra, MATLAB cho phép viết ngôn ngữ C/C++,
FORTRAN, trong cửa sổ MATLAB và biên dịch chương trình viết bằng MATLAB
sang C/C++, FORTRAN. Từ đó, ta có thể biên dịch sang chương trình ứng dụng
(*.exe) chạy độc lập (stand – alone application).

Đặc biệt, ta có thể viết chương trình C/C++, Fortran, LabView,… gọi MATLAB chạy
ngầm để tính toán, sau đó trả kết quả về chương trình.

Ngoài ra MATLAB có thể chạy trên các máy tính khác nhau, với các hệ điều hành
khác nhau như: MS Windows, X Windows (Unix/Linux) và Macintosh mà vẫn giữ
nguyên các chương trình và dữ liệu, không cần một sự biến đổi nào.

3.2 Các hàm Matlab cơ bản được sử dụng trong bài toán

Lệnh Ý nghĩa
Function Tạo tập tin mới
Syms Khai báo biến
clear Xóa các đề mục trong bộ nhớ
clc Xóa cửa sổ lệnh
xlabel Đặt tên cho trục x
ylabel Đặt tên cho trục y
Grid on Thêm lưới vào đồ thị
Title Đặt tên cho đồ thị hàm số.
fplot Vẽ đồ thị trong không gian 2 chiều
end Kết thúc chương trình
Input Nhập vào giá trị

7
3.3 Sơ đồ khối

Bắt đầu

Nhập v0, a

Phương trình
quỹ đạo

8
Thiết lập nơi vẽ
đồ thị
Đúng

Đồ thị

Kết thúc

3.4. Đoạn code hoàn chỉnh trong Matlab

9
3.5. Đồ thị quỹ đạo của vật

Hình 3.5. Đồ thị quỹ đạo của vật

10
11
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

- Qua đề tài trên, các thành viên trong nhóm đã biết cách xây dựng lưu đồ giải
thuật để giải quyết bài toán vật lí. Sau đó, nhóm sử dụng phần mềm Matlab viết
chương trình có đuôi “.m” để giải bài toán trên bằng các công cụ hữu ích của
Matlab. Nhờ đó, việc phân tích ý nghĩa vật lí của các kết quả thu được từ
chương trình cũng trở nên trực quan và sinh động hơn.
- Với sự phân công chuẩn bị kỹ lưỡng và cố gắng hết mình, nhóm 15 đã hoàn
thành đề tài được giao và Matlab cho ra kết quả như mong muốn.
- Qua phần bài tập lớn này nhóm đã:
o Biết dược thao tác giải toán trên Matlab.
o Nâng cao sự hứng thú đối với môn học.
o Trao dồi kỹ năng học tập và làm việc nhóm.
o Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thắt chặt tình đoàn kết của các thành viên
trong nhóm.

12
CHƯƠNG 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1] A. L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996
[2] Vật lý đại cương A1, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh,2018
[3] Bài tập vật lý đại cương A1, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh,2018
[3] Tài liệu hướng dẫn sử dụng Matlab.
[4] Nguyễn Hoàng Hải – Nguyễn Việt Anh, Lập trình Matlab và ứng dụng, NXB
Khoa học và kỹ thuật,2003

13

You might also like